intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa phun dầu điện tử (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2017)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

33
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa phun dầu điện tử được biên soạn gồm các nội dung chính sau: trình bày được yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại bơm cao áp điều khiển bằng điện tử; Nêu được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bơm cao áp tập trung PE, VE điều khiển bằng điện tử; Vẽ được sơ đồ cấu tạo và nêu được nguyên tắc hoạt động của các cảm biến, bộ điều khiển ECU và hệ thống sấy nóng nhiên liệu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa phun dầu điện tử (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2017)

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀ NAM GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA PHUN DẦU ĐIỆN TỬ NGÀNH: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-… ngày…….tháng….năm ......... …………........... của………………………………. HÀ NAM, năm 2017
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Dựa theo giáo trình này, có thể sử dụng để giảng dạy cho các trình độ hoặc nghề ngành/ nghề khác của nhà trường. cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun bắt buộc và một số môn học, mô đun tự chọn mà trong chương trình đào tạo trình độ Trung cấp chưa giảng dạy; LỜI GIỚI THIỆU Trong xu thế hội nhập hiện nay, nền công nghiệp Việt Nam đang đứng những cơ hội đầy tiềm năng và ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cũng không ngoại lệ. Ở nước ta số lượng ô tô hiện đại đang được lưu hành ngày một tăng. Các loại ô tô này đều được cải tiến theo hướng tăng công suất, tốc độ, giảm suất tiêu hao nhiên liệu, điện tử hoá quá trình điều khiển và hạn chế mức thấp nhất thành phần ô nhiễm trong khí xả động cơ. Với sự phát triển mạnh mẽ của tin học trong vai trò dẫn đường, quá trình tự động hóa đã đi sâu vào các ngành sản xuất và các sản phẩm của chúng, một trong số đó là ô tô. Nhờ sự giúp đỡ của máy tính để cải thiện quá trình làm việc nhằm đạt hiệu quả cao và chống ô nhiểm môi trường, tối ưu hoá quá trình điều khiển dẫn đến kết cấu của động cơ và ô tô thay đổi rất phức tạp, làm cho người sử dụng và cán bộ công nhân kỹ thuật ngành ô tô ở nước ta còn nhiều lúng túng và sai sót nên cần có những nghiên cứu cụ thể về hệ thống điện tử trên động cơ ô tô. Vì vậy là một GIẢNG VIÊN của nghành công nghệ ô tô, tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu các hệ thống cung cấp nhiên liệu của động cơ Diezel điện tử" làm giáo trình của mình giảng dạy cho các em sinh viên cao đẳng năm thứ 3. Tôi rất mong với giáo trình này em sẽ củng cố tốt hơn kiến thức của mình để khi ra trường em có thể đóng góp vào ngành công nghiệp ô tô của nước ta, để góp phần vào sự phát triển chung của ngành.
  3. Tham gia biên soạn 1. KS. Ninh Văn Hào Chủ biên 2. KS. Nguyễn Quang Hiển Đồng chủ biên 3. ThS. Nguyễn Đình Hoàng Thành viên 4. ThS. Nguyễn Thanh Tùng Thành viên 5. ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng Thành viên 6. KS. Phan Hưng Long Thành viên 7. KS. Trần Văn Thịnh Thành viên 8. KS. Bùi Đình Hiệp Thành viên Hà nam, ngày…..tháng…... năm 2017 MỤC LỤC TRANG 1. Lời giới thiệu …… 2. ………. …… 3. ……… …… ………… …… n……….. ……
  4. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên môn học/mô đun:Bảo dưỡng và sửa chữa phun dầu điện tử Mã môn học/mô đun: MĐ33 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Mô đun được thực hiện sau khi học xong các môn học, mô đun sau: Chính trị; Pháp luật; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng; Tin học; Ngoại ngữ; Điện kỹ thuật; Điện tử cơ bản; Cơ kỹ thuật; Vật liệu cơ khí; Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật; Vẽ kỹ thuật; An toàn lao động; Công nghệ khí nén thuỷ lực ứng dụng; Nhiệt kỹ thuật; Vẽ AutoCAD; Tổ chức quản lý sản xuất; Thực hành nguội cơ bản; Thực hành hàn cơ bản; Kỹ thuật chung về ô tô; Sửa chữa - bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu- thanh truyền; Sửa chữa - bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí; Sửa chữa - BD hệ thống bôi trơn và làm mát; Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng; Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ điêden; Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống khởi động và đánh lửa; Sửa chữa - bảo dưỡng trang bị điện ô tô; Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống truyền động; Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống di chuyển; Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống lái; Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống phanh. Mô đun này được bố trí giảng dạy ở học kỳ VI của khóa học và có thể bố trí dạy song song với các môn học, mô đun sau: Chẩn đoán ô tô; Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống phun xăng điện tử; Công nghệ phục hồi chi tiết trong sửa chữa ô tô; ...; một số môn học, mô đun tự chọn. - Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Mục tiêu của môn học/mô đun: - Kiến thức + Trình bày được yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại bơm cao áp điều khiển bằng điện tử.
  5. + Nêu được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bơm cao áp tập trung PE, VE điều khiển bằng điện tử. + Vẽ được sơ đồ cấu tạo và nêu được nguyên tắc hoạt động của các cảm biến, bộ điều khiển ECU và hệ thống sấy nóng nhiên liệu. + Mô tả được hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, chẩn đoán và bảo dưỡng, sửa chữa hư hỏng bơm cao áp điều khiển bằng điện tử. - Kỹ năng: + Bảo dưỡng được hệ thống sấy nóng nhiên liệu và ECU điều khiển bằng điện tử . + Sử dụng được các thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn trong sửa chữa, bảo dưỡng bơm cao áp điều khiển bằng điện tử. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm để hoàn thành công việc kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa những hư hỏng trên động cơ sử dụng hệ thống phun dầu điều khiển điện tử đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. + Tiếp nhận và sử lý các vấn đề chuyên môn trong phạm vi của nghề, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm. Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp + Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm. Nội dung của môn học/mô đun: BÀI 1: Bơm cao áp tập trung PE điều khiển bằng điện tử: Thời gian: 11 h (LT: 6; TH: 5 h) A. Mục tiêu của bài: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ bơm cao áp tập trung PE điều khiển bằng điện tử. - Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bơm cao áp tập trung PE điều khiển bằng điện tử.
  6. - Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của bơm cao áp tập trung PE điều khiển bằng điện tử đúng yêu cầu kỹ thuật. B. Nội dung chính: 1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu của bơm cao áp tập trung PE điều khiển bằng điện tử. 1.1.1. Nhiệm vụ - Dự trữ nhiên liệu: Đảm bảo cho động cơ có thể làm việc liên tục trong một thời gian nhất định mà không cần cấp thêm nhiên liệu vào, lọc sạch nước, tạp chất cơ học lẫn trong nhiên liệu, giúp nhiên liệu luân chuyển dễ dàng trong hệ thống. - Cung cấp nhiên liệu cho động cơ : Đảm bảo tốt các yêu cầu sau. + Lượng nhiên liệu cấp cho mỗi chu trình phải phù hợp với chế độ làm việc của động cơ. + Phun nhiên liệu vào đúng xy lanh thời điểm, đúng quy luật. + Đối với động cơ nhiều xylanh thì lượng nhiên liêu phun vào các xylanh phải đồng đều trong một chu trình công tác. - Các tia nhiên liệu phun vào xylanh động cơ phải đảm bảo kết hợp tốt giữa số lượng, phương hướng, hình dạng, kích thước của các tia phun với hình dạng buồng cháy, cường độ và phương hướng chuyển động của mỗi chất trong buồng cháy để hoà khí được hình thành nhanh và đều. 1.1.2. Yêu cầu. Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ Diesel phải thoả mãn các yêu cầu sau: - Hoạt động ổn định, có độ tin cậy và tuổi thọ cao. - Dễ dàng và thuận tiện trong sử dụng, bảo dưỡng và sữa chữa. - Dễ chế tạo, giá thành hạ. 1.2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của bơm cao áp tập trung PE điều khiển bằng điện tử. 1.2.1. Sơ đồ cấu tạo.
  7. 7 8 5 6 1 4 3 2 Hình 1: Sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu sử dụng bơm PE điều khiển điện tử. 1: Thùng chứa nhiên liệu. 2 : Cốc lọc; 3 : Bơm tay.4 : Bơm cao áp PE. 5 : Bầu lọc tinh . 6 : Ống dầu cao áp. 7: Vòi phun. 8: Buồng cháy. Về cơ bản các chi tiết của bơm PE điện tử có cấu tạo và hoạt động giống như bơm PE thông thường, chỉ khác ở chỗ là: - Đối với bơm PE thông thường cơ cấu điều chỉnh lượng phun nhiên liệu là : Bộ điều tốc - Còn với bơm PE điện tử, để điều chỉnh lượng phun nhiên liệu thì ECU sẽ tiếp nhận các tín hiệu từ các cảm biến sau đó sẽ gửi tín hiệu điều khiển cho cơ cấu điều ga điện từ để thay đổi vị trí thanh răng ( hay tốc độ động cơ). 1.2.2 Cấu tạo của cơ cấu điều ga điện từ
  8. Hình2 : Cơ cấu điều ga của bơm PE điện tử 1. Trục cam 4. ECU 2. Cơ cấu điều ga điện từ 5. Cảm biến tốc độ 3. Lò xo hồi vị Cấu tạo của cơ cấu điều ga gồm 1 cuộn dây được ECU điều khiển cấp điện từ theo mức độ bàn đạp chân ga ( hoặc theo tín hiệu của cảm biến chân ga) 1.2.3. Nguyên tắc hoạt động: Khi muốn thay đổi công suất và tốc độ của động cơ thì người lái xe tác động lên bàn đạp ga và thông qua cảm biến chân ga gửi tín hiệu ( hay ý nguyện của người lái ) gửi về ECU và ECU nhận thêm một số tín hiệu khác như: Ne, THW, VG… Để xuất ra những chuỗi xung có tỷ lệ thường trực thay đổi cấp cho cuộn điều khiển của cơ cấu điều ga tạo nên từ trường lớn hay nhỏ tác động vào thanh răng làm cho thang răng tiến về chiều giảm hay tăng kéo theo tốc độ động cơ thay đổi. 2.3. Quy trình tháo lắp bơm cao áp tập trung PE ra khỏi động cơ. 2.4. Tháo, làm sạch, kiểm tra và nhận dạng bên ngoài bơm cao áp PE điều khiển bằng điện tử 2.5. Lắp bơm cao áp PE lên động cơ.
  9. Bài 2: Sửa chữa và bảo dưỡng bơm cao áp tập trung PE điều khiển bằng điện tử: Thời gian: 23 giờ (LT: 6giờ; TH: 16 giờ KT 1giờ) 1.Mục tiêu của bài - Giải thích được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng bơm cao áp tập trung PE điều khiển bằng điện tử. - Phát biểu đúng phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng và sửa chữa, bảo dưỡng bơm cao áp tập trung PE điều khiển bằng điện tử . - Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng bơm cao áp tập trung PE điều khiển bằng điện tử đúng yêu cầu kỹ thuật. 2. Nội dung của bài: 2.1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra. 2.1.1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng. 2.1.1.1 Hiện tượng khởi động động cơ khó nổ hoặc không nổ được * Nguyên nhân: - Không có nhiên liệu hoặc bầu lọc,đường ống bị tắc - Vòi phun nhiên liệu bị hỏng - Bơm áp lực thấp,bơm cao áp bị hỏng - Đặt góc phun nhiên liệu không đúng - Bộ điều tốc điện tử bị hỏng 2.1.1.2. Phương pháp kiểm tra. a. Bước 1: Kiểm tra thùng chứa nhiên liệu - Kiểm tra mức nhiên liệu trong thùng chứa nếu thiếu phải đổ thêm . - Các đường dẫn , mối ghép, đầu tuy ô - Kiểm tra xem thùng chứa có bị dò rỉ nhiên lịêu không. Nếu có ta phải khắc phục bằng cách :Xả hết nhiên liệu trong thùng chứa,rửa sạch sẽ rồi lau khô, hàn gắn chỗ dò rỉ b. Bước 2: Kiểm tra sự dạn nứt của đường ống - Trực giác quan sát đường ống dẫn nhiên liệu thấp áp và các chỗ nối nếu thṍy nhiên liệu chảy ra thì đường ống dẫn đó bị nứt và các mối ghép ren bị hở .
  10. - Quan sát xem các đường ống có bị móp,bẹp hay không - Quan sát ta thấy bầu lọc có bị nứt vỡ không c. Bước 3 : Kiểm tra bơm chuyển nhiên liêụ - Kiểm tra bơm có bị nứt,vỡ không . - Kiểm tra hiện tượng dò rỉ của bơm . - Kiểm tra các van xem có đóng kín không ( Bằng cách sử dụng bơm tay để kiểm tra ) - Kiểm tra áp suất của bơm.Thông thường áp suất của bơm từ 1 đến 6 2 KG/cm . - Kiểm tra khả năng lọt khí Nếu áp suất cao quá hoặc thấp quá thì ta tiến hành tháo để kiểm tra các chi tiết bên trong d. Bước 4 : Kiểm tra bầu lọc nhiên liệu - Kiểm tra độ kín của bầu lọc khi chưa tháo rời các chi tiết - Kiểm tra xem bầu lọc có bị nứt vỡ,do rỉ nhiên liệu không - Kiểm tra các đai ốc liên kết giữa đường ống với bầu lọc xem có lỏng hoặc trờn ren không - Kiểm tra chất lượng lọc của bầu lọc thông qua nút xả dầu.Nếu thấy có nhiều cặn bẩn thì phải tháo ra rửa lại bầu lọc - Kiểm tra lưu lượng qua bầu lọc e. Bước 5.: Kiểm tra bơm cao áp - Kiểm tra các đai ốc liên kết giữa bơm cao áp với các đường ống cao áp - Kiểm tra áp suất bơm cao áp ( thông thường áp suất từ 80 đến 600 KG/cm ).Đặc biệt có một số loại từ 1.500 đến 2.500 KG/cm2 2 - Kiểm tra lượng cung cấp nhiên liệu bằng cách:Cho động cơ làm việc rồi quan sát khí xả.Nếu khí xả có màu đen thì chứng tỏ lượng nhiên liệu cung cấp là thừa - Kiểm tra hiện tượng lọt khí:Ta cũng kiểm tra hiện tượng này bằng cách quan sát khí xả,cho động cơ làm việc rồi quan sát:Nếu khí xả có màu trắng thì chứng tỏ bơm cao áp bị lọt khí (vì khả năng các đường ống, bơm nhiên liệu,bầu lọc bị lọt khí là không xảy ra vì ta đã kiểm tra ở trên hoặc hệ thống nhiên liệu có lẫn nước
  11. - Kiểm tra sự làm việc của bộ điều tốc: Bằng cách thay đổi các chế độ làm việc của động cơ f. Bước5: Kiểm tra vòi phun Ta tháo vòi phun ra khỏi động cơ rồi gá lắp vòi phun lên thiết bị kiểm tra ( hình vẽ 5.1.2) Ta cần kiểm tra : * áp suất của vòi phun áp suất của một số động cơ TOYOTA Hình 5.1.2 : Gá lắp vòi phun lên thiết bị - Động cơ B & 3B Vòi phun khi mới 115 đến 125KG/cm2 Đã xử dụng 105đến 125KG/cm2 - Động cơ 11B & 14B Khi mới 200 đến 210KG/cm2 Đã xử dụng 180 đến 210KG/cm2 * Kiểm tra hiện tượng phun rớt Tác động vào cần bơm cho vòi phun phun nhiên liệu, sau khi hun,vòi phun ngắt ta quan sát đầu vòi phun . Nếu thấy những giọt nhiên liệu nhỏ giọt thì đó là hiện Đúng Sai tượng phun rớt do mặt côn của đót kim và kim phun bị mòn , hở , Vòi phun tụ́t là vòi phun Hình 5.1.3: Kiểm tra hiện tượng không có hiện tượng nhỏ giọt xuống hoặc phun rớt trong một phút nhỏ giọt xuống không quá 1giọt ( hình vẽ 5.1.3) * Kiểm tra hình dạng tia phun Khoá van đồng hồ lên áp suất,tác động vào cần bơm cho vòi phun hoạt động .Quan sát chùm tia phun , từ lỗ phun chùm tia phun phải đảm bảo tơi sương,phải đối xứng với đường tim của lỗ tia phun đối với vòi phun một lỗ thì tia phun phải có hình dạng nón , đối xứng (Hình 5.1.4) và (hình 5.1.5) Xấu Xấu Xấu Tụt Tắc
  12. Hình 5.1.4 Kiểm tra chất lượng chùm tia phun Hình mô tả hình dạnh chùm tia phun, khi kiểm tra chất lượng tia phun của vòi phun trên dụng cụ thử, kim phun loại 1 lỗ,dùng trong động cơ có buồng cháy ngăn cách. Khi vòi phun bị mòn lỗ phun sẽ làm chùm tia phân tán rộng hoặc lệch về một phía * Kiểm tra góc chùm tia phun Hình 5.1.5 : Sơ đồ kiểm tra góc Hình 5.1.6: Chùm nhiên liệu hình nón chùm tia phun Góc chùm tia phun được kiểm tra bằng cách đặt cách đầu vòi phun từ 200 đến 220mm một tờ giấy thấm để hứng chùm tia phun . Đo đường kính viết chùm tia D (hình 45.6) và khoảng cách L từ tờ giấy đến đầu vòi phun. Ta tính được góc đỉnh chùm tia ( thông qua tính tg/2= D/2L) .Với động cơ IFAW50 cần phải dùng một thước đo cạnh vòi phun kiểm tra mới xác định được góc phun nghiêng của các chùm tia so với trục của vòi phun * Kiểm tra và sửa chữa bơm tiếp vận . Kiểm tra - Tháo rời và rửa sạch các chi tiết để kiểm tra. - Quan sát các chi tiết: Piston, xi lanh, kiểm tra vết xước, mòn. Kiểm tra các van, lò xo, sự rò rỉ nhiên liệu…
  13. - Sử dụng đồng hồ xo để xác định độ mòn của các chi tiết như Piston và xi lanh, thanh đẩy piston và lỗ trong thân bơm, trục con đội và con lăn. - Kiểm tra bu lông, đệm, lưới lọc, bơm tay… - Kiểm tra độ kín của van nạp, van xả ta làm như sau: - Bịt đầu ra của bơm chuyển nhiên liệu, Cho bơm tay hoạt động, nếu van nạp nhiên liệu bị mòn thì bơm tay vẫn hoạt động bình thường. Nếu van xả bị mòn thì nhiên liệu bị rỉ khi bơm tay ngừng hoạt động. - Sửa chữa - Các van mòn và hư hỏng để rò rỉ nhiên liệu thì dùng bột mịn rà lại (với van phi kim loại thì mài lại). Mòn hỏng nhiều thì thay van mới. - Chiều dài lò xo van nạp và van xả phải bằng nhau, nếu lò xo nào thấp hơn thì phải lắp thêm vòng đệm nếu thấp quá thì phải thay mới. Lực ép lò xo phải đúng quy định nếu nhỏ hơn phải thay lò xo mới (lực ép lò xo quy định từ 0,3 - 0,6 kg/cm2). - Piston mòn thì thay piston mới - Xi lanh mòn xước thì doa lại. Khe hở lắp ghép giữa piston và xi lanh là 0,015  0,035mm. Khe hở lắp ghép lớn hơn 0,1mm thì thay mới cả cặp. - Thanh đẩy piston và lỗ trong thân bơm có khe hở lắp ghép là 0,01mm. Trục con đội và con lăn mòn thì mạ crôm rồi gia công lại đảm bảo khe hở lắp ghép là 0,015  0,045mm. - Bơm tay mòn hỏng thì thay bơm mới. - Kiểm tra và đặt lại bơm cao áp . Kiểm tra thời điểm bơm - Xác định dấu phun dầu sớm trên puly và trên thân động cơ - Tháo dây cao áp nối tới vòi phun máy số 1 - Dùng bơm tay xả hết không khí trong hệ thống nhiên liệu - Keó thanh răng về vị trí cung cấp nhiên liệu - Dùng tay quay để quay trục cơ và quan sát mức dầu nhú lên ở đầu cao áp máy số 1. Khi nào dầu bắt đầu nhú lên thì dừng quay. - Quan sát dấu phun sớm trên puly và dấu trên thân động cơ. - Nếu hai dấu này trùng với nhau thì thời điểm cung cấp nhiên liệu đúng.
  14. - Nếu hai dấu này không trùng với nhau nghĩa là thời điểm cung cấp sai cần phải chỉnh lại (nếu sai lệch ít) . Nếu sai nhiều thì phải tháo ra và đặt lại bơm + Đặt lại bơm Việc lắp đặt bơm cao áp trong hệ thống nhiên liệu của động cơ Diezen đóng một vai trò quan trọng. Nó quyết định chỉ tiêu kinh tế và sự hoạt động của động cơ. Vì vậy bơm cần phải được đặt một cách chính xác. Vậy ta phải đặt bơm theo các bước sau: - Xác định đúng thời kỳ cuối nén đầu nổ của xi lanh số 1 (bằng cách nút giẻ hoặc bịp tay vào lỗ vòi phun số 1 . Quay động cơ theo chiều làm việc khi nào dẻ bật ra hoặc khí trong xilanh đẩy ra thì quay chậm lại và quan sát dấu ở bánh đà và thân động cơ, khi nào dấu của góc phun sớm trùng nhau là được). (Hình 9.4 - 1). Hình: 9.4 – 1. Vạch dấu 2.2. Phương pháp sửa chữa và bảo dưỡng bơm cao áp tập trung PE. 2.2.1. Phương pháp bảo dưỡng. 2.2.2. Phương pháp sửa chữa. 2.3. Bảo dưỡng và sửa chữa. 2.3.1 Quy trình tháo, lắp bảo dưỡng và sửa chữa. 2.3.2. Bảo dưỡng: Tháo và kiểm tra chi tiết: các pít tông, xi lanh, bộ điều tốc và bộ điều khiển ECU - Lắp và điều chỉnh: lượng nhiên liệu bơm, áp suất các nhánh đồng đều và bô điều tốc, thời điểm bơm nhiên liệu. - Tháo và kiểm tra chi tiết: các pít tông, xi lanh, bộ điều tốc và bộ điều khiển ECU. - Sửa chữa: Bộ phận điều khiển, xi lanh, pít tông, vỏ trục bơm và bộ điều tốc. - Lắp và điều chỉnh: Lượng nhiên liệu bơm, áp suất các nhánh đồng đều và bộ điều tốc, thời điểm bơm nhiên liệu.
  15. Bài 3: Cấu tạo bơm cao áp phân phối VE điều khiển bằng điện tử Thời gian: 12 giờ (LT: 6giờ; TH: 5 giờ KT 1giờ) 1. Mục tiêu của bài - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ bơm cao áp phân phối VE điều khiển bằng điện tử. - Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bơm cao áp phân phối VE điều khiển bằng điện tử . - Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của bơm cao áp phân phối VE điều khiển bằng điện tử đúng yêu cầu kỹ thuật. 2. Nội dung của bài 2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu của bơm cao áp phân phối VE điều khiển bằng điện tử 2.1.1. Nhiệm vụ: Bơm cao áp VE là thiết bị dùng để cung cấp nhiên liệu có áp suất cao và làm cho vòi phun để phun vào xi lanh của động cơ hoà trộn với không khí thực hiện quá trình cháy, giãn nở và sinh công có ích. 2.1.2. Yêu cầu - Hoạt động ổn định, có độ tin cậy và tuổi thọ cao. - Dễ dàng và thuận tiện trong sử dụng, bảo dưỡng và sữa chữa. - Dễ chế tạo, giá thành hạ. 2.2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của bơm cao áp phân phối VE điều khiển bằng điện tử . 2.2.1. SƠ ĐỒ CẤU TẠO VE ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ BẰNG CƠ CẤU ĐIỀU GA ĐIỆN TỪ 2.1 Bơm cao áp Bơm phun nhiên liệu đẩy nhiên liệu đến từng vòi phun. Bơm phun có chức năng kiểm soát lượng phun và thời điểm phun nhiên liệu.
  16. Hình5 : Bơm cao áp với cơ cấu điều ga điện từ 1. Van điện từ điều ga 4. Xi lanh bơm 2. Van điện từ cắt nhiên liệu 5. Piston 3. Bộ điều khiển phun sớm( van 6. Cơ cấu điều ga TCV) Bơm nhiên liệu có áp suất cao cho xy lanh đợng cơ đúng thời điểm , đúng qui luật và với lượng phù hợp với chế độ làm việc của đông cơ. 2.2 Hoạt động chung: Hút nhiên liệu :Bơm cấp nhiên liệu hút nhiên liệu từ bình và nén trong thân bơm. Bơm nhiên liệu cao áp : Sử dụng một piston để đưa nhiên liệu áp suất cao tới mỗi vòi phun bằng chuyển động tịnh tiến và quay.
  17. Điều khiển lượng phun : Cơ cấu điều ga điều khiển lượng phun và công suất động cơ. Cơ cấu điều ga điện từ có chức năng kiểm soát tốc độ tối đa của động cơ để ngăn động cơ chạy quá tốc độ và giữ ổn định tốc độ chạy không tải. Điều khiển thời điểm phun : Bộ định thời điểm phun theo tỷ lệ thuận với tốc độ động cơ. Van TCV sẽ thực hiện chức năng này. Hoạt động : Khi bật khóa điện ON, van điện từ cắt nhiên liệu được kéo vào trong, đường thông giữa thân bơm và piston mở. Khi bơm cấp nhiên liệu quay, hút nhiên liệu từ bình nhiên liệu, qua bộ lắng đọng nước và bộ lọc nhiên liệu, đi vào thân bơm theo áp suất được điều chỉnh bởi van điều chỉnh. Piston hút nhiên liệu từ thân bơm vào buồng áp suất trong hành trình hút ( dịch chuyển sang trái ) và nén nhiên liệu ở mức cao để dẫn đến từng van phân phối trong hành trình nén ( di chuyển sang phải ). Sau khi qua van phân phối, nhiên liệu được đưa vào các vòi phun qua các ống dẫn cao áp, từ đó nhiên liệu được phun vào các xylanh. Cùng lúc, các bộ phận bên trong bơm được nhiên liệu làm mát và bôi trơn. Một phần nhiên liệu quay trở về bình nhiên liệu từ vít tràn để kiểm soát mức độ tăng nhiệt độ của nhiên liệu trong bơm. 2.3Bơm cấp và van điều chỉnh Hình6: Bơm cấp và van điều chỉnh
  18. Bơm cấp nhiên liệu Bơm cấp nhiên liệu kiểu cánh gạt bao gồm 4 cánh gạt và một roto. Trục dẫn động quay roto và nhờ có lực ly tâm mà các cánh gạt ép nhiên liệu lên thành trong của buồng áp suất. Do trọng tâm của roto lệch so với tâm của buồng nén nên nhiên liệu giữa các cánh gạt bị nén và đẩy ra ngoài. Van điều chỉnh Van điều chỉnh điều chỉnh áp suất xả của bơm cấp nhiên liệu phù hợp với tốc độ bơm. Bộ định thời kiểm soát thời điểm phun nhiên liệu theo áp suất trong bơm. 2.4. Phân phối và phun nhiên liệu của bơm cao áp Bơm cấp nhiên liệu, đĩa cam và piston được điều khiển bằng trục dẫn động và quay theo tỷ lệ bằng một nửa tốc độ của động cơ. Hai lò xo piston đẩy piston và đĩa cam lên các con lăn. Đĩa cam có số mặt cam bằng số xylanh ( động cơ 4 xylanh thì có 4 đĩa cam ). Đĩa cam quay trên con lăn cố định nó đẩy piston ra và vào. Do đó, piston theo sự dịch chuyển của mặt cam và chuyển động tịnh tiến ăn khớp với cam và quay. Ứng với một vòng quay của đĩa cam, piston sẽ quay một vòng và tịnh tiến 4 lần. Việc cung cấp nhiên liệu cho mỗi xylanh được thực hiện bằng ¼ vòngquay đĩa cam và một lần chuyển động tịnh tiến của piston ( động cơ 4 xylanh ). Piston có 4 rãnh hút, một cửa phân phối, một cửa tràn và một rãnh cân bằng áp suất. Cửa tràn và cửa phân phối đặt thẳng hàng với lỗ vào ở tâm piston. Nhiên liệu được hút từ rãnh của piston. Sau đó nhiên liệu nén mạnh qua van phân phối từ cửa phân phối và bơm vào vòi phun. Hút nhiên liệu: Hình7 : Piston bơm
  19. Khi piston đi xuống ( chuyển sang trái ), một trong 4 rãnh hút trong piston bơm sẽ thẳng hàng với cửa hút trong đầu phân phối. Do vậy, nhiên liệu được hút vào buồng áp suất và đi vào trong piston. Cung cấp nhiên liệu : Khi đĩa cam và piston quay, cửa hút của đầu phân phối đóng, cửa phân phối của piston sẽ thẳng hàng với đường phân phối. Khi đĩa cam chạy trên con lăn, piston đi lên ( chuyển sang phải ) và nén nhiên liệu. Khi áp suất nhiên liệu đạt giá trị ấn định trước, nhiên liệu sẽ được phun ra qua vòi phun. Kết thúc : Khi đĩa cam quay tiếp và piston đi lên ( dịch chuyển sang phải), hai cửa tràn của piston bị đẩy ra ngoài vành tràn. Kết quả là áp suất nhiên liệu giảm đột ngột và kết thúc nạp nhiên liệu. Hành trình hữu ích : Hành trình hữu ích là khoảng cách piston dịch chuyển từ khi bắt đầu nén nhiên liệu tới khi kết thúc. Vì các hành trình bơm là không đổi, nên sự thay đổi vị trí đặt vành tràn làm thay đổi hành trình hữu ích để tăng hoặc giảm lượng phun nhiên liệu. Khi hành trình hữu ích kéo dài hơn thì hành trình nén sẽ lâu kết thúc hơn và lượng nhiên liệu nạp tăng. Ngược lại, nén kết thúc sớm hơn và lượng nhiên liệu nạp giảm khi hành trình hữu ích ngắn hơn. 2.5. Cơ cấu điều ga điện từ 2.5.1 Cấu tạo Hình8: Cơ cấu điều ga điện từ ủa bơm VE
  20. Cơ cấu điều ga điện từ gồm 1 cuộn điều khiển được cấp điện từ ECU động cơ theo mức đạp chân ga ( thông qua cảm biến chân ga). 2.5.2 Nguyên lý hoạt động Lực từ trường do cuộn dây sinh ra sẽ tác động lên một trống lớn và để cân bằng với lực từ trường thì lò xo hồi vị được lắp đối diện ở phía kia của trống lớn. Trống lớn có một trục được lắp lệch tâm và trục này được lắp với một trống nhỏ, trên trống nhỏ lại có một chốt lệch tâm được cắm vào lỗ trên quả ga. Khi người lái xe muốn thay đổi công suất và tốc độ của động cơ thì người lái xe tác động lên bàn đạp ga và thông qua cảm biến chân ga gửi tín hiệu ( hay ý nguyện của người lái ) gửi về ECU và ECU nhận thêm một số tín hiệu khác như: Ne, THW, VG… Để xuất ra những chuỗi xung có tỷ lệ thường trực thay đổi cấp cho cuộn điều khiển của cơ cấu điều ga tạo nên từ trường tác động vào trống lớn làm cho trống lớn xoay một góc, kéo theo trống nhỏ cũng bị xoay đi một góc.Khi đó chốt lệch tâm trên trống nhỏ sẽ gạt quả ga tiến lên hay lùi lại để điều chỉnh lượng nhiên liệu phun. ECU sẽ tiếp nhận các tín hiệu từ các cảm biến từ đó tính toán để đưa ra lượng phun phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ và tạo thời điểm phun sớm thích hợp nhất. LOẠI BƠM VE ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ BẰNG VAN XẢ ÁP. 3.1 Đặc điểm và phân loại. a b Hình9 : a, Loại máy bơm piston hướng trục
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1