intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bệnh truyền nhiễm (Nghề: Chăn nuôi - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Bệnh truyền nhiễm với mục tiêu giúp các bạn có thể có kiến thức về các nguyên nhân truyền nhiễm gây bệnh trên động vật, cơ chế lây bệnh, sự phát sinh dịch bệnh. Nguyên tắc và biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 giáo trình!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bệnh truyền nhiễm (Nghề: Chăn nuôi - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

  1. CHƯƠNG 4 BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÂU BÒ MH41-04 Giới thiệu: Trình bày nguyên nhân của các bệnh trên trâu bò. Chẩn đoán phân biệt các bệnh truyền nhiễm trên trâu bò. Có biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm và biết cách điều trị bệnh hiệu quả. Mục tiêu: - Kiến thức: Có kiến thức về đặc điểm triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán phân biệt từng bệnh truyền nhiễmtrên trâu bò. Có biện pháp phòng và điều trị bệnh trên trâu bò. - Kỹ năng: Phân biệt được các bệnh truyền nhiễm trên trâu bò.Thực hiện biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Sau khi kết thúc học phần sẽ có đủ trình độ tự giải quyết các vấn đề có liên quan đến cơ thể học của các loài động vật 1. BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU BÒ (Pasteurellosis bovum) Bệnh tự huyết trùng trâu bò là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi vi khuẩn Pasteurella multocida đặc trưng bởi nhiễm trùng huyết, xuất huyết và viêm phổi. 1.1 Lịch sử và phân bố bệnh lý Năm 1878, bệnh lần đầu tiên được Bollinger ghi nhận ở động vật hoang dã và trâu bò. Năm 1880, Kitt so sánh bệnh tụ huyết trùng heo, gia cầm, trâu bò, thỏ và động vật hoang, ông đã kết luận những mầm bệnh này có nhiều đặc tính chung và gọi với tên chung Bacterium bipolare multocidum sau gọi là P.multocida Bệnh có ở châu Âu , châu Á, châu Phi,….ở vùng nhiệt đới bệnh thường lây lan có tính chất trầm trọng hơn ở vùng ôn đới . Ở Việt Nam bệnh có ở khắp nơi xảy ra lẻ tẻ ở đồng bằng bắc, trung và nam bộ. Bệnh thường xảy ra lúc giao mùa. 1.2. Nguyên nhân gây bệnh Do vi khuẩn Pasteurella multocida có đặc điểm tụ huyết, bại huyết, xuất huyết. Thể nặng ngày nay gọi là bại xuất huyết trâu bò. - Hình thái:Vi khuẩn có dạng trực khuẩn ngắn, gram âm. Trong máu thú bệnh hoặc phủ tạng phết kính có hình lưỡng cực, không di động có giác mô. 61
  2. - Sức đề kháng: đối với ngoại cảnh dể bị tiêu diệt bởi nhiệt độ, ánh sáng, chất sát trùng. Không tồn tại lâu trong đất, bùn (chết sau 24 giờ), trong xác thối (1 – 3 tháng) Các chất sát trùng diệt vi khuẩnnhanh chóng: HgCL2 1/5000, NaOH 1%, formol 1% trong vòng 3 – 5 phút - Cấu trúc kháng nguyên: Gồm kháng nguyên thân và kháng nguyên giác mô. Theo Carter dùng phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp đã phân biệt được 5 týp kháng nguyên K kà A, B, D, E, F. Ở trâu bò thường gặp A, B với typ A gây viêm phổi, typ B thường gây bại xuất huyết. Theo Namioka và Brunner dùng phản ứng ngưng kết đã chia thành 12 typ kháng nguyên thân O. Bệnh bại xuất huyết trâu bò ở Việt Nam thường có cấu trúc kháng nguyên là 6:B 1.3. Truyền nhiễm học Loài mắc bệnh - Trong tự nhiên: Trâu thường mẫm cảm với bệnh hơn bò, dê. Tuổi mắc bệnh từ 6 tháng đến 2- 3 năm. Có khi bệnh lây từ trâu bò sang heo và ngựa - Trong phòng thí nghiệm: Chuột bạch, thỏ, bồ câu dể mẫm cảm (thỏ rất mẫn cảm: 1 – 10 vi khuẩn  chết) Chất chứa vi khuẩn: Trong máu, phủ tạng, dịch bài xuất, dịch thủy thủng, niêm mạc mũi hầu. Đường xâm nhập: Tiêu hoá, hô hấp, da bị trầy. Phương thức lây truyền: Trực tiếp qua vết thương, tiếp xúc chung chuồng và gián tiếp qua thức ăn, nước uống, dụng cụ, qua sản phẩm ( thịt, sữa, da) qua động vật truyền đi (chó, chim ăn thịt). 1.4. Triệu chứng bệnh (biểu hiện 3 thể bệnh) Thời kỳ nung bệnh ngắn chỉ khoảng từ 1 – 3 ngày, đôi khi vài giờ, tỷ lệ chết có thể 90 – 95% Thể quá cấp: Thường chết trong vòng 24 giờ do bại huyết với triệu chứng ít rõ ràng, sốt cao, run rẩy, đôi khi có triệu chứng thần kinh bị kích động. Thể cấp: Thời kỳ ủ bệnh ngắn từ 1 – 3 ngày, tỷ lệ mắc bệnh 10 – 50%. Con vật mệt lả, không nhai lại sốt cao 40 - 42 0 C. Niêm mạc mắt, mũi, tụ huyết, con 62
  3. vật chảy nước mắt, nước dãi. Triệu chứng cục bộ xuất hiện do vi khuẩn xâm nhập. - Bệnh thể hạch: Hạch sưng thuỷ thủng, chổ sưng nóng, đau. Lưỡi thè ra ngoài miệng, nuốt khó. Hạch đùi sưng gây triệu chứng đi khập khiểng hoặc không đi được. - Bệnh thể ngực: Viêm phế quản phổi, tần số hô hấp tăng trên 60 lần/ phút, nghe âm ran ướt ở phần bụng của phổi. Con vật ho, chảy nước mũi đặc, viêm màng phổi. - Bệnh thể bụng: Viêm ruột cấp tính, lúc đầu táo bón rồi tiêu chảy có máu, bụng chướng to lúc sắp chết (chướng hơi dạ cỏ) Thể mãn Thường theo sau thể cấp tính, kéo dài vài tuần lễ. Triệu chứng hay gặp là viêm ruột, gây tiêu chảy hoặc viêm phế quản phổi (ho kéo dài) 1.5. Bệnh tích Bệnh tích chung: Tổ chức dưới da xuất huyết lấm tấm, thịt tím bầm và thấm ướt. Hạch sưng, quanh hạch có vùng thủy thủng. Thận, gan bị viêm. Bệnh tích cục bộ: - Thể hạch: Hạch lamba thuỷ thủng, sưng to, cắt chảy nước vàng, thường có xuất huyết - Thể ngực: Lồng ngực có nước vàng, phổi viêm phần bụng cứng, ngoại tâm mạc có xuất huyết, bao tim tích nước vàng. - Thể bụng: Viêm phúc mạc, hạch ruột sưng, thủy thủng. 1.6. Chẩn đoán Chẩn đoán phân biệt (lâm sàng) - Bệnh nhiệt thán: Bệnh tiến triển nhanh, sưng hầu, thịt đen, máu thâm đen, đặc khó đông, lách sưng to gấp 2 – 3 lần và nhũn nát. - Bệnh dịch tả trâu bò: Có mụn loét ở mồm, lợi, ỉa vọt cần câu. Bệnh tích đặc hiệu là loét dạ múi khế, van hồi manh tràng và trực tràng. Cận lâm sàng (phòng thí nghiệm) - Kiểm tra trên kính hiển vi: Lấy bệnh phẩm như phổi, lách, gan nhuộm gram cho thấy vi khuẩn hình trứng, bắt màu lưỡng cực. 63
  4. - Phản ứng huyết thanh học: Phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp, phản ứng kết tủa khuyếch tán trên thạch. 1.7. Phòng bệnh và điều trị Phòng bệnh - Vệ sinh: Chuồng trại, ăn uống, quản lý. Chăm sóc và sử dụng gia súc hợp lý. Thường xuyên tiêu độc chuồng trại, chú ý điều kiện thông thoáng. - Tiêm phòng: Tiêm vaccine định kỳ, dùng loại vaccine formol keo phèn tiêm dưới da 2ml/con, vaccine tạo miễn dịch sau khi tiêm 14 – 21 ngày và hiệu lực bảo hộ 6 tháng. Điềi trị Dùng kháng sinh như Penicillin phối hợpStreptomycin, Ampicilline, Tetracilline hoặc dùng Sulfamid kết hợp tăng sức đề kháng, trợ sức, trợ lực, hộ lý chăm sóc. 2. BỆNH TIÊU CHẢY Ở BÒ DO VIRUS 2.1. Lịch sửu và địa dư bệnh lý Bệnh phát hiện đầu tiên ở Canada và Mỹ vào năm 1940, được Olafson và ctv mô tả bệnh trên đàn bò sữa ở New York như là bệnh viêm dạ dày và ruột với triệu chứng tiêu chảy trầm trọng. Năm 1950 bệnh thể niêm mạc (mucosal disease) được Ramsey và Chivers mô tả trên bò và gia súc cho sữa khác. ở Việt Nam các chuyên gia thú y đã phát hiện một số bò sữa nhập nội có biểu hiện lâm sàng của bệnh tiêu chảy do virus, nhiều nghiên cứu huyết thanh học gần đây cho thấy sự hiện diện của virus trên một số đàn trâu bò. 2.2. Nguyên nhân gây bệnh - Bệnh do một một loại virus gây ra Pestivirrus thuộc họ Flavivirus, là một RNA. Virus hình cầu, đường kính 57nm. Virus có kháng nguyên gần với virus gây bệnh dịch tả heo. Có 2 type gây bệnh dịch tả ở bò - Virus bị tiêu diệt bởi ether, chloroform. Ở 560C virus bị tiêu diệt sau 30 phút. - Virus tồn tại ở pH = 5.7 - 9.3. Trong các tổ chức bệnh bảo quản ở -200C virus sống được 1 năm. Trong máu có chất chống đông citrat natri bảo quản 40C virus sống được 6 tháng. 64
  5. - Virus bị diệt dưới ánh sáng mặt trời và các thuốc sát trùng thông thường: Iod, formol, 2.3. Truyền nhiễm học * Loài mắc bệnh Bệnh tiêu chảy ở bò xảy ra ở bò mọi lứa tuổi, nhưng bê từ 3 - 18 tháng tuổi mẫn cảm nhất. Bệnh cũng có thể lây cho một số loài động vật khác như cừu,dê, nai… * Đường lây truyền Virus có trong dịch tiết như nước mắt, nước bọt, nước tiểu, dịch nhầy, trong phân, sữa. Bệnh có thể lây lan qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chất bài tiết có chứa virus. Bò cái mang thai có thể lây truyền cho bào thai qua nhau * Cơ chế sinh bệnh Đa số bò mang thai đều mẫn cảm với bệnh, virus có thể đi vào tử cung và gây bệnh cho thai 2.4. Triệu chứng Thời gian nung bênh trong khoảng 2-10 ngày, với các thể bệnh Thể cấp tính Bò bị sốt cao (40-41OC) nhưng dần dần trở lại bình thường hoặc dưới mức bình thường trong vòng 1-2 ngày trước khi có triệu chứng tiêu chảy. Bò bệnh có triệu chứng chảy nước dãi, nước mắt, sung huyết và loét niêm mạc miệng, lợi, lưỡi. Bò có biểu hiện suy nhược cơ thể, biếng ăn, ngừng nhai lại, nhịp tim và nhịp thở gia tăng. Tiêu chảy là triệu chứng đặc trưng, ban đầu con vật có triệu chứng tiêu chảy trong vài ngày rồi dừng lại khi nhiệt độ giảm, sau đó nhiệt độ tăng con vật tiêu chảy trở lại trong nhiều ngày, nhiều tuần. Phân lỏng và có mùi chia, có máu, sợi huyết, màng nhày và niêm mạc ruột. Có dấu hiệu mất nước rất nhanh do tiêu chảy nhiều nước. Ở bò cái mang sẩy thai sau 10 ngày hoặc vài tháng sau khi qua khỏi bệnh. Tình trạng chết phôi và thai được thể hiện ở nhiều dạng như được hấp thu, thai gỗ (mummification) hay sẩy thai. Khi bào thai bị nhiễm vào giai đoạn cuối của thai kỳ (trên 150 ngày), lúc này thai có thể đáp ứng kháng thể và không bị ảnh hưởng. 65
  6. Gia súc bệnh ở thể cấp tính có thể chết trong vòng 48 giờ do sốt, nhiễm trùng toàn thân và ngưng trệ tuần hoàn. Thể mạn tính Con vật bệnh thể mạn tính là do di chứng của thể niêm mạc cấp tính, con vật có thể bị tiêu chảy nhẹ, sốt, thở nhanh, chướng hơi mạn tính, kém ăn, sụt cân, chảy nước mũi. Con vật có thể chết do suy nhược hoặc bị thải do năng suất kém. 2.5. Bệnh tích Bệnh tích đại thể Bệnh tích điển hình là toàn bộ niêm mạc xoang miệng ửng đỏ, có nhiều đốm loét cạn trên niêm mạc, biểu bì bị bào mòn, loét có thể thấy ở khẩu cái cứng và khẩu cái mềm, phía lưng và phía bên của lưỡi, ở nướu răng và phần tiếp gáp của miệng. Những trường hợp bệnh đã tiến triển thì các gai thịt ở má bị sung huyết, phần đầu bị bong ra, để lại các gai thịt bị mòn. Hoại tử đốm, xuất huyết, viêm toàn bộ niêm mạc của hệ thống tiêu hóa. Viêm loét đường mũi, miệng, hầu họng, thanh quản, thực quản, dạ cỏ, dạ lá sách, dạ múi khế, manh tràng và ruột. Viêm ruột cata, hoại tử trầm trọng ở thể mạn tính Hình 4.1: Loét ở môi, vòm miệng và lợi Niêm mạc hệ thống tiêu hóa bị phá hủy toàn bộ, tổ chức hệ thống tiêu hóa bị sung huyết, các tuyến tiêu hóa bị teo lại. Tế bào biểu bì bị thoái hóa là các bệnh tích cơ bản. Các nốt loét ở thực quản, dạ cỏ, dạ lá sách, dạ múi khế và ruột non. Hoại tử mô lâm ba, đặc biệt là ở các hạch lâm ba màng treo ruột. Trong thể mạn tính, các nốt peyer bị xuất huyết có máu đỏ sậm và hoại tử, có sựu hủy hoại các lớp biểu bì của hố Lieberkuhn ở đoạn cuối ruột non, mang tràng và ruột già là các bệnh tích điển hình. 66
  7. Hình 4.2: Niêm mạc thực quản hoại tử và niêm mạc môn vị loét 2.6. Chẩn đoán Chẩn đoán lâm sàng Dựa vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích, đặc biệt là triệu chứng tiêu chảy ở bê. Các triệu chứng xoang miệng, ruột non, ruột già và các dạ dày đặc biệt là dạ múi khế, Chẩn đoán cần phân biệt với bệnh lở mồm long móng, bệnh loét da quăn và bệnh giun đũa ở ia súc non. Chẩn đoán virus học Mẫu bệnh phẩm: máu, nước tiểu, dịch mũi, dịch mắt, tủy xương, hạch lâm ba của con vật bị bệnh ở thể cấp tính. Nuôi cấy trên môi trường tế bào mầm sơ cấp của thận heo, dòng tế bào MDBK (Madin Darby Bovine Kidney), dịch hoàn hoặc lách của bào thai. Phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch, RT-PCR, phản ứng miễn dịch huỳnh quang hoặc ELISA để phát hiện kháng nguyên trong tổ chức của gia súc bị bệnh. Chẩn đoán huyết thanh lọc Xét nghiệm trung hòa huyết thanh thường được sử dụng để phát hiện kháng thể kháng BVDV. Trong việc chẩn đoán huyết thanh cần lấy mẫu 2 lần của cùng một gia súc mắc bệnh, nếu hiệu giá kháng thể tăng 4 lần chứng tỏ con vật đang mắc bệnh. 2.7. Phòng bệnh Vệ sinh phòng bệnh Động vật nhiễm bệnh thường mang virus suốt đời, liên tục bài xuất mầm bệnh, cần phát hiện sớm và loại thải ngay. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp 67
  8. kiểm tra huyết thanh cho cả đàn và phân lập virus từ máu của các bò có phản ứng huyết thanh âm tính là rất tốn kém. Ngoài ra, cừu, dê, nai là những động vật mang virus thường xuyên trong tự nhiên, do đó không được nuôi chung trâu bò với những gia súc này. Phòng bằng vaccine Có thể sử dụng vaccine chết hoặc vaccine nhược độc có chứa cả BVDV 1 và BVDV 2. Thông thường vaccine được tiêm lúc 5-9 tháng tuổi, khi hiệu lực bảo hộ của kháng thể trong sữa đầu đã giảm (kháng thể thụ động có thể bảo vệ cho bê từ 3-6 tháng). Do virus có tính hướng bào thai và có thể gây suy giảm miễn dịch, do đó không nên tiêm vaccine sống cho gia súc mang thai hoặc những gia súc đang có dấu hiệu của bệnh. Đối với gia súc mang thai nên sử dụng vaccine vô hoạt. Miễn dịch do vaccine thường ngắn, do đó cần tiêm phòng lặp lại thường xuyên. 3. BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÂU BÒ (FMD: foot and mouth disease) Bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh trên nhiều loài gia súc có móng. Do một virus hướng thượng bì hình thành các mụn nước ở niêm mạc mồm, da chung quanh móng và kẽ chân, 3.1. Lịch sử và phân bố bệnh lý Bệnh có từ lâu và thường gặp ở Châu Á, Phi, Mỹ, Âu, lần đầu tiên được ghi nhận ở châu âu 1544, từ đó bệnh lan ra và gây tổn thất lớn ở khắp nơi trên thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Ở các nước châu phi,do virus tồn tại lâu dài trong cơ thể của loài trâu rừng nên rất khó thanh toán dịch bệnh . Hiện nay bệnh không còn ghi nhận ở các nước Bắc Mỹ, Newzealand, Australia, Anh, Iceland và hầu hết các nước Châu Âu. Ở VN,bệnh lần đầu tiên xuất hiện ở Nha Trang (1898), sau đó lan ra cả 3 miền. Đến 1994 bệnh lại xuất hiện trên heo và lây lan trên diện rộng ở nhiều tỉnh Miền Nam như Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long và một số tỉnh ở miền bắc. 3.2. Nguyên nhân gây bệnh - Hình thái nuôi cấy: Là một virus thuộc họ Picornaviridae là một RNA virus. Virus có kích thước rất nhỏ 20 – 30nm, cấu trúc đối xứng khối nhiều mặt. Virus có thể nuôi cấy trên thượng bì lưỡi bò, tế bào tuyến giáp hoặc tế bào thận. 68
  9. - Cấu trúc kháng nguyên: Hai đặc điểm quan trọng là có nhiều typ và dễ biến đổi kháng nguyên. Hiện có 7 typ virus LMLM: O, A, C, SAT 1, SAT2, SAT3, Asia 1 gây bệnh có triệu chứng lâm sàng giống nhau nhưng không gây miễn dịch cho nhau được. Ngoài ra mỗi tiếp còn có một số dưới typ (subtype) có thể có hoặc không có miễn dịch chéo với nhau. Cách gọi tên chủng virus hiện nay như sau: thí dụ O India 53/79 O: typ O 53: số thứ tự mẫu bệnh phẩmgởi tới trong năm. 79: năm phát hiên bệnh India: nước có dịch Ở Việt Nam đã xác định có typ O, A và Asia 1 ở ttrâu bò, ở heo có typ O. - Sức đề kháng: Virus có sức đề kháng tương đối mạnh nếu virus bám vào chất protein như albumin, tế bào thượng bì được làm khô. Nhiệt độ lạnh bảo tồn virus nhưng ở nhiệt độ 60oC tiêu diệt virus trong 30 phút, 70oC: 15 phút; 80oC: 3 phút. Điều kiện khô cũng bảo tồn virus khá lâu: chẳng hạn virus sống trong cám 8 – 20 tuần, cỏ khô: 8 – 15 tuần, tường: 27 ngày, đất: 2 – 7 tuần. Chất kiềm có hiệu quả diệt virus mau chóng, NaOH 0.5% - 1% trong 10 phút, nước vôi 5 – 10% diệt virus sau 6 giờ. 3.3. Truyền nhiễm học Loài mắc bệnh - Trong tự nhiên: Trâu bò mẫn cảm nhất, bò thường bệnh nhiều hơn trâu, kế đó là heo, cừu, dê. Các thú hươu, nai, lạc đà, voi, heo rừng đều có thể mắc bệnh. Bệnh ít xảy ra trên chó, mèo, thỏ, chuột và người. Ngựa và gia cầm không mắc bệnh. - Trong phòng thí nghiệm: Tốt nhất là chuột lang (tiêm nội bì gan bàn chân) vì là loài không mắc bệnh trong tự nhiên. Bò, heo tiêm nội bì lưỡi. Bê chưa bú sữa đầu sẽ bị chết nếu tiêm virus vào phúc mạc. Chất chứa virus - Nhiều nhất trong các mụn nước, nước bọt (do từ mụn ở miệng). - Trong máu (giai đoạn sốt), phủ tạng, bắp thịt, chất bài xuất… Virus tồn tại trong mụn nước sau khi vỡ chỉ 4 – 5 ngày nhưng ở nước bọt có thể 11 ngày. Đường xâm nhập: Tiêu hoá, có thể đường hô hấp (do các giọt nhỏ) hoặc đôi khi qua đường sinh dục, qua vết trầy ở da. Trong thí nghiệm gây nhiễm tốt nhất qua đường nội bì (lưỡi bò hoặc gan bàn chân chuột lang), ở thú non đường tiêm phúc mạc có kết quả tốt. 69
  10. Phương thức lây lan: - Trực tiếp: Bệnh lây lan mạnh vào thời kì đầu trước mọc mụn, 4 ngày sau khi vỡ mụn: không còn khả năng lây. - Gián tiếp: Cũng rất quan trọng qua thức ăn, nước uống, dụng cụ, lót chuồng, người chăm sóc, qua phương tiện vận chuyển, thú sản. Bệnh có thể lây xa do không khí. Các thú không mắc bệnh cũng có vai trò trọng truyền bệnh cơ học: Ngựa, chó, mèo, gia cầm. 3.4. Triệu Chứng Thể thông thường hay thể nhẹ: Thể này thường thấy ở vùng nhiệt đới - Con vật ủ rủ, mũi khô, da nóng, sốt liên tục 2-3 ngày (40-41oC) đi đứng nặng nề hoặc nằm một chỗ. Trâu bò kém ăn và có thể không ăn khi mụn nước mọc ở miệng. Các triệu chứng chính gặp ở miệng., da vành móng và các vùng da mỏng. - Miệng: Mụn nước xuất hiện ở hàm trên, trong má, lợi, lưỡi nhất là đầu lưỡi. các mụn này thường màu trắng hoặc hơi hồng, có thể to bằng hạt kê, hạt bắp. Trong mụn chứa dịch trong, sau trở nên đục. Sau 1-2 ngày thì mụn vỡ, mặt đáy đỏ, xơ xác 1-2 ngày sau thành sẹo. Nước đục chảy ra hoà với nước dãi thành chất bọt đặc dính lòng thòng ở miệng rất dễ nhận thấy. Ở lưỡi thường hình thành các mảng loét, có khi thượng bì bong ra thành từng mảng lớn làm con vật đau đớn, hay chép miệng, mồm rất hôi. Ngoài ra đôi khi gặp mụn ở mũi, mắt. - Chân: Móng chân nóng, đau, bước khó khăn. Vành móng và kẻ móng sưng phòng, sau 1-2 hôm thấy mụn ở kẻ ngón chân. Khi mụn vỡ thường con vật bị hở móng hoặc dễ long móng nhất là khi có ruồi đậu vào đẻ trứng sinh dòi va nhiễm trùng kế phát. Thường sau 10-15 ngày thì lành, con vật đi lại bình thường. -Vú: Mụn thường gặp ở núm vú và đầu vú làm thú rất đau khi vắt sữa. Sữa bị biến chất, lỏng, vàng, hôi. - Bộ phận khác: Mụn nước đôi khi mọc ở vùng da mỏng như ở nách, ngực, bụng, đùi, âm hộ Thể biến chứng hay thể ác tính: thường gặp ở gia súc non, gia súc nuôi trong điều kiện vệ sinh kém Xảy ra khi bị nhiễm trùng kế phát như mụn có mủ, sữa có mủ, viêm phổi mủ, sẩy thai. Có thể chết do bại huyết với bệnh tích thoái hoá cơ tim Heo: bệnh thường xảy ra mụn nước ở chân và ở miệng (có triệu chứng giống bò) 70
  11. Dê, cừu: thường mắc bệnh nhẹ, chỉ thấy gia súc bị què. Người: bệnh có thể gây sốt, mọc mụn ở ngón tay hoặc bàn tay. 3.5. Bệnh tích Biểu hiện trên cơ thể: - Ở đường tiêu hoá: niêm mạc có mụn loét (miệng, lợi, lưỡi, thực quản, dạ múi khế…) - Ở đường hô hấp: viêm khí quản, cuống phổi, viêm phổi, màng phổi) - Ở tim: cơ tim có những vùng thoái hoá tạo ra các đường sọc. - Lách: sưng đen - Ở chân: mụn loét ở kẻ móng, móng long ra đằng sau… Hình 4.3: Các mụn nước ở miệng và lưỡi 3.6. Chẩn đoán Chẩn đoán lâm sàng Dựa vào đặc điểm dịch tễ như bệnh rất lây, xảy ra trên nhiều loài động vật có vú, với những triệu chứng và bệnh tích điển hình. Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh: - Bệnh dịch tả trâu bò: có tiêu chảy nhiều, loét dạ múi khế, van hồi manh tràng và trực tràng 71
  12. - Bệnh đậu bò: không có loét ở miệng và vành móng, nốt đậu chủ yếu ở vú và thường có mủ Chẩn đoán phòng thí nghiệm Tiêm truyền gây bệnh: dùng dịch mụn nước: - Tiêm vào nội bì lưỡi bò, sau 2 – 6 giờ có mụn mọc chổ tiêm. - Tiêm nội bì gan bàn chân chuột lang: sau 12 giờ có sưng, nổi mụn làm đau chân.  Phân lập virus: dùng môi trường tế bào tuyến giáp  Phản ứng huyết thanh học: 3.7. Phòng bệnh và điều trị Phòng bệnh  Vệ sinh phòng bệnh: Làm tốt các công tác kiểm dịch và kiểm soát. Chú ý không nhốt chung heo với trâu bò và gia súc khác. Tiêu độc chuồng trại, dụng cụ thường xuyên Tiêm phòng vaccine vô hoạt hoặc vaccin formol keo phèn nhưng chú ý vaccine dùng phải phù hợp với typ hiện hành. Hiện nay ở nước ta dùng vaccine chết nhập nội đa giá chứa 3 typ: O, A, Asia 1. Miễn dịch có sau 8 ngày, kéo dài 8 – 10 tháng. Tuổi dùng trên 4 tháng tuổi. Điều trị: Bệnh không có thuốc đặc trị, tuy nhiên bệnh ít gây chết, nếu chăm sóc tốt bệnh có thể khỏi - Tăng cường chăm sóc, bồi dưỡng: ăn thức ăn mềm dễ tiêu, giữ chuồng trại khô thoáng… - Chữa mụn loét: dùng các chất chua (chanh, khế) hay hoá chất (xanh methylen 1%, formol 1%, thuốc tím 1%) - Ở vú: rửa sạch đầu vú, bôi các thuốc sát trùng… - Các thuốc trợ sức, trợ lực… - Dùng kháng sinh điều trị phụ nhiễm: Ampicillin, amoxcillin, lincomycin,... CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 1. Nguyên nhân, dấu hiệu lâm sàng và biện pháp phòng trị bệnh tụ huyết trùng 2. Đặc điểm của bệnh tiêu chảy ở bò do virus gây ra. 3. Ảnh hưởng thiệt hại và dấu hiệu lâm sàng chẩn đoán bệnh LMLM trên gia súc. 72
  13. CHƯƠNG 5 BỆNH TRUYỀN NHIỄM GIA CẦM MH41-05 Giới thiệu: Sinh viên phân biệt đặc điểm của từng bệnh trên gia cầm. Chẩn đoán phân biệt điểm giống và khác nhau của các bệnh truyền nhiễm gia cầm. Có biện pháp phòng chống và điều trị bệnh truyền nhiễm hợp lý. Các bệnh phổ biến trên gia cầm Mục tiêu: - Kiến thức: Có kiến thức về đặc điểm triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán phân biệt từng bệnh truyền nhiễm gia cầm. Có biện pháp phòng và điều trị bệnh hiệu quả trên gà, vịt - Kỹ năng: Phân biệt được các bệnh truyền nhiễm trên gia cầm.Thực hiện biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Sau khi kết thúc học phần sẽ có đủ trình độ tự giải quyết các vấn đề có liên quan đến cơ thể học của các loài động vật 1. BỆNH NEWCASTLE (Newcastle Disease: ND) Là bệnh truyền nhiễm cấp tính và rất lây lan. Đặc tính chủ yếu của bệnh là xáo trộn và gây bệnh tích trên đường hô hấp, tiêu hóa và thần kinh. Là mối đe dọa nghiêm trọng cho nền chăn nuôi gà công nghiệp trên thế giới. 1.1. Lịch sử và phân bố bệnh lý Bệnh xảy ra đầu tiên vào năm 1920 và bệnh Newcastle nhanh chống trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho nền chăn nuôi gà thế giới. Năm 1926, Doyle đã thấy bệnh này gần thành phố Newcastle của nước Anh và đã đặt tên bệnh theo địa danh. Sau đó người ta thấy Newcastle có ở khắp nơi trên thế giới, nhưng lưu hành rộng rãi nhất là ở Châu Á, Châu Phi và Bắc Mỹ, bệnh ở Châu Á và Châu Phi thường nặng, còn ở Bắc Mỹ thường nhẹ. Ở Việt Nam: Bệnh đã có từ lâu và lan truyền từ Bắc tới Nam. 1.2. Nguyên nhân gây bệnh Hình thái, đặc điểm virus - Là 1 RNA virus, sợi đơn có vỏ bọc bằng lipid, kích thước đường kính của hạt virus 100 – 500nm. Thuộc họ Paramyxoviridae gây ra, họ phụ Paramyxovirinae. giống Avulavirus, loài Newcastle Disease Virus (NDV). Virus 73
  14. có vỏ bọc bằng lipide nên nhạy cảm với ether và cloruafor và các chất làm tan mỡ. - Trên vỏ bọc của virus có 2 gai glycoproteins + Gai F_Protein F (fusion) + Gai HN_Haemagglutinin–neuraminidase Enzyme neuraminidase trên phân tử haemagglutinin - Virus có khả năng ngưng kết hồng cầu của một số loài gia cầm, lưỡng thê, bò sát, người, chuột và chuột lang. Các nhóm độc lực: tùy theo độc lực virus Newcastle được chia làm 3 nhóm độc lực: + Nhóm cường độc (Velogeal): Gây chết phôi trong vòng 60 giờ trên hai thể bệnh. Thể Doyle: Ở mô bào có tính hướng phủ tạng, gây bệnh tích trên đường tiêu hóa  Thể Beach: có tính hướng phổi (pneumotropes) gây bệnh trên đường hô hấp và hướng thần kinh (neurotropes) mà J.R Beach đã mô tả. + Nhóm độc lực trung bình (Mesogene): Gây chết phôi trong khoảng 60 – 90 giờ, gây bệnh trên đường hô hấp có thể kết hợp ngẫu nhiên với dấu hiệu thần kinh được Beaudette mô tả năm 1946. + Nhóm độc lực yếu (Lentogene): không gây chết phôi hoặc làm chết phôi khoảng trên 90 giờ. Có tính hướng phổi, ít hay không độc, được Hitchner mô tả năm 1948. Thể ruột (Lentogene virus) không có triệu chứng, nhiễm trùng ruột là chủ yếu, gây bệnh không rõ ràng. Sức đề kháng - Dễ bị phá hủy bởi các tác nhân vật lí, hóa học như: nhiệt độ, tia cực tím, các chất oxi hóa, pH và các chất hóa học. - Trong điều kiện khô ráo sống được vài tháng. - Bảo quản ở nhiệt độ thấp, sống lâu trong thịt, da, não và tủy sống. - Ở 1 – 40C tồn tại 3 – 6 tháng. - Ở - 22 0C tồn tại ít nhất là một năm - Trong xác chết thịt thối rữa, phân chết nhanh chống không quá 24h 74
  15. - Trên nền chuồng, ổ rơm ẩm ướt chết nhanh chóng - Ở pH = 2 – 10, có khả năng gây nhiễm được nhiều giờ. - Các chất sát trùng thông thường như formol 1%, crezil 5%, sữa vôi 10% tiêu diệt virus nhanh chóng. 1.3. Truyền nhiễm học Loài mắc bệnh - Trong tự nhiên gà là loài cảm thụ mạnh nhất, gà càng non thì cảm thụ với virus càng mạnh & một số loài khác như cút, bồ câu… - Vịt, ngỗng có thể bị nhiễm virus nhưng có rất ít hay không có dấu hiệu của bệnh mặc dù chủng virus gây bệnh cho gà. - Chó, mèo, chồn, chuột…có thể thải NDV ra bên ngoài khoảng 72 giờ sau khi ăn xác gà bệnh. - Người có thể bị bệnh nhẹ: viêm kết mạc mắt và bài thải virus Chất chứa căn bệnh - Trong gà bệnh nơi chứa virus là phổi, các chất tiết đường hô hấp, cơ quan phủ tạng, phân. Trong đó phổi & não là nơi chứa virus nhiều nhất. - Khi gà mái đẻ bị bệnh nó truyền virus vào trứng, trứng đó đem đi ấp gây chết phôi & lây qua những con khác. Đường xâm nhập: Chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hóa, có thể qua niêm mạc Cách sinh bệnh: Sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa và hô hấp, Virus Newcastle nhân lên ở tế bào biểu mô của đường hô hấp trên. Nhóm virus có độc lực yếu khu trú ở đó làm thành nhiễm trùng ẩn nếu hkông có nhiễm trùng thứ hai xảy ra. Ví dụ như nhiễm E. coli 1.4. Triệu chứng Thời gian nung bệnh từ 5 – 6 ngày nhưng có thể thay đổi từ 2 – 15 ngày biểu hiện qua các thể bệnh như sau. Thể nội tạng (thể Doyle, 1926): - Bệnh xuất hiện một cách bất thình lình, thỉnh thoảng có những con gà chết mà không có triệu chứng gì, xảy ra vào đầu ổ dịch, gà bệnh ủ rủ, sốt cao 43 0C, bỏ ăn khát nước, khó thở, kiệt sức dần và chết sau 4 – 8 ngày. - Có thể phù ở các mô xung quanh mắt và đầu 75
  16. - Phân lỏng màu xanh, thỉnh thoảng có vấy máu - Sau khi gà qua các giai đoạn đầu thì gà xuất hiện các triệu chứng thần kinh như: co giật, run cơ, veo cổ, ưỡn mình ra sau, liệt chân và cánh. Tỷ lệ tử vong lên đến 100% Thể hô hấp – thần kinh (thể Beach) - Thể này chủ yếu xuất hiện ở Mỹ nên còn gọi là thể Mỹ. - Bệnh xuất hiện một cách bất thình lình và lan truyền một cáhc nhanh chóng - Gà bệnh biểu hiện thở khó, ngáp gió và ho - Giảm ngon miệng, giảm đẻ hoặc ngừng đẻ - Không thấy gà có tiêu chảy - Sau 1 - 2 ngày hay chậm hơn có thể xuất hiện các dấu hiệu thần kinh - Tỷ lệ mắc bệnh 100% và tỷ lệ chết 90% Thể hô hấp (thể Beaudette, 1946): Thể này thường xảy ra ở gà trưởng thành, biểu hiện trên đường hô hấp là ho, thở khó, giảm tính ngon miệng khi ăn, giảm sản xuất trứng có thể kéo dài trong vài tuần ảnh hưởng đến chất lượng trứng. Thể Hitchner, 1948 Ít khi bệnh trên gà trưởng thành. Những dấu hiệu hô hấp chỉ có thể được thấy khi gà ngủ hay bị quấy rối gà nhỏ mẩn cảm với bệnh thì gây bệnh hô hấp 76thỉnh thoảng có vấy máu Hình 5.1: Phân lỏng màu xanh,
  17. nặng hơn. Triệu chứng điển hình chung của bệnh Newcastle 1) Thể cấp tính - Trong đàn gà bệnh diễn ra dần dần bắt đầu từ gà giò đế gà lớn. Bệnh xảy ra chậm biểu hiện: - Gà bệnh ủ rủ, kém hoạt động, bỏ ăn từ từ, thường tìm chổ vắng để đứng, đầu rút vào cánh, mắt lim dim, giác mạc đục, chảy nhiều nước mắt. Sốt cao 43 – 44oC. - Mũi chảy dịch nhày màu trắng xám, gà hắt hơi, hoặc vừa gải đầu vừa la “toác – toác”. - Gà phải vương dài cổ cho dể thở, có tiếng khò khè trong khí quản. Trong diều của gà chứa một ít thức ăn và nhiều dịch nên khi chút đầu gà xuống sẽ thấy mỏ gà chảy ra dịch đục, nhớt rất hôi chua lẫn một ít thức ăn. - Sau vài ngày gà tiêu chảy, phân loãng dần, có màu xanh lẫn trắng đôi khi có máu. - Lông quanh lỗ huyệt trở nên ít và dính đầy phân, niêm mạc lỗ huyệt xuất huyệt. Gà ủ rủ, mồng tích bầm tím. - Gà gần như không còn phản ứng với những kích thích bên ngoài, sau đó mê man và chết (tỷ số có thể lên đến 100%). 2) Thể mãn: Thường xảy ra vào cuối ổ dịch, gặp trên gà ta từ 7 – 8 tháng tuổi trở lên. Bệnh thể hiện bởi các dấu hiệu như: đầu ngửa ra sau, cuối xuống ức, đi vòng tròn, quẹo cổ, đi giật lùi, mổ không trúng thức ăn… 1.5. Bệnh tích - Miệng, xoang mũi chứa nhiều dịch nhớt, đục. - Niêm mạc miệng, hầu, khí quản, thực quản, bị xuất huyết và có những đám viêm trên như phủ màng giả màu trắng. Túi khí dày đục, nhất là gà con có thể tích dịch viêm và casein. - Diều căng chứa nhiều hơi và một ít thức ăn bị lên men có mùi chua thối. Tổ chức liên kết dưới da đầu cổ bị phù thủng. Dạ dày tuyến trống rỗng và niêm mạc có những điểm xuất huyết tròn. - Toàn bộ niêm mạc ruột bị viêm cata và có nhiều vết tròn. - Gan thận hơi sưng và nhạt màu. 77
  18. - Dịch hoàn, buồng trứng cũng có những đám xuất huyết, lòng đỏ có thể vỡ trong xoang bụng, những nang trứng trong buồng trứng thường nhão và thoái hóa. - Xuất huyết còn thấy ở bao tim, bề mặt xương ức. - Xuất huyết trên bề mặt các tuyến của dạ dày tuyến, có thể xuất hiện trên dạ dày cơ. 1.6. Chẩn đoán Phương pháp chẩn đoán lâm sàng, dịch tể: Chú ý tính chất lây lan mạnh và rộng ở mọi lứa tuổi, các dấu hiệu thần kinh và tổn thương đường tiêu hoá. Tỷ lệ chết cao. Bệnh tích xuất huyết, hoại tử mảng lympho trên ruột, hạch amydale và dạ dày tuyến. Cần phân biệt với các bệnh: - Bệnh tụ huyết trùng: Quá trình tiến triển của bệnh tương đối ngắn, có tính chất đồng loạt, có hoại tử ở gan. - Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm: Tổn thương nặng ở đường hô hấp, hiện tượng khó thở rất rõ. Không bị xuất huyết và viêm loét đường tiêu hoá. - Bệnh Gumboro: xuất huyết điểm hoặc thành vệt rất nhiều ở da, cơ bắp nhưng không viêm loét đường tiêu hoá. - Chứng thiếu vitamine A: Có màng giả vùng hầu họng, không xuất huyết ở dạ dày tuyết và dạ dày cơ. 1.7. Phòng bệnh và điều trị Bệnh Newcastle hiện nay chưa có thuốc trị được, chỉ có thể phòng bệnh bằng vaccine. - Vaccine nhược độc chủng F dùng nhỏ mắt mũi cho mọi hạn gà, thời gian miễn dịch ngắn (không quá 3 tháng) - Vaccine Lasota dùng pha vào nước uống tự do, dùng cho mọi hạn gà thời gian miễn dịch ngắn (không quá 3 tháng) - Vaccine hệ 1 dùng để tiêm cho gà trên 2 tháng tuổi, miễn dịch được 6 tháng. Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh: - Trong chăn nuôi gà cao sản cần tránh người khác vào tham quan, không cho các loài vật khác vào chuồng gà. Làm vệ sinh chuồng trại theo định kỳ. - Trong việc nuôi gà ta nên có chuồng cho gà ngủ, không mang bán gà bệnh. Áp dụng qui trình sử dụng vaccine đúng hạn. 78
  19. 2. BỆNH GUMBORO (Infectious Bursal Disease – IBD) Bệnh Gumboro là một bệnh truyền nhiễm cấp tính trên gà con, chủ yếu ở gà 3 – 6 tuần tuổi và gà tây. Virus tác động vào hệ thống miễn dịch, đặc biệt là túi Fabricius, gây suy giảm miễn dịch. 2.1. Lịch sử và phân bố bệnh lý Năm 1962, bệnh thận của gà (avian nephrosis) được ghi nhận bởi Cosgrove ở làng Gumboro, Delaware(Mỹ), trường hợp này gà mắc bệnh có bệnh tích ở túi Fabricius và cả bệnh tích ở thận, do đó người ta nghĩ đây là biến thể của bệnh viêm phế quản truyền nhiễm. Tiếp theo đó, Winterfield đã chứng minh rằng bệnh gây ra bởi một loài virus khác với virus viêm phế quản truyền nhiễm. Năm 1970, Hitchner đề nghị gọi là bệnh nhiễm trùng túi Fabricius 2.2. Nguyên nhân gây bệnh Đặc điểm của virus - Bệnh gây ra bởi loại virus có tên khoa học là Infectious bursal disease virus, thuộc họ Birnaviridae. Virus có dạng hình khối đa diện, virus không có vỏ bọc ngoài cùng, gồm acid nhân RNA, 2 sợi virus kgông có vỏ bọc chỉ có lớp capcide bao bọc bên ngoài. - Bốn protein chính của virus là VP1 (90KD); VP2 (41KD) ; VP3 (32KD); VP4 (28KD). Trong đó VP2 và VP3 là protein chính của virus - Virus Gumboro có hai serotype I và II (serotype I gây bệnh cho gà nhà không gây bệnh cho gà tây nhưng có thể tồn tại trong gà tây làm lây truyền bệnh, serotype II gây bệnh cho gà tây nhưng không gây bệnh cho gà nhà. Sức đề kháng của virus Virus có sức đề kháng cao trong tự nhiên, không mẫn cảm với ete và clorofom. Virus bị diệt ở nhiệt độ 56oC trong 5 giờ, 60oC trong 30 phút. Các chất hoá học thông thường có thể diệt được virus như formalin 0,5%; phenol 0,5%; cloramin 0,5%. Trong phân, rác, chất độn chuồng virus có thể tồn tại tới 120 ngày. Đặc điểm nuôi cấy Rất khó phân lập trong lần nuôi cấy đầu, có thể nuôi cấy trên phôi thai gà 10 – 11 ngày tuổi, đường tiêm màng nhung niệu (CAM) là thích hợp nhất. Đường tiêm xoang niệu mô (Allantois) cho liều EID50 thấp hơn 1,5 – 2 lần so với đường tiêm màng nhung niệu (CAM). Túi lòng đỏ cho hiệu giá trung gian. 79
  20. Nếu cấy chuyển nhiều lần trên môi trường tế bào tổ chức thì độc lực virus giảm có thể dùng làm vaccine. Sau khi nuôi cấy 2 – 3 ngày phôi chết với biểu hiện sau: Thủy thủng vùng bụng, da sung huyết, xuất huyết điểm ở lỗ chân lông, khớp chân. Gan hoại tử, lách sưng 2.3. Truyền nhiễm học Động vật cảm thụ - Trong tự nhiên thì gà được coi là nguồn nhiễm bệnh duy nhất. Tất cả các giống gà đều mẫn cảm với bệnh nhưng gà từ 3 – 6 tuần tuổi cảm nhiễm mạnh nhất. Gà dưới 3 tuần hay trên 9 tuần tuổi có thể cảm nhiễm nhưng không có triệu chứng lâm sàng. - Những gà mắc bệnh sớm không những giảm miễn dịch vaccine mà còn làm cho gà mẫn cảm hơn đối với một số bệnh. Chất chứa căn bệnh: mầm bệnh có trong túi fabricius, thận chứa nhiều virus nhất nhưng virus cũng được bài thải qua phân. Cơ chế sinh bệnh: - Virus ảnh hưởng trên mô lympho, phá hủy tế bào lympho bên trong túi Fa, lách và hạch amydal, tế bào lympho T thì không bị ảnh hưởng. Đường truyền lây quan trọng nhất là đường tiêu hóa nhưng cũng có thể lây qua đường kết mạc và hô hấp. - Khoảng 4- 5 giờ sau khi bị nhiễm bệnh, virus được xác định trong các tế bào macrophages, tế bào lympho ở hạch amydal, tá tràng, không tràng và tế bào Kupper ở gan. - Virus theo máu gây nhiễm trùng túi Fa, sau đó nhiễm vào các cơ quan khác như lách, tuyến harderian và thymus. Tế bào lympho B là tế bào đích của virus. - Ở một số gà bệnh, thận sưng, chứa cặn urat và những mảnh vụn tế bào là nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu quản vì túi Fa bị sưng lớn. 2.4. Triệu chứng Thời gian nung bệnh ngắn từ 18 – 36 giờ, thông thường khoảng sau 2 ngày. Bệnh biểu hiện với các triệu chứng sau: - Bệnh xuất hiện bất thình lình và đột ngột - Triệu chứng sớm nhất và dễ thấy nhất là gà có sự hoảng loạn, bị kích thích, một số con bay nhảy lung tung cắn mổ lẫn nhau, gà quay đầu về phía hậu môn để gãi. Tiếng kêu khác thường sợ sệt, xao xác. Gà sốt cao, sau đó giảm ăn. Gà tiêu 80
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2