Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
lượt xem 0
download
Giáo trình "Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa" giúp sinh viên hiểu sâu về các bệnh lý nội khoa phổ biến như đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh thận và các bệnh lý khác. Cung cấp nền tảng vững chắc về triệu chứng, cơ chế bệnh và phương pháp chẩn đoán điều trị. Đồng thời, nó giúp phát triển kỹ năng chuyên môn như đánh giá bệnh nhân và quản lý điều trị, từ đó chuẩn bị tốt cho sinh viên trong việc áp dụng kiến thức vào thực hành lâm sàng và nghiên cứu y học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LỚN BỆNH NỘI KHOA NGÀNH/ NGHỀ: HỘ SINH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG CHÍNH QUI Ban hành kèm theo Quyết định số 19/ QĐ – CĐYT ngày 25 tháng 1 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau Cà Mau, năm 2022 (Lưu hành nội bộ)
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục dích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
- LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, vai trò và vị trí của điều dưỡng ngày càng trở nên quan trọng. Điều dưỡng vừa là cầu nối giữa bác sĩ và người bệnh trong việc thực hiện y lệnh điều trị vừa là người trực tiếp chăm sóc người bệnh hàng ngày. Do đó nhu cầu về đào tạo cán bộ điều dưỡng của ngành y tế không ngừng tăng cao. Trước tình hình đó, yêu cầu có một tài liệu về kiến thức để chăm sóc người bệnh cho từng chuyên ngành đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Xuất phát từ nhu cầu đó, được sự chỉ đạo của Hội đồng khoa học và đào tạo – Trường cao đẳng Y tế Cà Mau, bộ môn Điều dưỡng đã tổ chức biên soạn tập bài giảng “Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa” dành cho đối tượng là Cao đẳng Điều dưỡng. Bước đầu tập bài giảng tập trung vào các bệnh nội khoa thường gặp trên thực tế lâm sàng tại địa bàn tỉnh Cà Mau. Hầu hết các bài đều có hai phần là phần phần nội dung chính với phần đầu là đề cập về bệnh học được trình bày một cách đại cương trên cơ sở các tài liệu và sách bệnh học; phần thứ hai là phần chăm sóc cho từng bệnh tương ứng dựa trên các tài liệu Điều dưỡng trong và ngoài nước đã có từ năm 1990 đến nay cùng với kinh nghiệm thực tế của các thầy thuốc lâm sàng. Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Chương 1: Chăm sóc người bệnh tăng huyết áp Chương 2: Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não Chương 3: Chăm sóc người bệnh nhồi máu cơ tim Chương 4: Chăm sóc người bệnh suy tim Chương 5: Chăm sóc người bệnh suy thận cấp Chương 6: Chăm sóc người bệnh loét dạ dày tá tràng Chương 7: Chăm sóc người bệnh xuất huyết tiêu hóa Chương 8: Chăm sóc người bệnh viêm tụy cấp Chương 9: Chăm sóc người bệnh xơ gan Chương 10: Chăm sóc người bệnh ung thư gan Chương 11: Chăm sóc người bệnh đái tháo đường Chương 12: Chăm sóc người bệnh Basedow Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Cà Mau, ngày tháng năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên. Nguyễn Thị Lan 2
- 2. Lê Chí Tựu 3. Nguyễn Tiết Diễm Đoan 3
- MỤC LỤC 1. Chương 1: Chăm sóc người bệnh tăng huyết áp 13 2. Chương 2: Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não 28 3. Chương 3: Chăm sóc người bệnh nhồi máu cơ tim 34 4. Chương 4: Chăm sóc người bệnh suy tim 44 5. Chương 5: Chăm sóc người bệnh suy thận cấp 55 6. Chương 6: Chăm sóc người bệnh loét dạ dày tá tràng 66 7. Chương 7: Chăm sóc người bệnh xuất huyết tiêu hóa 81 8. Chương 8: Chăm sóc người bệnh viêm tụy cấp 88 9. Chương 9: Chăm sóc người bệnh xơ gan 97 10. Chương 10: Chăm sóc người bệnh ung thư gan 105 11. Chương 11: Chăm sóc người bệnh đái tháo đường 113 12. Chương 12: Chăm sóc người bệnh Basedow 121 4
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LỚN BỆNH NỘI KHOA 2. Mã môn học: MH34 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ Cao đẳng tại trường Cao đẳng Y tế Cà Mau. 3.2. Tính chất: Môn học là phần chuyên ngành về các bệnh học nội khoa, được bố trí sau các môn học cơ bản của ngành. Môn học tập trung vào các kiến thức cơ bản về quản lý và chăm sóc sức khỏe của người lớn mắc các bệnh lý nội khoa. Sinh viên sẽ được học về các khái niệm về bệnh lý nội khoa phổ biến, bao gồm các triệu chứng, cơ chế bệnh và phương pháp chẩn đoán. Môn học cũng giới thiệu các nguyên lý cơ bản về điều trị và quản lý bệnh lý nội khoa, bao gồm cả điều trị thuốc và các phương pháp can thiệp khác như thay đổi lối sống và phòng ngừa. Quan trọng hơn, môn học này cung cấp cho sinh viên những kỹ năng cần thiết để đánh giá, quản lý và cung cấp chăm sóc toàn diện cho người bệnh nội khoa, từ đó nâng cao khả năng làm việc trong môi trường chăm sóc sức khỏe. 3.3. Ý nghĩa và vai trò: là môn học bắt buộc trong chương trình cao đẳng nhằm nâng cao kỹ năng thuyết trình, thuyết phục, và kỹ năng giao tiếp thông thường. Môn học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đào tạo và nghiên cứu y học. Nó giúp sinh viên hiểu sâu về các bệnh lý nội khoa phổ biến như đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh thận và các bệnh lý khác. Môn học này cung cấp nền tảng vững chắc về triệu chứng, cơ chế bệnh và phương pháp chẩn đoán điều trị. Đồng thời, nó giúp phát triển kỹ năng chuyên môn như đánh giá bệnh nhân và quản lý điều trị, từ đó chuẩn bị tốt cho sinh viên trong việc áp dụng kiến thức vào thực hành lâm sàng và nghiên cứu y học. 4. Mục tiêu môn học: 4.1. Về kiến thức: A1. Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, cơ chế bệnh sinh, biến chứng của các bệnh nội khoa thường gặp ở người bệnh; A2. Phân tích và tìm ra các vấn đề, lập kế hoạch chăm sóc người bệnh thông qua tình huống 4.2. Về kỹ năng: B1. Nhận định và xử trí được một số tai biến thường gặp trong chăm sóc. B2. Lập và thực kế hoạch chăm sóc một số bệnh thường gặp hệ tim mạch và hệ tiêu hóa. B3. Tham gia hướng dẫn và tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh và thân nhân. 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Sinh viên tạo được sự đồng cảm, chia sẻ với người bệnh và tạo được niềm tin ở nhân viên y tế trong giao tiếp. 5
- C2. Sinh viên phải hiểu được sự quan trọng trong chăm sóc sức khỏe an toàn cho người bệnh. 5. Nội dung môn học: Chương trình chi tiết môn học: Số giờ STT TÊN BÀI GIẢNG Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra 1 Chăm sóc người bệnh tăng huyết áp 3 2 1 3 2 Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não 2 1 1 3 Chăm sóc người bệnh nhồi máu cơ tim 2 1 1 4 Chăm sóc người bệnh suy tim 2 1 1 5 Chăm sóc người bệnh suy thận cấp 2 1 1 6 Chăm sóc người bệnh loét dạ dày tá tràng 4 2 2 7 Chăm sóc người bệnh xuất huyết tiêu hóa 2 1 1 8 Chăm sóc người bệnh viêm tụy cấp 2 1 1 9 Chăm sóc người bệnh xơ gan 3 1 2 10 Chăm sóc người bệnh ung thư gan 2 1 1 11 Chăm sóc người bệnh đái tháo đường 4 2 2 12 Chăm sóc người bệnh Basedow 2 1 1 TỔNG 30 15 15 3 6. Điều kiện thực hiện môn học 6.1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị máy móc: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Giáo trình, giáo án, đề cương chi tiết,… 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác xây dựng phương án khắc phục và phòng ngừa rủi ro trong quá trình thực tập. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. 6
- + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ A1, A2 1 Sau 14 giờ. Thuyết trình Trắc nghiệm/ B1, B2, B3 Báo cáo C1, C2 Định kỳ Viết/ Tự luận/ A1, A2 1 Sau 30 giờ Thuyết trình Trắc nghiệm/ B1, B2, B3 Báo cáo C1, C2 Kết thúc môn Viết Tự luận và A1, A2 1 Sau 30 giờ học trắc nghiệm B1, B2, B3 C1, C2 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng Hộ sinh chính quy. 7
- 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: - Bộ Y tế (2015), Điều dưỡng nội khoa, Nhà xuất bản Y học - Trần Quốc Bảo (2013), Bệnh học y học cổ truyền, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. - Lê Thị Bình, Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Văn Chi (2017), Điều dưỡng các bệnh nội khoa, Nhà xuất bản Y học. - Nguyễn Minh Hiện (2013), Đột quỵ não, Nhà xuất bản Y học. 8
- CHƯƠNG 1. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Chương 1 sẽ giới thiệu về bệnh học và chăm sóc như quản lý và điều trị hiệu quả tình trạng tăng huyết áp. Các phương pháp phòng ngừa, cách điều chỉnh lối sống, và sử dụng thuốc để kiểm soát áp lực máu. Bệnh nhân cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, và giảm stress. Điều trị định kỳ và theo dõi sức khỏe thường xuyên là cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm từ bệnh tăng huyết áp. MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: Về kiến thức: - Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân và phân loại tăng huyết áp. - Trình bày được các yếu tố nguy cơ và biến chứng bệnh tăng huyết áp. Về kỹ năng: - Vận dụng được kiến thức đã học nhận định được người bệnh tăng huyết áp. - Lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc người bệnh tăng huyết áp. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Nhận thức được người bệnh tăng huyết áp, từ đó có tác phong nhanh nhẹn, chính xác, đảm bảo an toàn trong chăm sóc. - Hình thành thái độ giao tiếp nhẹ nhàng, cảm thông sự khó chịu của người bệnh tăng huyết áp. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Chương 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Đáp ứng phòng học chuẩn - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 - Nội dung: 9
- Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: tự luận , kiểm tra vấn đáp trong giờ học) Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1. Định nghĩa Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới: ở người trưởng thành gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90 mmHg (với ít nhất 2 lần khám khác nhau, mỗi lần khám đo huyết áp ít nhất ở 2 thời điểm khác nhau). - Nhắc lại sinh lý: huyết áp động mạch thường không cố định mà có thể thay đổi: + Trong ngày: huyết áp ban đêm thường thấp hơn ban ngày. + Theo tuổi: huyết áp người già thường cao hơn huyết áp người trẻ. + Theo giới: huyết áp của nữ thường thấp hơn của nam. - Phân loại tăng huyết áp ở người lớn như sau (theo JNC 7): Phân loại huyết áp Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương (mmHg) (mmHg) Tối ưu < 120 và < 80 Bình thường 120 - 129 80 - 84 Bình thường cao 130 - 139 85 - 89 Tăng huyết áp giai đoạn 1 140 - 159 và/hoặc 90 - 99 Tăng huyết áp giai đoạn 2 160 và/hoặc 100 2. Phân loại tăng huyết áp - Tăng huyết áp thường xuyên. 10
- - Tăng huyết áp cơn: trên cơ sở huyết áp bình thường hoặc gần bình thường có những cơn huyết áp cao vọt. Những lúc có cơn tăng huyết áp kiểu này rất hay xảy ra tai biến. - Tăng huyết áp dao động. * Người ta còn phân loại tăng huyết áp thành: - Tăng huyết áp nguyên phát (còn gọi là: “tăng huyết áp không rõ nguyên nhân”, “tăng huyết áp vô căn” hay “bệnh tăng huyết áp”): loại này chiếm tới 90 % các trường hợp tăng huyết áp. - Tăng huyết áp thứ phát (tăng huyết áp có nguyên nhân): tăng huyết áp xuất hiện sau 1 số bệnh (như bệnh thận). Trong trường hợp này tăng huyết áp chỉ là 1 triệu chứng của bệnh đó (còn gọi là tăng huyết áp triệu chứng). Tăng huyết áp có nguyên nhân chỉ chiếm 10 % các trường hợp tăng huyết áp và thường gặp ở người trẻ. 3. Nguyên nhân 3.1. Nguyên nhân của tăng huyết áp thứ phát Các nhóm nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát là: 3.1.1. Bệnh thận Bệnh thận là nguyên nhân gây tăng huyết áp hay gặp. Bệnh thận gồm: - Viêm cầu thận cấp hoặc mạn tính. - Viêm thận mạn ( cầu thận, kẽ thận) mắc phải hoặc bẩm sinh. - Thận đa nang. - Ứ nước bể thận. - U tăng tiết Renin. - Hẹp động mạch thận. - Suy thận. 3.1.2. Bệnh nội tiết - Cường aldosteron tiên phát (hội chứng Conn). - Hội chứng Cushing. - Phì đại tuyến thượng thận bẩm sinh. - U tủy thượng thận (Phéochromocytome). - Cường giáp. - Bệnh to đầu chi. 3.1.3. Bệnh tim mạch - Hẹp eo động mạch chủ: tăng huyết áp chi trên nhưng lại giảm huyết áp chi dưới. 11
- - Hở van động mạch chủ: gây tăng huyết áp tâm thu nhưng lại giảm huyết áp tâm trương. - Rò động tĩnh mạch. 3.1.4. Các nguyên nhân khác - Nhiễm độc thai nghén. - Bệnh tăng hồng cầu. - Nhiễm toan hô hấp (nguyên nhân thần kinh). 3.2. Yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp Khi không tìm thấy nguyên nhân gây tăng huyết áp người ta gọi là tăng huyết áp nguyên phát. Loại này chiếm 90 % các trường hợp tăng huyết áp, thường gặp ở người trung niên và người già. Tuy không tìm thấy nguyên nhân nhưng người ta thấy có 1 số yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp. Các yếu tố nguy cơ này làm sớm xuất hiện tăng huyết áp và đẩy nhanh biến chứng do tăng huyết áp gây ra. Các yếu tố nguy cơ đó là: - Hút thuốc lá. - Nghiện rượu. - Ăn mặn. - Béo. Người béo dễ bị tăng huyết áp. Xác định béo phì dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể (chỉ số BMI: Body mass index). Trọng lượng cơ thể tính bằng kg BMI = (chiều cao tính bằng mét) 2 Căn cứ vào chỉ số BMI, WHO (1998) chia ra: . Bình thường: 18 - 24 . Thừa cân: 25 - 30 . Béo: 31 - 40 . Béo phì: > 40 - Rối loạn chuyển hóa lipid. - ít hoạt động thể lực. - Căng thẳng về tinh thần (stress tinh thần). - Đái tháo đường. - Tuổi > 60 (do quá trình lão hóa thành động mạch nên dễ bị tăng huyết áp), nữ giới tuổi tiền mãn kinh. 12
- - Yếu tố gia đình: có những gia đình có ông bà, bố mẹ và các con đều bị tăng huyết áp. 4. Triệu chứng - Tăng huyết áp thường không có triệu chứng cơ năng. Nhiều người tình cờ phát hiện tăng huyết áp khi đo huyết áp (khám sức khỏe định kỳ). - Một số trường hợp có thể có biểu hiện như: hay bị đau đầu, chóng mặt, hay có cơn bốc nóng lên mặt làm mặt đỏ. - Khi tăng huyết áp đã có biến chứng thì bệnh nhân có các biểu hiện của biến chứng đó, ví dụ: khí tăng huyết áp có biến chứng suy tim thì có triệu chứng của suy tim (khó thở...). - Triệu chứng quan trọng nhất của tăng huyết áp là: đo huyết áp thấy huyết áp tăng. - Tăng huyết áp ác tính: + Chỉ số huyết áp rất cao. + Đau đầu dữ dội. + Hay gây biến chứng ở não và tim. + Tiến triển nhanh, nặng nề. 5. Biến chứng Tăng huyết áp thường gây biến chứng vào các cơ quan sau: 5.1. Tim mạch - Biến chứng ở tim: tăng huyết áp gây: + Suy tim: đầu tiên là suy tim trái, sau đó suy tim toàn bộ. + Rối loạn nhịp tim: ngoại tâm thu, nhịp nhanh thất, rung thất gây đột tử. + Cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim: tăng huyết áp thường kèm theo vữa xơ động mạch vành gây cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim. + Cơn hen tim hay phù phổi cấp. - Biến chứng mạch: phình tách thành của các động mạch lớn như động mạch chủ, động mạch chậu... 5.2. Não - Khi bị tăng huyết áp, não bị thiếu máu gây ra các triệu chứng: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. - Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua: bệnh nhân bị tổn thương thần kinh khu trú (liệt nửa mặt, rối loạn ngô ngữ) nhưng hồi phục hoàn toàn trong 24 giờ. - Đột quỵ não (tai biến mạch não): có các triệu chứng như liệt nửa người, liệt nửa mặt, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cơ tròn... 5.3. Thận - Tổn thương thận diễn biến theo mức độ, giai đoạn của tăng huyết áp: 13
- - Tiểu đêm nhiều lần do rối loạn chức năng cô đặc và hòa loãng. - Protein niệu do tổn thương cầu thận. - Suy thận. 5.4. Mắt - Tăng huyết áp có thể gây mờ mắt, giảm thị lực, nhìn mờ, soi đáy mắt thấy tổn thương. - Ngoài ra tăng huyết áp còn có thể gây các biến chứng khác như: xuất huyết mũi (vùng màng mạch mũi cũng dễ bị tổn thương gây xuất huyết nặng khó cầm). 6. Điều trị tăng huyết áp 6.1. Nguyên tắc điều trị - Loại trừ các yếu tố nguy cơ. - Điều trị nguyên nhân gây tăng huyết áp (nếu có). - Tăng huyết áp vô căn phải điều trị suốt đời vì bệnh không khỏi được. - Kết hợp điều trị biến chứng do tăng huyết áp gây ra. - Tuyên truyền, quản lý, theo dõi định kỳ để điều chỉnh phác đồ điều trị thích hợp riêng cho từng bệnh nhân. 6.2. Cách điều trị Có rất nhiều khuyến cáo về điều trị tăng huyết áp khác nhau, mỗi khuyến cáo đều hướng tới lợi ích cho người bệnh. Theo JNC VI (Six Report of Joint National Committee) việc điều trị tăng huyết áp được chia thành 3 nhóm dựa theo: + Chỉ số huyết áp. + Tổn thương cơ quan đích. + Các yếu tố nguy cơ. Bảng 7.1. Cách điều trị tăng huyết áp theo nhóm bệnh Nhóm A Nhóm B Nhóm C Không có tổn Có ít nhất 1 yếu tố Có tổn thương cơ thương cơ quan nguy cơ nhưng quan đích hoặc bệnh đích hoặc bệnh tim không có bệnh tiểu tim trên lâm sàng Chỉ số huyết áp trên lâm sàng đường, không có và/hoặc bệnh tiểu tổn thương cơ quan đường, có hoặc đích hoặc bệnh tim không có các yếu tố trên lâm sàng nguy cơ khác Bình thường cao Điều chỉnh lối sống Điều chỉnh lối sống Điều trị thuốc (130-139/ 80-89) 14
- Tăng huyết áp Điều chỉnh lối Điều chỉnh lối giai đoạn 1 sống, theo dõi tới sống, theo dõi tới 6 Điều trị thuốc (140-159/ 90-99) 12 tháng tháng Tăng huyết áp giai đoạn 2 Điều trị thuốc Điều trị thuốc Điều trị thuốc ( 160/ 100 ) Mục tiêu chung của điều trị tăng huyết áp là: giảm các biến chứng và giảm tử vong. Để đạt được mục tiêu trên, người bệnh tăng huyết áp phải thay đổi lối sống và đưa huyết áp về
- Các thuốc điều trị tăng huyết áp tác động vào các yếu tố trên. Có 5 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp thường được sử dụng là: 6.3.1. Thuốc lợi tiểu - Tác dụng: làm giảm thể tích huyết tương dẫn đến giảm cung lượng tim và giảm huyết áp. - Các thuốc thường dùng: furosemid, hypothiazid, natrilic. - Lưu ý: nhóm thuốc này gây rối loạn điiện giải, đặc biệt là gây hạ kali máu. 6.3.2. Thuốc liệt giao cảm trung ương - Tác dụng: kích thích thụ giao cảm alpha trung ương, dẫn đến giảm trương lực giao cảm ngoại vi, giảm huyết áp. - Thuốc thường dùng: alpha methyldopa (biệt dược là: aldomet, dopegyt) - Lưu ý: nhóm thuốc này có thể gây hạ nhẹ huyết áp khi đứng, giảm khả năng hoạt động trí óc, khó tập trung tư tưởng, đôi khi có rối loạn tiêu hóa (nhưng sau 1 thời gian sẽ hết). 6.3.3. Thuốc ức chế cảm thụ giao cảm bêta (thuốc chẹn bêta) - Tác dụng: làm giảm cung lượng tim dẫn đến giảm huyết áp, ngoài ra còn làm giảm tính dẫn truyền thần kinh tự động tim. - Thuốc thường dùng là: propranolon, bisoprolon (concor). - Lưu ý: không được dùng nhóm thuốc này cho bệnh nhân huyết áp có nhịp tim chậm, tắc nghẽn dẫn truyền thần kinh tự động tim, hen phế quản. 6.3.4. Thuốc ức chế calci (thuốc chẹn calci) - Tác dụng: ức chế các kênh calci chậm phụ thuộc điện thế ở các sợi cơ trơn, không cho Ca++ vào trong tế bào, do đó làm giãn mạch và hạ huyết áp. - Thuốc thường dùng: nifedipin (adalat), amlodipin, manidipin. - Lưu ý: thuốc có thể gây nóng bừng mặt, hồi hộp trống ngực, đau đầu, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa. 6.3.5. Thuốc ức chế men chuyển - Tác dụng: ức chế men chuyển angiotensin I thành angiotensin II, làm mất tác dụng co mạch, giữ muối và nước của angiotensin II, do đó làm giảm huyết áp. - Các thuốc thường dùng: caporil, enalapril (renitec, ednyt), perindopril (coversyl). - Lưu ý: không dùng thuốc ức chế men chuyển cho bệnh nhân bị hẹp động mạch thận 2 bên hoặc hẹp động mạch thận ở bệnh nhân chỉ có 1 thận. Nhóm thuốc có thể gây ho khan. 7. Chăm sóc người bệnh tăng huyết áp 7.1. Nhận định chăm sóc - Nhận định chi tiết về thực thể, tinh thần, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường sống và văn hóa tín ngưỡng. 16
- - Trọng tâm của nhận định thực thể là đo huyết áp đúng kỹ thuật (đo nhiều lần ở những thời điểm khác nhau, với 1 số trường hợp cần đo ở nhiều tư thế khác nhau như: nằm, ngồi, đứng, đo cả 4 chi). - Thông qua việc hỏi người bệnh, khám thực thể, thực hiện và tham khảo các kết quả xét nghiệm các thăm dò cận lâm sàng, điều dưỡng phải khai thác được: + Người bệnh bị tăng huyết áp nguyên phát hay thứ phát? + Nguyên nhân của tăng huyết áp là gì đối với tăng huyết áp thứ phát? + Có các yếu tố nguy cơ nào (nhất là đối với tăng huyết áp nguyên phát)? + Đã có những biến chứng hay tổn thương cơ quan đích nào? được biểu hiện bằng những khó chịu hoặc những thiếu hụt chức năng đi kèm, hoặc do hậu quả của tăng huyết áp gây ra như: đau đầu, chóng mặt, đau ngực, mệt nhọc... + Các bệnh phối hợp như: tiểu đường, bệnh thận mạn, bệnh tim mạch. + Nhận thức của người bệnh về tăng huyết áp? 7.2. Chẩn đoán chăm sóc - Dựa vào các dữ liệu thu thập được qua nhận định người bệnh tăng huyết áp có thể đưa ra các chẩn đoán chăm sóc sau: - Nguy cơ biến chứng do chưa chưa kiểm soát được tăng huyết áp. - Khó chịu hoặc thiếu hụt 1 số chức năng do hậu quả hoặc biến chứng của tăng huyết áp. - Khó chịu do tác dụng phụ của thuốc điều trị tăng huyết áp đã được sử dụng (đau đầu, chóng mặt, tụt huyết áp tư thế, rối loạn tiêu hóa...). - Nguy cơ người bệnh không tuân thủ chế độ điều trị và kiểm soát tăng huyết áp do thiếu kiến thức về bệnh. 7.3. Kế hoạch chăm sóc Các mục tiêu cần đạt được là: - Người bệnh sẽ không bị hoặc hạn chế được tối đa có biến chứng. - Người bệnh sẽ cải thiện được những thiếu hụt chức năng do hậu quả của tăng huyết áp gây ra. - Người bệnh sẽ bớt được những khó chịu do tác dụng phụ của thuốc và biết cách hạn chế được các tác dụng phụ đó. - Người bệnh sẽ hiểu biết về bệnh, loại bỏ được các yếu tố nguy cơ, tuân thủ chế độ điều trị và kiểm soát huyết áp lâu dài theo chỉ dẫn của thầy thuốc. 7.4. Thực hiện chăm sóc * Ngăn ngừa các biến chứng của tăng huyết áp: - Thực hiện nghiêm túc các mệnh lệnh điều trị, theo dõi huyết áp trước và sau khi dùng thuốc hạ huyết áp, kịp thời báo cáo thầy thuốc nếu người bệnh không đáp ứng với thuốc. 17
- - Theo dõi liên tục và chặt chẽ cả về lâm sàng và cận lâm sàng để phát hiện kịp thời các biến chứng có thể xảy ra. - Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo y lệnh để đánh giá biến chứng của tăng huyết áp như: điện tâm đồ, chụp X quang, siêu âm tim, soi đáy mắt, xét nghiệm sinh hóa máu và nước tiểu... - Với những cơn huyết áp cao vọt hoặc tăng huyết áp kịch phát: Phải khẩn trương thực hiện y lệnh các loại thuốc cấp cứu. Theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn và báo cáo ngay cho thầy thuốc để xử trí kịp thời. * Cải thiện thiếu hụt chức năng do hậu quả của tăng huyết áp gây ra: - Đánh giá đầy đủ và chi tiết các biến chứng thông qua hỏi, nhận định thực thể, tham khảo các kết quả cận lâm sàng. - Tùy theo các thiếu hụt do các tổn thương của tăng huyết áp gây ra mà có kế hoạch chăm sóc cụ thể ( tham khảo các bài: chăm sóc bệnh nhân đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch naõ...). * Hạn chế các tác dụng phụ của thuốc: - Điều dưỡng cần nhận biết được tác dụng phụ của 1 số thuốc điều trị tăng huyết áp, trên cơ sở đó giải thích để bệnh nhân an tâm, bớt lo lắng khi gặp các tác dụng này. - Một vài loại thuốc gây hạ huyết áp khi đứng làm bệnh nhân cảm thấy hoa mắt chóng mặt. Để hạn chế các tác dụng phụ này khuyên người bệnh nằm nghỉ trên giường ít nhất 30 phút sau khi uống thuốc, thay đổi tư thế một cách từ từ, muốn ra khỏi giường bệnh nên từ từ ngồi dậy chờ một lúc rồi hãy đứng lên, nếu choáng váng thì nên ngồi lại để tránh ngã. - Với những thuốc điều trị tăng huyết áp gây táo bón: hàng ngày phải hỏi người bệnh và báo cáo thầy thuốc nếu có. Đồng thời khuyên người bệnh ăn nhiều rau quả, uống đủ nước, xoa day bụng dọc khung đại tràng, luyện tập thể dục. Thực hiện y lệnh thuốc nhuận tràng nếu có chỉ định. - Nếu người bệnh bị ỉa chảy do thuốc: phải báo cáo thầy thuốc đồng thời theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất của phân. * Tăng cường sự hiểu biết cho người bệnh: Điều dưỡng cần nhận thức được việc kiểm soát huyết áp không phải là dễ dàng do tăng huyết áp thường không có triệu chứng cơ năng, đồng thời lợi ích của việc kiểm soát tăng huyết áp chỉ có được khi tiến hành một cách lâu dài vì vậy người bệnh dễ chán nản và tự ngừng điều trị. Giáo dục sức khỏe, tăng cường nhận thức cho người bệnh, trên cơ sở đó thuyết phục được người bệnh tuân thủ điều trị và kiểm soát huyết áp lâu dài là mục đích hết sức quan trọng của công tác điều dưỡng. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh gồm: - Trước hết người điều dưỡng cần làm cho người bệnh hiểu được: + Tăng huyết áp là gì, làm thế nào để biết mình bị tăng huyết áp. + Tăng huyết áp có thể gây những hậu quả gì. 18
- + Lợi ích của việc kiiểm soát tăng huyết áp. + Làm thế nào để kiểm soát tăng huyết áp. - Cần nhấn mạnh cho người bệnh hiểu được 1 số điểm sau: + Việc điều trị tăng huyết áp phải thường xuyên và lâu dài. + Chính bản thân người bệnh có vai trò quan trọng trong việc phối hợp với thầy thuốc để kiểm soát huyết áp của mình. + Cung cấp cho người bệnh 1 số thông tin về thuốc điều trị tăng huyết áp như: hiệu quả điều trị, tác dụng phụ có thể gặp và cách hạn chế tác dụng phụ nếu nó xảy ra, giá tiền của 1 số thuốc. - Hướng dẫn chi tiết cho người bệnh về biện pháp thay đổi lối sống và tầm quan trọng của nó trong việc kiểm soát huyết áp, bao gồm: + Giảm cân thừa (đối với người béo): cứ giảm 10 kg thể trọng thừa có thể giảm được 5 - 20 mmHg huyết áp. + Hoạt động thể lực thích hợp: lao động thể lực nhẹ nhàng, tránh gắng sức, nên tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên như đi bộ ít nhất 30 phút/ngày, hàng ngày trong tuần có thể giảm được 4 - 9 mmHg huyết áp. + Chế độ ăn uống: . Hạn chế muối (ăn nhạt). . Ăn hạn chế mỡ, thay bằng dầu thực vật. . Hạn chế đồ uống có cồn (rượu bia). . Ăn nhiều trái cây, rau xanh. + Chế độ nghỉ ngơi: . Tránh lạnh đột ngột. . Tránh stress tinh thần. + Ngừng hút thuốc lá: việc ngừng hút thuốc lá không những giảm huyết áp mà còn giảm được bệnh động mạch vành và đột quỵ. - Thuyết phục người bệnh điều trị suốt đời, sau khi ra viện phải dùng thuốc liên tục theo đơn, nên thường xuyên theo dõi huyết áp, khám sức khỏe định kỳ để điều chỉnh thuốc, phát hiện sớm các tổn thương do hậu quả của tăng huyết áp để điều trị kịp thời. Có thể hướng dẫn người bệnh cách tự đo huyết áp và khuyến khích họ tự theo dõi huyết áp tại nhà. 7.5. Đánh giá chăm sóc Các kết quả mong muốn là: - Đạt được huyết áp ở mức tối ưu mà người bệnh có thể mà người bệnh có thể chịu đựng được. - Người bệnh không bị hoặc hạn chế được tối đa các biến chứng. - Biết cách hạn chế và bớt được khó chịu do tác dụng phụ của thuốc. - Tôn trọng chế độ điều trị và biết cách tự chăm sóc sau khi ra viện. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu
45 p | 635 | 64
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình: Phần 2 - CĐ Y tế Hà Đông
62 p | 260 | 52
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình: Phần 1
104 p | 30 | 17
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai
190 p | 181 | 16
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa - Trường CĐ Y tế Bình Dương
143 p | 27 | 13
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn nội khoa (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
263 p | 22 | 13
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ trẻ em (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
209 p | 41 | 11
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Dùng cho sinh viên ngành Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội
103 p | 36 | 10
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn bệnh ngoại khoa (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
197 p | 24 | 9
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn 3 (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
240 p | 20 | 8
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe gia đình (Dùng cho sinh viên ngành Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội
65 p | 14 | 8
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn 2 (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
258 p | 12 | 7
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ sinh sản cộng đồng (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
72 p | 26 | 7
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Phần 2
43 p | 15 | 6
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Phần 1
89 p | 11 | 6
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn 1 (Trình độ: Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội
171 p | 36 | 5
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
126 p | 5 | 3
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
104 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn