intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình đào tạo máy trưởng hạng ba môn An toàn cơ bản và bảo vệ môi trường - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

Chia sẻ: Hoa La Hoa | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:123

116
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình đào tạo máy trưởng hạng ba môn An toàn cơ bản và bảo vệ môi trường (Giáo trình an toàn cơ bản và bảo vệ môi trường) do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức biên soạn nhằm giúp người học hiểu biết nội dung cơ bản các quy định về an toàn và bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đường thủy nội địa nói riêng; nắm vững và thực hiện tốt các kỹ thuật an toàn khi làm việc trên tàu; làm được các công việc về phòng chống cháy nổ, cứu sinh, cứu thủng; biết sơ, cấp cứu người bị nạn, biết bơi thành thạo, biết xử lý các tình huống xảy ra khi bơi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình đào tạo máy trưởng hạng ba môn An toàn cơ bản và bảo vệ môi trường - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

  1. BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM   GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO MÁY TRƯỞNG HẠNG BA MÔN AN TOÀN CƠ BẢN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG                  1
  2. Năm 2014 LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện chương trình đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo thuyền   viên, người lái phương tiện thủy nội địa quy định tại Thông tư số 57/2014/TT­ BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.  Để  từng  bước  hoàn thiện giáo  trình  đào tạo thuyền viên, người  lái  phương tiện thủy nội địa,  cập nhật những kiến thức và kỹ  năng mới. Cục   Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức biên soạn “Giáo trình an toàn cơ bản   và bảo vệ môi trường”.  Đây là tài liệu cần thiết cho cán bộ, giáo viên và học viên nghiên cứu,   giảng dạy, học tập. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, Cục Đường  thủy nội địa Việt Nam mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý bạn đọc để  hoàn thiện nội dung giáo trình đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đối với công tác  đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.                                   CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM 2
  3. GIỚI THIỆU VỀ MÔ ĐUN  1.VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: 1.1Vị  trí: Là Mô đun đầu tiên trong chương trình đào tạo nghề  Thủy thủ  phương tiện thủy nội địa. 1.2 Tính chất: Mô đun chuyên ngành bắt buộc, thực hành tổng hợp. 2. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN: Giúp người học hiểu biết nội dung cơ bản các quy định về an toàn và bảo vệ  môi trường nói chung và môi trường đường thủy nội địa nói riêng; nắm vững  và thực hiện tốt các kỹ thuật an toàn khi làm việc trên tàu; làm được các công  việc về phòng chống cháy nổ, cứu sinh, cứu thủng; biết sơ, cấp cứu người bị  nạn, biết bơi thành thạo, biết xử lý các tình huống xảy ra khi bơi.  3. NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔ ĐUN: ­ Những quy định về an toàn lao động. ­ An toàn khi thực hiện các công việc trên tàu. ­ Nguyên nhân cháy nổ và biện pháp phòng chống. ­ Các yếu tố gây ra cháy nổ trên tàu. ­ Các phương pháp chữa cháy. ­ Thiết bị chữa cháy trên tàu. ­ Tổ chức phòng chữa cháy trên tàu. ­ Chữa các đám cháy đặc biệt. ­ Cứu sinh. ­ Cứu đắm. ­ Khái niệm chung và nguyên tắc cơ bản khi sơ cứu ban đầu. ­ Cấu trúc và chức năng của cơ thể người.  ­ Kỹ thuật sơ cứu. ­ Phương pháp cứu người đuối nước. ­ Phương pháp xử lý khi nạn nhân bị sốc. 3
  4. ­ Phương pháp vận chuyển nạn nhân. ­ Khái niệm cơ bản về môi trường. ­ Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. ­ Ảnh hưởng của giao thông vận tải ĐTNĐ đến môi trường. ­ Các loại hàng hóa nguy hiểm ­ chú ý khi bảo quản, vận chuyển. ­ Tập làm quen với nước. ­ Ý nghĩa, tác dụng của việc bơi  ếch và một số  động tác bổ  ích phát triển   thể lực, kỹ thuật, phương pháp tập luyện. ­ Ý nghĩa, tác dụng của bơi trườn sấp, kỹ thuật, phương pháp luyện tập. ­ Khởi động trước khi bơi. ­ Những biểu hiện không thích  ứng trong khi bơi, cách xử  lý khi bị  chuột   rút, sặc nước.  CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CHÍNH TRONG MÔ ĐUN Hoạt động 1: Học trên lớp nghe giáo viên thuyết trình và thảo luận các vấn  đề có liên quan theo từng nội dung bài học. Hoạt động 2: Tự nghiên cứu tài liệu An toàn cơ bản và bảo vệ môi trường;   An toàn lao động hàng hải; Kỹ  thuật phòng cháy, chữa cháy; Cẩm nang sơ  cấp cứu trẻ em và người lớn; Cấp cứu trên biển; Kỹ thuật bơi lội.  Hoạt động 3: Xem trình diễn mẫu Trình tự thực hiện các công việc trên tàu đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ  môi trường.   Hoạt động 4: Làm các bài thực hành Học viên tập làm các công việc với các thiết bị thật. Hoạt động 5: Thực tập tại các cơ sở sản xuất (nếu có) YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ ĐUN 1. VỀ KIẾN THỨC: ­ Phát biểu chính xác các qui định về an toàn lao động trên tàu. ­ Phân tích được và đánh giá được các rủi ro tai nạn có thể  xảy ra khi làm  việc trên tàu. ­ Phát biểu được nguyên lý chữa cháy với từng đám cháy với chất cháy khác  nhau. ­ Phát biểu chính xác cấu trúc và chức năng của cơ  thể  người, nguyên tắc  xử trí cấp cứu ban đầu.  4
  5. ­ Phát biểu chính xác các bước thực hiện hô hấp nhân tạo, phục hồi tuần  hoàn máu, hô hấp và nén ngực kết hợp, cứu người đuối nước, vận chuyển  nạn nhân.  ­ Phát biểu chính xác một số  định nghĩa về  Môi trường của Việt Nam và   trên thế giới. ­ Giải thích được các thuật ngữ về môi trường. ­ Trình bày được một số  nội dung cơ  bản của Luật Bảo vệ  môi trường  Việt Nam và các văn bản dươi lu ́ ật. 2. VỀ KỸ NĂNG: ­ Thực hiện được các bước chuẩn bị  để  thực hiện công việc một cách an  toàn. ­ Đề ra được các phương án ứng phó khi có sự cố xảy ra. ­ Tiến hành công việc một cách an toàn. ­ Sử dụng được các trang thiết bị an toàn trên tàu. ­ Thực hành cứu sinh, cứu đắm thuần thục.  ­ Thực hành sơ cấp cứu thuần thục. 3. VỀ THÁI ĐỘ: ­ Nghiêm túc trong việc thực hiện các qui trình lao động. ­ Luôn chú ý trong việc thực hiện các công việc đảm bào an toàn vệ sinh tại   nơi học tập. ­ Động viên mọi người giữ gìn an toàn và bảo vệ môi trường chung. ­ Bảo quản tốt dụng cụ và thiết bị.  5
  6. Chương 1  AN TOÀN LAO ĐỘNG Bài 1 NHỮNG QUI ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG Mã bài: MĐ 01­101 1.1 Mục tiêu thực hiện Học xong bài này học viên sẽ: ­ Chỉ ra được vị trí lắp đặt và tác dụng của các trang thiết bị an toàn trên tàu. ­ Nhận biết các qui định về an toàn lao động trên tàu. 1.2 Nội dung chính ­ Mục đích của mô đun; ­ Các rủi ro có thể xảy ra trên tàu; ­ Liệt kê các thiết bị bảo hộ cá nhân, các thiết bị an toàn trên tàu; ­ Giới thiệu các qui định về an toàn, các ký hiệu an toàn. 1.3 Các hình thức học tập HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN  1.1 Mục đích của mô đun ­ Chỉ ra được các qui định về an toàn lao động trên tàu. 6
  7. ­ Phân tích, đánh giá được các rủi ro có thể xảy ra khi làm việc trên tàu. ­ Thực hiện được các bước chuẩn bị  để  thực hiện công việc một cách an  toàn. ­ Đề ra được các phương án ứng phó khi có sự cố xảy ra. ­ Tiến hành công việc một cách an toàn. ­ Sử dụng được các trang thiết bị an toàn trên tàu. ­ Thực hiện được các nhiệm vụ thủy thủ trong các tình huống khẩn cấp. ­ Thực hiện công tác kiểm tra bảo quản bảo dưỡng trang thiết bị  an toàn  trên tàu. ­ Thực hiện được nhiệm vụ, trách nhiệm của các chức danh thủy thủ, thợ  máy và người lái phương tiện được qui định trong hệ  thống quản lý an  toàn. ­ Thực hiện được kế hoạch an ninh trên tàu. 1.2 Các rủi ro có thể xẩy ra trên tàu Quá trình làm việc trên tàu là hoàn toàn độc lập và vô cùng khó khăn, nặng   nhọc. Do đó, mọi sơ  xuất, thiếu thận trọng trong lao động, dù nhỏ  cũng dễ  dẫn đến hậu quả  nghiêm trọng, không lường trước được. Vì vậy, cần phải   có qui định chặt chẽ về an toàn lao động. Các tai nạn thường xảy ra trên tàu: ­ Gãy tay, chân, hoặc bị thương một phần cơ thể. ­ Bị ngất do hít phải khí độc. ­ Bị phỏng, điện giật, chết đuối,… 1.3 Liệt kê các thiết bị bảo hộ cá nhân, các thiết bị an toàn trên tàu 1.3.1 Các thiết bị bảo hộ cá nhân Nón bảo hộ, găng tay vải, găng tay da, giày mủ  sắt, chụp tai cách âm, kính   hàn, kính bảo hộ lao động, áo quần bảo hộ, đai bảo hộ.. 1.3.2 Các thiết bị an toàn trên tàu Trang thiết bị  cứu hỏa, cứu sinh, cứu đắm, pháo sáng, các thiết bị  thông tin  cứu nạn, danh mục các trạm bờ trong thực hiện cứu hộ, cứu nạn. 1.4 Giới thiệu các qui định về an toàn, các ký hiệu an toàn 1.4.1 Qui định chung về an toàn lao động đối với thuyền viên bộ phận lái   1. Người lao động được trang bị  bảo hộ  lao động và các dụng cụ  được   cung cấp trong thời gian làm việc. Người lao động phải sử  dụng đúng  mục đích và đủ các trang bị đã được cung cấp.  7
  8. 2. Trong thời gian làm việc người lao động không được đi lại nơi không  thuộc phạm vi của mình. 3. Khi có sự cố hoặc nghi ngờ thiết bị có sự cố có thể xảy ra thì người lao   động phải báo ngay cho người phụ trách an toàn biết.  4. Nếu không được phân công thì người lao động không được tự ý sử dụng   và sửa chữa thiết bị. 5. Khi chưa được huấn luyện về  qui tắc an toàn và vận hành thiết bị  thì  không được sử dụng hoặc sửa chữa thiết bị. 6. Các sản phẩm, hàng hoá vật tư, thành phẩm đóng gói, để cách tường 0.5  mét, cách xa cửa thoát nạn, cầu dao điện, phương tiện chữa cháy, tủ  thuốc cấp cứu. 7. Khi sửa chữa máy phải ngắt công tắc điện và có biển báo mới sửa chữa. 8. Khi chuẩn bị vận hành máy hoặc sau khi sửa chữa xong phải kiểm tra lại  dụng cụ, chi tiết có nằm trên máy không và không có người đứng trong  vòng nguy hiểm mới cho máy vận hành. 9. Không được để dầu, mỡ, nhớt máy rơi vãi trên sàn, nơi làm việc. 10. Trong hầm hàng, mặt bong phải sắp xếp ngăn nắp gọn gàng, không để  dụng cụ, dây điện, vật tư, trang thiết bị gây trở ngại đi lại. 11. Khi xảy ra sự cố tai nạn lao động, những người có mặt tại hiện trường  phải: ­ Tắt công tắc điện cho ngừng máy; ­ Khẩn trương sơ cứu nạn nhân, báo ngay cho người phụ trách An toàn; ­ Tham gia bảo vệ hiện trường để người có trách nhiệm xử lý. 12. Người lao động có nghĩa vụ  báo cáo cho Đại diện lãnh đạo An toàn về  sự  cố  tai nạn lao động, về  việc vi phạm nguyên tắc An toàn Lao động   xảy ra tại nơi làm việc. 13. Khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn tại nơi làm việc của mình, người lao   động lập tức rời khỏi khu vực nguy hiểm và báo ngay cho người phụ  trách an toàn để xử lý. 14. Không được tháo dỡ  hoặc làm giảm hiệu quả  các thiết bị  an toàn Lao  động có nơi làm việc. 15. Người lao động phải thực hiện theo sự  chỉ  dẫn của bảng cấm, bảng   hướng dẫn an toàn nơi làm việc. 1.4.2 Các ký hiệu an toàn 8
  9. Các loại hàng hóa nguy hiểm phải ghi đúng tên kỹ  thuật của loại hàng đó   không được sử dụng đơn thuần các tên gọi thương mại. Các kiện hàng nguy hiểm phải có các biển báo, nhãn hiệu để làm rõ tính chất  nguy hiểm của hàng hóa bên trong. Nơi làm việc nguy hiểm phải treo biển “ CHÚ Ý­ NGUY HIỂM – KHÔNG  PHẬN SỰ  MIỄN VÀO” và phải có các hướng dẫn cụ  thể  về  việc sử  dụng   các trang thiết bị an toàn ngay khi người lao động chuẩn bị vào khu vực đó. Bộ phận quản lý an toàn lao động phải kiểm tra người lao động về việc tuân  thủ tuyệt đối các qui định sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động.  Stt Báo hiệu Nội dung 1 Phải làm/ phải thực hiện 2 Cấm làm 3 Cấm hút thuốc 4 Lối đi an toàn 5 Vị trí đặt đặt thiết bị chữa cháy 9
  10. 6 Chú ý nguy hiểm HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM ­ An toàn cơ bản và bảo vệ môi trường. ­ An toàn lao động hàng hải.  CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1. Hãy cho biết các rủi ro có thể xẩy ra khi làm việc trên tàu? 2. Hãy Liệt kê các thiết bị bảo hộ cá nhân, các thiết bị an toàn trên tàu? 3. Hãy trình bày các qui định về an toàn, các ký hiệu an toàn? Bài 2 AN TOÀN KHI THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC TRÊN TÀU Mã bài: MĐ 01­102 2.1 Mục tiêu thực hiện Học xong bài này học viên sẽ: ­ Phân tích được, đánh giá được các rủi ro có thể  xảy ra khi làm việc trên  tàu. ­ Thực hành được công tác chuẩn bị hợp lý trước khi tiến hành công việc. ­ Trình bày được trình tự các bước thực hiện một công việc nguy hiểm trên  tàu. 2.2 Nội dung chính 10
  11. ­ Phương pháp phân tích, đánh giá các nguy cơ tai nạn lao động trên tàu. ­ Các công việc nguy hiểm trên tàu. ­ Các công tác chuẩn bị để thực hiện các công việc trên tàu.  2.3 Các hình thức học tập HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN  2.1 Phương pháp phân tích, đánh giá các nguy cơ  tai nạn lao động trên  tàu 2.1.1 Mục đích và ý nghĩa của phương pháp Tìm ra các nguyên nhân cơ bản dẫn đến các tai nạn lao động từ  đó đề  ra các  biện pháp phòng ngừa các tai nạn đó. Quá trình làm việc trên tàu là hoàn toàn độc lập và vô cùng khó khăn, nặng   nhọc. Do đó, mọi sơ  suất, thiếu thận trọng trong lao động, dù nhỏ  cũng dễ  dẫn đến hậu quả  nghiêm trọng, không lường trước được. Vì vậy, cần phải   có qui định chặt chẽ về an toàn lao động. 2.1.1.1 Các tai nạn thường xảy ra trên tàu: ­ Gãy tay, chân, hoặc bị thương một phần cơ thể. ­ Bị ngất do hít phải khí độc. ­ Bị phỏng, điện giật, chết đuối,… 2.1.1.2 Nguyên nhân gây ra tai nạn: ­ Do máy móc không hoàn chỉnh, hoặc hư hỏng. ­ Do các bộ phận đã đến hạn nhưng không thay thế sửa chữa. ­ Thiếu các thiết bị  bảo hộ  lao động, bảo vệ  an toàn. Hoặc các thiết bị  này không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. ­ Các dụng cụ làm việc không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. ­ Do hoàn cảnh môi trường làm việc. ­ Không hiểu biết về an toàn lao động, không tuân thủ qui tắc an toàn lao   động. ­ Do người tổ chức, quản lý lao động thiếu tinh thần trách nhiệm. ­ Do chủ quan. 2.1.2 Tư duy cá nhân Mỗi một cá nhân khi tham gia làm việc trên tàu phải hiểu được: 2.1.2.1 Điều kiện cho những người làm việc trên phương tiện thủy: ­ Phải đủ tuổi theo qui định. 11
  12. ­ Có giấy chứng nhận đủ sức khoẻ làm việc trên phương tiện do cơ quan  Y tế  cấp. Định kỳ  hàng năm phải được kiểm tra sức khoẻ  ít nhất một   lần. ­ Phải được đào tạo, có giấy chứng nhận đã tốt nghiệp ngành học. ­ Phải biết bơi, có giấy chứng nhận  đạt tiêu chuẩn bơi lội tối thiểu   100m đối với đường sông và 300m đối với đường biển. ­ Phải biết sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động được cấp theo qui  định.  ­ Phải được huấn luyện qui tắc an toàn lao động phòng chống cháy nổ và  phải biết hướng dẩn cho hành khách biết cách xử  lý ở mọi tình huống  sự  cố  xảy ra đối với phương tiện như  khi phương tiện bị  thủng, bị  cháy… 2.1.2.2 Qui định chung: ­ Chấp hành đúng đắn qui trình an toàn kỹ  thuật và qui định an toàn lao  động. ­ Phải sử dụng được những thiết bị an toàn đã được lắp đặt trên phương   tiện. ­ Cấm uống rượu bia, cấm đi guốc, đi dép lê, cấm đùa nghịch, làm việc  riêng trong lúc đang làm việc. ­ Lúc làm việc trên cao từ 2m trở lên phải có dây an toàn. ­ Cấm tự  động nhảy xuống nước. Khi cần thiết phải xuống nước làm  việc phải có biện pháp an toàn phòng ngừa tai nạn chết đuối. 2.1.2.3 Những qui định an toàn thiết bị trên tàu: ­ Máy móc thiết bị trên tàu phải được tổ  chức kiểm tra bảo dưỡng theo  định kỳ. Phải đủ số lượng và đảm bảo an toàn khi sử dụng. ­ Tàu phải có cột thu lôi chống sét có hiệu lực. Cấm sửa chữa hệ thống  thu lôi khi trời có mưa, giông, bão,… ­ Tàu phải có nội qui, biển báo về công tác phòng chống cháy nổ treo tại  cầu thang lên xuống và những nơi sản xuất, sinh hoạt của thuyền viên. 2.1.3 Tư duy theo nhóm Áp dụng các biện pháp phân tích nguyên nhân dẫn đến tai nạn từ  đó tìm ra  công tác chuẩn bị hợp lý cho lao động an toàn, ứng phó kịp thời khi có sự  cố  xảy ra. Lập bảng nguy cơ  tai nạn và các thương vong có thể  xảy ra cho người lao  động, treo  ở chỗ dễ  nhận thấy, để  mọi người có thể  đọc, hiểu một cách dễ  dàng. 12
  13. BẢNG NGUY CƠ TAI NẠN Stt Hành vi Tai nạn nhỏ Tai nạn lớn Việc phải làm 1 Quên đội mũ bảo hộ lao  Trầy da,  Bể đầu Đội mũ bảo  động chảy máu hiểm trước khi  làm  2 Đổ dầu nhớt ra boong  Té ngã trầy  Chấn  Lau khô dầu mỡ tàu tay chân thương sọ  não 3 Ngồi trên miệng hầm  Té, ngã gãy  Tử vong Tuyệt đối không  hàng tay, chân cột  ngồi trên miệng  sống hầm hang 4 Hút thuốc Viêm hô  Cháy tàu Hút thuốc đúng  hấp nơi qui định 5 Nhậu quá mức Viêm dạ  Té xuống  Không được  dày sông, chết nhậu quá say 2.1.3.1 Mới xuống nhận nhiệm vụ:  Thuyền viên mới xuống nhận nhiệm vụ  phải đọc kỹ  các bảng hướng dẫn   trên tàu và phải được sỹ  quan trên tàu phân công và hướng dẫn cụ  thể  các  công việc phải làm. Trong trường hợp tốt nhất sỹ  quan nên hướng dẫn cho   họ theo kiểu cầm tay chỉ việc. 2.1.3.2 Thực hiện nhiệm vụ một mình:  Thuyền viên phải đọc kỹ các tài liệu, thông báo an toàn cụ thể cho từng thiết   bị  đó. Trường hợp chưa nắm rỏ  phải hỏi lại các sỹ  quan để  họ  hướng dẫn   thực hiện. Tuyệt đối không được sữ  dụng thiết bị  khi chưa rõ tính năng kỹ  thuật và các qui định an toàn khi sử dụng các thiết bị đó. 2.1.3.3 Làm việc trên cao:  Công việc trên cao thường làm là: sữa chữa thay thế thiết bị, gõ rỉ, sơn… công   việc này có thể  tiến hành ngay khi cả  tàu đang hành trình hoặc khi tàu đang  neo đậu, đây cũng là công việc gây nguy hiểm cho thuyền viên vì vậy trước  khi tiến hành công việc cũng như  trong quá trình làm việc phải kiểm tra và  đảm bảo các yêu cầu về an toàn như sau: ­ Điều kiện thời tiết phải phù hợp thời tiết tốt, không mưa, gió nhẹ  dưới   cấp 3, nhiệt độ không quá cao hoặc quá thấp. ­ Các thủy thủ được phân làm công việc này phải đủ kinh nghiệm làm việc   trên cao, sức khỏe tốt, các thành viên trong nhóm phải được trang bị  đủ  thiết bị bảo hộ lao động như đai an toàn, phao cứu sinh… khi làm việc trên  cao quá 2 mét bắt buộc phải đeo dây an toàn. 13
  14. ­ Cần thống nhất tín hiệu  liên lạc, bố trí người cảnh giới phù hợp họ phải  đứng ngay phía dưới chỗ có người làm việc trên cao. Cần đặt thông báo có  người đang làm việc trên cao để mọi người qua lại chú ý. ­ Không cho phép thủy thủ  cầm dụng cụ  trong tay hoặc bỏ dụng cụ trong   túi quần khi trèo lên xuống. ­ Các loại dây để  treo ca bản, làm các nút ghế  phải kiểm tra nghiêm ngặt  trước khi đưa vào sử  dụng. cần phải loại bỏ các dây đã sờn, đứt một số  tao. ­ Khi có nghi ngờ phải thử tải với tải trọng gấp 4­5 lần  tải trọng cho phép,  an toàn rồi mới được phép sử dụng. 2.1.3.4 Làm việc ngoài mạn tàu:  Công việc ngoài mạn tàu gồm gõ rỉ, sơn, hàn, sữa chữa…Thường chỉ  được  phép tiến hành khi tàu neo hoặc cập cầu trong điều kiện thời tiết tốt. Trước   khi tổ chức làm việc ngoài mạn tàu cần kiểm tra các điều kiện sau: ­ Bố trí các thủy thủ có kinh nghiệm, đã từng làm các công việc như vậy. ­ Sỹ quan phải yêu cầu họ đội mũ bảo hộ, treo dây an toàn, dây cứu sinh và  các thiết bị an toàn khác. ­ Phải để  gần khu vực làm việc một số phao cứu sinh có dây buộc để  sẵn  sàng sử dụng khi cần thiết. ­ Ghế ca bản phải được treo chắc chắn. Không được treo hai ca bản cái này   chồng lên cái kia. ­ Phải thống nhất các tín hiệu liên lạc. đặt các biển báo có người làm việc  ngòai mạn tàu. ­ Dây an toàn phải được móc vào nơi phù hợp chắc chắn. ­ Các dụng cụ  làm việc phải được cho vào cái túi, cái xô không được để  dụng cụ ngay trên ca bản. 2.1.3.5 Làm việc trong khoang két ­ Trước lúc xuống hầm làm việc, phải mở  cửa hầm, dùng quạt thông gió  hoặc ống thông gió thổi vào hầm, đẩy hết các chất độc ra ngoài. Thời gian  thông gió ít nhất 30 phút. Chế độ thông gió này phải được lập lại khi nắp  hầm đã được đậy kín 24h liên tục. ­ Đối với những hầm chứa nhiên liệu, sơn, dầu, hoá chất độc, những nơi có  xăng, dầu, chất thải tích tụ  lâu ngày, thời gian thông gió  phải kéo dài ít   nhất 60 phút. Khi xét thấy an toàn mới được xuống. ­ Trong lúc có người làm việc dưới hầm, phải có người thường trực ở trên  để cấp cứu khi cần thiết. 14
  15. ­ Cấm thủy thủ, thuyền viên tự  động xuống hầm sâu khi chưa được phép  của thuyền trưởng. 2.1.3.6 Đi bờ ­ Việc đi bờ phải tuân thủ các qui định của thuyền trưởng; ­ Việc đi bờ phải tuân thủ các qui định của cảng mà tàu đang neo đậu; ­ Thực hiện nghiêm chỉnh các qui định của luật pháp. 2.2 An toàn khi thực hiện các công việc trên tàu dành cho bộ phận lái   2.2.1 An toàn cho công việc sơn gõ rỉ 2.2.1.1 An toàn khi gõ rỉ: ­ Búa gõ rỉ phải nêm chặt cán. Thường xuyên kiểm tra đầu búa, đề phòng  tuột quả búa. ­ Nếu có 2 người trở  lên cùng gõ rỉ   ở  một diện tích hẹp thì không ngồi   đối diện. ­ Khi gõ trong buồng kín phải được thông gió trước, đảm bảo không còn  tồn đọng khí độc hại, dễ cháy nổ,… ­ Không được bố trí 2 người cùng gõ trên dưới theo chiều thẳng đứng. 2.2.1.2 An toàn khi sơn: ­ Kho chứa sơn và các dung môi pha sơn phải bố  trí riêng. Phải có biện  pháp phòng chống cháy nổ cho kho chứa sơn. ­ Cấm để các vật liệu dễ cháy nổ trong kho chứa sơn. Cấm dùng bất cứ  hình thức nào có ngọn lửa trực tiếp trong kho chứa sơn và các dung môi   pha sơn. Phòng pha sơn phải thông gió liên tục trong suốt qúa trình làm  việc. ­ Lúc sơn phải tiến hành từ  trong ra ngoài, từ  trên xuống dưới. Nếu có  người sơn  ở  phía trên thì không bố  trí người sơn phía dưới cùng một   chỗ. ­ Pha sơn phải được tiến hành ở nơi thoáng gió. ­ Sơn gõ rỉ trong hầm kín phải được thông gió. ­ Sử dụng súng phun sơn thì không được bố trí công việc khác trong khu   vực đang sơn. Cấm dùng súng phun sơn phun vào người. ­ Trước khi vào kho lấy sơn phải mở cửa kho từ 15­30 phút.  2.2.2 An toàn chung trong xếp dở hàng hóa 2.2.2.1 Xếp dở dưới hầm hàng: 15
  16. ­ Chỉ được phép lên xuống hầm hàng làm việc khi đã mở xong nắp hầm   và được thông gió, đảm bảo môi trường không khí trong hầm, không  gây nguy hiểm cho con người. Thời gian thông thoáng từ 15­20 phút. ­ Dở  hàng phải lấy thứ tự từng lớp, theo hàng lối, lấy từ  trên xuống, từ  ngoài vào trong. ­ Khi xếp hàng xuống hầm, phải xếp từ dưới lên, hàng nặng cồng kềnh  xếp ở dưới, hàng nhẹ xếp ở trên. ­ Khi chất xếp, móc buộc xong kiện hàng, những người làm việc dưới  hầm tàu phải đứng về  phía vách tàu. Đề  phòng máy trục nâng kiện  hàng, văng đập hoặc rơi đổ vào người. ­ Trong quá trình xếp dở  dưới hầm tàu, người móc buộc hàng  ở  hầm,  người làm tín hiệu trên mặt boong, và công nhân lái cẩu. Mọi người   phải chấp hành mệnh lệnh, phải thống nhất tín hiệu, phối hợp nhịp   nhàng của người làm tín hiệu. 2.2.2.2 Xếp dở hàng rời: ­ Hệ thống đóng mở phải chính xác, miệng gàu khi đóng phải khít. ­ Điều chỉnh gàu phải dùng móc đáp. ­ Cấm dùng tay xoay, đẩy gàu. ­ Cấm mở gàu nhả hàng ở độ cao lớn hơn 2m. ­ Nếu cần gom hàng vào gàu thì phải chờ gàu xuống hẳn và ổn định mới  vào để xúc và gom hàng. 2.2.2.3 Xếp dở hàng bao kiện: ­ Hàng bao kiện có trọng lượng từ 30­100 kg cấm lấy sâu, hoặc xếp cao  quá 5 bao theo chiều thẳng đứng, phải xếp theo bậc thang. ­ Những loại hàng bao giấy như: xi măng, hoá chất,… phải dùng ca bản,  cấm dùng dây thắt ngang bao. ­ Dùng võng để cẩu các hàng bao kiện nhỏ, cấm xếp quá mức chịu tải. ­ Cấm cẩu bao lành, bao rách cùng chung một mã hàng. 2.2.2.4 Xếp dở chất độc: ­ Khi xếp dở phải tránh luồng gió thổi hơi độc vào mặt ­ Cấm đội đầu, mang vác trực tiếp kiện hàng. Các kiện hàng rách vỏ bao   bì, rò rỉ phải có biện pháp xử lý trước khi xếp dở. ­ Cấm vận chuyển hàng hoá chất, chất độc (thuốc trừ  sâu, diệt chuộc, …) chung với người, gia súc, lương thực thực phẩm và những loại hàng  thường dùng trong sinh hoạt. 16
  17. ­ Trong lúc xếp dở  phải có cán bộ  kỹ  thuật hướng dẫn. Nếu hoá chất  độc rơi vải, phải khử độc ngay. 2.2.2.5 Xếp dở axít: ­ Trước lúc khênh bình axít, phải kiểm tra đáy giỏ. Cam khênh các chai lọ  trên lưng. ­ Khi vận chuyển phải có xe riêng và có nước vôi kèm theo. Nếu các bình  chứa bị vỡ, phải xử lý ngay mới vận chuyển tiếp. ­ Axít đổ phải dùng lượng vôi trung hoà sau đó rải cát hoặc tro rồi dùng  xẻng hốt đổ xuống hố, đắp đất kín. ­ Những bình chứa axít, không còn axít cũng không dốc ngược bình lên  đề phòng axít còn sót. 2.2.2.6 Xếp dở chất dễ cháy nổ: * Chất dễ cháy: ­ Khu vực xếp dở cấm hút thuốc và mọi hình thức gây ra tia lửa. ­ Khi vận chuyển các bình khí nén, thùng chứa hydro­cacbon cũng như  vật liệu chứa trong chai thủy tinh cần chú ý tránh va chạm, xô đẩy. ­ Cấm vận chuyển các bình, chai chứa oxy chung với chất béo (mở) và  nguyên liệu lỏng dễ cháy. ­ Trước khi xếp dở  hàng dễ  cháy nổ, phải kiểm tra kỹ  các kiện hàng.  Trường hợp bao gói hư hỏng, phải báo ngay cho người có trách nhiệm  đến giải quyết. * Hàng dễ nổ: ­ Nếu xếp bằng cần trục phải dùng ca bản hoặc võng để  cẩu. Cấu cẩu  hàng bằng dây cáp. ­ Nếu xếp dở  theo phương pháp thủ  công thì mỗi người một lần không  mang vác nặng quá 50 kg. Phải hết sức tránh những hiện tượng lôi kéo,   quăng quật, gây chấn động mạnh. ­ Trên tàu chở  hổn hợp thuốc nổ, kíp, dây cháy chậm phải xếp dở  từng  loại riêng biệt. ­ Cấm dùng máy trục kéo kiện hàng dưới tàu ­ Cấm sử dụng vật liệu nổ làm việc riêng. ­ Nếu khu vực làm việc thiếu ánh sáng phải bố trí loại đèn có chụp bảo   vệ an toàn, dây điện phải tốt, không bị nối. ­ Cấm người không có nhiệm vụ vào khu vực xếp dở hàng dể cháy nổ. 17
  18. ­ Khi sử  dụng cần trục để  xếp dở  hàng dễ  cháy nổ  thì không được cẩu  quá 50% tải trọng cho phép của cẩu. 2.2.2.7 An toàn khi xếp dở xăng: ­ Lúc đang bơm rót xăng dầu phải hạn chế  đến mức thấp nhất những   nguồn phát sinh tia lửa ( hàn cắt, sửa chữa điện,…). ­ Trong lúc tiến hành bơm rót xăng dầu đường ống máy bơm bị rò rỉ phải   tạmngừng để  sửa chữa hoặc tìm cách khắc phục. Trường hợp không  khắc phục được phải có thùng hứng nhiên liệu chảy ra. Xăng dầu rơi  vải trên mặt boong phải lau rửa ngay. ­ Trong lúc nối ống dẫn vào máy bơm phải nối dây tiếp đất vào ống dẫn  trước sau đó mới cho máy bơm làm việc. ­ Lúc có dông, sấm, chớp phải tạm ngừng bơm rót xăng dầu.  ­ Trời nắng nóng, nhiệt độ  ngoài trời lớn hơn 200 phải tưới nước làm  mát hầm chứa nhiên liệu. ­ Tàu kéo phương tiện chở  xăng dầu không lai áp mạn mà phải lai kéo.  Khoảng cách giữa phương tiện chở dầu và tàu kéo phải lớn hơn 50m.  ­ Lúc kéo, thả  neo phải chạy máy bơm tưới nước vào lỉn. Trường hợp  không có máy bơm phải tưới bằng thủ công. ­ Dây buôc kéo phương tiện phải dùng loại dây mềm (dây thực vật), nấu   không có dây mềm phải dùng dây cứng thì tại điểm cọ sát của dây với   tàu phải được lót vật liệu mềm và thường xuyên tưới nước ẩm. ­ Tháo  ống dẫn dầu ra khỏi máy bơm phải kéo cao đầu  ống cho nhiên   liệu chảy xuống két tránh rơi vải ra ngoài. 2.2.3 An toàn trong khi làm dây trên tàu ­ Làm dây phải để cuộn dây trước mặt, phòng đứng vào trong vòng cuộn  dây. Vị trí đứng thích hợp, an toàn phòng dây đứt văn vào người. ­ Quấn dây vào trống tời phải quấn ít nhất 3 vòng đối với dây mềm (dây  thực vật), 4 vòng đối với dây cứng (dây cáp). Các vòng dây quấn trên  trống phải rải đều. Không tháo gỡ  các dây xoắn trên trống khi máy  đang kéo dây. ­ Người giữ dây không để tuọt, để trượt ra ngoài trống. Tay giữ dây phải  để xa trống quấn dây ít nhất 1m. ­ Khi móc dây vào tàu kéo, thuyền viên làm dây phải chọn vị  trí đứng   thích hợp tránh dây bị đứt văng vào người. 18
  19. ­ Trường hợp khẩn cấp phải chặt dây thì người chặt phải báo cho mọi  người xung quanh biết và phải đừng về  phía khi dây đứt không bắn  vào. ­ Phải tiến hành kiểm tra định kỳ  kỹ  thuật các loại dây. Nếu hư  hỏng   hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ  thuật phải hạ  cấp sử  dụng hoặc   loại bỏ. 2.2.4 An toàn khi làm việc trong hầm sâu buồng kín ­ Trước lúc xuống hầm làm việc, phải mở cửa hầm, dùng quạt thông gió  hoặc  ống thông gió thổi vào hầm, đẩy hết các chất độc ra ngoài. Thời  gian thông gió ít nhất 30 phút. Chế độ  thông gió này phải được lập lại   khi nắp hầm đã được đậy kín 24h liên tục. ­ Đối với những hầm chứa nhiên liệu, sơn, dầu, hoá chất độc, những nơi  có xăng, dầu, chất thải tích tụ  lâu ngày, thời gian thông gió  phải kéo  dài ít nhất 60 phút. Khi xét thấy an toàn mới được xuống. ­ Trong lúc có người làm việc dưới hầm, phải có người thường trực  ở  trên để cấp cứu khi cần thiết. ­ Cấm thủy thủ, thuyền viên tự động xuống hầm sâu khi chưa được phép   của thuyền trưởng. HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM ­ An toàn cơ bản và bảo vệ môi trường. ­ An toàn lao động hàng hải. HOẠT ĐỘNG 3: NGHE GIỚI THIỆU VÀ TRÌNH DIỄN MẪU 1. Giới thiệu về các công việc nguy hiểm trên tàu. 2. Trình diễn mẫu công tác chuẩn bị để thực hiện các công việc trên tàu Huấn   luyện theo các kịch bản sau: ­ Kịch bản số 1: Chuẩn bị cho công việc gõ rỉ và sơn ngoài mạn tàu sao cho  an toàn. ­ Kịch bản số 2: Chuẩn bị cho công việc xếp dỡ hàng hóa.  ­ Kịch bản số 3: Chuẩn bị cho công việc làm dây trên tàu. ­ Kịch bản số 4: Chuẩn bị cho công việc sửa chữa điện. ­ Kịch bản số 5: Chuẩn bị cho công việc làm vệ sinh két nhiên liệu. ­ Kịch bản số 6: Chuẩn bị cho công việc làm việc trong hầm sâu buồng kín. HOẠT ĐỘNG 4: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ­ Tổ  chức các nhóm học viên thao tác lại các công việc mà giáo viên mới   thực hiện mẫu theo hoạt động 3.  19
  20. ­ Giáo viên nhận xét và uốn nắn lại các thao tác của học viên cho chính xác. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1. Hãy cho biết các rủi ro có thể xẩy ra khi làm việc trên tàu? 2. Hãy Liệt kê các nguy hiểm khi làm việc trên tàu? 3. Hãy trình bày các qui định về an toàn?  NỘI DUNG PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN Bài 2: An toàn khi thực hiện các công việc trên tàu Mã bài: MĐ 01­102 Tt Nội dung Số liệu Yêu cầu Đánh giá kiểm tra kỹ thuật Biện pháp xử  lý 1 Kiểm   tra   dụng   cụ   trước   khi gõ rĩ 2 Kiểm   tra   dụng   cụ   trước   khi sơn tàu 3 Kiểm   tra   dụng   cụ   trước   khi sử  dụng cầu thang hoa  tiêu Chương 2   PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ Bài 1  KIẾN THỨC CHÁY NỔ  Mã bài: MĐ 01­201 1.1 Mục tiêu bài học Học xong bài này học viên sẽ: ­ Biết được các nguyên nhân gây ra cháy nổ  trên tàu, từ  đó đưa ra các biện   pháp phòng chống. ­ Biết được các yếu tố gây ra cháy nổ trên tàu. ­ Biết phân loại được các đám cháy. ­ Hiểu được công dụng của các loại chất chữa cháy.  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0