intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Con người và môi trường - Lê Văn Khoa

Chia sẻ: Dang Trang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:311

1.021
lượt xem
231
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Con người và môi trường do Lê Văn Khoa biên soạn cập nhật những thông tin, số liệu mới nhất trong và ngoài nước liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu. Tài liệu phục vụ cho các bạn chuyên ngành Môi trường, mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Con người và môi trường - Lê Văn Khoa

  1. B Ộ G IÁ O DỤC V À Đ À O T Ạ Ọ LỀ VĂ N KH ÒẬ (C h ủ b iện ) * ĐOÀN VĂN CẶNH - NGUYỄN QUANG HÙNG - LÂM MINH TRIET GIÁO TRÌNH CON NGƯỜI VÀ MỐI TRƯỞNG NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
  2. Công tỵ cổ phần Sách Đại học - Dạy nghé, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giữ quyén cỏng bố tác phẩm 196-2011/CXB/1-140/GD Mã sô': 7K881Y1 - DAI
  3. LỜI NÓI ĐẦU Con người là một bộ phận cảu thành của tự nhiên, của sinh quyển, có quyền lợi từ việc hít thở khí trời, uống nước, khai thác tài nguyên thiẽh nhiên, do đó, gìừa con người và tự nhiên có mối quan hệ qua lại, găn bó với nhau. Môi hành động xấu, tốt của con người đến tự nhiên, đến sinh quyển đều có nhừng phản hồi tương ứng. Có thề nói, sự gia tăng dân số ỉà một trong những nguyên nhân chính gảy biến đổi về số lượng uà chất lượng của hệ thông tự nhiên, dẫn đến ô nhiễm và suy thoái môi trường, mà ở nơi này hay nơi khác trên Trái Đất, con người đã phải trà giả rất đắt không chỉ bằng sinh mạng, tiền của mà con người còn thiếu đi những yếu tô'cần thiết cho cuộc sống như nước sạch đ ể uống, bầu không khí trong lành cho-hô hấp. Đ ể thấy rõ trách nhiệm của loài người trong gìn giữ, khôi phục và bảo tôn Trái Đât không chi cho hiện tại mà cho cả các thế hệ mai sau, vào những năm 1970, Chương trinh Con người uặ Sinh quyển (MAB) của UNESCO đã được thành lập, lúc đầu Chương trình chỉ mang tính chất thuần túy khoa học, sau một thời gian phát triển, đến nay đã trở thành một mạng lưới bảo tồn trên phạm vi toàn th ế giới và đang trở thành những mô hình cho phát triêh bền vững trong các k ế hoạch hành động của mỗi Quôc gia. Đây là Chương trình đầu tiên trên thế giói tập trung vào mối quan hệ giữa con người và sinh quyển. Việt Nam ưà nhiều Quốc gia khác đã thành lập uỷ ban Quốc gia uề Chương trinh con người và sinh quyển, gọi tắt là Ưỷ ban MAB Quôc gia. Thực chất đây là một Chương trinh khoa học mang tính ứng dụng cao, đòi hỏi phải có những kết quả cụ th ể từ nghiên cứu áp dụng vào trong các chính sách quản ỉỷ, các quỵ hoạch và thực nghiệm tại chỗ. Ờ Việt Nam, trong tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước luôn luôn nảy sinh các vân đề về tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên, nếu có nhừng biện pháp quản lý tốt sẽ phòng ngừa và ngăn chặn được đáng kê cấc quá trinh ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên, và tai biến môi trường. Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quan tâm và quyết sách đôi với các vẩn đề này. Tại Quyết định 1363ỊQĐ — TTg ngày 17/ 10Ị2001, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt Đề án: “ Đưa các nội d u n g bảo vệ m ôi trường vào hê thông giáo duc quốc d ã n ”. Đãy là một chiến lược có tính đột phá trên con đường tiên tới xả hội hoá các vấn đề môi trường và làm lành mạnh hoá mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, với sinh quyển. Cuốn sách “Con người và Môi trư ờ n g ’ do tập thể các tác giả của Trường Đại học Tổng hợp trước đây đã được NXB Giáo dục xuất bản đầu tiên, năm 1996, làm tài liệu giảng dạy và tham khảo cho các trường Cao đắng và Đại học. Nhưng đến nay các vấn đề về môi trường và môi quan hệ giữa Con người và Môi trường đả có nhiều biến đoi, những thông tin, sốỉiệu của sách không còn cập nhật, phù hợp. Do đó Bộ Giaó dục và Đào tạo đả giao nhiệm vụ cho tập thể các tác giả biên soạn lại nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu về giảng dạy và tham khảo cho nhiều khối trường Cao đắng và Đại học. Cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, tập thề các tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn đọc. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Công ty c ổ phần sách. Đại học —Dạy nghề, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 25 Hàn Thuyên, Hà N ộl X in chân thành cảm ơn. TẬP THỂ CÁC TÁC GIẢ 3
  4. LỜI GIỚI THIỆU Môi trựờng đã trở thành vấn đề chung của nhân loại, được toàn thế giới quan tâm. Nằm trong khung cảnh chung của thế giới, đặc biệt là điểu kiện biến đổi khí hậu toàn cẩu như hiện nay, mỏi trựờng Việt Nam đang xuống cấp, cục bộ có nhưng nơi ô nhiễm nặng gãy nên nguy cơ mất cân bằng sinh thải, sự cạn kiệt nguồn tài nguyên iàm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững của đất nước. Hơn nữa, trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với việc mở rộng và phát triển mới các khu đô thị và khu công nghiệp, ờ nông thôn, nền nông nghiệp thâm canh với việc sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và mở rộng mạng lưới tưới tiêu đã và đang làm nảy sinh những vấn đề ô nhiẻm môi trường và an toàn thực phẩm. Một trong những nguyên nhân chính là do nhận thức của con người và thái độ của con người đôi với môi trường và biến đổi khí hậu còn hạn chế, chưa nhận thức đẩy đủ rằng con người là một bộ phận cấu thành của tự nhiên, giữa con người và tự nhiên có mối quan hệ qua lại và gắn bó vói nhau. Một vấn để đặt ra là: cần thiết phải tăng cường giáo dục BVMT và ứng phó với biến đổi khí hặu. Từ nhiều nãm nay, Đảng và Nhà nước có nhiều quan tâm và quyết sách đối vớí vấn để này và ngày 15/11/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 41/NQ-TVV về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong 7 nhóm giải pháp thì nhóm giải pháp thứ nhất đề cập đến vấn để “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường”. Đây là nội dung rất quạn trọng, tăng cường và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến chinh sách, chủ trương, pháp luật, thõng tin về môi trường và PTBV cho mọi người, đặc biệt trong thanh niên, thiếu niên, nhất là đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trưởng vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân với khối lượng và hình thức phù hợp. Tại Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án: "Đt/S các /?Ộ dung bảo vệ m ôi truờng vào hệ thông giáo dục quốc dân". Đây là một /Ễ chiến lược có tính đột phá trên con đường tiến tới xã hội hóa các vấn đề môi trường và làm lành mạnh hóa môi quan hệ giữa con người với thiên nhiên, với sinh quyển. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 158/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 vể việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu và ngày 12/10/2010, Bộ Giáo dục đã phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và Dự án "Đưa các n ộ i d un g biến đô) k h í hậu vào các chương trinh đào tạo của ngành Giáo dục". Để tửng bước triển khai thực hiện các nói dung của những Nghị quyết và Chủ trương đã nêu trên, Bộ GD&ĐT đã chủ trì tổ chức biên soạn một số cuốn sách có liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu. Một trong cuốn sách này có tên gọi “Con người và M ô i trư ờ ng " do GS.TS. Lê Vần Khoa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc .gia Hả Nội làm chủ biên. Cuốn sách cập nhật những thông tin, số liệu mới nhất ở trong và ngoài nước liên quan đến Môi trường và Biến đổi khí hậu. Bộ GD&ĐT giới thiệu cuốn sách này làm tài liệu tham khảo cho các trường Đại học và Cao đẳng. Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2010 THỨ TRƯỞNG BỘ GIÁO D ự c VÀ ĐÀO TẠO TS. Ngưyển Vinh Hiển 4
  5. MỤC LỤC •Lời n ó i'đ ầ u ..................... .......: Ế . ......... ị i..... 3. Líời giới thiệu .................. - . V 1. . í;“ . .............4 Mục lụ c ;............................................... ;ặ::v;.*.V ẫ íy,\\.ẫặ ằ . ' .ỷ.'.. '^ ' .*.;..!... „ .. 5 .Ễ Danh mục các từ viết t ắ t ................................................................v ................... ...... 8 Chương ĩ :> v V CÁC KHÁI NiỆM CHUNG VỂ MỒI TRƯỜNG; CON NGƯỜI VÀ PHỪƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGỰỜI VÀ MÔỊ TRƯỜNG 1 . 1 . Khái niệm và phân loại môi trư ờ ng................................................................. ;............9 1 . 2 . Lịch sử p h át triển loài người và mốì quan hệ giữa cọn người và .môi trường......10 1.3. Môi quan hệ giữa con người và môi trường................................................................ 18 1.4. Các phương pháp nghiên cứu và điều khiển mối quan hệ giữa con ngưòi và môi trư ờ n g ................... ;...... ............................. ............ ..................... 22 Câu hỏi Ô 1 tập chương 1 ................................. V v . .....I Ĩ . ................................ 36 Chương 2 MÔI TRƯỜNG T ự NHIÊN VÀ CON NGƯỜI 2.1. Môi trường tự nh iên ............................................................ ...........................................37 2.2. Tài nguyên thiên nhiên ............................................. .................... ...... .................... ...40 2.3. Các thành phần chính của môi trường Trái Đ ất......... ................................... ..........42 2.4. Biến đổi khí h ậ u ..............................................................................................................60 2.5. Các kịch bẩn biến đổi khí hậu ở Việt Nam .................................................................74 2.6. Tác động và các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với Việt N am .......77 2.7. Chiến lược giảm nhẹ biên đối khí hậu ở Việt N am .................................................. 81 Câu hỏi ôn tập chương 2 ........................................................................................................ 85 Chương 3 MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC TÀI NGUYÊN SINH HỌC 3.1. Những vấn đề chung về sinh thái h ọ c ........................................................................ 86 3.2. Chu trình sinh địa hoá (tuần hoàn vật chất).............................................................89 3.3. Các kiểu chính của H S T ................................................................................................ 92 3.4. Tài nguyên rừ n g ............................................................................................................. 95 3.5. Đa dạng sinh học và môi trư ờ ng................................................. .............................. 104 Câu hỏi ôn tập chương 3 .................... .................................................................................112 Chương 4 . Ỳ' TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ ĐẤT 4A. Tài nguyên nư ớ c........................................................................................................... 113 4.2. Đất và chức năng của đ ấ t ......................................................................., .................. 122 Câu hỏi ôn tập chương 4 ......................................................................................................135
  6. Chương 5 TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG VÀ KHOÁNG SẢN 5 J . Tổng q u a n .................................................................................................... ...................136 5.2. Tài nguyên năng lượng................................................................................................. 136 5.3. Tàí nguyên khoáng sản..'................................................. ........................... 152 Õ.4. Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nắng lượng ở Việt N am ..........................153 Câu hỏi ôn tập chươhg 5 .......... ..................................... ..... !.......... ...................................171 Chương 6 CÁC THẢM HOẠ THIÊN NHIÊN 6 -1 . Giới thiệu ch u n g ............................................................................................................ 172 6 .2 . Khái quát các thảm hoạ và các nguồn gây ô nhiễm thiên n h iê n ........................ 172 6.3. Giới thiệu một sô" thảm hoạ thiên nhiên và các tác động...................................... 173 Câu hỏi ôn tập chương 6 ................................................................................................... 198 Chương 7 VẤN ĐỂ LƯƠNG THỰC VÀ HOẠT ĐỘNG NHẰM THOẢ MÃN NHU CẦU CỦA CON NGƯỜI 7.1. Nhu cầu dinh dưỡng oủa con người............................................................................ 199 7.2. Những lương thực và thực phẩm chủ yếu.................................................................206 7.3. Sản xuất ]ương thực trên Thế giối và ở Việt N a m ..................................................209 7ế4. Nghèo đói và thước đo của nghèo đ ói.........................................................................216 7 .5 . Sự bùng nổ dân sô" và nghèo đói................................................................................... 219 7 .6 . Kiểm soát dân sô'và sự thịnh vượng..........................................................................220 7 . 7 . Các nên nông nghiệp và những cố gắng giải quyết lương thự c............................225 7 .8 . Nhu cầu về vãn hoá, th ể thao và du lịc h ...................................................................235 Câu hỏi ôn tập chương 7 ...................................................................................................... 245 Chương 8 CHẤT THẢ! VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 8.1. Khái niệm vế chất thải và ô nhiễm môi trư ờ n g ...................................................... 246 8.2. Ổ nhiễm các thành phần môi trường và các giải pháp xử lý ................................ 247 8.3. Tác động của hoá chát bảo vệ thực vật đến môi trường.........................................263 Câu hỏi ôn tập chương 8 ...................................................................................................... 274 Chương 9 CÔNG NGHIỆP HOÁ, ĐÔ THỊ HOÁ VÀ MÔÍ TRƯỜNG 9 . 1 . Mối quan hệ giữa đô thị hoá và môi trường..'...........................................................275 9.2. Những vấn đề môi trường chính trong đô thị h o á ..................................................281 9 .3 . MỐI quan hệ giữa công nghiệp hoá và môi trư ờ ng..................................................286 9.4. Hiện trạng p h át triển các khu công nghiệp ở Việt N am ....................................... 288 9 . 5 . Những vấn đề nảy sinh trong quá trình công nghiệp h o á ....................................290 9.6. Tác động của công nghiệp đến một sô' Ihành phần chính của môi trư ờ n g ........292 9.7. Thực trạng C]Uẳn lý chất thải rắn công n g h iệp ....................................................... 298 6
  7. 9 .8 . Tái chế chất th ải công ngh iệp .......... .í........................................................................299 9.9. Phát triển đô thị sinh th ái bển v ữ n g ......:ể...................... .........................................299 * 9 . 10 . Các giải pháp phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu và xử lý ô nhiễm môi trường đô thị và công nghiệp..................................................302 .9 .11 . Hệ thống tiêu chuẩn quản lý-môi .trường............................................................... 304 • 9 . 12 . Sản xuất sạch hơn........................................................... .........................................306 Câu hỏi ộn tặp chương 9 ..... ............. ............. -...ệ ........ ........................................ 308 Tài liệu tham k h ả o .................. ............................. ,ẵể. .............................................. . 309 7
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MT: Môi trường HST: . Hệ sinh thái ĐMC: Đánh giá môi trường chiến lược ĐTM: : Đánh giá tác động môi trường BTTN: Bảo tồn thiên nhiên BVMT: Bảo vệ môi trường BĐKH: Biến đổi khí hậu CNH: Công nghiệp hoá CNSH: Công nghệ sinh học CBD: Công ước đa dạng sinh học CTR: Chất thải rắn ĐTH: Đô thị ho á ĐDSH: Đa dạng sinh học ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long HĐH: Hiện đại hoá HMH: Hoang mạc hoá IPCC: ử y ban Liên Chính phủ về biến đôi khí hậu ITTO: Tổ chức gỗ nhiệt đới KCN: Khu công nghiệp KNK: Khí nhà kính PTBV: P hát triển bền vững HCBVTV: Hoá chất bảo vệ thực vật HMH: Hoang mạc hoá LVS: Lưu vực sông MAB: Chương trình con người và sinh quyển NLTT: Năng lượng tái tạo NLS: Nãng lượng sạch NLG: Năng lượng gió NLSK: Năng lượng sinh khối PES: Chi trả dịch vụ môi trường ỎNMT: 0 nhiễm môi trường QLTH: Quản lý tổng hợp QLRBV: Quản lý rừng bền vững RĐD: Rừng đặc dụng RPH; Rừng phòng hộ RSX: Rừng sản xuâ't SMH: Sa mạc hoá STH: Sinh thái học TNTN: Tài nguyên thiên nhiên TCN: Trước công nguyên TCCP: Tiêu chuẩn cho phép VQG: Vưòn quốc gia WRT: Viện tài nguyên th ế giởi WMO: Tổ chức khí tượng th ế giới
  9. Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỂ MÔI TRƯỜNG, CON NGƯỜI VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH M ố i QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VẦỈMỎI TRƯỜNG 1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI MÔI TRƯỜNG 1.1.1. Định nghĩa Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường 2005 sử dụng các định nghĩa: - Môi trường bao gồm các yếu tổ’ tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đòi sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. - Hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT) là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế và cải thiện môi trường (MT); khai thác, sử dụng hợp ]ý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (TNTN);' bảo vệ đa dạng sinh học. —Thành phần môi trường lả các yếu tô vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thánh, ánh sáng, sinh vạt, hệ sinh thái (HST) và các hình thái vật chất khác. Như vậy, đối với con ngưòi, môi trựờng chứa đựng nội đung rộng hơn. Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con ngưòi bao gồm toàn bộ các hệ thông tự nhiên và các hệ thông đo con người tạo ra, những cái hữu hình và vô hình (tập quán, niềm tin,...), trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, môi trường sông của con người theo định nghĩa rộng là tấ t cả các nhân tô tự nhiên và xã hội cẩn thiết cho sự sinh sông, sản xuâ't của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, .ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội,... Với nghĩa hẹp, thì môi trường sống của con ngưòi chỉ bao gồm các nhân tô" tự nhiên và nhân tô" xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người như sô" m 2 nhà ở, chất lượng bữa ăn hàng ngày, nước sạch, điều kiện vui chơi giải trí,... Ớ nhà trường thì môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy cô giáo, bạn bè, nội quy của nhà trưòng, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, các tổ chức xã hội như Đoàn, Đội,.,. Tóm lại, môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta, tạo điều kiện đê chúng ta sống, hoạt động và phát triển. 1.1.2. Phân loại môi trường Môi trường sống của con ngưòi thường được phân thành: .^ -í —Môi trường tự nhiên: Bao gồm các nhân tô" thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muôn của con người nhưng cũng ít nhiểu chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng Mặt Trời, núi, sông, biển cả,'không khí, động và thực vật, đất và nước,... Môi trương tự nhiên cho ta không khí đê thỏ. đất đế xảy nhà cửa, trồng trọt, 9
  10. chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguỹên khoáng sản phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. - Môi trường xã hội:. Là tổng thể các mốì quan hệ giữa con người với con người. Đó là luật lệ, thể chế, cam kết, quy định ở các cấp khác nhau. Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một k-hiiôn-khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi chồ sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. - Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tấ t cả các nhân tổ’do con người tạo nên hoặc biến đổi theo, làm th àn h những tiện nghi trong cuộc sống như ô tô, máy bay, nhà ở, công số, các khu đô thị, công viên,... Trong nhiều tài ỉiệu, các dạng môi trưòng được phân chia chi tiết hơn: môi trường sổng; môi trường sản xuất; môi trường lao động; môi trường kinh tế; môi trường chính trị; môi trường pháp luật,..,. Các dạng tài nguyên và môi trường phản ánh các môi quan hệ của con người với môi trường sông trên các mặt: - Các mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên; - Các môi quan hệ giữa con người với con người; - Các mối quan hệ giữa con người với kinh tế; - Các mối quan hệ giữa con ngưòi với các thiết chế xã hội. Môi trường có thể tác động và ảnh hưởng lên con người như một tổng thể các yếu tổ’ trong đó các thành tố hoà quyện vào nhau tạo nên những hợp lực, những tác động , tổng hợp. Điều này cần được chú ý đầy đủ trong khi phân tích các mối quan hệ giữa môi trường' với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Môi trường củng có thể tác động và ảnh hưỗng lên con người qua các tác động của từng thành phần MT. Tác động của từng thành phần môi trường lên đòi sông và hoạt động sản xuất của con người thưòng dễ dàng phân biệt. Tuy nhiên trong thực tế, không thể có tác động rỉêng rẽ của từng thành phần trong sự biệt lập với các yếu tố khác. Tuỳ theo từng trựòng hợp và điều kiện cụ thể mà một yếu tô nào đó nổi lên tạo nên tác động chủ yếu và ngưòi ta cho đó là do tác động của các th àn h phần đó. Trong phân tích và đánh giá vai trò của các dạng tài nguyên làm xuất phát điểm cho quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, cần đứng trên quan điểm tổng hợp, toàn diện và luôn biến đổi. c ầ n có cách nhìn toàn diện trong phân tích và đánh giá vai trò của các dạng tài nguyên và MT. Một dạng tài nguyên có thể được sử dụng trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội khác nhau. Ví dụ, các dãy núi đá vôi có thể sử dụng cho 4 mục đích khác nhau: làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất xi mãng; làm vật liệu xây dựng; làm cảnh quan du lịch; làm yếu tố cân bằng sinh thái. 1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIEN l o à i n g ư ờ i v à Mốl q u a n h ệ g iữ a c o n NGƯỜÍ v à MỐI TRƯỜNG 1.2.1. Lịdi sử phát triển ỉoàỉ người Đặc điểm nổi bật nhất trong lịch sử phát triển sinh giới và phát triển tự nhiên nói chung là sự xuất hiện và tiến hoá của loài người. Cùng V I sự ra đời của loài người, xã Ớ
  11. hội loài người cũng được khai sinh và ngày càng-phát triển theo hướng tiến lên. Các thời kỹ vãn hoá cổ xưa với những di tích của xương người cổ hoá thạch và những công cụ lao động, sinh hoạt của họ luôn có mối qụan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho :nhau, chính là những bằng chứng rõ ràng(minh chứng, chọ sự tiếrụhọá đó. Hoạt động tinh thần ở người, phát triển đếminức. caọ/bảọvđảrn .nhận thức th ế giới khách quan và . tác :động hiệu quả /vào môi: tr.ưòng tự ;nhiện; bằng lậo đông sản íxuất. ' Đảc-biệt phải kể Kđến vai trò của ngôn ngữ,, một phựơng,tiện giao tiếp lý(tưởng mậ thiếu nó không thể có tổ chức và hoạt động xã hội loài người ngày. náy. ^Trong quá trình tiến họá, động vật dù có bầy đàn, có xã hội như ong,, kiến, kể cả linh trưởng ..thì chủ ỵếu vẫn là tập hợp những hành vi bản năng có tính di truyền và chỉ giúp chúng thích nghi tốt hơn. Xã hội loài ngưòi khác hẳn, do con ngưòi tạo ra. Các mối quan hệ xã hội, không bẩm sinh mà dựa trên quan hệ văn hoá, luật lệ, phong -tục1tệp quán, nhò dạy bảo giáo dục mà có. Theo bản chất của nó thì môi trường xã hội' cua/người không có ỏ động vật. Bằng tạo phẩm văn hoá, con người và xã hội loài ngươi’ chẳng những không lệ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên mà còn tác động vào tự nhiên, chủ động và có mục đích. Tuy nhiên không phải không có ràng buộc, nhưng đây là loại ràng buộc mới, bản chất tâm lý và văn hoá - xã hội như luật pháp, giáo lý, đạo đức,,., dó xã hội đặt ra nhằm hướng dân hành vi của con người. Đó là áp lực chọn lọc xă hội, khồng tác động vào những thuộc tính hữu cơ như chọn lọc tự nhiên mà vào tâm ]ý và văn hoá để tiến lên. Việc chế tạo, oải tiến công cụ và phát triển công nghệ là đặc thù của con ngưòi. ở người, một công cụ mới, một kỹ th u ật mới có giá trị rấ t to lớn, tươrìg đương với bước tiến hoá hữu cơ hàng triệu năm, chục triệu năm và hơn thế. Theo ý nghĩa này' có tác giả đã viết "Con người biến đổi từ Loài sinh vật này sang một loài sinh vật khác mỗi lần anh ta thay đổi công cụ và . phương tiện lao động". Thật vậy, việc chế tạo máý hơi nước ỏ th ế kỷ XVII bởi nhà vật ]ý học Pháp Denis Papin thay cho sức cơ, về sau hoàn thiện vượt bậc vào thế kỷ XVIII bởi kỹ sư cơ giới người Ạnh James W att đủ thấy không một bưốc tiến hoá hữu cơ nào sánh nổi, đó là chưa kể nền văn minh công nghiệp hiện đại với những thành tựu siêu đẳng về điện tử, công nghệ thông tin, hàng không vũ trụ,... 1.2.2. Sự gia tăng dân -số trên thế giới Sự phát triển dân sô" th ế giới thực tế phụ thuộc nhiều vào trình độ pbát triển kinh tế —xã hội của loài ngưòi. Có thể chia quá trình phát triển dân sô" theo các giai đoạn lịch sử như sau: a) Giai đo an sơ khai Tổ tiên loài người vài triệu nãm trước đây (Australopithecus và họ hàng) có khoảng 25.000 người sống tập trung ở châu Phi. Thời kỳ này, văn hoá được truyền khẩu và biểu diễn trực tiếp từ người già sang ngưòi trẻ trong bộ lạc. Nội dung gồm: cách thức săn bắn, hái lượm, chế biến thức ãn, quy ước xã hội, xác định kẻ^-ừhù,... Do đã hình thành một nền vàn hoá nên xã hội loài người đã phân biệt so với loài vật. Sự tiến hoá của loài người gắn liền với sự phát triển của não bộ (khoảng 500cm3 Não bộ ). phát triển vừa là kết quả, vừa là động lực cho phát triển văn hoá, xã hội. Sự tiến hoá não bộ như vậy diễn ra liên tục cho đến thời điểm cách đây khoảng 2 00.000 năm, khi 11
  12. trên Trái Đất xuất hiện cá thế mới khác hẳn về thể chất, đó là người khôn ngoan Homo sapiens có não bộ khoảng 1.350cm3. b) Giai đoan cách m a n g nông nghiệp Các nghiên cứu khảo cổ cho thấy,'canh tác nông nghiệp đã xuất hiện vào khoảng 7-000 — ,5.500 TCN ỏ vùng Trúng Đông, ở đây ngưòi dân đã trồng trọ t nhiều loại cây và chăn nuồi gia súc thay cho phương thức chỉ hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Đây thực sự là bước ngoặt quyết định của lịch sử nhân loại. Khi tự túc được thức ăn, loài người trở nên mạnh khoẻ hơn, dẫn tới tỷ lệ sinh tăng và cũng là cơ hội để định cư lâu dài tại một địa điểm, s ả n xuất nông nghiệp p hát triển, nhà nông không chỉ có khả năng nuôi sống gia đình mình mà nhiều người khác, dẫn đến việc hình th àn h những ngành nghề khác và cơ cấu tổ chức xã hội mới theo hướng phân công lao động xuất hiện. Ớ thòi kỳ này, bắt đầu xuất hiện sự phân hoá về m ặt chính trị và xã hội và quá trình đô thị hoá cũng bắt đầu manh nha. ; c) G iai doan sau cách m a n g nông nghiêp Sau cách mạng nông nghiệp, sự gia tăng dân sổ’không tiếp diễn liên tục, lúc tăng, lúc giảm, tuy về cơ bản có xu th ế tăng. Nền văn minh nhân loại lúc tiến triển, khi tụt hậu, suy thoái. Các thời điểm khí hậu lúc tốt. lúc xấu, thiên tai, bệnh dịch, đói kém, chiến tranh,... đểu ỉà những yếu tô" tác động trực tiếp hay gián tiếp đến gia tăng dân số’ Trong giai đoạn này, nhìn chung dân scí thế giới tăng, nhưng khác nhau giữa cáo . vùng. Ví dụ: bệnh dịch hạch đã làm giảm dân sô" châu Âu đến 25% trong những năm 1348 - 1350; có nước mâ't đến 50% dân sô" vì nạn dịch. Bên cạnh dịch bệnh là nạn đói do mất mùa bởi nhiều thiên tai như hạn hán, lũ lụt. Nạn đói hoành hành ở Trung Quốc, Ân Độ và Nga. Chiến tranh giữa các nưỏc và nội chiến, kèm theo dịch bệnh đã trơ thành thảm hoạ của nhân loại. Chiến tranh đã huỷ diệt dân sô" nhiểu vùng, đặc biệt đôi với những dân tộc yếu th ế hơn. d) G iai đ oa n tiền cách m a n g công nghiệp (1650 - 1850) Từ giữa th ế kỷ thứ XVII, th ế giói bước sang một giai đoạn tương đối ổn định sau chế độ kinh tế phong kiến. Cùng với cuộc cách mạng nông nghiệp ỏ châu Au, cuộc cách mạng thương mại thế giói đã trỏ thành động lực phát triển kinh tế - xã hội thế giới vào th ế kỷ thứ XVIĨI. Giá cả và nhu cầu cung cấp nông sản cho các thành phô" tăng đã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp. Sự tan rã của chế độ phong kiến đã phá bỏ dần chế độ chiếm hữu thái áp. Đ ất nông nghiệp và hoạt động canh tác nông nghiệp trở thành những đối tượng được xã hội quan tâm. Sự chiếm hữu đất đai của các ông chủ đất mới dồn ép người nông dân ra khỏi đất đai lâu đời của họ. Quá trình này diễn ra rấ t sôi nổi ở Anh với hàng loạt các bộ luật được Quốc hội thông qua liên quan đến vấn để sỏ hữu đất đai. Những người nông dân làm thuê bị m ất việc làm, dẫn tới các tiên bộ canh tác nông nghiệp và cạnh tranh, sả n phẩm nông nghiệp đã trỏ thành hàng hoá cho ngành thương mại. Hàng loạt cây trồng và vật nuôi mới xuất hiện. Trồng trọt và chăn nuôi đểu phát triển, đói kém bị đẩy lùi, dịch bệnh ít có nguy cơ bùng phát. Kêt quả là dân sô" thế giới, đặc biệt là dân số châu Âu gia tăng mạnh mẽ. Dân sô" châu Au và Nga từ 103 triệu đã tăng lên 144 triệu trong giai đoạn này. 12
  13. Sự khám phá ra châu Mỹ mở đường cho việc tăng diện tích đất canh tác nông nghiệp. Năm 1500, bình quân đất canh tác ở châu Âu là 10 người/km2, sau khi mỏ mang sản xuất ở châu Mỹ thì tỷ lệ trên là 2 người/km2. Sự mở mang về diện tích đất canh tác đã làm cho nhiểu quốc già yà dân tộc trở nên giàu có, đồng thời dân sei gia tăng. Nhò việc khai phá Tây bán cầu, còn người biết' thêm 2 giống cầy lương thực mới có sản lượng : *c'ao là ngổ và khoai tây. Nhò vậy; dân sôrcbâu All đã tầng khá rõ. Trong khi đó, do gặp nhiêu khó khăn trong khoảng thời giạn từ nặm. 1650—1750, dân sô" cììậù Á chi tărig 50 L - 75%. Ở Trung Quốc, sau khi nhà Minh sụp đố (năm 1644), có một thòi kỳ hoà bình, làm ặn thịnh vượng, tỷ lệ tử vong giảm và kết quả là dân sô" cũng tăng. . Tóm lại, nhờ sản xuất lương thực phát triển, y tế cải thiện, đói kém và bệnh tật giảm, dân sô"châu Au đã tăng khoảng 2 lần trong thòi kỳ này. Mặc dù vậy, thời kỳ này xuất hiện hai hiện tượng ngăn cản sự gia tăng dân số, đó là: tỷ lệ người sống độc thân cao và trẻ em chết non và chết yểu cao xảy ra phổ biến ở Anh, Pháp, Đức. Thòi gian : này. dân sô" Hoa Kỹ đã tăng từ 4 triệu năm 1770 lên 23 triệu năm 1850 do di dân từ châu Âu sang. Dân số châu Á tăng chậm hơn, chỉ khoảng 50% so với tổng sô" dân vì các tiến bộ văn hoá, khóa học, y tế ở đây diễn ra chậm chạp hơn, với cori số’ ước lượng khôrig chính thức vào thời gian này là 100 triệu. e) Giai đoan cách m an g công nghiệp (1850 “ 1930) Tỷ lệ tử vong ò cháu Au và Bắc Mỹ giảm trong giai đoạn 1850 —1900 chủ yếu nhò uải thiện điều kiện sinh hoạt trong cuộc cách mạng công nghiệp. Các tiến bộ nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, vệ sinh-dịch tễ,, y tế đã làm cho ,tỷ lệ tử vong ỏ châu Ảu giảm từ 22 - 24/1.000 xuống 18 —20/1.000 dân vào năm 1900. Đến gần cuối th ế kỷ XIX xưất hiện một khuynh hướng khác kéo theo tỷ lệ sinh giảm ở các nước phương Tây. gọi là sự chuyển tiếp dân sô" (transition) —giảm tỷ lệ sinh cùng với giảm tỷ lệ tử vong'do công nghiệp hoá. Như vậy, nhờ có công nghiệp hoá và điều kiện sống tăng lên, yêu cầu phải có đông con để lao động m ất dần ý nghĩa; thêm vào đó, khuynh hướng thích sổng độc thân tăng. Quá trình chuyển tiếp dân sô" không chỉ ỏ thành thị mà diễn ra ỏ cả nông thôn. Ngoài ra còn có xu hướng di cư từ nông thôn ra các đô thị để tìm kiếm việc làm. Quá trình chuyên tiếp dân sô' diễn ra ỏ các nước phương Tây sang cả th ế kỷ XX. Mặc dù S lượng sinh giảm và một lượng lớn dân di cư sang cháu Mỹ, tại nhiều nước (> châu Au, dân sô" vẫn gia tâng đáng kể, thậm chí ỏ một sô" nước sự gia tăng dân sô" mang tính đột biến. Tỷ lệ tàng bình quân dản số th ế giới trong thòi gian này khoảng 0,8%/năm (từ 1850 — 1950). Dân sô thê giới tãng từ 1 tỷ lên 2,5 tỷ người. Trong thời gian này, dân sô châu A tăng dưới 2 lần, châu Âu và châu Phi tăng 2 lần, Bắc Mỹ tăng 6 lần, Nam Mỹ tăng 5 lần. f) G iai đoa n hỉệrt đa i (từ 1930 đến nay) Sang th ế kỷ XX, khuynh hướng gia tăng dân sô" trên có sự thay đổi. Đến những nàm 30 th ế kỷ trưóc, ở một sô" nước châu Âu, tỷ lệ sinh giảm nhanh hơn tỷ lệ tử vong làm cho tỷ lệ tăng dân số chậm lại. Sau chiến tranh th ế giói lần thứ hai, điểu kiện sinh sôVig được cải thiện nhiểu, tỷ lệ sinh cũng tăng nhanh hơn tỷ lệ tử vong và kéo 13
  14. dài đên tận những năm 60. Sau đó lại diễn ra quá trình giảm tỷ lệ sinh làm cho một số nước ở châu Au có mức tăng dân sô" bằng 0 . Trong khi các nước công nghiệp phát triển có tỷ ]ệ tăng dân sô' giảm (do tỷ lệ sinh giảm) thì tại các nước đang phát triển lại tăng cao do điểu kiện sông và phòng dịch được cải thiện. Ở châu Âu, sau những năm 40 - 50 thê kỷ trước’ dấn sô" tặng nhanh do đẩy. lùi được dịch bệnh, tỷ lệ tử vong mới giảm. Nhưng mức giảm của tỷ lệ tử vong này thấp hơn 'nhiềú so với thời kỳ cách mạng nông nghiệp và cách'm ạng thương mại. ở các nước đang phát triển, tỷ lệ sinh tiếp tục cao. Từ những năm 40, dân sổ* th ế giới bước vào giai đoạn mới: chuyển từ tỷ lệ tử và sinh cao sang tỷ lệ tử thấp và tỷ lệ sinh cao, và đây chính là "giai đoạn bùng n ổ dãn só’\ 1.2.3. Tác động của con người đến Trái Đất a) Giới thiệu chung Thiên nhiên là toàn bộ th ế giới vật chất tồn tại khách Hái lượm quan bao quanh con người có ảnh hưỏng đến. đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người. Theo nghĩa này thì con người và xã hội loấi người là những bộ phận, hơn Săn bắt, đánh cá nữa là nhũng bộ phận không thể tách rời với th ế giới tự nhiên. Như vậy, con người có liên quan m ật thiết với thiên nhiên và môi trường, chúng có mối quan hệ nhân quả, Chăn thả - ----------------------- ■ không thể tách rời nhau, đặc biệt là những tác động cửa các quần thể người đổi với "sức chứ a' có hạn của môi trường như thiếu đất canh tác, thiếu nguồn nước ngọt, thiếu ăn, ô nhiễm ở các phạm vi khu vực và toàn cầu. Với trí tuệ và đẳng cấp của mình, loài người mang ý tưỗng “ chinh phục” thiên nhiên và bắt các loài khác phục vụ mình. Trong lịch sử phát triển con người đã trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên thông qua hái lượm, săn bắt và đánh cá, đên khi biết làm ruộng và chăn nuôi, cách đây khoảng 14 —15 ngàn năm vào thời kỳ đồ đá giữa, cho đến khi phát minh ra máy hơi nước ở th ế kỷ XVIII, đánh dấu cuộc cách mạng Hinh 1.1. Lịch sử phát triển khoa học kỹ th u ật và cũng là bước ngoặt của mối quan hệ của xã hộỉ loài người (hình 1 . 1). Quan hệ giữa con người và thiên nhiên là quan hệ qua lại, tác động tương hô. ơ những thòi kỳ đầu, con người tác động vào thiên nhiên chủ yêu là lao động sông, với cơ bắp giản đơn, còn trí tuệ chỉ là kinh nghiệm, vật tư kỹ th u ật chưa có nhiểu, do đó sản phẩm làm ra chưa lốn và cũng chưa nảy sinh những vấn đề về môi trường sông. Cùng vối những tiến bộ vê khoa học và công nghệ, tác động của con người vào thê giới tự nhiên mạnh mẽ hơn, làm cho thiên nhiên chịu nhiều tổn th ấ t và có những phản ứng trơ lại làm vô hiệu hoá tác động của con người và gây nên nhiều hậu quả bắt con người phải gánh chịu. Mặt khác, do con người làm ô nhiễm môi trường sinh sổng và môi trưòng sản xuất, nên ngoài thiếu ăn, thiếu mặc, con người còn thiếu cả môi trường 14
  15. ’trong lành, và nhiều khi.phải trả giá bằng nhiềũ sinh mạng. .Xét.vể-bản chất thì mọi .hoạt động của con người đê duy trì cuộc sống đểu.nhằm vào việc khai thác các hệ thông sinh th ái của tự nhiên thông qua lao động cơ;bắp, vật tư cộng CỊrvặ trí tuệ. Với sự hỗ trỢ: của các hệ. thống sinh .thái, : con người. đã lấy .Ịtừ. từ nhiên những nguộn tậi nguyên thiên ;nhiện cần: thiết phục ,vụ ;chp vịệc sản xụạtrra.cụạ. cải vật chất Tihằm đáp ứng nhũ cầu .eụa mình-. Rộ ràng', thiêp .nhiên ;là nguồn .cung: cấp mọi nguồn -tài,nguyên cần thiết. Nó cung cấp ngụồn yật ĩiộu, năng lượng, thông tin (kể cả.thong -tin di truyền) cần thiết chọ.hoạt động sinh sông,, sản xuất yà quản lý của cọn người. Con ngưòi là một sinh vật, một bộ phận cấu thành của HST. Với số’lựỢng ngày càng lớn, lại có nhiều đặc tính nổi trội so với các sinh vật khác, đặc biệt được sự hỗ trợ của khoa học và công nghệ, vì vậy những tác động của con người lên các HST trong thời đại hiện nay là rấ t ỉớn và sâu rộng. Con người là một trong nhiều thành phần của sinh quyển nói chung và HST nói riêng. Do dân sô" tàng quá nhanh đã gây ra sự biến đổi MT, làm thay đổi chức nàng các HST, một số HST bị phá huỷ hoàn toàn về cấu trúc dinh dưỡng, dòng năng lượng và chu trình vật chất ở cả phạm vi địa phương và tòàn cầu> ví dụ sự gia tăng C 0 2 trong khí quyển,,mựa axit làm thay đổi chu trình vật chất trong tự nhiên. Có thể thấy tác động của con người lên HST theo cả 2 cách là thay đổi các nhân tô'sinh học và thay đôi các nhân tố-vô sinh.. b) Các tác dộn g chính của con người Có thể nêu ra những tác động chính sau: —Tác động thay đổi địa hình cảnh quan: Đất là lớp ngoài cùng của thạcK quyển. Thành phần cliính của đất gồm: khoáng chất (40%), nước (35%), không khí (20 %), mùn (5%) và các loại sinh vật. Mỗi loại đất phát sinh trên mỗi loại đá, trong điều kiện thòi tiết và khí hậu khác nhau sẽ có các tính chất và cấu trúc khác nhau. Các hoạt động của con người như: khai thác khoáng sản trong lòng đất, xây dựng các hồ chứa nước lỏn đôi khi gây ra động đất, kích thích tạo thành các khe nứt nhân tạo, gây ra sụt lún cục bộ. Hơn nữa, việc con người chặt phá rừng khiến cho thảm thực vật suy giảm nghiêm trọng. M ất lớp che phủ, đất sẽ bị xói mòn, rửa trôi. Những hoạt động của con người đang làm xuất hiện các địa hình nhân tạo, làm biến đổi hoàn toàn cảnh quan vôn có của tự nhiên. —Tác động tới sinh quyển và HST: Con người là một sinh vật của HST, có sô" lượng lớn và khả năng hoạt động mạnh mẽ nhờ tiến bộ khoa học và công nghệ. Tác động của con người đến sinh quyển rất lớn, da dạng. —Tác động vào cơ chế tự ổn định và tự cân bằng của HST: Cơ chế tự ổn định và tự cân bằng của HST là tiến tối một HST đĩnh cực với tỷ lệ P/R * 1 (P —R = B; P: sức sản xuất thông qua quang hợp; R: hô hấp; B: sinh khôi), Cơ chế này không có lợi cho con ngưòi, con người cần cái ăn nên phải cải tạo cáờ*HST để có P/R > 1 . Do đó các HST nhân tạo như đồng ruộng sản xuất lương thực, thực phẩm, đồng cỏ chăn .nuôi thâm canh, các thuỷ vực nuôi trồng thuỷ hải sản,... thường không ổn định, và để duy trì tính ổn định, con người phải bổ sung vào HST nhân tạo năng lượng dưới dạng sức lao động, phân bón, xăng dầu, giống mới:... 15
  16. - Tác động vào cân'bằng của các chu trình sinh địa hoá tự nhiên: Con người sử dụng nãng lượng hoá thạch, tạo ra lượng lớn C 0 9, CH4j... Nguồn khí thải này đã làm thay đổi cân bằng chu trình sinh địa hoá tự nhiên của Trái Đất, dẫn tới thay dổi chất lượng và quan hệ của cầc thành phần môi trường tự nhiên. Hiệu ứng nhà kính gia tãng và biến đổi khí hậú ' Trái Đất hiện náy là hậu quả trực tiếp của việc xả thải cảc loại khí nhà kính' bởi hoạt động của con người. Đồng thời, cẩc hoạt động của con người trên Trái Đất ngằn cản ■ chu'trình tuần hoàn nước. Ví dụ, việc đắp đập, xây nhà máy thúỷ điện, phấ rừng đầu nguồri,... có thể gầy ra úng ngập hoặc khô hạn nhiều khu vực, thay đổi điêu kiện sông bình thường của các động và thực vật thuỷ sinh. - Thay đổi và cải tạo HST tự nhiên: Con người tác động vào các HST tự nhiên bằng cách thay đổi hoặc cải tạo thành những HST mới theo ý muốn của mình như: + Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp, làm m ất đi nhiều loại động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất; thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu (BĐKH)ề + Cải tạo đầm Ịầy thành đất canh tác: làm m ất đi các vùng đ ất ngập nước có tầm quan trọng đối với môi trường sổng của nhiều sinh vật và con người. + Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị, đường giao thông, tạo nên sự m ất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ. + Gây ô nhiễm môi trưòng ở nhiếu dạng hoạt động kinh tế - xã hội khác nhau. - Tác động vào cân bằng sinh thái tự nhiên. Tác động của con người vào cân bằng sinh thái tự nhiên thể hiện ỏ chỗ: + Săn bắn quá mứớ, đánh bắt'q u á mức gây sự suy giảm, thậm chí làm biến mất một số’loài và gia tăng sự m ất cân bằng sinh thái. + Săn bắt các loài động vật quý hiếm như: hổ, tê giác, voi, gấu,... có thể dẫn đến sự tiệt chủng nhiều loài động vật quý hiếm. + Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ củi, làm mất nơi cư trú của các loài động, thực vật. + Sự đi nhập các loài động và thực vật ngoại lai có khả năng sinh sản nhanh và tranh chấp nơi ỏ của nhiều loài bản địa. + Đưa vào HST Lự nhiên các hợp chất được tổng hợp nhân tạo mà sinh vật không có khả năng phân huỷ như: các hợp chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, kim loại độc hại. nilon,... - Tác động tỏi khí quyên: Khí quyển không chỉ cung cấp không khí cho hoạt động sông của sính vật mà còn là tấm lá chắn đối vói các tác động có hại của tia sáng M ặt Tròi. Trong nhừng năm gần dây, nhiệt độ Trái Đất liên tục tăng do hiệu ứng nhà kính gây nên sự biến đổi sâu sắc của khí hậu. Nguyên nhân chủ yêu là do sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch, hoạt dộng công nghiệp, nông nghiệp làm nồng độ C 0 2 trong khí quyển tăng lên. Sự gia tãng CO? và các khí nhà kính khác trong khí quyển dẫn đên nhiệt độ Trái Đât tăng. Các sô" liệu quan trắc cho thấy, trong khoảng thơi gian từ 1885 đên 1940, nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 0,5°c. Dự báo, nếu không có các biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà 16
  17. kính thì nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng thêm 1,2 - 4,5°c vào năm 2050. Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự: C 0 2, CH^ 0 3 N 0 2. Theo > mức độ tác động đến việc gia tăng nhiệt độ Trái Đất thì trước hết là do sử dụng nhiên kI ' liệvi, tiếp thẹo là công nghiệp, là những hoạt động gâỵ. ra .tác, độpg lớn nhấ^ (khung 1). ' •!: * - K hùng 1. Thú g iữ òàcbon nhân tặồ \ ■ ; ’ T ì1 . -7T:---- --------------• • ' ' ■ -------- —1 -----------! ------------ - Ấchim steiner, Giám dốc.điều hành của Chượng trịnh Mỏi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết, r • hãng chục tỷ USD đang dược đau tư để thu giữ cacbón ỏ các' nhà máy điện thải CO? được chôn vùi dưới lòng đất hoặc dưới biển. Tuy nhiên, các hệ thống ưu tiên vần là sitìtì quyển, bao gốm rừng nhiệt dới, vùng đất than bùn vả vùng nông nghiệp, Việc giảm lỷ lệ phá rùng xuống 50% vào năm 2050 và sau đó duy ỉrì ở mức đó cho đến năm 2100 sẽ giảm trực tiếp 50 tỷ tấn cacbon trong thể kỷ này, tương đưttng với việc giảm 12% phát thải cần để duy tri nống độ C 0 2 trong khí quyển dưới 450ppm. - Tác động' tới thuỷ quyển: Thuỷ quyển là lớp vỏ lỏng không liên tục bao quành Trái Đất gồm: nước ngọt, nước mặn. nướo lợ, nước mặt ở cả 3 trạng thái rắn, lỏng và hơi. Thuỷ quyển gồm đại dương, biên, ao hồ, sông ngòi, nước ngầm và băng tuyết (chiếm 7% khối lượng thạch quyên). Ranh giới trên củạ thuỷ quyển là m ặt nước của đại dương, biển, ao hồ. Ranh giới dưới của thuỷ quyển khá phức tạp; từ đáy đại dương sâu hàng chục km đến vùng đất ngập nước sâu vài chục cm. Con người trên Trái Đất luôn chịu tác động và thường xuyên tác động lên thuỷ quyên. Con người sử dụng nước ngọt trong đòi sống sinh hoạt hàng ngày. Nước ngọt lục địa (gồm nước m ặt và nước ngầm) chiếm khoảng 2,5% khối lượng thuỷ quyển, nhưng lại có vai trò rấ t quan irọng đối với đời sông nhiều sinh vật. Trước hết, đây là nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu của Trái Đất, giữ vai trò điểu hoà khí hậu của lục địa, tạo ra dự trừ nảng lượng sạch của con ngưòi. Nước ngọt trên lục địa gồm các dòng chảy, nước ngầm và nước áo hồ, hơi nước trong khí quyển. Chính vì nước ngọt có vai trò to lớn như vậý nên khi dân sô" càng tăng sẽ dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá này. Những năm gần đây, nhiệt độ Trái Đất tăng đã xúc tiến tốc dộ tan băng ở 2 cực làm mực nước biển dâng cao. Nếu nhiệt độ Trái Đất tăng lên 3 - 4Ử C sẽ ìàm cho khoảng 350 triệu người m ất nhà, hơn 70 triệu người ở Băng la đét, 6 triệu người vùng đồng bằng thấp tại hạ lưu sông Nin - Ai Cập và 22 triệu người Việt Nam có thế bị ảnh hưởng, các quốc gia đảo nhỏ Thái Bình Dương và biển Caribe có thể bị thiệt hại nặng nổ nhất. Sự tan bàng ỏ vùng cực, núi cao có thể làm mực nước biển dâng cao từ 65 - lOOcm và dẫn đến các hiện tượng: + Ngập úng các miền đíít thấp, các vùng bờ và đảo thấp. Hiện nay, dáy là các vùng tập trung dông dân cư và các kho lương thực của loài người. + Đường bờ biên lấn sâu vào ]ục địa. xói mòn bò biển gia tãng. + Nước: biển với độ mặn xâm nhập sâu vào các lưu vực sông, các tầng 4ÌƯ ngọt ỚC ven bờ. + Chế độ dòng chảy biển, chế độ thuỷ triểu và ảnh hưởng của biển, đại dương tới khí hậu và thời Liếl sẽ thay đổi. - Tác động tới tài nguyên dất: 17
  18. Đất là nguồn tài nguyên tái tạo vô cùng quý giá đôì với con người, Tài nguyên đất thế giới có tổng diện tích khoảng 14.777 triệu ha, trong đó 1.526 triệu ha đất đóng bắng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng, 12% tổng diện tích này là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% ỉà đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy. Tài nguyên đất của thế giới hiện đang bị suỵ .thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn; ô nhiễm 'đất và sa mạc hoá do biến đổi khí hậu. Nguyên nhân của những hiện tượng này không chỉ do tác động của tự nhiền mà phần ỉớn do tác động của con người gây ra. Do dân số th ế giới tăng nhanh nên diện tích các loại đâ't đều bị thu hẹp. - Tác động đến tài nguyên rừng: Rừng là thảm thực vật thân gỗ trên bề m ặt Trái Đất, giữ vai trò to lớn đối với con người. Tài nguyên rừng trên Trái Đất ngày càng bị thu hẹp về diện tích và trữ lượng. Diện tích rừng Irên thế giới từ đầu thế kỷ XX là 6 tỷ ha, đến năm 1995 chỉ còn 2,8 tỷ ba. Tốc độ mát rừng hàng năm của th ế giới là 12 - 15 triệu ha, trong đó rừng nhiệt đới bị suy giảm nhanh nhất. Phá rừng là nguyên nhân gây ra khoảng 2 0 % lượng khí thải nhà kính trên th ế giới. - Tác động đến tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản do sự tích tụ vật châ't dưới dạng hợp chất, hoặc đơn chất trong vỏ Trái Đ ất mà ỏ điều kiện hiện tại, con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tô' có ích, hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sông hàng ngày; trong phát triển kinh tế của loài người. Việc khai thác tài nguyên khoáng sản thường tạo ra các châ't ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các hoá chất độc và hơi khí độc. Hiện nay do nhu cầu phát triển kinh tế, tài nguyên khoáng sản trên thế giới ngày càng bị khai thác cạn kiệt, tàn phá môi trường, gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước. 1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG 1.3.1. sử dụng tài nguyên thiên nhiên và các vân để môi trường nảy sinh Trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua nhiều giai đoạnẳ Bắt đầu từ khi con người biết làm ruộng cách đây khoảng 14 —15 nghìn năm, vào thời kỳ đồ đá giữa cho đến khi phát minh ra máy hơi nước vào th ế kỷ thứ XVIII, đánh dấu sự khởi đầu của công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực. Xét về bản chất thì mọi hoạt động của con ngưòi để duy trì cuộc sống đều nhằm vào việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua lao động cơ bắp, vật tư công cụ và trí tuệ Hỉnh 1.2. Hệ thông sinh thái của tự nhiên 18
  19. • Ở những thòi kỷ đầu, con người tác động vào thiên nhiên chủ yếu là lao động sông, với cơ bắp giản đơn, còn trí tuệ chỉ .ỉà kinh nghiệm, vật tư kỹ th u ật chưa có .nhiểư, do đó sản phẩm làm ra chựa. lớn.yà cũng.chưa nảy sinh: những vâ'n đề. về môi •: í. trường sống. Cùng với những tiến bộ-ỵệ khọa họè,ỵà' công nghệ^.táò ;độrig; của' con người . ; vào .thê giói tự nhiên mạnh mẽ hơn.
  20. cao. ít rủi ro và duy trì độ phì nhiêu đất. Tình trạng này được thay đổi hoàn toàn khi con người bước vào giai đoạn cách mạng công nghiệp. b) Tác dộng của x ã hội Cống nghiệp tiến bô đến môi trư ờng Từ đầu thê kỷ thứ XVIII, cũộc cách rnạng khoa học - kỹ th u ậ t đã tạo ra nhiều máy móc công nghiệp, nhiểu loài cây trồng mới', vật nuôi mới được du nhập và phổ biến rộng trên th ế giới, đổng thời V I các biện pháp canh tác và chăn nuôi rấ t hữu Ớ hiệu, dẫn đến sự thay đôi sâu rộng vê mốỉ quan hệ giữa con người và tự nhiên. Việc canh tác theo phương thức thám canh vâi việc sử dụng nhiều giống mói, hoá chất nông nghiệp, mở rộng mạng lưới tưới tiêu đã và đang làm giảm tính ĐDSH, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Tâ't cả những hoạt động nàv dẫn đến nhiều vấn dể môi trường bức xúc: Sự cạn kiệt các nguồn TNTN; sự ô nhiễm MT: sự m ất cân bằng sinh thái trong tự nhiên và làm xuất hiện nhiều loại bệnh tật. 1.3.3. Vai trò của con người trong phát triển của môi trường Giữa con người và môi trường có môi quan hệ rấ t m ật thiết. Khi để cập đến con người bao giờ cũng hàm chứa chất lượng của môi trường với những tiện nghi sinh hoạt vật chất, tinh thần và môi trường sông. Tại Hội nghị vể môi trường của Liên hợp quốc ở Stockholm. Thuỵ Điển năm 1972. vai trò của con người đã đặc biệt được chú ý. Có thể nèu lốm tắ t như sau: - Con người vừa là sinh vật có sức sáng tạo, vừa là sản phẩm của môi trưòíig sổng, môi trường đảm bảo cuộc sổng vật chất của con người và tạo th u ận lợi cho con người phát triển về trí tuệ, tình thần và xã hội. c ả hai loại MT: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo đểu rấ t cần cho hạnh phúc của con người, cho con người được hưởng các quyổn ìợi cơ bản. kê cả quyền được sống. - Con người thường xuyên tổng kết các kinh nghiệm và không ngừng phát minh, sáng chế và xây dựng dể tiến lên. Hiện nay con người có thể ỉàm biến đổi thiên nhiên, và nếu dược sử dụng đúng sẽ mang lại lợi ích lớn cho tất cả các dân tộc trong cải thiện đời sống. Tuy nhiên, con người cũng chịu ảnh hưởng bởi sự chênh lệch giàu nghèo và trình độ nhận thức về thiên nhiên của những tộc người khác nhau. Tại các nước đang phát triển và chậm phát triển, hàng triệu người vẫn sông dưới mức nghèo khổ, thiếu sự châm lo giáo dục, sức khoẻ, vệ sinh. Do đó. các nước này cần tập trung vào sự phát triển, nhưng cần thiết phải bảo vệ và cải thiện môi trường đế phát triển bển vũng (PTBV). a) Mối q u a n hệ g iữ a d ân sô'và tà i nguyên thiên nh iên - Tình hình gia tăng dân số đang gây sức ép lớn tới môi trường cần phải có những giai pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này. Tình hình phát triển dân sô trên thê giới hiện nay dang diỗn ra theo 2 chiều hướng: + Các nước kém phát triển ihì tăng nhanh và có hiện tượng bùng nổ dân số'; + Các nước phát triển, do hạn chế sinh đẻ nên dân sô tăng chậm, thậm chí có nhiều nước nhiều năm nay dân sô^hầu như không tăng. Hội nghị Dân số ỏ Cairô (Ai Cập) năm 1994 đã bàn đến các nội dung: dân sô' nghèo đói, hình mẫu sản xuâ't và tiêu dùng; môi trường và sức khoẻ. Hội nghị cho 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1