Giáo trình Cơ sở dữ liệu (Ngành: Công nghệ thông tin - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
lượt xem 4
download
Giáo trình "Cơ sở dữ liệu (Ngành: Công nghệ thông tin - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Các khái niệm và vai trò của cơ sở dữ liệu; kiến thức về mô hình thực thể - liên kết, mô hình quan hệ và các chuyển từ mô hình thực thể - liên kết sang mô hình CSDL quan hệ; thiết kế CSDL quan hệ: phụ thuộc hàm, bao đóng, khóa, siêu khóa và các dạng chuẩn của lược đồ quan hệ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Cơ sở dữ liệu (Ngành: Công nghệ thông tin - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
- BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CƠ SỞ DỮ LIỆU NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1 ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Hà Nội, năm
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
- LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Cơ sở dữ liệu được biên soạn nhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập cho trình độ Cao đẳng ngành công nghệ thông tin ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1. CƠ SỞ DỮ LIỆU là môn học cơ sở ngành nhằm cung cấp các kiến thức về những kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu, tạo và quản lý cơ sở dữ liệu trên phần mềm SQL Giáo trình CƠ SỞ DỮ LIỆU do Ths. Lê Thị Lương làm chủ biên soạn. Giáo trình này được viết theo đề cương môn học Cơ sở dữ liệu. Ngoài ra giáo trình còn bổ sung thêm một số kiến thức mà trong các giáo trình trước chưa đề cập tới. Nội dung gồm 03 chương Chương 1: Tổng quan về cơ sở dữ liệu Chương 2: Các mô hình dữ liệu Chương 3: Lý thuyết thiết kế CSDL quan hệ Trong quá trình biên soạn, nhóm giảng viên Bộ môn Tin học cơ sở của Trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 - Bộ Xây dựng, đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin được lượng thứ và tiếp thu những ý kiến đóng góp. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày……tháng……năm……… Chủ biên Ths. Lê Thị Lương 2
- MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU .......................................................... 6 1.1 Vai trò của cơ sở dữ liệu ................................................................................................... 6 1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................................. 6 CHƯƠNG 2: CÁC MÔ HÌNH DỮ LIỆU ..................................................................... 23 2.1 Mô hình thực thể kết hợp ........................................................................................... 23 2.2. Xây dựng mô hình ER ............................................................................................... 25 2.3 Mô hình quan hệ ............................................................................................................. 30 CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT THIẾT KẾ CSDL QUAN HỆ ........................................ 36 3.1. Phụ thuộc hàm của mô hình quan hệ ............................................................................. 36 3.1.1 Định nghĩa phụ thuộc hàm ...................................................................................... 36 3.1.2 Các tính chất của lược đồ quan hệ ........................................................................... 37 3.1.3 Lược đồ quan hệ ...................................................................................................... 37 3. 2. Bao đóng của mô hình quan hệ .................................................................................... 37 3. 2.1. Bao đóng của tập thuộc tính .................................................................................. 37 3.2.2 Bao đóng của tập phụ thuộc hàm............................................................................. 39 3.3. Khóa và siêu khóa của lược đồ quan hệ ........................................................................ 40 3.3.1. Định nghĩa .............................................................................................................. 40 3.3.2. Tính chất ................................................................................................................. 41 3.4. Các dạng chuẩn (Normal Form) .................................................................................... 42 3.4.1. Dạng chuẩn 1 (1NF – First Normal Form) ............................................................. 42 3.4.2 Dạng chuẩn 2 (2NF – Secord Normal Form).......................................................... 43 3.4.3 Dạng chuẩn 3 (3NF - Third Normal Form) ............................................................ 44 3.4.4 Dạng chuẩn BCNF ( Boyce - Codd Normal Form) ................................................ 45 3.4.5. Tách các lược đồ quan hệ ..................................................................................... 45 3
- CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: CƠ SỞ DỮ LIỆU Mã môn học: MH12 Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 57 giờ; Kiểm tra 03 giờ) (Trong đó: Tổng số giờ giảng dạy và học tập trực tuyến: 30 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: + Môn học được bố trí ở kỳ học thứ 02 + Môn học tiên quyết: Không - Tính chất: là môn học cơ sở ngành cung cấp các kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu, quản lý dữ liệu, khai thác dữ liệu, thiết kế cơ sở dữ liệu. II. Mục tiêu của môn học: 1. Về kiến thức: - Trình bày được các khái niệm và vai trò của cơ sở dữ liệu; - Trình bày được kiến thức về mô hình thực thể - liên kết, mô hình quan hệ và các chuyển từ mô hình thực thể - liên kết sang mô hình CSDL quan hệ; - Trình bày được kiến thức về thiết kế CSDL quan hệ: phụ thuộc hàm, bao đóng, khóa, siêu khóa và các dạng chuẩn của lược đồ quan hệ. 2. Về kỹ năng: - Giải được các bài toán bằng ngôn ngữ đại số quan hệ; - Thiết kế được một cơ sở dữ liệu theo các dạng chuẩn hóa. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện lòng yêu nghề, tư thế tác phong công nghiệp, tính kiên trì, sáng tạo trong công việc, có khả năng làm việc độc lập và biết kết hợp nhóm. 4
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU Mục tiêu bài học 1. Trình bày được các khái niệm trong cơ sở dữ liệu; 2. Trình bày được hệ cơ cở dữ liệu; 3. Trình bày được các mô hình cơ sở dữ liệu; 5
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU 1 Vai trò của cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu (database) là một hệ thống các thông tin có cấu trúc được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ thứ cấp (băng từ, đĩa từ…) nhằm thoả mãn yêu cầu khai thác thông tin đồng thời của nhiều người sử dụng hay nhiều chương trình ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau. Ưu điểm của CSDL: • Giảm sự trùng lắp thông tin xuống mức thấp nhất và do đó bảo đảm được tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu • Dữ liệu có thể được truy xuất theo nhiều cách khác nhau • Khả năng chia xẻ thông tin cho nhiều người sử dụng và nhiều ứng dụng khác nhau Để đạt được những ưu điểm trên CSDL đặt ra những vấn đề cần giải quyết, đó là: • Tính chủ quyền của dữ liệu. Do sự chia xẻ của CSDL nên tính chủ quyền của dữ liệu có thể bị lu mời và làm mờ nhạt tinh thần trách nhiệm, được thể hiện trên vấn đề an toàn dữ liệu, khả năng biểu diễn các mối liên hệ ngữ nghĩa của dữ liệu và tính chính xác của dữ liệu. Nghĩa là người khai thác CSDL phải có nghĩa vụ cập nhật các thông tin mới nhất của CSDL. • Tính bảo mật và quyền khai thác thông tin của người sử dụng (NSD). Do có nhiều người cùng khai thác CSDL một cách đồng nên cần phải có một cơ chế bảo mật và phân quyền khai thác CSDL. • Tranh chấp dữ liệu. Nhiều người được phép truy cập vào cùng một tài nguyên dữ liệu (data source) của CSDL với những mục đích khác nhau như xem, thêm, xóa, sửa dữ liệu. Như vậy cần phải có cơ chế ưu tiên truy nhập dữ liệu cũng như cơ chế giải quyết tình trạnh khoá chết (DeadLock) trong quá trình khai thác cạnh tranh 2. Một số khái niệm cơ bản - Bảng (Table) Trong cơ sở dữ liệu quan hệ, bảng là đối tượng được sử dụng để tổ chức và lưu trữ dữ liệu. Một cơ sở dữ liệu bao gồm nhiều bảng và mỗi bảng được xác định duy nhất bởi 6
- tên bảng. Một bảng bao gồm một tập các dòng và các cột: mỗi một dòng trong bảng biểu diễn cho một thực thể (mỗi một dòng trong bảng HOCVIEN tương ứng với một Học viên); và mỗi một cột biểu diễn cho một tính chất của thực thể (chẳng hạn cột NGAYSINH trong bảng HOCVIEN biểu diễn cho ngày sinh của các học viên được lưu trữ trong bảng). Như vậy, liên quan đến mỗi một bảng bao gồm các yếu tố sau: • Tên của bảng: được sử dụng để xác định duy nhất mỗi bảng trong cơ sở dữ liệu. • Cấu trúc của bảng: Tập các cột trong bảng. Mỗi một cột trong bảng được xác định bởi một tên cột và phải có một kiểu dữ liệu nào đó (chẳng hạn cột NGAYSINH trong bảng HOCVIEN có kiểu là SMALLTIME). Kiểu dữ liệu của mỗi cột qui định giá trị dữ liệu có thể được chấp nhận trên cột đó. • Dữ liệu của bảng: Tập các dòng (bản ghi) hiện có trong bảng. - Khoá của bảng Trong một cơ sở dữ liệu được thiết kế tốt, mỗi một bảng phải có một hoặc một tập các cột mà giá trị dữ liệu của nó xác định duy nhất một dòng trong một tập các dòng của bảng. Tập một hoặc nhiều cột có tính chất này được gọi là khoá của bảng. Việc chọn khoá của bảng có vai trò quan trọng trong việc thiết kế và cài đặt các cơ sở dữ liệu quan hệ. Các dòng dữ liệu trong một bảng phải có giá trị khác nhau trên khoá. Bảng MONHOC trong hình dưới đây có khoá là cột MAMH Một bảng có thể có nhiều tập các cột khác nhau có tính chất của khoá (tức là giá trị của nó xác định duy nhất một dòng dữ liệu trong bảng). Trong trường hợp này, khoá được chọn cho bảng được gọi là khoá chính (primary key) và những khoá còn lại được gọi là khoá phụ hay là khoá dự tuyển (candidate key/unique key). 7
- - Mối quan hệ và khoá ngoại Các bảng trong một cơ sở dữ liệu không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ mật thiết với nhau về mặt dữ liệu. Mối quan hệ này được thể hiện thông qua ràng buộc giá trị dữ liệu xuất hiện ở bảng này phải có xuất hiện trước trong một bảng khác. Mối quan hệ giữa các bảng trong cơ sở dữ liệu nhằm đàm bảo được tính đúng đắn và hợp lệ của dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Hai bảng GIANGDAY và LOP có mối quan hệ với nhau. Mối quan hệ này đòi hỏi giá trị cột MALOP của một dòng (tức là một lớp) trong bảng GIANGDAY phải được xác định từ cột MALOP của bảng LOP. Mối quan hệ giữa các bảng trong một cơ sở dữ liệu thể hiện đúng mối quan hệ giữa các thực thể trong thế giới thực. Mối quan hệ giữa hai bảng GIANGDAY và LOP không cho phép một MALOP nào đó tồn tại mà lại thuộc vào một MONHOC không có thật. Khái niệm khoá ngoại (Foreign Key) trong cơ sở dữ liệu quan hệ được sử dụng để biểu diễn mối quan hệ giữa các bảng dữ liệu. Một hay một tập các cột trong một bảng mà giá trị của nó được xác định từ khóa chính của một bảng khác được gọi là khoá ngoại. Cột MALOP của bảng GIANGDAY được gọi là khoá ngại của bảng GIANGDAY, khoá ngoài này tham chiếu đến khoá chính của bảng LOP là cột MALOP. 2.1 Cơ sở dữ liệu Mô hình dữ liệu quan hệ được Codd đề xuất năm 1970 và đến nay trở thành mô hình được sử dụng phổ biến trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu thương mại. Nói một cách đơn giản, một cơ sở dữ liệu quan hệ là một cơ sở dữ liệu trong đó tất cả dữ liệu được tổ chức trong các bảng có mối quan hệ với nhau. Mỗi một bảng bao gồm các dòng và các 8
- cột: mỗi một dòng được gọi là một bản ghi (bộ) và mỗi một cột là một trường (thuộc tính). - Ví dụ: Bảng CBQL - Ví dụ 2: Bảng GVCN - Ví dụ 3: Bảng CVHT 2.3. Mô hình dữ liệu - Mô hình dữ liệu mạng (Network Data Model): hay gọi tắt là mô hình mạng (Network Model) là mô hình được biểu diễn bởi một đồ thị có hướng. Mô hình này được xây dựng bởi Honeywell vào năm 1964-1965. Trong mô hình này, có 3 khái niệm được sử dụng: mẫu tin hay bản ghi (record), loại mẫu tin (record type) và loại liên hệ (set type). 1.3.3 Khoá của bảng 9
- - Mô hình dữ liệu phân cấp + Mô hình dữ liệu phân cấp (Hieracical Data Model), còn gọi là mô hình phân cấp (Hieracical Model), được thực hiện thông qua sự kết hợp giữa IBM và North American Rockwell vào khoảng năm 1965. Mô hình là một cây, trong đó mỗi nút của cây biểu diễn một thực thể, giữa nút con với nút cha được liên hệ với nhau theo một mối quan hệ xác định. + Loại mẫu tin: giống trong mô hình dữ liệu mạng + Loại mối liên hệ: kiểu liên hệ là phân cấp: - Mô hình dữ liệu quan hệ (Relational Data Model): 10
- Còn được gọi là mô hình quan hệ (Relational Model) do E.F.Codd đề xuất năm 1970. Nền tảng cơ bản là khái niệm lý thuyết tập hợp trên các quan hệ, tức là tập của các bộ giá trị (value tuples). Trong mô hình dữ liệu này những khái niệm được sử dụng là thuộc tính (attribute), quan hệ (relation), lược đồ quan hệ (relation schema), bộ (tuple), khóa (key). Mô hình quan hệ là mô hình được nghiên cứu nhiều nhất, và có cơ sở lý thuyết vững chắc nhất. Mô hình quan hệ cùng với mô hình dữ liệu thực thể kết hợp đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trong việc phân tích và thiết kế CSDL. Chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết về mô hình - Mô hình dữ liệu thực thể - kết hợp (Entity – Relationship Model) Do Peter Pin_Shan Chen đề xuất năm 1976. Mô hình quan hệ-thực thể được dựa trên sự nhận thức thế giới gồm có Trang 18/109 một sưu tập các đối tượng căn bản, được gọi là các tập thực thể, và các mối quan hệ ở giữa các đối tượng này.Trong mô hình này các khái niệm được sử dụng là tập thực thể (entity set), thực thể (entity), thuộc tính của loại thực thể (entity attribute), khóa của loại thực thể (entity key), loại mối kết hợp (entity relationship), số ngôi của mối kết hợp (relationship degree), thuộc tính của mối kết hợp (relationship attribute), bản số của mối kết hợp (relationship cardinal). Chi tiết của mô hình này sẽ được nghiên cứu trong chương sau. 2.5. Mô hình dữ liệu hướng đối tượng Mô hình dữ liệu hướng đối tượng (Object Oriented Data Model) ra đời vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90. Đây là loại mô hình tiên tiến nhất hiện nay dựa trên cách tiếp cận hướng đối tượng. Mô hình này sử dụng các khái niệm như lớp (class), sự kế thừa (inheritance), kế thừa bội (multi - inheritance). Đặc trưng cơ bản của cách tiếp cận này là tính đóng gói (encapsulation), tính đa hình (polymorphism) và tính tái sử dụng (reusability). 11
- 2.4. Kiến trúc của một cơ sở dữ liệu Các hệ cơ sở dữ liệu tập trung - Đặc trưng cơ bản để phân biệt kiến trúc một hệ CSDL là cách tổ chức lưu trữ CSDL. - Với hệ CSDL tập trung, toàn bộ dữ liệu được lưu tại một máy hoặc một dàn máy. Những người dùng từ xa có thể truy cập vào CSDL thông qua các phương tiện truyền thông dữ liệu. - Việc phân loại phụ thuộc vào cách tổ chức khai thác, cụ thể là: + Những ai sẽ truy cập vào CSDL? + Việc truy cập được thực hiện từ đâu + Các môđun của hệ QTCSDL được lưu trữ ở đâu? - Dựa vào các tiêu chí trên người ta chia các hệ CSDL tập trung thành 3 loại: + Hệ CSDL cá nhân; + Hệ CSDL trung tâm; + Hệ CSDL khách - chủ. a. Hệ CSDL cá nhân - Khái niệm: Hệ CSDL cá nhân là hệ CSDL có một người dùng. Thông thường, người này vưa thiết kế, tạo lập và bảo trì CSDL, đồng thời cũng là người khai thác thông tin, tự lập và hiển thị các báo cáo. 12
- - Đặc điểm: + Dữ liệu được tập trung ở một máy; + Chỉ một người hoặc một nhóm người truy cập theo nguyên tắc lần lượt (không có tương tranh, xung đột); + Toàn bộ hệ QTCSDL được lưu ngay tại hệ thống chứa CSDL; + Việc truy cập vào CSDL được thực hiện ngay hệ thống chứa CSDL. - Ưu điểm và nhược điểm: + Ưu điểm: Việc phát triển và sử dụng các hệ CSDL cá nhân khá đơn giản và dễ dàng. + Nhược điểm: Tình an toàn thường không cao. b. Hệ CSDL trung tâm - Khái niệm: Hệ cơ sở dữ liệu trung tâm là hệ CSDL được cài đặt trên máy tính trung tâm. - Đặc điểm: + Dữ liệu được lưu trữ trên máy tính trung tâm. + Nhiều người dùng từ xa có thể truy cập CSDL. - Tùy thuộc vào việc tổ chức: máy tính trung tâm có thể là một máy hay một dàn máy và có rất nhiều người dùng. Việc truy cập thông qua thiết bị đầu cuối và phương tiện truyền thông. 13
- c. Hệ CSDL khách - chủ - Trong kiến trúc khách-chủ, các thành phần của hệ QTCSDL: bộ phận cung cấp tài nguyên được đặt ở máy chủ, bộ phận yêu cầu cấp phát tài nguyên đặt ở máy khách. Hai thành phần này không nhất thiết phải cài đặt trên cùng một máy tính. - Phần mềm máy khách: + Tiếp nhận kết quả và tổ chức đưa ra khuôn dạng phù hợp. + Chuyển tới yêu cầu của máy chủ và chờ đợi trả lời; + Tổ chức giao diện, tiếp nhận yêu cầu truy cập thông tin; - Phần mềm máy chủ: + Tiếp nhận yêu cầu truy vấn thông tin; + Xử lý + Gửi kết quả tới máy khách. - Việc xử lý yêu cầu truy cập thông tin được thực hiện theo nguyên lý truy cập từ xa (RPC – Remote Procedure Call). 14
- 2. Các hệ CSDL phân tán - Khái niệm CSDL phân tán - CSDL phân tán là một tập hợp dữ liệu có liên quan (về logic) được dùng chung và phân tán về mặt vật lí trên một mạng máy tính. - Một hệ QTCSDL phân tán là một hệ thống phần mềm cho phép quản trị CSDL phân tán và làm cho người sử dụng không nhận thấy sự phân tán về lưu trữ dữ liệu. - Người dùng truy cập vào CSDL phân tán thông qua chương trình ứng dụng. Các chương trình ứng dụng được chia làm hai loại: + Chương trình không yêu cầu dữ liệu từ nơi khác; + Chương trình có yêu cầu dữ liệu từ nơi khác. 15
- - Có thể chia các hệ CSDL phân tán thành 2 loại chính: thuần nhất và hỗn hợp. + Hệ CSDL phân tán thuần nhất: các nút trên mạng đều dùng cùng một hệ QTCSDL. + Hệ CSDL phân tán hỗn hợp: các nút trên mạng có thể dùng các hệ QTCSDL khác nhau. 2.5. Phân loại các hệ cơ sở dữ liệu Phân loại theo loại dữ liệu: Cơ sở dữ liệu có cấu trúc; Cơ sở dữ liệu phi cấu trúc; Cơ sở dữ liệu bán cấu trúc. Phân loại theo hình thức lưu trữ, mô hình tổ chức: Cơ sở dữ liệu dạng tệp; Cơ sở dữ liệu quan hệ; Cơ sở dữ liệu phân cấp. Phân loại theo đặc tính sử dụng: Cơ sở dữ liệu kho; Cơ sở dữ liệu ngữ nghĩa; Cơ sở dữ liệu hoạt động. Phân loại theo mô hình triển khai: Cơ sở dữ liệu tập trung; Cơ sở dữ liệu phân tán; Cơ sở dữ liệu tập trung có bản sao 16
- Câu lệnh Chức năng Thao tác dữ liệu Truy xuất dữ liệu SELECT Bổ sung dữ liệu INSERT Cập nhật dữ liệu UPDATE Xoá dữ liệu DELETE Xoá toàn bộ dữ liệu trong bảng TRUNCATE Tạo bảng Định nghĩa dữ liệu Xoa bảng CREATE TABLE Sửa đổi bảng DROP TABLE Tạo khung nhìn ALTER TABLE Sửa đổi khung nhìn CREATE VIEW Xoá khung nhìn ALTER VIEW Tạo chỉ mục DROP VIEW Xoá chỉ mục CREATE INDEX Tạo lược đồ cơ sở dữ liệu DROP INDEX Xoá lược đồ cơ sở dữ liệu CREATE SCHEMA Tạo thủ tục lưu trữ DROP SCHEMA Sửa đổi thủ tục lưư trữ CREATE PROCEDURE ALTER PROCEDURE DROP PROCEDURE Xoá thủ tục lưu trữ CREATE FUNCTION Tạo hàm (do người sử dụng định nghĩa) Các câu lệnh của SQL đều được bắt đầu bởi các từ lệnh, là một từ khoá cho biết chức năng của câu lệnh (chẳng hạn SELECT, DELETE, UPDATE). Sau từ lệnh là các mệnh đề của câu lệnh. Mỗi một mệnh đề trong câu lệnh cũng được bắt đầu bởi một từ khoá (chẳng hạn FROM, WHERE,...). Ví dụ : Câu lệnh: SELECT mahv, hoten, ngaysinh, gioitinh,lop 17
- FROM hocvien WHERE malop=’02ct1’ dùng để truy xuất dữ liệu trong bảng HOCVIEN được bắt đầu bởi từ lệnh SELECT, trong câu lệnh bao gồm hai mệnh đề: mệnh đề FROM chỉ định tên của bảng cần truy xuất dữ liệu và mệnh đề WHERE chỉ định điều kiện truy vấn dữ liệu. 18
- Hệ thống kiến thức Chương 1 1. Yêu cầu về lý thuyết 1. Trình bày được các khái niệm trong cơ sở dữ liệu; 2. Trình bày được hệ cơ cở dữ liệu; 3. Trình bày được các mô hình cơ sở dữ liệu; 2. Yêu cầu về bài tập: Xác định được các khóa 3. Hệ thống các công thức đã học: Tổng quan về SQL SQL là ngôn ngữ hỏi có cấu trúc phần nào đã liên tưởng đến một công cụ (ngôn ngữ) dùng để truy xuất dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu, cung cấp cho người dùng bao gồm: • Định nghĩa dữ liệu: SQL cung cấp khả năng định nghĩa các cơ sở dữ liệu, các cấu trúc lưu trữ và tổ chức dữ liệu cũng như mối quan hệ giữa các thành phần dữ liệu. • Truy xuất và thao tác dữ liệu: Với SQL, người dùng có thể dễ dàng thực hiện các thao tác truy xuất, bổ sung, cập nhật và loại bỏ dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu. • Điều khiển truy cập: SQL có thể được sử dụng để cấp phát và kiểm soát các thao tác của người sử dụng trên dữ liệu, đảm bảo sự an toàn cho cơ sở dữ liệu • Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu: SQL định nghĩa các ràng buộc toàn vẹn trong cơ sở dữ liệu nhờ đó đảm bảo tính hợp lệ và chính xác của dữ liệu trước các thao tác cập nhật cũng như các lỗi của hệ thống. Vai trò của SQL Trong hầu hết các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ, SQL có những vai trò như sau: • SQL là ngôn ngữ hỏi có tính tương tác: Người sử dụng có thể dễ dàng thông qua các trình tiện ích để gởi các yêu cầu dưới dạng các câu lệnh SQL đến cơ sở dữ liệu và nhận kết quả trả về từ cơ sở dữ liệu 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Cơ sở dữ liệu - Ngô Trần Thanh Thảo
176 p | 1608 | 686
-
Giáo trình Cơ sở dữ liệu quan hệ - Phạm Đức Nhiệm
101 p | 504 | 153
-
Giáo trình Cơ sở dữ liệu: Phần 1 - Đại học Kinh tế TP. HCM
134 p | 171 | 36
-
Giáo trình Cơ sở dữ liệu: Phần 1 - Cao Thị Nhạn, Nguyễn Thị Thanh Bình
54 p | 233 | 28
-
Giáo trình Cơ sở dữ liệu: Phần 1 - Sở Bưu chính Viễn Thông TP Hà Nội
48 p | 210 | 25
-
Giáo trình Cơ sở dữ liệu: Phần 2 - Sở Bưu chính Viễn Thông TP Hà Nội
81 p | 126 | 21
-
Giáo trình Cơ sở dữ liệu: Phần 1 - ĐH công nghiệp Tp.HCM
41 p | 179 | 19
-
Giáo trình Cơ sở dữ liệu - Trần Thị Thúy Mai (Biên soạn)
67 p | 29 | 14
-
Giáo trình Cơ sở dữ liệu (Tập 1): Phần 2 - TS. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (Chủ biên)
58 p | 28 | 11
-
Giáo trình Cơ sở dữ liệu (Tập 1): Phần 1 - TS. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (Chủ biên)
126 p | 34 | 11
-
Giáo trình Cơ sở dữ liệu (Nghề: Quản trị mạng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
48 p | 11 | 10
-
Giáo trình Cơ sở dữ liệu (Nghề Tin học ứng dụng - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
76 p | 34 | 8
-
Giáo trình Cơ sở dữ liệu (Nghề: Lập trình máy tính-CĐ) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
88 p | 61 | 8
-
Giáo trình Cơ sở dữ liệu nâng cao (Ngành: Hệ thống thông tin) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
77 p | 42 | 8
-
Giáo trình Cơ sở dữ liệu (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
40 p | 28 | 6
-
Giáo trình Cơ sở dữ liệu (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
83 p | 28 | 6
-
Giáo trình Cơ sở dữ liệu phân bổ - CĐ Nghề Công Nghiệp Hà Nội
93 p | 47 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn