Giáo trình Điện tử nâng cao (Nghề: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
lượt xem 4
download
(NB) Giáo trình Điện tử nâng cao với mục tiêu giúp các bạn có thể lắp ráp, kiểm tra, thay thế được các linh kiện, mạch điện tử chuyên dụng đúng yêu cầu kỹ thuật hàn và tháo được các mối hàn trong mạch điện, điện tử phức tạp an toàn; Chế tạo được các mạch in phức tạp đúng thiết kế và đạt chất lượng tốt. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo trình phần 1 dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Điện tử nâng cao (Nghề: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRỊNH THỊ HẠNH (Chủ biên) NGUYỄN THANH HÀ – TRƯƠNG VĂN HỢI GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ NÂNG CAO Nghề: Điện tử công nghiệp Trình độ: Cao đẳng (Lưu hành nội bộ) Hà Nội - Năm 2018
- LỜI NÓI ĐẦU Để cung cấp tài liệu học tập cho học sinh – sinh viên và tài liệu hỗ trợ cho giáo viên khi giảng dạy, Khoa Điện Tử Công Nghiệp Trường CĐN Việt Nam – Hàn Quốc Thành Phố Hà Nội đã chỉnh sửa, Biên soạn cuốn giáo trình ‘‘Điện Tử Nâng Cao’’ dành riêng cho học sinh – sinh viên nghề Điện Tử Công Nghiệp. Đây là mô đun kỹ thuật cơ sở trong chương trình đào tạo nghề Điện Tử Công Nghiệp trình độ Cao Đẳng. Nhóm biên soạn đã tham khảo các tài liệu: ‘‘Điện Tử Nâng Cao’’ dùng cho sinh viên các trường Trung Cấp, Cao Đẳng , Đại Học Kỹ Thuật và các tài liệu của tổng cục dậy nghề. Mặc dù nhóm biên soạn đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh được những thiếu sót. Rất mong đồng nghiệp và các độc giả góp ý để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày .......tháng 9 năm 2018 Chủ biên: Trịnh Thị Hạnh 1
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................... 1 MỤC LỤC ........................................................................................... 1 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN .......................................................................... 3 Bài 1 Đọc, đo và kiểm tra linh kiện SMD ................................................ 4 1.1 Khái niệm chung .............................................................................. 4 1.2 Linh kiện thụ động .......................................................................... 5 1.3. Khai thác sử dụng máy đo chuyên dụng SMD .............................. 27 Bài 2 Mạch điện tử nâng cao................................................................ 109 2.1. Nguồn ổn áp kỹ thuật cao ........................................................... 109 2.2 Một số loại nguồn ổn áp khác ...................................................... 130 2.3 Kiểm tra, sửa chữa các nguồn ổn áp kỹ thuật cao ........................ 133 2.4 Mạch bảo vệ ................................................................................. 137 2.5 Kiểm tra, sửa chữa các mạch bảo vệ ............................................. 138 2.6. Mạch ứng dụng dùng IC OP-AMP ............................................. 141 2.7 Mạch dao động dùng OP-AMP..................................................... 145 2.8. Mạch nguồn một chiều dùng OP-AMP ........................................ 154 2.9 Một số mạch khuếch đại, lọc chất lượng cao dùng IC ................... 163 Bài 3 Kỹ thuật hàn ic ............................................................................ 171 3.1. Giới thiệu dụng cụ hàn và tháo hàn............................................. 171 3.2. Phương pháp hàn và tháo hàn ...................................................... 172 3.3. Phương pháp xử lý vi mạch in sau khi hàn .................................. 180 Bài 4 Chế tạo mạch in phức tạp ........................................................... 184 4.1. Phần mềm chế tạo mạch in .......................................................... 184 4.2. Các bước thực hiện gia công mạch in .......................................... 204 4.3. Kiểm tra...................................................................................... 207 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 208 PHỤ LỤC.............................................................................................. 209 2
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Điện tử nâng cao Mã số mô đun: MĐ 29 Thời gian của môn học: 120 giờ ( LT: 40giờ; TH: 74 giờ; KT: 6 giờ ) I. Vị trí, tính chất của mô đun Vị trí của mô đun: Mô đun được bố trí dạy cuối chương trình sau khi học xong các môn chuyên môn như: Điện tử cơ bản, kỹ thuật xung - số, vi xử lý Tính chất: là mô đun nghiên cứu về phần điện tử chuyên sâu II. Mục tiêu của mô đun + Về kiến thức: Nhận dạng, đọc, đo linh kiện điện tử hàn bề mặt chính xác. Tìm, nhận dạng, thay thế tương đương, tra cứu được một số IC thông dụng. Phân tích, thiết kế được một số mạch ứng dụng phức tạp dùng IC + Về kỹ năng: Lắp ráp, kiểm tra, thay thế được các linh kiện, mạch điện tử chuyên dụng đúng yêu cầu kỹ thuật Hàn và tháo được các mối hàn trong mạch điện, điện tử phức tạp an toàn. Chế tạo được các mạch in phức tạp đúng thiết kế và đạt chất lượng tốt. + Về thái độ: - Rèn luyện thái độ nghiêm túc, cẩn thận, chính xác trong học tập và thực hiện công việc III. NỘI DUNG MÔ ĐUN Thời gian ST Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm tra T số thuyết hành 1 Đọc, đo, kiểm tra linh kiện SMD 30 13 16 1 2 Mạch điện tử nâng cao 48 15 30 3 3 Kỹ thuật hàn IC 20 6 13 1 4 Chế tạo mạch in phức tạp 22 6 15 1 Cộng: 120 40 74 6 3
- Bài 1 Đọc, đo và kiểm tra linh kiện SMD Mã bài: MĐ 29-1 Giới thiệu Linh kịên dán bao gồm các điện trở, tụ điện,transistor... là các linh kiện được dùng phổ biến trong các mạch điện tử.. Tuỳ theo yêu cầu sử dụng, những linh kiện này được chế tạo để sử dụng cho nhiều loại mạch điện tử khác nhau và có những đặc tính kỹ thuật tương ứng với từng loại mạch điện tử. Thí dụ, các mạch trong thiết bị đo lường cần dùng loại điện trở có độ chính xác cao, hệ số nhiệt nhỏ; các mạch trong thiết bị cao tần cần dùng loại tụ điện có độ tổn hao nhỏ; các mạch cao áp cần dùng tụ điện có điện áp công tác lớn. Những linh kiện này là những linh kiện rời rạc, khi lắp ráp các linh kiện này vào mạch điện tử cần hàn nối chúng vào mạch. Trong kỹ thuật chế tạo mạch in và vi mạch, người ta có thể chế tạo luôn cả điện trở, tụ điện, vòng dây trong mạch in hoặc vi mạch. Mục tiêu: Phân biệt được các loại linh kiện điện tử hàn bề mặt rời và trong mạch điện. Đọc, tra cứu chính xác các thông số kỹ thuật linh kiện điện tử dán Đánh giá chất lượng linh kiện bằng máy đo chuyên dụng Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công nghiệp 1.1 Khái niệm chung Linh kiện SMD (Surface Mount Devices) - loại linh kiện dán trên bề mặt mạch in, sử dụng trong công nghệ SMT (Surface Mount Technology) gọi tắt là linh kiện dán. Các linh kiện dán thường thấy trong mainboard: Điện trở dán, tụ dán, cuộn dây dán, diode dán, Transistor dán, mosfet dán, IC dán... Rõ ràng linh kiện thông thường nào thì cũng có linh kiện dán tương ứng. 4
- 1.2 Linh kiện thụ động Hình1.1: Hình ảnh một số linh kiện SMD 1.2.1 Điện trở SMD Cách đọc trị số điện trở dán: Hình 1.2: Giá trị điện trở SMD Điện trở dán dùng 3 chữ số in trên lưng để chỉ giá trị của điện trở. 2 chữ số đầu là giá trị thông dụng và số thứ 3 là số mũ (số không). Ví dụ: 334 = 33 × 10 4 ohms = 330 kilohms 222 = 22 × 102 ohms = 2.2 kilohms 473 = 47 × 103 ohms = 47 kilohms 105 = 10 × 105 ohms = 1.0 megohm Đối với điện trở dưới 100 ohms sẽ ghi: số cuối = 0 (Vì 100 = 1). 5
- Ví dụ: 100 = 10 × 100 ohm = 10 ohms 220 = 22 × 100 ohm = 22 ohms Đôi khi nó được khi hẳn là 10 hay 22 để tránh hiểu nhầm là 100 = 100ohms hay 220 Điện trở nhỏ hơn 10 ohms sẽ được ghi kèm chữ R để chỉ dấu thập phân. Ví dụ: 4R7 = 4.7 ohms R300 = 0.30 ohms 0R22 = 0.22 ohms 0R01 = 0.01 ohms Hình 1.3: Một số giá trị điện trở SMD thông dụng Trường hợp điện trở dán có 4 chữ số thì 3 chữ số đầu là giá trị thực và chữ số thứ tư chính là số mũ 10 (số số không). Ví dụ: 1001 = 100 × 101 ohms = 1.00 kilohm 4992 = 499 × 102 ohms = 49.9 kilohm 1000 = 100 × 100 ohm = 100 ohms Một số trường hợp điện trở lớn hơn 1000 ohms thì được ký hiệu chữ K (tức Kilo ohms) và điện trở lớn hơn 1000.000 ohms thì ký hiệu chử M (Mega ohms). Các điện trở ghi 000 hoặc 0000 là điện trở có trị số = 0ohms. 6
- Bảng tra mã điện trở SMD Đối với trở 3 số Ví dụ 330= 33Ω; 221 = 220 Ω; 683= 68000 Ω; 105= 1000000 Ω= 1M Ω; 8R2 = 8.2 Ω Đối với trở 4 số 1000 = 100 Ω 4992= 49900 Ω = 49,9K Ω 16234 = 162000 Ω= 162K Ω 0R56 hoặc R56 = 0,56 Ω Các chữ cái nhân như sau 7
- Chú thích: Letter: chữ cái Mult: hệ số nhân Or: hoặc Ví dụ 22A = 165 Ω 68C = 49900 Ω 43E = 2470000 Ω = 2.47M Ω Các điện trở này có sai số 1% Sau đây là bảng tra các điện trở có sai số: 2%; 5% và 10% 8
- Ví dụ: A55 = 330 Ω có sai số 10% C31 = 18000Ω = 18K Ω có sai số 5% D18 = 520000 Ω = 510K Ω có sai số 2% Bảng tra ký hiệu chân của điện trở SMD Hình dáng chân linh kiện SMD 9
- 10
- 1.2.2 . Tụ điện SMD Các tụ gốm SMD: Thường được ký hiệu với một mã, gốm có một hoặc hai ký tự và một số. Ký tự đầu tiên trình bày mã nhà sản suất (ví dụ: K là Kemet …), ký tự thứ 2 chỉ giá trị của tụ và hệ số nhân của tụ. Đơn vị của tụ pF. Ví dụ: S3 = 4.7nF (4.7pF) (không có mã nhà sản xuất) KA2 = 100pF (1.0*102pF) của nhà sản suất Kemet 11
- Ghi chú: Letter: ký tự Mantissa: giá trị hệ số nhân cho tụ Tụ phân cực SMD Ví dụ: 10 6V = 10uF 6V Đôi khi có sử dụng các mã thường gồm một ký tự và 3 số. Trong đó ký tự chỉ điện áp làm việc và 3 số chỉ điện dung của tụ pF Ví dụ: Phần vạch chỉ cực dương của tụ Cách đọc như sau A475 = 47*105pF= 4.7µF 10V Ta có bảng tra mã điện áp của tụ như sau Letter :ký tự Voltage: điện áp 12
- 1.2.3 Diode SMD Mã diode HP: Thường được suất hiện theo sơ đồ mã cố định Sơ đồ kiểu mã thông thường là: HSMX-123# Trong đó HSM: tiêu chuẩn mã diode HP X hay S là diode schottky #: Mã số thiết bị SOT323 hay SOT23 Cách đọc didoe SMD tương ứng với ký tự và mã số như sau Các linh kiện được đánh dấu bằng vạch màu (MELF/SOD-80) 13
- Một số nhà sản suất cũng đã có những kiểu mã chung cho MELF diode và mini MELF diodes Vạch mảu cathode Kiểu linh kiện nhỏ MELF Đen Mục đích thông thường Vàng Tần số cao Xanh lá cây Schottky Xanh lam Zener Một số dòng diode của hãng Rohm kiểu LL-34 thuộc dòng diode zener RLZ LL-34 Trong đó vạch màu thứ 3 luôn có màu xanh lá cây 14
- Green: xanh lá cây Blue: xanh lam Một số các kiểu didoe dạng dẻo dạng MELF của hãng Vishay /general Semiconductor kiểu mini – MELF có mã màu được cho trong bảng sau A* (dấu sao) chỉ thiết bị là mini – MELF Vạch màu thứ nhất là màu đỏ, vạch màu thứ hai cho trong bảng sau Vạch màu thứ nhất là màu cam, vạch màu thứ hai cho trong bảng sau 15
- Vạch màu thứ nhất là màu xanh lá cây, vạch màu thứ hai cho trong bảng sau Vạch màu thứ nhất là màu trắng, vạch màu thứ hai cho trong bảng sau 16
- Đối với dide dạng kiểu SOD 123 và SOD323 SOD-123 SOD 323 Mã linh kiện ký tự / số được liệt kê ở bảng sau 1.2.4 Phụ lục tra linh kiện SMD Được trình bày ở phần phụ lục Hướng dẫn cách sử dụng bảng mã tra SMD Để xác định các thiết bị SMD đặc thù, trước tiên ta xác định kiểu hình dáng SMD và lưu ý đến mã SMD được in trên thiết bị. Bây giờ khi đó hãy nhìn vào mã ký tự chữ - số được liệt kê theo các dạng phần chính trong phần chính của phụ lục này bằng cách kích kích lên ký tự đầu tiên ở phần bên tay trái của khung 17
- Cuộn trang dữ liệu sẽ xuất hiện phần chính trong khung. Không may mỗi một mã thiết bị không nhất thiết một mã duy nhất. Ví dụ một mã linh kiện 1A có thể là BC846A hoặc FMMT3904. Thậm chí là cùng một nhà sản xuất có thể sử dụng cùng một mã cho các linh kiện khác nhau. Việc sử dụng các kiểu dáng giữa các linh kiện khác nhau vẫn có cùng một mã. Do đó việc xác định kiểu dáng (package) không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tài liệu này cũng đã thu thập các nhà sản xuất linh kiện SMD khác nhau. Việc đưa vào thêm cột của nhà sản xuất nhằm mục đích cung cấp thêm chi tiết thông tin của linh kiện nếu trong quá trình sử dụng ta cần thêm thông tin của linh kiện. Việc đo kích thước của các linh kiện SMD cũng cho chúng ta biết thêm rõ ràng về linh kiện này hơn. Ví dụ như 18
- Dạng cơ bản từ a –f Dạng cơ bản từ G –K 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Điện tử nâng cao - Nghề: Điện tử công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng (Tổng cục Dạy nghề)
261 p | 442 | 164
-
Giáo trình môn học: Điện tử nâng cao - Nghề Điện tử công nghiệp
240 p | 489 | 120
-
Giáo trình Điện tử nâng cao - Nghề: Điện tử công nghiệp - Trình độ: Trung cấp (Tổng cục Dạy nghề)
261 p | 224 | 76
-
Giáo trình Điện tử nâng cao: Phần 1
84 p | 175 | 42
-
Giáo trình Điện tử nâng cao: Phần 2
119 p | 144 | 38
-
Giáo trình Mạch điện tử nâng cao (Nghề: Điện tử dân dụng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
78 p | 14 | 8
-
Giáo trình Điện tử nâng cao (Nghề: Điện tử dân dụng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
253 p | 13 | 6
-
Giáo trình Điện tử nâng cao (Nghề: Điện tử công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
253 p | 14 | 6
-
Giáo trình Điện tử nâng cao (Nghề: Điện tử công nghiệp - CĐ) - Trường Cao đẳng nghề Số 20
89 p | 9 | 6
-
Giáo trình Điện tử nâng cao (Nghề: Điện tử công nghiệp - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp
240 p | 25 | 6
-
Giáo trình mô đun Điện tử nâng cao (Nghề: Điện tử công nghiệp – Trình độ cao đẳng) – CĐ Kỹ thuật Công nghệ BR–VT
60 p | 37 | 6
-
Giáo trình Điện tử nâng cao (Nghề: Điện tử công nghiệp) - CĐ Công nghiệp và Thương mại
230 p | 33 | 6
-
Giáo trình Điện tử nâng cao (Ngành: Điện tử công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
239 p | 15 | 5
-
Giáo trình Điện tử nâng cao (Nghề: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
67 p | 33 | 4
-
Giáo trình Điện tử nâng cao (Ngành: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
239 p | 6 | 4
-
Giáo trình Điện tử nâng cao (Nghề đào tạo: Điện tử công nghiệp - Trình độ đào tạo: Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Số 20
89 p | 9 | 3
-
Giáo trình Điện tử công suất (Ngành: Điện công nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
313 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn