intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi rút ở động vật thủy sản nuôi nước lợ mặn - MĐ06: Chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

122
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi rút ở động vật thủy sản nuôi nước lợ mặn - MĐ06: Chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản trang bị cho học viên kiến thức sau: hiểu được dấu hiệu bệnh lý, phương pháp chẩn đoán, phòng và xử lý bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển, bệnh vi rút đốm trắng ở tôm he, hội chứng Taura ở tôm he chân trắng; nhận biết và chẩn đoán được dấu hiệu bệnh lý của ba loại bệnh trên;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi rút ở động vật thủy sản nuôi nước lợ mặn - MĐ06: Chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHẨN ĐOÁN NHANH VÀ XỬ LÝ BỆNH DO VI RÚT Ở ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NUÔI NƢỚC LỢ MẶN MÃ SỐ: MĐ06 NGHỀ CHẨN ĐOÁN NHANH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm MÃ TÀI LIỆU: MĐ 06
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề chẩn đoán bệnh động vật thủy sản ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình quốc gia nghề Chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các mô đun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Giáo trình được biên soạn nhằm đào tạo nghề Chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản cho lao động nông thôn. Giáo trình dùng cho hệ Sơ cấp nghề, biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh do vi rút ở ĐVTS nuôi nước lợ, mặn là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng để dạy độc lập. Sau khi học mô đun này người học có thể hành nghề Chẩn đoán và phòng, trị bệnh do vi rút gây ra động vật thủy sản nuôi nước lợ, mặn. Mô đun này được học sau mô đun chẩn đoán nhanh và trị bệnh do ký sinh trùng ở ĐVTS nuôi nước ngọt và trước mô đun chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở ĐVTS nuôi nước lợ, mặn Mô đun gồm các bài sau: - Bài mở đầu - Bài 1: Chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển - Bài 2: Chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh vi rút đốm trắng ở tôm he - Bài 3: Chẩn đoán nhanh và xử lý hội chứng Taura ở tôm he chân trắng Để hoàn thành được giáo trình nghề Chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản nói chung và mô đun Chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh do vi rút ở động vật thủy sản nuôi nước lợ, mặn nói riêng, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trường Cao đẳng Thủy sản đã giúp chúng tôi có điều kiện để xây dựng giáo trình này. Tham gia biên soạn 1. Chủ biên : TS. Thái Thanh Bình 2. ThS. Nguyễn Thị Quỳnh 3. CN. Đỗ Trung Kiên 4. TS. Bùi Quang Tề 5. ThS. Trương Văn Thượng
  4. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................. 2 MỤC LỤC ........................................................................................................ 3 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TĂT .................................. 5 ́ MÔ ĐUN CHẨN ĐOÁN NHANH VÀ XỬ LÝ BỆNH DO VI RÚT Ở ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NUÔI NƯỚC LỢ, MẶN ..................................................... 6 Bài mở đầu ....................................................................................................... 6 1.Tầm quan trọng của mô đun .......................................................................... 6 2. Nội dung chính của mô đun .......................................................................... 6 3. Mối quan hệ với các mô đun ......................................................................... 7 Bài 1: Chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển ................... 8 1. Tác nhân gây bệnh ........................................................................................ 8 2. Dấu hiệu bệnh lý ........................................................................................... 9 3. Phân bố và lan truyền bệnh ......................................................................... 12 4. Chẩn đoán bệnh .......................................................................................... 12 5. Phòng và xử lý bệnh ................................................................................... 14 Bài 2: Chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh vi rút đốm trắng ở tôm he ................... 17 1. Tác nhân gây bệnh ...................................................................................... 17 2. Dấu hiệu bệnh lý ......................................................................................... 19 3. Phân bố và lan truyền bệnh ......................................................................... 22 4. Chẩn đoán bệnh .......................................................................................... 25 5. Phòng và xử lý bệnh ................................................................................... 30 Bài 3: Chẩn đoán nhanh và xử lý hội chứng Taura ở tôm thẻ chân trắng ........ 33 1. Tác nhân gây bệnh ...................................................................................... 33 2. Dấu hiệu bệnh lý ......................................................................................... 33 3. Phân bố và lan truyền bệnh ......................................................................... 36 4. Chẩn đoán bệnh .......................................................................................... 36 5. Phòng và xử lý bệnh ................................................................................... 37 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ........................................................ 40 I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun ............................................................... 40 II. Mục tiêu của mô đun .................................................................................. 40 III. Nội dung chính của mô đun ...................................................................... 40
  5. 4 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành .............................................. 41 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập .......................................................... 44 VI. Tài liệu tham khảo…………………………………………………… … 45
  6. 5 ́ ́ CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIÊT TĂT 1. Chẩn đoán: xác định bản chất của một bệnh. 2. Động vật thủy sản (ĐVTS): Cá, nhuyễn thể, giáp xác sống, bao gồm các sản phẩm sinh sản của chúng, trứng đã thụ tinh, phôi và các giai đoạn ấu niên, ở các khu vực nuôi trồng thủy sản hoặc ở tự nhiên. 3. ppm: đơn vị đo phần triệu, 1ppm = 1g/m3 hoặc 1ml/m3 4. Xuất huyết: là hiện tượng máu chảy ra ngoài mạch máu, nếu máu chảy ra ngoài cơ thể thì gọi là chảy máu ngoài (xuất huyết ngoài), nếu máu chảy ra ngoài mạch máu và tích tụ lại trong tổ chức tế bào hay các thể xoang của cơ thể thì gọi là chảy máu trong (xuất huyết trong), có trường hợp bệnh lý gồm cả chảy máu trong lẫn chảy máu ngoài.
  7. 6 MÔ ĐUN CHẨN ĐOÁN NHANH VÀ XỬ LÝ BỆNH DO VI RÚT Ở ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NUÔI NƢỚC LỢ, MẶN Mã mô đun: MĐ06 Giới thiệu mô đun: Mô đun chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh do vi rút ở ĐVTS nuôi nước lợ, mặn là mô đun trang bị cho học viên kiến thức sau: hiểu được dấu hiệu bệnh lý, phương pháp chẩn đoán, phòng và xử lý bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển, bệnh vi rút đốm trắng ở tôm he, hội chứng Taura ở tôm he chân trắng; nhận biết và chẩn đoán được dấu hiệu bệnh lý của ba loại bệnh trên; thực hiện được biện pháp xử lý bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển, bệnh vi rút đốm trắng ở tôm he và hội chứng Taura ở tôm he chân trắng; tuân thủ các nguyên tắc chẩn đoán, các bước kỹ thuật. Mô đun bao gồm bốn bài học, các bài học sẽ được giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện mô đun học viên sẽ được kiểm tra, đánh giá mức độ thành thạo thao tác. Khi kết thúc mô đun: kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng. Bài mở đầu 1.Tầm quan trọng của mô đun Vi rút là một trong tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất đối với động vật thủy sản. Vì bệnh do vi rút thường gây cho động vật thủy sản chết nhiều, chết nhanh, tôm khi bị bệnh đốm trắng do vi rút có thể gây chết 80 -100% đàn tôm trong ao trong thời gian từ 3 – 7 ngày, vi rút VNN có thể gây cho cá giống biển chết từ 70 – 100% trong thời gian 7 ngày, v.v..Bên cạnh đó các bệnh do vi rút gây ra có khả năng lây lan nhanh chóng trên một diện tích rộng có thể từ ao này sang ao khác, từ vùng nuôi này sang vùng nuôi khác, thậm chí từ quốc gia này sang quốc gia khác. Nguyên nhân, bệnh có thể lan truyền qua nhiều con đường khác nhau như nguồn nước, dụng cụ, do sinh vật mang mầm bệnh trung gian đặc biệt là do con đường vận chuyển giống từ nơi này sang nơi khác. Sự nhiễm và lây lan mầm bệnh nhanh chóng không nhất thiết là có biểu hiện bệnh trên động vật thủy sản. Nhiều mầm bệnh có thể nhiễm trên con khỏe mà không gây lên bệnh lý hay gây chết. Chính vì vậy mà kiến thức về các bệnh do vi rút là điều cần thiết cho người cần chuyên môn về bệnh động vật thủy sản nói riêng và người quản lý và nuôi các đối tượng thủy sản nói chung. Mô đun chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh do vi rút ở động vật thủy sản nuôi nước lợ, mặn trang bị cho học viên cách chẩn đoán nhanh và xử lý các bệnh: bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển, bệnh vi rút đốm trắng ở tôm he, hội chứng Taura ở tôm he chân trắng 2. Nội dung chính của mô đun - Bài mở đầu - Bài 1: Chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển - Bài 2: Chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh vi rút đốm trắng ở tôm he
  8. 7 - Bài 3: Chẩn đoán nhanh và xử lý hội chứng Taura ở tôm he chân trắng 3. Mối quan hệ với các mô đun Mối quan hệ giữa mô đun chẩn đoán nhanh bệnh và xử lý bệnh do vi rút ở động vật thủy sản nuôi nước lợ, mặn với các môn học và mô đun khác: Mô đun này mặc dù có thể giảng dạy độc lập nhưng vẫn có liên quan chặt chẽ với môn học và mô đun khác. Mô đun được giảng dạy sau mô đun chẩn đoán nhanh và trị bệnh do ký sinh trùng ở ĐVTS nuôi nước ngọt và dạy trước mô đun chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở động vật thủy sản nuôi nước lợ, mặn. Mối quan hệ của mô đun 06 với các mô đun khác + Mô đun 01: Phòng bệnh tổng hợp là mô đun chuyên môn thực hành mô tả những hiểu biết cơ bản bệnh của ĐVTS, phương pháp phun, tắm, tiêm thuốc, phương pháp trộn thuốc vào thức ăn cho động vật thủy sản và biện pháp phòng bệnh tổng hợp Mô đun trang bị cho học viên các kiến thức về khái niệm cơ bản bệnh của ĐVTS nói chung, trang bị cho học viên khái niệm về bệnh truyền nhiễm, nguồn gốc và con đường lan truyền bệnh truyền nhiễm. Từ những kiến thức cơ bản đó có thể liên hệ được trong mô đun 06 để đề ra biện pháp phòng và xử lý bệnh do vi rút. + Mô đun 02: Chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh do môi trường là mô đun chuyên môn thực hành mô tả ảnh hưởng của oxy, pH, NH3, NO2 đối với ĐVTS, thao tác đo oxy, pH, NH3, NO2 và biện pháp xử lý. Đây là kiến thức của các biện pháp phòng bệnh nói chung trong đó bệnh do vi rút. + Mô đun 03: Chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh do vi rút ở ĐVTS nuôi nước ngọt là mô đun chuyên môn thực hành mô tả vi rút gây bệnh, dấu hiệu bệnh lý, nhận biết, chẩn đoán và biện pháp xử lý bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ, cá chép và bệnh đuôi trắng ở tôm càng xanh. Mô đun 03 và mô đun 06 đều là mô đun viết về bệnh do vi rút ở ĐVTS nuôi. Hai mô đun này liên quan chặt chẽ và hỗ trợ cho nhau đặc biệt là các biện pháp phòng và xử lý bệnh. + Mô đun 07: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở ĐVTS nuôi nước lợ, mặn là mô đun chuyên môn thực hành mô tả vi khuẩn, nấm gây bệnh, dấu hiệu bệnh lý, nhận biết, chẩn đoán và biện pháp phòng trị bệnh phát sáng ở ấu trùng giáp xác; bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm he; bệnh lở loét do vi khuẩn ở cá nuôi nước lợ mặn; bệnh do vi khuẩn dạng sợi ở cá nuôi nước lợ mặn; bệnh nấm hạt ở cá nuôi nước mặn; bệnh nấm ở giáp xác. Mô đun 07 và 06 đều là mô đun viết về bệnh truyền nhiễm của ĐVTS nuôi nước lợ mặn. Hai mô đun này viết về bệnh truyền nhiễm của cùng một số đối tượng nuôi.
  9. 8 Bài 1: Chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển Mục tiêu: - Trình bày được các bước chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển bằng dấu hiệu bệnh lý. - Thu được mẫu; quan sát đánh giá được trạng thái cơ thể của cá; xác định được bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển. A. Nội dung: 1. Tác nhân gây bệnh: 1.1. Giới thiệu - Tác nhân gây bệnh là virus Betanodavirus hình cầu, đường kính là 26- 32nm. - Vi rút ký sinh trong tế bào chất của tế bào thần kinh trong não và trong võng mạc mắt. 1.2 Quan sát vi rút qua hình ảnh - Hình ảnh vi rút được chụp từ mô não và mô võng mạc mắt cá song bị nhiễm bệnh VNN - Vi rút có hình cầu Hình 6 – 1: Vi rút ký sinh trong não cá song
  10. 9 Hình 6 - 2: Vi rút ký sinh trong võng mạc mắt cá 2. Dấu hiệu bệnh lý: 2.1. Dấu hiệu bên ngoài: 2.1.1. Hoạt động của cá bệnh trong ao - Cá dưới 20 ngày tuổi các biểu hiện bệnh không rõ ràng - Cá sau 20-45 ngày tuổi dấu hiệu bệnh cá yếu bơi gần tầng mặt - Cá từ 45 ngày đến 4 tháng tuổi khi bị bệnh bơi không định hướng (bơi quay tròn hoặc xoáy chôn ốc), - Cá bị bệnh bơi đầu chúc xuống dưới đáy lồng hoặc đáy bể. - Cá bị bệnh thường kém ăn, bỏ ăn. - Cá chết rải rác. Hình 6- 3: Hầu hết cá giống nổi trên mặt nước, bóng hơi trương phồng. Hầu hết thường cơ thể uốn cong và đầu chúc xuống dưới
  11. 10 Hình 6- 4: Cá song bơi quay tròn Hình 6- 5: Cá song bệnh bơ quay tròn
  12. 11 2.1.2. Dấu hiệu bệnh ở thân, vây, mắt, miệng, mang - Bệnh cấp tính hoặc thứ cấp tính trong cá mú hương và cá mới nuôi lồng có dấu hiệu giống nhau. - Cá bị bệnh, da cá chuyển sang màu tối, đặc biệt đuôi và các vây chuyển màu đen - Mắt cá mờ đục - Hàm dưới của cá có vết hoại tử do cá bơi hỗn loạn, thân cá chà sát với lưới - Các triệu trứng bệnh tăng dần khi số lượng cá trong quần đàn nhiễm bệnh tăng. - Cá chết sau 3 – 5 ngày có biểu hiện bệnh Hình 6 - 6: Cá Sủ đất bị bệnh bơi nhô đầu lên khỏi mặt nước, mắt mù, da cá có màu tối sẫm 2.2. Dấu hiệu bên trong - Gan, thận, lá lách bình thường; ruột không có thức ăn - Bóng hơi chương phồng - Não có sự xung huyết
  13. 12 Hình 6 - 7: Cá Hồng đỏ bị bệnh bóng hơi phồng ra Hình 6 - 8: Cá song bị bệnh VNN bóng hơi căng phồng 3. Phân bố và lan truyền bệnh - Bệnh đã phát hiện ở ít nhất là 20 loài cá biển ở Thái bình Dương - Các loài cá bị bệnh VNN nhiều nhất là cá mú nuôi như cá mú điểm đai ở Thái Lan; cá mú mỡ ở Singapore; cá mú vân và cá mú chấm đỏ ở Nhật Bản; cá mú bảy sọc ở Hàn Quốc, Nhật Bản; cá mú lưng gù ở Indonesia.
  14. 13 - Tỷ lệ chết 70-100% ở cá hương cỡ 2,5-4,0cm, khi cá lớn (15cm) tỷ lệ chết giảm còn 20%. - Ở Việt Nam, các kết quả điều tra cho thấy các loài cá song (Epinephelus spp) nuôi lồng trên vịnh Hạ Long, nuôi tai vùng biển nha Trang, Khánh Hòa cũng thường gặp bệnh có dấu hiệu tương tự như bệnh VNN đã mô tả. - Virus gây bệnh VNN có thể lây truyền theo hai trục. + Bệnh lan truyền theo chiều ngang: từ cá bệnh sang cá khỏe; lây lan theo nguồn nước, qua cá tạp làm thức ăn cho cá nuôi,… Virus có thể theo dịch tiết của cá bệnh vào môi trường nước và chúng xâm nhập vào cá khỏe qua mang, da và miệng của cá. + Lan truyền theo chiều dọc: Cá mẹ mang virus này có thể truyền tác nhân gây bệnh cho đàn con của nó. - Bệnh VNN phát triển mạnh vào mùa có nhiệt độ cao 25-300C. 4. Chẩn đoán bệnh: 4.1. Thu mẫu cá bị bệnh: 4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ - 3 bộ giải phẫu, 3 khay inox, 30 đôi găng tay cao su - 3 quyển sổ ghi chép - 03 vợt, 09 túi nilon 4.1.2. Quan sát trạng thái cá bị bệnh trong ao. - Quan sát hoạt động bắt mồi hay khả năng tiêu thụ thức ăn của cá ở trong ao. Cá bị bệnh thường kém ăn, bỏ ăn. - Quan sát hoạt động bơi của cá: bơi yếu, chậm chạp - Tỷ lệ cá chết trong bể, lồng, ao 4.1.3. Thu mẫu cá bệnh - Dùng vợt vớt những con cá giống có biểu hiện bệnh như bơi nổi gần bờ - Dùng lưới kéo quây nhưng góc ao mà cá bệnh tập trung bơi ở đó. - Số lượng cá thu: + Cá giống nhỏ (4-8cm): thu 30 con + Cá giống lớn (10-25cm): thu 15 con + Cá thương phẩm: thu mẫu 9 con 4.2. Quan sát cơ thể cá: 4.2.1. Quan sát thân, vây, mắt, miệng, mang cá
  15. 14 - Đặt con cá trên khay và quan sát màu sắc của da, vây, mắt, miệng, mang cá - Ghi lại các dấu hiệu bệnh lý của các cơ quan đó - Đối chiếu với các dấu hiệu bệnh lý ở mục 2.1.2 4.2.2. Giải phẫu và quan sát nội tạng - Trước khi giải phẫu cá làm cho cá bất động bằng cách dùng dùi nhọn chọc vào hành tủy của cá - Giải phẫu cá: dùng kéo giải phẫu cắt da và thịt cá từ hậu môn cong lên xương sống và vòng về phía nắp mang, cắt xuống vây ngực và vòng về hậu môn. Quan sát hình vẽ mô tả dưới đây Hình 6 - 9: Giải phẫu xoang bụng cá, sơ đồ đường cắt - Quan sát nội tạng: quan sát xoang bụng, gan, thận, lá lách, ruột, bóng hơi
  16. 15 Hình 6 -10: Giải phẫu xoang bụng cá, các cơ quan nội tạng 1- bóng hơi; 2- ống dẫn khí; 3- tim; 4- lá lác; 5- gan; 6- ruột; 7- thận; 8- lỗ hậu môn; 9- túi nước tiểu; 10- tuyến sinh dục; 11- mang. - Dùng kéo giải phẫu cắt vỏ não và quan sát não cá - Ghi lại dấu hiệu bệnh của các cơ quan trên - Đối chiếu với dấu hiệu bệnh lý ở mục 2.2 5. Phòng và xử lý bệnh: 5.1. Phòng bệnh: 5.1.1. Cải tạo ao, vệ sinh lồng nuôi - Cải tạo ao trước khi thả cá: các bước thực hiện theo mô đun 01. - Vệ sinh lồng nuôi trước khi nuôi cá:
  17. 16 + Dùng nước vôi trong để rửa lồng cá. + Dùng hóa chất như TCCA rửa lồng cá: 2ppm. 5.1.2 Quản lý môi trường nuôi - Tránh cho động vật nuôi thuỷ sản bị sốc do môi trường thay đổi xấu: nhiệt độ, oxy hoà tan, nhiễm bẩn của nước. - Định kỳ bón vôi (CaO) liều lượng 2kg vôi/100m3 nước, một tháng bón vôi 2 lần. Vôi hoà ra nước té đều khắp ao. - Đối với bè nuôi cá thường xuyên treo túi vôi: + Mùa xuất hiện bệnh 2 tuần treo một lần, mùa khác một tháng treo 1 lần. Vôi có tác dụng khử trùng và kiềm hoá môi trường nước. + Lượng vôi tính trung bình 2 kg vôi nung/10m3. + Bè lớn treo nhiều túi và bè nhỏ treo ít túi tập trung ở chỗ cho ăn và phía đầu nguồn nước chảy. - Cho cá ăn theo 4 định để tăng hiệu quả cho ăn, tránh dư thừa thức ăn giảm ô nhiễm môi trường. Thức ăn là cá tạp đảm bảo tươi sống không ôi thiu, loại bỏ cá tạp có biểu hiện bệnh lý. - Vệ sinh dụng cụ nuôi trước và sau khi dùng: ngâm vào nước vôi trong, rửa sạch phơi nắng cho khô ráo. 5.1.3 Chọn giống có chất lượng tốt - Chọn giống có ngoại hình đẹp: đồng đều về kích cỡ cá; không dị hình, dị tật; không có biểu hiện bệnh lý: viêm loét, xây xát, ăn mòn vây,..; - Quan sát cá bơi lội bình thường, không có biểu hiện bơi quay tròn, đầu chúc xuống dưới đáy ao, lồng. - Cho cá vào trong một cái chậu nước, lấy tay khua nước tạo vòng xoáy, nếu thấy cá bơi ngược dòng là cá khỏe. - Gửi mẫu tới cơ quan kiểm dịch để chọn đàn cá không có bệnh VNN. 5.1.4. Cho cá ăn thức ăn trộn thuốc phòng bệnh Bệnh viêm VNN vào mùa có nhiệt độ từ 25 – 300 C. Trước mùa xuất hiện bệnh một tháng nên cho cá ăn các loại thuốc tăng sức đề kháng cho cá, phòng bệnh xuất huyết do vi rút. - Cho cá ăn thuốc KN-04-12. Mỗi đợt cho ăn 3 ngày liên tục. Liều lượng: cá giống 4 g/1 kg cá/1 ngày (400 g thuốc/100 kg cá /1ngày), cá thịt 2g/1 kg cá/ 1 ngày (200 g thuốc/100 kg cá/ 1 ngày). - Cho cá ăn vitamin C với liều lượng 30 mg/ 1kg cá/ngày (30g/ 100 kg cá /ngày) cho cá ăn liên tục trong 1 tháng trước mùa phát bệnh. 5.2. Xử lý bệnh - Lồng ao cá bị bệnh, sau 3- 5 ngày tỷ lệ chết có thể lên đến 70 – 700%.
  18. 17 - Cá đang nuôi trong lồng cần thu vớt cá chết đem chôn sâu dưới đất ở nơi qui định và rắc vôi lên trên cá. - Cá nuôi trong ao: giữ cá và nước trong ao dùng TCCA (Triclocyanuric acide) phun xuống ao với nồng độ sau khi phun xuống ao là 10ppm. Vớt cá chết đem chôn dưới đất ở nơi qui định. Sau 3- 7 ngày phun thuốc thì xả nước trong ao ra cống thuát và cải tạo ao. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: + Nêu dấu hiệu bệnh lý của bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển? - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Hãy tiến hành thu mẫu và phân tích bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển của một ao, lồng nuôi cá tại địa phương mở lớp. + Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và xử lý ao cá với bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển C. Ghi nhớ - Dấu hiệu bệnh lý đặc trưng của bệnh là cá bơi xoay tròn, đầu ngóc lên trên đuôi thõng xuống phía đáy ao, lồng. Dấu hiệu bệnh lý bên trong là bóng hơi căng phồng, não xuất huyết - Bệnh xảy ra ở hầu hết các loài cá biển và gặp nhiều ở giai đoạn cá giống.
  19. 18 Bài 2: Chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh vi rút đốm trắng ở tôm he Mục tiêu: - Trình bày được các bước chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh vi rút đốm trắng ở tôm he bằng dấu hiệu bệnh lý và bằng que thử nhanh. - Thu được mẫu; quan sát đánh giá được trạng thái cơ thể của cá; xác định được bệnh vi rút đốm trắng ở tôm he. A. Nội dung: 1. Tác nhân gây bệnh: 1.1. Giới thiệu Trước năm 2002, có 3 chủng Baculovirus gây bệnh đốm trắng hoặc còn gọi là virus Trung Quốc. Tuỳ từng nước nghiên cứu chúng có tên gọi và kích thước như sau: Tên virus Kích thước virus Kích thước nhân Virus Trung Quốc (HHNBV) 120 x 360 nm Virus tôm Nhật 1(RVPJ-1) 84 x 226 nm Virus tôm Nhật 2 (RV-PJ-2) 83 x 275 nm 54 x 216 nm Virus bệnh đốm trắng Thái lan (SEMBV) 121 x 276 nm 89 x 201 nm Virus bệnh đốm trắng (WSBV) 70-150x350- 58-67x330- 380nm 350nm Từ năm 2002 trở lại đây vi rút gây hội chứng đốm trắng là một giống mới Whispovirus thuộc họ mới Nimaviridae - Virus dạng hình trứng, kích thước 120x275nm, có một đuôi phụ ở một đầu, kích thước 70x300nm. - Nhân cấu trúc ADN: Không có thể ẩn. - Vi rút ký sinh ở nhân tế bào gan tụy, nhân tế bào mang, nhân tế bào biểu bì dạ dày, ruột, nhân tế bào biểu bì dưới vỏ, hệ bạch huyết (Lympho). 1.2 Quan sát nhận dạng vi rút qua ảnh - Hình ảnh của vi rút được nhìn thấy khi nhuộm âm ở trong huyết tương của tôm sú nhiễm bệnh WSSV. - Giống Whispovirus, có thể vùi (inclusion body). Hình trứng, có đuôi, kích thước 70-150 x 250-380 nm.
  20. 19 Hình 6- 11: Vi rút gây bệnh đốm trắng ở tôm (Whispovirus), hình trứng có đuôi Hình 6- 12: Virus đốm trắng (WSSV) hình que dưới kính hiển vi điện tử - Nhân tế bào mang tôm sú nhiễm bệnh WSSV
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2