intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo trì bảo dưỡng công nghiệp - Nghề: Chế tạo khuôn mẫu - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu

Chia sẻ: Ochuong_999 Ochuong_999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:67

75
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Bảo trì bảo dưỡng công nghiệp cung cấp các nội dung chính được trình bày như sau: Lập kế hoạch sữa chữa máy; Các định nghĩa về bảo trì; Sự phát triển của bảo trì;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo trì bảo dưỡng công nghiệp - Nghề: Chế tạo khuôn mẫu - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA  _ VŨNG TÀU TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIÁO TRÌNH MODUL: BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG CÔNG NGHIỆP NGHỀ CHẾ TẠO KHUÔN MẪU TRÌNH ĐỘ CDN­TCN Ban hành kèm theo Quyết định số:        /QĐ­CĐN…   ngày…….tháng….năm ............. của Hiệu trưởng   trường Cao đẳng nghề tỉnh BR ­ VT
  2. Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2015
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép  dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử  dụng với mục đích kinh doanh   thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  4. LỜI GIỚI THIỆU Hiện nay, nhu cầu giáo trình dạy nghề để phục vụ cho các trường Trung học  chuyện nghiệp và Dạy nghề trên phạm vi toàn quốc ngày một tăng, đặc biệt những giáo  trình đảm bảo tính khoa học, hệ thống, ổn định và phù hợp với điều kiện thực tế công  tác dạy nghề ở nước ta. Trước nhu cầu đó Khoa Cơ Khí Trường Cao Đẳng Nghề Tỉnh  Bà Rịa Vũng Tàu biên soạn quốn giáo trình trên cơ sở tập hợp và chọn lọc từ các giáo  trình tiên tiến đang được giảng dạy ở một số trường có bề dày truyền thống thuộc các  ngành nghề khác nhau để xuất bản. Giáo trình “Bảo Trì Bảo Dưỡng Công Nghiệp” được biên soạn với nội dung  ngắn gọn, dễ hiểu nhằm cung cấp cho các học sinh với các kiến thức cơ bản về quá  trình  làm khuôn. Trong quá trình biên soạn giáo trình mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không  tránh được những thiếu sót. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến xây dựng của  các bạn đồng nghiệp cho giáo trình này ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!                                                                                                     Ch ủ biên  KS Nguyễn Thanh Thảo 
  5. Mục Lục Contents Contents........................................................................................................................................... 5 Phần 1.............................................................................................................................................. 8 CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ BẢOTRÌ................................................................................................. 8 I.LỊCH SỬ HÌNHTHÀNH.......................................................................................................... 10 II.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BẢOTRÌ........................................................................................... 11 Những công việc mà người Việt Nam phải đảmnhận.............................................................. 13 I.NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BẢOTRÌ........................................................................................ 14 II.NHỮNG HIỆU QUẢ MANG LẠI TỪ BẢOTRÌ....................................................................... 16 III.CÁC THIỆT HẠI DO BẢO TRÌ KHÔNG KẾHOẠCH............................................................ 17 IV.NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA BẢOTRÌ................................................................................... 19 V.NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI BẢO TRÌ NGÀYNAY...................................................... 20 I.PHÂN LOẠI BẢOTRÌ............................................................................................................. 20 1.Bảo trì không kếhoạch......................................................................................................... 20 1.1Bảo trì phụchồi:.................................................................................................................. 20 1.2Bảo trì khẩncấp:................................................................................................................. 21 a.Bảo trì phòngngừa:.............................................................................................................. 21 Bảo trì phòng ngừa trựctiếp:................................................................................................... 21 Bảo trì phòng ngừa giántiếp:................................................................................................... 21 b.Bảo trì cảitiến:...................................................................................................................... 22 c.Bảo trì chínhxác:................................................................................................................... 23 d.Bảo trì dự phòng (Redundancy, RED):................................................................................. 23 e.Bảo trì năng suất toàn bộ (Total Productive Maintenance – TPM):...................................... 23 f.Bảo trì tập trung vào độ tin cậy (Reliability – Centred Maintenance –RCM):......................... 23 g.Bảo trì phục hồi:................................................................................................................... 23 h. Bảo trì khẩncấp:................................................................................................................ 23 II.Mục đích của việc giám sát tìnhtrạng................................................................................... 24 III Các phương pháp giám sát tìnhtrạng.................................................................................. 25 IVI.Lựa chọn giải pháp bảotrì.................................................................................................. 25 I.Các công cụ quản lý 5s......................................................................................................... 27 b)Sắpxếp................................................................................................................................. 27 c)Vệsinh.................................................................................................................................. 28 d)Sạch sẽ................................................................................................................................ 28 e)Kỷluật................................................................................................................................... 28
  6. V.2Hướng áp dụng3Q6S......................................................................................................... 28 a- Chỉnh lý thudọn................................................................................................................... 30 c-Sạch sẽ, quét dọn vệsinh..................................................................................................... 30 d-Thanh khiết, trongsạch......................................................................................................... 30 e-Lễ nghi, phongcách.............................................................................................................. 30 f-Kỷ luật, giáohuấn.................................................................................................................. 30 V.5Các điểm 3Q6S trong chỉnhlý............................................................................................ 31 * Phương pháp xúc tiến việc chỉnh lý...................................................................................... 31 V.6Hiệu quả áp dụng3Q6S...................................................................................................... 31 II.SƠ ĐỒ THIẾTBỊ................................................................................................................... 36 II.2Các hệ thống bôi trơn và sơ đồ bôitrơn.............................................................................. 37 Hệ thống bôi trơn của máy khoan cần:.................................................................................... 40 Các công việc cần bảo trì hằng ngày trênmáy......................................................................... 42 III TÌM LỔI TRONG HỆTHỐNG............................................................................................... 45 TÌM SAI HỎNG THEO HỆTHỐNG.......................................................................................... 46 Bài 2: LẬP KẾ HOẠCH SỮA CHỮA MÁY............................................................................... 48 I.HỆ THỐNG SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ:............................................................................ 48 1.Hệ thống sửa chữa theo nhu cầu:........................................................................................ 48 2.Hệ thống sửa chữa thay thế cụm:........................................................................................ 48 3.Hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn:.................................................................................... 48 4.Hệ thống sửa chữa xem xét liên hoàn:................................................................................. 48 5.Hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng:...................................................................... 49 II.BẬC PHỨC TẠP SỬA CHỮA:............................................................................................ 53 1.Máy tiện ren:........................................................................................................................ 54 2.Máy khoan đứng hoặc khoan cần một trục chính:................................................................ 54 3.Máy phay :............................................................................................................................ 55 4.Máy bào ngang :................................................................................................................... 55 5.Máy mài tròn ngoài:.............................................................................................................. 55 6.Máy mài phẳng:.................................................................................................................... 55 7.Máy mài vô tâm:................................................................................................................... 56 8.Máy mài tròn trong:.............................................................................................................. 56 Bảng1-1................................................................................................................................... 56 2.Chu kỳ:................................................................................................................................. 58 Bảng 1 –2................................................................................................................................ 58 1.Ví dụ lập kế hoạch sửa chữa máy công cụ:......................................................................... 62 Bảng 1-8................................................................................................................................ 64 IV.LẬP BIỂU MẪU KẾ HOẠCH SỬA CHỮA:.......................................................................... 65
  7. 1.Lập biểu mẫu kế hoạch sửa chữa máy công cụ :................................................................. 66
  8. Phần 1 BẢO TRÌ BÀI MỞ ĐẦU Trong yêu cầu xã hội hiện tại vấn đề tăng năng suất lao động luôn luôn được quan  tâm để phát triển nền công nghiệp quốc dân. Từ quan điểm trên việc đầu tư năng suất  cho từng thiết bị cũng như năng suất cụm dây chuyền hoặc cho cả  nhà máy mỗi ngày  một cải tiến, nhằm nâng cao năng suất, trong đó mục đích chính yếu là giảm giá thành  sản phẩm. Điều mong muốn của các nhà sản suất sản phẩm  là  phải  ổn định sản  lượng và muốn  ổn định sản lượng và tăng năng suất phải giải quyết các vấn đề  tổn  thất trong chu kỳ gia công và các dạng tổn thất ngoài chu kỳ, trong các dạng  tổn thất  đó có dạng tổn thất độ ổn định và tuổi thọ chi tiếtmáy. Độ ổn định và tuổi thọ chi tiết máy được đánh giá từ các khâu:  Thiết kế kỹthuật  Chế tạo thửnghiệm  Đưa vào sản xuất thửnghiệm  Đánh giá kết quả  Chế tạo hoànchỉnh Trongcáckhâutrênđiềurấtquantâmlàcácchếđộlàmviệcchotừngchitiếtmáyvà  muốnđánhgiáchínhxácbắtbuộcngườisửdụngthiếtbịphảituânthủtheosựhướngdẫnkỹ  thuật bảo trì bảo dưỡng của từng thiết bị và hệ thống dây chuyền sản xuất suốt quá  trình sảnxuất. Như vậy công tác bảo trì không những chỉ thực hiện cho từng cụm thiết bị hoặc  hệ  thống dây chuyền trong nhà máy, xí nghiệp  mà  phải được thực hiện thường xuyên  từng ngày, giờ, thời kỳ, giai đoạn và suốt quá trình sản xuất. Việc này phải đưa vào  kế hoạch bảo trì song song với kế hoạch sảnxuất. Trong thời đại ngày nay, thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá công nghiệp, máy  móc và thiết bị đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hầu hết mọi lĩnh vực: sản  xuất, kinh doanh, dịch vụ, …Vì vậy, bảo trì các loại máy móc thiết bị đang ngày càng  được quan tâmnhiều. Bảo trì là một thuật ngữ quen thuộc, tuy nhiên để hiểu rõ về vai trò, chức năng và  các hoạt động liên quan đến bảo trì lại không dễ dàng vì tuỳ  theo quan điểm của mỗi  tổ  chức, mỗi cơquan mà thuật ngữ bảo trì được hiểu khác nhau. Nhưng  về cơ bản lại  có những điểm tươngđồng. CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ BẢOTRÌ 1. Định nghĩa của Afnor(Pháp) Bảo trì là tập hợp các hoạt động nhằm duy trì hoặc phục hồi một tài sản  ở tình  trạng nhất định hoặc bảo đảm một dịch vụ xácđịnh.  Ý nghĩa của định nghĩa trên là tập hợp các hoạt động, tập hợp các phương tiện,  các biện pháp kỹ thuật để thực hiện công tác bảotrì.
  9.  Duy trì: phòng ngừa các hư hỏng có thể xảy ra để duy trì tình trạng hoạt động  của tài sản (máy móc, thiếtbị)  Phục hồi: sửa chữa hay phục hồi lại trạng thái ban đầu của tài sản (bao gồm tất  cả các thiết bị, dụng cụ sản xuất, dịchvụ...) 2. Định nghĩa của BS 3811: 1984(Anh) Bảo trì là tập hợp tất cả các hành động kỹ thuật và quản trị  nhằm giữ cho thiết bị  luôn ở một tình trạng nhất định hoặc phục hồi nó về một tình trạng trong đó nó có thể  thực hiện chức năng yêu cầu. Chức năng yêu cầu này có thể định nghĩa như là một tình  trạng xác định nàođó. 3. Định nghĩa của Total Productivity Development AB (ThuỵĐiển) Bảo trì bao gồm tất cả các hoạt động được thực hiện nhằm giữ cho thiết bị ở một   tình trạng nhất định hoặc phục hồi thiết bị về tình trạng này. 4. Định nghĩa của Dimitri Kececioglu(Mỹ) Bảo trì là bất kì hành động nào nhằm duy trì các thiết bị không bị hư  hỏng  ở  một  tình trạng đạt yêu cầu về mặt độ tin cậy và an toàn và nếu chúng bị hư hỏng thì phục  hồi chúng về tình  trạngnày.
  10. Chương 1  Bài 1: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BẢOTRÌ I. LỊCH SỬ HÌNHTHÀNH Bảo trì có từ  khi con người biết tạo ra các dụng cụ  và  biết cách sử  dụng các  dụng cụ đó, tuy nhiên trong suốt quản thời gian dài bảo trì hầu như bị  bỏ  ngỏ  ít được  quan tâm, sở dĩ bảo trì thiếu sự quan  tâm như vậy là do nền sản xuất trên thế giới còn  kém phát triển mối quan hệ giữa các nước với nhau trong hợp tác làm ăn còn rất hạn   chế, các nước đều gói gọn đất nước mình trong một khuôn khổ vì vậy sức cạnh tranh  trên thị trường hầu như không có. Mặt khác máy móc thiết bị trong giai đoạn này chưa  được nhiều, vì vậy công việc bảo trì trong giai đoạn này chưa được quantâm. Nền khoa học ngày một phát triển, sự  vận dụng những thành tựu khoa học  vào  trong sản xuất đã tạo nên của cải vật chất ngày càng nhiều, nhưng ngược lại để  tiêu  thụ  những sản phẩm làm ra ngày càng khó khăn  nó  tạo ra sự  mất cân bằng trên thị  trường, dẫn đến cuộc khủng hoảng lớn về  kinh tế. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến  cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, lượng hàng hoá tăng, của cải  mà con người tạo  ra là rất lớn so với những thập niên trước đó, tuy vậy công việc bảo trì trong thời gian   này ít được quan tâm do việc chế  tạo sản xuất trong thời gian này bằng các công cụ  máy móc thiết bị còn khá đơn giản, thời gian ngừng máy ít ảnh hưởng đến sản xuất vì  vậy công việc bảo trì nó cũng mang ý nghĩa không lớn trong sự tác động của  nó đến  chất lượng và năng suất cũng như trong quá trình sản xuất. Phương thức để ngăn ngừa  các thiết  bị hư hỏng chưa được quan tâm nhiều, cách thức bảo trì lúc bây giờ chủ yếu  thực hiện theo kiểu hư đâu sửađó. Khi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra , lúc này mọi hoạt động nghiên cứu  vận dụng những thành tựu khoa học vào trong quá trình sản xuất đều nhằm mục đích  phục vụ  cho chiến tranh, hơn nữa lúc này nguồn lao động lại bị thiếu hụt  lớn do vậy  yêu cầu về  duy trì sự  ổn định của máy móc thiết bị để  tạo ra của cải vật chất  là rất  cần thiết. Nhất là các thiết bị công cụ  cần phải hoạt động tốt để  phục vụ  cho chiến  tranh do đó ngành cơ khí trong thời gian này phát triển mạnh mẽ, các thiết bị máy móc  ngày càng đa dạng hơn, ngành công nghiệp ngày một phụ  thuộc nhiều hơn vào máy  móc với tầm quan trọng của thiết bị máy móc đối với con  người. Như  vậy nên việc  duy trì  cho quá trình làm việc của thiết bị  được quan tâm  nhiều,  ở  giai đoạn này có  nhiều đề  xuất: những hư  hỏng của máy móc thiết bị  nên được phòng ngừa để  tránh  những sự cố hay các tình huống khẩn cấp xảy ra do  hư  hỏng của thiết bị, từ  đó xuất  hiện khái niệm bảo trì phòng ngừa, mục đích của khái niệm bảo trì phòng ngừa là giữ  cho máy móc làm việc được ổn định, ít bị những hư  hỏng hay các sự cố  xảy ra trong  quá trình làm việc . Từ  những yêu cầu đó nên chi phí cho công tác bảo trì ngày một   tăng lên đáng kể, mặt khác vốn đầu tư  cho tài sản cố  định là khá lớn, từ  đó người ta  luôn tìm cách kéo dài tuổi thọ của các thiết bị công cụ máymóc. Trong những năm gần đây ngành công nghiệp trên thế  giới đã phát triển rất 
  11. nhanh như  vũ bão, nhất là từ  khi ngành công nghệ thông tin được phát triển mạnh  và  được áp dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, quá trình vận dụng những phát minh để  đưa vào phục vụ  cho sản xuất ngày càng nhanh hơn. Đặc biệt sự  kết nối về  cơ   khí,  điện tử, công nghệ  tin học, và công nghệ nguyên vật liệu mới, nó đã tạo ra một nền  sản xuất với các thiết bị công cụ đa dạng về chủng  loại, đa chức năng, hiệu quả trong  sử dụng, năng suất cao, hơn nữa vốn đầu tư cho tài sản cố định là rất lớn. Đây cũng là  cơ  sở  quyết định cho sự tồn tại của các tập đoàn, các công ty trong thời buổi mà sức  ép cạnh tranh là rất lớn vì vậy công tác bảo trì trong thời gian hiện nay được quan tâm  nhiều, phương thức bảo trì được cải tiến nhiều, sự  vận dụng công tác bảo trì luôn  linh   hoạt  vàsángtạotrongsảnxuấtnhờvậymà:tăngkhảnăngsẵnsàngvàđộtincậycủathiếtbị,đảmbảo  độ  an toàn, tạo ra chất lượng sản phẩm tốt  hơn, không gây tác hại đến môi trường,  tuổi thọ của thiết bị được kéo dài, hiệu quả kinh tếlớn. II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BẢOTRÌ  Bảo trì đã được con người biết đến  và  áp dụng  từ  lâu.  Khi con người biết sử  dụng các loại dụng cụ, đặc biệt  là từ  khi bánh  xe được phát minh, con người đã có  những phương pháp bảo dưỡng những dụng cụ đó nhưng phạm vi của bảo trì còn rất  hạn hẹp. Trong vài thập niên  gầnđây, khoa học kỹ  thuật phát triển mạnh, nền sản   xuất đại công nghiệp được áp dụng rộng rãi nên số  lượng và chủng loại tài  sản cố  định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng,... có sự gia tăng khổng lồ. Do đó, bảo trì được  coi trọng và quan tâm đúng mức, nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất côngnghiệp.  Bảo trì đã trải qua 03 thếhệ:  Thế  hệ  thứ  nhất: Trước chiến tranh thế  giới thứ  II. trong giai đoạn  này,  công nghiệp chưa phát triển, việc chế tạo và sản xuất được thực hiện bằng các thiết  bị  máy móc còn đơn  giản, thời gian dừng máy  ít ảnh hưởng đến sản xuất do đó, công  việc bảo trì cũng rất đơn giản. Bảo trì không  ảnh hưởng lớn về  chất lượng và năng  suất.Vì vậy ý thức ngăn ngừa các thiết bị hư hỏng chưa được phổ  biến trong đội ngũ  quản lý. Do đó không cần thiết phải có các phương pháp bảo trì hợp lý cho máy móc.  Bảo trì chủ yếu là sửa chữa các máy móc và thiết bị  khi bị hưhỏng.  Thế hệ thứ hai: sau chiến tranh thế giới thứ II. Do  ảnh hưởng c ủa  chi ến   tranh đã  làm tăng nhu cầu về nhiều loại hàng hoá trong khi nguồn nhân lực cung cấp  cho CN lại giảm sút đáng kể. Do đó, cơ  khí hoá được phát triển mạnh mẽ. Lấy máy   móc để  thay thế  cho nguồn nhân lực bị  thiếu hụt.  Trong giai đoạn này, máy móc đã  phổ biến hơn và phức tạp hơn.Công nghiệp  trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào thiết bị,  máy móc. Do sự phụ thuộc ngày càng tăng, thời gian ngừng máy ngày càng được quan   tâm nhiều hơn. Đôi khi có một câu hỏi được nêu ra là “con người kiểm soát máy móc  hay máy móc điều khiển con người”. Nếu công tác bảo trì được thực hiện tốt trong   nhà máy thì con người sẽ kiểm soát được máy móc, ngược lại máy móc hư  hỏng sẽ  gây khó khăn cho con người. Vì vậy đã có ý kiến cho rằng những hư hỏng của thiết bị  có thể vànên được phòng ngừa để tránh làm mất thời gian khi có những sự cố hay tình  huống khẩn cấp xảy ra. Từ đó đã bắt đầu xuất hiện khái niệm phòng ngừa mà mục 
  12. tiêu chủ  yếu là giữ  cho thiết bị luôn hoạt động  ở  trạng thái  ổn định chứ  không phải   sửa chữa khi có hư  hỏng. Trong những năm 1960 giải pháp bảo trì chủ  yếu  là đại tu  thiết bị vào những khoảng thời gian nhất định. Chi phí bảo trì cũng đã bắt đầu gia tăng  đáng kể so với những chi phí vận hành khác. Cuối cùng vốn đầu tư cho tài sản cố định  đã gia tăng đáng kể, do đó con người cần phải có những phương pháp để làm chủ máy   móc, giảm thời gian ngừng máy, giảm bớt chi phí để sửa chữa máy móc thiết bị. Điều   này dẫn đến việc phát triển những hệ thống kiểm soát và lập kế hoạch bảotrì.  Thế  hệ  thứ  ba: Từ  giữa những năm 1980, CN thế  giới   đã  có những thay  đổi. Những thay  đổi này  đòi  hỏi công việc bảo trì phải đáp  ứng các  yêu  cầu: khả  năng sẵn sàng và độ  tin cậy cao hơn, an toàn cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn,  không gây tác hại môi trường, tuổi thọ thiết bị dài hơn, hiệu quả kinh  tế  lớn hơn. Từ  những yêu cầu đó, con người ngày nay đã có rất nhiều những nghiên cứu mới về bảo   trì như: nghiên cứu tình trạng của máy móc, nghiên cứu những rủi ro có thể  xảy ra,  nghiên cứu, phân tích các dạng hư hỏng,…  Từ lịch sử phát triển của bảo trì ta thấy bảo trì đóng vai trò rất quan trọng  trong sản xuất CN để tạo ra của cải vật chất  cung cấp cho xãhội. III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BẢO TRÌ TẠI VIỆTNAM Nước Việt Nam là một nước mà nông nghiệp chiếm vị trí chủ lực trong sản xuất  kinh tế  quốc dân, nền công nghiệp chưa được phát triển, nông dân phần lớn chủ yếu 
  13. sống dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Các thiết bị công cụ máy móc phục vụ cho sản  xuất còn rất hạn chế vì vậy  công việc bảo trì chưa được quantâm. Trong những năm từ 1986 trở lại đây, khi Việt Nam đã có những chính sách thay  đổi, thu   hút được vốn đầu tư của nước ngoài sức đầu tư luôn tăng không ngừng,  nông nghiệp đã đã được cơ giới hoá nhiều, ngành công nghiệp đang trên đà phát triển  mạnh, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, đặc biệt các ngành như:  công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí đã phát triển rất mạnh. Đồng thời các ngành thế  mạnh của nước ta đã có cơ hội phát triển mạnh trong nước và bành trướng đến các  nước trên thế giới, từ đó đời sống của người dân ngày một nâng cao, phương thức lao  động đã thay đổi rất lớn. Ở Việt Nam đã có nhiều khu chế xuất lớn. Đây cũng là nơi  tiếp nhận những chuyển giao công nghệ và các công nghệ tiên tiến của cácnước trên  thế giới và cũng là nơi tập trung nhiều các loại máy móc và thiết bị sản xuất với nhiều  chủng loại, các thiết bị máy móc này được chế tạo và sản xuất ở nước ngoài được  đem tới Việt Nam để vận hành sản xuất. Công việc cần phải làm của chúng ta là duy  trì ổn định, kéo dài thời gian làm việc của các thiết bị công cụ. Đây cũng là xu hướng  mới của công tác bảo trì mà chúng ta cần phải làm trong hiện tại và lâu dài, hiện nay  công tác bảo trì ở Việt Nam đang hình thành và ngày càng chiếm một vị trí quan trọng  trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của các nhà máy, công ty. Các phương  thức bảo trì phòng ngừa hư hỏng hay vận hành cho đến khi hư hỏng rồi mới thay thế  sửa chữa trước đây được thay đổi bằng hình thức quản lý bảo trì mới: bảo trì phòng  ngừa, bảo trì cải tiến, bảo trì chính xác, bảo trì dự phòng, bảo trì năng suất toàn bộ,  bảotrìtập trung độ tin cậy, bảo trì phục hồi, bảo trì khẩn cấp. Đặc biệt là mô hình hệ  thống quản lý bảo trì thủ công dần được thay thế bằng hình thức quản lý bảo trì được  máy tính hoá đang ngày càng phát triển ở các nước tiên tiến và có xu hướng mở rộng ở  các nước có nền kinh tế đang phát triển trong đó có ViệtNam. * Những công việc mà người Việt Nam phải đảmnhận Công nghệ  sản xuất các thiết bị  máy móc  ở  Việt Nam còn hạn chế, có nhiều  yếu tố  ảnh hưởng đến là do: đất nước ta còn nghèo, trình độ  dân trí còn thấp, nông  nghiệp chiếm  tới  70% dân số  quốc dân, quá trình chuyển hoá  từ  nông nghiệp sang  công nghiệp đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.  Mặt khác sự tụt hậu về kinh tế và vận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật công  nghiệp  mới  vào trong sản xuất chưa nhiều, có một khoảng cách rất  lớn so với các  nước tiên tiến, hầu hết các thiết bị máy móc đang sử dụng trong nước đều phải nhập   từ  nước ngoài. Đặc biệt trong ngày nay khi mà công nghệ  sản xuất các thiết bị máy  móc đang tiến lên một tầm cao, đã sản xuất ra các thiết bị rất hiện đại, đa năng trong   sử dụng. Do đó yêu cầu về sử dụng cũng như yêu cầu phải đảm bảo cho các thiết bị  làm việc được  ổn định. Đây  là những  yêu cầu đòi  hỏi  ở  con người trong thời buổi  công nghiệp hoá hiện đại hoá, cụ thể là tại ViệtNam. ­ Các thiết bị máy móc, dụng cụ, phụ tùng hầu hết đều được thiết kế ở nướcngoài. ­ Những thiết bị máy móc, dụng cụ, phụ tùng hầu hết đều được sản xuất ở  nướcngoài. ­ Người Việt Nam phải biết sử dụng vận hành các thiết bị đó, hầu như mấu chốt   những hư  hỏng của các thiết bị  là  do quá trình sử  dụng không đúng phương pháp, 
  14. nguyên tắc. Do đó sự đòi hỏi về khả năng sử dụng là rất cần thiết đối với người Việt  Nam trong quá trình vận hành sử  dụng các thiếtbị. ­ Ngoài việc sử  dụng các thiết bị  trên, yêu cầu về  bảo dưỡng, công tác bảo trì,   các thiết bị phụ tùng, cơ cấu vận hành máy móc là vô cùng cần thiết, nhất là trên thị  trường sử dụng ngày  nay các thiết bị  hết sức đa dạng, đa chủng loại do đó yêu cầu  về khả năng bảo trì là rấtlớn. Bài 2: CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO TRÌ I. NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BẢOTRÌ Ở thế hệ thứ nhất bảo trì không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sản xuất nên  ít được quan tâm. Trong nền sản xuất CN hiện đại, không thể tập trung nguồn lực quá   nhiều vào việc sửa chữa thiết bị khi chúng bị  hư hỏng. Mỗi lần ngừng máy thì rõ ràng  là chiến lược bảo trì không hiệu quả. Trong nền công nghiệp hiện đại, mục tiêu của   bảo trì là giữ cho máy móc, thiết bị luôn hoạt động ổn định theo lịch trình mà bộ phận  sản xuất đã lên kế hoạch. Thiết bị  phải sẵn sàng hoạt động để  tạo ra các sản phẩm  đạt chất  lượng.  Để  đạt được mục tiêu này,  bảo trì cần phải thực hiện những công  việcsau:  Thực hiện chương trình kỹ thuật bảo trì tổng hợp trong mua bán, kỹ thuật, nghiên  cứu, phát triển sản xuất, kiểm tra, kiểm soát chất  lượng, bao gói, vận chuyển, lắp đặt,  vận hành, dịch vụ  tại  chỗ, thực hiện công việc khắc phục bất cứ khi nào và bất cứ  nơi đâu khi cần, đưa những đặc  trưng của độ tin cậy và khả năng bảo trì toàn diện và 
  15. đúng đắn vào trong tất cả  các hoạt động của công ty tiếp xúc với sản phẩm từ  đầu  đếncuối.  Xác định độ  tin cậy, khả  năng bảo trì tối  ưu, các yếu tố  này nên được thiết kế  vào trong sản phẩm để chu kỳ sống là nhỏnhất.  Thu nhận các dữ  liệu và thời gian vận hành đến khi hư  hỏng, ghi nhận tỷ  lệ  hư  hỏng của  một bộ phận hoặc thiết bị tương ứng với tuổi đời của nó.Việc làm này giúp  ta xác định được những yếu tốsau: ° Thời gian chạy rà và thời gian làm nóng máy tốiưu. ° Thời gian bảo hành tối ưu và chi phí tươngứng. ° Thời gian thay thế phòng ngừa tối ưu của các bộ phận quantrọng. ° Các phụ tùng tốiưu.  Thực hiện phân tích các dạng, tác động và khả năng tới hạn của hư hỏng để xác  định những  bộ  phận nên tập trung thiết kế   lại,  nghiên cứu  và  phát triển theo quan  điểm bảotrì.  Nghiên cứu hiệu quả của các dạng hư  hỏng để xác định thiệt hại của những bộ  phận và thiết bị lân cận, thiệt hại về  sản xuất, lợi nhuận và sinh mạng cũng như  tổn  hại đến thiện chí và uy tín của công ty.  Nghiên cứu các kiểu hư  hỏng của các chi tiết, các bộ  phận, sản phẩm, hệ  thống  và tỷ  lệ hư  hỏng tương quan để đề nghị thiết kế, nghiên cứu và phát triển nhằm cực   tiểu hoá hưhỏng.  Thực hiện những lời khuyên cải tiến thiết kế  bắt nguồn từ  những nỗ  lực  phân  tích một cách toàn diện các dạng, tác động và khả năng tới hạn của hưhỏng.  Xác định sự phân bố các thời gian vận hành đến khi hư hỏng của các chi tiết, các  bộ phận các sản phẩm và các hệ thống để hỗ trợ cho việc tính toán tỉ lệ hư hỏng và độ  tincậy.  Xác định phân bố  các thời gian phục hồi thiết bị  hư  hỏng. Các thời gian này nên  bao gồm mọi thành phần của thời gian ngừng máy và những phân bố  của mỗi thành  phần thời gian ngừng máy như thời gian ngừng máy để phục hồi, chẩn đoán, hậu cần  và hànhchính…  Giảm số bộ phận thiết kế của thiếtbị.  Sử dụng các phiếu kiểm tra kỹ thuật bảo trì trong tất cả các giai đoạn hoạt động  của thiếtbị.  Xây dựng một hệ thống báo cáo về hư hỏng và bảo trì để thu thập một cách khoa  học những dữ liệu về độ tin cậy và khả năng bảo trì cầnthiết.  Đảm bảo các chi tiết, các bộ phận, các thiết bị khởi động được nhờ lắp đặt đúng  đắn, có các sổ  tay vận hành và bảo trì tốt, ngoài ra người bảo trì cần có kinh nghiệm  thực tiễn về bảo trì phục hồi và phòng ngừatốt.  Xác định quy mô và trình độ  chuyên môn của đội ngũ bảo trì và trình độ  chuyên  môn cho mọi loại thiếtbị.  Xác định phân phối các thời gian bảo trì phòng ngừa, giá trị trung bình  và thời gian  thay đổi củachúng.  Giám sát hiệu quả sử dụng thực tế  của thiết bị, tính toán các khả năng bảo trì và  tỷ lệ sửa chữa những chi tiết và thiết bị hư hỏng. Nếu những khả năng bảo trì và tỷ lệ  sửa chữa này thấp hơn mục tiêu thiết kế  thì phải thực hiện ngay những hành động   khắc phục trước khi phải đương đầu với những sự cố nghiêm trọng của thiếtbị.
  16.  Xác định những phụ tùng có độ tin cậy cao, chi phí tối thiểu, tối ưu để cung cấp  cho thiết bị và nhờ vậy giảm các chi phí tồnkho.  Định lượng, cực đại hoá khả năng sẵn sàng của thiết bị  và cực đại hoá thời gian  thiết bị vận hành ổnđịnh.  Tăng doanh thu cho nhàmáy.  Giảm chi phí cho sảnphẩm. II. NHỮNG HIỆU QUẢ MANG LẠI TỪ BẢOTRÌ Trong nền kinh tế hiện nay khi mà cơ chế thị trường có nhiều thay đổi, đồng thời  với sự áp dụng những thành tựu khoa học vào trong công nghệ chế tạo đã làm thay đổi  cục diện của nền công nghiệp. Yếu tố kỹ thuật công nghệ thiết bị máy móc đóng vai   trò quyết định đến nâng cao chất lượng và khả năng nâng cao cạnh tranh của các doanh  nghiệp nó quyết định hoàn toàn đến sự  thành bại của nền công nghiệp sản xuất, vì  vậy việc đầu tư cho trang thiết bị máy móc nó có một ý nghĩa quyếtđịnh. Ngày nay  bảo trì được  coi  trọng với đúng chức năng của nó, nhất  là khi sự  gia  tăng khổng lồ về tài sản cố định, trên cơ sở đó những lợi ích mang  lại từ công tác bảo  trì được thể hiện qua một số mặtsau: ­ Giảm được thời gian ngừng máy ngoài kế hoạch, giữ vững ổn định cho các thiết   bị  hoạt động, nhờ  vậy mà kế  hoạch sản xuất không bị  phá vỡ  nhịp sản xuất không  thay đổi duy trì được năng suất. Đối với tình hình hiện nay trong công ty Juki, việc duy   trì ổn định kế hoạch sản xuất là mong đợi của tất cả các bộ phận trong công ty, nhất  là hiện nay khi mà công ty đang gia công theo các đơn đặthàng. ­ Kéo dài chu kỳ sống của thiết bị: Trong thời đại công nghiệp hoá như  ngày nay,  khi mà vốn đầu tư  cho tài sản cố  định là rất lớn vì vậy việc kéo dài chu kỳ  sống là  một phương châm của nhà chế xuất. Sự đa dạng, phong phú của các thiết bị  từ những  loại thiết bị mới tối tân cho đến các thiết bị cũ kỹ  lạc hậu, do đó cần phải quan tâm  nhiều hơn đến các thiết bị phụ tùng thay thế, đặc biệt  là các máy cũ đang hoạt động,  phụ tùng thay thế  là một yếu tố  cần thiết bởi vì khó tìm ra các phụ tùng thay thế cho   thiết bị, nếu tìm ra được thì giá cả cũng khácao. ­ Nâng cao năng suất: Khi thiết bị hoạt động ổn định, dây chuyền sản xuất không   bị  ngừng   trệ  thì kế  hoạch sản xuất được đảm bảo, vì vậy năng suất luôn tăng lên   không bị biến động, nhờ vậy mà việc hoạch định những sách lược sản xuất của công  ty được dễ dàng không bị  lệ  thuộc  bởi các thiết bị. Trong cơ  chế  sản xuất ngày nay  khi muốn tăng tốc về năng suất thì phải luôn gắn liền với sự tăng tốc hoạt động của  thiết bị, vì thế công tác duy trì ổn định cho hoạt động của các thiết bị máy móc là việc  làm để nâng cao năngsuất. ­ Nâng cao được chất lượng sản phẩm: Máy móc hoạt động  ổn định không có  những  hư  hỏng  haynhữnglầnngừngmáyngoàidựkiến,sựvậnhànhổnđịnhcủacácthiếtbịnósẽgiảmđếnmứ c  tối  đa những phế  phẩm, nhờ  vậy mà chất lượng sản phẩm được tốt hơn. Đây là  yếu tố mà các nhà sản xuất luôn mong muốn cóđược. ­ Khi các thiết bị hoạt động tốt năng suất sẽ  ổn định không bị sụt giảm, công suất  của các  thiết bị vẫn hoạt động bình thường cho nên nguồn nhiên liệu cung cấp năng   lượng cho các thiết bị luôn ổn định không tăng. Trong công nghệ chế tạo  máy hiện nay 
  17. người ta tìm cách cực tiểu hoá lượng nhiên liệu cung cấp cho thiết bị, hiện nay với  tốc  độ  phát triển mạnh của cơ giới hoá cho nên nguồn nhiên liệu cung cấp ngày một cạn   kiệt dần các chủ  tư  liệu sản xuất bị phụ thuộc nhiều  vào nguồn cung cấp nhiên liệu,  hơn nữa giá cả  của nhiên liệu không  ổn định, vì thế  giảm được chi phí nhiên liệu  là  giảm được một khoảng kinh phí rấtlớn. III. CÁC THIỆT HẠI DO BẢO TRÌ KHÔNG KẾHOẠCH Ngày nay khi mà nền sản xuất công nghiệp tăng như vũ bão, cơ  giới hoá đã được  trải khắp từ  những nước phát triển cho đến những nước đang phát triển, từ  thành thị  cho đến nông thôn miền núi nó gắn chặt vào đời sống sản xuất, đồng thời nó là công  cụ  sinh nhai của mọi dân tộc, vì vậy mỗi lần ngừng máy  ảnh hưởng lớn đến năng  suất của thiết bị, làm giảm sản lượng, tăng chi phí vận hành và gây trở  ngại cho cho  dịch vụ  khách hàng. Những hậu quả  của thời gian ngừng máy lại trầm trọng hơn do   công nghiệp chế tạo thế giới có xu hướng thực hiện các hệ  thống đúng sai, đặc biệt  trong những năm gần đây khi vận dụng cơ khí hoá, tự  động hoá đã làm độ  tin cậy và  khả   năng   sẵn   sàng   trở   thành   những   yếu   tố   quan   trọng   hàng  đầu   trong   ngành  côngnghiệp. Sự kết nối giữa các thiết bị nó có liên quan chặt chẽ với nhau do đó chỉ cần một sai  hỏng nhỏ cũng đủ ngừng trệ toàn bộ dây chuyền hay một hệ thống sản xuất lớn. Qua   điều tra tổn thất của một giờ  ngừng sản xuất do  máy móc thiết bị  hư  hỏng đối với  ngành dầu khí là lên đến vài triệu USD. Từ đó cho thấy những thiệt hại của thiết bị  là  vô cùng lớn, nếu hạn chế được thì nó giảm được những thiệt hại to lớn đó. Việc giảm  được những sự cố trên đồng nghĩa với những lợi ích lớn lao  mà khả năng sẵn sàng của  thiết bị  mang lại, để  nâng cao khả  năng sẵn sàng của thiết bị   thì nó phụ  thuộc hoàn  toàn vào phương thức và khả năng bảotrì. Người ta ví công tác bảo trì và kết quả của nó có thể so sánh với một tảng băng trôi  mà phần lớn  ở  dưới mặt nước không thấy được, chỉ  có phần nằm trên mặt nước là  trông thấy được, phần trông thấy được thể hiện các chi phí của bảo trì trực tiếp được  dễ dàng tìm thấy trong các công  ty, xí nghiệp thông qua các văn bản kế toán tài chính.   Phần không trông thấy được thể hiện các chi phí khác nhau phát sinh do công tác bảo  trì,  chủ  yếu  là bảo trì phục hồi, các thiệt hại  về  tài chính do công tác  bảo trì gây ra  thông thường khó nhận thấyhơn. * Những thiệt hại mà phương thức bảo trì không có kế hoạch có thể gây ralà: ­ Thiệt   hại  do  tuổi  thọ   của   máy  giảm:  máy  móc   thiết  bị   không  được   kiểm  tra  thường xuyên, sự vận hành đến khi hư hỏng rồi mới sửa chữa thay thế, vì vậy những  ảnh hưởng của nó là rất lớn không chỉ với các bộ  phận hư hỏng đó mà nó có thể ảnh  hưởng không tốt đến tất cả cụm hay các bộ  phận lân cận, do đó tuổi thọ của thiết bị  sẽ giảm đángkể. ­ Thiệt hại về  năng lượng: tiêu thụ năng lượng thường cao hơn khi công tác bảo trì  không được thực hiện một cách đúng đắn, một thiết bị  được bảo trì tốt sẽ  tiêu thụ  năng lượng íthơn. ­ Thiệt hại  về  chất  lượng  sản phẩm: thiệt hại  về  chất  lượng  sản phẩm sẽ  xuất 
  18. hiện khi thiết bị bảo trì kém, nếu có quyết định thay đổi tình trạng bảo trì thì phải xem  xét mối quan hệ giữa các chi phí chất lượng và chi phí bảotrì. ­ Thiệt hại về  năng suất: công tác bảo trì kém trong thời gian dài sẽ làm giảm hiệu   năng của thiết bị  vì xuống cấp và hao mòn do đó quá trình hoạt động của thiết bị   là  không tốt, hiệu năng giảm sẽ làm giảm sảnlượng. ­ Thiệt hại về nguyên vật liệu: nếu công tác bảo trì kém, hoạt động của các thiết bị  không ổn định do đó dễ làm phát sinh phế phẩm, gây hao phí nguyên vậtliệu. ­ Thiệt hại do an toàn lao động kém, gây hậu quả không tốt đến thái độ  làm việc và  năng suất lao động của công nhân. Máy móc được bảo trì kém dễ gây mất an toàn và  làm xấu đi môi  trường lao động, công nhân sẽ kém nhiệt tình, không an tâm trong sản  xuất vì vậy năng suất lao động sẽgiảm. ­ Thiệt hại về  vốn: nếu công tác bảo trì được thực hiện kém thì số   lần ngừng máy  sẽ  xuất hiện nhiều, những lần ngừng máy này thường gắn liền với những thiệt hại   quan trọng đồng thời phụ  tùng dự  trữ  để  thay thế  phải nhiều hơn. Việc dự  trữ  phụ  tùng thay thế trong kho sẽ phát sinh chi phí vốn đầu tư ban đầu, ở các nước đang phát   triển chi phí  lưu kho được tính sắp xỉ  35% giá  trị  vật  tư  được  lưu trữ, khi áp dụng  những phương thức bảo trì tốt, chi phí lưu kho sẽ  giảm nhu cầu về  phụ  tùng sẽ  ít đi  do đó các kho lưu trữ thiết bị phụ tùng thay thế sẽ giảm nếu áp dụng phương thức bảo  trì tốt. Sản xuất đúng lúc đang được thực hiện trong nhiều công ty. Chỉ  số  khả  năng   sẵn  sàng cao có tầm quan trọng trong thực hiện sản xuất đúng lúc, chỉ  số  khả  năng   sẵn sàng thấp thì cần có những kho dự  trữ  trung gian do đó làm gia tăng chi phí vốn  đầu tư. Công tác bảo trì nó có một yếu tố  quan trọng để  giữ các chi phí vốn đầu tư ở  một mức hợplý. ­ Thiệt hại về  khả năng xoay hồi vốn: nếu công tác bảo trì không hợp lý những hư  hỏng sẽ  làm đình trệ  sản xuất,  nhà  sản xuất không thể  bán những sản phẩm ra thị  trường và thu hồi khoản tiền từ khách hàng, gây khó khăn trong kinh doanh sảnxuất. ­ Thiệt hại do mất khách hàng và thị  trường: công tác bảo trì không hợp lý sẽ  dẫn  đến các lần ngừng máy ngoài kế hoạch  và vi phạm thời hạn giao hàng. Trong ngày nay  khi mà cuộc chạy   đua tranh thủ  dành khách hàng của các nhà sản xuất diễn ra rất   quyết liệt, có thể  nói thương trường là chiến trường, thời gian giao hàng không đúng,  khi đó khách hàng có thể cắt hợp đồng và lựa chọn các nhà cung cấp chắc chắn hơn. ­ Thiệt hại về uy tín: khi các lần ngừng máy xảy ra, nhà sản xuất sẽ không thể thực  hiện đúng thời gian qui định nên sẽ mất uy tín với kháchhàng. ­ Thiệt hại do vi phạm hợp đồng: trong cơ  chế  thị trường để đảm bảo cho đôi bên  giữa nhà sản xuất cung cấp và nhà đặt hàng tiêu thụ  sản phẩm thường có những hợp  đồng kinh tế, khi mà thiết bị hoạt động không ổn định bên Cung không cung cấp hàng   hoá   đã   đặt  đúng  thời  gian  qui  định  cho  bên  cầu  vì  vậy  phải  bồi  thường  cho  bên   đặthàng. ­ Thiệt hại về doanh thu và lợi nhuận: những thiệt hại trên sẽ làm ảnh hưởng lớn  đến  doanh thu  và lợi nhuận. Trong xu hướng ngày nay tất cả các công ty trên thế giới nói  chung và công ty Juki Việt Nam nói riêng luôn tìm mọi cách làm hạn chế tối đa những   thiệt hại do công tác bảo trì gây ra. Hiện nay các công ty trong nước cũng như  ngoài  nước đang đóng tại Việt nam thực hiện chiến lược xây dựng lại hệ thống bảo trì cho  phù hợp với các thiết bị mà họ đangcó.
  19. IV. NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA BẢOTRÌ Bảo trì ngày nay đã phát triển một cách vượt bậc, kỹ thuật bảo trì cung cấp những  tính toán và những ứng dụng thực tếsau: ­ Dự đoán độ tin cậy của các bộ phận máy từ các dữ liệu về hưhỏng. ­ Cung cấp các giải pháp đạt được độ tin cậy của hệthống. ­ Đánh giá số lượng máy dự phòng trong thiết kế và xác định số lượng máy dự  phòng cần thêm. ­ Dự đoán số lượng máy dự phòng cần thiết để đạt độ tin cậy mongmuốn. ­ xác định những phần, những bộ phận mà thay đổi thiết kế sẽ có lợi nhất về mặt  độ tin cậy và giảm thiểu những chiphí. ­ Tạo cơ sở để so sánh hai hay nhiều thiếtkế. ­ Phân tích mối quan hệ giữa khả năng độ tin cậy, chi phí trọng lượng khả năng  vận hành và độ antoàn. ­ Thời gian chạy rà và làm nóng máy tốiưu. ­ Thời gian và chi phí vận hành tốiưu. ­ giai đoạn bắt đầu mòn mãnhliệt. ­ Xác định khi nào thay thế một bộ phận trước khi bộ phận này bị mòn mãnh liệt  hoặc hưhỏng hoàntoàn. ­ Xác định trách nhiệm về hư hỏng thiết bị là do thiết kế, chế tạo, mua sắm, kiểm  soát chất lượng, thử nghiệm, bán hàng hay dịchvụ. ­ Chỉ dẫn ra quyết định thực hiện hành động phục hồi để giảm đến mức thấp  nhất các hư hỏng và loại trừ khả năng thiết kế thừa hoặcthiếu. ­ Xác định những khu vực có thể đầu tư tài chính tốt nhất để nghiên cứu về khả  năng phát triển về độ tin cậy và khả năng bảotrì. ­ Xác định những hư hỏng xảy ra ở những thời điểm nào đó trong thời gian hoạt  động của máy và chuẩn bị để đối phó vớichúng. ­ Cung cấp những chỉ dẫn cho các quá trình và kỹ thuật chế tạo để đạt được  những mục tiêu về độ tin cậy chếtạo. ­ Cung cấp những chỉ dẫn để xem xét lại khả năng bảo trì và độ tin cậy tớihạn. ­ Hỗ trợ cung cấp những chỉ dẫn cho quá trình kiểm soát chấtlượng. ­ Thiết lập những khu vực cần giảm thiểu những chi phí do thiếu tráchnhiệm. ­ Giảmcácchiphítồnkhonhờcungứngđúngphụtùngmộtcáchkịpthời. ­ Hỗtrợxúctiếnbuônbántrêncơsởđộtincậyvàkhảnăngbảotrìcủacácsảnphẩmchế tạo. ­ Giảm chi phí bảo hành hoặc là với cùng chi phí thì tăng thời gian bảohành. ­ Hỗtrợcungcấpnhữngchỉdẫnđểđánhgiácácnhàcungcấptiềmnăngtrêncơsởđộtin cậy và khả năng bảo trì sản phẩm củahọ. ­ Hỗ trợ cung cấp những chỉ dẫn để xác định khả năng bảo trì của hệ thống, khả  năng cung ứng phụ tùng và các bộ phụ tùng với chi phí tốithiểu. ­ Xác định thời gian  cần thiết để sửa chữa định kỳ hệthống. ­ Xác định khả năng sẵn sàng của hệ thống và giá trị cầnđạt. ­ Xác định năng lực của hệ thống và giá trị cầnđạt. ­ xác định các yếu tố sử dụng của hệ thống và giá trị cầnđạt. ­ Xác định khả năng bảo trì của hệ thống và giá trị cầnđạt. ­ Xác định tổng giờ lao động cần thiết cho toàn bộ các công việc bảotrì. ­ Thực hiện phân tích các dạng tác động và khả năng tới hạn của hư hỏng để xác  định các bộ phận cần tập trung thiết kế lại, nghiên cứu phát triển và thử nghiệm hệ  thống nhằm nâng cao không ngừng độ tin cậy và khả năng bảo trì của sảnphẩm.
  20. V. NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI BẢO TRÌ NGÀYNAY Ngày nay khi kỹ thuật ngày một phát triển do vậy các thiết bị ngày càng đa dạng   đa chức năng, đặc biệt là sự phát triển của lĩnh vực tự  động hoá. Sự kết nối giữa các  lĩnh vực liên quan như: tin học, cơ khí, điện, khí nén, thuỷ lực. Đặt ra khả năng cho các   nhà quản lý bảo trì là rất  lớn, nhà quản lý bảo trì hiện đại phải giải quyết các vấn   đềsau: ­ Lựa chọn kỹ thuật bảo trì thích hợpnhất. ­ Phân biệt các loại quá trình hưhỏng. ­ Đáp ứng mọi mong đợi của người chủ thiết bị, người sử dụng thiết bị và của toàn  xãhội. ­ Thực hiện công tác bảo trì hiệu quảnhất. ­ Hoạt động bảo trì với sự hỗ trợ và hợp tác tích cực của mọi người có liênquan. Bài 3: CÁC GIẢI PHÁP BAO TRÌ I. PHÂN LOẠI BẢOTRÌ Ngày nay các thiết bị  rất đa dạng phong phú  từ  những máy móc  tối  tân, máy  công cụ chuyên dùng …, đời sống của con người ngày một đi lên. Những nhu cầu  đòi  hỏi của con người rất lớn, do đó sự  phát triển nhanh, tốc độ  cơ  khí hoá phần nào đã  đáp  ứng thoả  mãn được những nhu cầu trên của con người. Khoa học ngày nay phát   triển rất nhanh sự liên thông giữa các lĩnh vực: cơ khí, điện, công nghệ thông tin, công  nghệ  vật liệu mới… được kết nối với nhau  và đã tạo ra những bước phát triển vượt  bậc. Nhất là lĩnh vực công nghệ chế tạo, sở dĩ sự phát triển nhanh đến như vậy  là nhờ  quá trình vận dụng những thành tựu khoa học để  phục   vụ  cho quá trình phát triển  được rút ngắn đến mức kỷ  lục. Từ  khi tìm ra  những  nguyên lý đến khi đưa vào áp  dụng trong thực tế  chỉ trong vòng 2(3 năm, quá trình phát triển của vật liệu liệu mới  đã nâng cao, kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Với sự đa dạng thiết bị máy móc trong công  ty đòi hỏi bộ  phận bảo trì phải hình thành nên một chiến lược bảo dưỡng cho tất cả  các loại thiết bị khác nhau từ đơn giản đến phức tạp. Tương ứng với từng loại thiết   bị, chi tiết, phụ tùng máy móc là những chiến lược, phương pháp bảo trì thích hợp. Do   tính đa dạng của từng loại thiết bị  như trên nên bảo trì phải có những phương pháp  riêng cho mình như: bảo trì không kế hoạch và bảo trì có kếhoạch. 1. Bảo trì không kếhoạch Chiến lược này được xem như  là  “vận hành cho đến khi  hư  hỏng”, nghĩa  là  không hề  có bất kỳ  một kế  hoạch hay hoạt động bảo trì nào trong khi thiết bị  đang  hoạt động cho đến khi hư hỏng. Chiến lược này gồm 02 giải pháp chính phổ biếnlà: 1.1  Bảo trì phụchồi:  Bảo trì phục hồi không kế hoạch là loại bảo trì không thể lập được kế hoạch.  Một công việc được xếp vào loại bảo trì phục hồi không kế  hoạch khi mà thời gian   dùng cho công việc ít hơn 8 giờ. Trong trường hợp này không thể  lập kế  hoạch làm  việc một cách hợp lý. Nhân lực phụ tùng và các tài liệu kỹ thuật cần thiết đối với công 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2