Giáo trình bệnh Ngoại và sản khoa trên ngựa - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc
lượt xem 3
download
(NB) Giáo trình bao gồm các kiến thức cơ bản về bệnh ký sinh trùng trên ngựa, giúp người học có cái nhìn tổng quát về bệnh ký sinh trùng, vận dụng những hiểu biết về dịch bệnh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình bệnh Ngoại và sản khoa trên ngựa - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC GIÁO TRÌNH BỆNH NGOẠI & SẢN KHOA TRÊN NGỰA (Lưu hành nội bộ) Tác giả: Th.S. Mai Anh Tùng (chủ biên) Th.S. Mai Thị Thanh Nga Th.S. Hoàng Thị Ngọc Lan Quảng Ninh, năm 2021 1
- 2
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 3
- LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình bệnh Ngoại & sản khoa trên ngựa được biên soạn dùng cho chương trình đào tạo trung cấp nghề chăn nuôi thú y (chuyên sâu về ngựa). Giáo trình bao gồm các kiến thức cơ bản về bệnh ký sinh trùng trên ngựa, giúp người học có cái nhìn tổng quát về bệnh ký sinh trùng, vận dụng những hiểu biết về dịch bệnh là cơ sở để làm nghề sau khi tốt nghiệp ra trường. Giáo trình gồm: A. SẢN KHOA THÚ Y Bài 1. Chẩn đoán thai ngựa Bài 2: Bệnh trước khi đẻ Bài 3: Bệnh trong quá trình sinh đẻ B. NGOẠI KHOA THÚ Y Bài 1: Phẫu thuật ngoại khoa Bài 2. Chứng viêm Bài 3: Tổn thương ngoại khoa Bài 4. Nhiễm trùng ngoại khoa Để hoàn thiện giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Giám Hiệu trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc; phòng đào tạo; Văn bản hướng dẫn của Bộ Lao Động TBXH. Sự hợp tác, giúp đỡ của giáo viên trong bộ môn thú y, sự đóng góp ý kiến của các cán bộ kĩ thuật của các đơn vị liên quan. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến đến các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành giáo trình này. Giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề Chăn nuôi thú y, nghề thú y. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các bài dạy một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Quảng Ninh, ngày 6 tháng 3 năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Mai Anh Tùng (chủ biên) 2. Mai Thị Thanh Nga 3. Hoàng Thị Ngọc Lan 4
- MỤC LỤC GIÁO TRÌNH 1 LỜI GIỚI THIỆU 3 MÔ ĐUN/MÔN HỌC BỆNH NGOẠI & SẢN KHOA TRÊN NGỰA 7 Tên môn học/mô đun: Ngoại & sản khoa trên ngựa 7 Mã môn học/mô đun: MH 15 7 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: 7 Mục tiêu của môn học/mô đun: 7 Nội dung của môn học/mô đun: 7 A. SẢN KHOA THÚ Y 8 Bài 1. CHẨN ĐOÁN THAI TRÊN NGỰA 8 1.1. Phương pháp chẩn đoán thai ngựa 8 1.2. Triệu chứng của một số gia súc cái sắp đẻ 9 1.2.1. Triệu chứng sắp đẻ ở bò 9 1.2.2. Triệu chứng sắp đẻ ở ngựa 9 1.2.3. Triệu chứng sắp đẻ ở lợn 9 1.2.4. Công việc chuẩn bị cho gia súc trước khi đẻ 9 1.2.5. Công tác đở đẻ 9 Bài 2. BỆNH TRƯỚC KHI ĐẺ 11 2.1. Bệnh rặn đẻ quá sớm 11 2.1.1. Nguyên nhân 11 2.1.2. Triệu chứng 12 2.1.3. Tiên lượng 12 2.1.4. Phòng và điều trị 12 2.2. Bệnh sa âm đạo 12 2.2.1. Nguyên nhân 12 2.2.2. Triệu chứng 12 2.2.3. Tiên lượng 13 2.2.4. Phòng và điều trị 13 2.3. Hiện tượng sảy thai 13 2.3.1. Nguyên nhân 13 2.3.2. Triệu chứng 14 2.3.3. Tiên lượng 14 2.3.4. Phòng và điều trị 14 5
- Bài 3. BỆNH TRONG QUÁ TRÌNH SINH ĐẺ 16 3.1. Bệnh rặn đẻ yếu 16 3.1.1. Nguyên nhân 16 3.1.2. Triệu chứng 16 3.1.3. Tiên lượng 16 3.1.4. Phòng và điều trị 16 3.2. Bệnh sát nhau 17 3.2.1. Nguyên nhân 17 3.2.2. Triệu chứng 17 3.2.3. Tiên lượng 17 3.2.4. Phòng và điều trị 17 3.3. Đẻ khó 18 3.3.1. Nguyên nhân 18 3.3.2. Triệu chứng 18 3.3.3. Tiên lượng 18 3.3.4. Phòng và điều trị 18 B. BỆNH NGOẠI KHOA THÚ Y 20 Bài 1. PHẪU THUẬT NGOẠI KHOA 20 1.1. Khái niệm về thủ thuật ngoại khoa thú y 20 1.2. Những nguyên tắc cơ bản trong thủ thuật ngoại khoa 20 1.3. Những vấn đề cần chú ý trước và sau khi phẫu thuật 20 1.4. Phương pháp gây mê, gây tê, và cầm máu 21 1.4.1. Phương pháp gây mê 21 1.4.2. Các phương pháp gây tê 22 1.4.3. Phương pháp cầm máu 23 Bài 2. CHỨNG VIÊM 26 2.1. Khái niệm về viêm 26 2.2. Các nguyên nhân gây viêm 26 2.2.1. Nguyên nhân cơ giới 26 2.2.2. Nguyên nhân vật lý 26 2.2.3. Nguyên nhân hóa học 26 2.2.4. Nguyên nhân sinh vật 27 2.3. Triệu chứng của viêm 27 2.4. Điều trị chứng viêm 27 2.4.1. Nguyên tắc điều trị viêm 27 2.4.2. Điều trị chứng viêm bằng hóa chất 28 Bài 3. TỔN THƯƠNG NGOẠI KHOA 30 3.1. Khái niệm 30 6
- 3.2. Phân loại tổn thương 30 3.3. Nguyên nhân 31 3.4. Tổn thương hở ở tổ chức mềm 31 3.4.1. Herniae thành bụng 31 3.4.2. Herniae rốn 33 3.4.3. Herniae bẹn (Herniae ân nang) 35 3.5. Tổn thương tổ chức cứng (gãy xương) 35 3.5.1. Nguyên nhân 35 3.5.3. Triệu chứng 36 3.5.4. Chẩn đoán 36 3.5.5. Điều trị 36 3.6. Bệnh ở móng 37 Bài 4. NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA 39 4.1. Bệnh viêm lỗ chân lông ngựa 39 4.1.1. Nguyên nhân 39 4.1.2. Triệu chứng 39 4.1.3. Chẩn đoán 39 4.1.4. Điều trị 40 4.2. Áp xe (nhọt bọc) 40 4.2.1. Khái niệm 40 4.2.2. Nguyên nhân 40 4.2.3. Phân loại áp-xe 40 4.2.4. Chẩn đoán 42 4.2.5. Ðiều trị 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 7
- BỆNH NGOẠI & SẢN KHOA TRÊN NGỰA Tên môn học/mô đun: Bệnh ngoại & sản khoa trên ngựa Mã môn học/mô đun: MĐ15 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí : Là môn học chuyên môn được bố trí ở vị trí thứ 15 trong chương trình đào tạo nghề chăn nuôi ngựa trình độ trung cấp. - Tính chất: Đây là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: + Môn học bệnh Ngoại & sản khoa tlà môn học chuyên ngành trong các môn chuyên ngành của nghề chăn nuôi thú y; + Sau khi học xong môn học người học có thể giải thích được các biểu hiện của bệnh ngoại & sản khoa trên cơ thể vật nuôi, từ đó áp dụng kiến thức về chẩn đoán, phòng và trị được một số bệnh thường gặp trên ngựa đồng thời vận dụng những hiểu biết về môn học có thể cải tiến các kĩ thuật về phòng trị bệnh trên vật nuôi hiệu quả. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: + Mô tả được những nội dung cơ bản về phẫu thuật ngoại và sản khoa, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị các bệnh ngoại và sản khoa thường gặp ở ngựa. + Xác định được bệnh ngoại và sản khoa ở ngựa, nhằm chủ động phòng, trị bệnh đạt hiệu quả cao. - Về kỹ năng: + Thực hiện được những thao tác cơ bản trong điều trị bệnh ngoại & sản khoa bằng phương pháp phẫu thuật. + Điều trị được bệnh ngoại & sản khoa trong chăn nuôi ngựa. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có tinh thần học tập tích cực, sáng tạo; 8
- + Cẩn thận, đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi. + Có ý thức bảo vệ môi trường sống. Nội dung của môn học/mô đun: A. SẢN KHOA THÚ Y Bài 1. Chẩn đoán thai ngựa Bài 2: Bệnh trước khi đẻ Bài 3: Bệnh trong quá trình sinh đẻ B. NGOẠI KHOA THÚ Y Bài 1: Phẫu thuật ngoại khoa Bài 2. Chứng viêm Bài 3: Tổn thương ngoại khoa Bài 4. Nhiễm trùng ngoại khoa A. SẢN KHOA THÚ Y Bài 1. CHẨN ĐOÁN THAI TRÊN NGỰA Giới thiệu: Trong chăn nuôi gia súc sinh sản chẩn đoán gia súc có thai rất quan trọng, nó đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Mục tiêu: - Trình bày được Phương pháp chẩn đoán thai ngựa - Vận dụng được những đặc điểm của hệ thống sinh dục của gia súc trong chăn nuôi ngựa. - Rèn luyện đức tính cẩn thận, tác phong công nghiệp, quyết đoán trong công việc để bảo đảm hiệu quả, an toàn, vệ sinh cho người và vật nuôi. Nội dung: 1.1. Phương pháp chẩn đoán thai ngựa 1.2. Triệu chứng của một số gia súc cái sắp đẻ 1.2.1. Triệu chứng sắp đẻ ở bò 1.2.2. Triệu chứng sắp đẻ ở ngựa 1.2.3. Triệu chứng sắp đẻ ở lợn 1.2.4. Công việc chuẩn bị cho gia súc trước khi đẻ 1.2.5. Công tác đở đẻ 1.1. Phương pháp chẩn đoán thai ngựa - Thông qua kiểm tra trực tràng ta thấy thai ngựa phát triển qua các tháng như sau: + Tháng thứ nhất đến tháng thứ Ba: Hình thành thể vàng trên buồng trứng, sừng tử cung có thai lớn dần lên, có tính chất đàn hồi, sừng tử cung to lên 1,5 đến 2 lần so với 9
- bình thường, sờ vào tử cung thấy bùng nhùng, sệ xuống phía dưới và trước hố chậu, dây chằng rộng sừng tử cung căng. + Từ tháng thứ tư đến tháng thứ sáu: Lúc này không sờ thấy buồng trứng, chạc ba thân và 2 sừng tử cung không rõ ràng, thể tích tử cung tăng lên bằng quả bí ngô to, có thể sờ thấy thai, động mạch sừng tử cung có thai đập mạnh và rõ, ở sừng không có chửa mạch đập rất nhẹ, dây chằng rộng tử cung rất căng. + Từ tháng bảy đến tháng thứ mười: Tử cung và cổ tử cung nằm trong xoang bụng, động mạch sừng tử cung có chửa to lên rõ rệt, đập mạnh, dây chằng rộng tử cung chùng lại, có thể sờ thấy thai ngay cử hố chậu về phía xoang bụng một cách dễ dàng, động mạch đập rõ. + Tháng thứ 11 biể hiện bên ngoài rất rõ ràng, bầu vú to lên có triệu chứng sắp đẻ, ân hộ cứng, có sữa đầu, thai cựa mạnh quan sát dễ thấy, nhất là lúc sáng sớm, hay sau khi con vật uống nước lạnh thấy thai cử động mạnh. Hình 1. Tuổi thai của ngựa 1.2. Triệu chứng của một số gia súc cái sắp đẻ 1.2.1. Triệu chứng sắp đẻ ở bò - sắp đến ngày đẻ khoảng 3 đến 4 ngày, con vật có biểu hiện: âm hộ sưng, có hiện tượng sụt hông ở hai bên cạnh xương khum – xương ngồi, bụng xệ đi lại khó khăn, bầu vú căng, xuất hiện sữa đầu 10
- - Trước lúc đẻ 2 – 12 giờ có sữa chảy ra ở núm vú, có dịch nhờn trong suốt (nhựa chuối) chảy ra từ âm đạo, con vật không yên, thường quay về phía bụng, nằm xuống đứng lên khó chịu bởi những cơn co bóp tử cung bắt đầu, đi đái luôn (đái dắt) số lượng nước tiểu ít. - Sau đó xuất hiện những cơn rặn đẻ, cong lưng, cong đuôi, dạng hai chân sau, mỗi lần rặn áp xuất thành bụng căng, cổ tử cung bắt đầu mở, khớp bán động háng cũng bắt đầu dãn ra. 1.2.2. Triệu chứng sắp đẻ ở ngựa - Bụng sệ, âm hộ sưng có dịch nhờn trong suốt (nhựa chuối) chảy ra từ âm hộ, xuống ở bầu vú rất rõ, sữa đầu tiết ra dích ở phía bụng và ở 2 bên bẹn chân sau, sữa đầu xuất hiện trước khi đẻ 1 ngày hoặc vài giờ, con vật không yên, thường quay về phía bụng, ăn uống giảm, sau đó xuất hiện những cơn rặn đẻ, mỗi lần rặn áp xuất thành bụng căng, cổ tử cung bắt đầu mở dần, chô đến khi cổ tử cung mở hoàn toàn. 1.2.3. Triệu chứng sắp đẻ ở lợn - Tuyến vú và các đầu vú bắt đầu căng, hai giải mầm sữa hai bên thành bụng nổi rất rõ, sữa đầu xuất hiện trước 1 đên 2 ngày, con vật không yên, tha rơm rác làm ổ (cắn ổ) âm hộ sưng có niêm dịch chảy ra, đi đái dắt, khó chịu, xuất hiện những cơn rặn đẻ, cổ tử cung bắt đầu mở, cho đến khi mở hoàn toàn. 1.2.4. Công việc chuẩn bị cho gia súc trước khi đẻ - Đối với ngựa và trâu bò, theo sổ phối giống, dự kiến ngày đẻ trước 5 – 15 ngày, tắm chải sạch sẽ chú ý phía thân sau, nhốt trong chuồng nuôi khô sạch sẽ, chăn thả ở bãi chăn bằng phẳng, chuồng nuôi sạch sẽ thông thoáng, tẩy uế bằng han Iotdin 10%, bên ngoài chuồng nuôi rắc vôi bột. 1.2.5. Công tác đở đẻ - Nhân viên đỡ đẻ, cắt móng tay, mài nhẵn rửa sạch, sát trùng cẩn thận, nếu có thao tác cần cho tay vào âm đạo, vào cổ tử cung khi đỡ đẻ thì phải sát trùng bằng cồn 70⁰ hay cồn iot 5%, dùng vaseline bôi trơn trước khi đưa tay vào âm đạo tử cung. - Dụng cụ chuyên dùng cho sản khoa và dụng cụ thú y thông thường khác, sát trùng cẩn thận để tránh lây nhiễm đặc biệt là bệnh sảy thai truyền nhiễm, một số thuốc trợ sức, oxytocin. - Rửa sạch phía ngoài âm đạo bằng nước ấm, sau cùng nước ấm 1‰vô trùng. - Khi gia súc đẻ bình thường chỉ cần lưu ý khi thai vừa ra cửa âm hộ (Trâu bò đẻ đứng) thì phải đỡ kịp thời để thai không rơi mạnh xuống nền chuồng, để không đứt cuống rốn quá ngắn. - Trong quá trình đẻ, cần chú ý những trường hợp đẻ khó để can thiệp kịp thời. Câu hỏi ôn tập 1. Phương pháp chẩn đoán thai trên ngựa? 2. Những triêu chứng ở bò, ngựa, lợn? 11
- 3. Nêu công tác đỡ đẻ cho gia súc? Phần thực hành - Gây mê, gây tê, cầm máu cho ngựa Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức đánh giá kết quả thực hành theo nhóm của học sinh. Ghi nhớ Chẩn đoán thai trên ngựa Bài 2: BỆNH TRƯỚC KHI ĐẺ Giới thiệu: Một số bệnh thường gặp ở gia súc sinh sản yêu cầu phải nắm được nguyên nhân, triệu chứng của một số bệnh trước khi đẻ, để có phương pháp chẩn đoán và điều trị chính xác đạt hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở đó có biện pháp phòng trị bệnh thích hợp. Mục tiêu: - Nhận biết, phân biệt được các bệnh trước khi đẻ ở gia súc sinh sản. - Thực hiện được biện pháp phòng và trị các bệnh trước khi đẻ ở gia súc sinh sản. - Rèn luyện đức tính cẩn thận, tác phong công nghiệp, quyết đoán trong công việc để bảo đảm hiệu quả, an toàn, vệ sinh cho người và vật nuôi. Nội dung: 2.1. Bệnh rặn đẻ quá sớm 2.1.1. Nguyên nhân 2.1.2. Triệu chứng 12
- 2.1.3. Tiên lượng 2.1.4. Phòng và điều trị 2.2. Bệnh sa âm đạo 2.2.1. Nguyên nhân 2.2.2. Triệu chứng 2.2.3. Tiên lượng 2.2.4. Phòng và điều trị 2.3. Hiện tượng sảy thai 2.3.1. Nguyên nhân 2.3.2. Triệu chứng 2.3.3. Tiên lượng 2.3.4. Phòng và điều trị 2.1. Bệnh rặn đẻ quá sớm 2.1.1. Nguyên nhân + Do tác động cơ giới như khi gia súc bị đánh, bị húc vào bụng, bị ngã đột ngột, sụt hầm, sa hố. + Do các nguyên nhân làm cho cơ thành bụng, cơ tử cung căng lên quá mức như đầy hơi dạ dày và ruột, do táo bón, ỉa chảy làm gia súc rặn nhiều + Do rối loạn mối quan hệ cân bằng giữa các các Hormone điều kiển quá trình sinh sản + Do sử dụng những loại thuốc có tác dụng co bóp cơ trơn trong thời gian có thai. Tất cả các nguyên nhân trên kích thích làm tử cung xuất hiện những cơn co bóp gây ra những cơn rặn của con mẹ trước thời gian sinh đẻ bình thờng 2.1.2. Triệu chứng Con mẹ xuất hiện những cơn rặn, những cơn co bóp của tử cung trước thời gian sinh đẻ bình thường. Khi mà cơ thể mẹ cha xuất hiện những triệu chứng điển hình của quá trình sinh đẻ bình thờng như: cơ quan sinh dục bên như âm hộ cha sưng to chưa phù thũng và nhão ra, chưa có hiện tượng sụt mông, bầu vú chưa căng và chưa có sữa đầu. Vật đứng, nằm không yên hai chân cào đất, kêu rống, cong lưng cong đuôi mà rặn, nếu không can thiệp kịp thời thì sẽ dẫn đến hiện tượng sảy thai, đẻ non.... 2.1.3. Tiên lượng Có thể gây sảy thai một cách nhanh chóng, có thể dẫn đến thai chết trong tử cung. 2.1.4. Phòng và điều trị + Hộ lý: để vật ở nơi yên tĩnh với tư thế đầu thấp đuôi cao ức chế hiện tượng rặn bằng các phương pháp sau: Tiêm Atropin 3-5 ml Bò có thể dùng rượu trắng cho uống từ 300- 500ml; ngựa có thể tiêm Morphin 0.4 gr hay cho uống Chloralhydrat 20-30g 13
- Gây tê lõm khum đuôi bằng Novocain Ngoài ra có thể dùng dễ cây gai sắc lên cho vật uống 2.2. Bệnh sa âm đạo 2.2.1. Nguyên nhân + Nuôi con vật lâu trong chuồng mà nền chuồng quá thấp về phía đuôi nên tử cung và thai đè mạnh lên âm đạo + Do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gia súc có thai không hợp lý đặc biệt khẩu phần thức ăn không đầy đủ thiếu vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B, do con vật đã già yếu và những yếu tố khác làm cho sức khoẻ con vật bị giảm sút + Bào thai quá to với gia súc đơn thai, áp lực xoang bụng xoang chậu quá cao nhất là khi vật nằm lâu trên nền chuồng quá thấp về phía đuôi + Do vật đã đẻ quá nhiều lứa nên chức năng giữ âm đạo ở vị chí bình thường của cơ âm đạo và hệ thống dây chằng bị giảm sút 2.2.2. Triệu chứng + Thể âm đạo lộn ra ngoài thể không hoàn toàn (Prolapsus Vaginae Partialis) Phần âm đạo lộn ra ngoài mầu hồng hình quả nê to bằng nắm tay, bộ phận này chỉ nhìn thấy khi con vật nằm xuống, còn khi con vật đứng lên và vận động thì phần âm đạo đó lại thụt vào rong xoang chậu + Âm đạo lộn ra ngoài thể hoàn toàn (Prolapsus VaginaeTotallis) phần âm đạo lộn ra ngoài mầu hồng hình quả nê to bằng quả bóng, bằng cái sô, nhìn rõ cổ tử cung và hiện tượng đóng nút dịch của cổ tử cung, con mẹ rặn liên tục bộ phận âm đạo lộn ra ngoài ngày một to lên. Do sự cọ sát của đuôi và sự tiếp xúc với môi trường ngoại cảnh bên ngoài bộ phận âm đạo bị dính các chất bẩn như phân rác, nước, tiểu, đất cát, niêm mạc âm đạo bị xây xát, bị nhiễm khuẩn và bị viêm thể tích phần âm đạo lộn ra ngoài tăng cao và từ bộ phận âm dạo lộn ra ngoài luôn thải ra ngoài một hỗn dịch bao gồm niêm dịch dịch rỉ viêm và các tổ chức hoại tử, nếu để lâu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng nhiếm trùng huyết, con vật lâm vào tình trạng trúng độc dễ bị sảy thai, đẻ non 2.2.3. Tiên lượng Có thể dẫn đến thai chết trong tử cung. 2.2.4. Phòng và điều trị + Nguyên lý của việc điều trị bệnh âm đạo lộn ra ngoài là nhanh chóng đưa phần âm đạo lộn ra ngoài trở về vị trí cũ sau khi đã vô trùng cẩn thận và đề phòng tái phát + Hộ lý để vậy ở nơi yên tĩnh với tư thế đầu thấp đuôi cao, buộc đuôi con vật sang một bên Dùng các dung dịch sát trùng ở nồng độ thích hợp như thuốc tím 0,1%, Axít Boríc 3%, H2O2, NaCl 5%, Rivanol 0,1%, Tanin 1% rửa sạch bộ phận âm đạo lộn ngoài, sau đó tiến hành thắt những mạch máu bị đứt, khâu những chố bị rách bị thủng rồi dùng các loại kháng sinh dạng mỡ bôi lên phần âm đạo lộn ra ngoài rồi tiến hành dùng dầu thực vật sát lên phần âm đạo lộn ra ngoài 14
- Dùng thủ thuật đa phần âm đạo lộn ra ngoài trở về vị trí cũ cần chú ý khi làm thủ thuật phải hết sức thận trọng tránh làm xây sát làm rách làm thủng niêm mạc âm đạo Cố định đề phòng tái phát: ức chế hiện tượng rặn bằng các phương pháp sau: với bò cho uống riệu trắng, ngựa cho uống Chloralhydrat, phong bế nõm khum đuuôi bằng Novocain 8-10ml. Khâu 2/3 phía trên âm môn bằng chỉ bản to mềm để nguyên 5-7 ngày khi giá súc không còn phản xạ rặn thì tiến hành cắt chỉ. 2.3. Hiện tượng sảy thai 2.3.1. Nguyên nhân Có ba loại sẩy thai 1. Sẩy thai không truyền nhiễm 2. Sẩy thai truyền nhiễm 3. Sẩy thai do ký sinh trùng Sẩy thai không truyền nhiễm thường được chia ra Sẩy thai do nuôi dưỡng và do tổn thương chiếm tỷ lệ nhiều hơn cả. Các loài gia súc đều có thể bị sẩy thai không truyền nhiễm, trong đó ngựa và heo bị nhiều nhất. * Sẩy thai tự phát Do thai và các màng bọc phát triển không bình thường. Tính biệt của thai cũng là một nguyên nhân gây ra sẩy thai. Thai bị kỳ hình không nhất thiết gây ra sẩy thai, chỉ sau khi đẻ ra, do không thích ứng được với ngoại cảnh nên một số thai kỳ hình không thể độc lập sinh tồn được. * Sẩy thai do bệnh Do bộ phận sinh dục của gia súc mẹ có bệnh (bệnh toàn thân hoặc cơ năng bị rối loạn), nói theo nghĩa rộng có thể bao gồm cả sẩy thai do nuôi dưỡng và do tổn thương. Có hai nguyên nhân: - Bệnh của bộ phận sinh dục và rối loạn cơ năng: do viêm nội mạc tử cung mãn tính hoặc tử cung phát triển không đồng đều do bẩm sinh - Các bệnh khác về tim phổi, gan thận, nhất là các bệnh của dạ dày ruột; rối loạn cơ năng và thứ phát của các bệnh về hưng phấn thần kinh (quay cuồng, viêm màng não) đều có thể gây sẩy thai. * Sẩy thai do nuôi dưỡng Số lượng và chất lượng thức ăn nước uống không tốt, không đủ, chế độ nuôi dưỡng không đúng cũng gây ra sẩy thai. * Sẩy thai do tổn thương Có rất nhiều nguyên nhân Trâu bò có chửa, bị húc, đá vào bụng, bị ngã, chuồng quá chật, gia súc chen lấn nhau, gia súc có chửa phãi 3 làm việc quá nặng nên bị quá mệt, kiểm tra thai qua trực tràng không đúng kỹ thuật làm gia súc mẹ giẫy giụa nhiều, khám âm đạo để mỏ vịt quá 15
- lâu, dùng thuốc làm cho âm đạo bị kích thích mạnh, phối giống khi gia súc chửa động hớn giả, đều có thể gây sẩy thai. Heo có chửa nằm đè lên nhau, tranh nhau ổ nằm, vận động quá mạnh, nhảy qua tường cao, bị đánh đập và quát doạ làm cho dây thần kinh căng thẳng gây ra phản xạ tử cung co bóp, đều có thể gây sẩy thai. 2.3.2. Triệu chứng - Không thấy có triệu chứng gì xuất hiện, tự nhiên thai và nhau thai bị đẩy ra ngoài. Khi gần xảy thai con vật ăn uống kém, có sốt nhẹ. - Thời kỳ đầu con vật không yên, có cơn co rặn, cổ tử cung mở, chảy niêm dịch, có những cục máu vón đông chảy ra từ ân đạo, sau đó thai chết nhau thai thường lưu lại trong tử cung và được hấp thu. 2.3.3. Tiên lượng Ở ngựa sảy thai và sót nhau rất nguy hiểm. 2.3.4. Phòng và điều trị - Phải điều tra tỉ mỉ để nắm được cụ thể bệnh sử của từng con, nguyên nhân sẩy thai, thời vụ sẩy thai, tình trạng nuôi dưỡng, tình trạng mang thai, từ đó rút ra quy luật của sẩy thai trong đàn bò và có những biện pháp phòng chống có hiệu quả. Khi thai đã chết và cổ tử cung đã mở thì nên làm cho thai tống ra sớm, tránh để thai thối rữa trong tử cung, ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục và sự sinh đẻ sau này của gia súc. Nếu nghi là do bệnh sẩy thai truyền nhiễm hoặc do ký sinh trùng đường sinh dục thì gửi cả thai, màng thai, các chất bài tiết của thai (không được mổ thai để tránh bệnh lây lan) đến phòng xét nghiệm thú y. Đồng thời phải kiểm tra máu của gia súc mẹ, tiêu độc triệt để phần sau cơ thể, những nơi bị ô nhiễnm và cách ly con vật cho đến khi xác định rõ nguyên nhân. Bệnh sẩy thai truyền nhiễm có thể lây sang cho người nên khi xử lý các trường hợp sẩy thai phải chú ý hết sức bảo hộ lao động. Câu hỏi ôn tập 1. Nêu được nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng trị bệnh rặn đẻ sớm? 2. Nêu được nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng trị bệnh sa âm đạo? 3. Nêu được nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng trị hiện tượng sảy thai? Phần thực hành - Phương pháp phòng bệnh trước khi đẻ Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức đánh giá kết quả thực hành theo nhóm của học sinh. Ghi nhớ Nguyên nhân và biện pháp phòng bệnh trước khi đẻ. 16
- Bài 3. BỆNH TRONG QUÁ TRÌNH SINH ĐẺ Giới thiệu: 17
- Một số bệnh thường gặp ở gia súc sinh sản yêu cầu phải nắm được nguyên nhân, triệu chứng của một số bệnh trong quá trình sinh đẻ, để có phương pháp chẩn đoán và điều trị chính xác đạt hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở đó có biện pháp phòng trị bệnh thích hợp. Mục tiêu: - Nhận biết, phân biệt được các bệnh trong quá trình sinh đẻ ở gia súc sinh sản. - Thực hiện được biện pháp phòng và trị các bệnh trong quá trình sinh đẻở gia súc sinh sản. - Rèn luyện đức tính cẩn thận, tác phong công nghiệp, quyết đoán trong công việc để bảo đảm hiệu quả, an toàn, vệ sinh cho người và vật nuôi. Nội dung 3.1. Bệnh rặn đẻ yếu 3.1.1. Nguyên nhân + Bào thai quá to, dịch thai quá nhiều làm tử cung bị rãn quá độ dẫn đến mất đàn tính không co bóp được + Do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gia súc trong thời gian có thai kém làm cho con mẹ bị suy dinh dưỡng, sức lực yếu không đủ sức rặn + Do lượng hormone kích đẻ Oxytocine của cơ thể tiết ra quá ít không đủ làm cho tử cung co bóp đủ cường độ đẩy bào thai ra ngoài + Do chiều hướng tư thế của thai không bình thường 3.1.2. Triệu chứng + Có thể ngay từ đầu và suốt trong quá trình sinh đẻ con mẹ đều rặn yếu, các cơn rặn thưa thớt, khoảng cách giữa 2 lần rặn dài, thời gian sổ thai kéo dài bào thai không được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ (rặn đẻ quá yếu thể nguyên phát) + Với trường hợp rặn đẻ quá yếu do tư thế chiều hướng của bào thai không bình thường thì lúc đầu các cơn rặn của con mẹ diễn ra một cách bình thường đúng quy luật nhưng sau đó sức rặn của con mẹ yếu dần (rặn đẻ quá yếu thể thứ phát) 3.1.3. Tiên lượng - Bệnh kéo dài, cơn rặn đẻ ngừng hẳn, thai chết ngạt trong tử cung. 3.1.4. Phòng và điều trị + Xoa bóp từ thành bụng xuống xoang chậu, buộc nước ấm vào thành bụng hoặc thụt nước ấm 60oC vào âm đạo + Dùng thuốc kích thích tử cung co bóp bằng cách tiêm Oxytocin 4-6 ml Chú ý: Chỉ dùng thuốc khi cổ tử cung đã mở hoàn toàn, chiều hướng và tư thế của bào thai bình thuờng 3.2. Bệnh sát nhau 3.2.1. Nguyên nhân + Sau khi sổ thai sức rặn của con mẹ quá yếu cơ tử cung co bóp quá yếu không đủ sức đẩy nhau thai ra ngoài trờng hợp này sảy ra khi trong thời gian có thai gia súc mẹ 18
- ít được vận động, thức ăn không đầy đủ, thai quá to với động vật đơn thai dịch thai quá nhiều tử cung dãn quá độ làm giảm đàn tính và co bóp + Do nhau mẹ và nhau con dính chặt vào nhau trường hợp này sảy ra khi viêm màng thai, viêm nội mạc tử cung làm cho nhau mẹ và nhau con dính chặt vào nhau mặc dù con vật rặn mạnh tử cung co bóp tốt nhưng nhau con vẫn không thể tách khỏi núm nhau mẹ. đặc biệt đối với loài nhai lại do mối liên hệ giữa nhau mẹ và nhau con theo hình thức cài răng lược rất chặt chẽ do đó sau khi sổ thai chỉ cần bất kỳ một nghuyên nhân nào đó làm giảm sức rặn của con mẹ đều dẫn tới sát nhau 3.2.2. Triệu chứng Sau thời gian sổ thai quá 12 giờ mà nhau thai vẫn không được đảy ra ngoài, chỉ có cuống nhau (dây rốn) hoặc một ít núm nhau con được đẩy ra ngoài treo lòng thòng ở mép âm môn, con vật tỏ ra khó chịu luôn cong lưng cong đuôi để rặn, nếu để lâu không can thiệp nhau thai sẽ bị thối giữa, phân huỷ trong tử cung. Từ cơ quan sinh dục luôn được thải ra ngoài một hỗn dịch bao gồm dịch thai, niêm dịch, và các tế bào núm nhau bị phân huỷ và có mùi hôi thối khó chịu, cơ thể dễ lâm vào tình trạng huyết nhiễm trùng hoặc huyết nhiễm độc con vật sốt cao, bỏ ăn, chướng bụng đầy hơi 3.2.3. Tiên lượng Can thiệp kịp thời bệnh tiến triển tốt, nếu muộn thì kết quả điều trị ít hoặc không có hiệu quả trong điều trị. 3.2.4. Phòng và điều trị + Dùng phơng pháp bảo tồn: Dùng dung dịch sát trùng ở nồng độ thích hợp rửa sạch bộ phận sinh dục bên ngoài. Tiêm Oxytocine tiêm dới da 5-8 ml vào dới da để kích thích tử cung co bóp đẩy nhau thai ra ngoài, hàng ngày thụt rửa tử cung bằng dung dịch sát trùng ngày một lần. Sau khi thụt rửa cần kích thích cho dung dịch sát trùng ra ngoài hết và đa kháng sinh Streptomycine, Penicilline, Neomycin, Tetramycine... vào tử cung + Phương pháp dùng thủ thuật bóc nhau: Hộ lý: cố định gia súc ở nơi sạch sẽ thoáng mát, rửa sạch bộ phận sinh dục bên ngoài bằng dung dịch sát trùng nhe, thụt nước muối ấm 3% 2-3 lít vào tử cung nhằm kích thích sự tách rời giữa núm nhau con và núm nhau mẹ Một tay nắm cuống nhau kéo nhẹ, tay còn lại đa trực tiếp vào tử cung tìm núm nhau mẹ, ngón tay trỏ và ngón giữa cố định núm nhau mẹ, ngón cái xoa nhẹ trên bề mặt núm nhau mẹ lật núm nhau con ra, tiến hành bóc từ ngoài vào trong, từ rên xuống dưới, bóc xong tiến hành thụt rửa tử cung bằng dung dịch sát trùng, sau khi thụt rửa cần kích thích cho dung dịch sát trùng ra ngoài hết và đa kháng sinh Streptomycine, Penicilline, Neomycin, Tetramycine... vào tử cung 3.3. Đẻ khó 3.3.1. Nguyên nhân * Đẻ khó do nguyên nhân cơ thể mẹ 19
- + Do tử cung co bóp và sức rặn của con mẹ quá yếu + Các phần mềm của đường sinh dục cái như cổ tử cung, âm đạo, âm môn dãn nở không bình thờng + Hệ thống khung xoang chậu bị biến dạng, khớp bán động háng phát triển không bình thờng hay bị cốt hoá + Tử cung bị xoắn vặn trong thời gian có chửa kỳ cuối * Đẻ khó do nguyên nhân bào thai - Kích thước của thai không phù hợp với xoang chậu - Đẻ khó do tư thế của bào thai không bình thường - Đẻ khó do hướng của bào thai không bình thường 3.3.2. Triệu chứng - Sau thời gian con vật có triệu chứng sắp đẻ đối với ngựa 48 giờ, xuất hiện những cơn đau dữ dội, âm ỉ từng cơn một, mỗi cơn rặn con vật lại ngoảnh nhìn về phía bụng, chân cào bới đất bồn chồn, đi đái dắt. Con vật mệt mỏi, mạch đập và hô hấp nhanh hơn, nhiệt độ hạ. 3.3.3. Tiên lượng Cần can thiệp kịp thời không thai chết do ngạt thở. 3.3.4. Phòng và điều trị - Kích thước của thai không phù hợp với xoang chậu + Biện pháp can thiệp: Thụt dầu thực vật vào trong tử cung rồi dùng tay kết hợp với dụng cụ để kéo thai ra ngoài - Đẻ khó do tư thế của bào thai không bình thường + Biện pháp can thiệp: dùng nạng sản khoa đặt vào phía vai đối diện với phía đầu quay đẩy mạnh vào phía trong rồi kết hợp tay và dụng cụ kéo mỏm thai thẳng ra phía trước rồi kéo thai ra ngoài - Đẻ khó do hướng của bào thai không bình thường + Biện pháp can thiệp: trước tiên ta thụt dầu thực vật vào tử cung rồi dùng tay kết hợp với dụng cụ để xoay sửa thai thành tư thế dọc đầu sấp rồi kéo thai ra ngoài. Nếu thai nằm ngửa, trước tiên xoay thai thành tư thế nằm nghiêng đầu ra ngoài trước sau đó tiếp tục xoay thai thành tư thế dọc đầu sấp Câu hỏi ôn tập 1. Nêu được nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng trị bệnh rặn yếu? 2. Nêu được nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng trị bệnh sát nhau? 3. Nêu được nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng trị bệnh đẻ khó? Phần thực hành - Phương pháp phòng bệnh trong quá trình sinh đẻ 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình - Bệnh học thủy sản - chương 3
30 p | 148 | 38
-
Bệnh học thủy sản : Các loại thuốc thương dùng part 1
5 p | 97 | 25
-
Bệnh học thủy sản : Bệnh do nấm part 2
5 p | 112 | 24
-
Bệnh học thủy sản : Bệnh do nấm part 5
5 p | 146 | 23
-
Giáo trình - Bệnh học thủy sản - chương 11&12
8 p | 132 | 21
-
Giáo trình - Bệnh học thủy sản - chương 6
18 p | 124 | 19
-
Bệnh học thủy sản : KHÁI NIỆM VỀ THUỐC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN part 3
4 p | 121 | 17
-
Bệnh học thủy sản : KHÁI NIỆM VỀ BỆNH KÝ SINH TRÙNG part 6
5 p | 124 | 13
-
Bệnh học thủy sản : Bệnh ngoại ký sinh trùng part 6
5 p | 109 | 13
-
Bệnh học thủy sản : Bệnh do virust part 1
8 p | 114 | 13
-
Bệnh học thủy sản : KHÁI NIỆM VỀ BỆNH KÝ SINH TRÙNG part 8
4 p | 121 | 10
-
Giáo trình Bệnh động vật thủy sản: Phần 1
146 p | 18 | 8
-
Bệnh học thủy sản : Bệnh ngoại ký sinh trùng part 3
5 p | 84 | 7
-
Bệnh học thủy sản : KHÁI NIỆM VỀ BỆNH KÝ SINH TRÙNG part 4
5 p | 89 | 6
-
Bệnh học thủy sản : KHÁI NIỆM VỀ BỆNH KÝ SINH TRÙNG part 5
5 p | 78 | 6
-
Bệnh học thủy sản : Bệnh ngoại ký sinh trùng part 4
5 p | 77 | 5
-
Giáo trình Ngoại và sản khoa (Nghề: Chăn nuôi thú y - Trung cấp) - Trường Trung cấp Trường Sơn, Đắk Lắk
74 p | 23 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn