intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Côn trùng nông nghiệp (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung phần 2 trình bày theo từng nhóm cây trồng bao gồm: thành phần loài côn trùng gây hại phổ biến trên từng cây trồng cụ thể, tình hình phân bố, đặc điểm hình thái, sinh học, triệu chứng gây hại và thiên địch của chúng. Mời các bạn cùng tham khảo, nội dung phần 2 giáo trình!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Côn trùng nông nghiệp (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

  1. CHƯƠNG 4 CÔN TRÙNG HẠI CÂY ĂN TRÁI Giới thiệu: Nội dung chương tập trung về thành phần, triệu chứng gây hại, đặc điểm hình thái và biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại chủ yếu trên cây xoài, cây nhãn và cây có múi. Mục tiêu: Kiến thức: + Trình bày thành phần loài côn trùng gây hại quan trọng trên cây ăn trái. + Trình bày đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của các loài gây hại trên cam quýt, xoài và nhãn. + Trình bày các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển và tập tính gây hại của các loài quan trọng trên cây ăn trái. Kỹ năng: + Nhận diện được đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của các loài gây hại trên cam quýt, xoài, nhãn. + Điều tra mật số côn trùng hại ngoài đồng. + Tổng hợp, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp phù hợp để kiểm soát sự gây hại của côn trùng trên cây cam quýt, xoài, nhãn. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: có tinh thần tự học, có phương pháp làm việc khoa học sáng tạo. * Nội dung Bài: 1. Đặc điểm hình thái và cách gây hại 1.1. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây có múi a. Sâu đục trái Cipestis sagittiferella Moore Họ Ngài sáng (Pyralidae) - Bộ Cánh vảy (Lepidoptera) * Phân bố: Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Brunei và Việt Nam. * Ký chủ: Bưởi, chanh, cam. * Đặc điểm hình thái: thành trùng là một loài ngài đêm có màu nâu đỏ, chiều dài thân: 11-13 mm, chiều dài sải cánh: 24-25 mm. Cánh trước sậm màu có rất nhiều vảy nhỏ, hầu hết các vảy có màu nâu, vì vậy nhìn bằng mắt thường thành trùng có màu nâu tuy nhiên rải rác trên cánh cũng có những đốm vảy màu trắng hoặc màu đỏ. 115
  2. Cánh sau có màu nâu nhạt. Trên cánh trước, đốm vảy nằm ngay phía dưới phần ngực có màu nâu đen nên khi nhìn từ phía lưng của thành trùng sẽ thấy có 2 vệt màu nâu đen khá đặc trưng. Rìa cánh có màu nâu. Cơ thể (thân, cánh và chân) phủ đầy vảy sáng, có ánh bạc. Râu đầu dài, 3 cặp chân mỏng mảnh, màu vàng ngã sang nâu nhạt. Ở trạng thái nghỉ, ngài thường đưa phần trước của cơ thể cao lên. Thành trùng cái có kích thước lớn hơn thành trùng đực. bụng của thành trùng đực thon nhỏ so với thành trùng cái. Trứng tròn, hơi bầu dục, hình vảy cá, xếp chồng lên nhau. Trứng có kích thước: 1,4 x 1,2 mm. Lúc mới đẻ, trứng có màu trắng đục, sau đó trở nên hồng sậm, khi sắp nở, có thể quan sát có thể thấy một chấm lớn màu đen xuyên qua vỏ trứng, đó là đầu của sâu non sắp nở. Sâu có 5 tuổi, trải qua 4 lần lột xác. Sâu tuổi 1 (T1) có đầu lớn so với ngực và bề ngang của cơ thể. Cơ thể màu hồng, trên mỗi đốt cơ thể có nhiều lông, xếp đều theo chiều ngang của đốt, vùng có lông này có màu sậm hơn phần còn lại của đốt. Mới nở sâu dài khoảng 1,6-1,8 mm, khoảng vài giờ sau khi nở, sâu đã dài 2,6-3,0 mm. Từ tuổi 2 trở đi, cơ thể sâu có màu đỏ hồng quân nhạt. Vào tuổi 5, sâu dài khoảng 20-22 mm, đầu màu nâu nhạt và phần lưng ngực có màu nâu. Trước khi hóa nhộng, sâu có màu xanh rất đặc trưng. Sâu hóa nhộng trong một cái kén bằng đất được kết với các sợi tơ do sâu tiết ra. * Đặc điểm sinh học: trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0C: 28-30; RH%: 75-85) thời gian của vòng đời biến động từ 25-28 ngày, với giai đoạn trứng 5-6 ngày, giai đoạn sâu non: 10-12 ngày và giai đoạn nhộng 8-9 ngày, tiền dẻ trứng 2-3 ngày. Sau khi phát triển đầy đủ, sâu chui xuống đất để hóa nhộng, nhộng thường được phát hiện ở vị trí từ 1 đến 2 cm từ mặt đất. Thành trùng hoạt động (bắt cặp, đẻ trứng) chủ yếu vào ban đêm, cả thành trùng và ấu trùng đều di chuyển rất nhanh. Ban ngày, thành trùng thường nằm yên trong tán lá. Thành trùng thường đẻ trứng thành từng cụm ở mặt dưới hoặc mặt bên của trái, mỗi ổ trứng có từ 3 đến 12 trứng. * Triệu chứng: trên trái (đặc biệt ở phần cuối trái) có nhiều lỗ đục, bên ngoài lỗ đục có rất nhiều chất thải do sâu thải ra, các chất thải này được kết lại với nhau bằng chất keo dính do trái bị xì mủ. Sự gây hại của sâu trên những trái đang phát triển sẽ làm trái rụng sớm, trên những trái đã phát triển, sự gây hại của sâu trên phần thịt của trái (múi bưởi) sẽ làm trái bị thối rất nhanh do bị bội nhiễm và trái cũng bị rụng sau đó. * Sự gây hại: sâu gây hại cả trái non (đường kính trái khoảng 4,5 cm) và trái chuẩn bị thu hoạch. Do trứng được đẻ trên trái nên ngay sau khi nở ra, sâu di 116
  3. chuyển để tìm chỗ đục vào bên trong trái. Thường sâu đục vào trái ở gần nơi trứng được đẻ ra. Để đục vào vỏ trái, sâu T1 cần một thời từ 1,3 - 2,0 giờ, sau đó sâu mới chui hẳn vào trong trái. Trong quá trình xâm nhập vào trái, sâu cắn vỏ trái, sau đó đẩy phần vỏ bị cắn cùng với phân của sâu ra ngoài lỗ đục. Đường đục trong trái thường được lót bằng một lớp tơ và sâu nằm trong lớp màng bằng tơ này để gây hại. Sự gây hại của sâu trên phần thịt của trái (múi của trái) sẽ làm trái thối rất nhanh và làm trái bị rụng sớm. Tùy theo số lượng sâu gây hại bên trong trái mà trái bị hủy hoại nhanh hay chậm, khi bị gây hại nặng, có thể có từ 6-10 con sâu trong một trái. Sâu được ghi nhận gây hại trên bưởi, chanh, cam. Tuy nhiên, sự gây hại trên bưởi da xanh là quan trọng hơn cả. Hai loại bưởi có giá trị kinh tế cao như bưởi da xanh và bưởi năm roi đều bị gây hại nặng. * Thiên địch: Trong điều kiện tự nhiên, trứng sâu thường bị tấn công bởi các loài ong ký sinh như ong mắt đỏ Trchogramma và ong thuộc họ Encyrtidae. Tại Việt Nam, ong mắt đỏ ký sinh trứng cũng đã được ghi nhận trên các vùng bị nhiễm sâu đục trái bưởi, tuy nhiên mật số thường thấp do các nhà vườn sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu để phòng trừ sâu đục trái bưởi. b. Sâu đục vỏ trái Praya endocarpa Meyrick Họ Yponomeutidae - Bộ cánh vảy (Lepidoptera) Tên khác: do hình dạng và đặc điểm sinh học của Prays endocarpa (Kalshoven, 1981) rất giống với Prays citri, nên trước đây loài này được ghi nhận dưới tên là Prays citri Milliere (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000). * Phân bố: Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Bihar, Karnataka, Indonesia, Java, Sumatra, Sri Lanka, quần đảo Pacific và Mariana * Ký chủ: Bưởi, cam, chanh. Tại Việt Nam, loài này chủ yếu gây hại trên bưởi (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh, 2002). * Triệu chứng: Vỏ trái bị nổi u, sần. * Đặc điểm hình thái: Trưởng thành có hình dạng tương tự như loài Prays citri Milliere gây hại trên bông của nhóm cây có múi (Citrus) tại nhiều quốc gia thuộc vùng Địa Trung Hải. Về hình dạng, cánh có nhiều vảy phấn trắng ánh bạc xen lẫn với những vảy phấn màu nâu đen, chiều dài thân 3,95 mm và chiều dài sải cánh khoảng 7,84-8,00 mm. Trứng dẹp, mới đẻ có màu trắng trong, đường kính 0,4 mm. Trứng nhìn từ bên ngoài rất bóng, giống như túi tinh dầu trên vỏ trái. Vỏ trứng có dạng như các mắt lưới. Sâu mới nở có chiều dài 0,8 mm, màu vàng nhạt, cơ thể trong, đầu hơi vàng có hai mắt đen, phần đầu nhỏ hơn phần bụng. Sâu tuổi 117
  4. lớn hơn cơ thể có màu vàng, đầu màu vàng đậm, phần đầu tương đồng với phần thân. Khi chuẩn bị hóa nhộng, cơ thể sâu có màu xanh ngọc, mỗi đốt bụng có một sọc màu đỏ quanh thân. Khi vừa hóa nhộng, nhộng có màu xanh đọt chuối, phần đầu ngực và phần cánh có màu vàng tươi. Nhộng cái có kích thước trung bình 4,75 x 1,35 mm, nhộng đực 3,95 x 1,04 mm. * Đặc điểm sinh học: sau khi nở, sâu tuổi 1 sẽ đục thẳng vào trong trái để gây hại. Sâu tuổi 1 ăn phá phần non của vỏ trái và thải phân ngay trong các đường đục của trái, mỗi lỗ đục chỉ có một ấu trùng. Trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0C: 25-30; RH%: 67-92), tuổi thọ của ngài đực và ngài cái lần lượt là 2-7 ngày và 2-11 ngày. Thời gian nhộng 4-7 ngày. Thời gian ủ trứng từ 3-4 ngày. Trứng được đẻ thành từng cái riêng lẻ trên lá non, trưởng thành đẻ khoảng 46 trứng, dao động từ 35-58 trứng. Sâu thường làm nhộng trên lá gần trái bị đục hoặc ở phần cuống trái và trên những trái rất non (đường kính trái từ 1-2 cm). Ngài trưởng thành hoạt động, bắt cặp và đẻ trứng. Chu kỳ sinh trưởng kéo dài trong khoản 27- 30 ngày. Tỷ lệ đực, cái khoảng 1:2. Sâu chủ yếu gây hại trên trái, không gây hại trên bông. Sau khi hoàn thành giai đoạn ấu trùng trong trái, sâu chui ra khỏi trái để nhả tơ làm nhộng, lúc này các sọc màu đỏ quanh thân của sâu mất dần. * Sự gây hại: sâu gây hại trong phần vỏ, không đục vào trong phần thịt của trái. Sâu chủ yếu hại trên trái non. Nếu bị nhiễm sâu nặng, trái sẽ phát triển rất kém, biến dạng và bị rụng. Nếu nhiễm nhẹ, trái sẽ tiếp tục phát triển nhưng sẽ bị biến dạng với những u sần nhiều khi rất to, đặc biệt là trên bưởi . Mặc dù chất lượng của trái không bị ảnh hưởng vì sâu chỉ ăn phần vỏ và không đục vào trong phần múi nhưng với các u sần trên vỏ, trái bị mất giá trị thương phẩm. Sâu hiện diện vào giai đoạn cây ra trái non. Gây hại nặng trên bưởi, đặc biệt là bưởi 5 roi. Trên cam, chanh, sự gây hại của sâu không đáng kể do vỏ của các loài trái cây này mỏng. * Thiên địch: P. citri thường bị nhiều loài ký sinh và ăn mồi tấn công như Ageniaspis fuscicollis, Nemo-rillaculosa, Metaseiulus occidentalis, Bacillus thuringiensis. Tại đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ sâu bị ong ký sinh rất cao. Từ tháng 8 đến tháng 10 dl, tỷ lệ ký sinh có thể lên đến 56,7% (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000). c. Rầy chổng cánh Diaphorina citri Kuwayama Họ Rầy nhảy (Psyllidae) - Bộ Cánh đều (Homoptera) 118
  5. *Phân bố: Afghanistan, Bangladesh, Brazil, Nhật, Macau, Myanmar, Indonesia, Singapore, Campodia, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Lào, Malaysia, Nepal, Pakistan, Philippines, Việt Nam, Paraguay và Uruguay. * Ký chủ: chanh, cam, quýt, bưởi, nguyệt quế, cần thăng, kim quýt. * Đặc điểm hình thái: Trứng màu vàng, hình trái lê, dài khoảng 0,3mm, phía trên nhọn tạo thành một cuống nhỏ rất đặc biệt. Ấu trùng rất nhỏ, hình bầu dục dẹp, mới nở có màu vàng tươi, phần đuôi có một sợi sáp màu trắng dài. Qua tuổi 2 (T2) và tuổi 3 (T3) ấu trùng thường có màu xanh, T4 và T5 có màu nâu vàng. Ấu trùng mang 2 mầm cánh nhỏ, di chuyển chậm, sống thành từng đám trên đọt non. Ấu trùng tuổi 5 dài khoảng 1,5mm với 2 mắt màu đỏ, các đốt cuối của râu đầu màu đen. Thành trùng có kích thước nhỏ, thân dài từ 2,5 - 3,0mm, nâu xám, cánh có màu nâu vàng, chân có màu xám nâu. Phần giữa cánh trong suốt, kéo dài thành một dãy trắng từ gốc cánh đến cuối cánh, bị gãy về phía cuối cánh. Đầu nhọn, màu nâu nhạt. Mắt có màu đỏ. Râu đầu ngắn có 5 đốt, đốt cuối râu đầu có màu đen. Bụng của con cái sắp đẻ và đang đẻ có màu hồng, ống đẻ trứng nhọn, màu đen, hiện diện rất rõ ở phần cuối bụng. Bụng của con đực thon nhọn, có màu xanh nhạt. Khi đậu, phần bụng của thành trùng nhổng cao nên được gọi là rầy chổng cánh. * Đặc điểm sinh học: Trong điều kiện tự nhiên, sau khi vũ hóa 4 - 5 ngày thành trùng bắt cặp và con cái thường đẻ trứng ngay sau khi bắt cặp. Trứng thường được đẻ vào ban ngày, thành từng khối hay từng nhóm 2, 3 hàng trong các nách lá hoặc trên các đọt lá non, đặc biệt là trong các lá non còn xếp lại. Thành trùng thường chích hút mặt dưới của lá, dọc theo gân chính. Con cái có thể đẻ khoảng 200 - 800 trứng, liên tiếp trong 2 tháng.Thời gian ủ trứng kéo dài 2 - 11 ngày, giai đoạn ấu trùng gồm 5 tuổi, kéo dài từ 12 - 22 ngày, thời gian sống của thành trùng là 14 ngày. Ấu trùng mới nở thường nằm cố định tại chỗ để chích hút trong 1 - 2 ngày sau đó di chuyển sang chỗ khác. Sang T5, ấu trùng thường di chuyển xuống phần dưới của lá để lột xác thành thành trùng. Thành trùng rất hoạt động, có thể nhảy rất nhanh khi bị động. 119
  6. Chu kỳ sinh trưởng của D. citri kéo dài khoảng 20 ngày, có thể có 12 - 14 thế hệ/năm. Thành trùng có thể sống trong nhiều tháng. Sự biến động quần thể chủ yếu dựa vào các thời điểm ra đọt non vì rầy chổng cánh gần như chỉ đẻ trứng trên các chồi non. * Sự gây hại: Khi mật số cao, cả thành trùng và ấu trùng chích hút làm cho chồi bị khô, rụng lá, gây hiện tượng khô cành, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và sự ra trái. Mật ngọt do rầy chổng cánh tiết ra tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây. Tuy nhiên, trong điều kiện tự nhiên, mật số của rầy thường thấp trên cam, quýt nên chưa ghi nhận như vừa nêu trên. Mật số cao thường chỉ được ghi nhận trên chanh. Sự gây hại quan trọng nhất của D. citri hiện nay là do chúng truyền vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây bệnh vàng lá gân xanh (greening) cho cây có múi. Do đó, rầy chổng cánh trở thành đối tượng dịch hại nguy hiểm nhất hiện nay cho nhiều vùng trồng cây có múi trên thế giới và Việt Nam. Tại Việt Nam, bệnh hiện diện trên khắp các vùng trồng cây có múi từ Bắc đến Nam và trầm trọng nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chúng truyền bệnh từ cây bệnh sang cây khỏe qua kim chích và nước bọt. Triệu chứng vàng lá gân xanh: trên các chồi non, phiến lá thường hẹp, mọc thẳng đứng, lá có màu vàng nhưng gân lá còn xanh hoặc lá bị vàng loang lỗ. Trái nhỏ, tâm trái bị lệch, hạt nhỏ và thường bị nâu đen. Trong vườn có cây bệnh nặng, có cây lại không bệnh. Trên cây có nhánh bệnh, có nhánh không biểu hiện triệu chứng. Khi bị nhiễm nặng, một số cành sẽ bị chết khô. Cây cằn cỗi, trái nhỏ, năng suất giảm rõ rệt. * Thiên địch: Trong điều kiện tự nhiên của nhiều vùng tại Đông Nam Á, thành phần thiên địch của rầy chổng cánh rất phong phú, quan trọng nhất là các loài ong ký sinh Tamarixia radiata và Diaphorencyrtus. Các công trình nghiên cứu của Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ đã ghi nhận kiến vàng Oecophylla smaragdina có khả năng hạn chế cao sự bùng phát của rầy chổng cánh và tỉ lệ bệnh greening cũng rất thấp so với những vườn không có sự hiện diện của kiến vàng. d) Sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella Stainton Họ Gracillariidae, Bộ Cánh Vảy (Lepidoptera) * Phân bố và ký chủ Sâu xuất hiện nhiều ở các vùng trồng cam, quít trên thế giới như Ấn Độ, 120
  7. Nepal, Nhật, Pakistan, Philippines, Trung Quốc, các vùng miền bắc châu Úc, Việt Nam. Loài sâu này chủ yếu gây hại trên nhóm cây Cam, Quít, Chanh, nhưng mức độ thiệt hại khác nhau tùy theo giống. * Đặc điểm hình thái và sinh học Ngài rất nhỏ, dài khoảng 2 mm, sải cánh rộng từ 4 - 5 mm. Toàn thân có màu vàng nhạt, hơi có ánh bạc. Cánh trước có dạng hình lá liễu, gốc cánh màu xám nhạt, phần còn lại màu trắng bạc hơi ngả vàng. Từ gốc cánh có hai vân dọc màu đen kéo dài đến giữa cánh. Khoảng 1/3 về phía đầu cánh có 1 vân xiên giống hình chữ Y. Phần đầu cánh có rìa lông khá dài màu đen. Cánh sau rất hẹp, màu xám đen, 2 rìa lông bên ngoài rất dài màu xám nhạt. Thời gian sống của ngài từ 4 - 5 ngày. Một ngài cái đẻ từ 40 - 50 trứng. Trứng hình bầu dục dẹp, rất nhỏ, khoảng 0,20 - 0,30 mm. Trứng mới đẻ trong suốt, sắp nở có màu trắng đục hơi ngả vàng. Thời gian ủ trứng từ 2 - 7 ngày. Sâu mới nở dài khoảng 0,5 mm, thân màu xanh nhạt, gần như trong suốt, đầu màu nâu. Sâu lớn đủ sức dài khoảng 4 mm, màu vàng xanh, cơ thể không còn trong suốt. Mình sâu dẹp, có 13 đốt, hai đầu thon nhỏ, chân ngực và chân bụng đều thoái hóa, đốt cuối có hình ống dài. Ở giai đoạn chuẩn bị hóa nhộng, cơ thể sâu không còn dẹp mà chuyển sang dạng hình ống màu trắng ngả vàng đục. Sâu có 4 tuổi, phát triển trong thời gian từ 5 - 20 ngày tùy điều kiện ngoại cảnh. Nhộng dài từ 2 - 3 mm, hai đầu thon nhỏ, lúc mới hình thành màu vàng nhạt, sau chuyển thành màu nâu vàng với một gai rất nhỏ trên đầu. Nhộng phát triển trong thời gian từ 7 - 15 ngày. * Tập quán sinh sống và cách gây hại Ngài ít bị thu hút bởi ánh sáng đèn. Ban ngày ngài ẩn trốn trong tán lá cây, ban đêm bay ra hoạt động và đẻ trứng, mạnh nhất từ 19 - 21 giờ. Từ 12 - 15 giờ sau khi bắt cặp ngài cái bắt đầu đẻ trứng. Khoảng 85% số trứng được đẻ trong vòng 2 ngày đầu. Trứng thường được đẻ ở mặt dưới lá, trung bình 2 - 3 trứng trên một lá hay một chồi non. Phần lớn trứng tập trung hai bên gân chính. Ngài thích đẻ trứng ở những vườn cam, quít dưới 4 năm tuổi. Sâu mới nở đục ngay vào dưới biểu bì lá và tiếp tục đục ăn thành những đường ngoằn ngoèo như đường vẽ trên các lá bùa nên sâu có tên gọi là “sâu vẽ bùa”. Sâu sống bên trong đường đục và cạp ăn lớp tế bào nhu mô diệp lục. Lớp biểu bì khi mới bị tách khỏi lớp nhu mô thường trong bóng, do đó rất dễ nhầm lẫn với vệt chất nhầy của ốc sên để lại trên mặt lá khi di chuyển. Sâu đục ăn tới đâu thường bài tiết phân đến đấy, nên vệt phân là một đường liên tục, giống như sợi 121
  8. chỉ chạy dài theo đường đục của sâu ở phía chính giữa. Phân sâu lúc đầu có màu xanh vàng, sau thành màu nâu sẫm. Đường đục kéo dài và lớn dần theo tuổi sâu. Đặc điểm của sâu này là đường đục của một con sâu ngoằn ngoèo khắp mặt lá nhưng không bao giờ cắt ngang hoặc nhập chung vào đường đục của những sâu khác sống trên cùng một lá. Sâu chỉ có thể sống được trong điều kiện ẩm độ không khí cao nhưng khi mưa to, gió lớn, lớp biểu bì trên đường đục bị rách sâu sẽ chết sau một thời gian ngắn. Khi lớn đủ sức sâu thường đục ra bìa phiến lá nhả tơ, dệt kén kéo bìa lá lại che kín tổ kén. Cũng có đôi lúc sâu hóa nhộng ngay giữa phiến lá nhưng vẫn có khả năng kéo cả phiến lá che tổ kén. Tổ kén sâu vẽ bùa có màu rỉ sắt. Sau khi bướm vũ hóa thì võ nhộng thường nhô một phần ra ngoài tổ kén. Lá bị sâu tấn công sẽ quăn queo làm hạn chế rất lớn sự quang hợp, chồi non ngừng tăng trưởng. Ngoài ảnh hưởng trên, những vết thương do sâu đục trên bề mặt lá hoặc chồi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. citri phát triển mạnh, gây ra bệnh loét cho cây cam, sau cùng các chồi non sẽ bị hủy diệt. Các lá cam, quít hay chanh quăn queo, co rúm do sâu vẽ bùa tạo nên còn là nơi trú ẩn của nhiều loài sâu hại khác. * Các yếu tố ảnh hưởng đến mật số - Thức ăn: giống cây có lá cứng, mật độ túi tinh dầu trên lá cao thường ít bị loài sâu này tấn công. Sâu thích các vườn ươm hay vườn cây dưới 4 năm tuổi. - Thời tiết: nhiệt độ nóng và khô các chồi non bị mất nước, sâu có thể bị hại đến 50%. Mưa nhiều đường đục bị rách, sâu bị chết nhiều. - Thiên địch: ở giai đoạn sâu non và nhộng có thể bị Ong thuộc các họ Encyrtidae, Eulophidae ký sinh. e. Các loài rầy mềm Họ Rầy mềm (Aphididae) - Bộ Cánh đều (Homoptera) Trên cam quít có 2 loài rầy mềm gây hại chủ yếu: Toxoptera aurantii và Toxoptera citricidus. * Phân bố. Rầy mềm được ghi nhận xuất hiện ở các quốc gia trồng cam quít trên thế giới như Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Nhật, Sri - Lanka, Trung Quốc, Philippines, châu Úc. * Ký chủ Ngoài cam quít, các loài rầy mềm còn gây hại trên cây chanh, nhưng không quan trọng, trên mãng cầu, mít. Riêng loài Toxoptera aurantii còn có thể sống trên 122
  9. cây cacao, cây thuộc họ bầu ,bí, dưa ... * Đặc điểm hình thái và sinh học + Toxoptera aurantii Boyer de Fonscolombe Thành trùng có 2 dạng như các loài rầy mềm khác: - Dạng có cánh: chân và râu đầu màu vàng nâu hơi nhạt, cuối mỗi đốt màu nâu. Râu đầu 6 đốt, ngắn hơn cơ thể. Cơ thể dài từ 1,44 - 1,80 mm. Vòi chích hút kéo dài đến đốt chậu chân sau. Ống bụng dài màu nâu đến nâu đỏ gần như nâu sẫm. - Dạng không cánh: cơ thể dài từ 1,70 - 1,80 mm, màu nâu đỏ. Râu đầu 6 đốt. + Toxoptera citricidus Kyrkaldy Thành trùng có 2 dạng: - Dạng có cánh: cơ thể từ màu nâu đỏ đến đen, nhưng ngực đậm hơn. Râu đầu ngắn hơn cơ thể, màu nâu đỏ, chân và đoạn cuối của râu màu trắng, các đoạn nối các đốt râu cũng màu trắng. Chiều dài cơ thể từ 1,6 - 2,1 mm, rộng từ 0,8 - 1 mm. Vòi chích hút kéo dài khỏi đốt chậu chân sau, đốt cuối vòi nhọn và hẹp. Các chân màu sậm, riêng đốt chày màu nhạt. Bụng màu nhạt, có nhiều đốm đậm nằm rải rác. Ống bụng dạng trụ màu đậm. - Dạng không cánh: cơ thể màu nâu đỏ, lớn hơn dạng có cánh, chiều dài từ 1,7 - 2,1 mm, rộng từ 1,1 - 1,35 mm. Trên cơ thể có nhiều lông dài và nhiều đốm màu rải rác. Loài này thường đẻ con. Một rầy mềm cái có thể đẻ từ 1 - 16 con trong một ngày và đẻ trên 100 con trong suốt thời gian sống là 12 - 33 ngày. Ấu trùng lột xác 4 lần trong khoảng thời gian từ 4 - 16 ngày tùy điều kiện môi trường và thức ăn. Dạng có cánh phát triển khi mật số nhiều và thức ăn không còn thích hợp và dạng không cánh hình thành khi thức ăn non mềm, điều kiện thời tiết thích hợp. Rầy mềm hoàn thành vòng đời khoảng 3 tuần, nếu điều kiện thích hợp có thể có 12 thế hệ trong một năm. * Tập quán sinh sống và cách gây hại Cả ấu trùng và thành trùng đều gây hại cho cây bằng cách chích hút nhựa lá và cành non làm giảm khả năng tăng trưởng của cây; lá non bị cong và biến dạng. Đồng thời sự gây hại của rầy mềm cũng làm cho trái bị chín sớm và giảm phẩm chất. Ngoài ra phân do rầy mềm thải ra có chứa đường sẽ thu hút nấm đen tới đóng trên thân hay lá sẽ làm giảm khả năng quang hợp của cây. 123
  10. Rầy mềm còn là tác nhân truyền bệnh "Tristeza". Lá bị bệnh “Tristeza" trông rất giống triệu chứng cây bị thiếu dưỡng chất và rễ cây bị suy yếu, tiếp theo là chết các cành non. * Biện pháp phòng trị Rầy mềm có rất nhiều thiên địch. Nếu thiên địch không khống chế được mật số rầy có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu thông dụng để trị; tuy nhiên rầy rất dễ phát triển mật số trở lại vì khả năng sinh sản rất cao và vì vậy nên rầy mềm có thể truyền bệnh từ cây này sang cây khác một cách dễ dàng. f) Các loài rệp sáp Có nhiều loài rệp sáp gây hại cam quít ở đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu gồm các loài sau: + Rệp sáp mềm xanh lục, Coccus viridis (Green) (Coccidae, Homoptera) * Phân bố và ký chủ Rệp sáp mềm có diện phân bố khá rộng, đã phát hiện được tại nhiều vùng trồng cam quít trên thế giới. Ở nước ta các vùng trồng cam quít đều có loài này hiện diện và đây là loài gây hại nguy hiểm cho cam quít. Ngoài cam, chanh, quít, bưởi chúng còn có thể phá hại trên ổi và một số loại cây ăn trái khác. * Đặc điểm hình thái và sinh học Rệp cái trưởng thành của loài này có cơ thể hình bầu dục khá đều đặn (gần như đối xứng hai bên), màu xanh lục hơi ngả vàng, hơi dẹp so với các loài rệp sáp khác, dài 3-4 mm. Về phía đầu có hai đốm mắt đen nhỏ. Chân khá phát triển, có thể nhìn thấy từ mặt trên và có thể di chuyển được. Con cái sinh sản mà không cần bắt cặp. Trứng nở bên trong mai sáp mỏng và ấu trùng tuổi 1 có chân để bò đi tìm chỗ cố định, lột xác sang tuổi 2 và sau đó thì trưởng thành. Vòng đời vào khoảng 4-6 tuần lể. * Tập quán sinh sống và cách gây hại Loài này có khả năng di chuyển không những ở thời kì rệp non mới nở mà cả ở giai đoạn chuẩn bị đẻ trứng, nhưng chỉ phát tán một khoảng cách ngắn đến các cành lá gần nơi sinh sống. Chúng tấn công chủ yếu là ở các chồi non, lá non hoặc trái non. Rệp thường được các loài kiến bảo vệ để ăn mật, trong đó có cả kiến vàng. Tài liệu cho biết kiến ăn mật có thể làm hạn chế tỉ lệ chết của ấu trùng tuổi 1 vì 124
  11. nếu mật tích luỹ nhiều quá có thể lây bệnh hoặc dính chân rệp non trong khi di chuyển. + Rệp sáp đỏ Aonidiella aurantii (Maskell) (Diaspedidae, Homoptera) * Phân bố và ký chủ: loài rệp này phân bố khá rộng, đã phát hiện thấy ở châu Mỹ, châu Phi, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. Ở Việt Nam các vùng trồng cam đều thấy chúng xuất hiện. Ngoài cây trong họ cam, quít, loài này còn phá hại trên đu đủ, ổi, trà... * Ký chủ: loài này chủ yếu sống trên cam quít, nhưng tại các nước ôn đới chúng còn có thể sống trên các loại cây như táo, đào, nho và một số loài cây dại khác. * Đặc điểm hình thái và sinh học Thành trùng cái không cánh, thân tròn màu đỏ, đường kính độ 1,8-2 mm, cơ thể được phủ bằng mai sáp mỏng nhưng hoàn chỉnh và gắn chặt trên thân cây, nhánh hoặc trên các cành cây nhỏ. Thành trùng đực có cánh và có thể bay đi tìm thành trùng cái để bắt cặp. Sau khi bắt cặp, con cái đẻ thẳng ra từ 100-150 con non theo tần suất 2-3 con/ngày, có chân để bò đi tìm nơi định cư. Thời gian sống của thành trùng từ 6 - 8 tuần tùy điều kiện sống. Sau khi tìm được nơi thích hợp ấu trùng tuổi 1 bắt đầu chích hút và tiết ra một mai sáp nhỏ, tròn, màu trắng. Sang tuổi 2 trở đi chúng có màu đỏ. Sự phát triển của phái tính có thể xác định được qua hình dạng và kích thước của mai sáp: sau tuổi 2 thì mai sáp của con đực có hình bầu dục trong khi của con cái thì hình tròn. Con đực trải qua giai đoạn tiền-nhộng và nhộng trong mai sáp rồi vũ hoá thành con đực có cánh. Con đực bị quyến rũ bởi con cái bằng pheromone và chết sau khi bắt cặp. * Tập quán sinh sống và cách gây hại Cả thành trùng và ấu trùng đều chích hút nhựa cây hoặc cành làm cho cành bị khô, cây nhỏ bị chết dễ dàng. Rệp còn tiết phân có chứa chất đường bám quanh thân hay cành làm cản trở quang hợp, cây phát triển kém. + Rệp sáp tím Lepidosaphes beckii (Newman) (Diaspididae, Homoptera) * Ký chủ: đa ký chủ: xoài, ổi, nhãn, bơ.. * Đặc tính sinh học 125
  12. Vỏ sáp có hình dấu phẩy, dài 3-4mm và màu tím, cơ thể rệp dưới vỏ sáp dài, màu trắng đục. Mai sáp của con đực ngắn, hẹp và màu lợt hơn. Mai sáp của loài này giống với Unasbis citri (Comstock), được gọi là rệp sáp trắng tuyết (snow scale), nhưng lớn hơn và màu của con kia nâu đậm. Cũng như các loài rệp sáp khác, con đực có cánh và tìm đến bắt cặp với con cái nhờ pheromone. Sau khi bắt cặp, một rệp cái đẻ từ 50 - 100 trứng ở dưới mai sáp. Trứng màu trắng đục, thời gian ủ trứng thay đổi tùy thời tiết, trời nắng nóng có thể khoảng 2 tuần, trời lạnh ở vùgn ôn đới có thể đến 1 hoặc 2 tháng. Ấu trùng khi nở ra thường di chuyển tìm nơi thích hợp để định cư tạo vỏ sáp mới. Vòng đời vào khoảng 6-8 tuần. * Khả năng gây hại Rệp tấn công mọi bộ phận của cây. Chúng thường ở rải rác cách xa nhau, chỉ tập trung ở nơi hai trái dính chùm lại. * Biện pháp phòng trị chung đối với các loài rệp sáp hại cam quít: - Vì rệp có lớp sáp bao phủ nên tương đối khó trị. Có thể áp dụng các loại thuốc nhũ dầu làm tan lớp sáp để diệt được chúng. - Có thể phun dầu khoáng để làm ngạt thở hoặc giảm khả năng đẻ trứng của con cái. - Bảo tồn thiên địch ăn thịt hoặc ký sinh như bọ rùa, ong ký sinh... + Rầy bông (rệp sáp giả) Planococcus citri (Risso) Họ Pseudococcidae - Bộ cánh đều (Homoptera) Thành trùng hình thon, dài khoảng 3 mm, màu vàng nhạt đến vàng cam với 18 đôi tua sáp 2 bên hông và 1 đôi phía sau đuôi. Chất sáp chỉ bao phủ phần lưng của cơ thể. Một rệp cái đẻ từ 300 - 500 trứng. Trứng màu vàng, nằm trong 1 túi do rệp cái tiết ra. Trứng được đẻ trên trái, lá hay chỗ nứt của vỏ. Thời gian ủ trứng từ 3 - 6 ngày. Rệp gây hại bằng cách chích hút phần non cũa cây. Phân của rệp thu hút nấm đen tơi bám quanh nơi rệp định cứ làm ảnh hưởng đến quang hợp. + Rệp dính Unaspis citri (Comstock) Bộ Homoptera - Họ Diaspididae Phân bố 126
  13. Rệp dính có nguồn gốc từ châu Á nhưng hiện nay chúng xuất hiện và gây hại tại nhiều vùng trồng cây có múi trên thế giới thuộc châu Á, châu Úc, châu Phi, Trung và Nam Mỹ. Tại Việt Nam rệp dính xuất hiện từ năm 1962, tuy nhiên chúng chỉ thành dịch hại phổ biến và quan trọng trong vài năm gần đây. Ký chủ Ký chủ chính của rệp dính là các loại cây có múi như cam, quýt, bưởi, chanh,… Tuy nhiên, rệp dính còn gây hại trên nhiều loại cây trồng khác như mít, khóm, mãng cầu xiêm. Tại đồng bằng sông Cửu Long rệp dính cũng xuất hiện trên dừa, ổi, xoài, thiên tuế. * Triệu chứng gây hại Trên cây có múi, rệp dính thường xuất hiện thành từng đám màu trắng, chúng thường tấn công trên thân chính và các nhánh của cây. Mật số rệp dính cao và xảy ra trong thời gian dài làm vỏ thân cây bị khô nứt, vết nứt mở đường cho các dịch hại khác xâm nhập và gây hại cây. Sự tấn công của rệp dính làm giảm khả năng sinh trưởng, phát triển của cây. Trường hợp rệp gây hại nặng trên các nhánh nhỏ hoặc cây còn nhỏ có thể làm lá vàng và rụng đi khiến nhánh hoặc cả cây bị chết. Rệp dính cũng tấn công và gây hại trên lá và trái khi mật số cao, làm giảm năng suất và chất lượng trái. Phân của chúng thải ra chứa nhiều dưỡng chất, nhất là đường, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển trên thân, lá. Rệp dính còn truyền bệnh virus trên cây cam quýt. * Đặc điểm hình thái và sinh học Trưởng thành đực và cái của rệp dính có hình dạng và màu sắc khác nhau. Con cái có hình dạng như vỏ con trai, dài 1,5 – 2,25 mm; thân bên ngoài có màu nâu tím đến đen với viền màu xám rất giống với màu của thân cây; bên dưới lớp “áo giáp” cơ thể rệp dinh cái có màu kem đến màu cam sáng. Con đực trưởng thành có cánh, thân màu vàng sáng; có 10 râu dài, nhỏ; 04 đốm mắt màu tím đen và không có miệng. Rệp dính trưởng thành không ăn và hoạt động chính của chúng là tìm đối tượng để bắt cặp. Trứng của rệp dính có hình trái xoan, màu vàng sáng và dài khoảng 0,3 mm. Trứng được đẻ rời từng trái và được che chở, bảo vệ bởi thân của con mẹ. Trứng nở sau khi đẻ khoảng 30 phút đến 3 giờ. Con cái chỉ tiếp tục đẻ trở lại khi lứa trứng trước đó đã nở. Một con cái có thể đẻ đến 150 trứng trong thời kỳ đẻ trứng kéo dài từ 2 – 3 tháng. Ấu trùng từ tuổi 2, rệp dính bắt đầu phân biệt về giới tính và lớp “áo giáp” bằng sáp xuất hiện. “Áo giáp” của ấu trùng đực có màu trắng như tuyết nên rệp dính còn có tên là rệp trắng tuyết hại cam quýt (citrus snow scale); trong khi lớp 127
  14. “áo giáp” của ấu trùng cái có màu xám. Ấu trùng đực dài khoảng 1 mm. Ấu trùng đực chích hút nhựa cây và không di chuyển, chúng chỉ di chuyển sau khi chấm dứt giai đoạn nhộng và trở thành con trưởng thành có cánh Vòng đời của rệp dính cái có 3 giai đoạn gồm trứng, ấu trùng và thành trùng. Trong khi, vòng đời con đực ngoài 3 giai đoạn kể trên còn có thêm giai đoạn tiền nhộng và giai đoạn nhộng. + Rệp sáp Họ Rầy mềm (Aphididae) - Bộ Cánh đều (Homoptera) Trên cam quít có 2 loài rầy mềm gây hại chủ yếu: Toxoptera aurantii và Toxoptera citricidus. * Phân bố. Rầy mềm được ghi nhận xuất hiện ở các quốc gia trồng cam quít trên thế giới như Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Nhật, Sri - Lanka, Trung Quốc, Philippines, châu Úc. * Ký chủ Ngoài cam quít, các loài rầy mềm còn gây hại trên cây chanh, nhưng không quan trọng, trên mãng cầu, mít. Riêng loài Toxoptera aurantii còn có thể sống trên cây cacao, cây thuộc họ bầu ,bí, dưa ... * Đặc điểm hình thái và sinh học + Toxoptera aurantii Boyer de Fonscolombe Thành trùng có 2 dạng như các loài rầy mềm khác: - Dạng có cánh: chân và râu đầu màu vàng nâu hơi nhạt, cuối mỗi đốt màu nâu. Râu đầu 6 đốt, ngắn hơn cơ thể. Cơ thể dài từ 1,44 - 1,80 mm. Vòi chích hút kéo dài đến đốt chậu chân sau. Ống bụng dài màu nâu đến nâu đỏ gần như nâu sẫm. - Dạng không cánh: cơ thể dài từ 1,70 - 1,80 mm, màu nâu đỏ. Râu đầu 6 đốt. + Toxoptera citricidus Kyrkaldy Thành trùng có 2 dạng: - Dạng có cánh: cơ thể từ màu nâu đỏ đến đen, nhưng ngực đậm hơn. Râu đầu ngắn hơn cơ thể, màu nâu đỏ, chân và đoạn cuối của râu màu trắng, các đoạn nối các đốt râu cũng màu trắng. Chiều dài cơ thể từ 1,6 - 2,1 mm, rộng từ 0,8 - 1 mm. Vòi chích hút kéo dài khỏi đốt chậu chân sau, đốt cuối vòi nhọn và hẹp. Các chân màu sậm, riêng đốt chày màu nhạt. Bụng màu nhạt, có nhiều đốm đậm nằm 128
  15. rải rác. Ống bụng dạng trụ màu đậm. - Dạng không cánh: cơ thể màu nâu đỏ, lớn hơn dạng có cánh, chiều dài từ 1,7 - 2,1 mm, rộng từ 1,1 - 1,35 mm. Trên cơ thể có nhiều lông dài và nhiều đốm màu rải rác. Loài này thường đẻ con. Một rầy mềm cái có thể đẻ từ 1 - 16 con trong một ngày và đẻ trên 100 con trong suốt thời gian sống là 12 - 33 ngày. Ấu trùng lột xác 4 lần trong khoảng thời gian từ 4 - 16 ngày tùy điều kiện môi trường và thức ăn. Dạng có cánh phát triển khi mật số nhiều và thức ăn không còn thích hợp và dạng không cánh hình thành khi thức ăn non mềm, điều kiện thời tiết thích hợp. Rầy mềm hoàn thành vòng đời khoảng 3 tuần, nếu điều kiện thích hợp có thể có 12 thế hệ trong một năm. * Tập quán sinh sống và cách gây hại Cả ấu trùng và thành trùng đều gây hại cho cây bằng cách chích hút nhựa lá và cành non làm giảm khả năng tăng trưởng của cây; lá non bị cong và biến dạng. Đồng thời sự gây hại của rầy mềm cũng làm cho trái bị chín sớm và giảm phẩm chất. Ngoài ra phân do rầy mềm thải ra có chứa đường sẽ thu hút nấm đen tới đóng trên thân hay lá sẽ làm giảm khả năng quang hợp của cây. Rầy mềm còn là tác nhân truyền bệnh "Tristeza". Lá bị bệnh “Tristeza" trông rất giống triệu chứng cây bị thiếu dưỡng chất và rễ cây bị suy yếu, tiếp theo là chết các cành non. * Biện pháp phòng trị Rầy mềm có rất nhiều thiên địch. Nếu thiên địch không khống chế được mật số rầy có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu thông dụng để trị; tuy nhiên rầy rất dễ phát triển mật số trở lại vì khả năng sinh sản rất cao và vì vậy nên rầy mềm có thể truyền bệnh từ cây này sang cây khác một cách dễ dàng. g. Các loài rệp sáp Có nhiều loài rệp sáp gây hại cam quít ở đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu gồm các loài sau: + Rệp sáp mềm xanh lục Coccus viridis (Green) (Coccidae, Homoptera) * Phân bố và ký chủ Rệp sáp mềm có diện phân bố khá rộng, đã phát hiện được tại nhiều vùng trồng cam quít trên thế giới. Ở nước ta các vùng trồng cam quít đều có loài này hiện diện và đây là loài gây hại nguy hiểm cho cam quít. 129
  16. Ngoài cam, chanh, quít, bưởi chúng còn có thể phá hại trên ổi và một số loại cây ăn trái khác. * Đặc điểm hình thái và sinh học Rệp cái trưởng thành của loài này có cơ thể hình bầu dục khá đều đặn (gần như đối xứng hai bên), màu xanh lục hơi ngả vàng, hơi dẹp so với các loài rệp sáp khác, dài 3-4 mm. Về phía đầu có hai đốm mắt đen nhỏ. Chân khá phát triển, có thể nhìn thấy từ mặt trên và có thể di chuyển được. Con cái sinh sản mà không cần bắt cặp. Trứng nở bên trong mai sáp mỏng và ấu trùng tuổi 1 có chân để bò đi tìm chỗ cố định, lột xác sang tuổi 2 và sau đó thì trưởng thành. Vòng đời vào khoảng 4-6 tuần lể. * Tập quán sinh sống và cách gây hại Loài này có khả năng di chuyển không những ở thời kì rệp non mới nở mà cả ở giai đoạn chuẩn bị đẻ trứng, nhưng chỉ phát tán một khoảng cách ngắn đến các cành lá gần nơi sinh sống. Chúng tấn công chủ yếu là ở các chồi non, lá non hoặc trái non. Rệp thường được các loài kiến bảo vệ để ăn mật, trong đó có cả kiến vàng. Tài liệu cho biết kiến ăn mật có thể làm hạn chế tỉ lệ chết của ấu trùng tuổi 1 vì nếu mật tích luỹ nhiều quá có thể lây bệnh hoặc dính chân rệp non trong khi di chuyển. + Rệp sáp đỏ Aonidiella aurantii (Maskell) (Diaspedidae, Homoptera) * Phân bố và ký chủ: loài rệp này phân bố khá rộng, đã phát hiện thấy ở châu Mỹ, châu Phi, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. Ở Việt Nam các vùng trồng cam đều thấy chúng xuất hiện. Ngoài cây trong họ cam, quít, loài này còn phá hại trên đu đủ, ổi, trà... * Ký chủ: loài này chủ yếu sống trên cam quít, nhưng tại các nước ôn đới chúng còn có thể sống trên các loại cây như táo, đào, nho và một số loài cây dại khác. * Đặc điểm hình thái và sinh học Thành trùng cái không cánh, thân tròn màu đỏ, đường kính độ 1,8-2 mm, cơ thể được phủ bằng mai sáp mỏng nhưng hoàn chỉnh và gắn chặt trên thân cây, nhánh hoặc trên các cành cây nhỏ. Thành trùng đực có cánh và có thể bay đi tìm thành trùng cái để bắt cặp. Sau khi bắt cặp, con cái đẻ thẳng ra từ 100-150 con non theo tần suất 2-3 con/ngày, có chân để bò đi tìm nơi định cư. Thời gian sống của thành trùng từ 6 - 130
  17. 8 tuần tùy điều kiện sống. Sau khi tìm được nơi thích hợp ấu trùng tuổi 1 bắt đầu chích hút và tiết ra một mai sáp nhỏ, tròn, màu trắng. Sang tuổi 2 trở đi chúng có màu đỏ. Sự phát triển của phái tính có thể xác định được qua hình dạng và kích thước của mai sáp: sau tuổi 2 thì mai sáp của con đực có hình bầu dục trong khi của con cái thì hình tròn. Con đực trải qua giai đoạn tiền-nhộng và nhộng trong mai sáp rồi vũ hoá thành con đực có cánh. Con đực bị quyến rũ bởi con cái bằng pheromone và chết sau khi bắt cặp. * Tập quán sinh sống và cách gây hại Cả thành trùng và ấu trùng đều chích hút nhựa cây hoặc cành làm cho cành bị khô, cây nhỏ bị chết dễ dàng. Rệp còn tiết phân có chứa chất đường bám quanh thân hay cành làm cản trở quang hợp, cây phát triển kém. + Rệp sáp tím Lepidosaphes beckii (Newman) (Diaspididae, Homoptera) * Ký chủ: đa ký chủ: xoài, ổi, nhãn, bơ.. * Đặc tính sinh học Vỏ sáp có hình dấu phẩy, dài 3-4mm và màu tím, cơ thể rệp dưới vỏ sáp dài, màu trắng đục. Mai sáp của con đực ngắn, hẹp và màu lợt hơn. Mai sáp của loài này giống với Unasbis citri (Comstock), được gọi là rệp sáp trắng tuyết (snow scale), nhưng lớn hơn và màu của con kia nâu đậm. Cũng như các loài rệp sáp khác, con đực có cánh và tìm đến bắt cặp với con cái nhờ pheromone. Sau khi bắt cặp, một rệp cái đẻ từ 50 - 100 trứng ở dưới mai sáp. Trứng màu trắng đục, thời gian ủ trứng thay đổi tùy thời tiết, trời nắng nóng có thể khoảng 2 tuần, trời lạnh ở vùgn ôn đới có thể đến 1 hoặc 2 tháng. Ấu trùng khi nở ra thường di chuyển tìm nơi thích hợp để định cư tạo vỏ sáp mới. Vòng đời vào khoảng 6-8 tuần. * Khả năng gây hại Rệp tấn công mọi bộ phận của cây. Chúng thường ở rải rác cách xa nhau, chỉ tập trung ở nơi hai trái dính chùm lại. + Rầy bông (rệp sáp giả) Planococcus citri (Risso) Họ Pseudococcidae - Bộ cánh đều (Homoptera) Thành trùng hình thon, dài khoảng 3 mm, màu vàng nhạt đến vàng cam với 131
  18. 18 đôi tua sáp 2 bên hông và 1 đôi phía sau đuôi. Chất sáp chỉ bao phủ phần lưng của cơ thể. Một rệp cái đẻ từ 300 - 500 trứng. Trứng màu vàng, nằm trong 1 túi do rệp cái tiết ra. Trứng được đẻ trên trái, lá hay chỗ nứt của vỏ. Thời gian ủ trứng từ 3 - 6 ngày. Rệp gây hại bằng cách chích hút phần non cũa cây. Phân của rệp thu hút nấm đen tơi bám quanh nơi rệp định cứ làm ảnh hưởng đến quang hợp. + Rệp dính Unaspis citri (Comstock) Bộ Homoptera - Họ Diaspididae * Phân bố Rệp dính có nguồn gốc từ châu Á nhưng hiện nay chúng xuất hiện và gây hại tại nhiều vùng trồng cây có múi trên thế giới thuộc châu Á, châu Úc, châu Phi, Trung và Nam Mỹ. Tại Việt Nam rệp dính xuất hiện từ năm 1962, tuy nhiên chúng chỉ thành dịch hại phổ biến và quan trọng trong vài năm gần đây. * Ký chủ Ký chủ chính của rệp dính là các loại cây có múi như cam, quýt, bưởi, chanh,… Tuy nhiên, rệp dính còn gây hại trên nhiều loại cây trồng khác như mít, khóm, mãng cầu xiêm. Tại đồng bằng sông Cửu Long rệp dính cũng xuất hiện trên dừa, ổi, xoài, thiên tuế. * Triệu chứng gây hại Trên cây có múi, rệp dính thường xuất hiện thành từng đám màu trắng, chúng thường tấn công trên thân chính và các nhánh của cây. Mật số rệp dính cao và xảy ra trong thời gian dài làm vỏ thân cây bị khô nứt, vết nứt mở đường cho các dịch hại khác xâm nhập và gây hại cây. Sự tấn công của rệp dính làm giảm khả năng sinh trưởng, phát triển của cây. Trường hợp rệp gây hại nặng trên các nhánh nhỏ hoặc cây còn nhỏ có thể làm lá vàng và rụng đi khiến nhánh hoặc cả cây bị chết. Rệp dính cũng tấn công và gây hại trên lá và trái khi mật số cao, làm giảm năng suất và chất lượng trái. Phân của chúng thải ra chứa nhiều dưỡng chất, nhất là đường, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển trên thân, lá. Rệp dính còn truyền bệnh virus trên cây cam quýt. * Đặc điểm hình thái và sinh học Trưởng thành đực và cái của rệp dính có hình dạng và màu sắc khác nhau. Con cái có hình dạng như vỏ con trai, dài 1,5 – 2,25 mm; thân bên ngoài có màu nâu tím đến đen với viền màu xám rất giống với màu của thân cây; bên dưới lớp “áo giáp” cơ thể rệp dinh cái có màu kem đến màu cam sáng. Con đực trưởng thành có cánh, thân màu vàng sáng; có 10 râu dài, nhỏ; 04 đốm mắt màu tím đen 132
  19. và không có miệng. Rệp dính trưởng thành không ăn và hoạt động chính của chúng là tìm đối tượng để bắt cặp. Trứng của rệp dính có hình trái xoan, màu vàng sáng và dài khoảng 0,3 mm. Trứng được đẻ rời từng trái và được che chở, bảo vệ bởi thân của con mẹ. Trứng nở sau khi đẻ khoảng 30 phút đến 3 giờ. Con cái chỉ tiếp tục đẻ trở lại khi lứa trứng trước đó đã nở. Một con cái có thể đẻ đến 150 trứng trong thời kỳ đẻ trứng kéo dài từ 2 – 3 tháng. Ấu trùng từ tuổi 2, rệp dính bắt đầu phân biệt về giới tính và lớp “áo giáp” bằng sáp xuất hiện. “Áo giáp” của ấu trùng đực có màu trắng như tuyết nên rệp dính còn có tên là rệp trắng tuyết hại cam quýt (citrus snow scale); trong khi lớp “áo giáp” của ấu trùng cái có màu xám. Ấu trùng đực dài khoảng 1 mm. Ấu trùng đực chích hút nhựa cây và không di chuyển, chúng chỉ di chuyển sau khi chấm dứt giai đoạn nhộng và trở thành con trưởng thành có cánh Vòng đời của rệp dính cái có 3 giai đoạn gồm trứng, ấu trùng và thành trùng. Trong khi, vòng đời con đực ngoài 3 giai đoạn kể trên còn có thêm giai đoạn tiền nhộng và giai đoạn nhộng. g. Ngài chích hút Họ Ngài đêm (Noctuidae) - Bộ Cánh vảy (Lepidoptera) Ở đồng bằng sông Cửu Long thường gặp các loài sau đây: - Ophideres fullonia Clerck, còn có tên là Othreis fullonia Clerck - Eudocima dividens Cramer, còn có tên là Eudocima salaminia Cramer - Artena dotata Fabricius, còn có tên là Lagoptera dotata Fabricius - Anua coronata Fabricius, còn có tên là Ophiusa coronata Fabricius * Phân bố: các loài ngài này ghi nhận gây hại quan trọng ở hầu hết các quốc gia trồng cam quít trên thế giới. * Ký chủ: ấu trùng chỉ ăn phá cây dại, chỉ có thành trùng tấn công trên trái các loại cây như cam, táo, đào, nho, dứa, chuối. * Đặc điểm hình thái và sinh học + Loài Ophideres fullonia Clerck, còn có tên là Othreis fullonia Clerck Ngài có chiều dài thân từ 30 - 35 mm, sải cánh rộng từ 80 - 100 mm. Cánh trước màu nâu với những đốm, vệt nhiều màu, giữa cạnh sau của cánh có 1 mảng màu vàng, từ cạnh ngoài cánh có 1 đốm hình chữ C to màu đen. Vòi chích hút màu đen, chóp nhọn, hóa cứng, có nhiều ngạnh gai và lông cứng dọc đến khoảng 1/3 chiều dài của vòi. Đầu và ngực màu nâu. Râu môi dưới màu nâu, đỉnh đốt râu 133
  20. thứ ba màu xanh lam. Chân màu nâu, đốt chày chân giữa không có gai và phủ nhiều lông rất dài. Một bướm cái đẻ từ 200 - 300 trứng. Trứng có dạng hình cầu, đường kính khoảng 1 mm, trong suốt. Thời gian ủ trứng tùy điều kiện ngoại cảnh, có thể từ 2 - 3 ngày hoặc 8 - 10 ngày và đôi khi đến 14 hay 15 ngày. Sâu màu nâu hơi ửng đỏ, chân màu đỏ; từ đốt thứ 3 đến đốt thứ 8 trên mặt lưng màu nâu. Đốt thứ 8 nổi lên cao, hai bên sườn có đốm màu vàng. Sâu có 5 tuổi phát triển từ 4 - 5 tuần. Sâu thường làm nhộng trong đất hoặc trên cây bằng cách kéo các lá lại và sống bên trong. Nhộng phát triển từ 10 - 15 ngày. + Loài Eudocima lividens Fabricius còn có tên là Eudocima salaminia Cramer Ngài có chiều dài thân từ 30 - 35 mm, sải cánh rộng từ 75 - 85 mm. Cánh trước màu nâu nhạt, có một đường cong từ đỉnh xiên vào bên trong cánh đến gốc cạnh sau tạo thành một mảng hình tam giác màu nâu tím, cạnh ngoài cánh màu nâu nhạt, phần phía trong màu trắng. Cánh sau màu vàng mơ, từ cạnh ngoài trở vào chiếm 1/3 cánh là một mảng màu đen, gần giữa cánh có đốm đen hình cung. Vòi hút có cấu tạo tương tự như loài Ophideres fullonia. Đầu và ngực màu nâu, bụng màu vàng mơ. Trứng tròn, đường kính 1 mm, màu xanh nhạt khi mới đẻ và chuyển dần sang màu vàng sậm khi sắp nở, thời gian ủ trứng khoảng 3 ngày. Sâu non màu nâu tối, trên thân có nhiều điểm trắng. Hai bên hông của đốt bụng thứ nhất đến thứ ba có nhiều điểm màu vàng, 2 bên hông đốt bụng thứ 2 và 3 có đốm hình mắt, chính giữa trắng, chung quanh màu đỏ đen. Đốt bụng thứ 8 nổi cao lên, mặt lưng màu hồng. Sâu non có 6 tuổi. - Tuổi 1: mình sâu màu xanh nhạt, dần dần chuyển sang màu xanh đậm ở cuối tuổi, kích thước từ 4 - 8 mm. - Tuổi 2: cơ thể sâu chuyển hoàn toàn thành màu nâu đậm, có 2 chấm tròn trắng trên lưng và 4 chấm nhỏ màu đen ở hai bên hông, dài từ 9 - 15 mm. - Tuổi 3: màu cơ thể sâu vẫn như ở tuổi 2 nhưng 2 chấm tròn màu trắng trên lưng kéo dài hơn thành hình vành khuyên và 4 chấm nhỏ đen bên hông lớn dần cùng với tuổi sâu. Kích thước cơ thể từ 12 - 24 mm. - Từ tuổi 4 đến tuổi 6: sâu có màu nâu tối, có các chấm nhỏ nằm rải rác trên thân, các chấm này dần dần rõ hơn; đến cuối tuổi 6, các chấm này có màu trắng hơi xanh, đồng thời 2 chấm trắng trên lưng lớn dần và có màu nâu đỏ vào giai 134
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2