intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bệnh học nội khoa (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:125

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Bệnh học nội khoa (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Cao đẳng)" nhằm giúp sinh viên nắm được các khái niệm cơ bản về nguyên nhân phát sinh bệnh, diễn biến, biến chứng và hậu quả do bệnh; giải thích được cơ chế phát sinh bệnh, khuyến cáo các biện pháp đề phòng và phục hồi chức năng; tư vấn và xử lý được một số tình huống rối loạn chức năng. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bệnh học nội khoa (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: BỆNH HỌC NỘI KHOA NGÀNH: Y SĨ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG CHÍNH QUY Ban hành kèm theo Quyết định số 19/ QĐ – CĐYT ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau (Lưu hành nội bộ) Cà Mau, năm 2022
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấmLỜI GIỚI THIỆU Bài giảng Bệnh học Nội Khoa do cán bộ giảng dạy bộ môn YHCS – Lâm sàng thuộc khoa Y biên soạn nhằm cung cấp một số kiến thức để sinh viên học tập và tham khảo khi học lý thuyết cũng như thực hành ở bệnh viện các khoa lâm sàng Nội. Sau mỗi bài giảng có phần câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận giúp sinh viên tự lượng giá kiến thức của mình. Tuy nhiên trong điều kiện giáo viên còn ít ỏi, thời gian còn hạn chế nên cuốn giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót, mong quý thầy cô giáo cũng như các em sinh viên đóng góp ý kiến để lần tái bản sau cuốn giáo trình được hoàn thiện hơn. Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Chương 1. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Chương 2. TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO Chương 3. RỐI LOẠN LIPID MÁU – BỆNH GÚT (GOUT) Chương 4. VIÊM LOÉT DẠ DÀY Chương 5. TĂNG HUYẾT ÁP Chương 6. BỆNH MẠCH VÀNH Chương 7. CẤP CỨU NGƯNG TIM NGƯNG THỞ - SỐC PHẢN VỆ Chương 8. XƠ GAN Chương 9. HỘI CHỨNG SUY TIM Chương 10. SUY THẬN CẤP – MẠN Chương 11. VIÊM ĐẠI TRÀNG Chương 12. VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI LỚN – VIÊM PHẾ QUẢN CẤP – MẠN Chương 13: HEN PHẾ QUẢN – BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) Chương 14. NHIỄM TRÙNG TIỂU – SỎI THẬN Chương 15. HỘI CHỨNG CUSHING Trong quá trình biên soạn bài giảng này, các tác giả đã cố gắng bám sát khung chương trình đào tạo mới, cập nhật các kiến thức từ nhiều nguồn tài liệu, nhằm thể hiện được kiến thức cơ bản, hiện đại và thực tiễn. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Cà Mau, ngày 07 tháng 7 năm 2022 2
  3. Tham gia biên soạn 1. Chủ biên Bs.CKI. Lê Văn Việt 2. Ths.Bs. Nguyễn Thể Tần 3. Th.Bs. Nguyễn Thị Hồng Hà 4. Ths.Bs. Lê Yến Ly 5. BsCKI. Huỳnh Mai Kiều Diễm MỤC LỤC 1 Lời giới thiệu trang 2 2 Mục lục 3 Giáo trình môn học 4 Chương 1. Đái tháo đường 5 Chương 2. Tai biến mạch máu não 6 Chương 3. Rối loạn lipid máu – bệnh gút (gout) 7 Chương 4. Viêm loét dạ dày 8 Chương 5. Tăng huyết áp 9 Chương 6. Bệnh mạch vành 10 Chương 7. Cấp cứu ngưng tim ngưng thở - sốc phản vệ 11 Chương 8. Xơ gan 12 Chương 9. Hội chứng suy tim 13 Chương 10. Suy thận cấp – mạn 14 Chương 11. Viêm đại tràng 3
  4. 15 Chương 12. Viêm phổi cộng đồng người lớn – viêm phế quản cấp – mạn 16 Chương 13. Hen phế quản – bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (copd) 17 Chương 14. Nhiễm trùng tiểu – sỏi thận 18 Chương 15. Hội chứng cushing GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: BỆNH HỌC NỘI KHOA 2. Mã môn học: KY02001 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa, vai trò của môn học 3.1 Vị trí: Là môn học bắt buộc trong nội dung chương trình đào tạo của nghề trung cấp Y sĩ chính quy, được bố trí giảng dạy ở học kỳ 1 của năm học thứ nhất theo kế hoạch đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau. 3.2 Tính chất: Là môn học cơ sở, giúp sinh viên nắm được các khái niệm cơ bản về nguyên nhân phát sinh bệnh,diễn biến, biến chứng và hậu quả do bệnh. Từ đó vận dụng các kiến thức đã học để giải thích cơ chế phát sinh bệnh, khuyến cáo các biện pháp đề phòng và phục hồi chức năng. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Đào tạo người Y sĩ trình độ trung cấp hệ chính quy kiến thức và kỹ năng nghề cơ bản để thực hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, trung thực, khách quan, thận trọng trong nghề nghiệp, tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, có khả năng tự học vươn lên góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. 4. Mục tiêu của môn học 4.1 Kiến thức A1. Sinh viên nắm được các khái niệm cơ bản về nguyên nhân phát sinh bệnh, diễn biến, biến chứng và hậu quả do bệnh; A2. Giải thích được cơ chế phát sinh bệnh, khuyến cáo các biện pháp đề phòng và phục hồi chức năng; A3. Tư vấn và xử lý được một số tình huống rối loạn chức năng. 4.2. Kỷ năng B1. Người học có kỹ năng thực hành, biết cách tiếp xúc với bệnh nhân do rối loạn tiêu hóa, tim mạch...; B2. Biết quy chế làm việc và cách ly trong phòng thí nghiệm sinh lý bệnh; B3. Biết tiếp xúc và phòng tránh một số bệnh do viêm nhiễm, sốt. 4.3. Năng lực và tự chủ trách nhiệm: C1. Thực hành nghề nghiệp theo pháp luật, tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. C2. Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. C3. Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc. 4
  5. 5. Nội dung của môn học 5.2. Chương trình chi tiết môn học TÊN BÀI SỐ GIỜ TT HỌC TS LT TH Kiểm tra Đái Tháo 1 5 1 0 0 Đường Tai Biến 2 Mạch Máu 5 4 1 0 Não Rối Loạn Lipid Máu – 3 5 5 0 0 Bệnh Gút (Gout) Viêm Loét 4 5 4 1 0 Dạ Dày Tăng Huyết 5 5 4 1 0 Áp Bệnh Mạch 6 5 4 1 0 Vành Cấp Cứu Ngưng Tim 7 5 4 1 0 Ngưng Thở - Sốc Phản Vệ 8 Xơ Gan 7 4 3 0 Hội Chứng 9 5 5 0 1 Suy Tim Suy Thận 10 5 5 0 1 Cấp – Mạn Viêm Đại 11 Tràng 5 5 0 0 Viêm Phổi Cộng Đồng Người Lớn – 12 6 5 1 0 Viêm Phế Quản Cấp – Mạn Hen Phế Quản – Bệnh 13 Phổi Tắc 5 5 0 0 Nghẽn Mạn Tính (Copd) Nhiễm 14 Trùng Tiểu – 5 3 2 1 Sỏi Thận Hội Chứng 15 5 5 0 1 Cushing Tổng số 78 68 10 4 5
  6. 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác xây dựng phương án khắc phục và phòng ngừa rủi ro tại doanh nghiệp. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra 6
  7. Thường xuyên Viết/ Tự luận/ A1, A2, A3, 2 Sau 40 giờ. Thuyết trình Trắc nghiệm/ B1, B2, B3, Báo cáo C1, C2 Định kỳ Viết/ Tự luận/ A3, B3, C3 2 Sau 70 giờ Thuyết trình Trắc nghiệm/ Báo cáo Kết thúc môn Viết Tự luận và A1, A2, A3, 1 Sau 78 giờ học trắc nghiệm B1, B2, B3, C1, C2, C3, 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Y sĩ trung cấp chính quy 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 7
  8. 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: 1. Đông thị Hoài Tâm, Bệnh viêm màng não mủ, bệnh truyền nhiễm, ĐHYDược TP HCM, Nxb. Yhọc,1997. 2. Lê Đức Hinh. Bệnh viêm não Nhật Bản – Hội thảo khoa học: Bệnh VNNB và dự phòng bằng văcxin, Viện Vệ Sinh dịch tễ Hà Nội, Bộ Y Tế, 1998. 3. Trần Văn Tiến. Dịch tễ học bệnh viêm não Nhật Bản và biện pháp bằng văcxin, vệ sinh dịch tễ Hà nội, Bộ y tế 1998 4. Bộ Môn Nội trường Đại Học Y Hà Nội (2008), Bệnh Học Nội Khoa, Nhà Xuất bản Y học, tập 1. 5. Bộ Môn Nội trường Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh (2009), Bệnh học nội, Nhà Xuất Bản Y Học. 6. Hội tim mạch Việt Nam (2010), Khuyến cáo chẩn đoán và xử trí bệnh tim mạch và chuyển hóa, Nhà xuất bản y học. 7. ACC/AHA Guideline on the Treatment of Blood Cholesterol to Reduce Atherosclerotic Cardiovascular Risk in Adults: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines. http://circ.ahajournals.org . Circulation. 2013;00:000–000. 8. A.R.Tunkel. W.M. Scheld,Acute Meninggitis. Principles and Practice of Infectiuos Diseases,4th edition,1995,831 -64. 9. ESC/EAS Guidelines for the management of dyslipidaemias. European Heart Journal.2011; 32, pp. 1769–1818 10 IDSA, ATS, CDC. Optimizing Antibiotic Selection for CAP and cUTI in the Emergency Department and Hospital Setting: A systematic Review and Evidence0 Based treatment recommendations- Year 2005 Update. 11. JT Macfarlane, D Boldy. 2004 of BTS pneumonia guidelines: what’s new ? Thorax 2004; 59: 364-366. 12. Matthew W Gillman,"Dietary fat ", Uptodate Nov 2013 13. Neil J.Stone: drugs for elevated low-density lipoprotein cholesterol. In Antman. EM & Sabatine.MS: Cardiovascular Therapeutics: A Companion to Braunwald's Heart Disease 4th. W.B Saunders Company, 2013: 975-984 14. Peter WF Wilson," Overview of the risk equivalents and established risk factors for cardiovascular disease", Uptodate Nov 2013 15. Robert S Rosenson," Measurement of serum lipids and lipoproteins", Uptodate Nov 2013 8
  9. CHƯƠNG 1. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 - Bệnh đái tháo đường đang có xu hướng trẻ hóa và có những diễn biến khó lường. Khi cảm thấy buồn nôn, khát nước, chân tay tê bì, vết thương lâu lành,... người trẻ cần chủ động đến ngay cơ sở ý tế để kiểm tra, vì đó có thể là những dấu hiệu của bệnh tiểu đường. MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Về kiến thức: - Mô tả triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường. - Phân biệt được đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2 trên lâm sàng. - Theo dõi, chăm sóc, điều trị bệnh nhân tại nhà khi có chẩn đoán xác định. - Về kỹ năng: - Nhận diện được bệnh đái tháo đường trong thực tế. - Phân tích được cơ chế sinh bệnh trên bệnh nhân. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Ý thức được tầm quan trọng của cơ chế bệnh sinh để giải quyết nguyên nhân gây bệnh. - Cân nhắc sử dụng thuốc. - Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác 9
  10. - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: không có Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có * NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1. Đại cương Đái tháo đường là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi sự tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết Insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai. Tăng Glucose máu mạn tính trong đái tháo đường sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu. 1.1. Các yếu tố nguy cơ - Tuổi - Giới - Béo phì - Thói quen ít vận động, ăn nhiều - Đô thị hóa - Di truyền - Chủng tộc - Tăng huyết áp - Tăng lipid máu - Thai kỳ 1.2. Nguyên nhân Điều chỉnh đường huyết là vai trò của tuyến nội tiết: tụy, tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến giáp. Trong một số bệnh, các tuyến này không đảm đương được sự cân bằng sẽ gây bệnh. Có hai loại nguyên nhân của bệnh đái tháo đường: nguyên nhân ngoài tụy và do tụy. Nguyên nhân ngoài tụy: Cường tuyến yên, cường vỏ thượng thận, cường tuyến giáp. 10
  11. Nguyên nhân tụy: sỏi tụy, viêm tụy, ung thư tụy… Yếu tố thuận lợi: yếu tố gia đình, người béo, nhiều tuổi, ít hoạt động về thể lực, … 2. Phân loại đái tháo đường Đái tháo đường type 1. Đái tháo đường type 2. Các dạng đặc biệt: - Bệnh lý tụy ngoại tiết. - Hội chứng Cushing, Basedow, u tiết Glucagon, h/c Conn. - Do thuốc: Corticoid, ngừa thai… - Bệnh lý miễn dịch… - Đái tháo đường thai kỳ. - Rối loạn đường huyết đói. - Rối loạn dung nạp glucose. 3. Sinh lý bệnh đái tháo đường 3.1. Đái tháo đường type 1 Cơ chế bệnh sinh liên quan đến yếu tố nguy cơ nhiễm virus như quai bị, coxsackie… gây phá hủy gần hoàn toàn các tế bào beta tụy gây tình trạng thiếu insulin tuyệt đối. 3.2. Đái tháo đường type 2 Thường do 3 rối loạn chủ yếu sau: - Rối loạn tiết insulin. - Sự đề kháng insulin ở mô đích. - Sự tăng sản xuất glucose ở gan. 4. Triệu chứng lâm sàng Lúc đầu rất kín đáo, không có biểu hiện gì. Sau bệnh tiến triển dần, với các triệu chứng: 4.1. Triệu chứng toàn thân Bệnh nhân gầy nhiều và mệt mỏi. 4.2. Triệu chứng chức năng Đái nhiều ngày 5 – 6 lít hoặc hơn. Uống nhiều: Vì tiểu nhiều, nên mất nước, bệnh nhân khát và uống nhiều nước Ăn nhiều: Bệnh nhân luôn có cảm giác đói và muốn ăn nhiều lần, ăn rồi lại nhanh đói. Ngoài triệu chứng 4 nhiều như trên, bệnh nhân còn có các triệu chứng sau: khô da, ngứa toàn thân và mờ mắt thoáng qua. Bảng 22.1. Phân biệt đái tháo đường type 1 và type 2 TYPE 1 TYPE 2 Tuổi khởi bệnh điển hình < 30 > 40 Kiểu xuất hiện bệnh Đột ngột từ từ Tỉ lệ cùng mắc bệnh trên anh chị # 50% # 90-100% em sinh đôi cùng trứng Yếu tố làm xcuất hiện bệnh Bất thường miễn dịch Mập phì, cao tuổi Cân nặng Bình thường hoặc gầy Mập 11
  12. Insulin huyết tương Không có, rất ít Bình thường, cao, thấp Điều trị bằng insulin Cần, bắt buộc Có khi cần Nhiễm toan ceton Dễ bị Ít có khả năng Tác dụng của thuốc viên trị đái Không đáp ứng Có đáp ứng tháo đường 4.3. Triệu chứng thực thể Thường thể hiện bằng các biến chứng của đái tháo đường: 4.3.1. Mạn tính - Biến chứng thần kinh. - Biến chứng mắt. - Biến chứng thận. - Biến chứng nhiễm trùng. - Biến chứng tim. 4.3.2. Cấp tính - Hôn mê do nhiễm Ceton acid. - Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. - Hôn mê do hạ đường huyết. 4.4. Triệu chứng cận lâm sàng Rất cần thiết để chẩn đoán sớm và phát hiện mức độ nặng của bệnh. - Đường huyết: quy định tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường. - HbA1c. - Ceton máu. - Nước tiểu: có đường trong nước tiểu. - BUN, Creatinin tăng. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường Theo ADA 2013 (1). HbA1c ≥ 6.5%. (2). Đường huyết tương khi đói ≥ 126 mg/dl. (3). Đường huyết tương 2 giờ sau uống 75g glucose ≥ 200 mg/dl. (4). Một mẫu đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dl + Triệu chứng của tình trạng tăng đường huyết. Nếu không có triệu chứng tăng tăng đường huyết hay mất bù chuyển hóa cấp tính thì nên thực hiện lại lần thứ hai để xác định chẩn đoán. OGTT không làm thường quy trên lâm sàng. Tiêu chí chẩn Tiền (sắp) đái tháo đường (Tiền ĐTĐ). (1). HbA1c từ 5,7 đến 6,4 %. (2). Rối loạn glucose lúc đói, RLGMĐ ( impaired fasting glucose, IFG), với Đường máu đói Go từ 5,6 – 6,9 mmol/L (100 – 125 mg/dL). (3) Rối loạn dung nạp glucose, RLDNG (impaired glucose tolerance, IGT), Đường máu 2 giờ trong nghiệm pháp dung nạp glucose G2 đo trong mức từ 7,8 – 11 mmol/L (140 – 199 mg/dL). 5. Điều trị Mục đích điều trị: 12
  13. - Ngăn ngừa các triệu chứng của tăng đường huyết. - Giữ cân nặng lý tưởng. - Duy trì mức đường huyết gần với bình thường trong 24h. 5.1. Chế độ nghỉ ngơi và ăn uống Nghỉ ngơi hoàn toàn trong giai đoạn cấp tính. Giai đoạn ổn định, làm việc bình thường, tránh lao động quá sức. Luyện tập thể lực: có tác dụng làm giảm lipid máu, cải thiện hoạt động của tim, giảm huyết áp làm tinh thần sảng khoái dễ hòa nhập cuộc sống. Ăn: hạn chế chất Glucid nhưng vẫn phải đảm bảo số calo cần thiết cho mỗi ngày. Điều chỉnh lượng thức ăn theo kết quả xét nghiệm sinh hóa cho thích hợp. Ăn tăng Protid thực vật và nhiều Vitamin. 5.2. Thuốc Tùy theo loại đái tháo đường mà dùng Insulin hoặc thuốc viên hạ đường huyết. 5.2.1. Insulin Tiêm dưới da, bằng bơm tiêm riêng, có chia từng đơn vị nhỏ. Tác dụng: - Tăng sự thu nạp glucose ở các mô cơ và mô mỡ. - Tăng chuyển hóa glucose thành glycogen. - Giảm sự tân sinh đường. - Ức chế sự ly giải mô mỡ và phóng thích acid béo từ mô mỡ. - Kích thích sự tổng hợp protein và ngăn chặn sự ly giải protein ở cơ. Chỉ định: - Đái tháo đường type 1. - Đái tháo đường type 2 thất bại với điều trị thuốc viên, có biến chứng nhiễm trùng, suy gan, suy thận. - Phụ nữ có thai, trẻ em hay sau phẫu thuật. 5.2.2. Thuốc viên hạ đường huyết Có nhiều nhóm thuốc có vai trò khác nhau trong điều trị đái tháo đường type 2. - Sulfonylurea: Kích thích tế bào beta tụy tiết insulin. - Glinides: Kích thích tế bào beta tụy tiết insulin. - Metformin: giảm sản sinh đường ở gan và tăng nhạy cảm insulin ở mô ngoại vi. - Nhóm ức chế men Alpha glucosidase: ức chế hấp thu glucose ở tế bào niêm mạc ruột. TÓM TẮT BÀI 1 Trong chương này, một số nội dung chính được giới thiệu: - Tác nhân gây bệnh đái tháo đường là gì ? - Các triệu chứng thường gặp? - Nguyên tắc điều trị? - Cách phòng ngừa? CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Trình bày triệu chứng 4 nhiều trong chẩn đoán đái tháo đường ? 2. Tiêu chuẩn chẩn đoán cận lâm sàng đái tháo đường và tiền đái tháo đường ? 3. Trình bày các thuốc điều trị đái tháo đường ? 13
  14. CHƯƠNG 2. TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2 - Tai biến mạch máu não, hay còn gọi là đột quỵ (stroke) là tình trạng mất lưu thông máu đột ngột đến một khu vực của não, xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn bởi cục máu đông hoặc bị nứt vỡ, gây chảy máu trong não. Bộ não là cơ quan cực kỳ phức tạp kiểm soát các chức năng khác nhau của cơ thể. MỤC TIÊU CHƯƠNG 2 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Về kiến thức: - Trình bày triệu chứng lâm sàng của các thể tai biến mạch máu não. - Phân tích các yếu tố nguy cơ chính dẫn đến tai biến mạch máu não. - Nhận định rõ tác hại của tai biến mạch máu não để có kế hoặc cấp cứu và chuyển tuyến trên kịp thời. - Về kỹ năng: - Nhận diện được bệnh tai biến mạch máu não trong thực tế. - Phân tích được cơ chế sinh bệnh trên bệnh nhân. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Ý thức được tầm quan trọng của cơ chế bệnh sinh để giải quyết nguyên nhân gây bệnh. - Cân nhắc sử dụng thuốc. - Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 2 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. 14
  15.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: không có Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có * NỘI DUNG BÀI 2 1. Đại cương Tai biến mạch máu náo là nguyên nhân quan trọng gây tử vong và tàn tật ở mọi nơi, bất kể nông thôn hay thành thị, ở mọi nơi quần thể, mọi trình độ văn hóa, gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường trên 60. Đây là vấn đề được quan tâm nhiều của y tế cộng đồng. Những yếu tố nguy cơ chính: - Tăng huyết áp động mạch. - Đái tháo đường - Các bệnh lý tim mạch - Cơn thiếu máu não thoáng qua - Béo phì - Tăng ngưng kết tiểu cầu - Nghiện rượu - Thuốc lá - Tăng lipid huyết thanh - Tăng Acid Uric huyết - Nhiễm trùng - Yếu tố di truyền - Các yếu tố nguy cơ khác như: Tình trạng kinh tế không thuận lợi, chế độ ăn nhiều muối, giảm kali, dùng thuốc tránh thai, nhiệt độ môi trường dao động nhiều... 15
  16. 2. Chẩn đoán Định nghĩa: Tai biến mạch máu não là biểu hiện lâm sàng bởi các khiếm khuyết thần kinh với sự xuất hiện đột ngột (trong vài giây) hoặc nhanh (trong vài giờ). Các triệu chứng và dấu hiệu tương ứng với tổn thương mạch máu não. Tai biến mạch máu não được chia thành nhóm lớn: Nhồi máu não và xuất huyết não. 2.1. Xuất huyết não Xuất huyết não được mô tả các mạch máu trong não vỡ, thường kích thước lớn hơn 3cm và cũng thường xảy ra ở người lớn có cao huyết áp. Cũng có thể gặp ở những người trẻ do vỡ dị dạng mạch máu não. 2.1.1. Bệnh cảnh lâm sàng 2.1.1.1. Khởi phát Rất đột ngột, bệnh nhân đang sinh hoạt bình thường, khỏe mạnh sau một gắng sức thấy nhức đầu nhiều, tái đi, nôn mửa vài phút sau đi vào hôn mê. Vài trường hợp có dấu hiệu báo trước như nhức đầu khu trú, nôn mửa, lờ đờ, 2 tai lùng bùng. 2.1.1.2. Toàn phát Rối loạn ý thức, bất động, không đáp ứng với kích thích, phản xạ mắt, rối loạn cơ vòng. Dấu hiệu thần kinh khó xác định, toàn thân mềm nhũn, phản xạ gân cơ mất, đồng tử dãn to, mất phản xạ ánh sáng, Babinski có thể xuất hiện hai bên. Mắt và đầu thường nghiêng về bên tổn thương. Liệt mặt thường ghi nhận bằng dấu hiệu Piere Marie Foxt. Giảm trương lực cơ ở nữa bên liệt Rối loạn thần kinh thực vật là dấu hiệu quan trọng để tiên lượng bệnh. Rối loạn hô hấp: - Thở chậm, nông - Thở ồn ào, khó thở, có khi thở kiểu Cheyne Stokes. - Có thể ngừng thở trong vài giờ. Tim mạch: huyết áp tăng, huyết áp giảm gây thêm tiên lượng xấu Nhiệt độ tăng có thể trên 41 độ C. 2.1.1.3. Tiên lượng Tử vong trong vòng 3 – 5 ngày với rối loạn thần kinh thực vật, tim mạch, hô hấp. Đôi khi triệu chứng thoái lui trong vài ngày, nhưng sau đó lại xuất huyết thêm hoặc có biến chứng nhiễm trùng, tim, phổi. Một vài thể lâm sàng với triệu chứng thoái lui, bệnh nhân ra khỏi hôn mê, liệt nửa người rõ hơn. 2.1.2. Các thể lâm sàng Xuất huyết não màng não: liệt nửa người kèm theo dấu màng não, chọc dò não, dịch não tủy sẽ xác định chẩn đoán. Tụt não thất: là thể lâm sàng xấu nhất, bệnh nhân mê rất sâu, thân nhiệt tăng, tình trạng co cứng cơ toàn thân, tăng phản xạ gân cơ, dấu Babiski dương tính cả hai bên, các cơ co cứng đưa đến duỗi mất não. Đôi khi co giật toàn thân, chọc dò dịch não tủy máu đỏ không đông. Tiên lượng chắc chắn tử vong. 2.1.3. Chẩn đoán Dựa vào bệnh cảnh lâm sàng và yếu tố thúc đẩy: tăng huyết áp, tình trạng đột quỵ, dấu hiệu xuất huyết não. Dựa vào thang điểm Glasgow 16
  17. Cận lâm sàng: - Điện não đồ. - Siêu âm não. - Chụp động mạch cảnh cản quang - Chụp CT Scanner, MRI... 2.1.4. Điều trị Chăm sóc, theo dõi bệnh nhân Điều trị tích cực các yếu tố nguy cơ Phục hồi chức năng cho bệnh nhân khi có dấu hiệu hồi phục 2.2. Nhồi máu não Nhồi máu não là bệnh cảnh gây ra do mạch máu não bị lấp, hẹp làm giảm lưu lượng máu đến mô não, hậu quả giảm oxy mô não, hậu quả giảm oxy não dẫn đến rối loạn hàng loạt chuyển hóa tế bào gây khiếm khuyết hoạt động của mô não chi phối. 2.2.1. Cơ chế bệnh sinh Lưu lượng thấp: các mạch máu não bị thuyên tắc, nghẽn bán phần thiết diện. Áp suất tưới máu ở hạ lưu nơi mạch máu bị hẹp giảm sút sẽ gây thiếu máu cục bộ. Giải thoát tai biến mạch máu não xảy ra ở đêm và khi có huyết áp giảm thấp. Lấp mạch: Do mãnh vật liệu từ mãng xơ vữa động mạch bong ra, các huyết khối trôi theo dòng máu. Xuất huyết trong mãng xơ vữa: Khảo sát vi thể cho thấy tổn thương xơ vữa thì màng trong mạch máu phía trên ổ xuất huyết có thể bị phá thành những miệng lỡ loét vào lòng động mạch. Chính những ổ xuất huyết trong lòng động mạch gây ra triệu chứng lâm sàng. 2.2.2. Triệu chứng lâm sàng Tùy theo mạch máu bị tổn thương hay cơ chế bệnh sinh sẽ biểu hiện lâm sàng có khác nhau về tình trạng đột ngột. Từ từ có các dấu hiệu phù não hay không. Mô tả bệnh cảnh lâm sàng của nhũn não do tổn thương động mạch não giữa. 2.2.2.1. Khởi đầu Có thể có tiền triệu: yếu tay chân, dị cảm thoáng qua, mất lời, nhức đầu. Các biểu hiện xảy ra không lâu, sau đó liệt nửa người, không mất ý thức. 2.2.2.2. Giai đoạn toàn phát Dấu hiệu liệt nửa người, liệt kiểu vỏ não và dưới vỏ. Liệt không đồng đều, không hoàn toàn, liệt mặt kiểu trung ương. Chi trên liệt chủ yếu: cơ duỗi, cơ bàn tay. Chi dưới liệt cơ gấp nhiều hơn, có khi liệt nhẹ cần khám nghiệm pháp Barre và Mingazzini mới phát hiện ra. Giai đoạn đầu liệt mềm sang liệt cứng, phản xạ xuất hiện lại hay phản xạ lan tỏa. Hầu hết bệnh nhân có phản xạ Babinski bên liệt. 2.2.2.3. Tiến triển Thường tiến triển tốt, trừ khi có rối loạn tri giác, các biểu hiện tình trạng nặng ở xơ vữa động mạch, các biến chứng do nằm lâu có thể gây tử vong cho bệnh nhân. Về lâu về dài, sự phục hồi chức năng nhờ các mạch nối được thành lập sau chỗ nghẽn mạch, nhưng thường không hoàn toàn. Nghẽn mạch: - Viêm tắc động mạch do xơ mỡ là nguyên nhân chiếm hàng đầu thường ở người lớn có dấu hiệu xơ cứng mạch, soi đáy mắt có hiện tượng bắt chéo động tĩnh mạch, có đau thắt ngực, viêm động mạch hai chi dưới. 17
  18. - Thường nghẽn mạch ở những vị trí sau: + Động mạch cảnh trong: đứng trước 1 trường hợp tai biến mạch máu não, nên khám động mạch cổ. + Động mạch não giữa: thường xác định chụp động mạch cản quang + Động mạch cảnh chung: thường nơi phân chia động mạch thùy. + Lấp mạch Bệnh thấp tim chiếm gần 50% Hẹp val 2 lá hoặc hẹp - hở val 2 lá Bệnh val động mạch chủ Cục máu đông từ tâm nhỉ do rung nhĩ Nhồi máu cơ tim: Hiện đứng hàng thứ 2 sau nguyên nhân trên, thường xảy ra trong 3 tuần đầu. 2.2.2.4. Chẩn đoán phân biệt Cần phân biệt với xuất huyết não. 2.2.3. Điều trị Hạn chế sự lan rộng của tổn thương. Cụ thể: - Bảo đảm thăng bằng nước và điện giải - Giải phóng đường hô hấp và thở oxy - Duy trì huyết áp ở mức hợp lý - Dinh dưỡng thích hợp. 2.2. Xuất huyết dưới màng nhện Đây là bệnh cảnh xuất huyết giữa màng nuôi và màng nhện, nguyên nhân thường gặp là vỡ dị dạng mạch máu não như túi phình, u mạch, cao huyết áp. 2.2.1. Triệu chứng lâm sàng 2.2.2.1. Khởi phát Khởi đầu thường đột ngột: nhức đầu là triệu chứng sớm, nhức đầu dữ dội như dao đâm vào vùng chẩm, nhức càng tăng nửa đầu, lan khắp đầu. Đau tăng khi gắng sức, kèm theo nôn mữa, chóng mặt, mờ mắt, tri giác lơ mơ đưa đến hôn mê dần. Trong tiền sử có nhức đầu trước. 2.2.2.2. Toàn phát Bệnh nhân mê có kèm theo dấu hiệu thần kinh: - Hôn mê: thường nhẹ, kích thích nhiều, có thể thay đổi ý thức luôn, có lúc tỉnh hơn, trả lời đúng câu hỏi. - Khám thần kinh: Hội chứng màng não rõ rệt: gáy cứng, Kernig, Brudzinski, tăng cảm giác đau ở da, cơ, rối loạn vận mạch. - Dấu hiệu tháp: Phản xạ lúc đầu tăng nhiều, có thể lan tỏa, đa dạng. Sau đó phản xạ giảm, dấu hiệu Babinski (+) 2.2.2. Chẩn đoán xác định Chọc dò dịch não tủy Để bệnh nhân nằm, nên lấy ít dịch, chẩn đoán xác định khi dịch não tủy có áp lực hơi tăng, đỏ hoặc hồng, dịch không đông tế bào có nhiều hồng cầu vỡ hoặc nguyên, đạm tăng. 2.2.3. Tiến triển Diễn biến tự nhiên, thường nặng, hôn mê nặng dần, rối loạn thần kinh thực vật, biến chứng do nằm lâu (loét, nhiễm trùng...) TÓM TẮT BÀI 2 18
  19. Trong chương này, một số nội dung chính được giới thiệu: - Tác nhân gây bệnh tai biến mạch máu não là gì ? - Các triệu chứng thường gặp? - Nguyên tắc điều trị? - Cách phòng ngừa? CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Tai biến mạch máu não tiên lượng nặng không phụ thuộc vào khi: A. Thời gian hôn mê lâu B. Tỷ lactat và pyruvat trong dịch não tủy cao C. Có phù não D. Đường máu bình thường 2. Xuất huyết não có thể có các biến chứng sau đây ngoại trừ: A. Tắc mạch phổi B. Tăng glucose máu C. Tăng ADH D. Thay đổi tái phân cực điện tim 3. Xuất huyết trên lều có tiên lượng nặng khi kích thước tổn thương mấy cm: A. 3.1 B. 3.6 C. 4.1 D. 5.1 4. Tế bào não mất chức năng rất nhanh khi bị thiếu máu cục bộ vì: A. Không có sự dự trử glucose và oxy B. Không sử dụng được ATP C. Duy nhất không dự trủ oxy D. Không thể hồi phục chức năng được 5. Vùng tranh tối tranh sáng có lưu lượng máu não não bao nhiêu ml/phút/100g não: A. 13 B. 18 C. 23 D. 28 CHƯƠNG 3. RỐI LOẠN LIPID MÁU – BỆNH GÚT (GOUT)  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 3 - Bệnh gút là một bệnh rối loạn do tăng axit uric máu (urat huyết thanh > 6,8 mg/dL [> 0,4 mmol/L]) dẫn đến kết tủa các tinh thể monosodium urat trong và xung quanh khớp, thường gây viêm khớp cấp tính hoặc mạn tính tái phát. Gút cấp thường xảy ra ở một khớp và hay gặp ở khớp bàn ngón chân 1. MỤC TIÊU CHƯƠNG 3 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Về kiến thức: 19
  20. - Hiểu được mức độ nguy hiểm của tình trạng rối loạn lipid máu. - Phân loại được tình trạng rối loạn lipid máu. - Phân tầng được nguy cơ tim mạch của từng bệnh nhân cụ thể. - Nắm vững được nguyên tắc điều trị rối loạn lipid máu. - Định nghĩa và phân loại được bệnh gút. - Trình bày bệnh nguyên và bệnh sinh của bệnh gút. - Nêu được các giai đoạn của bệnh gút. - Nêu các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh gút. - Điều trị bệnh gút. - Về kỹ năng: - Nhận diện được tình trạng rối loạn lipid máu , bệnh gút trong thực tế. - Phân tích được cơ chế sinh bệnh trên bệnh nhân. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Ý thức được tầm quan trọng của cơ chế bệnh sinh để giải quyết nguyên nhân gây bệnh. - Cân nhắc sử dụng thuốc. - Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 3 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 3 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 3) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 3 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 3 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2