Giáo trình Công tác xã hội (Nghề: Pháp luật - Trung cấp) - Trường Trung cấp Trường Sơn, Đắk Lắk
lượt xem 3
download
Giáo trình Công tác xã hội (Nghề: Pháp luật - Trung cấp) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm những kiến thức cơ bản về tâm lý, quan hệ nhóm, hành vi, mục tiêu, mô hình và các hình thức thực hiện công tác xã hội...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Công tác xã hội (Nghề: Pháp luật - Trung cấp) - Trường Trung cấp Trường Sơn, Đắk Lắk
- SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BNH VÀ XÃ HỘI ĐẮK LẮK TRƯỜNG TRUNG CẤP TRƯỜNG SƠN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CÔNG TÁC XÃ HỘI NGÀNH/NGHỀ: PHÁP LUẬT TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số:140/QĐ-TCTS ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường trung cấp Trường Sơn Đắk Lắk, năm 2022
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Giới thiệu xuất xứ của giáo trình, quá trình biên soạn, mối quan hệ của giáo trình với chương trình đào tạo và cấu trúc chung của giáo trình. Lời cảm ơn của các cơ quan liên quan, các đơn vị và cá nhân đã tham gia. Đắk Lắk, ngày 02 tháng 8 năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Đỗ Thị Liên - Chủ biên 2. Vũ Thị Vân Anh
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 3 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN ............................................................................. 6 BÀI 1: LÝ THUYẾT VÀ LÝ THUYẾT CÔNG TÁC XÃ HỘI .................................... 7 1. Vai trò của lý thuyết công tác xã hội đối với các hoạt động thực hành ......................7 2. Cấu trúc của lý thuyết công tác xã hội ......................................................................14 3. Phân tích các lý thuyết công tác xã hội .....................................................................16 3.1. Tâm lý động học: ....................................................................................................16 3.3. Nhận thức hành vi: .................................................................................................21 BÀI 2 : MỘT SỐ LÝ THUYẾT CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI ...................... 26 1. Lý thuyết động học tâm lý .........................................................................................26 1.1. Những nội dung chính của thuyết động học tâm lý ...............................................26 1.2. Bản chất của thuyết tâm lý động học......................................................................30 1.3. Quan điểm Woods và Hollis về Trị liệu tâm lý học xã hội ....................................30 1.4. Áp dụng mô hình tâm lý động học trong công tác xã hội ......................................35 2. Can thiệp xung đột và những mô hình lấy nhiệm vụ làm trung tâm .........................39 2.1.Các quan điểm khác nhau về can thiệp xung đột và mô hình lấy nhiệm vụ làm trung tâm ........................................................................................................................39 2.2. Can thiệp xung đột và mô hình lấy nhiệm vụ làm trung tâm là gì .........................42 2.3. Bản chất của hai luận điểm lý thuyết này ...............................................................48 2.4. Quan điểm can thiệp khủng hoảng của Naomi Golan ............................................50 2.5. Quan điểm lấy nhiệm vụ trung tâm của Reid và Epstein .......................................56 3. Lý thuyết về hành vi-nhận thức trong công tác xã hội ..............................................63 3.1.Các quan điểm về thuyết hành vi-nhận thức ...........................................................63 3.2. Mối quan hệ của lý thuyết này với các lý thuyết khác trong công tác xã hội ........66 3.3. Bản chất của thuyết hành vi-nhận thức ..................................................................70 3.4. Mô hình trị liệu hành vi nhận thức của Sheldon ....................................................71 3.5. Áp dụng lý thuyết này trong các mô hình tác động với nhóm và cộng đồng .........78 4. Lý thuyết hệ thống và sinh thái học...........................................................................81 4.1. Lý thuyết hệ thống và lý thuyết sinh thái học là gì ................................................82 4.2. Mối quan hệ của các lý thuyết này đối với các quan điểm lý luận khác ................82 4.3. Bản chất và đặc điểm của thuyết hệ thống .............................................................85 4.4. Ứng dụng thuyết hệ thống và hệ thống sinh thái học trong thực hành công tác xã hội (quan điểm của Pincus và Minahan) .......................................................................88 5. Các quan điểm về mô hình giao tiếp và tâm lý học xã hội........................................99 5.1.Những quan niệm chung .........................................................................................99 5.2. Bản chất của quan điểm về mô hình giao tiếp và tâm lý học xã hội ......................99
- 5.3. Áp dụng lý thuyết về giao tiếp trong công tác xã hội...........................................100 6. Các luận điểm nhân văn và hiện sinh ......................................................................103 6.1. Những quan niệm chung ......................................................................................103 6.2. Bản chất của luận điểm nhân văn và hiện sinh.....................................................107 6.3. Ảnh hưởng của thuyết nhân văn đến công tác xã hội ...........................................144 7. Lý thuyết về phát triển cộng đồng và phát triển xã hội ...........................................144 7.1.Những quan niệm chung .......................................................................................144 7.2. Bản chất của phát triển cộng đồng và xã hội ........................................................144 7.3. Những quan điểm mới về phát triển xã hội ..........................................................144 7.4. Quan điểm của Midgley về phát triển xã hội .......................................................144 7.5. Quan điểm của Midgley về phát triển xã hội .......................................................144 8. Quan điểm cấp tiến và Mác xít ................................................................................144 8.1. Những vấn đề chung và bản chất của công tác xã hội cấp tiến ............................144 8.2. Các quan điểm Mác xít về công tác xã hội ...........................................................144 8.3. Quan điểm của Mullay về công tác xã hội cấu trúc .............................................144 8.4. Quan điểm của Fook về công tác xã hội cấp tiến .................................................144 9. Quan điểm về trao quyền và biện hộ .......................................................................144 9.1. Những quan niệm chung về trao quyền và biện hộ ..............................................144 9.2. Bản chất của lý luận trao quyền và biện hộ trong công tác xã hội .......................144 9.3. Quan điểm của Babara Salomon về vấn đề trao quyền ........................................144 9.4. Quan điểm của Mullender và Ward về biện hộ và xây dựng công tác xã hội nhóm tự định hướng...............................................................................................................144
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên môn học: CÔNG TÁC XÃ HỘI Mã số môn học: MH13 VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC: - Vị trí: Là môn khoa học cơ sở trong nội dung chương trình đào tạo của nghề pháp luật. - Tính chất: Là môn khoa học xã hội, học sinh sẽ được tiếp cận với nội dung kiến thức cơ bản về công tác xã hội. MỤC TIÊU MÔN HỌC: - Kiến thức: + Nắm những kiến thức cơ bản về tâm lý, quan hệ nhóm, hành vi, mục tiêu, mô hình và các hình thức thực hiện công tác xã hội... - Kỹ năng: + Vận dụng các kỹ năng thuyết trình, phân tích, tổng hợp đánh giá... - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Xây dựng quan hệ tốt đẹp trong quan hệ xã hội, tôn trọng mọi người, có ý thức..... NỘI DUNG MÔN HỌC:
- BÀI 1: LÝ THUYẾT VÀ LÝ THUYẾT CÔNG TÁC XÃ HỘI Giới thiệu: Công tác xã hội ở Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh cả về số lượng các trường đào tạo, số lượng sinh viên tham gia học tập, các định hướng và mô hình thực hành, cũng như có sự đầu tư mạnh mẽ của nhà nước, và mối quan tâm của xã hội Mục tiêu: - Nắm bắt vai trò, cấu trúc của lý thuyết công tác xã hội Nội dung chính: 1. Vai trò của lý thuyết công tác xã hội đối với các hoạt động thực hành * Lý thuyết : Là hệ thống các quan điểm trợ giúp lý giải các vấn đề xảy ra theo một hình thức gì đó; và để dự đoán kết quả kéo theo. Lý thuyết được dựa trên các bằng cứ và quá trình lập luận chứ không phải được chứng minh qua kết luận Là nổ lực đi vào lý giải một mô hình hiểu, hệ thống các quan điểm giúp chúng ta hiểu tốt hơn về một tình huống cụ thể. *Lý thuyết công tác xã hội: *Công tác xã hội: Chúng ta từng nghe nhiều về khái niệm “Công tác xã hội”, nhất là những năm gần đây khi ngành Công tác xã hội trở thành 1 ngành nghề có vị trí quan trọng và được chú ý nhiều trong xã hội cũng như nền kinh tế. Nhưng thực chất, Công tác xã hội là gì ? Công tác xã hội là 1 ngành nghề với sứ mạng giúp đỡ, hỗ trợ, chăm sóc những người không may mắn, có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong cộng đồng, nhằm giúp họ hòa nhập và có cuộc sống tốt hơn. Những người này có thể là người khuyết tật, người nghèo, những người không có khả năng tự chăm sóc, tự vệ, những người mắc bệnh nan y, hoặc những nạn nhân của các biến cố chính trị, xã hội hoặc thiên tai … Hoạt động công tác xã hội vì vậy hiện diện ở khắp nơi trên thế giới, ở bất kỳ đâu có những người cần được giúp đỡ, ở đó có mặt của các tổ chức công tác xã hội. Chúng ta rất dễ bắt gặp các nhân viên CTXH tại các trung tâm hỗ trợ người khuyết tật, các vùng dân cư hẻo lánh, tại những đất nước nghèo như châu Phi, tại những nơi xảy ra chiến tranh, hay tại những vùng xảy ra động đất, sóng thần như Nhật Bản, Phillipin … Những chuyên viên và các tổ chức Công tác xã hội xuất hiện ở bất kỳ nơi nào gặp khó khăn, họ như những thiên thần mang sứ mạng hàn gắn những rạn nứt của xã hội, hướng tới 1 thế giới công bằng, nhân ái và nhân văn hơn. Ngành Công tác xã hội cung cấp những kiến thức, kỹ năng chuyên môn nhằm giải quyết các vấn đề xã hội như: tình trạng sức khoẻ tâm thần, dịch bệnh, dịch chuyển về kinh tế và văn hoá, thay đổi nghề nghiệp, đói nghèo, thiên tai, *Lý thuyết công tác xã hội Các lý thuyết về công tác xã hội đóng vai trò là nền tảng cho việc thực hành công tác xã hội thông qua việc giải thích và dự đoán về hành vi của con người và cấu trúc xã hội. Nhiệm vụ lý thuyết của CTXH là mô tả và lý giải hành vi, các vấn đề hình thành và phát triển của con người thông qua nền tảng lý luận từ sinh học, xã hội học,
- kinh tế, văn hóa, nhân học... Hệ thống các lý thuyết sử dụng trong hoạt động Công tác xã hội có thể được chia thành các nhóm: (1) Lý thuyết nền tảng; (2) Lý thuyết tập trung vào cá nhân; (3) Lý thuyết tập trung vào nhóm và (4) Lý thuyết tập trung vào cộng đồng, xã hội. Một số lý thuyết, quan điểm được áp dụng trong thực hành công tác xã hội là: Quan điểm con người trong môi trường (PIE perspective) Quan điểm thế mạnh (Strengths perspective) Quan điểm nữ quyền (Feminist perspective) Thuyết sinh thái (Ecological Systems Theory) - Urie Bronfenbrenner Thuyết hệ thống gia đình (Family Systems Theory) Thuyết học tập xã hội (Social Learning Theory) Thuyết hành vi (Behavioral Theory) B.F.Skinner; Ivan Pavlov Thuyết nhận thức – hành vi (Cognitive-Behavioral Theory) - Alfred adler; Jean Piaget Thuyết năng động tâm lý (Psychodynamic Theory) Sigmund Freud, Erick Erickson Thuyết phát triển tâm lý xã hội (Psychosocial Development Theory) Thuyết gắn bó (Attachment Theory) Thuyết con người là trung tâm (Person-Centered Theory) Thuyết trao đổi xã hội (Social Exchange Theory) Thuyết năng động nhóm (Group Dynamics Theory) Thuyết xung đột (Conflict Theory) Thuyết tăng quyền (Empowerment Theory) Mô hình giải quyết vấn đề (Problem Solving Model) Mô hình nhiệm vụ trọng tâm (Task-Centered Model) Mô hình tập trung vào giải pháp (Solution-Focused Model) Mô hình can thiệp khủng hoảng (Crisis Intervention Model) - Kathleen Ell; B.Gilliland & R.James; L.G& H.J.Parad... Một số lý thuyết cụ thể được áp dụng trong CTXH Thuyết xung đột (Conflict Theory): Xung đột có nghĩa là mâu thuan (giữa các bên, các ý kiến, thế lực). Lí thuyết xung đột được đề xuất bởi Karl Marx, cho rằng xã hội đang ở trong tình trạng xung đột liên tục vì cạnh tranh về nguồn lực hạn chế. Nó cho rằng trật tự xã hội được duy trì bởi sự thống trị và quyền lực, thay vì sự đồng thuận và phù hợp. Theo lí thuyết xung đột, những người có sự giàu có và quyền lực cố gắng giữ lấy nó bằng mọi cách có thể, chủ yếu bằng cách đàn áp người nghèo và sự bất lực. Một tiền đề cơ bản của lí thuyết xung đột là các cá nhân và các nhóm trong xã hội sẽ làm việc để tối đa hóa lợi ích của chính họ. Nguyên nhân mâu thuan có thể từ những vấn đề khác nhau nhất trong đời sống, chang hạn xung đột về vật chất, các giá trị và phương châm sống, về quyền lực, về
- những khác biệt địa vị- vai trò trong cơ cấu xã hội, về những khác biệt cá nhân. Như vậy, xung đột bao trùm lên tất cả mọi phạm vi hoạt động sống con người, toàn bộ mọi quan hệ xã hội, sự tương tác xã hội. Xung đột thực chất là một trong số những kiểu tác động xã hội mà chủ thể và người tham gia trong đó là các cá thể đơn lẻ, các tập đoàn, các tổ chức xã hội. Cơ sở của những xung đột là những mâu thuan chủ quan-khách quan. Mâu thuan có thể tồn tại trong một thời gian tương đối dài và không chuyển hóa thành xung đột. Vì vậy cần nói thêm rằng, cơ sở của những xung đột chỉ là những mâu thuan mà nguyên nhân của chúng là sự bất tương đồng về lợi ích, nhu cầu và giá trị. Những mâu thuan như vậy thông thường chuyển thành cuộc đấu tranh công khai giữa các bên, thành đối đầu trực tiếp. Trong công tác xã hội cần xem xét vấn đề mâu thuan của các đối tượng bắt đầu từ điều gì, mức độ mâu thuan ra sao để tìm cách can thiệp, giải quyết. Lý thuyết hệ thống gia đình (Family Systems Theory): Lý thuyết hệ thống gia đình được phát triển vào giữa những năm 1950, trong khi bác sĩ tâm thần người Mỹ Murray Bowen đang làm việc tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia. Dựa trên kiến thức của mình về mô hình gia đình và lý thuyết hệ thống, Bowen tin rằng tính cách, cảm xúc và hành vi của những cá nhân trưởng thành có thể được bắt nguồn từ cáctương tác trong gia đình của họ. Ông khang, gia đình là một đơn vị tình cảm và do đó có thể đóng một vai trò hình thành trong sự phát triển, do vậy, khi một thân chủ có vấnđề thì cần tìm hiểu vấn đề gia đình để tương tác, trị liệu gia đình. Chủ nghĩa hành vi và lý thuyết hành vi (Behaviorism and Behavioral Theory) Theo chủ nghĩa hành vi, tất cả các hành vi được thu nhận thông qua điều kiện hóa. Bằng cách thêm vào một kích thích có điều kiện trước một kích thích không điều kiện dan đến một phản ứng không điều kiện, kích thích có điều kiện sẽ dan đến một phản ứng có điều kiện mới. Trong thí nghiệm nổi tiếng của mình, nhà tâm lý học người Nga Ivan Pavlov đã thực nghiệm trên chó, chó tiết nước bọt khi phát ra âm thanh của máy đếm nhịp. Bằng cách liên tục đưa vào máy đếm nhịp trước giờ cho ăn, ông nhận thấy rằng chỉ riêng âm thanh sẽ dan đến tiết nước bọt - dự đoán thời gian cho ăn.Tương tự như vậy, con người có thể được điều kiện để phản ứng với các kích thích cụ thể. Ví dụ, một đứa trẻ có thể làm việc chăm chỉ hơn ở trường nếu chúng được hứa thưởng khi nhận được điểm cao. Lý thuyết học tập xã hội (Social Learning Theory) Lý thuyết học tập xã hội được phát triển bởi nhà tâm lý học Albert Bandura có ảnh hưởng của Đại học Stanford. Năm 1961, Bandura tiến hành thí nghiệm được biết đến rộng rãi nhất của mình: nghiên cứu búp bê Bobo. Trong thí nghiệm này, trẻ em xem một người lớn hét vào mặt và đánh một con búp bê Bobo trên tivi. Cuối cùng ngày hôm đó, bọn trẻ được để chơi trong căn phòng có chứa một con búp bê Bobo - và những người đã xem bộ phim có nhiều khả năng sẽ hành hạ con búp bê, bắt chước hành vi mà chúng đã tiếp xúc trước đó. Kết quả là, lý thuyết học tập xã hội đặt ra rằng việc học tập xảy ra thông qua quan sát và bắt chước. Mô hình giải quyết vấn đề (Problem Solving Model) Được đề xuất bởi Helen Harris Perlman trong cuốn sách Phân tầng xã hội: Quá trình giải quyết vấn đề, mô hình giải quyết vấn đề. Theo The University of Trường Quản trị Dịch vụ Xã hội Chicago. Sử dụng mô hình này, nhân viên xã hội được tuyển
- dụng để giải quyết một mối quan tâm của khách hàng cần được giải quyết, vào bất kỳ thời điểm nào. Điều này cho phép việc trị liệu cho khách hàng dễ quản lý hơn. Mô hình can thiệp khủng hoảng (Crisis Intervention Model) Can thiệp khủng hoảng bao gồm bảy giai đoạn: đánh giá mức độ an toàn và khả năng gây ảnh hưởng đến người khác nguy hiểm nhất, xây dựng mối quan hệ, xác định vấn đề, giải quyết cảm xúc, đưa ra các giải pháp thay thế, phát triển kế hoạch hành động và theo dõi. Mô hình thực hành công tác xã hội này được sử dụng khi ai đó đang trải qua một cuộc khủng hoảng cấp tính - và thường được sử dụng với những khách hàng đang có ý định tự tử. Thực hành lấy nhiệm vụ làm trung tâm (Task-Centered Practice) Bắt đầu từ Trường Quản trị Dịch vụ Xã hội của Đại học Chicago, thực hành lấy nhiệm vụ làm trung tâm là một quy trình bốn bước đào tạo các nhân viên xã hội làm việc với khách hàng trong việc thiết lập các mục tiêu cụ thể và có thể đạt được dựa trên mối quan tâm của họ đối với liệu pháp. Thông qua mô hình này, nhân viên xã hội trao quyền cho khách hàng trong việc điều khiển liệu pháp của họ bằng cách hỏi họ muốn làm gì nhất để giải quyết các vấn đề của họ. Liệu pháp Tập trung vào Giải pháp (Solution-Focused Therapy) Liệu pháp tập trung vào giải pháp đã được phát triển không cần thiết, như một lý thuyết ngắn gọn, trong một cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần ngoại trú nội thành bởi Steve de Shazer, Insoo Kim Berg và các đồng nghiệp của họ. Cách tiếp cận này tập trung vào việc tìm kiếm các giải pháp trong quá khứ, cho hiện tại - với hy vọng đạt được giải quyết vấn đề nhanh hơn. Nhân viên xã hội có thể sử dụng lý thuyết này khi tập trung nhiều hơn vào hiện tại và tương lai, hỏi những câu hỏi như “Bạn sẽ làm gì vào cuối tuần này để ho trợ các mục tiêu trị liệu của bạn?”... *Mối quan hệ giữa công tác xã hội với các khoa học khác - Công tác xã hội với phúc lợi xã hội: Phúc lợi xã hội bao hàm Công tác xã hội. Hầu như tất cả các nhân viên công tác xã hội làm việc trong lĩnh vực phúc lợi xã hội. Cả hai khái niệm chủ yếu được liên hệ với nhau ở cấp độ thực hành. Tuy nhiên, có nhiều cá nhân có nghề nghiệp khác làm việc trong lĩnh vực phúc lợi xã hội. Những nhà chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ phúc lợi xã hội bao gồm các luật sư (ví dụ cung cấp các dịch vụ pháp lý cho người nghèo); các nhà quy hoạch đô thị trong các cơ sở xây dựng kế hoạch xã hội; các bác sỹ trong các cơ sở y tế công cộng; các giáo viên trong các trung tâm, cơ sở xã hội trợ giúp những người có vấn đề về tâm lý, các nhà tâm lý, các y tá và các nhà trị liệu trong các bệnh viện tâm thần; các nhà chuyên gia về tâm thần học trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần. Phúc lợi xã hội liên quan các lĩnh vực khác như gia đình, giáo dục, tôn giáo, chính trị. Một trong các chức năng của gia đình là sinh sản và chăm sóc con cái. Phúc lợi xã hội ho trợ các gia đình bằng việc cung cấp các dịch vụ như tham vấn, chăm sóc ban ngày, chăm sóc con nuôi, nhận làm con nuôi. Một số khóa học có cả khía cạnh giáo dục và khía cạnh phúc lợi xã hội; ví dụ khóa học về khoa học xã hội và tự nhiên cung cấp các kinh nghiệm hòa nhập xã hội và là quan trọng đối với sự phát triển về xã hội của lớp trẻ.
- Tôn giáo cũng đã từ lâu quan tâm đến chất lượng sống của con người và đã cung cấp các dịch vụ phúc lợi xã hội như tham vấn, ho trợ tài chính, chăm sóc ban ngày và nghỉ ngơi giải trí. Sơ đồ 1.4: Sự tham gia của các nhà chuyên môn ở lĩnh vực ngành nghề khác nhauvào hệ thống an sinh xã hội (Chalse Zastow, 1990) - Công tác xã hội và hoạt động từ thiện Công tác xã hội và từ thiện có mối quan hệ mật thiết với nhau. Công tác xã hội và hoạt động từ thiện đều hướng tới trợ giúp con người giải quyết vấn đề. Công tác xã hội và hoạt động từ thiện đều là những hoạt động nhân đạo với mục đích giúp những người trong hoàn cảnh khó khăn có cơ hội vươn lên và hoà nhập cộng đồng. Cũng chính vì đặc điểm này nên từ lâu người ta thường nghĩ Công tác xã hội là những hoạt động xã hội mang tính từ thiện. Song như đã phân tích ở trên, Công tác xã hội không phải là hoạt động từ thiện mà đó là một nghề, một hoạt động mang tính chuyên nghiệp. Chỉ những người qua đào tạo mới có khả năng thực hiện các nhiệm vụ của Công tác xãhội có hiệu quả. Mặc dù nguồn gốc của hoạt động trợ giúp trong Công tác xã hội xuất phát từ các hoạt động từ thiện. Những tổ chức từ thiện ở nhiều nước đặc biệt là ở Mỹ và Anh vào những thời kỳ thế kỷ XVI-XVII đều được xem là cái nôi của hoạt động Công tác xã hội chuyên nghiệp ngày nay. Nhiều hoạt động ban đầu của Công tác xã hội vào giai đoạn 1850 - 1865, các nhà lãnh đạo của các Uỷ ban như Uỷ ban từ thiện quốc gia, Uỷ ban từ thiện cộng đồng đã vận dụng các triết lý khoa học được xem như “khoa học từ thiện” để quản lý và tổ chức hoạt động trợ giúp vào thời kỳ đó. Tuy nhiên giữa Công tác xã hội và hoạt động từ thiện có sự khác biệt ở một số khía cạnh về mục đích, về phương pháp về tính chất mối quan hệ giữa người trợ giúp và thân chủ, về yêu cầu chuyên môn của người thực thi nhiệm vụ trợ giúp cũng như kết quả của sự giúp đỡ.
- Bảng 1.1. Sự giống và khác nhau giữa công tác xã hội và hoạt động từ thiện GIỐNG NHAU Hai hoạt động cùng có những khía cạnh giống nhau đó là xuất phát từ lòng nhân đạo, lòng thương người và cùng giúp những người trong hoàn những cảnh đặc biệt khó khăn. KHÁC NHAU Công tác xã hội Hoạt động từ thiện - Xuất phát từ quan niệm cho rằng - Xuất phát từ cá nhân, từ nhu đây là một nghề phi lợi nhuận nên cầu tâm lý muốn tự khang định, Về động cơ ở đây đối tượng vàlợi ích của họ bù đắp, muốn tạo uy tín, chính là mối - Tôn giáo (để đức cho con, quan tâm hàng đầu duy nhất cứu roi linh hồn...) - Cá nhân: thỏa mãn nhu cầu tâm lý (tựkhang định, tự bù đắp...) - Tạo uy tín cho tập thể, cho cá nhân. - Che dấu ý đồ riêng tư Giúp đối tượng có vấn đề phát huy Phân phối viện trợ của một tiềm năng của chính họ để họ tự cá nhânhay tổ chức nào đó, đấy Về mục đích vươn lên. Ở đây, vấn đề của đối là một hoạt động thường để giải tượng sẽ đượcgiải quyết tận gốc quyết những vấn đề mang tính và toàn diện. cấp bách. Vận động sự đóng góp của Dựa vào những kiến thức, kĩ năng, người khác kinh nghiệm đã học được từ trường - Phân phối vật chất quyên Về phươngpháp lớp và từ thựctiễn, mà nhân viên góp đượchay hàng hóa viện trợ công tác xãhội thực thi để giúp đỡ đến đối tượng đối tượng. - Mang hình thức ban phát
- - Nhất thời, có khi không có - Là mối quan hệ nghề nghiệp mối quanhệ nào. Về mối quan hệ - Mang tính chất bình đang.Tôn - Từ trên xuống trọng lan nhau - Thái độ ban ơn, kẻ cả - Chủ động Tìm hiểu nhu cầu, tôn trọngsự tự - Quyết định a- Người giúp đỡ quyết của đối tượng - Áp đặt - Làm thay b- Người được - Chủ động tham gia giải Thụ động giúp đỡ quyết vấn đề của chính mình. Nhu cầu chính van chưa giải quyết Về kết quả Vấn đề cốt lõi được giảiquyết. được, thậm chí đối tượng còn mangtính ỷ lại, chờ đợi. - Công tác xã hội với Tâm lý học Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu các trạng thái ý thức, động cơ, tinh thần của con người, nghiên cứu bản chất của các hiện tượng tâm lý người, nghiên cứu các quy luật hình thành và phát triển của các quá trình tâm lý. Đồng thời cũng nghiên cứu các thuộc tính, các đặc điểm tâm lý, tình cảm, nhận thức và ý chí của con người. Tâm lý học cung cấp các lý thuyết tâm lý giúp cho công tác xã hội nắm được các quy luật chi phối, ảnh hưởng tới con người và các hoạt động của con người. Cung cấp những quy luật hình thành nên ý chí, tình cảm của con người. Từ đó giúp công tác xã hội nắm được những kiến thức về tâm lý của từng lứa tuổi, từng nhóm đối tượng để tiếp cận và nhận diện về thân chủ. Công tác xã hội vận dụng các học thuyết tâm lý, đặc điểm tâm lý của cá nhân, nhóm để can thiệp vào vấn đề của thân chủ. Đồng thời, nghiên cứu đặc điểm tâm lý của con người qua các trường hợp, từ đó cung cấp các dấu hiệu, kiến thức tâm lý bổ sung cho hệ thống lý thuyết của tâm lý học. - Công tác xã hội với Xã hội học Xã hội học nghiên cứu các quy luật phát sinh biến đổi và phát triển các mối quan hệ giữa con người và con người, con người với xã hội. Công tác xã hội vận dụng các lý thuyết tiếp cận, các nghiên cứu, các cuộc điều tra xã hội học để phân tích trên cơ sở khoa học các sự kiện, hiện tượng, vấn đề nảy sinh tác động đến con người nhằm đưa ra các giải pháp, các dịch vụ xã hội cải thiện các mối quan hệ giữa con người với con người, con người và môi trường xã hội. Công tác xã hội được coi là mảng thực hành của xã hội học, là yếu tố mang tính thực tiễn của xã hội học Xã hội học giúp cho những người làm công tác xã hội định hướng sự hoạt động
- xã hội, môi trường xã hội, tầng lớp - chủ thể cần được bảo vệ về mặt xã hội. - Công tác xã hội với Triết học Triết học là khoa học nghiên cứu các quy luật chung nhất, phổ biến nhất vềtự nhiên, xã hội và tư duy con người. Triết học cung cấp cho Công tác xã hội với 3 vấn đề sau: Cung cấp phương pháp luận khoa học Cung cấp nền tảng triết lý cho công tác xã hội Cung cấp thế giới quan, nhân sinh quan khoa học cho công tác xã hội khinhìn nhận vấn đề của các thân chủ. Công tác xã hội dựa vào đó để xây dựng các hệ thống giá trị cho ngành công tác xã hội, giúp hình thành các quy điều đạo đức về công tác xã hội. Và công tácxã hội sẽ kiểm nghiệm tính đúng đắn, giá trị khoa học của triết học. - Công tác xã hội với Chính sách xã hội Trong quan hệ với chính sách xã hội và công tác xã hội mà cụ thể là thông qua nhân viên công tác xã hội, tham gia vào quá trình nghiên cứu, hoạch định cũng như thực thi chính sách xã hội. Họ có nhiệm vụ triển khai và cung cấp dịch vụ trợ giúp trên cơ sở các chính sách xã hội hiện có. Nhân viên công tác xã hội là người trực tiếp làm việc với đối tượng, kết nối với các chính sách cụ thể để giúp thân chủ có thêm nguồn lực cần thiết trong việc giải quyết vấn đề của mình. Như vậy, có thể nói công tác xã hội góp phần quan trọng và sự thành công của một chính sách xã hội cụ thể, giúp chính sách xã hội đến được với đối tượng và phát huy tác dụng cao nhất. Ngoài ra, nhân viên công tác xã hội còn tham gia vào quá trình đánh giá quá trìnhthực thi chính sách xã hội, tính phù hợp của chính sách xã hội. Bởi vì, họ là người trựctiếp làm việc với đối tượng, là người có khả năng bắm bắt được thông tin phản hồi chính xác và đầy đủ nhất về quá trình chính sách đi vào cuộc sống. Những thông tin này là nguồn dữ liệu quan trọng để tư vấn cho các cơ quan chức năng quản lý và thực thi chính sách xã hội, để quá trình điều chỉnh chính sách xã hội có hiệu quả nhất. Về phần mình, chính sách xã hội là cơ sở, căn cứ pháp lý, là nguồn lực mà công tác xã hội sử dụng nhằm phục vụ mục đích trợ giúp đối tượng. Chính sách xã hội luôn đi kèm với những giải pháp cụ thể về nhân lực, kinh phí, chương trình, dự án xã hội… Đây là những điều kiện pháp lý, vật chất cần thiết để công tác xã hội kết nối, vận dụng trong giải quyết vấn đề của thân chủ hay phát triển cộng đồng. 2. Cấu trúc của lý thuyết công tác xã hội Công tác xã hội là nghề cung cấp các dịch vụ ho trợ, giải quyết những vấn đề của xã hội như tình trạng nghèo đói, bất bình đang giới, và giúp đỡ những thành phần dễ bị tổn thương như trẻ mồ côi, người tàn tật, trẻ đường phố, trẻ bị lạm dụng… nhằm giảm thiểu những rào cản trong xã hội, sự bất công và bất bình đang. Các nhân viên công tácxã hội hoạt động tham gia giải quyết các vấn đề xã hội này được ví như những bác sĩ xã hội, bắt đầu từ việc giúp thân chủ giải quyết các vấn đề mà họ gặp phải (chữa trị) và cũng quan tâm ngay đến việc giúp cho thân chủ hòa nhập xã hội (phục hồi). Đồng thời, không chỉ chờ có vấn đề mới trợ giúp mà công tác xã hội còn quan tâm đến công tác phòng ngừa và cũng chú trọng đến các khía cạnh phát triển cho thân chủ nhằm giúp cho họ tăng cường năng lực giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh trong
- cuộc sống. Do đó, để giải quyết các vấn đề xã hội thì các nhân viên công tác xã hội thực hiện bốnchức năng của ngành công tác xã hội: chức năng phòng ngừa, chức năng can thiệp, chức năng phục hồi và chức năng phát triển. *Chức năng phòng ngừa Với quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh, chức năng đầu tiên của công tác xã hội là phòng ngừa, ngăn chặn cá nhân, gia đình/nhóm và cộng đồng rơi vào tình huống khó khăn chứ không phải để đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn rồi mới giúp đỡ nhằm giảm thiểu những hao tổn công sức, thời gian, tiền của và không có lợi cho đối tượng cũng như toàn xã hội. Vì vậy, Công tác xã hội rất quan tâm đến phòng ngừa những vấn đề xã hội của cá nhân, gia đình/ nhóm hay cộng đồng. Chức năng này mang tính hướng dan giúp đỡ mọi cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương có những chuẩn bị trước nhằm đề phòng những hậu quả, rủi ro và bất hạnh có thể xảy ra cho chính họ, gia đình họ và cộng đồng của họ. Chức năng phòng ngừa thể thiện qua các hoạt động giáo dục, phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về luật pháp, chính sách xã hội và những vấn đề xã hội, như hoạt động giáo dục cộng đồng về kiến thức Luật phòng, chống bạo lực gia đình hay tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội v.v. Thông qua các hoạt động giáo dục như vậy, công tác xã hội đã giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội có thể xảy ra với cá nhân, gia đình và cộng đồng. Hình thức phòng ngừa của công tác xã hội rất đa dạng. Nhân viên công tác xã hội có thể đưa ra các chương trình, dịch vụ trước khi có vấn đề, nhằm ngăn ngừa và đề phòng trường hợp khó khăn có thể xảy ra. Bên cạnh đó chức năng phòng ngừa còn thể hiện thông qua các hoạt động xây dựng văn bản, chính sách xã hội góp phần cải thiện và nâng cao đời sống, ngăn chặn gia tăng đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn (như phòng ngừa tái nghiện, tái nghèo, tái vi phạm pháp luật...) Để phòng ngừa có hiệu quả cần tạo dựng môi trường xã hội hài hoà cho cá nhân và gia đình thông qua các chính sách, chương trình kinh tế- xã hội và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn cần được chú trong trong hoạt động thực tiễn của công tác xã hội. Việc tăng cường các hoạt động này sẽ giúp đối tượng được trang bị thêm những kiến thức, hiểu biết từ đó họ ngăn ngừa những vấn đề có thể xảy ra. Chang hạn: giáo dục nâng cao nhận thức, cung cấp kiến thức để gia đình biết cách tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng nghèo đói hoặc tư vấn để đối tượng không mắc vào các tệ nạn xã hội... *Chức năng can thiệp Chức năng can thiệp nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình hay cộng đồng giải quyết vấn đề đang phải đối mặt. Với từng vấn đề và với moi đối tượng khác nhau, nhân viên công tác xã hội sẽ có phương pháp can thiệp ho trợ riêng biệt. Ví dụ với những đối tượng có khó khăn về tâm lý như trẻ bị xâm hại tình dục, nạn nhân bạo lực gia đình..., nhân viên công tác xã hội sẽ cung cấp dịch vụ tham vấn để đối tượng vượt qua khó khăn về tâm lý. Với những vấn đề cần phức tạp, cần nhiều nguồn lực, nhân viên công tác xã hội cần tìm kiếm, điều phối và kết nối các dịch vụ, nguồn lực đến với đối tượng. Nhân viên công tác xã hội thường bắt đầu quá trình can thiệp từ việc tiếp cận, đánh giá nhu cầu, xác định vấn đề, khai thác tiềm năng của đối tượng cho việc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch giải quyết vấn đề, ho trợ đối tượng thực hiện kế hoạch và cuối cùng là đánh giá và kết thúc quá trình giúp đỡ. Phương pháp chủ đạo của công tác xã hội là giúp cho đối tượng tăng năng lực và tự giải quyết vấn đề của họ, nhân viên công tác xã
- hội không giải quyết vấn đề thay cho thân chủ mà theo phương châm “cho cần câu, chứ không cho xâu cá”. *Chức năng phục hồi Chức năng phục hồi được thể hiện ở việc giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng khôi phục lại chức năng tâm lý, xã hội đã bị suy giảm lấy lại trạng thái cân bằng trong cuộc sống. Thông qua các hoạt động phục hồi, nhân viên công tác xã hội giúp cho đối tượng trở lại cuộc sống bình thường, hoà nhập cộng đồng. Ví dụ như một người bị tai nạn dan tới khuyết tật về vận động. Họ cần giúp đỡ để phục hồi khả năng vận động và vượt qua tâm lý để tự tin hơn trong cuộc sống hay giúp trẻ lang thang trở về đoàn tụ với gia đình; giúp người nghiện trở lại cuộc sống bình thường, tái hoà nhập cộng đồng v.v. Công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cá nhân, gia đình, nhóm phục hồi khả năng, và luôn đòi hỏi các nhân viên công tác xã hội chăm lo đến việc phục hồi những chức năng tâm lý và xã hội của các nhóm đối tượng. *Chức năng phát triển Hoạt động công tác xã hội không chỉ quan tâm đến việc phòng ngừa, giải quyết các vấn đề xã hội mà còn đặc biệt chú trọng đến việc phát huy tiềm năng cá nhân và xã hội, nâng cao năng lực và tự lực của các thành viên. Chức năng phát triển được thực hiện thông qua các hoạt động xây dựng luật pháp, các chính sách, chương trình dịch vụ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng phát triển khả năng của mình đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Chức năng phát triển còn giúp đối tượng tăng năng lực và tăng khả năng ứng phó với các tình huống và có nguy cơ cao dan đến những vấn đề khó khăn cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, như xây dựng luật cho các đối tượng yếu thế hay giải quyết các vấn đề xã hội, các chương trình quốc gia về giảm nghèo, chăm sóc bảo vệ trẻ em, các dịch vụ trực tiếp cung cấp kiến thức giúp phát triển cá nhân như kỹ năng sống, kỹ năng làm cha, me… Thông qua hoạt động giáo dục, công tác xã hội giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, phát huy tính chủ động. Như vậy, để đảm bảo an sinh cho cá nhân và gia đình công tác xã hội chuyên nghiệp có nhiệm vụ trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng vượt qua khó khăn, trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng nhằm thực hiện tốt các chức năng xã hội. Công tác xã hội triển khai các hoạt động cung cấp dịch vụ cho con người, một mặt giúp đỡ những người gặp khó khăn, nâng cao năng lực ứng phó và giải quyết các vấn đề. Mặt khác công tác xã hội giúp những người trong hoàn cảnh có khó khăn tiếp cận các nguồn lực xã hội để tự họ đáp ứng các nhu cầu, góp phần giảm bớt những khác biệt về kinh tế, xã hội giữa các thành viên và phòng chống các vấn đề xã hội có thể xảy ra. 3. Phân tích các lý thuyết công tác xã hội 3.1. Tâm lý động học: Khởi đầu với học thuyết của Sigmund Freud về phân tâm học từ những năm 1800, nhiều hướng tiếp cận tham vấn và tâm lý trị liệu đã được phát triển gọi là phương pháp tiếp cận tâm động học.
- Sigmund Freud (1856 – 1939) là người khởi xướng và đặt nền móng cho phân tâm học. Ông đã triển khai mô hình phân tâm học của mình trong thời gian gần nửa thế kỷ từ 1880 – 1930. Nhiều quan điểm lý thuyết và kỹ thuật trị liệu của ông vẫn còn trực tiếp hữu dụng đối với công tác tham vấn và tâm lý trị liệu hiện nay. Bởi vì quan điểm của Freud có nhiều lĩnh vực khác nhau và có phần cứng nhắc nên nhiều học trò của ông li khai khỏi ông và phát triển các thuyết về mối quan hệ của chính họ. Có thể kể đến các tác giả theo thuyết Freud mới như Anna Freud, Alfred Adler, Carl Jung, Harry Stack Sullivan; Otto Rank và Wikhem Reich và các tác giả theo thuyết mối quan hệ có đối tượng như Melanie Klein, Heinz Kohut và Margaret Mahler. {40, 77} Phương pháp tiếp cận tâm động học tập trung vào việc giải thích động cơ thúc đẩy TC, quá khứ có vai trò cấu thành nhân cách như thế nào; ý thức và vô thức ảnh hưởng đến hành vi của họ ra sao và sự kết hợp phức tạp của những yếu tố này có ý nghĩa gì đối với việc hình thành nhân cách của TC Phương pháp tiếp cận tâm động học cho rằng nhân cách của mỗi cá nhân được cấu trúc từ mối liên hệ phức tạp của năng lực cá nhân và những trải nghiệm từ thời thơ ấu. Những hành vi của một cá nhân, do đó là kết quả của những mẫu hành vi thơ ấu và có nguồn gốc vô thức. Nói cách khác, chúng ta có những nhu cầu và ước muốn bị dồn nén và nhờ vào các mối quan hệ với những người khác trong thời thơ ấu mà chúng ta học được những cách thức rõ ràng để thoả mãn những dồn nén này. Nếu mỗi cá nhân không học được cách thoả mãn những nhu cầu dồn nén từ thuở ấu thơ của mình thì cá nhân ấy sẽ trở thành người không bình thường . Những lý thuyết của phương pháp tiếp cận tâm động học đều tuân theo thuyết tiền định bởi vì nói chung họ tin rằng những mẫu hành vi từ thủa ấu thơ rất khó và đôi khi không thể thay đổi được. 3.2. Can thiệp khủng hoảng và nhiệm vụ tập trung *Khái niệm: Khủng hoảng/crisis là một tình trạng nguy khốn xảy ra,thường vượt quá khả năng đối phó của nạn nhân. Nếu không được giúp đỡ, khủng hoảng có thể gây ra những hậu quả trầm trọng về tâm lý, tư tưởng, khả năng ứng xử và cuộc sống của con người *Phân lọai: Có thể chia khủng hoảng ra làm ba loại khác nhau: - Khủng hoảng đời thường - xảy ra trong cuộc đời bình thường của mọi người thí dụ, thi cử, lập gia đình, sinh con, về hưu….; - Khủng hoảng tình huống bất ngờ, thí dụ tai nạn, tang chế, bệnh tật thiên tai….; - Khủng hoảng tâm lý, thí dụ hối hận về một hành động nào đó trong quá khứ, cảm giác cuộc đời cho nó ý nghĩa (khủng hoảng tuổi trung niên), mất niềm tin vào tương lai… *Đặc tính của khủng hoảng - Khủng hoảng là mối nguy hiểm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng kể cả tự tử, nhưng đồng thời cũng là cơ hội vì nó buộc con người phải cố gắng, nổ lực giải quyết hay tâm sự giúp đỡ để sống sót - Khủng hoảng là một hiện tượng phức tạp và đa dạng, có thể liên quan đến một cá nhân, một gia đình, hay một cộng đồng, xã hội, hay quốc gia và cả thế giới…
- Khủng hoảng xảy ra cho tất cả mọi người nhưng mỗi người có khả năng ứng phó riêng đối với cùng một khủng hoảng. - Khủng hoảng xảy ra trong một thời gian có giới hạn, không quá 6-8 tuần lễ *Hiện tượng tự tử trong khủng hoảng: + Trường phái tâm lý Sử dụng lý thuyết phân tâm học của Freud: hành động tự tử là kết quả của những mâu thuẩn về tâm lý trong tiềm thức, tác động bởi kinh nghiệm khủng hoảng trong đời sống thực tế, gây ra cảm giác bạo động hướng nội. - Tự tử diễn ra khi cảm giác bạo động tăng lên cao điểm và nạn nhân không thể giải tỏa nó ra bên ngoài. + Trường phái xã hội: Tiêu biểu cho trường phái này là Durkheim: Đặc biệt chú trọng đến ảnh hưởng và áp lực của môi trường xã hội đối với tự tử: Khủng hoảng = Mất quân bình nhu cầu + Phương tiện để thỏa mãn nhu cầu -Có 3 loại tự tử: + Tự tử vì bản than: Do cá nhân không có quan hệ gắn bó với môi trường + Tự tử vì khủng hoảng môi trường: do cá nhân có quan hệ với môi trường nhưng môi trường bị khủng hoảng không cung cấp được sự hỗ trợ theo đúng chức năng + Tự tử vì lý tưởng: diễn ra khi cá nhân có quá nhiều gắn bó với môi trường. Đặt lợi ích của môi trường cao hơn mạng sống cá nhân + 1985 Fujimura và 1 số tác giả đưa ra tự tử vì nhân cách: Diễn ra khi con người đối diện với cái chết chậm chạp và đau đớn *Ứng dụng cho nhân văn xã hội: + Trong can thiệp khủng hoảng thông thường : CTXH trong trường hợp khủng hoảng có tính chất tức thời, tập tring, ngắn gọn, và cụ thể: - Đảm bảo an toàn về thể chất cho khách - Tiến hành công tác lượng định để tìm hiểu khủng hoảng - Cung cấp sự hỗ trợ tinh thần và vật chất, các nguồn tài nguyên khác hàng có thể vận dụng Cùng với khách hàng thăm dò các giải pháp, chọn và lập kế hoạch thi hành giải pháp tối ưu Thực thi kế hoạch đã đề ra *Trong can thiệp khủng hoảng tự tử: - CTXH trong trường hợp khủng hoảng có tự tử cần tìm hiểu những yếu tố rủi ro của khách hàng: Gia đình đã có nhân than tự tử
- Đã từng tự tử nhưng không thành Có khủng hoảng tâm lý Bị lạm dụng, bạo lực, xâm hại… Có vấn đề về sức khỏe tâm thần…. - Biện pháp can thiệp: Đảm bảo an toàn ( có thể nhập viện tạm thời) Lập kế hoạch can thiệp khủng hoảng Hipple (1985) đã chỉ ra một số điều nên tránh khi làn việc với khách hành có ý định tự tử - Không giảng luân lý, đạo đức hay trách móc - Không chỉ trích chọn lựa hay cách ứng xử của khách hàng - Không thảo luận lơi hay hại của hành vi tự tử với khách hàng - Không tin khi khách hàng nói khủng hoảng đã qua - Không coi nhẹ ý tưởng tự tử của khách hàng - Không thách đố khách hàng thực hành ý đồ tự tử (dễ tạo thế phản ứng ngược) - Không để khách hàng một mình không có người quan sát giúp đỡ - Không định bệnh hay phân tích ứng xử của khách hàng và thảo luân về những điều này khi khách hàng chưa sẵn sang - Không thụ động - Không phản ứng quá mức, giữ bình tĩnh - Không giữ bí mật ý đồ tự tử của khách hàng - Không để những vấn đề phụ hay người kgasc làm loãng sự chú ý đến khách hàng - Không đề cao, thánh hóa, hay lý tưởng hóa về hành vi tự tử của bất cứ ai trong quá khứ hay hiện tại - Không quên theo dõi sau thời gian giúp đỡ Ví dụ: Cháu H sinh năm 2010, đang học lớp 8, là một cô bé học giỏi và ngoan ngoãn. Gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khan, bố bị liệt nằm một chỗ từ năm H 2 tuổi, kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào sức lao động của mẹ. Một hôm H đang học bài ở nhà và trông bố thì có đối tượng T là công nhân khai thác địa chất ở gần nhà H sang mua hàng. Thấy H ở nhà 1 mình nên tên T đã có hành vi cưỡng bức H. Em đã rất sợ và hoảng loạn, rơi vào trạng thái trầm cảm. Đã có lần em có hành vi tự sát Rất nhiều tác giả đã nghiên cứu hiện tượng tự tử trong đó đáng kể nhất là tác giả thuộc hai trường phái tâm lý và trường phái xã hội. Trường phái tâm lý sử dụng lý thuyết của Freud, diễn dịch hành động tự tử như kết quả của những mâu thuẫn tâm lý trong tiềm thức, tác động bởi kinh nghiệm khủng hoảng trong đời sống thực tế, gây ra các cảm giáo bạo động hướng nội. Tự tử diễn ra khi cảm giáo bạo động tăng lên cao điểm và nạn nhân không thể hướng nó ra thế giới bên ngoài.
- Trái với trường phái tâm lý, trường phái xã hội (Durkhiem,1951) chú trọng ảnh hưởng và áp lực của môi trường đối với tự tử khi có sự bất quân bình giữa nhu cầu và phương tiện để thỏa mãn nhu cầu, người ta dễ lâm vào khủng hoảng. Vì quá trình thừa thải của vật chất người giàu dễ trở lên lắm nhu cầu, nhưng không phải tiền bạc có thể mua được sự thỏa mãn mọi nhu cầu, vì vậy sinh ra bất bình quân và khủng hoảng Durkhiem chia ra 2 loại tự tử: tự tử vì bản thân / Egoistic suicide – diễn ra do các cá nhân không có gắn bó với môi trường (gia đình, bạn bè, đoàn thể, tôn giáo…) vì vậy không được sự hỗ trợ cần thiết khi đối diện với khủng hoảng. Thí dụ trong loại tự tử này là trường hợp tự tử của những người không có ai để nương tựa, cảm thông vì vậy dễ rơi vào tình trạng tuyệt vọng. Điều này giải thích người độc than có rủi ro cao hơn người có gia đình Tự tử vì khủng hoảng môi trường / Anomic suicide – diễn ra khi cá nhân có quan hệ môi trường nhưng môi trường bị khủng hoảng, không cung cấp được sự hỗ trợ theo đúng chức năng của nó Thí dụ gia đình đổ vỡ, mất niềm tin vào tôn giáo hay đoàn thể Tự tử vì lý tưởng / Altruistic suicide – diễn ra khi cá nhân có quá nhiều gắn bó với môi trường ( ngược với tự tử vì bản thân) đến nổi đặt lợi ích của môi trường (quốc gia, tổ chức, tôn giáo…) cao hơn mạng sống của bản thân. Sau Durkhiem, Fujimura và một số đồng tác giả (1983) thêm loại tự tử thứ tư là loại tự tử vì nhân cách / death with dignity – diễn ra khi con người đối diện với các chết chậm chạp và đau đớn, mất nhân cách Thí dụ không còn kiểm soát được vệ sinh cá nhân Can thiệp: Tùy theo kết quả lượng định cho thấy rủi ro nhiều hay ít, các biện pháp can thiệp có thể là nhập viện tạm thời để quan sát trong thời gian ngắn, đây là những trường hợp rủi ro cao, khách hàng có kế hoạch tự tử cụ thể từ đâu, khi nào, bằng cách nào. Trường hợp rủi ro không cao, khách hàng không có kế hoạch cụ thể Xác định đặt tính của khách hàng - Là mối nguy hiểm có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng - Là hiện tượng đa dạng và phức tạp có thể xảy ra đột ngột hoặc kéo dài - Sự kiện có thể liên quan đến cá nhân, gia đình, cộng đồng, quốc gia, thế giới - Khủng hoảng xảy ra cho mọi người nhưng mỗi người có khả năng ứng phó riêng với từng loại khủng hoảng - Khủng hoảng có thể để lại di chứng lâu dài cho nạn nhân Xác định các cản trở: - Các rào cản về vật chất - Các rào cản về vật chính sách và thủ tục - Các nhu cầu về xã hội/tình cảm - Các rào cản về văn hóa - Các rào cản về thông tin - Xử lý hỗ trợ theo trường hợp cụ thể và phối hợp xử lý => Quản lý ca
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luật an sinh xã hội - chương 2
14 p | 363 | 108
-
Công tác khoa giáo đồng bằng dân tộc thiểu số
333 p | 162 | 42
-
Tăng cường vai trò của nhà nước đối với xã hội hóa giáo dục mầm non và phổ cập ngoài công lập - ThS. Đặng Thị Minh
5 p | 252 | 41
-
Bài giảng Một số vấn đề về công tác quản lý nhà nước về đất đai, trình tự, thủ tục thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
14 p | 217 | 39
-
Kinh tế học công cộng : Chương 3. Chính phủ với vai trò phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội - ThS. Hoàng Trung Dũng
45 p | 183 | 13
-
Bài giảng quản lý dự án lâm nghiệp xã hội part 7
10 p | 106 | 10
-
Tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa – xã hội xã (khu vực trung du, miền núi và vùng dân tộc) - Quyển II: Kỹ năng tác nghiệp
233 p | 115 | 9
-
Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Nghề Khai thác vận tải đường bộ - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
46 p | 81 | 9
-
Giáo trình Chính sách kinh tế-xã hội: Phần 1
271 p | 24 | 8
-
Giáo trình Pháp luật giao thông đường bộ (Dùng cho các lớp đào tạo lái xe ô tô): Phần 1
34 p | 45 | 7
-
Tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa – xã hội xã khu vực đồng bằng và ven biển - Quyển 2
211 p | 68 | 7
-
Giáo trình Luật pháp về các vấn đề xã hội (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
157 p | 28 | 6
-
Giáo trình hướng dẫn phân tích quan điểm trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn p2
8 p | 72 | 6
-
Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay
8 p | 130 | 5
-
Một số vấn đề về xã hội hóa giáo dục theo Luật Giáo dục năm 2019
6 p | 70 | 4
-
Giáo trình Nguyên lý thống kê: Phần 2 - Trường ĐH Lao động Xã hội
183 p | 8 | 4
-
Giáo trình Pháp luật (Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
56 p | 31 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn