intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ bà mẹ và gia đình nâng cao (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:75

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Chăm sóc sức khỏe phụ nữ bà mẹ và gia đình nâng cao" trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về: Sinh lý và theo dõi chăm sóc chuyển dạ, cơ chế đẻ như thế nào, cách kiểm soát thời kỳ bong nhau, các loại ngôi thế, kiểu thế, các phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh, và biết được các trường hợp đẻ khó. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ bà mẹ và gia đình nâng cao (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH NÂNG CAO NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG CHÍNH QUY Ban hành kèm theo Quyết định số 19/ QĐ – CĐYT ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau Cà Mau, năm 2022 (Lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ,bà mẹ và gia đình là môn học ngoài cung cấp những kiến thức kinh điển và cơ bản, các giảng viên còn chủ động, sáng tạo gửi gắm những kiến thức, kỹ năng chăm sóc người bệnh đã được cập nhật và tình cảm của mình vào bài học thông qua cách tiếp cận phù hợp nhằm tạo sự thuận lợi cho sinh viên trong suốt quá trình học tập. Nhằm tạo điều kiện cho người học có một bộ tài liệu tham khảo mang tính tổng hợp, thống nhất và mang tính thực tiễn sâu hơn. Nhóm chúng tôi đề xuất và biên soạn Giáo trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ bà mẹ và gia đình dành riêng cho người học trình độ Cao đẳng. Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Chương 1: Suy thai và hồi sức sơ sinh ngay sau đẻ Chương 2: Ngôi, thế, kiểu thế, độ lọt Chương 3: Chuyển dạ kéo dài - chuyển dạ đình truệ Chương 4: Sinh lý chuyển dạ Chương 5: Chấn thương đường sinh dục trong cuộc đẻ Chương 6: Đẻ khó do cơn co tử cung bất thương Chương 7: Đẻ khó do dây rốn Chương 8: Theo dõi và chăm sóc chuyển dạ Chương 9: Đỡ đẻ ngôi chỏm Chương 10: Bong nhau - cách đỡ nhau Chương 11: Đẻ khó do mẹ Chương 12: Đẻ khó do thai Chương 13: Cơ chế đẻ Chương 14: Đẻ khó do ối Nhóm tác giả đã cố gắng đến mức tối đa tập trung vào kỹ năng thực hành và tính cập nhật cao về kiến thức, giúp tài liệu phù hợp với thực tế của các cơ sở đào tạo và các bệnh viện nhưng vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Nhóm chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp và chia sẻ của các nhà khoa học, các cán bộ giảng dạy, các bạn sinh viên và những độc giả khác để giáo trình tiếp tục hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn. Cà Mau, ngày 01 tháng 7 năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Võ Thị Thu Thủy 2. CNhs: Huỳnh Linh Út 3
  4. MỤC LỤC Trang 1. Chương 1: Suy thai và hồi sức sơ sinh ngay sau đẻ 2 2. Chương 2: Ngôi, thế, kiểu thế, độ lọt 3 3. Chương 3: Chuyển dạ kéo dài - chuyển dạ đình truệ 4 4. Chương 4: Sinh lý chuyển dạ 13 5. Chương 5: Chấn thương đường sinh dục trong cuộc đẻ 18 6. Chương 6: Đẻ khó do cơn co tử cung bất thương 24 7. Chương 7: Đẻ khó do dây rốn 29 8. Chương 8: Theo dõi và chăm sóc chuyển dạ 34 9. Chương 9: Đỡ đẻ ngôi chỏm 42 10. Chương 10: Bong nhau - cách đỡ nhau 46 11. Chương 11: Đẻ khó do mẹ 49 12. Chương 12: Đẻ khó do thai 54 13. Chương 13: Cơ chế đẻ 59 14. Chương 14: Đẻ khó do ối 63 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ, BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH NÂNG CAO 2. Mã môn học: MH43 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa, vai trò của môn học 3.1 Vị trí: Là môn học bắt buộc trong nội dung chương trình đào tạo của nghề Cao đẳng Điều Dưỡng chính quy, được bố trí giảng dạy ở học kỳ 2 của năm học thứ hai theo kế hoạch đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau. 3.2 Tính chất: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về: sinh lý và theo dõi chăm sóc chuyển dạ, cơ chế đẻ như thế nào, cách kiểm soát thời kỳ bong nhau, các loại ngôi thế , kiểu thế, các phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh, và biết được các trường hợp đẻ khó. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Đào tạo người điều dưỡng trình độ cao đẳng hệ chính quy kiến thức và kỹ năng nghề cơ bản để thực hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, trung thực, khách quan, thận trọng trong nghề nghiệp, tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, có khả năng tự học vươn lên góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. 4. Mục tiêu của môn học 4.1 Kiến thức A1. Trình bày được các nguyên nhân dẫn đến suy thai A2.Trình bày được ngôi, thế, kiểu thế của thai nhi, các điểm mốc của mỗi loại ngôi A3. Trình bày được các dấu hiệu bất thường về tiếng tim thai và nước ối để chẩn đoán suy thai A4. Mô tả được các triệu chứng chính và các biện pháp phòng bệnh của các bệnh nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, sản - phụ khoa và bệnh truyền nhiễm thường gặp. 4.2. Kỹ năng B1. Người học có kỹ năng thực hành được một số thủ thuật chăm sóc cho sản phụ, chăm sóc cho trẻ sơ sinh B2. Thực hiện và phân loại được ngạt sơ sinh bằng chỉ số Apgar B3. Áp dụng được một số thủ thuật chăm sóc cho sản phụ, chăm sóc cho trẻ sơ sinh. B4.Thực hiện kế hoạch chăm sóc thai nghén bình thường và bệnh lí một cách thận trọng và chính xác 4.3. Năng lực và tự chủ trách nhiệm C1. Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ nguời bệnh. C2. Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. C3. Khiêm tốn học hỏi, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ 5
  6. 5. Nội dung của môn học Chương trình chi tiết môn học TÊN BÀI SỐ GIỜ TT HỌC TS LT TH Kiểm tra Suy thai và 2 2 0 hồi sức sơ 1 sinh ngay 0 sau đẻ Ngôi, thế, 2 2 0 2 kiểu thế, độ 0 lọt Chuyển dạ 2 2 0 kéo dài - 3 chuyển dạ 0 đình truệ Sinh lý 2 2 0 4 chuyển dạ 0 Chấn 2 2 0 thương 5 đường sinh 1 dục trong cuộc đẻ Đẻ khó do 2 2 0 cơn co tử 6 cung bất 1 thương Đẻ khó do 2 2 0 7 dây rốn 0 Theo dõi và 2 2 0 8 chăm sóc 0 chuyển dạ Đỡ đẻ ngôi 2 2 0 9 chỏm 0 Bong nhau 2 2 0 10 - cách đỡ 0 nhau Đẻ khó do 2 2 0 11 mẹ 1 Đẻ khó do 2 2 0 12 thai 0 6
  7. 13 Cơ chế đẻ 2 2 0 0 Đẻ khó do 2 2 0 14 ối 0 Tổng số 30 30 0 3 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác xây dựng phương án khắc phục và phòng ngừa rủi ro tại doanh nghiệp. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y Tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ A1, A2, A3, 2 Sau 27 giờ. Thuyết trình Trắc nghiệm/ B1, B2, B3, 7
  8. Báo cáo C1, C2 Định kỳ Viết/ Tự luận/ A3, B3, C3 2 Sau 36 giờ Thuyết trình Trắc nghiệm/ Báo cáo Kết thúc môn Viết Tự luận và A1, A2, A3, 1 Sau 75 giờ học trắc nghiệm B1, B2, B3, C1, C2, C3, 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng Điều Dưỡng chính quy 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: [1. Bộ Y tế (2014), Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam 2. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - Bộ môn điều dưỡng sản (2011), Thực hành sản phụ khoa, Tr.115 - 117 8
  9. 3. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - Khoa Điều dưỡng & Kỹ thuật Y học - Bộ môn điều dưỡng (2019), 4. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội 2016 của nhà xuất bản Hà Nội. 5. Điều dưỡng sản phụ khoa. Nhà xuất bản Y học Hà Nội 1997, Bộ Y Tế Vụ khoa học và đào tạo. 9
  10. CHƯƠNG 1. SUY THAI VÀ HỒI SỨC SƠ SINH NGAY SAU ĐẺ  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Chương 1 là chương giới thiệu suy thai. Suy thai là một thuật ngữ sản khoa dùng để chỉ tình trạng sự sông của thai nhi bị đe doạ, thường là do thiếu oxy.  MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Kể được 4 nhóm nguyên nhân dẫn đến suy thai - Kể các dấu hiệu bất thường về tiếng tim thai và nước ối để chẩn đoán suy thai Về kỹ năng: - Chẩn đoán và phân loại ngạt sơ sinh bằng chỉ số Apgar - Thực hiện được các bước cơ bản hồi sức khi trẻ ngạt Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp - Tích cực chủ động trong học tập, có tinh thần trách nhiệm cao  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1  Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Giảng đường  Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác  Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.  Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1  Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập.  Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên  Kiểm tra định kỳ * NỘI DUNG CHƯƠNG 1 10
  11. 1. Nguyên nhân suy thai 1.1. Về phía thai nhi - Thai suy dinh dưỡng, kém phát triển - Thai già tháng - Dị dạng - Xung khắc máu mẹ và con 1.2. Phần phụ của thai - Nhau tiền đạo - Nhau bong non - Vỡ ối non, vỡ ối sớm, nhiễm khuẩn ối - Sa dây rốn 1.3. Về phía mẹ - Rối loạn cơn co tử cung - Những bệnh làm người mẹ thiếu Oxy: suy tim , thiếu máu, lao phổi, nhiễm khuẩn nhiễm độc cấp tính 1.4. Do thầy thuốc: Dùng thuốc tăng co không đúng chỉ định, quá liều lượng 2. Triệu chứng lâm sàng 2.1. Thay đổi nhịp tim thai - Thay đổi nhịp tim thai: tim thai< 120 hoặc >180l/p không đều, xa xăm Yêu cầu đặt ra là: - Phải đếm trong cả một phút - Không bỏ qua một nhịp nào vì từ 161 trở lên và 119 trở xuống được coi là có suy thai. - Nghe ngoài cơn co, nhịp tim thai thường chậm lại, có thể không nghe thấy và lại làm cho thai phụ khó chịu thêm. - Nếu nghi có suy thai, phải nghe đủ 3 lần (cũng ngoài cơn co) rồi mới chẩn đoán. Thay ống nghe gỗ, người hộ sinh có thể dùng máy nghe tim thai. 2.2. Thay đổi về nước ối (màu, mùi): - Khi thai thiếu oxy, cơ vòng hậu môn giãn, một tăng nhu động đẩy phân su ra ngoài làm nước ối có màu. - Khi mới ra phân su nước ối có màu xanh (chứng tỏ thai mới suy) - Sau một thời gian, nếu nguyên nhân suy thai được khắc phục thì nước ối chỉ còn màu vàng (chứng tỏ đã có lúc suy thai). - Nếu xung khắc máu giữa mẹ và con, do xuất hiện sắc tố mật (Bilirubin) nước ối sẽ có màu hoàn kim. 11
  12. - Nếu thai chết lưu, nước ối sẽ có màu nâu. - Nếu có màu đỏ, ngoài các nguyên nhân chảy máu 3 tháng cuối có thể là rách mạch tiền đạo của bánh rau. - Khi vỡ ối sớm, buồng tử cung thông thẳng với buồng âm đạo gây ra nhiễm khuẩn ngược dòng. - Về sinh học sau vỡ ối 6 giờ có thể coi đả có nhiễm khuẩn ối nhưng về lâm sàng còn tuỳ thuộc số cơn co tử cung, số lần thăm khám và mức vô khuẩn sản khoa được thực hiện. Thân nhiệt tăng cũng là một biểu hiện của nhiễm khuẩn ối với dấu hiệu lâm sàng là nước ối hôi và suy thai. - Khi ối còn, có thể soi ối để xem nước ối có màu hay không. 2.3. Phát hiện suy thai bằng ghi cơ co - tim thai - Cách ghi này cho phép theo dõi tim thai liên tục, rất tốt cho các trường hợp có nguy cơ cao về suy thai. Phần lớn các máy được thiết kế để theo dõi ở tư thế nằm nhưng cũng có loại có đầu dẫn vô tuyến, cho phép thia phụ có thể đi lại được. - Với cách ghi máy, tim thai bình thường được xem ở phạm vi 100 - 180 lần/phút. Và nhịp tim không bị nhanh chậm trong cơn co. với cách ghi máy, bình thường khi cơn co ở đỉnh cao nhất thì nhịp tim thai là chậm nhất. - Có 2 hình ảnh được lưu ý: chậm sớm (khi cơn co lên đến đỉnh cũng là lúc nhịp tim thai chậm nhất - được ví như hình trong gương của cơn co) và chậm muộn (đã hết cơn co, nhịp tim thai mới chậm lại). Chậm càng muộn suy thai càng nặng. Hình ảnh chậm bất định (có thể chậm sau hoặc ngoài cơn co) thường do dây rau quấn cổ hoặc sa dây rau. 3. Xử trí suy thai 3.1. Xử trí nguyên nhân Tìm nguyên nhân gây suy thai để xử trí - ví dụ thấy sa dây rau phải tìm cách đẩy ngay lên. 3.2. Xử trí triệu chứng - Cho người mẹ nằm nghiêng trái - Cho thở O2 (nếu thay suy nặng cần dùng chụp thở). - Tiêm Glucoza ưu trương (ít nhất 60ml dung dịch 20% tiêm tĩnh mạch) - Trợ tim - Cho kháng sinh (khi có nhiễm khuẩn ối) - Tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch m dung dịch Natribicarbonat 150ml 3.3. Xử trí sản khoa - Nếu đang đẻ chỉ huy, phải khóa dây truyền ngay - Có thể cho thuốc giảm co nếu cơn co quá mạng - Lấy thai ra sớm + Forceps nếu đầu đã lọt + Mổ lấy thai nếu không có điều kiện lấy thai nhanh theo đường dưới. 12
  13. 4. Hồi sức sơ sinh Lượng giá trẻ ngay sau đẻ và vấn đề hồi sức sơ sinh: Cách lượng giáđơn giản và chính xác trẻ ngay sau đẻ là tính chỉ số Áp - ga với 5 nội dung. 4.1.Nhịp tim Dùng ống nghe đếm trong 30 giây. Cần đếm nhanh, có thể đếm trong 6 giây và thêm vào sau một số 0. 4.2. Thở Được quan sát cùng lúc đếm nhịp tim đánh giá bằng mắt nhìn hoặc ống nghe nếu thở nông. 4.3. Trương lực cơ Mức co lại khi duỗi thẳng chi. 4.4. Phản xạ Đáp ứng của trẻ khi kích thích lỗ mũi hoặc gan bàn chân. 4.5. Màu da Hồng, tím, trắng bệch. Tổng điểm của 5 nội dung trên được gọi là Ap – ga - Nếu chỉ số áp - ga 7 - 10 điểm là bình thường không cần hồi sức. Chỉ cần làm thông đường thở, kích thích qua xúc giác, giữ ấm và quan sát giai đoạn chuyển tiếp sát sao. - Nếu chỉ số áp - ga 4 - 6 điểm là ngạt nhẹ: hồi sức thở - Nếu chỉ số áp - ga 0 - 3 điểm là ngạt nặng: hồi sức thở + hồi sức tim Phải đánh giá chỉ số áp - ga ở phút thứ nhất, phút thứ 5 - Áp - ga sau 1 phút cho biết có cần hồi sức sơ sinh không? - Áp - ga sau 5 phút cho biết tiên lượng về sơ sinh và là cơ sở để giử vào phòng dưỡng nhi hoặc cho về với mẹ. - Trong bảng áp - ga tim được để lên hàng đầu. Nếu không thấy nhịp tim thì phải hồi sức ngay, không đánh giá các nội dung khác nữa. Có thể dùng một chỉ số khác, tính nhanh hơn. Đó là chỉ số Sigtuma - Nếu chỉ số Sigtuma là 4 điểm: bình thường - Nếu chỉ số Sigtuma là 3 điểm: ngạt nhẹ. - Nếu chỉ số Sigtuma là 2 điểm: ngạt vừa. - Nếu chỉ số Sigtuma là 0 điểm: chết lâm sàng * Nội dung hồi sức sơ sinh: - Áp - ga từ 4 - 6: - Lau khô - Giữ ấm: quan trọng, vì lạnh sẽ làm tăng sử dụng glucoza gây hạ đường huyết ở trẻ. 13
  14. - Hút: hút dịch ở họng trước, hút ở mũi sau. Lý do hút mũi sau vì khi trẻ thở do phản xạ sẽ không hít phải dịch trong miệng. - Kích thích thở bằng xoa lưng, gan bàn chân. - Đặt: chụp cho thở oxygen tự do - Nếu vẫn chưa thở, bóp bóng (thở dưới áp lực với 100% O2) - Tiếp tục cho thở oxygen tự do đến khi trẻ thở tốt. - Áp - ga từ 0 – 3. - Lau khô. - Giữ ấm. - Hút thông đường thở. - Cho thở dưới áp lực. - Nếu bóng và chụp thở không hiệu quả chuyển đặt nội khí quản. - Nếu nhịp tim dưới 60 lần/phút sau khi đã cho thở thông 30 giây. Làm ấn tim đến khi nhịp tim trên 80 lần/phút . /. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương này, một số nội dung chính được giới thiệu: - Nguyên nhân suy thai - Triệu chứng lâm sàng - Phát hiện suy thai bằng ghi cơ co - tim thai - Xử trí suy thai - Hồi sức sơ sinh CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Kể được 4 nhóm nguyên nhân dẫn đến suy thai ? 2. Chẩn đoán và phân loại ngạt sơ sinh bằng chỉ số Apgar ? 3. Kể trình tự hồi sức đối trẻ ngạt ? 14
  15. CHƯƠNG 2. NGÔI, THẾ, KIỂU THẾ, ĐỘ LỌT  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2 Chương 2 là chương giới thiệu về cách xác định các loại ngôi thế, kiểu thể nhằm giúp tiên lượng cuộc đẻ để có hướng xử trí thích MỤC TIÊU CHƯƠNG 2 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Định nghĩa được ngôi, thế, kiểu thế của thai nhi. - Mô tả được các triệu chúng chính để chẩn đoán các ngôi thai. - Mô tả được 4 mức độ tiến triển và 3 mức độ lọt của ngôi chỏm.  Về kỹ năng: - Thực hiện được đúng số đo các đường kính trong của khung chậu mẹ và các đường kính lọt của ngôi thai. - Xác định được đúng điểm mốc của mỗi loại ngôi.  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Ý thức được tầm quan trọng của cuộc chyển dạ - Tích cực chủ động trong học tập, có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 2 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 2  Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không  Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác  Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.  Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 2  Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập.  Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: không có 15
  16.  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có * NỘI DUNG CHƯƠNG 2 1. Tư thế thai nhi trong buồng tử cung Thai nhi được bao bọc bởi một khối lượng nước ối lớn. Thai nằm trong buồng tử cung theo tư thế đầu cuối gập, lưng cong, chi trên gập trước ngực, chi dưới gập trước bụng. Tư thế thai có hình giống một quả trứng, hai cực của trứng và đầu và mông. Buồng tử cung cũng hình trứng, cực to là đáy và cực nhỏ là eo tử cung. Bình thường thai nhi nằm khớp với buồng tử cung, nghĩa là trục của thai và trục của tử cung trùng nhau và trùng với trục của eo trên khung chậu. Trong 3 tháng đầu, thai còn nhỏ, nằm trong khối lượng nước ối nhiều, nên tư thế nằm của thai chưa ổn định. Trong 3 tháng giữa, thai nằm dọc theo trục tử cung, nhưng đầu của thai to hơn mông nên nằm ở đáy tử cung và mông nằm ở phía eo tử cung. Trong 3 tháng cuối, mông phát triển nhiều hơn, lại cộng thêm 2 chi dưới, do đó cực mông to hơn cực đầu, nên mông quay lên nằm ở đáy tử cung và đầu nhỏ hơn quay xuống phía eo tử cung. Thai nhi được nằm theo một tư thế như vậy vì theo quy luật Pajot thai nhi luôn bình chỉnh hình thể, thể tích để phù hợp với hình thể và dung tích của tủ cung bên ngoài. Như vậy, tư thế thai nhi nằm trong buồng tử cung phụ thuộc vào 3 yếu tố. - Hình thể tử cung - Hình thể thai nhi - Sự cử động của thai nhi và sự co bóp của tử cung. Nếu một trong 3 yếu tố đó thay đổi thì tư thế thai nhi nằm trong buồng tử cung sẽ không bình thường. 2. Chần đoán và phân loại ngôi thế, kiểu thế 2.1. Chuẩn bị dụng cụ để chẩn đoán - Bộ dụng cụ vệ sinh đường sinh dục ngoài - Ống nghe tim thai - Thước dây dùng đo chiều dài tử cung và vòng bụng - Đồng hồ có kim giây để đếm tim thai và đo cơn co - Găng tay vô trùng - Dầu parafin - Bệnh án hay phiếu khám thai 2.2. Chẩn đoán và phân loại ngôi thế, kiểu thế Dựa vào vị trí của thai nhi đối với khung chậu của người mẹ, có thể xác định được ngôi thế và kiểu thế của thai nhi. 2.2.1. Ngôi Là phần thai nhi trình diện trước eo trên của khung chậu người mẹ. Có hai loại ngôi: - Ngôi dọc: trục của thai trùng với trục của tử cung - Ngôi ngang: trục của thai nằm ngang với trục của tử cung 2.2.1.1. Trên lâm sàng ngôi dọc gồm có: 16
  17. - Ngôi dọc đầu ở dưới: ngôi chỏm, ngôi mặt, ngôi trán, ngôi thóp trước - Ngôi dọc đầu ở trên: ngôi ngược (ngôi mông) - Ngôi ngang còn gọi là ngôi vai vì vai trình diện trước eo trên 2.2.1.2. Mỗi ngôi có một điểm mốc nhất định, dựa vào đó mà chẩn đoán được ngôi gì. - Ngôi chỏm: mốc là xương chẩm (được xác định bởi thóp sau) - Ngôi mặt: mốc là mỏm cằm - Ngôi trán: mốc là gốc mũi - Ngôi ngang: mốc là mỏm vai - Ngôi thóp trước: mốc là thóp trước 2.2.2. Thế Tuỳ theo điểm mốc của ngôi thai nằm bên phải hay bên trái khung chậu người mẹ mà có thế phải hay trái. Ví dụ: chẩm ở bên trái khung chậu người mẹ thì có thế trái. 2.2.3. Kiểu thế Tùy theo điểm mốc của ngôi nằm ở vị trí nào của khung chậu người mẹ. Trên lâm sàng có 2 loại kiểu thế: 2.2.4. Kiểu thế lọt Điểm mốc nằm ở vị trí nào của khung chậu người mẹ thì có kiểu thế đó. Như vậy mỗi thế phải hay trái lại có 3 kiểu thế lọt tùy theo điểm mốc của ngôi nằm ở vị trí nào của khung chậu mẹ . Ví dụ: Điểm mốc nằm ở bên phải khung chậu người mẹ thì có các kiểu thế sau: - Kiểu thế trước: mốc nằm ở mào chậu lược phải. - Kiểu thế ngang: chính giữa gò vô danh phải. - Kiểu thế sau: mốc nằm ở khớp cùng chậu phải. 2.2.5. Kiểu thế sổ Khi ngôi đã xuống eo dưới thì cũng dựa vào điểm mốc của thai nhi mà có các kiểu thế sổ sau (tùy theo ngôi): - Ngôi chỏm: có 2 kiểu thế sổ: chẩm vệ và chẩm cùng. - Ngôi mặt: có 1 kiểu thế sổ được là cằm vệ, một kiểu thế không sổ được là cằm cùng. - Ngôi mông: có 2 kiểu thế sổ là cùng ngang trái và cùng ngang phải. - Ngôi trán và ngôi ngang: không có kiểu thế sổ vì không lọt xuống eo dưới được Tóm lại mỗi ngôi có các thế và kiểu thế sau: - Ngôi chỏm: + Thế trái: * Kiểu thế trước: CCTT * Kiểu thế sau: CCTS * Kiểu thế ngang: CCTN + Thế phải: * Kiểu thế trước: CCPT 17
  18. * Kiểu thế sau: CCPS * Kiểu thế ngang: CCPN Kiểu thế sổ: Chẩm vệ và chẩm cùng. 3. Độ lọt Lọt là khi đường kính lớn nhất của ngôi thai (đường kính lọt) trùng vào mặt phẳng eo trên. Dựa vào bảng sau để đánh giá đọ lọt của ngôi thai trong trường hợp ngôi chỏm. Mức độ Cao lỏng Chúc Chặt Lọt Dấu hiệu Bướu chẩm Nắn thấy rõ ở Nắn thấy một Không nắn Không nắn bên trái đường phần còn một thấy thấy giữa, thấp hơn phần lấp sau bướu trán xương vệ Bướu trán Nắn thấy rõ ở Nắn thấy rõ bướu Nắn thấy một Nắn thấy một bên phải đường trán nhưng thấp phần lớn bướu Phần nhỏ giữa cao hơn hơn và sát xương trán bướu trán bướu chẩm vệ Di động hai Di động dễ Di động hạn chế Không di động Trên đường bướu chẩm được giữa, cách và trán xương vệ dưới 7cm Mõm vai và Cách bên trái Cách bên trái Cách bên trái ổ tim thai đường giữa, đường giữa đường giữa ngang tầm rốn khoảng 3cm trên khoảng 2-3cm xương vệ 7 cm và trên vệ khoảng 7cm Âm môn Bình thường Bình thường Bình thường Hé mở Hậu môn Bình thường Bình thường Bình thường Giãn Trên lâm sàng người ta chia lọt ra làm 3 mức độ: - Lọt cao: là hai bướu đỉnh đã qua eo trên nhưng vẫn còn ở trên mức gai hông. - Lọt trung bình: khi hai bướu đỉnh nằm ngang mức đường liên gai hông. - Lọt thấp: là 2 bướu đỉnh đã xuống dưới mức 2 gai hông. Ngoài ra, người ta còn đánh giá độ lọt theo DELT. Tương ứng với ngang mức đường liên gai hông, độ lọt là -0-. 4. Sử dụng kiến thức chẩn đoán ngôi thế, kiểu thế đề áp dụng thực tế 4.1. Nhận định ngôi thế, kiểu thế và độ lọt 4.1.1. Nhận định qua hỏi bệnh - Thai đã đúng tháng chưa, bao nhiêu tuần? 18
  19. - Đã đi khám thai lần nào chưa? - Có nhận thấy thai máy không? 4.1.2. Nhận định qua thăm khám thai phụ Khám ngoài: xác định ngôi và thế của thai nhi. - Khám trong: xác định kiểu thế và độ lọt của thai nhi. - Đánh giá nhịp tim thai. 4.1.3. Lập kế hoạch chăm sóc - Giải thích cho thai phụ nắm được mục đích và tầm quan trọng lần khám thai này. - Làm vệ sinh đường sinh dục ngoài và bộc lộ vùng khám trước khi khám. - Chuẩn bị dụng cụ phương tiện để khám - Đánh giá ngôi thế, kiểu thế và độ lọt. - Theo dõi các dấu hiệu tiến triển trên lâm sàng của ngôi thai. - Chuẩn bị làm một số xét nghiệm: + Siêu âm. + Chụp X quang - Cần giáo dục khuyên thai phụ chọn nơi đỡ đẻ hợp lý đối với mỗi loại ngôi thai 4.4.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc Giải thích cho thai phụ nắm được mục đích và tầm quan trọng lần khám thai này nhằm dự đoán thai phụ có khả năng đẻ đường dưới hay phải mổ lấy thai. + Những ngôi thai không đẻ được đường dưới: ngôi trán, ngôi thóp trước, ngôi ngang, ngôi mặt cầm sau. + Những ngôi thai đẻ được đường dưới: ngôi chỏm, ngôi ngược thai nhỏ, ngôi mặt cằm trước - Làm vệ sinh vùng sinh dục ngoài: cạo lông, thông tiểu cho thai phụ trước khi khám nhằm tránh đưa các chất bẩn từ môi trường bên ngoài vào tử cung và hạn chế đờ bàng quang sau sinh. - Chuẩn bị dụng cụ phương tiện để khám (như trên) - Thăm khám để nhận biết những dấu hiệu ngôi thế, kiểu thế, mõm vai, tim thai, bướu chẩm, bướu trán để tiện việc theo dõi sự tiến triển của ngôi thai ở những lần thăm khám sau. - Xác định độ lọt: rất quan trọng để tiên lượng có thể đẻ đường dưới được hay không, tránh hiện tượng bắt sản phụ rặn mà thai chưa lọt. - Theo dõi các dấu hiệu tiến triển trên lâm sàng của ngôi thai, ghi vào hồ sơ bệnh án. Nếu thấy các dấu hiệu trên không tiến triển bình thường phải báo cáo ngay cho bác sĩ biết để xử trí kịp thời. - Đối với thai phụ có ngôi thai bất thường, nên đẻ ở tuyến trên, nơi có khả năng phẫu thuật và xử trí những trường hợp đẻ khó. ối với thai phụ có thai ngôi chỏm kích thước thai và khung chậu thai phụ tương xứng với nhau có thể giữ lại đẻ ở tuyến cơ sở. - Chuẩn bị làm một số xét nghiệm: 19
  20. + Siêu âm, chụp X – quang TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Trong chương này, một số nội dung chính được giới thiệu: - Tư thế thai nhi trong buồng tử cung - Chần đoán và phân loại ngôi thế, kiểu thế - Độ lọt - Sử dụng kiến thức chẩn đoán ngôi thế, kiểu thế đề áp dụng thực tế CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Định nghĩa được ngôi, thế, kiểu thế của thai nhi ? 2. Nêu được đúng điểm mốc của mỗi loại ngôi ? 3. Nêu được đúng số đo các đường kính trong của khung chậu mẹ và các đường kính lọt của ngôi thai ? 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2