intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa khung bệ buồng điều khiển, thiết bị công tác (Nghề: Sửa chữa máy thi công xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:313

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa khung bệ buồng điều khiển, thiết bị công tác (Nghề: Sửa chữa máy thi công xây dựng - Cao đẳng) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khung bệ; Bộ phận bàn quay và cơ cấu ổ quay; Buồng điều khiển; Thiết bị công tác máy xúc; Thiết bị công tác máy ủi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa khung bệ buồng điều khiển, thiết bị công tác (Nghề: Sửa chữa máy thi công xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA KHUNG BỆ BUỒNG ĐIỀU KHIỂN, THIẾT BI CÔNG TÁC MÃ MÔ ĐUN: MĐ28 NGHỀ: SỬA CHỮA MÁY THI CÔNG XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ninh Bình, Năm 2021 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình môđun Sửa chữa và bảo dưỡng khung bệ buồng điều khiển,, thiết bị công tác được xây dựng và biên soạn trên cơ sở chương trình đào tạo trình độ cao đẳng của nghề Công nghệ ô tô đã được Hiệu trưởng trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình ký quyết định ban hành. Giáo trình môđun Sửa chữa và bảo dưỡng khung bệ buồng điều khiển, thiết bị công tác được biên soạn theo các nguyên tắc: Tính định hướng thị trường lao động; Tính hệ thống và khoa học; Tính ổn định và linh hoạt. Nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản chung về tác dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, hiện tượng nguyên nhân, phương pháp kiểm tra sữa chữa những hư hỏng thường gặp trong hệ thống. Từ đó hướng tới đào tạo kỹ năng tháo, lắp, đo kiểm để xác định mức độ hao mòn hư hỏng và kỹ năng sửa chữa phục hồi cho hệ thống. Giáo trình môđun Sửa chữa và bảo dưỡng khung bệ buồng điều khiển, thiết bị công tác trình độ cao đẳng đã được Hội đồng thẩm định của Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình nghiệm thu và nhất trí đưa vào sử dụng và được dùng làm giáo trình cho sinh viên trình độ cao đẳng nghề Công nghệ ô tô hoặc làm tài liệu cho công nhân kỹ thuật, các nhà quản lý và người sử dụng nhân lực trong ngành Công nghệ ô tô tham khảo. Trong quá trình biên soạn Giáo trình môđun Sửa chữa và bảo dưỡng khung bệ buồng điều khiển, thiết bị công tác không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc đế tài liệu được hoàn chỉnh hơn! Xin chân thành cảm ơn! Ngày tháng năm 2021 Người biên soạn 2
  3. NỘI DUNG TỔNG QUÁT VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN CỦA MÔ-ĐUN Thời gian (giờ) Tên các Tổng Lý Thực hành, Kiểm STT bài trong số thuyết thí nghiệm, tra mô đun thảo luận, bài tập 1 Khung bệ 12 4 8 0 2 Bộ phận bàn quay và cơ cấu ổ 16 3 12 1 quay 3 Buồng điều khiển 16 3 12 1 4 Thiết bị công tác máy xúc 20 6 14 0 5 Thiết bị công tác máy ủi 16 4 11 1 Cộng 80 20 57 3 3
  4. NỘI DUNG TÀI LIỆU Bài 1: KHUNG BỆ MỤC TIÊU Sau khi học xong bài học này người học có khả năng: - Tháo lắp, kiểm tra được thiết bị công tác của máy xúc đào đảm bảo an toàn. - Kiểm tra, đánh giá được thiết bị công tác và đề ra phương án sửa chữa hợp lý - Thực hiện thành thạo công tác bảo dưỡng các chi tiết của thiết bị công tác. - Thực hiện tốt công tác an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng. NỘI DUNG 1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư 1.1. Lý thuyết liên quan Sửa chữa động cơ máy xây dựng cần sử dụng nhiều loại dụng cụ vàthiếtbị đo.Những dụng cụ nàyđược chế tạo để sử dụng theo từng công việc cụ thể khi tháo động cơ. Dụng cụ đo chỉcó thể làmviệc chính xác và an toàn nếu chúng được sử dụng đúng. 1.1.1. Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng dụng cụ: 1.1.1.1. Tìm hiểu chức năng và cách sử dụng Phải tìm hiểu chức năng và cách sử dụng đúng từng dụng cụ và thiết bị đo. Nếu sử dụng cho mục đích khác với thiết kế, dụng cụ hay thiết bi đo có thể bị hỏng, và chi tiết có thể bị hư hỏng hay chất lượng công việc có thể bị ảnh hưởng 1.1.1.2.Tìm hiểu quy trình sử dụng đúng các thiết bị. Mỗi dụng cụ và thiết bị đều có quy trình thao tác định trước. Cần phải sử dụng đúng dụng cụ cho từng công việc, tác dụng đúng lực và có tư thế làm việc thích hợp. 1.1.1.3.Lựa chọn chính xác. Có nhiều dụng cụ để sử dụng vào các công việc khác nhau. Tuỳ theo kích thước, vị trí và các tiêu chí khác, cần chọn dụng cụ phù hợp với hình dạng, kích thước của chi tiết và vị trí tiến hành công việc. 1.1.1.4. Sắp đặt ngăn nắp Dụng cụ và các thiết bị đo phải được đặt ở những vị trí sao cho có thể dễ tìm, để lấy khi cần, cũng như được đặt đúng vị trí ban đầu của chúng sau khi sử dụng. 4
  5. 1.1.1.5.Quản lý và bảo quản dụng cụ cẩn thận. Dụng cụ phải được làm sạch, bảo quản ngay sau khi sử dụng và bôi dầu bảo quản khi cần thiết. Mọi công việc sửa chữa dụng cụ cần phải thực hiện ngay, sao cho dụng cụ luôn ở trong tình trạng sẵn sàng làm việc. 1.1.2. Dụng cụ cầm tay H× nh 1.1. Bé dông cô cÇm tay dï ng tr ong söa ch÷a « t« Hình 1.1. Bộ dụng cụ cầm tay 1.1.2.1. Cờlê dẹt Dùng để tháo lắp những mối ghép ở mặt bằng phẳng, đầu nối các đường ống. Cờlê dẹt có 2 đầu ở hai đầu có xẻ rãnh (tạo thành miệng cờlê) đường tâm của miệng cờlê tạo với đường tâm của thân cờlê một góc 150. Chiều dài của thân cờlê phụ thuộc vào độ lớn của miệng cờlê. Hai đầu cờlê có ghi số chỉ kích thước của miệng cờlê. Một bộ cờlê có cỡ miệng từ 6 36, có một số cờlê chuyên dùng có cỡ miệng lớn hơn. Hình 1.2. Cờlê dẹt và ứng dụng Vật liệu chế tạo cờlê thường là thép tốt được gia công chính xác sau đó tôi cứng, có loại được mạ Cr hoặc Ni. 5
  6. Khi sử dụng phải đặt cờlê đúng hướng tránh gẫy vỡ miệng cờlê. Chọn cờlê có miệng phù hợp với kích thước của bulông - đai ốc và mô-men siết ốc. Độlớncủalựccóthể tácdụngphụ thuộcvào chiềudàicủadụngcụ.Dụngcụ có thân Hình 1.3. Chọn dụng cụ đúng kích dicĩ thể tạo ramômenlớnhơnvới thước mộtlực nhỏ. Nếusửdụngdụngcụ có tay đòn quádài,cónguycơ xiếtqúalực làmbulôngcó thểbị đứt hoặc cháy ren. Các chú ý khithao tác a.Kích thước và ứng dụng: - Chắcchắn rằngđườngkínhcủadụngcụvừa khítvới đầubulông - đaiốc. - Lắpdụngcụvàobulông - đaiốcmộtcáchchắc chắn. b. Tác dụng lực - Luônxoaydụngcụ theo chiều hướng từ ngòai vào trong (kéo cờlê). - Nếudụngcụkhôngthểkéodokhônggianb ị hạnchế,hayđẩybằnglòngbàn tay. Tuy Hình 1.4. Thao tác không đúng nhiên cần hạn chế thao tác này vì dễ gây tai nạn. - Bu lông - đai ốc,đã được xiếtchặt,có thể được nới lỏng ra dễ dàng bằng cách tác dụng xung lực. Tuynhiên,cần phải dùng búa hayống thép (để nối dài tayđòn) nhằmtăng mômen. - Thân cờlê phải được đặt sao cho đường tâm của nó vuông góc với đường taâm của bulông - đai ốc. 1.1.2.2. Cờlê troòng 6
  7. Hình 1.5. Cờ lê choòng Hình 1.6. Thao tác sử dụng cờlê troòng Dùng để nới hoặc xiết các bulông - đai ốc ở chỗ lõm và ở các mối ghép cần lực siết lớn. Cờlê choòng có cấu tạo cũng tương tự như cờlê dẹt, ở hai đầu cờlê cũng chế tạo miệng nhưng miệng cờlê khép kín thành vòng tròn, phía trong là lỗ có 6 hoặc 12 cạnh. Nhờ miệng cờlê khép kín thành vòng tròn, nên khi sử dụng miệng cờlê ôm sát vào toàn bộ đai ốc - bulông vì thế ta có thể siết với lực lớn. Thân cờlê được uốn thành hình chữ “S” để vặn ở vị trí lõm được dễ dàng. Thân cờlê dài hay ngắn phụ thuộc vào kích thước của miệng cờlê và mô-men xiết, ở hai đầu cờlê cũng ghi số (chỉ kích thước của miệng cờlê). Một bộ cờlê tròng thường có cỡ miệng từ 6 - 32 ngoài ra còn có một số cờlê tròng có cỡ miệng lớn hơn. Vật liệu chế tạo thường là thép tốt 40X 50X sau khi gia công chính xác, cờlê được mạ Cr hoặc Ni. Hiện nay cờlê dẹt và cờlê troòng thường được chế tạo phối hợp. Một đầu là miệng cờlê dẹt và một đầu l cờlê troòng. Trên 2 đầu cờlê có ghi số chỉ kích thước của miệng cờlê (hai miệng có cùng kích thước). Một bộ cờlê thường có cỡ miệng từ 6 32mm. 1.1.2.3. Tuýp ống Dùng để xiết, nới những bulông, đai ốc nằm sâu trong chi tiết. Tuýp ống có cấu tạo là một ống thép hình trụ rỗng. Hai đầu tuýp ở phía trong có gia công lỗ 6 hoặc 12 cạnh. Trên thân tuýp ống Hình 1.7. Tuýp bugi, vòi phun có khoan lỗ để lắp cánh tay đòn khi siết hoặc nới các bulông, đai ốc. 7
  8. Cánh tay đồn là những đoạn thép hình trụ tròn dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào độ lớn của miệng tuýp. Trên 2 đầu tuýp có ghi số chỉ kích thước của miệng tuýp (cũng là kích thước của bulông, đai ốc). Một bộ tuýp có kích thước từ 6 22. Một số tuýp chuyên dùng có kích thước lớn Vật liệu chế tạo tuýp ống là thép tốt, sau khi gia công được tôi cứng. 1.1.2.4. Tuýp khẩu Là những đoạn thép ngắn hình trụ tròn, một đầu có lỗ 6 hoặc 12 cạnh, một đầu có lỗ vuông để lắp với tay đòn hoặc đầu nối (Hình 1.8). Đầu nối gồm có nhiều loại dài ngắn khác nhau dùng để nối giữa khẩu với tay đòn (hình 1.9a). Hình 1.8. Tuýp khẩu - Khớp nối cc đăng dng để nối giữa khẩu v cnh tay địn một cch linh hoạt. Nĩ dng để nới hoặc xiết đai ốc/bulơng ở những vị trí phức tạp (Hình 1.9b) Hình 1.9. Thao tác sử dụng khẩu với các đầu nối và tay đòn Thanh nối: Sửdụngđể tháovà xiết bulông - đaiốcởnhữngvị trí nằmsâu trong chi tiết. - Thanhnối cũngcó thểđượcsử dụngđể nâng caodụngcụ trên mặtphẳngnhằmdễdàng thao tác và đảm bảo an toàn Hình 1.10. Thanh nối dài 8
  9. - Taynối trượt: Loại tayquaynàyđược sử dụng để tháo vàxiết bulông - đai ốc khi cần mômen lớn. Đầunối với khẩucómộtkhớpxoayđược,nó chophépđiềuchỉnhgóccủa taynối khítvới đầukhẩu. Taynối trượtra,chophép thayđổichiềudài của taycầm. Hình 1.11. Tay nối trượt Chú ý: Trướckhisửdụng,hãytrượttaynốichođế nkhí nókhớpvàovị tríkhóa.Nếunókhôngởvị trí khóa,taynối có thể trượtvàohayrakhiđangsử dụng.Điềunàycó thểlàmthayđổi Hình 1.12. Sử dụng tay nối trượt tưthếlàm việcvàdẫnđếnnguyhiểm. Tayquaynhanh Taynối nàycó thể được sử dụng 2 chiều bằng cách trượt vịtríso với đầu khẩu. 1.Hình chữ L:Để cải thiện mơ men 2.Hình chữ T:Để nâng cao tốc độ. Hình 1.13. Tay quay cóc (calíp) Hiện nay tuýp khẩu được dùng rất phổ biến và dùng cho các mối ghép đòi hỏi lực xiết lớn. Trên mỗi khẩu đều có ghi số chỉ kích thước của khẩu. Một hộp khẩu có kích thước từ 4 36 và được đựng riêng trong một hộp. 1.1.2.5. Mỏ lết Mỏ lết có 2 đầu 1 đầu chế tạo lỗ để treo lên giá, đầu còn lại chế tạo miệng mỏ- lết, miệng mỏ lết được hình thành bởi 2 mỏ, một mỏ động và một mỏ tĩnh, mỏ tĩnh được chế tạo liền với thân. Mỏ động có thể tiến lại gần mỏ tĩnh hoặc ra xa mỏ tĩnh tạo thành cỡ miệng mỏ lết từ 0 36mm. Mỏ động dịch chuyển được nhờ cơ cấu trục vít-thanh răng bố trí trên thân mỏ lết. Thân mỏ lết dài ngắn phụ 9
  10. thuộc vào độ mở lớn nhất của miệng mỏ lết, trên thân có ghi số chỉ kích thước miệng mỏ-lết có thể mở lớn nhất và chiều dài của thân mỏ-lết. Mỏ lết dùng để tháo các đai ốc - bulông thay cờlê dẹt, đặc biệt dùng để tháo lắp những đai ốc không đúng kích thước tiêu chuẩn. Tuy nhiên hạn chế dùng mỏ lết. Hình 1.14. Mỏ-lết 1.1.2.6. Tuốc nơ vít Tuốc nơ vít được chế tạo bằng thép, 1 đầu có lắp cán gỗ hoặc cán nhựa đầu kia đánh dẹt hoặc tạo thành 4 cạnh tạo thành hai loại loại miệng dẹt và miệng chữ thập. Tuốc nơ vít dùng cho các mối ghép bằng vít mà tán có xẻ rãnh. Tuốc nơ vít có nhiều loại với các kích thước khác nhau phụ thuộc vào chiều dài từ miệng đến cán. Hình 1.15. Các loạituốc nơ vít Ví dụ: Tơvít 100, 150, 200, 300... * Một số tuốc nơ vít đặc biệt - Tuốc nơ vít xuyên: Có thể sử dụng để tác dụng xung lực vào vít cố định. - Tuốc nơ vít ngắn: Có thể sử dụng để tháo và thay thế vít ở những vị trí chật 10
  11. hẹp. - Tuốc nơ vít thân vuông: Có thể sử dụng ở những nới cần mômen lớn. - Tuốc nơ vít nhỏ: Có thể sử dụng để tháo và thay thế những chi tiết nhỏ. 1.1.2.7. Cờl búa (búa êtô) Hình dạng giống như búa bằng thép, quả búa được chia ra làm 2 phần bằng nhau. Một phần cố định được ghép với cán búa, một phần di động (mỏ động) được nối với trục vít me. Ta có thể điều chỉnh để kẹp chặt các vật nhất là sử dụng để vặn các đai ốc có kích thước lớn. Ngoài ra cờlê búa còn được sử dụng như búa nguội. 1.1.2.8. Các loại kìm a. Kìm thông dụng: dùng để cặp các vật mỏng hay tròn và vặn xoắn các dây thép. b. Kìmcắt (kìmbấm) Dùng để cắtdâythép nhỏ: Dođầucủalưỡi cắttròn,nócó thểđược dùngđểcắtdâythépnhỏ,haychỉ chọndây cầncắttrongbódâyđiện. Chú ý: Khôngthểsửdụngđểcắtdâythépdầyhay cứng.Nhưvậycó thểlàmhỏnglưỡi cắt Hình 1.16. Kìm cắt c. Kìm mỏ quạ: dùng để cặp giữ các vật tròn và vặn đai ốc trong các mối lắp ghép. d. Kìm mũinhọn: Dùng để thao tác ở những nơi hẹp hayđể kẹp những chi tiếtnhỏ. - Mũikìmnhỏvàdài,phùhợpkhilàmviệcở nhữngnơi hẹp. - Có mộtlưỡi cắtởphía trong,nócó thểcắt dâythépnhỏhaybócvỏcách Hình 1.17. Kìm mũi nhọn điệncủadây điện. Chú ý: Khôngtácdụnglựcqúalớnlên mũi kìm, chúngcó thểbị 11
  12. conghở,làmchonókhôngsửdụngđượcchonhữngcôngviệcchính xác. e. Kìmtrượt * Đặc điểm: - Thayđổi vị trícủalỗở tâm quaychophép điềuchỉnhđộ mởcủa mũi kìm. - Mũi kìmcó thểsửdụngđểkẹphaygiữvà kéo. - Có thểcắtdâythépnhỏởphần lưỡi cắt Hình 1.18. Kìm có tấm trượt bên trong. Chú ý: Nhữngvậtdễhỏngphải đượcbọcvải bảovệ haynhữngvậttươngtựtrướckhigiữbằng kìm. f. Kìm tháo xupáp là loại kìm chuyên dùng để tháo lắp xupáp. g. Kìm tháo xéc măng là loại kìm chuyên dùng để tháo, lắp xéc măng. 1.1.2.9. Các loại búa Dùng để tháo và thay thế các chi tiết bằng cách đóng và để thử độ xiết chặt của bulông bằng âm thanh. Có những loại búa sau để sử dụng tuỳ theo ứng dụng hay vật liệu: a. Búa nguội : từ 0,2 0,4 kg. b. Búa gỗ, búa cao su: Có đầu bằng nhựa hoặc gỗ, được sử dụng ở những nơi cần tránh hư hỏng cho vật được đóng. Ví dụ: dùng để gõ nắn tấm kim loại mỏng hoặc đóng các chốt piston. c. Búa quán tính dùng để tháo kim phun khi bị kẹt. Hình 1.19. Các loại búa d. Búa đầu tròn: Dùng để gõ, uốn các vật mỏng e. Búa kiểm tra: Một búa nhỏ có tay cầm dài và mỏng, được sử dụng để kiểm tra độ xiết chặt của bulông - đai ốc bằng âm thanh và rung động phát ra khi gã vào chúng. 12
  13. 1.1.2.10. Các loại dũa:Dùng để sửa nguội các chi tiết hoặc gia công các chi tiết có lượng kim loại cần cắt gọt nhỏ. Có các loại dũa sau: Hình 1.20. Các loại dũa * Căn cứ theo hình dạng dũa: - Dũa dẹt. - Dũa tam giác. - Dũa lòng mo - Dũa tròn - Dũa vuông. * Căn cứ theo kích thước răng của dũa chia ra: dũa thô và dũa mịn 1.1.2.11. Đục sắt - Đục nhọn dùng để đục rãnh. - Đục bằng để đục mặt phẳng, cạo muội than hoặc cặn bẩn bám vào chi tiết. Hình 1.21. Đục sắt 1.1.2.12. Đột - Đột lỗ: dùng để gia công lỗ trên các chi tiết mỏng như gioăng đệm. Một bộ đột gồm nhiều chi tiết có kích thước đường kính lỗ khác nhau - Đột tháo chốt: Dùng để tháo các chốt có đường kính nhỏ 13
  14. - Đột lấy tâm (Chấm dấu): dùng để đánh dấu chi tiết hoặc xác định tâm của lỗ khoan. Đầu của đục được tôi cứng. Khi lấy dấu không được gõ mạnh vào chấm dấu Hình 1.22. Chấm dấu Hình 1.23. Đột tháo chốt 1.1.2.13. Cưa sắt: Dùng để cắt các chi tiết, các loại sắt thép phục vụ qúa trình sửa chữa. Cưa sắt có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau tùy theo tính năng và yêu cầu của công việc sửa chữa. Hình 1.24. Các loại cưa sắt 1.1.2.14. Cờlê hơi (Súng hơi) Cờlê hơi sử dụng khí nén có áp suất cao tạo ra mômen để tháo vàthaythế bulông - đai ốc. Cờlê hơi được sử dụng nhiều trong công việc lắp ráp nhằm tăng năng suất lao động, giảm thao tác cho công nhân. * Những chú ý khisử dụng: 14
  15. -Luônsửdụngđúng ápsuấtkhí nén theo quy định của từng loại cờlê hơi. -Kiểmtra cờlêhơi địnhkỳvàbôidầuđểbôi trơnvàchốngrỉ. - Chỉ dùng cờlê hơi để nới ốc. Nếudùng cờlê hơi để tháohoàn toànđaiốc rakhỏi ren,đaiốcquaynhanhcó thểvăngra ngoài gây tai nạn. Hình 1.25. Cờlê hơi -Luônlắpđaiốcvào renbằng tay trước.Nếu cờlêhơi đượcsửdụngngaytừkhi bắtđầu, rencó thểbị hỏng. Khôngxiết qúachặt (dùng áp suất khí nén qúa cao). -Khikếtthúc công việc phảidùngcờlêlựcđểkiểmtra. 1.1.3. Dụng cụ đo kiểm Các thiết bị, dụng cụ đo được sử dụng để chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của máy xây dựng bằng cách kiểm tra kích thước của chi tiết và trạng thái điều chỉnh có phù hợp với tiêu chuẩn hay không, và xem các chi tiết của xe hay động cơ có hoạt động đúng hay không 1.1.3.1. Thước cặp: + Công dụng: - Thước cặp dùng để đo chiều dài, đo đường kính trục, đường kính lỗ, độ sâu của lỗ. - Thước cặp có nhiều loại chia ra theo mức độ chính xác như thước 1/10; 1/20; 1/50; tỷ số càng nhỏ thì độ chính Hình 1.26. Các phép đo bằng thước xác càng cao. cặp - Thước cặp còn được phân loại theo kết cấu và phương pháp hiển thị thông số đo: thước cặp cơ khí, thước cặp điện tử + Cách sử dụng: - Đónghoàn toànđầuđo trướckhiđo,vàkiểm tra rằngcóđủkhehởgiữađầuđo cóthể nhìn thấyánhsáng. - Khiđo,dichuyểnđầuđonhẹnhàngsaocho chitiếtđược 15
  16. kẹpchínhxácgiữacácđầukẹp. - Khichi tiếtđãđược kẹpchínhxácgiữacác đầukẹp,cốđịnh thướctrượtbằngvíthãmđể dễđọc giátrị đo. + Đọcgiá trịđo - Giá trị đến1,0 mm: Đọc trên thangđochính,vị tríbên tráicủa điểm0 trên thướctrượt (du xích).Vídụ:45 (mm) -Giá trị nhỏhơn1,0 mmđến0,05 mm: Đọctại điểmmàvạchcủa thướctrượtvà vạchcủa thangđochính trùngnhau. Hình 1.27. Đọc giá trị đo trên thước cặp Vídụ:0,25 (mm) - Tính toángiá trị đo: + Vídụ:45 + 0,25 = 45,25 (mm) 1.1.3.2. Pan me: + Công dụng: Panme dùng để đo đường kính ngoài/chiều dàychi tiếtbằng cách tính toán chuyển động quaytương ứng của đầu di động theo hướng trục. + Cấu tạo: Hình 1.28. Cấu tạo của panme cơ khí 16
  17. (1) Đầu cố định ; (2) Đầu di động ; (3) Khoá hãm (4) Ren; (5) Vòng xoay; (6) Cóc hãm + Phạmvi đo: Một bộ có nhiều panme với các kích thước đo khác nhau: 0~25mm; 25~50mm; 50~75mm; 75~100mm Độ chính xác phép đo: 0.01mm đối với panme cơ khí 0,001 mm đối với panme điện tử + Cách đo: Hình 1.29. Kiểm tra và điều chỉnh panme 1. Dưỡng kiểm tra 2. Giá đỡ 3. Cóc hãm 4. Đầu di động 5. Kẹp hãm 6. Thân 7. ống xoay 8. Chìa điều chỉnh (1) Chỉnh panme về vị trí chuẩn (điểm0) - Trước khi sử dụng panme, cầnkiểmtra và điều chỉnh vạnh 0 trùng khít với nhau (hình A). - Kiểm tra Trong trường hợp panme 50~75mmnhư trong hình vẽ,đặtmộtdưỡng tiêu chuẩn 50mmvào giữa đầu đo, và cho phép hãmcóc quay2 đến 3 vòng.Sau đó,kiểmtra rằng đường chuẩn trên thân và vạch “0” trên vòng xoaytrùng nhau. - Điều chỉnh - Nếusaisốnhỏhơn0.02mm Đẩykẹmhãmđểgiữchặtđầudiđộng.Sau đódùngchìađiềuchỉnhnhưtronghìnhvẽ B đểdichuyểnvàđiềuchỉnhphần thân. - Nếu sai số lớn hơn 0,02 mm: 17
  18. Đẩykẹphãmđểgiữchặtđầudiđộng. Dùng chìa điều chỉnh để nới lỏng cóc hãm như hình C. Sau đó gióng thẳng vạch 0 trên ống quay với vạch chuẩn trên thân. Khoá chặt cóc hãm lại. + Thao tác đo: - Mở rộng miệng panme cho lớn hơn kích thước cần đo - Đưa panme vào vị trí cần đo, tuỳ theo đặc điểm của chi tiết đo mà điều chỉnh panme đúng vị trí. - Vặn ống xoay vào đến khi đầu đo di động gần chạm vào chi tiết đo, vặn cóc hãm cho đầu đo di động chạm vào chi tiết đến khi cóc trượt đồng thời điều chỉnh vị trí panme cho đúng. - Xoay chốt hãm để khoá chặt đầu đo di động - Lấy panme ra và đọc giá trị đo. + Đọc giá trị đo - Giá trị đo đến 0,5 mm: Đọc giá trị lớn nhất, mà có thể nhìn thấy được trên thang đo của thân panme. Ví dụ: (A) 55,5 (mm) Hình 1.30. Đọc giá trị đo trên panme - Đọc giá trị đo từ 0.01 mm đến 0,5 mm: Đọc tại điểm, mà thang đo trên ống xoay và đường chuẩn trên thân panme trùng nhau. Ví dụ: (B) 0,45 (mm) - Cách tính giá trị đo Ví dụ: như hình vẽ ta đọc được giá trị đo là: 55,5 + 0,45 = 55,95 (mm) 1.1.3.3. Đồng hồ so + Công dụng: 18
  19. Dùng để đo độ lệnh hay cong của trục, và sự biến đổi bề mặt của mặt bích v.v. nhờ chuyển động lên xuống của đầu đo được chuyển thành chuyển động quay của kim chỉ ngắn và dài. Hình 1.31. Đồng hồ so và các loại đầu đo + Các loại đầu đo - Loại dài (A): Dùng để đo những chi tiết ở những nơi chật hẹp. - Loại con lăn (B): Dùng để đo những bề mặt lồi/lõm v.v. - Loại bập bênh (C): Dùng để đo những chi tiết mà dao động không thể chạm trực tiếp vào (độ lệch theo hướng thẳng đứng của mặt bích lắp) - Loại phẳng (D): Dùng để đo vấu lồi Độ chính xác của phép đo: 0.01mm - Kim dài (1): (0.01mm / một vạch) - Kim ngắn (2): (1mm / một vạch) - Vành ngoài (Quay để đặt đồng hồ về điểm 0) + Cách đo: Chú ý: - Luôn định vị đồng hồ trên giá đỡ khi đo. Điều chỉnh vị trí của đồng hồ so và vật đo, và đặt đầu đo sao cho nó nằm ở điểm giữa của phạm vi chuyển động. - Quay vật đo và đọc độ lệch của kim chỉ 19
  20. Hình 1.32. Định vị đồng hồ trên giá khi đo + Đọc giá trị đo: - Đọc giá trị do kim ngắn chỉ (giá trị 1,0 mm) - Đọc giá trị do kim dài chỉ (giá trị < 1,0 mm) - Tính giá trị đo: giá trị đo bằng tổnggiá trị do kim ngắn và kim dài chỉ trên đồng hồ. Ví dụ: Như trên hình vẽ ta thấy: kim ngắn chỉ vạch 0; kim dài chuyển động đi 7 vạch chỉ độ lệch là 0,07 mm. Hình 1.33. Thao tác chỉnh đồng hồ * Dưỡng so: + Công dụng: Dùng để đo đường kính của bên trong (đường kính lỗ). Độ chính xác của đồng hồ là 0,01 mm. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2