Giáo trình Chẩn đoán kỹ thuật máy thi công xây dựng (Nghề: Sửa chữa máy thi công xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
lượt xem 4
download
Giáo trình Chẩn đoán kỹ thuật máy thi công xây dựng cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật động cơ; Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật cơ cấu phân phối khí; Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống bụi trơn và làm mát; Kiểm tra chẩn đoán hệ thống nhiên liệu; Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống khở động và đánh lửa; Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật ụ tụ; Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật trang thiết bị điện; Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống truyền lực và cầu chủ động. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Chẩn đoán kỹ thuật máy thi công xây dựng (Nghề: Sửa chữa máy thi công xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 30: CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT MÁY THI CÔNG XÂY DỰNG NGHỀ: SỬA CHỮA MÁY THI CÔNG XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ninh Bình, năm 2021 1
- MỤC LỤC Lêi giới thiệu 3 Bài 1: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật động cơ 4 Bài 2: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật cơ cấu phân 9 phối khí Bài 3: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống bụi 22 trơn và làm mát Bài 4: Kiểm tra chẩn đoán hệ thống nhiên liệu 25 Bài 5: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống khở 29 động và đánh lửa Bài 6: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật ụ tụ 32 Bài 7: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật cỏc trang thiết 50 bị điện Bài 8: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống 72 truyền lực và cầu chủ động Bài 9: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống di 90 chuyển Bài 10: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống lỏi 101 Bài 11: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống 110 phanh xe 2
- Lêi giới thiệu Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập theo xu hướng phát triển của đất nước, trên cơ sở chương trình khung đào tạo đó được Bộ ban hành tập thể giáo viên khoa Công nghệ ô tô – Trưêng Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình với kinh nghiệm giảng dạy, kết hợp các tài liệu trong và ngoài trưêng đó biên soạn nội dung bài giang mô đun: Chẩn đoán kỹ thuật máy thi công xây dựng. Nội dung của giỏo trình đó được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung đó được giảng dạy ở các trưêng, kết hợp với những nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giỏo trình được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, bổ sung nhiều kiến thức mới và đề cập những nội dung cơ bản, cốt yếu nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết về chẩn đoán kỹ thuật máy thi công xây dựng phục vụ cho việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện tay nghề để ứng dụng vào sản xuất. Trong quỏ trình biên soạn bài giảng, các tác giả đó cú nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được sự đúng gúp ý kiến xây dựng của bạn đọc và các nhà chuyên môn để những nội dung giỏo trình được biên soạn tiếp hoặc lần tái bản sau có chất lượng tốt hơn. Xin chân thành cám ơn! 3
- Bài 1: KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN TèNH TRẠNG KỸ THUẬT ĐỘNG CƠ A- MỤC TIÊU CỦA BÀI *Kiến thức: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ chẩn đoán hư hỏng động cơ. - Giải thích và phân tích đúng những hiện tượng, nguyên hư hỏng và phương pháp chẩn đoán hư hỏng động cơ. *Kỹ năng: - Chẩn đoán phát hiện và kết luận đúng chính xác các hư hỏng của động cơ. *Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ và tác phong công nghiệp. B- NỘI DUNG 1. Nhiệm vụ, yêu cầu chẩn đoán hư hỏng động cơ. - Nhiệm vụ: Là công tác kỹ thuật nhằm xác định trạng thái kỹ thuật của cụm máy để dự báo tuổi thọ làm việc tiếp tục mà không phải tháo máy. - Yêu cầu: Thông số ra được dùng làm thông số chẩn đoán khi nó tương ứng (tỷ lệ thuận) với một thông số kết cấu nào đó. Ví dụ: hàm lượng mạt kim loại trong dầu bôi trơn tỷ lệ thuận với hao mòn các chi tiết của cụm máy nên thoả mãn điều kiện đồng tính. Điều kiện mở rộng vùng biến đổi: Dùng làm thông số chẩn đoán khi sự thay đổi của nó lớn hơn nhiều so với sự thay đổi của thông số kết cấu mà nó đại diện. Ví dụ: - Hàm lượng mạt kim loại sẽ thay đổi nhiều, trong khi hao mòn thay đổi ít nên nó được dùng làm thông số chẩn đoán hao mòn. - Công suất động cơ Ne thay đổi ít khi có hao mòn nên không được dùng làm thông số chẩn đoán hao mòn. Điều kiện dễ đo và thuận tiện đo đạc. Một thông số được dùng làm thông số chẩn đoán khi nó phải đồng thêi thoả mãn ba điều kiện trên. 2. Những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng động cơ 2.1 Các hiện tượng của động cơ khi có Ne giảm • Áp suất cuối kỳ nén yếu (pc giảm), • Động cơ quá nóng. • Khả năng tăng tốc kém. • Khí thải màu xanh sẫm. • Máy rung động nhiều. 4
- 2.2. Các phương pháp đo công suất động cơ dùng trong chẩn đoán Phương pháp đo không phanh: đây là phương pháp đơn giản vì không phải tháo động cơ ra khỏi xe. Ngưêi ta lợi dụng tổn thất cơ giới của các xi lanh không làm việc để làm tải cho xi lanh cần đo. Khi đo thanh răng ở vị trí cực đại (hoặc bướm ga mở hết), đánh chết các xi lanh dùng làm tải, chỉ để lại một xi lanh làm việc đo tốc độ của động cơ, thêi gian đo chỉ khoảng 1 phút. Lần lượt thay đổi các xi lanh khác và ghi kết quả đo số vòng quay. Công suất động cơ sẽ được xác định theo công thức: Ne = Neđm(1- dN)(ml), Trong đó: Neđm là công suất định mức của động cơ theo thiết kế (ml) dN là độ chênh công suất so với định mức (%). n1Ne là số vòng quay của động cơ khi làm việc với một xi lanh khi ở tình trạng còn mới (theo tài liệu kỹ thuật). ntb số vòng quay trung bình của các xi lanh khi làm việc riêng rẽ (đo khi chẩn đoán k: hệ số kinh nghiệm Đối với động cơ máy kéo: k = 0,055 Đối với động cơ ô tô: k = 0,02 - 0,04 Ví dụ: với động cơ D50 có 4 xi lanh, công suất định mức 55 mã lực, số vòng quay định mức khi làm việc với một xi lanh là 1370 v/ph. Hệ số k = 0.055. n1 = 1090v/ph. n2 = 1210 v/ph. n3 = 1215 v/ph. n4 = 1105 v/ph 5
- Ne = 55(1- 0.121) = 48 mã lực. Đo công suất theo phương pháp gia tốc: dựa trên nguyên tắc sự thay đổi tốc độ góc của động cơ phụ thuộc vào công suất động cơ, khi công suất động cơ càng lớn thì gia tốc góc càng lớn. Thực chất của dụng cụ đo là đo thêi gian tăng tốc từ tốc độ thấp đến tốc độ định mức khi tăng tốc đột ngột, chỉ thị sẽ là công suất động cơ. Đo công suất bằng phanh thử công suất: đây là phương pháp đo chính xác nhất, nhưng yêu cầu phải tháo động cơ ra khỏi ô tô đặt lên phanh thử. Gây tải cho phanh có thể bằng ma sát (phanh cơ khí), lực cản của nước (phanh thuỷ lực) hoặc lực điện từ (phanh điện): Me cân bằng với mô men cản Mc của phanh. 3. Khí xả động cơ không bình thưêng Thành phần khí thải là một thông số ra phản ánh chất lượng quá trình cháy của động cơ. Thành phần khí thải là thông số chẩn đoán chung vì nó phụ thuộc nhiều yếu tố: độ đậm hỗn hợp cháy, chất lượng hoà trộn nhiên liệu và không khí, khả năng bay hơi của nhiên liệu xăng, độ phun sương và đồng đều của vòi phun, trạng thái nhiệt độ, áp suất trong xi lanh, thêi điểm phun hoặc thêi điểm đánh lửa... Đối với động cơ Diesel, hỗn hợp cháy với hệ số dư lượng không khí luôn lớn hơn 1. Trong khi đó, ở động cơ xăng thì tuỳ thuộc chế độ làm việc mà hệ số này dao động quanh giá trị 1. Vì vậy, nồng độ các chất thành phần trong khí thải ở hai loại động cơ khác nhau, nhưng cơ bản các thành phần độc hại như nhau bao gồm: CO, CO2, H2O (hơi), SO2, NOx, HC, bồ hóng. Phương pháp chẩn đoán Sử dụng các thiết bị phân tích khí để phân tích các thành phần trong khí thải. Khi CO tăng thì do hỗn hợp đậm. Xác lập vị trí tay ga ứng với các chế độ làm việc của động cơ. Khi máy chạy ổn định và nhiệt độ đúng qui định thì mới tiến hành đo. Khi ở chế độ không tải: HC tăng và không tồn tại O2. Tăng dần tải CO2 tăng, O2 giảm, HC, CO giảm dần. Khi toàn tải chủ yếu tồn tại CO. ở chế độ tăng tốc và khởi động tồn tại HC. ở chế độ tải trung bình thì các thành phần trên ổn định. Nếu không bình thưêng thì các thành phần trên sẽ dao động rất lớn. Xử lý kết quả Ở chế độ kinh tế mà tồn tại HC và O2 thì chứng tỏ có hiện tượng bỏ máy. Khi tăng tốc nếu HC không tăng thì chứng tỏ bộ phận tăng tốc trục trặc. Khi chạy toàn tải mà tồn tại HC và O2 thì chứng tỏ có máy bị bỏ. Thiết bị phân tích khí xả Đối với động cơ xăng, sử dụng thiết bị AVL DiGas 4000 Đối với động cơ Diesel sử dụng thiết bị AVL DiSmoke 4000 4. Động cơ mòn quá
- Khi các chi tiết mài mòn, hàm lượng mạt kim loại trong dầu tăng lên, xác định hàm lượng này để đánh giá mức độ mòn của các chi tiết. Mỗi chi tiết có những thành phần kim loại đặc trưng. Do vậy, khi đo các thành phần này sẽ cho phép biết được chi tiết nào mòn nhiều. Trong chế tạo thử chi tiết mẫu có thể cấy thêm chất đồng vị phóng xạ vào để đo mức độ mòn khi thử nghiệm. Theo thống kê xi lanh đặc trưng bởi: Fe, C, Ni. Trục khuỷu: Fe, Cr. Piston: Al, Si. Bạc lót: Al, Sn (thiếc). Phương pháp chẩn đoán Mẫu dầu được lấy nhiều lần, thưêng trong các kỳ bảo dưìng cấp hai. Lấy mẫu dầu khoảng 100cc khi động cơ đang làm việc hoặc mới ngưng làm việc, nếu tháo lọc trước thì kết quả chính xác hơn. Mẫu được lấy sau từng khoảng thêi gian làm việc qui định. Đưa mẫu lên máy phân tích để xác định lượng kim loại thành phần. So sánh kết quả phân tích với mẫu dầu của động cơ chuẩn (thưêng là đồ thị). Nếu giữa hai lần lấy mẫu có thay dầu thì phải cộng thêm kết quả của lần trước. Xử lý kết quả Theo đồ thị hình 1.1: Đưêng 1: Dầu bình thưêng. Đưêng 2: Dầu kém phẩm chất Đưêng 3: Có sự cố trục bạc. Đưêng 4: Lọc bị tắc. Hình 1.1. Đồ thị hàm lượng mạt kim loại trong dầu nhên theo thêi gian 5. Tiếng ồn của động cơ không bình thưêng Tiếng ồn trong động cơ bao gồm hai loại chính: tiếng ồn cơ khí và tiếng ồn quá trình cháy.
- Tiếng ồn cơ khí Do mài mòn, khe hở các chi tiết tăng lên gây ra va đập, đó chính là nguyên nhân gây ồn. Mỗi vùng chi tiết có tiếng ồn đặc trưng khác nhau và xuất hiện ở các chế độ khác nhau. Qui trình: Cho động cơ chạy không tải, phát hiện tiếng gõ bất thưêng theo các vùng. Cho động cơ làm việc ở chế độ toàn tải và 2/3 mức độ tối đa của số vòng quay, phát hiện tiếng gõ bất thưêng cho các vùng. Các vùng nghe tiếng gõ: Vùng 1: bao gồm tiếng gõ của xupáp, con đội, trục cam, âm thanh phát ra nhỏ, đặc biệt rõ khi động cơ ở chế độ không tải. Nguyên nhân: - Khe hở lớn giữa đuôi xupáp và cam hay con đội. - Ổ đì và trục cam có khe hở lớn. - Mòn biên dạng cam. Hình 9.2. Các vùng nghe tiếng gõ động cơ Vùng 2: bao gồm tiếng gõ của séc măng, piston với xi lanh, chốt đầu nhỏ, đầu nhỏ và bạc đầu nhỏ thanh truyền, đặc biệt rõ khi động cơ làm việc ở chế độ thay đổi tải trọng. Vị trí tiếng gõ tương ứng với vị trí bố trí trong xi lanh. Nguyên nhân: - Khe hở lớn giữa piston và séc măng, hay có thể đã bị gãy séc măng. - Khe hở giữa piston và xi lanh lớn, có thể do mòn phần đáy dẫn hướng piston. Mòn nhiều xi lanh. - Khe hở giữa chốt đầu nhỏ, đầu nhỏ và bạc đầu nhỏ thanh truyền… Vùng 3: bao gồm tiếng gõ của trục khuỷu với bạc đầu to, âm thanh phát ra trầm, đặc biệt rõ khi động cơ làm việc với chế độ thay đổi tải trọng. Nguyên nhân: - Hư hỏng bạc đầu to với trục khuỷu: mòn bạc, cháy bạc do thiếu dầu bôi trơn.
- Bị xoay định vị bạc biên, mòn, méo cổ trục… Vùng 4: bao gồm tiếng gõ của trục khuỷu với bạc cổ trục chính,âm thanh phát ra trầm nặng, nghe rõ ở mọi chỗ dọc theo chiều dài trục khủyu, đặc biệt rõ khi động cơ làm việc ở chế độ thay đổi tải trọng, và cả khi số vòng quay lớn. Nguyên nhân: - Hư hỏng trong phần bạc cổ trục khuỷu với trục khuỷu: mòn bạc, cháy bạc do thiếu dầu bôi trơn. - Bị xoay định vị bạc biên, mòn, méo cổ trục. - Mòn căn dọc trục khuỷu. - Lỏng ốc bắt bánh đà… Vùng 5: Bao gồm tiếng gõ của các cặp bánh răng dẫn động trục cam, âm thanh phát ra đều, nghe rõ ở mọi chế độ tải trọng động cơ. Nguyên nhân: - Mòn các cặp bánh răng cam. - Ổ đì trục bánh răng hỏng. Các loại động cơ khác nhau sẽ có các vùng nghe tiếng gõ khác nhau, vì vậy muốn chẩn đoán đúng phải nắm vững kết cấu các loại động cơ ngày nay bố trí trên ôtô, tìm hiểu các quy luật của sự cố và rèn luyện khả năng phân biệt tiếng gõ tốt (kinh nghiệm). Xác định tiếng ồn bằng que thăm hoặc ống nghe. Tiếng ồn quá trình cháy Nguyên nhân do dao động âm thanh của dòng khí tốc độ cao khi thoát ra ngoài khí quyển. Đối với động cơ xăng khi góc đánh lửa sớm không đúng gây ra tiếng ồn khác nhau. Đánh lửa muộn máy nóng, tiếng nổ êm đồng thêi có thể có tiếng nổ trong ống xả. Đánh lửa sớm quá nghe tiếng nổ ròn đanh, nếu kích nổ nghe có tiếng rít rất chói tai như tiếng kim loại miết trên nền cứng. Cần chú ý phân biệt hai loại tiếng ồn để có thể phán đoán chính xác.
- 1.4.2. Chẩn đoán theo màu khói và mùi khói Đối với động cơ có thể dùng cảm nhận màu sắc để chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của động cơ. Thông qua cảm nhận màu sắc khí xả, bugi (động cơ xăng), màu sắc dầu nhên bôi trơn động cơ. Màu khí xả a. Màu khí xả động cơ diesel: - Màu nâu nhạt: máy làm việc tốt, quá trình cháy triệt để. - Màu nâu sẫm chuyển đen: máy quá thừa nhiên liệu. - Màu xanh nhạt (liên tục hay không liên tục) một vài xilanh không làm việc. - Màu trắng: máy thiếu nhiên liệu hay nhiên liệu lẫn nước, rò rỉ nước vào buồng đốt do các nguyên nhân khác nhau. - Màu xanh đen: dầu nhên lọt vào buồng đốt do hư hỏng séc măng, piston, xilanh. b. Màu khí xả động cơ xăng: Không màu hay xanh nhạt: động cơ làm việc tốt. Màu trắng: động cơ thiếu nhiên liệu, hay thừa không khí do hở đưêng nạp, buồng đốt. Màu xanh đen hay đen: hao mòn lớn trong khu vực séc măng, piston, xilanh, dầu nhên lọt vào buồng đốt. c. Màu khí xả động cơ xăng hai kỳ: Tương tự động cơ xăng, ngoài ra còn lưu ý đến nguyên nhân pha trộn dầu nhên vào nhiên liệu. - Màu xanh đen: tỷ lệ trộn dầu nhên lớn quá quy định. - Màu trắng nhạt: tỷ lệ trộn dầu nhên nhỏ dưới quy định. Việc xác định chất lượng động cơ thông qua màu khí xả có thể đánh giá chất lượng động cơ nhất là hệ thống cung cấp nhiên liệu và đánh lửa. Khi đánh giá chung tình trạng kỹ thuật cần tham khảo các thông số khác. Màu chấu bugi - Chấu bugi có màu gạch non (hồng): động cơ làm việc tốt. - Chấu bugi có màu trắng: thiếu nhiên liệu. - Chấu bugi có màu đen: thừa nhiên liệu. - Chấu bugi có màu đen và ướt dầu: dầu nhên không cháy hết do mòn séc măng xilanh, bó kẹt séc măng, gãy séc măng, hay hiện tượng lọt dầu qua ống dẫn hướng xupáp. Khi tải định mức nếu tốt thì khí thải không màu hoặc màu nhạt. Kiểm tra máy bị bỏ có thể bằng cách đánh chết máy hoặc sê cổ xả khi mới khởi động. Nối tắt bu gi để đánh chết máy trưêng hợp động cơ xăng, chú ý nối từ mát vào đầu cao áp, không được nối ngược lại. Đối với động cơ Diesel nới ống cao áp cắt
- dầu diesel. Màu dầu nhên bôi trơn động cơ Màu nguyên thủy dầu nhên bôi trơn động cơ khác nhau như: trắng trong, vàng nhạt, xanh nhạt, nâu nhạt. Sau quá trình sử dụng màu của dầu bôi trơn có xu hướng biến thành màu nâu đen. Việc xác định chất lượng động cơ thông qua màu dầu nhên cần phải so sánh theo cùng lượng km xe chạy. Màu dầu nhên chuyển sang đậm nhanh hơn khi chất lượng động cơ giảm, do vậy cần có mẫu dầu nguyên thủy để kiểm chứng. Hiệu quả nhất là phát hiện các mạt kim loại như: sắt, nhôm, đồng lẫn trong dầu nhên tạo nên màu riêng biệt của kim loại có trong dầu nhên. Dùng cảm nhận mùi Khi động cơ hoạt động các mùi có thể cảm nhận được là: mùi cháy từ sản phẩm dầu nhên, nhiên liệu, vật liệu ma sát. Các mùi đặc trưng dễ nhận biết là: Mùi khét do dầu nhên rò rỉ bị cháy xung quanh động cơ, do dầu bôi trơn bị cháy thoát ra theo đưêng khí xả, các trưêng hợp này nói lên chất lượng bao kín bị suy giảm, dầu nhên bị lọt vào buồng cháy. Mùi nhiên liệu cháy không hết thải ra theo đưêng khí xả hoặc mùi nhiên liệu thoát ra theo các thông áp của buồng trục khuỷu. Mùi của chúng mang theo mùi đặc trưng của nhiên liệu nguyên thủy. Khi lượng mùi tăng có thể nhận biết rõ ràng thì tình trạng kỹ thuật của động cơ bị xấu nghiêm trọng. Mùi khét đặc trưng từ vật liệu cách điện. Khi xuất hiện mùi khét, tức là có hiện tượng bị đốt cháy quá mức tại các điểm nối của mạch điện, từ các tiếp điểm có vật liệu cách điện như: tăng điện, các cuộn dây điện trở, các đưêng dây… Mùi khét đặc trưng từ vật liệu bằng cao su hay nhựa cách điện. Nhê tính đặc trưng của mùi khét có thể phán đoán tình trạng hư hỏng hiện tại của các bộ phận động cơ. 6. Trình tự thực hiện: THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ YÊU CẦU TT NỘI DUNG VẬT TƯ KỸ THUẬT 1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Động cơ máy xuc Kobelco, Đúng đủ, làm việc và nơi bảo dưìng dụng cụ đo kiểm chuyên dùng. tốt. 2 Đo công suất động cơ Động cơ máy xuc Kobelco, Đúng thứ tự bằng băng thử công suất dụng cụ đo kiểm chuyên dùng. động cơ. 3 Đo nồng độ khí xả động Động cơ máy xuc Kobelco, Đo chính xác cơ. dụng cụ đo kiểm chuyên dùng. 4 Đo hàm lượng mạt trong Động cơ máy xuc Kobelco, Điều chỉnh chính
- dầu bôi trơn động cơ. dụng cụ đo kiểm chuyên dùng. xác 5 Nghe tiếng ồn động cơ, Động cơ máy xuc Kobelco, Kiểm tra chính xác quan sát màu khói, mùi dụng cụ đo kiểm chuyên dùng. khói. 6 Kết luận tình trạng kỹ Động cơ máy xuc Kobelco, Chính xác. thuật động cơ. dụng cụ đo kiểm chuyên dùng. 7. Sai hỏng thưêng gặp, nguyên nhân và biện pháp phũng trỏnh: Các sai hỏng TT Nguyên nhân Biện phỏp phũng trỏnh thưêng gặp 1 Kết luận sai tình Khụng nắm rừ hiện Lập bảng hiện tượng, trạng kỹ thuật động tượng, nguyên nhân hư nguyên nhân hư hỏng. cơ. hỏng. Bài 2: KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN TèNH TRẠNG KỸ THUẬT CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ A- MỤC TIÊU CỦA BÀI *Kiến thức: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ chẩn đoán hư hỏng cơ cấu phân phối khí. - Giải thích và phân tích đúng những hiện tượng, nguyên hư hỏng và phương pháp chẩn đoán hư hỏng cơ cấu phân phối khí. *Kỹ năng: - Chẩn đoán phát hiện và kết luận đúng chính xác các hư hỏng của cơ cấu phân phối khí. *Thái độ: - Tuõn thủ những quy trình bảo dưìng, nội quy thực tập; - Sử dụng, bảo quản đồ dùng, thiết bị máy móc đảm bảo an toàn trong quá trình thực tập; B- NỘI DUNG 1. Nhiệm vụ, yêu cầu chẩn đoán hư hỏng của cơ cấu phân phối khí Hệ thống phân phối khí là một trong những hệ thống quan trọng của ôtô. Nếu thiếu hệ thống này ôtô sẽ không hoạt động được. Nếu hệ thống này bị hư hỏng thì ôtô sẽ hoạt động không ổn định, không tốt, công suất, hiệu suất đều giảm mức tiêu hao nhiên liệu nhiều dẫn đến tính kinh tế giảm.
- - Chẩn đoán cơ cấu phân phối khí nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thêi những hư hỏng của cấu phân phối khí. Hệ thống phân phố khí bao gồm nhiều cụm chi tiết mà thêi điểm tiến hành bảo dưìng cho từng cụm chi tiết là độc lập với nhau tuy nhiên cũng có thể kết hợp nhiều cụm chi tiết bảo dưìng một lần. Các ôtô khác nhau hoạt động trên những khu vực khác nhau thì thêi gian bảo dưìng cũng khác nhau. Ngay cùng một ôtô mà cưêng độ hoạt động khác nhau thêi điểm bảo dưìng cũng khác nhau. 2. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phươg pháp kiểm tra, sửa chữa. 2.1 Đai cam a. Mục đích bảo dưìng sửa chữa thay thế Đai cam là chi tiết truyền chuyển động từ trục khuỷu của động cơ lên trục cam để quay trục cam làm đóng mở các xupap để thực hiện nhiệm vụ nạp, xả. Trong quá trình làm việc với tần số lớn, tải lớn, va đập mạnh với áp suất cao làm cho đai cam bị lão hoá, vì, đứt… làm cho động cơ ngừng hoạt động, có thể làm hư hỏng các chi tiết khác của động cơ… Chính vì những nguyên nhân trên mà đai cam phải được bảo dưìng sửa chữa thay thế định kì đúng thêi gian quy định của nhà chế tạo. b. Nguyên tắc thay đai cam Tuỳ vào từng địa hình, khí hậu, kiểu động cơ, loại ôtô, cách thức sử dụng … Mà thêi gian bảo dưìng sửa chữa thay thế định kì đúng theo quy định của nhà chế tạo. Khi tiến hành thay đai cam ta cũng phải kiểm tra các chi tiết liên quan như: các puli dẫn động, bánh căng đai … Hình 2.1. Thay đai cam c. Các bước tiến hành thay đai cam Thông thưêng các bứơc thay đai cam được tiến hành như sau: - Tháo các đai dẫn động. - Tháo nắp đậy nắp quy lát. - Đặt xi lanh số 1 ở diểm chết trên cuối kì nén. - Tháo puli trục khuỷu.
- - Tháo đai cam, kiểm tra đai cam và các chi tiết có liên quan. - Thay đai cam, điều chỉnh hê thống. - Lắp lai các chi tiết đã tháo. - Thử lại hệ thống và hoàn tất. Hình 2. 2. Các chi tiết dẫn động đai cam. Chú ý: Tuỳ thuộc từng kiểu động cơ, loại xe mà các bước tiến hành thay đai cam có thể khác nhau và còn phải tháo một số chi tiết khác. Ví dụ: Một số xe khi thay đai cam phải tháo vỏ che, puli máy phát điện. Máy nén điều hoà không khí, két nước, quạt làm mát. - Các bước cơ bản tháo đai cam - Quay puli trục khuỷu và gióng rãnh của đánh dấu trên puli thẳng với dấu 0 trên nắp đai cam. Chú ý: - Để cho chính xác phải quay theo chiều quay của động cơ. - Tháo nắp đai đai cam. Chú ý: - Khi tháo lắp các bulông phải được tháo lắp từ từ vài vòng một và phải tháo lắp. - Theo đưêng chéo để tránh nứt, vì do ứng suất. - Khi tháo nắp ra không để dính bẩn, trầy xướt, móp méo, vì. - Khi tháo lắp các bulông phải được tháo lắp từ từ vài vòng một và phải tháo lắp. - Theo đưêng chéo để chánh nứt, vì do ứng suất. - Kiểm tra con đội của xi lanh sô 4 không thể xoay được và con đội xi lanh số 1 quay dễ dàng chứng tỏ xilanh số 1 đang ở TDC/kì nén. -Tháo tấm đệm cách ở gối đì bên phải của động cơ (để tháo, lắp đai cam dễ dàng). Chú ý:
- Khi kích động cơ lên để lấy tấm đệm, tháo lắp đai cam phải cẩn thận không dược làm móp méo cacte dầu (kê tấm gỗ ở dưới cacte). Không kích động cơ lên quá cao vì lúc đó sẽ ảnh hưởng đến các chi tiết khác. Tháo puli trục khuỷu. Chú ý: Khi tháo puli trục khuỷu nên sử dụng cụ chuyên dùng để giữ puli và tháo bulông. Khi sử dụng dụng cụ chuyên dùng để tháo puli không siết ốc quá chặt. Khi tháo puli ra phải cẩn thận không để puli bị trầy xước, móp méo vì, không để dầu mì, nước dính vào bề mặt puli. -Tháo bánh dẫn hướng và bánh căng đai. Chú ý: Khi tháo phải cẩn thận không để bị trầy xướt, móp méo, vì, không để dầu mì, nước dính vào bề mặt bánh căng đai, bánh dẫn hướng. Các bước lắp đai cam : - Đặt trục khuỷu sao cho xi lanh số 1 ở TDC/ kì nén. - Lắp tạm bulông bắt puli trục khuỷu. - Quay trục khuỷu sao cho lỗ trên puli trục cam thẳng hàng với dấu trên nắp bạc. Nếu động cơ dầu thì dấu trên puli trùng với dấu trên thên bơm dầu. - Lắp đai cam vào các puli . - Căng đai theo đúng độ căng cho phép của nhà chế tạo. - Xiết chắc các bulông puli, bulông bánh căng đai. - Lắp nắp đậy và các chi tiết bên ngoài. Chú ý - Sau khi tháo đai cam cần kiểm tra kĩ lưìng cả đai cam vừa tháo và các chi tiết liên quan như các puli, bánh căng đai, bánh dẫn hướng xem có hư hỏng gì không trước khi lắp đai cam. - Nếu dây đai bị nứt, vì, đứt hoặc mòn không đều thì phải tìm nguyên nhân hư hỏng. Trước khi lắp dây đai khác phải bảo đảm các chi tiết liên quan phải còn hoạt động tốt, nằm trong chỉ tiêu kĩ thuật cho phép. - Khi lắp đai cam phải đảm bảo đai cam và các chi tiết liên quan phải sạch, không dính bẩn, dầu mì… - Khi lắp cũng cần cân cam cho đúng dể không mất công chỉnh sửa. - Nếu dùng lai đai cam cũ phải căn đúng dấu, đúng chiều như khi tháo. - Sau khi lắp đai xong phải kiểm tra độ căng đai, phải kiểm tra thêi điểm đóng mở xupap bằng cách quay trục khuỷu theo chiều quay động cơ quay từ từ để kiểm tra được chính xác và tránh hư hỏng các chi tiết khác. - Khi xiết các bulông puli, bulông bánh căng đai phải siết đúng mô men cho phép không được siết quá lỏng hoặc quá chắc. - Khi tháo lắp dây đai không được bẻ cong, xoắn kéo giãn, không được lộn
- ngược đai, không để đai tiếp xúc với nước, dầu mì, bụi bẩn. - Trước khi khởi động, động cơ phải chắc chắn dây đai phải đúng dấu, đúng chiều, đúng độ căng cho phép khi đã quay thử nhiều vòng. 2.2 Trục cam xupap a.Trục cam - Mục đích bảo dưìng sửa chữa trục cam Như đã nói ở trên hệ thống phân phối khí nạp là vô cùng quan trọng trên một ôtô. Trục cam, là một trong những bộ phận của hệ thống phân phối khí mà không thể thiếu được. Trong quá trình làm việc của động cơ trục cam, cũng làm việc với tần số rất cao. Mặt khác trong quá trình làm việc ngõng trục bị mài mòn, ngoài ra biên dạng cam cũng bị mài mòn vì ma sát cũng có thể do nhiệt gây ứng suất làm trục cam bị cong vênh … Khi có hư hỏng trục cam làm viêc kém hiệu quả, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đặt ra. Ngoài ra trục cam có thể cong vênh, nứt, vì, gẫy làm cho động cơ không thể hoạt động được và có thể làm hư hỏng các chi tiết, bộ phận khác… Vì sự quan trọng của nó, cộng với những nguyên nhân dễ làm nó bị hư hỏng nên phải bảo dưìng trục cam định kì theo quy định cùa nhà chế tạo hoặc của nhà phân phối. - Kiểm tra bảo dưìng trục cam Khi tiến hành bảo dưìng phải tuyệt đối tuân thủ quy tắc an toàn lao động, làm việc có kĩ thuật, có hiệu quả. Vì các chi tiết của trục cam và các chi tiết liên quan có độ bóng bề mặt rất cao nên khi làm việc phải chú ý đến vấn đề vệ sinh để tránh làm trầy xướt các bề mặt làm việc của các chi tiết. Khi tiến hành bảo dưìng trục cần phải tiến hành theo thứ tự một cách chính xác tuỳ từng loại xe, kiểu động cơ mà có một số chi tiết phụ bên ngoài khác nhau. Tùy từng loại động cơ mà trục cam có thể nằm trên nắp quy lát (đối với động cơ không sử dụng con đội, biên dạng cam tác dụng trực tiếp lên cò mổ hoặc tác dụng ngay lên đầu xu pap). ở đây chỉ trình bày cách tháo lắp trục cam với động cơ có trục cam nắm ngay trên nắp quy lát (trục cam tác dụng trực tiếp). Các dạng khác cũng tương tự chỉ khác các chi tiết phụ cần tháo. b. Các bước tháo kiểm tra - Tiến hành tháo các chi tiết phụ bên ngoài nắp quy lát nếu như chúng vướng bận đến quá trình làm việc vì mục đích an toàn và vấn đề vệ sinh đã nói ở trên. Sau khi tháo nắp quy látt bôi một lớp mì hay dầu động cơ lên các bề mặt tiếp xúc để tránh bị trầy xướt. - Tháo đai cam và puli trục cam (cẩn thận không được làm hư hỏng đai cam và puli). - Tiến hành đo khe hở dọc trục cam bằng đồng hồ so. Từ kết quả đo được so
- sánh với tiêu chuẩn cho phép và kết luận cam còn sử dụng được hay không. Hình 2.3. Sử dụng đồng hồ so đo khe hở dọc trục cam - Trước khi tháo trục cam nên quay trục cam ở vị trí mà có ít mấu cam đội nhất và tiến hánh tháo bulông cổ trục, các bạc cam. Sau khi tháo trục cam có thể kiểm tra khe hở cổ trục cam, khe hở bạc bằng cách đặt một miếng chì mềm, mỏng lên cổ trục hay lên vị trí có bạc sau đó tiến hành siết đúng moment cho phép. Sau khi siết đúng moment tiêu chuẩn tháo ra dùng panme đo độ dày miếng chì so sánh với khoảng hở cho phép từ đó rút ra kết luận bạc, cam đã mòn hay còn sử dụng được. - Trục cam được tháo ra phải đảm bảo vệ sinh có thể bôi một lớp mì mỏng lên các bề mặt làm việc của trục cam. Tiến hành đo biên dạng cam và so sánh với tiêu chuẩn cho phép từ đó rút ra kết luận cam đã mòn hay còn sử dụng được. Hình 2.4. Sử dụng panme (vi kế) đo biên dạng cam. - Sử dụng giá, đồng hồ so tiến hành độ cong của trục cam và so sánh với tiêu chuẩn cho phép từ đó rút ra kết luận cam còn sử dụng được hay không.
- Hình 2.5. Kiểm tra độ cong trục cam 2.3 Phương pháp cân cam: a. Cân cam theo dấu: Đây là trưêng hợp dấu trên máy hoặc bánh răng cốt máy và bánh răng cam đã được cho bởi nhà chế tạo. 1. Trưêng hợp bánh răng cam ăn khớp trực tiếp với bánh răng cốt máy: Ở trưêng hợp này khi lắp trục cam vào thân máy sao cho dấu trên bánh răng cam phải trùng với dấu trên bánh răng cốt máy.(xem hình). Hình 2.6. Kiểm tra Nếu trong quá trình lắp ráp mà chúng ta thấy nghi ngê kiểm tra như sau: Quay cốt máy cho piston số 1 lên ĐCT kiểm tra dấu lắp ráp lúc này hai dấu phải trùng nhau. 2. Trưêng hợp truyền động bằng sên cam hoặc dây đai: a. Trục cam bố trí trên cốt máy:
- Phương pháp thực hiện như sau: - Quay cốt máy sau cho dấu ĐCT trên puli trùng với dấu cố định trên thân máy. - Lắp sên cam hoặc dây đai vào bánh răng cam sao cho dấu trên bánh răng cam trùng với dấu cố định trên nắp máy. - Xiết vít giữ bánh răng cam và điều chỉnh độ căng của sên cam hoặc dây đai. b. Trục cam bố trí trên thân máy: Có hai trưêng hợp sau đây: Xuyên tâm: - Quay cốt máy sao cho dấu trên bánh răng cốt máy hướng vào tâm bánh răng cam. - Lắp sên cam vào bánh răng cam. - Lắp bánh răng cam vào trục cam sao cho dấu trên bánh răng cốt máy, đồng thêi phải đi qua tâm của bánh răng cốt máy . Hình 2.7. Bố trí trục cam xuyên tâm Tiếp tuyến: - Quay cốt máy sao cho then dùng để lắp puli cốt máy hướng lên trên,lúc này dấu trên bánh răng cốt máy sẽ tiếp tuyến với sên cam. - Lắp sên cam vào bánh răng cam. - Lắp bánh răng cam vào trục cam ,sao cho dấu trên bánh răng cam tiếp tuyến với
- Hình 2.7. Bố trí trục cam tiếp tuyến c. Kiểm tra: Trong hai trưêng hợp trên, khi lắp xong chúng ta kiểm tra như sau: Quay cốt máy cho piston số 1 lên ĐCT, lúc này các dấu trên hai bánh răng cốt cam và cốt máy phải đúng như trên. 3. Cân cam động cơ Diesel: Ở động cơ Diesel do bánh răng cam còn dẫn động bánh răng điều khiển bơm cao áp. Vì vậy phải đảm bảo sự truyền động chính xác và tăng tuồi thọ của cơ cấu, ngưêi ta không dùng sên cam mà dùng các bánh răng trung gian. Trưêng hợp này,trước khi lắp chúng ta phải nhận dạng từng cặp dấu một và lắp giống trưêng hợp hai bánh răng ăn khớp trực tiếp. *Chú ý: - Nên kiểm tra dấu cẩn thận trước khi tháo,nếu không có dấu chúng ta dùng đột đánh dấu từng cặp riêng biệt. - Để tránh hiện tượng trùng khớp,số răng trên bánh trung gian lẻ. Do đó khi kiểm tra dấu,chúng ta phải quay rất nhiều vòng. 3. Trình tự thực hiện THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ YÊU CẦU TT NỘI DUNG VẬT TƯ KỸ THUẬT 1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Động cơ máy xúc Kobelco, Đúng đủ, làm việc và nơi bảo dưìng dụng cụ chuyên dùng. tốt. 2 Khởi động động cơ. Động cơ máy xúc Kobelco, Đúng thứ tự dụng cụ chuyên dùng. 3 Lắng nghe tiếng nổ của Động cơ máy xúc Kobelco, Đo chính xác động cơ. dụng cụ chuyên dùng. 4 Kiểm tra tình trạng kỹ Động cơ máy xúc Kobelco, Điều chỉnh chính
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Chẩn đoán kỹ thuật ô tô: Phần 1 - KS. Nguyễn Lê Châu Thành
127 p | 312 | 76
-
Giáo trình Chẩn đoán kỹ thuật ô tô: Phần 2 - KS. Nguyễn Lê Châu Thành
135 p | 166 | 51
-
GIÁO TRÌNH CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT Ô TÔ_CHƯƠNG 4
13 p | 184 | 49
-
GIÁO TRÌNH CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT Ô TÔ_CHƯƠNG 6
17 p | 134 | 49
-
GIÁO TRÌNH CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT Ô TÔ_CHƯƠNG 5
16 p | 179 | 48
-
GIÁO TRÌNH CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT Ô TÔ_CHƯƠNG 2
8 p | 157 | 43
-
Giáo trình Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô (Ngành:Công nghệ ô tô) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
124 p | 73 | 19
-
Giáo trình Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2020)
80 p | 34 | 16
-
Giáo trình Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
50 p | 27 | 7
-
Giáo trình Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Tổng cục Dạy nghề
67 p | 30 | 7
-
Giáo trình Chẩn đoán kỹ thuật - Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
74 p | 43 | 6
-
Giáo trình Chẩn đoán kiểm tra kỹ thuật xe ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (2021)
87 p | 7 | 6
-
Giáo trình Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Tổng cục Dạy nghề
58 p | 30 | 5
-
Giáo trình Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
68 p | 23 | 5
-
Giáo trình Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ôtô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Gia Lai
126 p | 9 | 3
-
Giáo trình Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô (Ngành: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
88 p | 8 | 2
-
Giáo trình Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô (Ngành: Công nghệ ô tô - Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
88 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn