intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chăm sóc điều - MĐ03: Trồng điều

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

175
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Chăm sóc điều - MĐ03: Trồng điều giới thiệu các kiến thức về cỏ dại hại điều, nhu cầu phân bón nhằm phục vụ cho việc thực hiện các công việc chăm sóc điều gồm làm cỏ, bón phân, tỉa cành tạo tán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc điều - MĐ03: Trồng điều

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SOC ĐIỀU ́ Mã số: MĐ03 NGHỀ TRỒNG ĐIỀU Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ03
  3. LỜI GIỚI THIỆU Cây điều thuộc nhóm cây công nghiệp có dầu, sống lâu năm. Các sản phẩm thu hoạch và chế biến từ cây điều rất phong phú, đa dạng và trên hết là nhân hạt điều là mặt hàng xuất khẩu lớn của đất nước. Từ năm 1996 đến nay Việt Nam luôn là nước đứng đầu về xuất khẩu điều nhân. Tuy nhiên nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến điều luôn thiếu hụt và phải nhập điều thô hàng năm từ các nước khác. Cây điều là loại cây có thể trồng được trên nhiều loại đất và khí hậu khác nhau và được coi là cây “xóa đói giảm nghèo” cho nhiều vùng sản xuất nông nghiệp. Nhưng để sản xuất bền vững và có hiệu quả kinh tế cao hơn người trồng điều cần được đào tạo dạy nghề theo các chương trình phù hợp. Chương trình đào tạo nghề “Trồng điều” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất tại vườn điều các địa phương có khí hậu nhiệt đới hai mùa mưa nắng có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ tiếp tục hành nghề trồng điều. Bộ giáo trình gồm 5 quyển: 1) Nhân giố ng điề u 2) Trồ ng mới điề u 3) Chăm sóc điề u 4) Phòng trừ sâu bệnh hại điều 5) Thu hoạch và bảo quản hạt điều Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận sự hợp tác, giúp đỡ của Phòng Nghiên cứu Cây Công nghiệp thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Trường khối nông nghiệp, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng điều”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.
  4. Giáo trình mô đun“Chăm sóc điều” giới thiệu các kiến thức về cỏ dại hại điều, nhu cầu phân bón nhằm phục vụ cho việc thực hiện các công việc chăm sóc điều gồm làm cỏ, bón phân, tỉa cành tạo tán. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! THAM GIA BIÊN SOẠN 1. Phan Quốc Hoàn (chủ biên) giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 2. Nguyễn Viết Thông; giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
  5. MỤC LỤC MỤC LỤC TRANG BÀI 1 : TRỪ CỎ VÀ BẢO VỆ ĐẤT 1. Tác hại của cỏ dại và các nhóm cỏ dại ...................................................1 1.1. Tác hại của cỏ dại .................................................................................1 1.1. Các nhóm cỏ dại ...................................................................................2 2. Các biện pháp trừ cỏ dại ..........................................................................4 2.1. Xác định thời điểm làm cỏ ....................................................................4 2.2. Trừ cỏ bằ ng cơ giới ...............................................................................5 2.3. Trừ cỏ băng thuố c trừ cỏ .......................................................................6 3. Tủ gốc ......................................................................................................8 3.1 Ý nghĩa và thời điểm tủ gốc ..................................................................8 3.2 Phương pháp tủ .....................................................................................8 4. Trồ ng cây che phủ ....................................................................................9 BÀI 2 : BÓN PHÂN 1. Ảnh hưởng của các loại phân bón ...........................................................11 1.1. Phân đạm...............................................................................................11 1.2. Phân lân .................................................................................................12 1.3. Phân kali................................................................................................13 2. Bón phân ..................................................................................................13 2.1. Bón phân giai đoạn cây con ..................................................................13 2.2. Bón phân giai đoạn cây khai thác .........................................................14 2.3. Bón phân hữu cơ cho cây......................................................................15 2.4. Bón phân qua lá ....................................................................................16 3. Điề u chỉnh lươ ̣ng phân bón......................................................................14 BÀI 3 : TẠO TÁN VÀ CHĂM SÓC CÂY THỜI KỲ RA HOA 1. Mục đích tạo tán – tỉa cành cho cây ........................................................18 2. Cơ sở ta ̣o tán cây điề u năng suấ t cao .......................................................18 3. Phương pháp ta ̣o tán tia cành...................................................................19 ̉ 3.1. Tạo tán cây ............................................................................................19
  6. 3.2. Tỉa cành .................................................................................................21 3.3. Đốn thưa ...............................................................................................23 4. Chăm sóc cây thời kỳ ra hoa ....................................................................23 4.1. Sử dụng phân bón qua lá.......................................................................23 4.2. Tưới nước bổ sung ................................................................................27 4.3. Dọn vệ sinh vườn ..................................................................................29 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ..................................................31 I. Vị trí, tính chất của mô đun ............................................................. 31 II. Mục tiêu của mô đun ....................................................................... 31 III. Nội dung chính của mô đun .......................................................... 31 1. Phân bổ nội dung chi tiết .................................................................... 31 2. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun ............................................ 31 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành............................... 32 Bài thực hành số 1................................................................................... 32 Bài thực hành số 2................................................................................... 34 Bài thực hành số 3................................................................................... 37 Bài thực hành số 4................................................................................... 39 Tài liệu tham khảo .................................................................................. 41
  7. MÔ ĐUN: CHĂM SÓC ĐIỀU Mã mô đun: MĐ03 Giới thiệu mô đun Mô đun Chăm sóc điều là mô đun chuyên môn nghề , mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành chăm sóc điều; nội dung mô đun trình bày các phương pháp trừ cỏ cho điều, kỹ thuật bón phân, tỉa cành tạo tán và chăm sóc cây thời kỳ ra hoa. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về các nhóm cỏ gây hại trong vườn điều, nhu cầu về phân bón của cây qua các giai đoạn, ảnh hưởng của điều kiện chăm sóc đến sự ra hoa kết trái. Học viên sau khi hoàn thành mô đun có kỹ năng thực hiện đúng yêu cầu các biện pháp trừ cỏ, tính toán lượng phân bón và bón phân đúng kỹ thuật từng giai đoạn, sử dụng thành thạo các dụng cụ để tỉa cành tạo tán, xử lý phù hợp các yêu cầu khi cây điều ra hoa . BÀI 1 : TRỪ CỎ VÀ BẢO VỆ ĐẤT Mã bài: M3-01 *Giới thiệu: Trừ cỏ và bảo vệ đất là các biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả kinh tế của nghề trồng điều. Trừ cỏ là biện pháp không thể thiếu đối với việc canh tác bất cứ cây trồng nào trên đất tự nhiên nó đảm bảo loại trừ được yếu tố cạnh tranh và cây trồng lấy được đầy đủ dinh dưỡng nhất từ đất mà. Nhưng cây điều là cây công nghiệp lâu năm được trồng phổ biến ở những vùng đất dễ bị rửa trôi xói mòn vì vậy trừ cỏ phải kết hợp các biện pháp bảo vệ đất. Việc bảo vệ đất sẽ giúp cho nghề tồn tại và phát triển bền vững, an toàn về môi trường sinh thái. *Mục tiêu: - Hiểu được tác hại của cỏ dại với đời sống cây điều, - Phân biệt được các nhóm cỏ dại chính và giai đoạn phát triển. - Nêu đươ ̣c các biê ̣n pháp trừ cỏ phù hơ ̣p với từng thời kỳ của cây; - Thực hiện đươ ̣c các biê ̣n pháp phòng trừ cỏ da ̣i đa ̣t hiê ̣u quả - Tuân thủ các yêu cầ u về bảo vê ̣ đấ t, bảo vê ̣ môi trường A. Nội dung: 1. Tác hại của cỏ dại và các nhóm cỏ dại
  8. 1.1. Tác hại của cỏ dại - Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng : Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, cỏ dại đã sử dụng nguồn dinh dưỡng có trong đất và do con người bón bổ sung cho cây. Cỏ dại phát triển mạnh đã làm thất thoát một tỉ lệ khá lớn các nguồn dinh dưỡng bón vào đất. - Cỏ dại cạnh tranh nước: Cùng với dinh dưỡng, cỏ dại đã sử dụng nguồn nước trong đất để thực hiện các phản ứng sinh lý, sinh hóa và sự thoát hơi nước thông qua khí khổng của cơ thể. Chúng làm giảm lượng nước cung cấp cho nhu cầu cần thiết của cây trên đồng ruộng . - Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng : Khi cây điều còn nhỏ nhiều loài cỏ dại có sức sinh trưởng rất mạnh có thể vươn cao che lấp làm cây thiếu ánh sáng. - Ngoài ra, cỏ dại còn là cầu nối, là nơi trú ẩn của nhiều loại dịch hại nguy hiểm gây hại trên cây cây điều. Vì vậy hạn chế sự gây hại của cỏ dại là Hình 1.1: Cỏ dại cạnh tranh với cây điều giải pháp quan trọng góp phần tăng năng suất và phẩm chất cây điều. Cần chú ý ngoài những mặt hại nói trên thực tế trong hệ thống canh tác bền vững không phải lúc nào cũng cần thiết diệt trừ sạch cỏ bởi có dại cũng có những mặt lợi khác. Cỏ dại tồn tại trên đồng ruộng có ý nghĩa chống sự rửa trôi xói mòn, làm thức ăn cho nhiều vật nuôi, làm chỗ trú ngụ cho các thiên địch theo mùa vụ v.v.. 1.1. Các nhóm cỏ dại
  9. Cỏ dại phát triển trong vườn điều và sinh sản rất khác nhau tùy theo từng loài. Do vậy để phòng trừ cỏ dại đạt hiệu quả cần xác định:  đúng giai đoạn sinh trưởng của cỏ,  phân biệt các nhóm cỏ chính đang mọc trong vườn. Việc xác định đúng nhóm cỏ là cần thiết trước khi chọn lựa thuốc diệt cỏ phù hợp. - Căn cứ theo đặc điểm hình thái người ta phân biệt 3 nhóm cỏ dại gồm: + Cỏ hòa thảo: - rễ chùm, - thân có phân đốt - lá có bẹ - phiến lá hẹp - gân lá song song Hình 1.2: Cỏ tranh thuộc nhóm hòa thảo, thân ngầm
  10. + Cỏ Chác lác: - rễ chùm - thân thảo hình tam giác - đặc ruột - không phân đốt - lá không có bẹ - phiến lá hẹp - gân lá song song Hình 1.3: Cỏ cú (cỏ gấu) thuộc nhóm cỏ lác có thân ngầm + Cỏ lá rộng: - rễ cọc, - thân gỗ hoặc thâm mềm, - lá rộng có nhiều hình dạng khác nhau, - gân lá hình lưới Hình 1.4: Cỏ hôi thuộc nhóm cỏ lá rộng
  11. Cỏ dại sinh sản mạnh và có nhiều hình thức phát tán vì vậy việc lựa chọn biện pháp diệt cỏ không những căn cứ vào đặc điểm phân loại mà còn phải xác định được giai đoạn diệt trừ hiệu quả. Biết được cỏ dại thuốc nhóm cỏ nào, đang ở giai đoạn nào, người trồng điều có thể lựa chọn biện pháp trừ cỏ phù hợp và hiệu quả kinh tế cao. 2. Các biện pháp trừ cỏ dại Cỏ dại có thể lưu tồn hạt trong đất hoặc phát tán trong vườn, sinh sản theo nhiều kiểu khác nhau, vì vậy việc trừ cỏ dại phải kết hợp nhiều biện pháp mới có hiệu quả. Các biện pháp kỹ thuật canh tác có thể làm giảm đáng kể sự phát triển của cỏ dại như tăng cường mật độ của cây trồng xen, làm đất tối thiểu và tạo bề mặt bằng phằng cho đất vườn. Ngoài các biện pháp cơ giới như làm cỏ gốc, làm cỏ theo băng thì biện phát diệt cỏ bằng thuốc trừ cỏ đang được áp dụng phổ biến hiện nay vì tính hiệu quả, giảm chi phí, công lao động phù hợp với cân thân gỗ có hình thái cao và tán rộng như cây điều. 2.1. Xác định thời điểm làm cỏ Xác định thời điểm làm cỏ cần căn cứ vào giai đoạn sinh trưởng của cây, đặc điểm thời tiết và kết hợp làm cỏ khi bón phân. - Năm thứ nhất cứ 3 tháng một lần làm cỏ kết hợp xới xáo vun gốc và bón phân. Vì cây điều còn nhỏ đất trống nhiều ta phải kết hợp cây trồng xen giai đoạn này để giảm thiểu sự sinh trưởng của cỏ,; làm cỏ kỹ vùng xung quanh gốc cây từ 1 – 2 mét. - Năm thứ hai làm cỏ 2 lần: Vào cuối mùa khô, cuối mùa mưa. - Năm thứ ba chỉ làm cỏ, xới đất, vun gốc một lần vào cuối mùa khô. - Từ năm thứ tư khi cây đã khép tán chỉ làm cỏ khi kết hợp bón phân, chủ yếu áp dụng biện pháp trừ cỏ bằng thuốc và phát dọn vườn, đốt hay cày chống cháy vào mùa khô. 2.2. Trƣ̀ cỏ bằ ng cơ giới Các vườn điều trồng trên đất dốc không nên làm cỏ trắng giữa các hàng điều mà chỉ nên cắt cỏ giữa hàng để chống xói mòn đất. Việc làm cỏ cho vườn điều cần cân nhắc kỹ và chỉ tiến hành khi cần thiết. Hình 1.5: Làm cỏ gốc vườn điều
  12. Trong thời gian cây còn nhỏ cần làm cỏ trắng ngay trong gốc và cách mép tán từ 30-50 cm, làm cỏ 3-4 đợt /năm. Diện tích còn lại dùng để trồng xen cây ngắn ngày. Vào cuối mùa mưa nên phát dọn sạch cỏ hoặc cày chống cháy giữa các hàng điều để ngăn ngừa cháy vườn điều vào mùa khô. Trong vườn điều kinh doanh đã khép tán, chỉ làm cỏ trắng theo hình vành khăn chiếu theo tán để bón phân, diện tích còn lại phát cỏ 2-3 lần/năm. Dùng máy phát cỏ cầm tay rất thuận lợi, tiết kiệm được công lao động. Hình 1.6: Máy phát cỏ cầm tay 2.3. Trƣ̀ cỏ băng thuố c trƣ̀ cỏ Sử dụng thuốc trừ cỏ cho vườn điều ngày càng trở lên phổ biến do khả năng đáp ứng kịp thời, không cần nhiều sức lao động và tiêu diệt triệt để nhiều loại cỏ dại. Hơn nữa khi sử dụng hóa chất trừ cỏ có ưu điểm hơn biện pháp cơ giới là đất ít bị rửa trôi xói mòn hơn. Các loại thuốc trừ cỏ có thể phân loại theo nhiều cách:  Theo giai đoạn cỏ bị diệt có:  Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm – ví dụ Sofit ức chế hạt cỏ nảy mầm  Hậu nảy mầm diệt cây cỏ sau nảy mầm – đa số các thuốc trong nhóm này  Theo tính chọn lọc có:  Thuốc có tính chọn lọc – ví dụ 2.4 D chỉ dùng để trừ cỏ lá rộng, Dalapon chỉ trừ cỏ họ hòa thảo
  13.  Thuốc không chọn lọc diệt trừ được nhiều loài cỏ dại.  Theo cơ chế tác động đến các bộ phận của cây có:  Thuốc lưu dẫn – ví dụ Glyphosate khi phun lên lá cây thuốc dẫn truyền đến các bộ phận khác và gây chết toàn cây.  Thuốc gây chết do tiếp xúc – ví dụ Paraquat chỉ gây cháy những bộ phận cây có tiếp xúc với thuốc khó chết với những cỏ có thân ngầm. Tùy theo đặc điểm và chủng loại cỏ dại có trong vườn mà ta chọn loại thuốc trừ cỏ cho phù hợp nhưng khi sử dụng chú ý một số nguyên tắc sau: - Sử dụng thuốc vào giai đoạn cỏ còn non, chưa ra hoa - Phun thuốc đúng nồng độ, đủ lượng nước theo khuyến cáo ghi trên nhãn mỗi loại thuốc, - Phun thuốc ướt đều mặt lá cỏ. - Sử dụng kết hợp một số loại thuốc trừ cỏ để có thể tiêu diệt nhiều nhóm cỏ cùng một lần phun (ví dụ sử dụng kết hợp 2.4 D và Glyphosate để diệt cỏ lá rộng và cỏ hòa thảo trong vườn điều) - Tránh phun thuốc vào tán lá của cây. * Khi sử dụng thuốc trừ cỏ chú ý tên thương mại và tên A hoạt chất (Hình 1.7) B A. Thuốc trừ cỏ dạng tiếp xúc gây cháy có tên thương mại ZIZU, tên hoạt chất là Paraquat B. Thuốc trừ cỏ dạng lưu dẫn có thể diệt các bộ phận dưới mặt đất có tên thương mại GLYMOSATE, tên hoạt chất Glyphosate
  14. Hình 1.9: Bình phun thuốc và thuốc trừ cỏ C. Cỏ dại trước khi D C phun thuốc D. Cỏ chết các bộ phận trên mặt đất 10 ngày sau khi phun thuốc Paraquat (Hình 1.8) * Một số loại thuốc trừ cỏ được khuyến cáo sử dụng trong vườn điều như Roundup 480SC, Dream 480SC, Agamaxone 276SL, Ally 20DF liều lượng, nồng độ và khả năng diệt cỏ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 3. Tủ gốc 3.1 Ý nghĩa và thời điểm tủ gốc Tủ gốc có vai trò giảm sự bốc hơi nước giữ ẩm cho đất; bảo vệ lớp đất mặt tránh khỏi sự tác động của những hạt mưa, tăng tính thấm nước và hạn
  15. chế hiện tượng xói mòn cho đất; Cung cấp chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng khác cho cây điều khi vật liệu tủ hoai mục ra nó làm thuận lợi quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng khoáng điều hòa đựơc nhiệt độ và độ ẩm trong đất, chống cỏ dại xung quanh gốc điều đặc biệt là cỏ tranh. Công việc tủ gốc được tiến hành ngay sau khi trồng mới, để đề phòng các tiểu hạn. Đối với điều kiến thiết cơ bản và điều kinh doanh khi bước vào thời kỳ cuối mùa mưa, đầu mùa khô cần phải tiến hành tủ gốc giữ ẩm . 3.2 Phương pháp tủ Vào cuối mùa mưa cần làm cỏ sạch gốc, trên hàng, giữa hàng để lấy nguyên liệu hữu cơ đó cùng các loại cây phân xanh, đậu đỗ trồng xen trong lô, cùng với việc lấy thêm các nguyên liệu tủ gốc khác ở bên ngoài đem vào như rơm, rạ, cây phân xanh v.v... Đối với điều kiến thiết cơ bản nên tủ theo băng, dọc theo hàng điều. Nơi nào ít nguyên liệu nên tủ xung quanh gốc điều với đường kính từ 1 – 1,5 mét, dày từ 5 – 10 cm, cách gốc 8 – 10 cm để chống mối làm hại cây . Đối với điều kinh doanh : tủ theo băng xen kẽ và luân phiên nhau để hạn chế hỏa hoạn và tác động xấu do mặt đất thường xuyên bị che phủ Trên bề mặt lớp tủ cần đắp lên một lớp đất mỏng để tăng thêm khả năng giữ ẩm, chống cháy và chống gió làm bay mất rác tủ. Nguyên liệu tủ gốc thường là cỏ, rác trên lô và các tàn dư thực vật từ ngoài đưa vào như rơm rạ, thân lá bắp, dây lạc, vỏ lạc ..., tùy vật liệu sẵn có ở địa phương. Tủ gốc thường được kết hợp với đợt làm cỏ cuối cùng trong năm trước khi bước vào mùa khô. Một số hạn chế của tủ gốc : Do yêu cầu khối lượng vật liệu tủ gốc quá lớn nên việc vận chuyển tốn công rất lớn, thông thường 1 ha điều cần từ 10 – 20 tấn vật liệu khô tủ. Dễ gia tăng nguy cơ sương muối vì tủ gốc ngăn cản sự ấm lên của lớp đất mặt vào ban ngày và hạn chế sự tỏa nhiệt vào ban đêm. Lớp đất mặt thường bị quá ẩm ướt vào mùa mưa. Tạo nguy cơ gây hỏa hoạn đặc biệt có gió mạnh vào mùa khô. Tạo nơi trú ngụ của một số loại sâu bệnh gây hại. Lưu ý khi tủ gốc : Nếu cỏ sinh sản vô tính thì phải phơi khô trước khi tủ, vì nếu không cỏ sẽ phát triển trở lại; đối với cỏ sinh sản hữu tính thì không nên sử dụng loại cỏ già đã có quả, để các hạt cỏ không lan ra.
  16. 4. Trồ ng cây che phủ Điều thường được trồng ở những vùng khô hạn, độ dốc cao, chất hữu cơ trong đất thấp vì vậy việc hạn chế xói mòn rửa trôi do nước chảy tràn hay do gió cũng như hiện tượng thiêu đốt chất hữu cơ trong đất cần đặc biệt quan tâm bằng cách duy trì một thảm phủ sinh học trong vườn điều. Không nên để đất trong vườn điều bị trống, Hình 1.10. Trồng đậu tương vừa bảo vệ vừa làm giàu chất đạm cho đất. không có cây mọc và bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào mặt đất. Vì vậy, thay vì làm cỏ nên trồng cây che phủ đất hoặc trồng xen các loại cây hoa màu ngắn ngày như đậu phụng, đậu xanh, đậu đen, bắp...vừa bảo vệ đất vừa tăng thêm thu nhập trong những năm đầu khi cây điều chưa có sản phẩm thu hoạch. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi - Nêu các tác hại của cỏ dại trong vườn điều các biện pháp phòng trừ cả dại - Nêu một số ưu điểm của biện pháp trừ cỏ bằng thuốc diệt cỏ và cho biết tại sao không nên làm cỏ bằng tay quá nhiều lần trong năm - Tủ gốc ép xanh trong vườn điều cần chú ý những điểm nào? 2. Bài tập thực hành - Điều tra, xác định các nhóm cỏ dại trong vườn điều và quyết định biện pháp phòng trừ - Sử dụng bình phun tay và lựa chọn thuốc diệt cỏ để diệt cỏ trong vườn điều - Làm cỏ gốc cho cây điều bằng các biện pháp cơ giới và quyết định biện pháp tủ gốc hay ép xanh phù hợp. C. Ghi nhớ - Cỏ dại cạnh tranh phân bón, lây truyền một số sâu bệnh cho cây điều.
  17. - Không nhất thiết phải làm cỏ quá nhiều lần do cỏ cũng là 1 lớp phủ bảo vệ đất và có những ý nghĩa khác với cây trồng. - Có nhiều biện pháp trừ cỏ người trồng điều có thể lựa chọn để phù hợp với khả năng, đặc điểm loài cỏ và thời kỳ sinh trưởng của cây. - Tủ gốc, ép xanh đúng cách là biện pháp tốt để tằng nguồn chất hữu cơ cho đất và bảo vệ đất.
  18. BÀI 2 : BÓN PHÂN Mã bài: M3-02 *Giới thiệu: Cây điều tuy dễ trồng nhưng nếu không bón phân thì năng suất thu hoạch không đáng kể, cây nhanh già cỗi, kiệt sức. Qua theo dõi năng suất hạt điều có sự biến thiên rất lớn từ 250-2500kg/ha tùy thuộc vào lượng phân bón cho cây. *Mục tiêu của bài: - Nêu được yêu cầ u và ảnh hưởng các loa ̣i phân bón với cây điề u; - Tính toán lượng phân, loại phân phù hợp với cây từng giai đoạn và điề u kiê ̣n sản xuấ t; - Thực hiê ̣n thành tha ̣o bón phân theo đơ ̣t đúng quy trinh. ̀ A. Nội dung: 1. Ảnh hƣởng của các loại phân bón Cây điều cần ba loại phân bón chủ yếu là đạm, lân, kali; bên cạnh đó các loại phân bón trung lượng và vi lượng tuy lượng không nhiều nhưng không thể thiếu trong đời sống cây tùy theo tính chất đất thực tế mà ta cần bổ sung cho phù hợp. 1.1. Phân đạm: Giúp cây phát triển cành lá, tạo tán, lá xanh đậm tăng khả năng quang hợp, Có thể sử dụng cả 2 loại phân là S.A (21% N) và urê (46% N). Nếu sử dụng phân SA thì số lượng phải gấp đôi urê, trên đất phèn nên dùng urê.
  19. Hình 2.1: Phân u rê dạng hạt phân và đóng bao Hình 2.2: Phân SA dạng tinh thể và đóng bao 1.2. Phân lân:  giúp cây điều đâm nhiều rễ,  mau hồi sức khi mới trồng,  tăng khả năng chịu hạn cho cây lớn.  Phân lân còn giúp cây mau trổ hoa và tỉ lệ đậu trái cao hơn.  Thường dùng 2 loại là super lân và phân lân nung chảy. Trong phân DAP có đến 46% lân nguyên chất
  20. Hình 2.3. Phân Super lân và lân nung chảy 1.3. Phân Kali:  Giúp cây cứng cáp, tăng sức chống chịu với sâu bệnh.  Bón phân kali hạt điều thường béo và thơm hơn, màu sắc trái điều đẹp hơn  Phân đơn thường dùng là Kaliclorua có đến 60% Kali chuyên chất Hình 2.4: Phân Kali clorua – thường gọi là Kali đỏ 2. Bón phân 2.1. Bón phân giai đoạn cây con
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2