Giáo trình Các phương pháp hãm động cơ không động bộ ba pha (Nghề: Điện công nghiệp - Sơ cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
lượt xem 3
download
Giáo trình "Các phương pháp hãm động cơ không động bộ ba pha (Nghề: Điện công nghiệp - Sơ cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Các phương pháp hãm động cơ; sửa chữa được hư hỏng của mạch điện điều khiển hãm động cơ; lắp hoàn chỉnh mạch hãm động cơ động cơ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Các phương pháp hãm động cơ không động bộ ba pha (Nghề: Điện công nghiệp - Sơ cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
- SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TRUNG CẤP THÁP MƯỜI GIÁO TRÌNH Tên mô đun: CÁC PHƯƠNG PHÁP HÃM ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỘNG BỘ BA PHA NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ Ban hành kèm theo Quyết định số: 91/QĐ-TTCTM ngày 10 tháng 07 năm 2024 của Hiệu trưởng Trường Trung cấp Tháp Mười Tháp Mười, năm 2024 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình các phương pháp hãm động cơ không động bộ ba pha được xây dựng và biên soạn trên cơ sở chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp đã được Trường Trung cấp tháp mười Ban hành. Trong quá trình thực hiện, ban biên soạn đã nhận được nhiều góp ý kiến thẳng thắn, khoa học, trách nhiệm của nhiều chuyên gia, công nhân bậc cao trong lĩnh vực nghề Điện công nghiệp. Song do điều kiện thời gian, nên giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong được những ý kiến góp ý để giáo trình này được hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu thực tế sản suất của các doanh nghiệp hiện tại và tương lai. Giáo trình các phương pháp hãm động cơ không động bộ ba pha được biên soạn theo nguyên tắc: tính định hướng thị trường lao động; tính hệ thống và khoa học; tính ổn định và linh hoạt; hướng tới liên thông, chuẩn đào tạo nghề khu vực và thế giới; tính hiện đại và sát thực với sản suất. Đồng Tháp, ngày……tháng…..năm ……….. Tham gia biên soạn 1. ………………. 2. …………………. 3. ………………… 3
- MỤC LỤC Bài 1: Lắp ráp và sửa chữa mạch điều khiển động cơ không đồng bộ ba 6 pha hãm ngược Bài 2: Lắp ráp và sửa chữa mạch điều khiển động cơ không đồng bộ ba 10 pha dừng hãm hãm tái sinh Bài 3: Lắp ráp và sửa chữa mạch điều khiển động cơ không đồng bộ ba 15 pha dừng hãm động năng tác động rơ le thời gian Tài liệu tham khảo 21 4
- CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: CÁC PHƯƠNG PHÁP HÃM ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỘNG BỘ BA PHA Mã mô đun: MĐ4 Thời gian thực hiện mô đun: 30 giờ (Lý thuyết: 6 giờ; Thực hành: 24 giờ; Kiểm tra: giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: − Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi hoàn thành mô đun 2. − Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng: − Trình bày được các phương pháp hãm động cơ. − Sửa chữa được hư hỏng của mạch điện điều khiển hãm động cơ. − Lắp hoàn chỉnh mạch hãm động cơ động cơ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. − Có kiến thức cơ bản về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. − Sử dụng đúng kỹ thuật dụng cụ đồ nghề. − Có ý thức học hỏi, nghiêm túc cẩn thận trong công việc. III. Nội dung mô đun: Bài 1: Lắp ráp và sửa chữa mạch điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha hãm ngược Bài 2: Lắp ráp và sửa chữa mạch điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha dừng hãm hãm tái sinh Bài 3: Lắp ráp và sửa chữa mạch điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha dừng hãm động năng tác động rơ le thời gian 5
- Bài 1: Lắp ráp và sửa chữa mạch điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha hãm ngược Giới thiệu Hãm ngược là phương pháp sử dụng việc đảo chiều đấu dây của động cơ trong một khoảng thời gian ngắn để tạo ra moment dừng nhanh cho động cơ. Sau khi nguồn điện đột ngột bị ngắt, động cơ được đấu dây để quay theo chiều ngược lại trong khoảng thời gian đủ để động cơ dừng quay. Nhược điểm của phương pháp này là tạo ra dòng điện lớn khi động cơ đảo chiều, do đó chỉ phù hợp cho động cơ công suất nhỏ. Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài học này người học có khả năng: Trình bày được nguyên lý của phương pháp hãm ngược Phân tích được các sơ đồ mạch hãm ngược động cơ. Lắp hoàn chỉnh mạch hãm ngược đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Sửa chữa được mạch hãm ngược Có ý thức học hỏi, nghiêm túc cẩn thận trong công việc. Có kỹ năng về an toàn lao động. Nội dung của bài: 1: Khảo sát sơ đồ nguyên lý mạch điện (Hình 2.9.1) Mạch hãm ngược dùng rơ le tốc độ Trạng thái hãm ngược ĐKB rôto lồng sóc: hoán vị thứ tự pha, tại thời điểm tốc độ triệt tiêu thì cắt nguồn cung cấp bằng thiết bị phù hợp. Đặc điểm của rơle tốc độ: n < 15% n đm: tiếp điểm RTĐ ở vị trí như hình vẽ. ĐKB quay thuận: tiếp điểm RTĐ (11,15) kín. ĐKB quay nghịch: tiếp điểm RTĐ (11,7) kín. Nguyên lý làm việc sơ đồ mạch hình 2.9.1: Đóng cầu dao CD cấp nguồn cho mạch. Mở máy: ấn MT (3,5): quay thuận; ấn MN (5,7): quay nghịch. Trạng thái hãm ngược xãy ra như sau: Giả sử máy đang quay thuận, khi đó tiếp điểm RTĐ (11,15) kín chuẩn bị hãm ngược khi dừng máy. Dừng máy bằng nút D(1,19); RTr(19,4) có điện làm cho tiếp điểm RTr(1,3) mở ra cắt điện cuộn dây T(9,4). Đồng thời tiếp điểm RTr (1,11) đóng lại cấp nguồn cho cuộn dây N (17,4) để thực hiện hãm ngược (dòng điện đi theo đường: 1, 11, 15, 17, N, 4). Tốc độ động cơ giảm nhanh đến khi gần bằng không thì tiếp điểm R TĐ trở về trạng thái như hình vẽ cắt điện cuộn dây N, kết thúc quá trình hãm ngược. 6
- Còn nếu máy đang quay nghịch thì quá trình trên cũng xãy ra tương tự, nhưng ngược lại cuộn N(17,4) làm việc, tiếp điểm RTĐ(11,7) và cuộn T(9,4) hãm ngược. 3 MT MN 1 RTr 3 5 7 N 9 4 2 T CD T RN CC RTr 11 1 RTĐ 3 13 15 T 17 N T N N 4 D RTr 19 1 RN RTr T 19 21 N ĐKB RTĐ HÌNH 2.9.1: MẠCH HÃM NGƯỢC ĐKB 3 PHA Mạch hãm ngược dùng rơ le thời gian: Sinh viên thuyết minh nguyên lý làm việc của sơ đồ mạch hình 2.9.3. 3 A B C N CD 2CC M D H K 5 3 7 RN 1CC 1 K 1Đ 6 RTh K H 4 RTh K H 1 11 9 RN 13 2Đ H 3Đ ĐKB 2 RN 7 HÌNH 2.9.3: MẠCH HÃM NGƯỢC DÙNG RƠ LE THỜI GIAN
- 2: Vẽ sơ đồ đi dây CD 1CC 2CC OF 6 5 4 3 F K H 7 8 1 2 ON RN HÌNH 2.9.4: SƠ ĐỒ ĐẤU DÂY MẠCH HÃM NGƯỢC DÙNG RƠ LE THỜI GIAN 3: Lựa chọn và gá lắp thiết bị Stt Kí hiệu SL Chức năng 1 CD 1 Cầu dao nguồn, đóng cắt không tải toàn bộ mạch. 2 1CC 3 Cầu chì bảo vệ ngắn mạch ở mạch động lực 3 2CC 2 Cầu chì bảo vệ ngắn mạch ở mạch điều khiển. 4 M; D 2 Nút ấn thường mở, thường đóng điều khiển mở máy và hãm ngược động cơ. 5 RN 1 Rơ le nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ (ĐKB). 6 K 1 Công tắc tơ mở máy trực tiếp động. 7 H 1 Công tắc tơ hãm ngược. 8 RTh 1 Rơ le thời gian; định thời gian hãm ngược. 11 1Đ;2Đ;3Đ 3 Đèn tín hiệu trạng thái khởi động, hãm ngược và quá tải của động cơ. - Chọn đúng chủng loại, số lượng các thiết bị và khí cụ điện cần thiết. - Định vị các thiết bị lên bảng (giá) thực hành hoặc tủ điện. 4: Lắp mạch điều khiển và động lực (Sơ đồ hình 2.9.3) Lắp mạch điều khiển theo sơ đồ: 8
- - Đọc, phân tích sơ đồ nguyên lý và sơ đồ nối dây. Lắp mạch động lực theo sơ đồ: - Đọc, phân tích sơ đồ nguyên lý và sơ đồ nối dây. - Giống hoàn toàn mạch đảo chiều quay. 5: Kiểm tra - Mạch điều khiển và mạch động lực áp dụng các cách kiểm tra đối với. Lưu ý thời gian chỉnh định cho RTh cực ngắn chỉ khoảng (1-2) giây, nhằm tránh hiện tượng động cơ quay chiều ngược lại. +6: Vận hành mạch và mô phỏng sự cố: Nhưng thời gian duy trì của RTh chỉnh càng ngắn càng tốt. Quá trình hãm ngược sẽ xãy ra rất nhanh, gần như động cơ lập tức dừng lại. 7: Viết báo cáo về quá trình thực hành. - Lược thuật lại quá trình lắp ráp, các sai lỗi mắc phải (nếu có). - Giải thích các hiện tượng khi vận hành mạch, các nguyên nhân gây hư hỏng khi mô phỏng. BÀI TẬP 1. Lắp ráp và vận hành mạch điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha có hãm ngược 2 Tìm sửa chữa các các hư hỏng thường gặp trong mạch. 3 Thay thế mới, thay thế tương đương các khí cụ điện hư hỏng. 9
- Bài 2: Lắp ráp và sửa chữa mạch điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha dừng hãm hãm tái sinh Giới thiệu Trong các động cơ điện xoay chiều sẽ có những chế độ hoạt động mà sẽ sản sinh ra nguồn năng lượng trả ngược lại nguồn như 1 máy phát điện. Nguồn năng lượng đó được gọi là năng lượng tái sinh. Trong các trường hợp hầu như là sẽ loại bỏ hoặc trả tự do về nguồn. Điều đó gây nên những sự lãng phí và gây ô nhiễm nguồn điện. Đặc biệt trong các thiết bị cần trục, cầu trục, máy cuộn… thường xuyên hoạt động dưới chế độ hãm tái sinh thì vấn đề lại càng lớn. Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài học này người học có khả năng: Trình bày được nguyên lý của phương pháp hãm động năng. Phân tích được các sơ đồ mạch hãm động năng tác động bằng nút nhấn. Lắp hoàn chỉnh mạch hãm động năng tác động bằng nút nhấn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Sửa chữa được mạch hãm phanh. Có ý thức học hỏi, nghiêm túc cẩn thận trong công việc. Có kỹ năng về an toàn lao động. Nội dung của bài: 1: Khảo sát sơ đồ nguyên lý mạch điện (Hình 2.10.2) Nguyên tắc hãm tái sinh: Khi động cơ xoay chiêu ba pha rotor lồng sóc đang quay với tốc độ lớn n2, ta đột ngột chuyển động cơ sang hoạt động ở tốc độ thấp n1. Nếu coi từ trường đứng yên thì rotor sẽ quay với tốc độ tương đối ntđ = n2. Chừng nào ntđ > 0 tức n2 > n1 thì chiều chuyển động tương đối của các thanh dẫn trên rotor vẫn quay cùng chiều với chiều của rotor n 2. Từ đó áp dụng quy tắc vặn bàn tay phải xác định được chiều của sức điện động cảm ứng như hình vẽ. Do thanh dẫn ngắn mạch nên trong thanh dẫn có dòng điện cùng chiều với chiều của sức điện động cảm ứng Do dòng điện này mà thanh dẫn chịu lực tác dụng Fh của từ trường quay n2. Xét tại thời điểm t i dòng các pha B và C dương, pha A âm thì chiều của lực được xác định bằng quy tắc bàn tay trái. 10
- n1 < n2 .. . .Y C F . . A . h Fqt X F .qt Z B Fh i iA iB iC t ti HÌNH 2.10.1: XÁC ĐỊNH LỰC VÀ DÒNG ĐIỆN 3 PHA KHI HÃM TÁI SINH Nhìn vào hình vẽ chúng ta nhận thấy, lực này sinh ra mômen quay ngược chiều với từ trường quay ( cũng là ngược chiều với lực quán tính F qt ), đó chính là lực hãm Fh. Tuy nhiên lực hãm Fh sẽ giảm dần khi n2 giảm dần về n1. Lúc này quá trình hãm tái sinh kết thúc, ta phải loại bỏ từ trường n2. Quá trình hãm kết thúc. Như vậy: Khi nào tốc độ rotor lớn hơn tốc độ từ trường quay thì sẽ sinh ra hiện tượng “hãm tái sinh”. Tất nhiên phương pháp này chỉ áp dụng cho động cơ có hai hoặc nhiều tốc độ, dùng khá phổ biến trong máy cắt kim loại. Để áp dụng phương pháp hãm tái sinh, trong thực tế người ta thường sử dụng phổ biến các mạch có sơ đồ nguyên lý như sau. 11
- +Bước 1: Khảo sát sơ đồ nguyên lý mạch điện (Hình 2.10.2) A B C N F PB0 PB1 OL1 OL2 K13 K2 K3 K22 OL1 OL2 Đ1 K31 TS K1 K11 K21 TS K12 A B1 C1 1 Đ2 Đ3 OL1 A B2 C2 2 HÌNH 2.10.2: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ MẠCH HÃM TAI SINH ĐKB 3 PHA ROTOR LỒNG SÓC Nguyên lý hoạt động: + Mở máy: Đóng Aptomat nguồn F; Ấn nút PB 1 cuộn hút contacto K2, K3 có điện, đóng điện cho động cơ hoạt động ở chế độ sao song song – tương ứng vói số cực ít, động cơ chạy với tốc độ cao.n2. + Dừng và hãm động cơ: Ấn nút PB 0 cuộn hút contacto K2, K3 mất điện, cuộn K1 và role thời gian TS có điện, cấp điện cho động cơ chuyển sang chế độ sao nối tiếp ( số cực tăng gấp đôi). Quá trình hãm tái sinh bắt đầu. Cho đến khi tốc độ rotor của động cơ giảm dần về n 1 thì role thời gian TS nhả tiếp điểm TS 1, cuộn K1 mất điện cắt điện vào động cơ. Quá trình hãm máy kết thúc; Cắt attomat nguôn F. + Bảo vệ quá tải: Khi động cơ sự cố (quá tải, mất pha... ) làm cho dòng điện qua các phần tử đốt nóng của rơle nhiệt tăng cao, đốt nóng phần tử nhiệt tác động làm mở tiếp điểm thường kín OL trong mạch điều khiển làm mạch điều khiển mất điện contacto nhả các tiếp điểm thường mở trong mạch động lực loại động cơ ra khỏi lưới điện động cơ được bảo vệ an toàn. 2: Lựa chọn và gá lắp thiết bị STT Thiết bị dụng cụ Số Ghi chú lượng 12
- 1 Áptomat 16A 1 2 Contacto 16A 3 3 Bộ nút ấn hai phím 1 4 Role nhiệt 10A 2 5 Động cơ không đồng bộ ba pha hai tốc độ 1 Y/YY 6 Role thời gian: TS 1 7 Dây nối 1bộ 8 Đồng hồ vạn năng 1 9 Tuốc lơ vít + kéo + kìm 1bộ 3: Đấu nối mạch điện như sơ đồ. + Đấu mạch động lực theo thứ tự sau: * Đấu động cơ M - phần tử nhiệt OL 1 - tiếp điểm chính K11 - chờ vào aptomat F. * Tiếp điểm chính K21 đấu từ điểm giữa các pha A2, B2, C2 - phần tử nhiệt OL2 - chờ sau aptomat F. * Tiếp điểm chính K31 đấu sao cho khi contacto K3 có điện thì ba điểm A4, B4, C4 nối tắt lại. + Đấu mạch điều khiển theo thứ tự sau: * Một đầu của nút ấn thường đóng PB 0 - nút ấn thường mở PB 1 - tiếp điểm cài liên động K13 - cuộn dây contacto K2, K3 đấu song song - tiếp điểm của rơle nhiệt OL1, OL2 - chờ nguồn; Tiếp điểm K22 song song nút ấn thường mở PB1. * Từ đầu nút ấn thường đóng PB 0- nút ấn thường mở PB0- nút ấn thường đóng PB1- tiếp điểm thường kín mở chậm TS1 - cuộn dây contacto và role thời gian K1, TS đấu song song- tiếp điểm của rơle nhiệt OL 1, OL2 - chờ nguồn; Tiếp điểm K12 song song nút ấn thường mở PB0. 4: Kiểm tra không điện từng phần. + Mạch động lực: Ấn phần ứng contacto K 1(K2 và K3 ), đo lần lượt các cặp pha bằng đồng hồ vạn năng đặt ở thang đo x1, đồng hồ chỉ giá trị tương đương giá trị điện trở đo được trên đầu cực động cơ chế độ sao nối tiếp (chế độ sao song song). Nếu sai khác kiểm tra lại mạch. + Mạch điều khiển: Đồng hồ vạn năng đặt ở thang đo x1Ω. Đặt hai đầu que đo vào hai đầu mạch điều khiển, mạch nối đúng nếu đồng hồ chỉ “∞” khi chưa ấn một trong hai nút thường mở PB1(PB0) và chỉ giá trị tương đương điện trở K 2// K3, (K1 // TS) khi ấn một trong hai nút thường mở PB 1(PB0), hoặc ấn phần ứng contacto K1(K2) để tiếp điểm thường mở K12(K22) đóng. Nếu sai khác kiểm tra lại mạch. 5: Hoạt động thử. 13
- + Mở máy động cơ: Nối dây chờ của mạch điều khiển và mạch động lực vào sau aptomat F; Đóng aptomat F; ấn nút ấn thường mở PB 1, quan sát động cơ M hoạt động + Dừng và hãm động cơ: Ấn nút thường kín PB 0 để dừng và hãm động cơ M; cắt aptomat F. Quá trình hoạt động của động cơ, học sinh quan sát theo dõi để ghi chép vào bảng trong phiếu thực hành và nêu nhận xét quá trình dừng của động cơ được hãm tái sinh với quá trình động cơ dừng tự do (không được hãm). BÀI TẬP 1 Lắp ráp và vận hành mạch điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha có hãm tái sinh. 2.2 Tìm sửa chữa các các hư hỏng thường gặp trong mạch. 2.3 Thay thế mới, thay thế tương đương các khí cụ điện hư hỏng. 14
- Bài 3: Lắp ráp và sửa chữa mạch điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha dừng hãm động năng tác động rơ le thời gian Giới thiệu Là trạng thái động cơ làm việc như một máy phát ( trong các tải cần giảm tốc độ liên tục như thang máy, cầu trục,…) mà năng lượng cơ học của động cơ tích lũy được trong quá trình làm việc trước đó biến thành điện năng tiêu tán dưới dạng nhiệt trong quá trình hãm. Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài học này người học có khả năng: Trình bày được nguyên lý của phương pháp hãm động năng dùng rơ le thời gian tác động. Phân tích được các sơ đồ mạch hãm động năng dùng rơ le thời gian tác động. Lắp hoàn chỉnh mạch hãm động năng dùng rơ le thời gian tác động đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Sửa chữa được mạch hãm phanh. Có ý thức học hỏi, nghiêm túc cẩn thận trong công việc. Có kỹ năng về an toàn lao động. Nội dung của bài: 1: Khảo sát sơ đồ nguyên lý mạch điện (Hình 2.11.1) Khi động cơ xoay chiều ba pha rotor lồng sóc đang quay, ta đột ngột cắt nguồn điện xoay chiều ba pha vào cuộn dây stator đồng thời đưa đóng điện một chiều vào cuộn dây. Khi đó dòng điện một chiều này sẽ sinh ra từ trường (chiều của nó được xác định bằng quy tắc vặn nút chai). C . Z Fqt Y . . + ● A . Fh B X ● 15 Fqt: Lực quán tính tạo ra mô men quán tính Mqt Fh: Lực hãm tạo ra mô men hãm Mh
- Do rotor vẫn quay theo quán tính nên các thanh dẫn của rotor chuyển động cắt ngang đường sức từ của từ trường một chiều. Theo định luật cảm ứng điện từ, trên thanh dẫn rotor sẽ xuất hiện sức điện động cảm ứng E ư (Chiều của sức điện động cảm ứng được xác định bằng quy tắc bàn tay phải). Do các thanh dẫn bị ngắn mạch ở hai đầu nên trong thanh dẫn suất hiện dòng ngắn mạch I n. Đồng thời các thanh dẫn đang chuyển động cắt ngang đường sức từ của cuộn dây stator nên nó chịu tác dụng một lực điện từ có trị số F = B.I.l. Lực điện từ này đặt trên thanh dẫn, có chiều ngược với lực quán tính F qt nên nó tạo thành mô men ngược chiều với mô men của lực quán tính M qt. Đó là mô men hãm Mh. Nhờ có Mh mà tốc độ động cơ giảm → vận tốc của thanh dẫn giảm → I n giảm nhanh → Fh giảm → Mh giảm. Khi động cơ dừng hẳn thì Mh = 0. Ngay lập tức ta phải cắt dòng điện một chiều để bảo vệ cho các cuộn dây của động cơ khỏi bị quá nhiệt và quá trình hãm kết thúc. Để thực hiện phương pháp hãm động năng ta phải thực hiện theo trình tự sau: - Cắt điện xoay chiều ba pha ra khỏi động cơ. - Đưa điện một chiều vào dây quấn Stato động cơ để tạo ra mô men hãm - Cắt điện một chiều khi động cơ dừng hẳn, kết thúc quá trình hãm. A B C CD N 1CC 2CC M D H K K 5 3 7 RN 1 K 1Đ H 6 RN RTh 4 RTh K H ĐKB 11 1 9 13 2Đ H 3Đ 2 H R BT N 16 CL
- HÌNH 2.11.1: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ MẠCH MỞ MÁY VÀ HÃM ĐỘNG NĂNG ĐKB 3 PHA RÔ TO LỒNG SÓC Nguyên lý làm việc mạch điện: Đóng cầu dao CD cấp nguồn cho mạch. Ấn nút mở máy M(3,5), quá trình mở máy bắt đầu. Khi dừng máy ấn nút D(1,3), do được liên động cơ khí nên tiếp điểm D(1,9) đóng lại cấp nguồn cho cuộn dây H(13,4). Các tiếp điểm H ở mạch động lực đóng lại, nguồn DC được đưa vào 2 pha dây quấn động cơ, quá trình hãm động năng xãy ra. Khi đó RTh(9,4) cũng được cấp nguồn và bắt đầu tính thời gian duy trì. Hết khoảng thời gian duy trì, tiếp điểm RTh(9,11) mở ra cắt điện cuộn dây H(13,4), kết thúc quá trình hãm động năng. Trường hợp không có sẵn nguồn DC thì lấy qua máy biến áp và cầu chỉnh lưu như hình 2.11.2. A H CL H C B BT H D HÌNH 2.11.2: MẠCH TẠO NGUỒN DC ĐỂ HÃM ĐỘNG NĂNG 2: Vẽ sơ đồ đi dây (hình 2.11.3) 17
- CD AC CL 1CC 2CC BT + OFF 6 5 4 3 K H 7 8 1 2 ON RN HÌNH 2.11.3: SƠ ĐỒ ĐẤU DÂY MẠCH MỞ MÁY VÀ HÃM ĐỘNG NĂNG ĐKB 3 PHA RÔ TO LỒNG SÓC CÓ ĐÈN TÍN HIỆU 3: Lựa chọn và gá lắp thiết bị Stt Kí hiệu SL Chức năng 1 CD 1 Cầu dao nguồn đóng cắt không tải toàn bộ mạch. 2 1CC 3 Cầu chì bảo vệ ngắn mạch ở mạch động lực 3 2CC 2 Cầu chì bảo vệ ngắn mạch ở mạch điều khiển. 4 M; D 2 Nút ấn thường mở, thường đóng điều khiển mở máy và hãm dừng động cơ. 18
- 5 RN 1 Rơ le nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ (ĐKB). 6 K 1 Công tắc tơ mở máy trực tiếp động. 7 H 1 Công tắc tơ hãm động năng. 8 RTh 1 Rơ le thời gian; định thời gian hãm động năng. 9 BT 1 Biến thế 1 pha cung cấp điện áp hãm phù hợp. 10 CL 1 Cầu chỉnh lưu tạo nguồn DC để hãm động năng. 11 1Đ; 2Đ; 3 Đèn tín hiệu trạng thái khởi động, hãm động năng và quá 3Đ tải của động cơ. - Chọn đúng chủng loại, số lượng các thiết bị và khí cụ điện cần thiết. Đặc biệt là chọn đúng điện áp DC để hãm động năng. - Định vị các thiết bị lên bảng (giá) thực hành hoặc tủ điện. 4: Lắp mạch điều khiển và động lực Lắp mạch điều khiển theo sơ đồ: - Đọc, phân tích sơ đồ nguyên lý và sơ đồ nối dây. - Liên kết bộ nút ấn, đánh số các đầu dây ra (có 4 đầu dây ra từ bộ nút ấn). - Đấu đường dây vào cuộn hút công tắc tơ K, đấu tiếp điểm duy trì, khóa chéo. - Đấu mạch RTh: chú ý kỹ các cực đấu dây ở đế RTh (cực cấp nguồn, điểm chung của các tiếp điểm...). - Đấu đường dây vào cuộn hút công tắc tơ H (chú ý liên kết đúng cặp tiếp điểm của RTh; 8 - 6 và 8 - 5). - Đấu mạch đèn tín hiệu 1Đ, 2Đ, 3Đ. Lắp mạch động lực theo sơ đồ: - Đọc, phân tích sơ đồ nguyên lý và sơ đồ nối dây. - Đấu dây theo sơ đồ. - Lắp các tiếp điểm động lực của công tắc tơ H. Cần chú ý cực tính nguồn DC của cầu chỉnh lưu, cũng như ngỏ cấp nguồn AC vào. Tùy bộ chỉnh lưu sử dụng mà liên kết phù hợp (hình 2.42 là một dạng của diode cầu). Nguồn DC phải đưa vào sau tiếp điểm K, không cần lưu ý cực tính. 5: Kiểm tra - Mạch điều khiển: Dùng Ohm kế chấm vào điểm số 1 và số 6 trên sơ đồ hình 2.42. Ấn nút M(3,5) để kiểm tra thông mạch, ngắn mạch cuộn dây K (nhận xét tương tự các phần trước). Ấn nút D(1,3) để kiểm tra thông mạch, ngắn mạch cuộn dây H. - Kiểm tra mạch động lực: Đối với mạch động lực cần lưu ý vị trí đưa nguồn DC vào mạch, phải kiểm tra cẩn thận nhằm tránh trường hợp nguồn AC và DC xung đột tại một điểm. Có thể kết hợp đo kiểm tra và quan sát bằng mắt. 19
- - Điện áp DC dùng hãm động năng khoảng 1/3 điện áp pha định mức của động cơ. 6: Vận hành mạch - Cô lập mạch động lực (hở dây nối mạch động lực phía sau rơ le nhiệt). - Chưa gắn RTh vào mạch. - Cấp nguồn và vận hành mạch điều khiển: Ấn nút M(3,5) cuộn K hút, đèn 1Đ sáng; Ấn nút D(1,3); Dùng dây dẫn chấm nối tắt tiếp điểm RTh(9,11) (chấm vào 2 điểm 8 - 5 trên đế RTh) thì cuộn H hút, 1Đ tắt đi và 2Đ sáng. Hở mạch dây nối tắt, cuộn H mất điện, đèn 2Đ tắt. - Cắt nguồn, liên kết lại dây nối mạch động lực, gắn RTh vào đế. - Chỉnh thời gian đặt của RTh khoảng 5s. Sau đó cấp nguồn cho mạch, ấn nút M(3,5) để khởi động; ấn D(1,3) để hãm dừng. Quan sát trạng thái khởi động, trạng thái hãm dừng và giải thích? - Thay đổi giá trị điện áp ra từ BT, thực hiện lại thao tác trên. Quan sát trạng thái khởi động, trạng thái hãm dừng và giải thích? 7: Mô phỏng sự cố Cắt nguồn cung cấp. - Sự cố 1: Dời điểm nối dây trên đế RTh ở cực số 5 sang điểm số 6 và ngược lại. Sau đó cho mạch vận hành. Quan sát động cơ, ghi nhận hiện tượng, giải thích. - Sự cố 2: Hạ giá trị thấp nhất của BT, cho mạch vận hành và quan sát hiện tượng, giải thích. 8: Viết báo cáo về quá trình thực hành - Lược thuật lại quá trình lắp ráp, các sai lỗi mắc phải (nếu có). - Giải thích các hiện tượng khi vận hành mạch, các nguyên nhân gây hư hỏng khi mô phỏng. BÀI TẬP 1 Lắp ráp và sửa chữa mạch điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha dừng có hãm động năng tác động rơ le thời gian 2 Sửa chữa các hư hỏng thông thường trong mạch. 3 Thay hế mới, thay thế tương đương các thiết bị hư hỏng. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Điện tử số: Phần 1 - Trần Thị Thúy Hà
126 p | 676 | 155
-
Giáo trình kỹ thuật mạch điện- Chương 3: Phương pháp số phức phân tích mạch điện tuyến tính ở chế độ xác lập điều hòa
46 p | 785 | 98
-
Giáo trình Mạch điện chiếu sáng cơ bản - Nghề: Điện dân dụng - Trình độ: Cao đẳng nghề (Tổng cục Dạy nghề)
132 p | 77 | 23
-
Giáo trình Đo lường điện và điện tử - CĐ Nghề Công Nghiệp Hà Nội
160 p | 99 | 18
-
Giáo trình Lý thuyết điều khiển tự động (Ngành: CNKT Điều khiển và tự động hóa) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
82 p | 61 | 12
-
Giáo trình Khai thác quặng bằng phương pháp hầm lò: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
77 p | 22 | 6
-
Tối ưu hóa công tác lựa chọn máy thi công công trình giao thông bằng phương pháp quy hoạch toán học
8 p | 75 | 5
-
Giáo trình Mở vỉa và khai thác than hầm lò: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
74 p | 29 | 5
-
Giáo trình Khai thác quặng bằng phương pháp hầm lò: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
47 p | 19 | 5
-
Giáo trình Vận hành và điều khiển hệ thống điện: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
103 p | 14 | 4
-
Giáo trình Lắp ráp mạch kỹ thuật số (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ
72 p | 38 | 4
-
Giáo trình Tối ưu thiết kế mỏ hầm lò: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
65 p | 10 | 3
-
Giáo trình Thiết bị mỏ hầm lò: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
74 p | 13 | 3
-
Giáo trình Nguyên lí thiết kế mỏ hầm lò: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
65 p | 18 | 3
-
Giáo trình Thí nghiệm nhũ tương (Nghề Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng cầu đường bộ - Trình độ cao đẳng) – Trường CĐ GTVT Trung ương I
46 p | 24 | 3
-
Giáo trình Thí nghiệm nhũ tương (Nghề Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng cầu đường bộ - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
46 p | 31 | 3
-
Giáo trình Các nguyên tắc điều khiển, khống chế (Nghề: Điện công nghiệp - Sơ cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
20 p | 4 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn