intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Điều dưỡng bệnh chuyên khoa (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:105

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Điều dưỡng bệnh chuyên khoa (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp người học trình bày được khái niệm, nguyên nhân một số bệnh lý chuyên khoa mắt, răng – hàm mặt, tai – mũi – họng; phân biệt được các triệu chứng và phân độ một số bệnh lý chuyên khoa mắt, răng – hàm mặt, tai – mũi – họng; nắm được các yếu tố nguy cơ gây các một số bệnh lý chuyên khoa mắt, răng – hàm mặt, tai – mũi – họng;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Điều dưỡng bệnh chuyên khoa (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: ĐIỀU DƯỠNG BỆNH CHUYÊN KHOA NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG CHÍNH QUI Ban hành kèm theo Quyết định số 19/ QĐ – CĐYT ngày 25 tháng 01 năm2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau Cà Mau, năm 2022 (Lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục dích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Môn học Điều dưỡng các bệnh chuyên khoa gồm 15 tiết lý thuyết và 15 tiết thực hành. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo trong thời kỳ mới. Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường Bộ môn Điều dưỡng đã biên soạn giáo trình Điều dưỡng các bệnh chuyên khoa là hết sức cần thiết cho công tác đào tạo cao đẳng điều dưỡng hiện nay. Mục tiêu môn học này cung cấp cho sinh viên một số kiến thức về giải phẫu mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt và một số bệnh lý giúp sinh viên biết cách phát hiện và xử trí ban đầu đối với các bệnh lý đó. Biết cách lập kế hoạch và chăm sóc điều dưỡng các bệnh mắt, tai mũi hong, răng hàm mặt thông thường. Tuyên truyền phòng bệnh trong công tác trong chăm sức khỏe ban đầu Cuốn sách này được biên soạn theo từng phần phù hợp với giáo trinhg giảng dạy cho các sinh viên cao đẳng điều dưỡng. Chúng tôi hy vọng rằng giáo trình là tài liệu tốt bổ sung cho công tác giảng dạy và học tập về điều dưỡng mắt, tai mũi hong, răng hàm mặt. Nội dung môn học Điều dưỡng các bệnh chuyên khoa gồm các bài: Chương 1. Chăm sóc người bệnh viêm mũi xoang Chương 2. Chăm sóc người bệnh viêm tai giữa Chương 3. Chăm sóc người bệnh viêm amidan Chương 4. Chăm sóc trẻ dị vật đường ăn, đường thở Chương 5. Chăm sóc người bệnh viêm họng Chương 6. Cách khám nhận định răng miệng Chương 7. Sâu răng và dự phòng bệnh sâu răng Chương 8. Chăm sóc bệnh nhân viêm tủy răng Chương 9. Chăm sóc người bệnh viêm quanh răng Chương 10. Chăm sóc người bệnh viêm kết mạc Chương 11. Chăm sóc người bệnh viêm giác mạc và loét giác mạc Chương 12. Chăm sóc người bệnh bệnh glaucome Chương 13. Chăm sóc người bệnh đục thủy tinh thể Chúng tôi hy vọng giáo trình này sẽ là một tài liệu giảng dạy hữu ích có thể cung cấp những kiến thức cơ bản cho sinh viên trong ngành Điều dưỡng. Cà Mau, ngày tháng năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên. Nguyễn Thị Lan 2. Lâm Kim Mụi 3. Nguyễn Tiết Diễm Đoan 2
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 3 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 4 CHƯƠNG 1. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM MŨI XOANG 8 CHƯƠNG 2. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM TAI GIỮA 16 CHƯƠNG 3. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM AMIDAN 22 CHƯƠNG 4. CHĂM SÓC TRẺ DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN, ĐƯỜNG THỞ 30 CHƯƠNG 5. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM HỌNG 39 CHƯƠNG 6. CÁCH KHÁM NHẬN ĐỊNH RĂNG MIỆNG 48 CHƯƠNG 7. SÂU RĂNG VÀ DỰ PHÒNG BỆNH SÂU RĂNG. 54 CHƯƠNG 8. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM TỦY RĂNG 60 CHƯƠNG 9. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM QUANH RĂNG 64 CHƯƠNG 10. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM KẾT MẠC 71 CHƯƠNG 11. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM GIÁC MẠC VÀ LOÉT GIÁC MẠC 81 CHƯƠNG 12. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BỆNH GLAUCOME 89 CHƯƠNG 13. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ 97 3
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: ĐIỀU DƯỠNG CÁC BỆNH CHUYÊN KHOA 2. Mã môn học: MH39 3. Vị trí, tính chất , ý nghĩa và vai trò của môn học/ môn học: 3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ Cao đẳng tại trường Cao đẳng Y tế Cà Mau. 3.2. Tính chất: Đây là môn học bắt buộc, trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về các bệnh chuyên khoa 3.2. Ý nghĩa và vai trò: Điều dưỡng các bệnh chuyên khoa là môn học giúp cho người học biết được cách chăm sóc và điều trị bệnh theo từng chuyên khoa. Mỗi chuyên khoa có một số bệnh thường gặp, cách nhận định để lập kế hoạch chăm sóc đúng. II. Mục tiêu môn học: 4. Mục tiêu môn học: 4.1 Về kiến thức A1. Trình bày được khái niệm, nguyên nhân một số bệnh lý chuyên khoa mắt, răng – hàm mặt, tai – mũi – họng. A2. Phân biệt được các triệu chứng và phân độ một số bệnh lý chuyên khoa mắt, răng – hàm mặt, tai – mũi – họng. A3. Phân tích được các yếu tố nguy cơ gây các một số bệnh lý chuyên khoa mắt, răng – hàm mặt, tai – mũi – họng. A4. Mô tả được các bước tiến lập kế hoạch chăm sóc một số bệnh lý chuyên khoa mắt, răng – hàm mặt, tai – mũi – họng. 4.2. Về kỹ năng B1. Nhận định được kế hoạch chăm sóc một số bệnh lý chuyên khoa mắt, răng – hàm mặt, tai – mũi – họng. B2. Lập được kế hoạch chăm sóc một số bệnh lý chuyên khoa mắt, răng – hàm mặt, tai – mũi – họng. B3. Thực hiện được kế hoạch chăm sóc một số bệnh lý chuyên khoa mắt, răng – hàm mặt, tai – mũi – họng. B4. Thực hiện được việc tư vấn chăm sóc và phòng ngừa một số bệnh lý chuyên khoa mắt, răng – hàm mặt, tai – mũi – họng. 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm C1. Nhận thức được vai trò và ý nghĩa thực tiễn của hoạt động chăm sóc một số bệnh lý chuyên khoa mắt, răng – hàm mặt, tai – mũi – họng trên lâm sàng. C2. Thể hiện được sự cẩn thận, chu đáo, toàn diện trong quá trình thực hiện chăm sóc trẻ bệnh. 4
  6. C3. Ý thức học tập nghiêm túc, chủ động, tích cực trong học tập. C4. Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc. 5. Chương trình môn học Thời gian (giờ) STT TÊN BÀI GIẢNG Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra 1 Chăm sóc người bệnh viêm mũi xoang 2 1 1 2 Chăm sóc người bệnh viêm tai giữa 2 1 1 Chăm sóc người bệnh phẫu thuật 3 2 1 1 Amidan Chăm sóc người bệnh dị vật đường ăn, 4 2 1 1 đường thở 5 Chăm sóc người bệnh viêm họng 2 1 1 6 Cách khám nhận định răng miệng 2 1 1 7 Chăm sóc và dự phòng bệnh sâu răng 2 1 1 8 Chăm sóc người bệnh viêm tủy răng 2 1 1 9 Chăm sóc người bệnh viêm quanh răng 4 2 2 10 Chăm sóc người bệnh viêm kết mạc 2 1 1 Chăm sóc người bệnh viêm giác mạc và 11 4 2 2 loét giác mạc 12 Chăm sóc người bệnh Glucome 2 1 1 13 Chăm sóc người bệnh đục thủy tinh thể 2 1 1 TỔNG 30 15 15 3 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác chăm sóc trẻ tại cơ sở thực tập lâm sàng.. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 5
  7. 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương Thời điểm Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu Số pháp đánh giá kiểm tra ra đánh giá cột tổ chức kiểm tra kiểm tra trắc Viết/ nghiệm hoặc tự luận , A1, A2, A3 Thường xuyên Thuyết 1 Sau 14 giờ. kiểm tra vấn C1 trình đáp trong giờ học kiểm tra trắc Viết/ A2, A3, nghiệm hoặc tự A4, Định kỳ Thuyết luận , kiểm tra 1 Sau 27 giờ B1,B2,C2, trình vấn đáp trong C3, C4 giờ học Kết thúc môn Viết Trắc nghiệm A1, A2, A3, 1 Sau 30 giờ học trên máy A4 tính (phần 6
  8. mềm LMS B1, B2, B3, học và thi B4 trực tuyến của trường) C1 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi áp dụng môn học: Cao đẳng Điều dưỡng chính quy 8.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học: 8.2.1. Đối với người dạy: thuyết trình phương pháp dạy học tích cưc, làm mẫu 8.2.2. Đối với người học: lắng nghe, ghi chép và phát biểu 9. Tài liệu tham khảo: 1/ Bộ Y tế 2016, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng, Nhà xuất bản Y học. 2/ Trần Trọng Uyên Minh, Trần Viết Luân, Nguyễn Thị Quỳnh Lan (2010), Phẫu thuật nội soi u tuyến yên qua đường xoang bướm, Báo cáo hội nghị mũi xoang Châu Á tại thành phố Hồ Chí Minh, 13-18. 3/ Alturki, A. Y., Enriquez-Marulanda, A., Schmalz, P., et al.. 2018, “Transarterial Onyx Embolization of Bilateral Transverse–Sigmoid Dural Arteriovenous Malformation with Transvenous Balloon Assist—Initial U.S. Experience with Copernic RC Venous Remodeling Balloon”, World Neurosurgery, pp 398–402. 4/ Lu, D., Chen, L., Kang, X. 2019, “The application of Copernic RC balloon in endovascular treatment for complex intracranial dural arteriovenous fistula of the transverse- sigmoid sinus”, World Neurosurgery. 5/ Vollherbst, D. F., Ulfert, C., Neuberger, U., et al 2018, “Endovascular Treatment of Dural Arteriovenous Fistulas Using Transarterial Liquid Embolization in Combination with Transvenous Balloon-Assisted Protection of the Venous Sinus”, American Journal of Neuroradiology, 39(7), pp 1296–1302 7
  9. CHƯƠNG 1. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM MŨI XOANG  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Chương 1 giới thiệu về định nghĩa, nguyên nhân gây bệnh, yếu tố nguy cơ và triệu chứng bệnh viêm mũi xoang. Nội dung bài cung cấp nội dung nhận định, các chẩn đoán điều dưỡng thường gặp và biện pháp can thiệp chăm sóc, dự phòng viêm mũi xoang.  MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:  Về kiến thức - Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân gây bệnh, yếu tố nguy của bệnh lý viêm mũi xoang - Mô tả được triệu chứng bệnh viêm mũi xoang - Liệt kê được các nội dung nhận định, chẩn đoán điều dưỡng thường gặp trên người bệnh viêm mũi xoang trước và sau mổ.  Về kỹ năng - Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm mũi xoang trước mổ - Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm mũi xoang sau mổ - Tư vấn được các biện pháp phòng bệnh viêm mũi xoang  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Ý thức được tầm quan trọng của quy trình chăm sóc đối với việc chăm sóc phục hồi cho người bệnh - Thể hiện được thái độ cẩn trọng, an toàn, . - Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác 8
  10. - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: trắc nghiệm hoặc tự luận)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: 01 cột (hình thức: trắc nghiệm hoặc tự luận) NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1. Định nghĩa Viêm mũi xoang được hiểu theo nghĩa rộng là viêm mũi và các xoang cạnh mũi, gây ra một nhóm các rối loạn. Phân loại viêm mũi xoang theo thời gian bị viêm gồm có: cấp tính (từ 4 tuần trở lại), bán cấp tính (4-12 tuần) và mạn tính (trên 12 tuần). Có thể phân chia thành viêm mũi xoang cấp tính tái phát (lớn hơn hoặc bằng 4 đợt trong một năm mà không có triệu chứng của viêm mũi xoang mạn tính) và viêm mũi xoang cấp tính kịch phát. 2. Nguyên nhân Viêm mũi xoang do các nhóm nguyên nhân chính như sau: 2.1. Sau cảm cúm (viêm nhiễm virus đường hô hấp trên) Viêm mũi xoang do nhiễm khuẩn cấp tính điển hình thường bắt đầu với viêm nhiễm virus đường hô hấp trên kéo dài hơn 10 ngày. Trong một số trường hợp, viêm mũi xoang nhiễm khuẩn cấp tính thứ phát do hậu quả của sự bít tắc lỗ thông mũi xoang (do phù nề niêm mạc) và có thể do sự tổn thương hệ thống màng nhầy lông chuyển. Kết quả cuối cùng là ứ đọng chất nhầy trong xoang và tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Các tác nhân phổ biến nhất gây ra viêm xoang cấp tính bao gồm: Streptococcus Pneumonia, Haemophilus Influenza, và Moraxella Catarrahalis. 9
  11. 2.2. Các nguyên nhân khác - Dị ứng. - Trào ngược dạ dày - thực quản . - Hít phải các chất kích thích (bụi, khói thuốc lá, hoá chất…). - Bất thường về giải phẫu mũi xoang (vẹo vách ngăn, xoang hơi cuốn giữa, quá phát mỏm móc, bóng sàng). - VA quá phát. - Chấn thương mũi xoang. - Các khối u vòm mũi họng. - Bệnh toàn thân: suy giảm miễn dịch, rối loạn chức năng lông chuyển, bệnh xơ nang (Cystic fibrosis)… 3. Chẩn đoán viêm mũi xoang cấp tính do vi khuẩn 3.1. Chẩn đoán xác định 3.1.1. Triệu chứng lâm sàng Cần phải nghĩ tới viêm mũi xoang cấp tính do vi khuẩn khi viêm nhiễm đường hô hấp trên do virus sau 5-7 ngày triệu chứng ngày càng xấu đi hoặc kéo dài hơn 10 ngày chưa khỏi bệnh. Các triệu chứng giúp chẩn đoán viêm mũi xoang cấp tính gồm có: - Các triệu chứng chính: + Cảm giác đau và nhức ở vùng mặt + Sưng và nề vùng mặt + Tắc ngạt mũi + Chảy mũi, dịch đổi mầu hoặc mủ ra mũi sau. + Ngửi kém hoặc mất ngửi + Có mủ trong hốc mũi + Sốt − Các triệu chứng phụ: + Đau đầu + Thở hôi + Mệt mỏi + Đau răng + Ho + Đau nhức ở tai - Soi mũi trước: là cần thiết với tất cả các bệnh nhân nghi ngờ bị viêm mũi xoang. Cần chú ý phát hiện chất nhầy mủ, sung huyết, dị hình vách ngăn… 10
  12. Thăm khám nội soi: Phương pháp nội soi mũi là cần thiết để xác định viêm mũi xoang. Những dấu hiệu có giá trị bao gồm: mủ nhầy tại phức hợp lỗ ngách và ngách sàng bướm, sự phù nề, sung huyết… niêm mạc mũi. Đối với viêm mũi xoang cấp tính do nhiễm khuẩn, nội soi rất hữu ích cho chẩn đoán và lấy bệnh phẩm từ khe giữa. 3.1.2. Triệu chứng cận lâm sàng - Chẩn đoán hình ảnh: + Chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner) là phương pháp đang được lựa chọn trong chẩn đoán viêm mũi xoang. Tuy nhiên hình ảnh trong viêm mũi xoang cấp tính do nhiễm khuẩn sẽ không được rõ ràng trừ khi có biến chứng. + Chụp cộng hưởng từ (MRI) của xoang thường ít được thực hiện hơn CT Scanner bởi vì phương pháp này không tạo được hình ảnh xương rõ ràng. Tuy nhiên, MRI thường có thể giúp phân biệt được dịch nhầy còn đọng lại trong xoang với khối u của nhu mô khác dựa trên những đặc điểm đậm độ tín hiệu, mà có thể không phân biệt được trên phim CT Scanner; chính vì vậy, MRI có thể rất có giá trị để phân biệt xoang có khối u với xoang có ứ đọng dịch. MRI cũng là một phương pháp hữu ích khi nghi ngờ có bệnh tích xâm lấn ổ mắt - nội sọ. - Xét nghiệm: Xét nghiệm không thực sự có giá trị trong việc đánh giá viêm mũi xoang cấp tính. Tuy nhiên trong một số trường hợp viêm mũi xoang cấp tính cũng cần tiến hành một số xét nghiệm để đánh giá tình trạng suy giảm miễn dịch, HIV, bệnh tự miễn… 4. Điều trị Đối với viêm mũi xoang cấp tính chủ yếu là điều trị nội khoa. Phẫu thuật chỉ đặt ra trong những trường hợp cần thiết. 4.1. Phẫu thuật xoang Tối đa sau 4-6 tuần điều trị bằng thuốc kháng sinh phù hợp, corticoid tại chỗ và liệu pháp corticoid toàn thân không kết quả nên cân nhắc phẫu thuật. Điều trị phẫu thuật có thể cần thiết nếu có những bằng chứng về tổn thương niêm mạc hoặc tắc phức hợp lỗ ngách (khi được xác định bằng CT Scanner hoặc khám nội soi) vẫn dai dẳng mặc dù đã điều trị liên tục. Bệnh nhân chắc chắn có các bất thường về giải phẫu mũi xoang có thể cũng phải phẫu thuật. - Phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang: Chỉ định: + Phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang dựa trên một số quan sát quan trọng: + Quan sát rõ ràng tại vị trí của lỗ thông mũi xoang không bình thường có thể sẽ không đảm bảo cho dẫn lưu xoang trực tiếp của dòng niêm dịch. + Chít hẹp giải phẫu phức hợp lỗ ngách. + Niêm mạc mũi xoang bị tổn thương khó hồi phục và làm mất chức năng hệ thống lông chuyển ảnh hưởng đến sự dẫn lưu dịch. - Phẫu thuật xoang mở: 11
  13. Mặc dù phương pháp nội soi chức năng mũi xoang có nhiều ưu điểm, đôi khi vẫn cần dùng tới phương pháp phẫu thuật xoang mở như phẫu thuật Caldwel-Luc. Phẫu thuật này mở vào xoang, cho phép sinh thiết xoang và mở lỗ dẫn lưu vào hốc mũi. 5. Biến chứng Viêm nhiễm ổ mắt Hốc mắt được ngăn cách với xoang sàng bởi xương giấy vốn rất mỏng và dễ bị rạn nứt. Mặt khác hệ thống tĩnh mạch mắt có liên hệ với mạch sàng, bởi vậy nhiễm khuẩn hốc mắt là biến chứng phổ biến nhất của viêm xoang cấp. Tỷ lệ mắc biến chứng của hốc mắt ở trẻ nhỏ thường cao hơn so với ở người lớn. Một số nhiễm khuẩn hốc mắt do biến chứng của viêm xoang là: phù nề, viêm nhiễm ở mi mắt; viêm mô tế bào ổ mắt; viêm tắc tĩnh mạch xoang hang. Viêm màng não Viêm màng não thường xảy ra do nhiễm khuẩn từ xoang sàng và xoang bướm. Khi thăm khám, bệnh nhân có biến chứng này có thể giảm hoặc không đáp ứng với các kích thích. Có thể có các dấu hiệu của viêm màng não như Kernig và Brudzinski (+). Nếu phát hiện viêm màng não do biến chứng của viêm xoang, cần phải chụp CT Scanner não, CT Scanner xoang và chọc rò tủy sống giúp chẩn đoán. Áp xe ngoài màng cứng Áp xe ngoài màng cứng là sự tích tụ mủ giữa xương sọ và màng cứng, điển hình liên quan đến viêm xoang trán. Một mặt do viêm nhiễm trực tiếp từ xoang lan rộng, mặt khác theo đường máu, có thể dẫn tới viêm mủ dưới màng cứng và cuối cũng dẫn tới áp xe não. Tắc tĩnh mạch xoang hang Cục huyết khối nhiễm khuẩn từ mắt có thể chảy về phía sau thông qua hệ tĩnh mạch mắt tới xoang hang, gây ra nhiễm khuẩn, viêm nhiễm và cuối cùng là nghẽn mạch xoang. Bệnh nhân có những triệu chứng ở mắt như: phù kết mạc, đồng tử phản ứng chậm chạp, liệt mắt và mù lòa. Khối sưng phồng của Pott Nếu viêm nhiễm trong xoang trán lan đến tuỷ xương trán, hiện tượng viêm xương tuỷ khu trú kết hợp với phá huỷ xương có thể gây ra khối sưng mềm vùng trán được mô tả kinh điển là khối sưng phồng của Pott. 6. Chăm sóc sau mổ xoang 6.1. Nhận định - Đánh giá tổng trạng? Hồi tỉnh sau mê: người bệnh có bị lạnh, nôn ói, tụt huyết áp không? - Đánh giá dấu hiệu sinh tồn? - Đánh giá mức độ đau? Tình trạng chảy máu? Tình trạng tăng tiết dịch?... 6.2. Các vấn đề thường gặp trên người thường gặp sau mổ xoang - Chảy máu: Thông thường chảy máu ở các mức độ khác nhau và có thể kéo dài 3-5 ngày. Hầu hết các trường hợp lượng máu mất nằm trong khả năng chịu đựng của người bệnh. 12
  14. - Đau: Bệnh nhân có thể cảm thấy nặng và đau ở hốc mũi vài ngày sau mổ. Cảm giác này cũng giống như một đợt viêm mũi xoang cấp. Phần lớn đau sau mổ có thể kiểm soát nhờ thuốc giảm đau thông thường. - Mệt mỏi: Hầu hết bệnh nhân sau mổ cần 1 tuần nghỉ ngơi để phục hồi. Một số người có thể làm việc lại sớm hơn. - Nghẹt mũi, chảy mũi: Thông thường sẽ kéo dài khoảng 2-3 tuần. Lưu ý dấu hiệu chảy nước mũi trong liên tục có thể là dấu hiệu của rò dịch não tủy sau mổ. - Phù nề, sưng đau quanh mắt, vùng mặt sau mổ: Có thể sưng nề nhẹ nhưng thị lực bình thường. - Thay đổi giọng nói: có thể xảy ra vì xoang góp phần trong cộng hưởng âm thanh và tạo âm sắc giọng riêng ở mỗi người. 6.3. Thực hiện chăm sóc - Đánh giá mức độ đau - Theo dõi mức độ chảy máu - Cho người bệnh nằm nghỉ ngơi tại giườ, nằm đầu cao trên vài cái gối hoặc trên ghế dựa trong 24 đến 48 giờ đầu sau mổ. Điều này giúp giảm lượng máu đến mũi, giảm phù nề và chảy máu. - Dùng các túi nước đá chườm vùng mũi má để giảm chảy máu và phù nề vùng mổ. Đồng thời cách làm này còn giúp giảm nhau nhẹ. - Tránh xì mũi và ho mạnh vì có thể gây chảy máu hay làm chảy máu nặng hơn. - Hạn chế vận động, cho người bệnh vận động tại giường. Sau mổ 1 ngày hướng dẫn người bệnh đi bộ vận động nhưng ko gắng sức. - Khi ngồi nên hơi nghiêng đầu ra trước. Nên thở nhẹ nhàng qua mũi. - Uống đủ nước để tránh khô miệng và bồi hoàn lại dịch sau phẫu thuật. - Không đưa tay hay bất kỳ vật gì vào bên mũi mới mổ, dù cảm thấy khó chịu. - Thực hiện thuốc theo y lệnh - Giúp người bệnh nghỉ ngơi tại giường - Chấn an tâm lý cho người bệnh - Giúp người bệnh có chế độ ăn hợp lý từng giai đoạn sau mổ - Tạo điều kiện phòng bệnh sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát - Giúp người bệnh ngủ đủ giấc - Người bệnh có thể thư giãn qua âm nhạc - Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, tình trạng tiết dịch, mức độ đau của người bệnh. - Ăn thức ăn lỏng từ những ngày đầu sau mổ. Tránh các thức ăn và thức uống nóng, cay do có thể gây dãn mạch làm chảy máu. - Tránh hắt hơi hay xì mũi mạnh trong vòng một tuần đầu. không thể kiểm soát, nên mở miệng khi hắt hơi. 13
  15. - Tiếp tục hạn chế vận động mạnh trong tuần đầu, như làm việc quá sức, nâng các vật nặng. Sau 1 tuần các hoạt động có thể thực hiện ở mức 50% so với trước mổ. Sau 2 tuần người bệnh có thể hoạt động bình thường. - Không đi máy bay hoặc bơi lội trong vòng 2 tuần. Không nên lặn trong vòng 4 tuần đầu. - Hạn chế đi du lịch xa trong vòng 3 tuần đầu sau mổ để có thể theo dõi kịp thời tình trạng chảy máu tái phát và các biến chứng. - Tiếp tục rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc rửa mũi nên được thực hiện 2 đến 3 lần trong 1 ngày và kéo dài khoảng 2 đến 3 tháng sau phẫu thuật. Hướng dẫn các dấu hiệu bệnh nhân nên tái khám sớm nhất có thể: - Chảy máu đột ngột, lượng nhiều từ mũi không cầm được bằng ép mũi, chườm đá và nâng cao đầu. - Sốt cao hơn 38.5°C không thể hạ dù đã uống nhiều nước và dùng thuốc hạ sốt. - Đau mức độ nhiều, kéo dài không đáp ứng thuốc giảm đau. - Mờ mắt, nhìn đôi (nhìn 1 hình thành 2 hình) hoặc sưng, đau rõ quanh hốc mắt. - Chảy dịch trong, loãng giống nước, kéo dài thường từ một bên mũi. Đây là dấu hiệu của rò dịch não tủy. - Đau đầu nhiều hoặc cảm giác cứng cổ. Có thể đây là dấu hiệu của viêm màng não. 7. Phòng bệnh - Có chế độ điều trị, nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý khi mắc cảm cúm. - Tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích (bụi, khói thuốc lá, hoá chất…). - Quan tâm điều trị trào ngược dạ dày - thực quản. - Giải quyết các bất thường về giải phẫu mũi xoang (vẹo vách ngăn, xoang hơi cuốn giữa, quá phát mỏm móc, bóng sàng). - Nạo VA quá phát. - Điều trị các khối u vòm mũi họng. - Quan tâm, điều trị các bệnh toàn thân.  TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Nội dung bài học gồm - Định nghĩa, nguyên nhân gây bệnh, yếu tố nguy cơ và triệu chứng bệnh viêm mũi xoang. - Nhận định, các chẩn đoán điều dưỡng thường gặp và biện pháp can thiệp chăm sóc, dự phòng viêm mũi xoang.  CÂU HỎI BÀI TẬP CHƯƠNG 1 14
  16. Câu 1. Hãy trình bày được định nghĩa, nguyên nhân, triêu chứng lâm sàng bệnh viêm mũi xoang? Câu 2. Hãy trình bày được các cận lâm sàng và hướng điều trị trên người bệnh viêm mũi xoang? Câu 3. Hãy nêu các nội dung chăm sóc trên người bệnh sau mổ viêm mũi xoang? 15
  17. CHƯƠNG 2. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM TAI GIỮA  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2 Nội dung chương 1 giới thiệu về định nghĩa, nguyên nhân gây bệnh, yếu tố nguy cơ và triệu chứng bệnh viêm tai giữa. Nội dung bài cung cấp nội dung nhận định, các chẩn đoán điều dưỡng thường gặp và biện pháp can thiệp chăm sóc, dự phòng viêm tai giữa.  MỤC TIÊU CHƯƠNG 2 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:  Về kiến thức - Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân gây bệnh, yếu tố nguy của bệnh lý viêm tai giữa - Mô tả được triệu chứng bệnh viêm tai giữa - Liệt kê được các nội dung nhận định, chẩn đoán điều dưỡng thường gặp trên người bệnh viêm tai giữa cấp và mãn tính.  Về kỹ năng - Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm tai giữa cấp - Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm tai giữa mãn tính - Tư vấn được các biện pháp phòng bệnh viêm tai giữa  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Ý thức được tầm quan trọng của quy trình chăm sóc đối với việc chăm sóc phục hồi cho người bệnh - Thể hiện được thái độ cẩn trọng, an toàn, . - Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 2 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác 16
  18. - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 2 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: trắc nghiệm hoặc tự luận)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: 01 cột (hình thức: trắc nghiệm hoặc tự luận) NỘI DUNG CHƯƠNG 2 1. Định nghĩa Viêm tai giữa (VTG) mạn tính được định nghĩa là tình trạng viêm niêm mạc tai giữa kéo dài trên 12 tuần, không đáp ứng với điều trị nội khoa, màng nhĩ bị thủng, chảy tai, phù nề niêm mạc trong tai giữa và xương chũm (sào đạo, sào bào, thông bào). 2. Nguyên nhân Viêm tai giữa thường được gây ra bởi nhiễm các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn hay nấm. Vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae. Những trường hợp khác bao gồm Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis. Trong số các thanh thiếu niên lớn tuổi hơn và người lớn trẻ tuổi, nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh nhiễm trùng tai là Haemophilus influenzae. Các loại virus như virus hợp bào hô hấp (RSV) và những loại gây ra cảm lạnh thông thường cũng có thể dẫn đến viêm tai giữa bằng cách làm tổn hại đến hệ thống phòng thủ bình thường của các tế bào biểu mô đường hô hấp trên. Viêm tai giữa thường xảy ra ở trẻ em vì vòi nhĩ ngắn, hẹp, và hơi nằm ngang so với người lớn. Vòi nhĩ (Eustachian tube) nối liền tai giữa với vòm họng, nó giúp dẫn lưu dịch tiết trong hòm nhĩ về họng. Nếu vòi nhĩ bị tắc, dịch nhầy bị ứ đọng trong tai giữa và gây nên viêm tai giữa. Do viêm tai giữa cấp không được điều trị và theo dõi tốt. Viêm tai giữa sau các bệnh nhiễm trùng lây: như cúm, sởi. Viêm tai giữa do chấn thương áp lực. 17
  19. Các yếu tố thuận lợi: Cấu trúc xương chũm loại có thông bào nhiều, độc tố của vi khuẩn nhất là streptococcus hemolytique, pneumococcus mucosus… và thể trạng, cơ địa của bệnh nhân: trẻ em suy dinh dưỡng, người lớn bị suy nhược cơ thể thì sức đề kháng bị giảm, do đó dễ bị viêm tai giữa. 3. Chẩn đoán 3.1. Chẩn đoán xác định 3.1.1. Lâm sàng - Viêm tai giữa mạn tính nhầy: Chảy mủ tai từng đợt, phụ thuộc vào những đợt viêm V.A, mủ chảy ra nhầy, dính, không thối, chưa ảnh hưởng nhiều đến sức nghe. - Viêm tai giữa mạn tính mủ: Thường chảy mủ tai kéo dài, mủ đặc xanh thối, có thể có cholesteatoma, nghe kém truyền âm ngày càng tăng, có thể đau âm ỉ trong đầu hay nặng đầu phía bên tai bị bệnh. - Viêm tai giữa mạn tính hồi viêm: Sốt cao và kéo dài, thể trạng nhiễm trùng rõ rệt: ăn ngủ kém, gầy, hốc hác, suy nhược. Đối với trẻ nhỏ có thể có sốt cao, co giật, rốiloạn tiêu hóa… Nghe kém tăng lên vì tổn thương cả đường khí và đường xương. Đau tai rất dữ dội, đau thành từng đợt, đau sâu trong tai và lan ra phía sau vùng xương chũm hay lan ra cả vùng thái dương gây nên tình trạng nhức đầu, ù tai và chóng mặt. Trong một vài trường hợp có thể thấy dấu hiệu xuất ngoại mặt trong xương chũm, mặt ngoài xương chũm, sau tai, vùng thái dương - gò má, trong bao cơ ức đòn chũm (thể Bezold)… 3.1.2. Cận lâm sàng - Khám tai: mủ tai chảy kéo dài, đặc, thối, có thể có tổ chức cholesteatoma (có váng óng ánh như mỡ, thả vào nước không tan). Màng nhĩ có thể bị phồng, xẹp lõm vào trong, bị thủng, bờ lỗ thủng nham nhở, đáy hòm nhĩ bẩn, có thể có polyp ở hòm nhĩ. - Cấy dịch tai để xác định vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ. - Chụp CT Scan đầu hoặc xương chũm để xác định sự nhiễm trùng lan tỏa ra bên ngoài tai giữa. - Đo thính lực để đánh giá sức nghe. 4. Điều trị 4.1. Nguyên tắc điều trị - Mục đích là để kiểm soát sự nhiễm trùng và loại bỏ dịch tiết ứ đọng trong tai giữa (nhầy, mủ…) và phẫu thuật để phục hồi chức năng nghe. - Không nên dùng kháng sinh không đúng vì sẽ làm lu mờ triệu chứng, khó chẩn đoán, hoặc chuyển thể cấp tính thành mạn tính, làm bệnh kéo dài khó phát hiện và dễ gây biến chứng. - Nếu không có chuyên khoa, nên đề xuất chuyển bệnh nhân đến cơ sở tai mũi họng để được điều trị triệt để. - Cần thuyết phục gia đình và bệnh nhân tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0