Giáo trình Chăm sóc sức khỏe trẻ em 2 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
lượt xem 0
download
Giáo trình "Chăm sóc sức khỏe trẻ em 2 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp người học trình bày được khái niệm, nguyên nhân một số bệnh thường gặp ở trẻ; phân biệt được các triệu chứng và phân độ một số bệnh thường gặp ở trẻ; phân tích được các yếu tố nguy cơ gây các bệnh thường gặp ở trẻ em; mô tả được các bước tiến lập kế hoạch chăm sóc các bệnh thường gặp ở trẻ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc sức khỏe trẻ em 2 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
- UBND TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ EM 2 NGÀNH/ NGHỀ: ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG CHÍNH QUI Ban hành kèm theo Quyết định số 19 / QĐ – CĐYT ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau Cà Mau, năm 2022 (Lưu hành nội bộ)
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục dích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
- LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, vai trò và vị trí của điều dưỡng ngày càng trở nên quan trọng. Điều dưỡng vừa là cầu nối giữa bác sĩ và người bệnh trong việc thực hiện y lệnh điều trị vừa là người trực tiếp chăm sóc người bệnh hàng ngày. Do đó nhu cầu về đào tạo cán bộ điều dưỡng của ngành y tế không ngừng tăng cao. Trước tình hình đó, yêu cầu có một tài liệu về kiến thức để chăm sóc người bệnh cho từng chuyên ngành đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Xuất phát từ nhu cầu đó, được sự chỉ đạo của Hội đồng khoa học và đào tạo – Trường cao đẳng Y tế Cà Mau, bộ môn Điều dưỡng đã tổ chức biên soạn tập bài giảng “Chăm sóc sức khỏe trẻ m nâng cao” dành cho đối tượng là cử nhân Điều dưỡng. Bước đầu tập bài giảng tập trung vào các bệnh nhi khoa thường gặp trên thực tế lâm sàng tại địa bàn tỉnh Cà Mau. Môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em 2, bao gồm các bài: Chương 1: Kỹ năng khám lâm sàng trẻ em Chương 2: Kỹ năng nhận định và chẩn đoán Điều dưỡng đối với bệnh nhi Chương 3: Quy trình chăm sóc bệnh nhi Chương 4: Chăm sóc bệnh nhi hội chứng thận hư Chương 5: Chăm sóc bệnh nhi viêm cầu thận cấp Chương 6: Chăm sóc bệnh nhi nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính Chương 7: Chăm sóc bệnh nhi hen phế quản Chương 8: Chăm sóc bệnh nhi tay - chân - miệng Chương 9: Chăm sóc bệnh nhi thiếu máu Chương 10: Chăm sóc bệnh nhi co giật Chương 11: Chăm sóc bệnh nhi sốt xuất huyết Hầu hết các bài đều có hai phần là phần phần nội dung chính với phần đầu là đề cập về bệnh học được trình bày một cách đại cương trên cơ sở các tài liệu và sách bệnh học; phần thứ hai là phần chăm sóc cho từng bệnh tương ứng dựa trên các tài liệu Điều dưỡng trong và ngoài nước đã có từ năm 1990 đến nay cùng với kinh nghiệm thực tế của các thầy thuốc lâm sàng. Tuy nhiên, trong điều kiện tài liệu tham khảo còn ít cũng như kinh nghiệm biên soạn còn hạn chế, chắc chắn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các đồng nghiệp và bạn đọc góp ý để tập bài giảng được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Cà Mau, ngày tháng năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Nguyễn Thể Tần 2. Vũ Văn Hưởng 3. Nguyễn Thị Lan 2
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 3 5. Chương trình chi tiết môn học 4 CHƯƠNG 1. KỸ NĂNG THĂM KHÁM LÂM SÀNG TRẺ EM 8 CHƯƠNG 2. KỸ NĂNG NHẬN ĐỊNH VÀ CHẨN ĐOÁN ĐIỀU DƯỠNG ĐỐI VỚI BỆNH NHI 32 CHƯƠNG 3. QUY TRÌNH CHĂM SÓC BỆNH NHI 37 CHƯƠNG 4. CHĂM SÓC BỆNH NHI HỘI CHỨNG THẬN HƯ 43 CHƯƠNG 5. CHĂM SÓC BỆNH NHI VIÊM CẦU THẬN CẤP 53 CHƯƠNG 6. CHĂM SÓC BỆNH NHI NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH 67 CHƯƠNG 7. CHĂM SÓC TRẺ HEN PHẾ QUẢN 78 CHƯƠNG 8. CHĂM SÓC BỆNH NHI TAY CHÂN MIỆNG 88 CHƯƠNG 9. CHĂM SÓC TRẺ THIẾU MÁU 97 CHƯƠNG 10. CHĂM SÓC BỆNH NHI CO GIẬT 104 CHƯƠNG 11. CHĂM SÓC BỆNH NHI SỐT XUẤT HUYẾT 115 3
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ EM 2 2. Mã môn học: MH44 3. Vị trí, tính chất của môn học: 3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ Cao đẳng tại trường Cao đẳng Y tế Cà Mau. 3.2. Tính chất: Môn học là phần chuyên ngành chuyên sâu về các bệnh học nội khoa, được bố trí sau các môn học cơ bản của ngành và môn học chăm sóc sức khỏe trẻ em. 3.3. Ý nghĩa và vai trò: là môn học bắt buộc trong chương trình cao đẳng nhằm nâng cao kỹ năng thuyết trình, thuyết phục và kỹ năng giao tiếp thông thường. 4. Mục tiêu môn học: 4.1 Về kiến thức A1. Trình bày được khái niệm, nguyên nhân một số bệnh thường gặp ở trẻ. A2. Phân biệt được các triệu chứng và phân độ một số bệnh thường gặp ở trẻ. A3. Phân tích được các yếu tố nguy cơ gây các bệnh thường gặp ở trẻ em. A4. Mô tả được các bước tiến lập kế hoạch chăm sóc các bệnh thường gặp ở trẻ. 4.2. Về kỹ năng B1. Nhận định được kế hoạch chăm sóc các bệnh thường gặp ở trẻ em. B2. Lập được kế hoạch chăm sóc các bệnh thường gặp ở trẻ em. B3. Thực hiện được kế hoạch chăm sóc các bệnh thường gặp ở trẻ em. B4. Thực hiện được việc tư vấn chăm sóc và phòng ngừa các bệnh thường gặp ở trẻ em . 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm C1. Nhận thức được vai trò và ý nghĩa thực tiễn của hoạt động chăm sóc trẻ trong công tác điều trị, chăm sóc trẻ trên lâm sàng. C2. Thể hiện được sự cẩn thận, chu đáo, toàn diện trong quá trình thực hiện chăm sóc trẻ bệnh. C3. Ý thức học tập nghiêm túc, chủ động, tích cực trong học tập. C4. Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc. 5. Chương trình chi tiết môn học Thời gian (giờ) STT TÊN BÀI GIẢNG Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra 1 Kỹ năng khám lâm sàng trẻ em 4 2 2 4
- Thời gian (giờ) STT TÊN BÀI GIẢNG Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra Kỹ năng nhận định và chẩn đoán Điều 2 2 1 1 dưỡng đối với bệnh nhi 3 Quy trình chăm sóc bệnh nhi 2 1 1 4 Chăm sóc bệnh nhi hội chứng thận hư 2 1 1 5 Chăm sóc bệnh nhi viêm cầu thận cấp 2 1 1 Chăm sóc bệnh nhi nhiễm khuẩn hô 6 4 2 2 hấp cấp tính 7 Chăm sóc bệnh nhi hen phế quản 3 2 1 8 Chăm sóc bệnh nhi tay - chân - miệng 3 1 2 9 Chăm sóc bệnh nhi thiếu máu 2 1 1 10 Chăm sóc bệnh nhi co giật 2 1 1 4 2 2 11 Chăm sóc bệnh nhi sốt xuất huyết TỔNG 30 15 15 3 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác chăm sóc trẻ tại cơ sở thực tập lâm sàng.. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 5
- 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Thời điểm Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu Số đánh giá tổ chức kiểm tra ra đánh giá cột kiểm tra kiểm tra trắc nghiệm hoặc Viết/ tự luận , A1, A2, A3 Thường xuyên 1 Sau 14 giờ. Thuyết trình kiểm tra vấn C1 đáp trong giờ học kiểm tra trắc Viết/ nghiệm hoặc tự A2, A3, A4, Định kỳ luận , kiểm tra B1,B2,C2, 1 Sau 27 giờ Thuyết trình vấn đáp trong C3, C4 giờ học Trắc nghiệm trên máy A1, A2, A3, tính (phần A4 Kết thúc môn Viết mềm LMS B1, B2, B3, 1 Sau 30 giờ học học và thi B4 trực tuyến C1 của trường) 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. 6
- - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi áp dụng môn học: Cao đẳng Điều dưỡng chính quy 8.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học: 8.2.1. Đối với người dạy: thuyết trình phương pháp dạy học tích cưc, làm mẫu 8.2.2. Đối với người học: lắng nghe, ghi chép và phát biểu 9. Tài liệu tham khảo: 1. Bộ Y tế (2019), Quyết định số 3705/ QĐ–BYT ngày 22 tháng 8 năm 2019 về Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue. 2. Bộ Y tế (2019), Cẩm nang điều tị sốt xuất huyết Dengue, Nhà xuất bản Y học. 3. Bộ Y tế (2012), Quyết định số 1003/ QĐ–BYT ngày 30 tháng 3 năm 2012 Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh tay chân miệng. 4. Bộ Môn Sinh lý – Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh (2020), Sinh lý học y khoa, Nhà xuất bản Y học. 5 Bộ môn điều dưỡng lâm sàng hệ nội - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (2022), Chăm sóc sức khỏe trẻ em 1-2, Nhà xuất bản Y học. 6. Bộ Y tế (2020), Quy trình chăm sóc nhi khoa, Nhà xuất bản y học. 7. Bộ y tế (2012), Điều dưỡng Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học. 8. Đinh Ngọc Đệ (2015), Chăm sóc sức khỏe trẻ em, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội. 9. International Federation Of Redcross crescent societies (2011-2012), Vietnam: Hand foot and mouth disease (DREF operaton update ), No MDRVN 008 – MDRVN 010 GLIDE no EP-2011-0001 03-VNM-GLIDE no EP-2012-000 045-VNM. 10. Huong DTL, Ha NTT, Long NH et al (2017), “Effects of genetic factors to inhaled corticosteroid response in children with asthma: a literature review”, Journal of International Medical Research 2017, 45(6), 1818-1830. https://doi.org/10.1177/030006051668387. 11. White JH, Chiano M, Wigglesworth M et al (2008), Identification of a novel asthma susceptibility gene on chromosome 1qter and its functional evaluation, Hum Mol Genet 2008, 17(13), 1890-1903. https://doi.org/10.1093/hmg/ddn087. 7
- CHƯƠNG 1. KỸ NĂNG THĂM KHÁM LÂM SÀNG TRẺ EM GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Nội dung chương 1 giới thiệu về các kỹ năng thăm khám lâm sàng trẻ em. Nội dung bài nhằm cung cấp kiến thức nền cho người học vận dụng vào các bài học tiếp theo trong môn học chăm sóc sức khỏe trẻ em. MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: Về kiến thức - Trình bày những nội dung cần khi thực hiện khám bụng. - Liệt kê được trình tự các thao tác khi khám bụng. - Biết cách hỏi bệnh sử một trẻ có triệu chứng hô hấp, bao gồm: Triệu chứng chính, bệnh hiện tại, tiền căn bản thân van gia đình, các triệu chứng của các hệ cơ quan. - Xác định đúng các triệu chứng thực thể phát hiện được thông qua thăm khám trẻ. Về kỹ năng - Vận dụng được những đặc điểm sinh lý và bệnh lý của các thời kỳ vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và phòng bệnh cho trẻ em . Tư vấn được cho người nuôi dưỡng các phương pháp giáo dục và phòng - bệnh cho trẻ em. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng thăm khám trên trẻ em. - Thể hiện được thái độ cẩn trọng, an toàn. - Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi chương 1. - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. 8
- - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng) Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1. Thăm khám tổng quát 1.1. Quan sát chung - Tinh thần: + Bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo; + Nhận biết thời gian, không gian và những người xung quanh (nếu có thể đánh giá); + Trí thông minh trung bình (nếu có thể đánh giá); + Phối hợp với bác sĩ hay không. 1.2. Các dấu hiệu quan trọng 1.2.1. Thân nhiệt - Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 36,5-37,20C. - Đo ở nách: cộng thêm 0,5 0C. - Đo ở hậu môn: trừ đi 0,5 0C. 1.2.2. Nhịp thở - Cần đếm nhịp thở liên tục trong 1 phút. - Thở nhanh nếu: 1.2.3. Nhịp tim - Tần suất 9
- + Đếm nhịp tim trong 1 phút. + Giới hạn bình thường của nhịp tim. - Nhịp: Đều, không đều. - Mạch ngoại vi + Mạch bẹn: phải sờ thấy. + Mạch mu chân: phải sờ thấy. u 2.1.2.4. Huyết áp á + Phải sử dụng bao quấn tay có kích thước phù hợp m + Giới hạn bình thường dao động tùy theo tuổi. 1.3. Các chỉ số nhân trắc m Cân nặng theo tuổi ầ Tuổi b Cân nặng Khi sinh 3kg t 1-12 4 tháng đầu ↑ 750 g/tháng ế 4 tháng = 6 kg tháng 4 tháng tiếp V ↑ 500 g/tháng 8 tháng = 8 kg theo : 4 tháng cuối ↑ 250 g/tháng i 12 tháng = 9 kg 2-6 thuổi ↑ 2 kg/năm ả 4 tuổi = 16 kg Cân nặng = 2n+ 8 h (n=tuổi) p Ví dụ h 4 tuổi = (2X4)+8=16 n 6-10 tuổi ↑ 2,5 kg/năm Ả 7 tuổi = 22,5 kg t 8 tuổi = 25 kg ế 9 tuổi - 27,5 kg y 10 tuổi - 30 kg u Bảng 1.2. Chiều cao theo tuổi ở trẻ em h t Tuổi Chiều cao ấ Cách tính Khi sinh 50 cm u 1 tuổi 75 cm x h = 6n + 77 4 tuổi 100 cm n (n = tuổi, n>2) 12 tuổi 150 cm a 10 b à v
- ế y u h t 1.4. Da ấ 1.4.1. Nhợt nhạt (môi, niêm mạc, lòng bàn tay) u 1.4.2. Vàng (củng mạc) x 1.4.3.Tím (sự tím tái ở da xuất hiện khi lượng hemoglobin không gắn oxy tăng (>5mg%) - Phân biệt tím trung ương và tím ngoại vi: m Bảng 1.3. Phân biệt tím trung ương và tím ngoại vi ố Tím trung ương Tím ngoại vi Đ Nguyên nhân Bệnh tim bẩm sinh có - Cung lượng tim thấp tím : - Nhiễm lạnh i Vị trí Lưỡi Da và môi á 1.4.4. Ban và tổn thương mạch r a. Vết cắn của côn trùng: xuất hiện ở vùng da bị bộc lộ, nhạt đi khi ấn tay vào. t b. Ban xuất huyết: Hiện tương thoát mạch nhẹ, ấn tay vào không mất, nguyên nhân: bệnh lý tiểu cầu, bệnh lý mạch máu. h n c. Đốm xuất huyết hoặc bầm máu: thoát mạch nhiều hơn so với ban xuất huyết, ấn tay vào không mấtnguyên nhân: rối loạn đông máu, đôi khi do bệnh lý tiểu cầu. Ả d. Ban dát - sần hay mụn nước e. Viêm da do tã 1.5. Đầu 1.5.1. Hộp sọ Còi xương - Sọ hình hộp (trán dồ) - Thóp trước rộng Hội chứng Down - Đầu nhỏ - Đầu ngắn và rộng Não úng thủy - Phát triển vòng đầu (đầu to) - Thóp trước rộng, giãn khớp sọ. - Da đầu bóng, nổi rõ tĩnh mạch. - Trường hợp nặng, mắt thường ở tư thế nhìn xuống (dấu hiệu mặt trời lặn) 11
- 1.5.2. Tóc - Kwashiorkor tóc lưa thưa, nhạt màu, dễ rụng. - Hội chứng Down tóc tơ. - Chứng đần độn do suy giáp tóc thô, giòn dễ gẫy, đường chân tóc phía trước thấp. 1.5.3. Mắt - Quan sát: vàng, nhợt nhạt, xuất huyết dưới niêm mạc. - Mí mắt sưng húp trong hội chứng thận hư và suy giáp thể phù niêm. - Hội chứng Down mắt xếch, nếp quạt ở mắt (một xếp da gấp thẳng đứng từ mi trên bao phủ góc mắt phía trong giống như mắt người Mông Cổ). 1.5.4. Mũi và má -Chảy máu cam trong rối loạn chảy máu - Mũi tẹt trong bệnh thiếu máu huyết tán Thalassemia, chứng đần độn do suy giáp. 1.5.5. Tai Hội chứng Down à tai nằm thấp, vành tai cuộn quá mức * Bình thường đường ngang kẻ từ đuôi mắt ngoài sẽ cắt ở 1/3 trên và 2/3 dưới của tai. Tai nằm thấp là khi toàn bộ tai nằm dưới đường này. 1.5.6. Miệng - Quan sát: Nhợt nhạt, tím tái, viêm nứt góc miệng, chảy máu lợi, mọc răng (răng mọc chậm trong bệnh còi xương, đần độn do suy giáp), khe hở vòm, viêm amiđan - Thời hạn mọc răng sữa Răng Thời hạn (tháng) Răng cửa giữa 6 Răng cửa bên 9 Răng hàm đầu tiên 12 Răng nanh 18 Răng hàm thứ 2 24 Bảng 1.4. Thời gian mọc răng sữa ở trẻ em 1.6. Cổ - Quan sát: tĩnh mạch cổ nổi (trong suy tim). - Sờ: Tuyến giáp, hạch, nhịp đập của động mạch cảnh. 1.7. Chi trên - Quan sát + Ngón tay dùi trống (đầu các ngón tay to ra như đầu dùi đánh trống, móng tay cong nhiều, thường gặp trong bệnh tim bẩm sinh) 12
- + Nhợt nhạt + Tổn thương da (xem phần trên) + Biểu hiện của bệnh còi xương Hình 1.1. Bàn tay của hội chứng Down Hình 1.2. Tứ chi trong bệnh còi xương 1.8. Chi dưới - Quan sát - Tổn thương da (xem phần trên). - Khoảng cách giữa ngón 1 và ngón 2 của bàn chân quá rộng ở bệnh nhân Down. - Biểu hiện còi xương. - Sờ để phát hiện phù (ấn có lõm hay không, phù một bên hay hai bên, có đau hay không). 2. Thăm khám tim trẻ em 2.1. Nhìn - Phồng vùng trước tim 13
- Trước tim là vùng lồng ngực nằm phía trên tim, giữa KLS 2 và 6, nằm giữa đường cạnh ức phải và đường vú trái. Hình 1.3. Vùng trước tim Nguyên nhân: phì đại tâm thất phải từ khi còn nhỏ. - Sẹo + Sẹo mở xương ức chính diện. + Sẹo mở lồng ngực trước bên và sau bên. Hình 1.4. Mở xương ức - Tĩnh mạch giãn + Tắc nghẽn tĩnh mạch chủ trên, dòng chảy hướng từ trên xuống dưới. + Tắc nghẽn tĩnh mạch chủ dưới, dòng chảy hướng từ dưới lên trên. - Thay đổi sắc tố da - Mạch đập 14
- Bảng 1.5. Mạch đập ở các vị trí khác nhau 2.2. Sờ - Kết hợp với phương pháp Nhìn để xác nhận mạch đập, phát hiện rung miu và âm thanh sờ thấy được. - Bình thường + Sờ thấy ở KLS 4-5, trên đường giữa đòn trái. + Đập nhẹ. -Phì đại tâm thất phải + Mỏm tim lệch ra ngoài và hếch lên cao. + Lan rộng ( > 1 KSL). + Mỏm tim đập mạnh. - Phì đại tâm thất trái + Mỏm tim lệch ra ngoài và chúc xuống thấp. + Khu trú (1 KLS). + Mỏm tim đập và dội mạnh liên tục hay tăng động. - Tiếng rung miu + Tâm thu: hở van 2 lá. + Tâm trương: hẹp van 2 lá. 15
- - Ổ van động mạch phổi + Xác nhận mạch đập + Sờ thấy tiếng tim thứ hai (T2) = dội tâm trương = tăng áp ĐM phổi + Rung miu: tâm trương = hẹp van ĐM phổi hoặc còn ống động mạch (tiếng rung miu có thể liên tục) - Ổ van động mạch chủ + Xác nhận mạch đập + Sờ thấy tiếng tim thứ hai (T2) = tăng huyết áp hệ thống + Rung miu: tâm thu = hẹp van ĐM chủ, rung miu lan tới cổ. - Cổ Rung miu: + Lan từ vùng ổ động mạch chủ = hẹp van ĐM chủ + Xuất phát từ chính động mạch cảnh = hở van ĐM chủ -Vùng thượng vị + Tìm mạch đập - Vùng cạnh ức trái + Xác nhận mạch đập = Phì đại tâm thất phải + Rung miu tâm thu = Thông liên thất Phì đại tam thất phải Phì đại tâm thất trái - Phồng vùng trước tim - Mách đập tại đường cạnh ức trái - Mạch đập mạnh hay tăng động - Mỏm tim lệch ra ngoài - Mỏm tim lệch ra ngoài và xuống dưới - Mỏm tim lan rộng (>1 KLS) - Mỏm khu trú (>1 KLS) - Mỏm tim đập mạnh Bảng 1.6. Phì đại tâm thất phải và trái 2.3. Gõ + Bờ trên gan + Bờ phải gan + Ngoài mỏm tim + Vùng tim không bị phổi che + Tiếng gõ tim nghe đục, ngoại trừ vùng tim không bị phổi che. 16
- + Bờ trên gan Đặt ngón tay giữa dọc theo khoang liên sườn bắt đầu từ dưới xương đòn, gõ từ trên xuống dưới cho đến lúc vừa tới vùng đục của gan, đó là bờ trên gan, bình thường giới hạn đục của bờ trên gan ở mức liên sườn 5. + Bờ phải tim Bình thường, không thấy vùng đục bên phải xương ức. Nếu có vùng đục à phì đại tâm nhĩ phải, tràn dịch màng tim. + Phía ngoài mỏm tim Bình thường, không có vùng đục bên ngoài mỏm tim. Vùng đục bên ngoài mỏm tim = tràn dịch màng tim. + Vùng tim không bị phổi che Vị trí: KLS 4-5, giữa đường giữa và đường cạnh ức. Bình thường, gõ đục (vùng tim không bị che bởi phổi). Tăng độ đục = phì đại tâm thất phải hay tràn dịch màng tim. Vang = khí phế thũng hay tràn khí màng phổi. 2.4. Nghe Vùng nghe tim Ổ van hai lá < 4 tuổi → KLS 4 trái, trên đường giữa đòn > 4 tuổi → KLS 5 trái, trên đường giữa đòn Ổ van động mạch phổi → KLS 2 trái, trên đường cạnh ức Ổ van động mạch chủ (chính) → KLS 2 phải, trên đường cạnh ức Ổ van động mạch chủ (phụ) → KLS 3 trái, trên đường cạnh ức Ổ van ba lá → KLS 4-5 trái, mép xương ức Bảng 1.7. Các vị trí vùng nghe tim 17
- Bảng1.8. Các vị trí nghe tiếng tim bình thường Tiếng tim bình thường và bệnh lý 18
- Tiếng thổi trong một số bệnh tim Thời gian Đặc điểm Vị trí Lan tỏa Hở van 2 Toàn thì Nhẹ nhàng Ổ van 2 Nách lá tâm thu lá Hẹp van 2 Cuối tâm Thô ráp Ổ van 2 Không lá trương lá Rung tâm trương Hở van Đầu tâm Êm Ổ van Mỏm tim ĐM chủ trương ĐM chủ phụ Hẹp van Tống máu Thô Ổ van Mỏm tim ĐM chủ thì tâm thu ĐM chủ chính và ĐM cảnh Hẹp van Tống máu Thô Ổ van Mỏm tim ĐM phổi thì tâm thu ĐM phổi và ĐM cảnh Thông liên Toàn thì Thô Vùng Toàn bộ thất tâm thu cạnh ức trái vùng trước tim Còn ống Liên tục Tiếng cối Dưới Vùng ĐM ĐM xay đòng trái phổi Hẹp eo Tống máu Thô Giữa Phía trước ĐM chủ thì tâm thu xương bả vai Bảng 1.9. Tiếng thổi trong một số bệnh tim - Chẩn đoán Chẩn đoán Nguyên nhân - Thấp tim: 5-15 tuổi, Ví dụ: Một trường hợp các đợt viêm amidan tái phát, bệnh thấp tim tiền sử sốt thấp khớp 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu
45 p | 635 | 64
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình: Phần 2 - CĐ Y tế Hà Đông
62 p | 260 | 52
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình: Phần 1
104 p | 30 | 17
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai
190 p | 181 | 16
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa - Trường CĐ Y tế Bình Dương
143 p | 27 | 13
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn nội khoa (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
263 p | 22 | 13
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ trẻ em (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
209 p | 41 | 11
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Dùng cho sinh viên ngành Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội
103 p | 36 | 10
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn bệnh ngoại khoa (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
197 p | 24 | 9
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn 3 (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
240 p | 20 | 8
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe gia đình (Dùng cho sinh viên ngành Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội
65 p | 14 | 8
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn 2 (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
258 p | 12 | 7
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ sinh sản cộng đồng (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
72 p | 26 | 7
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Phần 2
43 p | 15 | 6
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Phần 1
89 p | 11 | 6
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn 1 (Trình độ: Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội
171 p | 36 | 5
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
126 p | 5 | 3
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
104 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn