intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chăm sóc chuyển dạ đẻ (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:50

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Chăm sóc chuyển dạ đẻ (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng)" cung cấp những kiến thức cơ bản về những vấn đề khó khăn thuộc về người mẹ, thai nhi trong thời kỳ chuyển dạ và sinh đẻ; tác động của quá trình theo dõi, chăm sóc, xử trí đúng lúc đến sức khoẻ bà mẹ và thai nhi trong quá trình chuyển dạ và sinh đẻ. Đồng thời, học phần cung cấp kỹ năng thực hành hộ sinh và chăm sóc toàn diện bà mẹ chuyển dạ đẻ khó để cuộc chuyển dạ và đẻ an toàn cho mẹ và con.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc chuyển dạ đẻ (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CHĂM SÓC CHUYỂN DẠ ĐẺ NGÀNH: HỘ SINH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG CHÍNH QUY Ban hành kèm theo Quyết định số 19/ QĐ – CĐYT ngày 25tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau Cà Mau, năm 2022 (Lưu hành nội bộ)
  2. 2
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 3
  4. LỜI NÓI ĐẦU Mang thai và sinh đẻ trong phần lớn các trường hợp là hiện tượng sinh lý, được thai phụ và mọi người xung quanh mong ngóng, chờ đón. Chính vì vậy bất kỳ một biến cố hay rủi ro nào đều có thể gây ra những mất mát vô cùng lớn, dễ dàng dẫn đến đến thắc mắc của thai phụ và người thân trong gia đình. Vì vậy tài liệu về sản phụ khoa ra đời nhằm cung cấp cho sinh viên và cá bác sĩ những kiến thức cơ bản nhất về sản khoa, các bệnh lý trong quá trình mang thai cũng như các bệnh lý phụ khoa hay gặp. Môn phụ sản là môn học về các bệnh của riêng người phụ nữ bao gồm các bệnh của bộ máy sinh dục và tất cả những gì liên quan đến bộ máy sinh dục nữ. Vì mục tiêu đào tạo hiện nay của trường cao đẳng Y tế Cà Mau là đào tạo cao đẳng hộ sinh chính quy, hộ sinh vừa làm vừa học. Bộ môn Sản Phụ Khoa được xác định là một trong những môn học quan trọng và cũng là môn thi tốt nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu dạy và học trong nhà trường bộ môn sản phụ khoa biên soạn lại bài giảng xác với các mục tiêu và câu hỏi trắc nghiệm theo đúng tinh thần của chương trình Giáo trình chăm sóc chuyển dạ đẻ dành riêng cho người học trình độ Cao đẳng. Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Chương 1. Các yêú tố tiên lượng cuộc chuyển dạ Chương 2. Xử trí tích cực giai đoạn iii của chuyển dạ Chương 3. Tư vấn cho sản phụ trong chuyển dạ và ngay sau đẻ Chương 4. Quy trình lấy máu xét nghiệm sàng lọc sơ sinh Chương 5. Theo dõi và chăm sóc chuyển dạ Chương 6. Chẩn đoán chuyển dạ Trong quá trình biên soạn bài giảng này, các tác giả đã cố gắng bám sát khung chương trình đào tạo mới, cập nhật các kiến thức từ nhiều nguồn tài liệu, nhằm thể hiện được kiến thức cơ bản, hiện đại và thực tiễn. Song bên cạnh cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các e sinh viên và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn Cà Mau, ngày 01 tháng 7 năm 2022 Nhóm biên soạn 1. Võ Thị Thu Thủy 2. Huỳnh Linh Út 4
  5. LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................................................... 4 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC................................................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. CÁC YÊÚ TỐ TIÊN LƯỢNG CUỘC CHUYỂN DẠ.................................................................... 10 CHƯƠNG 2. XỬ TRÍ TÍCH CỰC GIAI ĐOẠN III CỦA CHUYỂN DẠ.............................................................. 16 CHƯƠNG 3. TƯ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ NGAY SAU ĐẺ........................................ 22 CHƯƠNG 4. QUY TRÌNH LẤY MÁU XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC SƠ SINH................................................... 27 CHƯƠNG 5. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC CHUYỂN DẠ................................................................................. 35 CHƯƠNG 6. CHẨN ĐOÁN CHUYỂN DẠ....................................................................................................... 41 5
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: CHĂM SÓC CHUYỂN DẠ ĐẺ 2. Mã môn học: MH45 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa, vai trò của môn học 3.1. Vị trí: Là môn học bắt buộc trong nội dung chương trình đào tạo của nghề Cao đẳng Hộ sinh vừa làm vừa học, được bố trí giảng dạy ở học kỳ 1 của năm học thứ hai theo kế hoạch đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau. 3.2. Tính chất: Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về những vấn đề khó khăn thuộc về người mẹ, thai nhi… trong thời kỳ chuyển dạ và sinh đẻ; tác động của quá trình theo dõi, chăm sóc, xử trí đúng lúc đến sức khoẻ bà mẹ và thai nhi trong quá trình chuyển dạ và sinh đẻ. Đồng thời, học phần cung cấp kỹ năng thực hành hộ sinh và chăm sóc toàn diện bà mẹ chuyển dạ đẻ khó để cuộc chuyển dạ và đẻ an toàn cho mẹ và con.. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: môn học giúp chăm sóc các nhu cầu của người phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, tác động của môi trường sống, điều kiện làm việc và quá trình chăm sóc đến sức khoẻ bà mẹ và sự phát triển của thai nhi. 4. Mục tiêu của môn học 4.1 Kiến thức A1.Trình bày được những khó khăn thuộc về người mẹ, thai nhi, phần phụ trong thời kỳ chuyển dạ A2.Trình bày tác động của quá trình theo dõi, chăm sóc bà mẹ và thai nhi trong quá trình chuyển dạ 4.2. Kỹ năng B1.Thực hiện y lệnh và trợ giúp bác sỹ thực hiện các kỹ thuật can thiệp trong chuyển dạ và đẻ khó. B2. Thực hiện và lập kế hoạch chăm sóc người bệnh trong chuyển dạ 4.3. Năng lực và tự chủ trách nhiệm: C1. Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ, và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ bà mẹ và trẻ em. C2. Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, thận trọng, chính xác, đảm bảo an toàn và tôn trọng sản phụ. C3. Thận trọng, tỷ mỉ, đảm bảo an toàn và tôn trọng thai phụ. 5. Nội dung của môn học Chương trình chi tiết môn học 6
  7. SỐ GIỜ TT TÊN BÀI HỌC TS LT TH Kiểm tra 1 Các yêú tố tiên lượng cuộc chuyển dạ 10 10 0 0 Xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển 5 2 2 2 0 dạ Tư vấn cho sản phụ trong chuyển dạ 10 8 2 3 1 và ngay sau đẻ Quy trình lấy máu xét nghiệm sàng 5 2 3 4 0 lọc sơ sinh 5 Theo dõi và chăm sóc chuyển dạ 10 6 4 1 6 Chẩn đoán chuyển dạ 5 2 3 1 Tổng số 45 30 15 3 6. Điều kiện thực hiện môn học 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác xây dựng phương án khắc phục và phòng ngừa rủi ro tại doanh nghiệp. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá 7.1. Nội dung - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y Tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số 7
  8. + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ A1, A2, 2 Sau 12 giờ. Thuyết trình Trắc nghiệm/ B1, B2, Báo cáo C1, C2, C3 Định kỳ Viết/ Tự luận/ A3, B3, C3 2 Sau 24 giờ Thuyết trình Trắc nghiệm/ Báo cáo Kết thúc môn Viết Tự luận và A1, A2, A3, 1 Sau 30giờ học trắc nghiệm B1, B2, B3, C1, C2, C3, 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng Điều Dưỡng chính quy 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. 8
  9. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo 1. Sách Sản Phụ Khoa, Xuất bản lần thứ 4, nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh 2021. 2. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội 2016 của nhà xuất bản Hà Nội. 3. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - Khoa Điều dưỡng & Kỹ thuật Y học - Bộ môn Hộ sinh (2019), Quy trình thực hành đào tạo sinh. Tr.11 - 12. 4. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tr.61 – 63. 9
  10. CHƯƠNG 1. CÁC YÊÚ TỐ TIÊN LƯỢNG CUỘC CHUYỂN DẠ  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Chương 1 giới thiệu về một cuộc đẻ chuẩn bị xảy ra, người thầy thuốc cũng như những nhân viên y tế cần phải hỏi bệnh, thăm khám và theo dõi chặt chẽ quá trình chuyển dạ để xác định các yếu tố đánh giá cuộc đẻ thường, từ đó có cơ sở để đánh giá cuộc đẻ cũng như phát hiện những bất thường để kịp thời xử trí.  MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:  Về kiến thức - Trình bày được được các yếu tố tiên lượng cuộc chuyển dạ - Trình bày được được ý nghĩa của việc tiên lượng cuộc chuyển dạ.  Về kỹ năng - Tiên lượng được các yếu tố chuyển dạ để chăm sóc kịp thời  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ nguời bệnh. - Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. - Thái độ cầu tiến rõ ràng, trung thực, khách quan cố gắng vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Giảng đường - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 - Nội dung  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp 10
  11. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên  Kiểm tra định kỳ * NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1. Định nghĩa Yếu tố tiên lượng cuộc chuyển dạ là được phát hiện khi hỏi bệnh, khi thăm khám và trong quá trình theo dõi giúp cho người thầy thuốc đánh giá dự đoán về một cuộc chuyển dạ. 2. Các yếu tố tiên lượng một cuộc chuyển dạ Đây là những dấu hiệu, những triệu chứng thể hiện trong quá trình mang thai và quá trình theo dõi chuyển dạ, cần phải khám xét thật kỹ lưỡng để tiên lượng và có phương án xử trí ngay tại tuyến xã hoặc chuyển lên tuyến trên. Cũng cần nói thêm các yếu tố tiên lượng cuộc chuyển dạ áp dụng cho tất cả các tuyến có cơ sở sản khoa. 2.1. Toàn trạng và sức khỏe của người mẹ - Người mẹ hoàn toàn khỏe mạnh, tâm lý thoải mái hoặc bị chi phối bởi lý do sức khỏe gia đình và xã hội. - Người mẹ mắc các bệnh có trước hoặc trong khi mang thai. Tùy theo từng loại bệnh mà tiên lượng cuộc đẻ sẽ được theo dõi đẻ thường hoặc đẻ bằng forceps hoặc phẫu thuật lấy thai. - Một số yếu tố có liên quan đến người mẹ như con so tuổi dưới 18 hoặc trên 35, con rạ tuổi trên 40 . Đẻ quá dày hoặc quá nhiều ( Khoảng cách giữa 2 lần đẻ dưới 3 năm đẻ trên 4 lần). 2.2. Sự tương ứng giữa thai nhi và khung chậu và phần mềm của người mẹ Nếu có sự tương ứng giữa thai nhi và khung chậu cuộc đẻ sẽ được theo dõi để đẻ qua đường âm đạo. Khung chậu hẹp, khung chậu méo, khung chậu lệch, tầng sinh môn cứng , các khối u tiền đạo bao gồm khối u ở tử cung, ở khung chậu và ở trong âm đạo … là những yếu tố gây đẻ khó. Tùy theo từng loại khung chậu mà tiên lượng cuộc đẻ khác nhau, chẳn hạn như khung chậu hẹp toàn diện mà thai có trọng lượng bình thường thì phẫu thuật lấy thai. Khung chậu méo mà thai nhi là ngôi chỏm thì phải làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm và tiên lượng cuộc đẻ phụ vào kết quả của nghiệm pháp lọt ngôi chỏm…Các khối u tiền đạo thì phụ vào kích thước và vị trí khối u mà cuộc đẻ sẽ phải phuật lấy thai hây không. 2.3. Ngôi, thế, kiểu thế và một số yếu tố liên quan tới thai nhi và phần phụ của thai Để tiên lượng một cuộc chuyển dạ, yếu tố ngôi, thế, kiểu thế của thai nhi trong buồng tử cung cũng góp phần đáng kể . Những ngôi thai có thể đẻ được qua đường âm đạo như: 11
  12. - Ngôi chỏm - Ngôi mặt cằm trước . - Ngôi mông và những ngôi bắt buộc phải phẫu thuật như ngôi ngang, ngôi mặt cằm sau, ngôi trán hoặc ngôi thóp trước đã cố định ngay cả những ngôi có thể theo dõi đẻ thường âm đạo thì kiểu thế sau có tiên lượng không tốt bằng ngôi có kiểu thế trước . - Thai quá ngày sinh hoặc chưa đến ngày sinh. - Đa thai - Con hiếm, tiền sử vô sinh, phải áp dụng hỗ trợ sinh sản. - Nhau tiền đạo - Sa dâu rốn. 2.4. Các yếu tố động trong chuyển dạ Khi theo dõi một cuộc chuyển dạ, có 5 dấu hiệu bắt buộc cần theo dõi sau đây. - Cơn co tử cung: Là động lực chính của cuộc chuyển dạ. Nếu có cơn co tử cung nhịp nhàng, đều đặn và phù hợp với độ xóa mở của cổ tử cung là tiên lượng tốt. Nếu cơn co tử cung không đồng bộ , quá mau hoặc quá mạnh, quá yếu là tiên lượng không tốt cho cuộc chuyển dạ. - Xóa mở cổ tử cung: Nhịp nhàng, phù hợp với cơn co tử cung là tiên lượng tốt. Ngược lại, nếu cổ tử cung dầy, cứng, phù nề, mở chậm hoặc không mở thêm là tiên lượng xấu. Vì vậy cânf phải nắm vững các giai đoanj của cuộc chuyển dạ để có tiên lượng cho cuôcj chuyển dạ. - Độ lọt của ngôi thai: Đầu luôn luôn chờm vệ, ngôi thai không tiến triển, đầu không cúi, có hiện tượng chồng khớp sọ hoặc không lọt sẽ có tiên lượng xấu. Ngược lại nếu dưới tác dụng của cơn co tử cung, ngôi thai sẽ từ cao lỏng tiến đến chúc, chặt roòi lọt qua khung chậu của người mẹ là tiên lượng tốt cho cuộc chuyển dạ. - Đầu ối : Nếu đầu ối dẹt, biểu hiện sự bình chỉnh của thai nhi và khung chậu là tốt. Đầu ối phồng, màng ối dày, ối vỡ non hoặc ối vỡ sớm, đầu ối hình quả lê ( trong thai chết lưu ) có thể tiên lượng không tốt cho cuộc chuyển dạ. - Tim thai: Nhịp tim thai đều, dao động bình thường có tiên lượng tốt. Theo dõi nhịp tim thai bằng máy (Monitor sản khoa ) . Các biến đổi nhịp tim thai theo cơn co tử cung như: Nhịp phẳng, DIP I, DIP II, DIP biến đổi đều là các dấu hiệu cần theo dõi chặt chẽ trong cuộc chuyển dạ để phát hiện thai suy. 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của chuyển dạ 1. Chỉ số Bishop Thời gian vào chuyển dạ và sự thành công của khởi phát chuyển dạ tùy thuộc vào độ chín muồi của cổ tử cung. 12
  13. Bishop (1964) đã đưa ra một hệ thống cho điểm để dự đoán khả năng thành công của khởi phát chuyển dạ ở thai đủ trưởng thành. Hệ thống cho điểm này dựa trên các yếu tố của cổ tử cung (độ mở, độ xóa, độ lọt, mật độ) và vị trí lọt của ngôi thai. Hiện nay, bảng điểm của Bishop đã được cải tiến: sự xóa mở của cổ tử cung được thay bằng chiều dài cổ tử cung Bả hình 1: Đánh giá tình trạng cổ tử cung trước chuyển dạ bằng chỉ số Bishop Điểm số Bishop có giá trị trong việc tiên lượng khả năng khởi phát chuyển dạ thành công, mức thường dùng là 7 điểm. Khi điểm số Bishop từ 7 điểm trở lên, khả năng sanh ngả âm đạo sau khởi phát chuyển dạ tương đương như khi để chuyển dạ tự nhiên. Nếu Bishop ≤ 5 điểm, tương đương với tình trạng cổ tử cung chưa thuận lợi hay có nghĩa là cổ tử cung chưa mở thuận lợi, khả năng khởi phát chuyển da thất bại rất cao. Cần lưu ý điểm số Bishop thuận lợi chỉ là điều kiện cần thiết cho một cuộc sanh ngả âm đạo, các yếu tố quyết định khác (điều kiện đủ) còn là: sự lọt của ngôi thai, tình trạng sức khỏe của mẹ và của thai. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể được xem xét bên cạnh các yếu tố kể trên như: cổ tử cung đã từng được thử thách (có sanh ngã âm đạo trước đó hay không , sự tương xứng giữa thai (kích thước, ngôi, kiểu thế) và tình trạng khung chậu của người mẹ. 13
  14. Tỉ lệ mổ lấy thai sau khởi phát chuyển dạ thất bại tương ứng với điểm Bishop (1985) Dựa vào tất cả các yếu tố trên, Bảng điểm Bishop đã được cải tiến như sau • Cộng thêm 1 điểm khi √ Mẹ có bệnh lý tiền sản giật √ Sanh con rạ: tiền căn cho mỗi lần sanh con ngả âm đạo trước đó được tính 1 điểm • Trừ 1 điểm khi √ Thai kì quá ngày dự sanh √ Sanh con so √ Ối vỡ sớm, hay ối vỡ lâu Đánh giá kết quả: 10 • Khởi phát chuyển dạ khi √ Bishop ≥ 5 điểm. (***) √ Ối đã vỡ • Làm chín muồi CTC bằng Prostaglandin trước khi thực hiện KPCD √ Bishop < 5 điểm (***) √ Ối còn √ Không có cơn gò chuyển dạ. (***): Theo ACOG 2009 là 6 điểm 2.6. Các tai biến có thể xảy ra trong cuộc chuyển dạ - Chảy máu ( nhau tiền đạo, nhau bông non, võ tử cung ) - Dọa vỡ tử cung, võ tử cung. - Sa dây rốn, sat ay. 14
  15. - Tắc mạch ối. 3. Kết luận: Tiên lượng cuộc chuyển dạ cho chính xác là điều khó nhưng lại là điều mà người thầy thuốc sản khoa nào cũng phải thực hiện để tránh các tai biến có thể xảy ra cho mẹ và con. Sử dụng biểu đồ chuyển dạ là cần thiết trong quá trình theo dõi chuyển dạ nhằm phát hiện sớm những chuyển dạ bất thường. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương này, một số nội dung chính được giới thiệu: - Các yếu tố tiên lượng một cuộc chuyển dạ - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của chuyển dạ - Các tai biến có thể xảy ra trong cuộc chuyển dạ CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: Câu 1. Trình bày các yếu tố tiên lượng một cuộc chuyển dạ Câu 2. Trình bày các tai biến có thể xảy ra trong cuộc chuyển dạ 15
  16. CHƯƠNG 2. XỬ TRÍ TÍCH CỰC GIAI ĐOẠN III CỦA CHUYỂN DẠ GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2 Chương 2 là chương giới thiệu Xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ là các thao tác chủ động của người đỡ sinh tác động ở giai đoạn sau khi sổ thai để giúp nhau bong và số ra ngoài nhanh hơn, nhằm phòng ngừa băng huyết sau sinh. Cho mọi trường hợp sinh đường âm đạo, khi thai vừa mới sổ ra ngoài và chắc chắn không còn thai nào trong tử cung Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Trình bày được chỉ định và chống chỉ định trước khi xử trí giai đoạn 3 chuyển dạ - Trình bày được bảng kiểm xử trí giai đoạn 3 chuyển dạ  Về kỹ năng: - Chuẩn bị được dụng cụ và các yêu cầu liên quan để xử trí tích cực giai đoạn 3 chuyển dạ - Thực hiện được quy trình xử trí theo bảng kiểm  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ nguời bệnh. - Chủ động tích cực học tập, vận dụng kiến thức kỹ năng áp dụng thực tiển trên mô hình - Tôn trọng người bệnh, cảm thông, chia sẻ, tế nhị, tạo lòng tin cho người bệnh  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 62 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Giảng đường - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 2 16
  17. - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên:  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: * NỘI DUNG CHƯƠNG 2 1.Vệ sinh thai nghén 1.1. Vệ sinh 1.1.1. Vệ sinh chung khi có thai - Thường xuyên tắm rửa nhưng phải tắm nhanh. - Không ngâm mình dưới ao hồ vì dễ gây nhiễm khuẩn - Mùa đông tắm nước ấm trong nhà tắm, tránh gió lùa 1.1.2. Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài - Rửa âm hộ và tầng sinh môn 2 1. Chỉ định Cho mọi trường hợp đẻ đường dưới, khi thai vừa mới sổ ra ngoài và chắc chắn không còn thai nào trong tử cung. 2. Cách tiến hành 2.1. Tư vấn Giải thích công việc sẽ tiến hành để lấy rau sau khi đã sổ thai ra ngoài cho sản phụ yên tâm và hợp tác với NVYT. 2.2. Thuốc và dụng cụ - Dụng cụ: + Bơm tiêm, khay đỡ nhau, săng vô khuẩn; + Thuốc: oxytocin 10 đơn vị, chuẩn bị trong bơm tiêm để sẵn trên bàn dụng cụ đỡ đẻ. 17
  18. Hình 1.1. Thuốc và dùng xử trí tích cực giai đoạn III 2.3. Quy trình thực hiện Bước 1: nắn tử cung ngay sau khi thai sổ ra ngoài để chắc chắn trong tử cung không còn thai nào nữa. Bước 2: tiêm bắp 10 đơn vị oxytocin vào 1/3 dưới mặt trước ngoài đùi cho sản phụ. Bước 3: cặp dây rốn ở gần sát âm hộ người mẹ để khi kéo dây rốn dễ dàng hơn. Bước 4: kéo dây rốn có kiểm soát. Kiểm tra sự co bóp tử cung: một tay giữ căng dây rốn chờ đợi tử cung co lại, tay còn lại đặt trên bụng sản phụ đánh giá tử cung đã có cơn co. Đỡ nhau: một tay người đỡ đẻ đặt trên bụng sản phụ, phía trên xương mu, ấn nhẹ vào mặt trước đoạn dưới tử cung, đẩy nhẹ lên phía xương ức tránh tử cung bị kéo xuống dưới khi kéo dây rốn. Tay kia giữ kẹp dây rốn, kéo dây rốn nhẹ nhàng và liên tục dọc theo ống đẻ, kéo như vậy trong vòng 2 - 3 phút, nếu nhau không sổ trong giai đoạn này, dừng lại 5 phút rồi kéo lại. Khi bánh nhau đã sổ ra đỡ màng nhau bằng cách: hạ thấp bánh nhau xuống lợi dụng sức nặng của bánh nhau kéo màng ra. Cũng có thể dùng hai bàn tay đỡ bánh nhau và xoay tròn nhẹ nhiều vòng giúp màng nhau bong hết. Xoa bóp tử cung: sau khi nhau sổ, xoa bóp ngay đáy tử cung qua thành bụng đến khi tử cung co tốt. Hướng dẫn sản phụ xoa bóp nhẹ đáy tử cung 15 phút/lần trong vòng 2 giờ đầu để đảm bảo chắc chắn tử cung co tốt. Kiểm tra nhau: khi đã chắc chắn tử cung co tốt và không thấy chảy máu mới tiến hành kiểm tra bánh nhau, màng nhau, dây rốn như thường lệ (xem quy trình “Kiểm tra nhau”). 2.4. Khó khăn và cách xử trí - Kéo dây rốn nhưng bánh nhau không bong và không xuống dần trong tử cung, không được kéo giật, kéo mạnh, cần chờ đợi một lát rồi tiếp tục kéo. Nếu vẫn không kết quả: 18
  19. + Tại tuyến xã: nếu chảy máu cần bóc rau nhân tạo, nếu không chảy máu chuyển tuyến trên; + Tuyến huyện trở lên có thể đặt âm đạo 1 - 4 viên misoprostol (200 - 800mcg) hoặc ngậm dưới lưỡi, sau 10 phút nếu nhau không bong tiến hành bóc nhau nhân tạo. - Trường hợp dây rốn bị đứt trong khi kéo: thực hiện bóc nhau nhân tạo. BẢNG KIỂM DẠY/HỌC XỬ TRÍ TÍCH CỰC GIAI ĐOẠN 3 CỦA CHUYỂN DẠ TT Các bước Ý nghĩa Yêu cầu cần đạt CHUẨN BỊ 1 NVYT trang phục đầy đủ, rửa tay;Đảm bảo vô khuẩnTrang phục gọn gàng sạch Cần thêm một người phụ để tiêm. cho bà mẹ. sẽ. 2 Dụng cụ Dụng cụ sẵn sàngDụng cụ đầy đủ, đúng quy Các dụng cụ của cuộc đỡ đẻ thường khi làm thủ thuật. cách, sắp xếp tiện sử dụng; và kiểm tra nhau: khay đỡ rau, găng Oxytoxin sẵn sàng. tay; bơm kim tiêm đã nạp 10 đơn vị oxytocin. 3 Giải thích cho bà mẹ và người nhà vềGiúp bà mẹ và ngườiGiải thích cụ thể, rõ ràng. việc sắp làm, động viên và hướngnhà an tâm, hợp tác. dẫn để họ hợp tác. THỰC HIỆN 4 Nắn TC ngoài thành bụng ngay sau Đảm bảo không cònSờ được đáy tử cung và khi thai sổ. thai thứ 2 trong tửkiểm tra được không còn cung. thai khác. 5 Tiêm bắp 1/3 dưới mặt trước ngoàiGiúp nhau bong, hạnĐúng quy trình tiêm bắp đùi 10 đơn vị oxytocin. chế chảy máu sau đẻ. (bảng kiểm riêng). 6 - Kéo dây rốn có kiểm soát:Giúp bong và sổKéo nhẹ nhàng trong cơn - Dùng tay thuận giữ kẹp dây rốn chờnhau, tránh lộn tửco TC, phối hợp 2 tay: tay cơn co cung. trên đẩy tử cung về phía -mĐặt tay kia trên mu, lòng bàn tay mũi ức, tay dưới kéo dây hướng về rốn, ấn nhẹ hướng lên trên rốn. về phía mũi ức; - Tay thuận kéo chắc dây rốn theo hướng xuống dưới, duy trì lực kéo, tránh giật mạnh; - Nếu nhau không xuống, ngừng kéo, chờ 1 - 2 phút và làm lại khi có cơn co khác. 19
  20. 7 Khi nhìn thấy bánh nhau ở âm hộ,Tránh sót màngĐể bánh nhau sổ nhờ trọng dùng hai tay đỡ bánh rau xuống thấp, nhau. lượng bánh nhau (không nhẹ nhàng quay bánh nhau đến khi kéo bánh rau). màng nhau xoắn lại và từ từ để cho nhau sổ hoàn toàn. 8 Đặt bánh nhau vào một khay đãĐể kiểm tra nhau và chuẩn bị sẵn. màng. 9 Xoa đáy tử cung qua thành bụng đảm Đề phòng chảy máuXoa đáy tử cung một lần bảo tử cung co hồi tốt. sau đẻ. và hướng dẫn sản phụ xoa những lần tiếp theo. KIỂM TRA ĐƯỜNG ĐẺ 10 Yêu cầu người phụ chiếu đèn vàoĐủ ánh sáng để quanĐèn rọi tập trung vào đáy vùng đáy chậu. sát chính xác. chậu. 11 Nhẹ nhàng tách môi âm hộ và quanQuan sát tổn thương. Quan sát hết được âm hộ, sát âm đạo xem có tổn thương không. thành âm đạo, cùng đồ. 12 Kiểm tra vùng đáy chậu xem có tổn An toàn cho sản phụ. Phát hiện toàn bộ các tổn thương không và xử trí phù hợp. thương và xử trí đúng kỹ thuật với từng loại tổn thương. 13 Rửa âm hộ bằng nước chín, ấm và Vệ sinh và tạo thoảiNhẹ nhàng, sạch sẽ. lau khô bằng khăn sạch mềm. mái cho bà mẹ. 14 Đặt băng vệ sinh hay vải mềm vào Tạo thoải mái cho bàSạch sẽ. đáy chậu cho bà mẹ thoải mái. mẹ. 15 Dặn dò bà mẹ và người nhà nhữngChăm sóc tinh thần,Theo đúng quy định. điều cần thiết và ghi hồ sơ đề phòng những bất thường. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Trong chương này, một số nội dung chính được giới thiệu: - Chỉ định - Cách tiến hành - Bảng kiểm dạy/học xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ Câu 1. Trình bày chỉ định xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2