Giáo trình Dự toán cơ bản (Nghề: Kỹ thuật xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
lượt xem 5
download
Giáo trình Dự toán cơ bản (Nghề: Kỹ thuật xây dựng - Cao đẳng) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được trình tự, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp lập dự toán trên phần mềm, các qui định chung khi lập dự toán, hồ sơ dự toán.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Dự toán cơ bản (Nghề: Kỹ thuật xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: DỰ TOÁN CƠ BẢN NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ:CAO ĐẲNG ((Ban hành kèm theo Quyết định Số: 511/QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2020
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Dự toán cơ bản được Tổ bộ môn xây dựng của Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp thực hiện với mục đích sử dụng cho công tác đào tạo của Nhà trường. Giáo trình này là một phần kiến thức không thể thiếu đối với việc giảng dạy và học tập nghề Kỹ thuật xây dựng. Nội dung của giáo trình bao gồm những kiến thức cơ bản, dễ hiểu về dự toán xây dựng giúp người học tiếp thu tốt và phát triển kiến thức phù hợp với các môn học và mô đun chuyên ngành. Tổ biên soạn xin chân thành cảm ơn các giảng viên, doanh nghiệp và các nhà chuyên môn đã có các ý kiến đóng góp.Qua đó giúp Tổ biên soạn hoàn thiện giáo trình một cách tốt nhất. Đồng Tháp, ngà 20 tháng 12 năm 2020 Ngƣời biên soạn Lê Minh Giang 1
- MỤC LỤC CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM DỰ TOÁN CƠ BẢN ............................................ 4 1.1. Tổng dự toán xây dựng công trình. ............................................................ 4 1.2. Dự toán xây lắp hạng mục công trình. ....................................................... 6 CHƢƠNG 2:TIÊN LƢỢNG .............................................................................. 7 1.1. Định nghĩa:.................................................................................................... 7 1.2. Một số điều cần lƣu ý khi tính tiên lƣợng. ................................................. 7 1.3. Cách tính tiên lƣợng cho 1 số công tác xây lắp: có 4 bƣớc. ...................... 7 1.4. Tính tiên lƣợng công trình: ......................................................................... 8 1.5. Bảng tiên lƣợng nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công cho công trình ...................................................................................................................... 9 CHƢƠNG 3::DỰ TOÁN VỀ NHU CẦU VẬT LIỆU, ................................... 11 NHÂN CÔNG, MÁY THI CÔNG ................................................................... 11 1.1. Vai trò của việc xác định dự toán nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công. .................................................................................................................... 11 1.2. Định mức dự toán xây dựng cơ bản. ........................................................ 11 CHƢƠNG 4: LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH .............................................. 16 1.1. Các căn cứ để lập dự toán công trình. ...................................................... 16 1.2. Phƣơng pháp lập dự toán công trình: ...................................................... 18 CHƢƠNG 5: THANH QUYẾT TOAN KHỐI LƢỢNG............................... 20 1.1. Thanh toán khối lƣợng: ............................................................................. 20 1.2. Quyết toán:.................................................................................................. 21 CHƢƠNG 6: LẬP DỰ TOÁN TỔNG HỢP NHÀ TRỆT ............................. 23 1.1. Cho bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công nhà trệt cấp 4: ............................ 23 1.2. Trình báy cách tính tiên lƣợng các công tác xây lắp nhà cấp 4: ........... 23 CHƢƠNG 7: LẬP DỰ TOAN TỔNG HỢP NHÀ LẦU ............................... 24 1.1. Cho bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công nhà lầu: ....................................... 24 1.2. Trình báy cách tính tiên lƣợng các công tác xây lắp nhà lầu: ............... 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 25 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 2
- Tên môn học: Dự toán cơ bản Mã môn học: MH12 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: môn học dự toán là một trong các môn chuyên ngành cơ sở được bố trí học sau các môn học chuyên môn nghề MH08, MH09, MH10, MH11. - Tính chất: là môn học lý thuyết cơ sở bắt buộc. Môn học dự toán là môn học làm cơ sở để lập và kiểm tra được dự toán, thanh quyết toán xây lắp các hạng mục công trình xây dựng. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Dự toán là môn học chuyên ngành cơ sở trong chương trình đào tạo ngành kỹ thuật xây dựng trình độ trung cấp và cao đẳng. Dự toán giúp cho người học hiểu và nắm được định mức vật liệu (VL), nhân công (NC), máy thi công (MTC) cho từng công tác thi công tại công trình. Từ đó giúp cho người học tổng hợp được chi phí xây dựng công trình và dể dàng kiểm soát khối lượng và chi phí phát sinh trong quá trình thi công xây dựng. Ngoài ra dự toán còn giúp xác định tổng hợp chi phí xây dựng công trình là cơ sở để lập hợp đồng kinh tế và thanh quyết toán khối lượng hoàn thành. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được trình tự, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp lập dự toán trên phần mềm, các qui định chung khi lập dự toán. Hồ sơ dự toán. - Về kỹ năng: + Đọc bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công (KTTC) khi lập dự toán công trình. + Lập được dự toán công trình trên phần mềm dự toán G8. - Thái độ: + Có trách nhiệm trong công việc. Hợp tác tốt với người cùng làm, cẩn thận để đảm bảo an toàn khi thực hành trên máy tính. Nội dung của môn học: 3
- CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM DỰ TOÁN CƠ BẢN Mã chƣơng: MH12 -01 Giới thiệu: Bài học này giúp cho người học hiểu và nắm được những khái niệm cơ bản trong dự toán như chi phí vật liệu (VL), nhân công (NC), máy thi công (MTC) và chi phí xây dựng công trình. Mục tiêu: - Kiến thức: + Trình bày khái niệm chung dự toán. + Trình bày được cách tính tiên lượng dự toán. - Kỹ năng: + Phân biệt được đơn vị tính và công tác tính dự toán. - Thái độ: + Nghiêm túc, cẩn thận, chu đáo. Nội dung chính: 1.1. Tổng dự toán xây dựng công trình. 1.1.1. Khái niệm tổng dự toán xây dựng: - Tổng dự toán là tài liệu xác định tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật – thi công. - Tổng dự toán công trình bao gồm: giá trị dự toán xây lắp, giá trị dự toán mua sắm trang thiết bị, chi phí khác và chi phí dự phòng. 1.1.2. Khái niệm về các loại chi phí xây dựng. a. Chi phí trực tiếp: T là chi phí có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện thi công xây lắp công trình. Bao gồm các loại chi phí sau: + Chi phí về vật liệu: VL + Chi phí về nhân công: NC + Chi phí sử dụng máy thi công: M + Chi phí trực tiếp khác: TT = (VL+CN+M) x2.5% (theo TT 04/2010/TT-BXD) Chi phí trực tiếp: T = VL+NC+M+TT b. Chi phí chung: C = TT x 6.5% Là chi phí không liên quan trực tiếp đến quá trình thi công xây lắp công trình nhưng lại cần thiết để phục vụ cho công tác thi công, cho việc tổ chức bộ máy quản lý và chỉ đạo sản xuất xây dựng của doanh nghiệp xây dựng. Bao gồm các loại chi phí sau: + Chi phí quản lí hành chánh. + Chi phí phục vụ công nhân. 4
- + Chi phí phục vụ thi công. c. Thu nhập chịu thuế tính trước: là phần lợi nhuận theo qui mà đơn vị thi công hoặc nhà thầu được hưởng. TL = (T + C) x 5.5% d. Chi phí xây dựng trước thuế: G = T + C + TL Là chi phí xây dựng chưa bao gồm thuế. e. Thuế GTGT: GTGT = G x 10% f. Chi phí xây dựng sau thuế: Gxdct = G + GTGT g. Chi phí xây dựng nhà tạm: Gxdnt = Gxdct x 1% h. Tổng chi phí xây dựng công trình: Gxd = Gxdct + Gxdnt i. Chi phí dự phòng: Gdp = 10% x tổng giá trị xây dựng công trình. - Là chi phí dự trù cho các khối lượng phát sinh do thay đổi thiết kế hợp lí theo yêu cầu của chủ đầu tư được cấp có thẩm quyền chấp thuận. Khối lượng phát sinh do các yếu tố không lường trước được. Dự phòng do yếu tố trượt giá trong quá trình thực hiện. BẢNG 1: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (Theo TT 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ xây dựng, về việc hướng dẫn lập và quản lí chi phí xây dựng công trình) Là bảng chi phí tổng hợp các loại chi phí theo qui định. Bảng chi phí này dùng để xác định giá trị dự thầu kí kết hợp đồng kinh tế, xác định bảo l nh dự thầu và giá trị bảo hành công trình theo qui định là 2%. Stt Khoản mục chi phí Ký hiệu Cách tính T.tiền 1 - Chi phí trực tiếp: T T = VL+NC+M+TT 1.1 + Chi phí về vật liệu. VL Bảng tổng hợp chi phí VL 1.2 + Chi phí về nhân công. NC Bảng tổng hợp chi phí NC 1.3 + Chi phí sử dụng máy thi công M Bảng tổng hợp chi phí M 1.4 + Chi phí trực tiếp khác. TT TT = (VL+NC+M) x2.5% 2 - Chi phí chung: C C = TT x 6.5% 3 - Thu nhập chịu thuế tính trước TL TL = (T + C) x 5.5% 4 - Chi phí xây dựng trước thuế G G = T + C + TL 5 - Thuế GTGT GTGT GTGT = G x 10% 6 - Chi phí xây dựng sau thuế Gxdct Gxdct = G + GTGT 7 - Chi phí xây dựng nhà tạm Gxdnt Gxdnt = Gxdct x 1% TỔNG CỘNG: Gxd Gxd = Gxdct + Gxdnt 5
- 1.2. Dự toán xây lắp hạng mục công trình. 1.2.1. Khái niệm. - Dự toán xây lắp hạng mục công trình là chi phí cần thiết để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp của hạng mục công trình đó. Nó được tính toán từ bản vẽ thiết kế thi công hoặc kỹ thuật thi công. 1.2.2. Các bước xác định giá trị dự toán xây lắp. - Dựa vào bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công để tính khối lượng xây lắp của công trình. - Sử dụng bảng đơn giá chi tiết của địa phương để tính được các thành phần chi phí trong chi phí trực tiếp. - Áp dụng các tỷ lệ định mức theo qui định để tính các chi phí còn lại. 1.2.3. Vai trò tác dụng của giá trị dự toán. - Xác định chính thức vốn đầu tư xây dựng công trình từ đó xây dựng được kế hoạch cung cấp, sử dụng và quản lí vốn. - Làm cơ sở để xác định giá gói thầu trong trường hợp đấu thầu, giá hợp đồng ký họp đồng kinh tế giao nhận thầu xây lắp trong trường hợp chỉ định thầu. - Làm cơ sở để nhà thầu lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch lao động tiền lương và năng lực xây dựng. Câu hỏi ôn tập: 1. H y nêu định nghĩa của từng loại chi phí trong bảng tổng hợp chi phí xây dựng công trình. 2. Cho 3 loại chi phí sau Chi phí vật liệu VL=100.000.000đ Chi phí nhân công NC =30.000.000đ Chi phí máy thi công M=10.000.000đ H y tính các loại chi phí còn lại và cho biết tổng giá trị xây dựng công trình. 6
- CHƢƠNG 2:TIÊN LƢỢNG Mã chƣơng:MH12 -02 Giới thiệu: Việc xác định khối lượng của 1 cấu kiện là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chi phí xây dựng công trình. Việc xác định khối lượng không chính xác sẽ sai lệch về tổng chi phí xây dựng công trình. Nên tiên lượng là kiến thức rất quan trọng mà người học cần chú ý và nắm vửng. Mục tiêu: - Kiến thức: + Hiểu và tính toán được tiên lượng các công tác trong xây dựng cơ bản như: công tác đất, công tác đóng cọc móng, công tác thép, công tác nề, công tác mộc, công tác sơn vôi, bả bột trét…. - Kỹ năng: + Hiểu được các công thức tính toán tiên lượng. - Thái độ: + Rèn luyện và tự ôn tập lại kiến thức, tập trung nhằm phát triển các kỹ năng về tính toán, tổng hợp và cách xem bản vẽ kỹ thuật thi công. Nội dung chính: 1.1. Định nghĩa: - Trước khi xây dựng công trính hoặc một bộ phận của công trình, ta cần tính toán được khối lượng của từng công việc cụ thể. Tính trước khối lượng cụ thể của từng công việc được gọi là tính tiên lượng. - Tính tiên lượng dựa vào bản vẽ thiết kế KTTC đ được phê duyệt. 1.2. Một số điều cần lƣu ý khi tính tiên lƣợng. - Đơn vị tính: + Mỗi loại công tác khi tính ra khối lượng đều phải tính theo một đơn vị quy định thống nhất như m3, m2, m, kg, tấn, cái, con, công, lít…Được gọi là đơn vị tính. - Quy cách: + Quy cách của mỗi loại công tác là bao gồm những yếu tố có ảnh hưởng tới sự hao phí vật tư, nhân công, máy thi công và ảnh hưởng tới giá cả của từng loại công tác. Ví dụ: bê tông sàn lầu 1, bê tông sàn lầu 2 có khối lượng 10m3. Phân tích: về quy cách khác giống nhau về khối lượng, khác nhau về nhân công và máy thi công. 1.3. Cách tính tiên lƣợng cho 1 số công tác xây lắp: có 4 bƣớc. Bước1. Nghiên cứu bản vẽ. Bước 2. Phân tích khối lượng. 7
- Bước 3. Tìm kích thước tính toán. Bước 4. Tính toán và trình bày kết quả. 1.4. Tính tiên lƣợng công trình: - Ví dụ minh họa: xem bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công tính toán khối lượng các công tác sau: - Khối lượng đào đất và đắp đất của công trình. Giả định nền đất sét cứng vách đào thẳng đứng. - Công tác đóng cọc cừ tràm. Công tác bê tông lót móng đá 4x6. - Công tác khối lượng cốt thép của móng. - Công tác bê tông móng đá 1x2. - Công tác bê tông đà kiềng. Bái giải: Cách tính tiên lượng các loại công tác: - Công tác chuẩn bị mặt bằng: Từ AA.11100 đến AA.32000 Ví dụ: h y tra m hiệu công việc các tên công tác sau: - Phát rừng tạo mặt bằng bằng thủ công. Công tác phá vở công trình. - Phá dở công trình bằng máy. - Công tác đào đất, lắp đất, đắp đất, đắp đá, đắp cát: Từ AB.10000 đến AB.92000 Vd: h y tra m hiệu công việc các tên công tác sau: - Đào đất công trình bằng thủ công: Đào đất công trình bằng máy: - Đắp cát công trình: - Công tác đóng cọc cừ tràm, cọc ép, cọc khoan nhối: Từ AC.10000 đến AC.30.000 Vd: h y tra m hiệu công việc các tên công tác sau: - Công tác khoan cọc nhối. Công tác đóng cọc BTCT. - Công tác làm đường, sân: từ AD.11000 đến AD.80000 Vd: h y tra m hiệu công việc các tên công tác sau: - Công tác làm mặt đường. Cọc tiêu, biển báo đường bộ. - Công tác xây gạch, xây đá: từ AE.10000 đến 90000 Vd: h y tra m hiệu công việc các tên công tác sau: - Công tác xây gạch thẻ (4x8x18). Công tác xây gạch ồng (8x8x18). - Công tác BTCT đổ tại chổ, công tác SXLD ván khuôn, công tác SXLD cốt thép: từ AF.10000 đến AF.80000 Vd: h y tra m hiệu công việc các tên công tác sau: - Công tác SXLD cốt thép móng. Công tác đổ BT móng đá 1x2 mác 200. - Công tác BT cột đá 1x2 mác 200. 8
- - Công tác sản xuất lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẳn: từ AG.10000 đến AG.50000 Vd: h y tra m hiệu công việc các tên công tác sau: - Sản xuất câu kiện bê tông đúc sẳn. - Lắp dựng câu kiện bê tông đúc sẳn. - Công tác sản xuất lắp đặt cấu kiện gỗ: từ AH.10000 đến AH.30000 Vd: h y tra m hiệu công việc các tên công tác sau: - Sản xuất vì kèo gỗ. Sản xuất khuôn cửa đi cửa sổ các loại. - Sản xuất lắp đặt cấu kiện sắt thép: từ AI.10000 đến AI.80000 Vd: h y tra m hiệu công việc các tên công tác sau: - Sản xuất kết cấu thép. Sản xuất LD dầm câu thép. - Công tác hoàn thiện như tô (trát) tường, làm mái, làm trần, lát ốp gạch đá, bả ma tíc, sơn vôi: từ AK.10000 đến AK.80000 Vd: h y tra m hiệu công việc các tên công tác sau: - Công tác ốp gạch đá. Công tác làm trân. - Công tác khác: từ AL.10000 đến AL.70000 Vd: h y tra m hiệu công việc các tên công tác sau: - Gia cố nền đất yếu bằng vải địa kỹ thuật - Cắt khe đường lăng săn. - Các công tác phần điện nước: BA.10000 * Ví dụ minh họa 1: Tra m hiệu công tác phần ngầm của công trình như sau: - Công tác chuẩn bị mặt bằng. - Công tác đào đất, đắp đất, đào móng công trình: từ AB.10000 đến AB.92000 - Công tác đắp đất có độ chặt: AB.13000 - Công tác đóng cọc gỗ, cứ tràm, cọc BTCT: AC.10000 đến AC.30000 - Công tác bê tông lót móng đá 4x6. Công tác bê tông lót móng đá 1x2. - Công tác cốt thép móng. - Công tác coffa móng. - Công tác cốt thép móng. - Công tác cofa đà kiềng. - Công tác cốt thép đà kiềng. - Công tác bê tông đá 1x2 đà kiềng. 1.5. Bảng tiên lƣợng nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công cho công trình 9
- Đơn Khối Thành Stt Mã hiệu Tên công tác Đơn giá vị lƣợng tiền Đào móng băng rộng 1 AB.11332
- CHƢƠNG 3::DỰ TOÁN VỀ NHU CẦU VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG, MÁY THI CÔNG Mã chƣơng:MH12 -03 Giới thiệu: Bài học này giúp cho người học hiểu vế cách xác định nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công của 1 công tác bất kỳ tại công trình xây dựng. Mục tiêu: - Kiến thức: + Tính toán được nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công cho các hạng mục công trình xây dựng. - Kỹ năng: + Đọc hiểu và tính toán được nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công. - Thái độ: + Tự rèn luyện và tính toán, tập trung lắng nghe và thực hiện. Nội dung chính: 1.1. Vai trò của việc xác định dự toán nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công. - Dự toán nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công là cơ sở để đơn vị xây lắp lập kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật, kế hoạch tổ chức thi công điều động nhân lực và xe máy thi công. Bên cạnh đó nó còn là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của chủ đầu tư. - Cơ sở lập dự toán vật liệu, nhân công, máy thi công: + Khối lượng công tác công trình (bảng tiên lượng). + Định mức xây dựng cơ bản (theo qui định hiện hành). - Khối lượng công tác xây lắp (tiên lượng): ôn tập lại. 1.2. Định mức dự toán xây dựng cơ bản. 1.2.1. Khái niệm: - Định mức dự toán xây dựng cơ bản là định mức kinh tế kỹ thuật xác định mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công, máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây lắp tương đối hoàn chỉnh từ khâu chuẩn bị đến khi kết thúc công tác. - Định mức dự toán xây dựng do Bộ xây dựng ban hành và không thay đổi trong quá trình tính dự toán. Được tích hợp sẳn trong chương trình dự toán và không thay đổi được. Ví dụ 1: định mưc 5m3 bê tông gạch vở. Định mức vật liệu và nhân công cho 1m3 bê tông như sau: + Vữa: 0.528m3 + Gạch vở: 0.893m3 + Nhân công: 3,0/7: 1.17 công. 11
- * Vậy yêu cầu cần là 5m3 được tính như sau: + Vữa: 0.528m3 x 5m3 + Gạch vở: 0.893m3 x 5m3 + Nhân công: 3,0/7: 1.17 công x 5 Ví dụ 2: định mức nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công công tác cốt théo cột, trụ: Đơn vị tính: 1 tấn M hiệu Công tác xây lắp Thành phần ĐVT 18 18 18 hao phí H 4m H H 16m 50m AF.614 Cốt thép cột, trụ 1.Vật liệu: - Thép tròn Kg 1.020 1.020 1.020 - Dây thép Kg 14,28 14,28 14,28 - Que hàn Kg 4,82 4,82 4,82 2. Nhân công 3,5/7 Công 10,02 10,19 11,21 3. Máy thi công: - Máy hàn 23Kw ca 1,16 1,16 1,16 - Máy cắt uốn thép Ca 0,32 0,32 0,32 5Kw Ca - 0,04 - - Máy vận thăng 0,8T Ca - - 0,025 - Vận thăng lồng 3T Ca - - 0,025 - Cầu tháp 25T Ca - - - - Cẩu tháp 40T % - 2,0 2,0 - Máy khác Nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công công tác cốt thép sàn mái: Đơn vị tính: 1 tấn M hiệu Công tác xây lắp Thành phần hao phí ĐVT 10 10 10 H H H 16m 50m 50m AF.617 Cốt thép sàn mái 1.Vật liệu: - Thép tròn Kg 1.005 1.005 1.005 - Dây thép Kg 21,42 21,42 21,42 2. Nhân công 3,5/7 Công 14,63 16,1 16,83 3. Máy thi công: - Máy hàn 23Kw ca 1,133 1,133 1,133 - Máy cắt uốn thép Ca 0,4 0,4 0,4 12
- 5Kw Ca - 0,035 0,04 - Vận thăng lồng 3T Ca - - 0,025 - Cầu tháp 25T % - 2,0 2,0 - Máy khác Ví dụ minh họa 2: H y tính toán nhu câu vật liệu, nhân công, máy thi công cần thiết cho công tác sàn mái BTCT biết khối lượng thép cân cho sàn mái theo bảng thống kê thép là 6=335kg có H 16m Bài Giải: Đơn vị tính: 1 tấn 10 Công tác xây M hiệu Thành phần hao phí ĐVT H Đơn giá Thành tiền lắp 16m 1.Vật liệu: - Thép tròn Kg 1.005 - Dây thép Kg 21,42 18.090.000 2. Nhân công 3,5/7 18.000 Công 14,63 449.820 3. Máy thi công: 21.000 Cốt thép sàn 61.446 AF.617 - Máy hàn 23Kw 42.000 mái ca 1,133 - Máy cắt uốn thép Ca 0,4 118.538 5Kw 104.624 23.600 - Vận thăng lồng 3T 59.000 Ca - - Cầu tháp 25T Ca - - Máy khác Tổng thành tiền VL, NC, MTC/1 tấn thép sàn mái 18.743.404 Thép sàn mái 6=335kg x 18.743.404 = 6.279.040đ Ghi chú: sinh viên tập tra định mức vật liệu, nhân công máy thi công trong sách định mức xây dựng cơ bản do Bộ xây dựng ban hành. 1.2.2. Nội dung định mức dự toán xây dựng cơ bản: gồm 3 mức hao phí. a. Hao phí vật liệu: - Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, và các loại vật liệu khác cần thiết cho việc hoàn thành khối lượng công tác xây lắp. b. Hao phí nhân công: - Là số ngày công lao động của công nhân bao gồm thợ chính và thợ phụ trực tiếp thực hiện một đơn vị khối lượng công tác xây lắp từ khâu chuẩn bị đến kết thúc công tác. 13
- - Cách tính hao phí nhân công: đơn vị tính (công = ngày) Lương cơ bản theo Nghị định số 108/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2010 về việc tăng lương tối thiểu vùng lên 830.000đ/tháng. - Lương được chia làm 26 ngày/tháng + Bậc 1/7: lương thực lảnh (LTL) = 1.55 x 830.000đ/tháng = 1.286.500đ/tháng. Phụ cấp luân chuyển công việc, công việc không ổn định, nắng gió công trình: là 46% x 1.286.500đ + 1.286.500đ = 1.878.290đ/tháng. Vậy 1 công được tính như sau: 1.878.290đ/tháng / 26 = 72.242 công. + Bậc 3/7: LTL = 2.16 x 830.000đ/tháng = 1.792.800 đ/tháng. Phụ cấp luân chuyển công việc, công việc không ổn định, nắng gió công trình: là 46% x 1.792.800 đ + 1.792.800 đ = 2.617.488 đ/tháng. Vậy 1 công được tính như sau: 2.617.488 đ/tháng / 26 = 100.672 công. + Tương tự hệ số lương các bậc còn lại như sau: Bậc 2: k=1.83; bậc 2.5: k=1.955; bậc 2.7: k=2.061; Bậc 3.2: k= 2.238; bậc 3.5: k= 2.355; bậc 3.7: k=2.433; bậc 4: k= 2.55; c. Hao phí máy thi công: Là số ca sử dụng máy thi công trực tiếp phục vụ công tác xây lắp kể cả những máy móc hoạt động độc lập tại hiện trường. d. Qui định áp dụng: - Định mức dự toán được áp dụng để lập đơn giá xây dựng cơ bản, làm cơ sở để lập dự toán xây lắp công trình xây dựng cơ bản. e. Tính toán nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công. Ví dụ minh họa: tính toán nhu cầu về vật liệu, nhân công, máy thi công cho công tác đào đất. STT M hiệu Nội dung công tác ĐVT KL Đơn Thành giá tiến VL NC MTC VL NC MTC Đóng cọc tràm c. dài 1 AC.11122 cọc ngập đất > 2,5m 100m 7 417 110 2,844 754 đ.cấp II 1,1*1,1*25*5*4,5/100 = 6,8063 Định mức vật liệu công tác đóng cọc cừ A tràm TT cg MHP Tên vật tƣ ĐVT HPĐM GIÁ tác Cọc tràm l=4.7m phi 746 ngon 4.5~5cm m 105 3,500 367,500 14
- 715 Cây chống cây 1.65 7,000 11,550 1578 Gỗ ván ( cả nẹp) m3 0.01 1,900,000 19,000 Z999 Vật liệu khác % 5 3,981 19,903 417,953 Định mức nhân công công tác đóng cọc cừ B tràm Nhân công 3,5/7 N135 Nhóm I công 2.81 39,467 110,902 - Tính toán nhu cầu vật liệu-nhân công-máy thi công - Xác định nhu cầu vật liệu-nhân công-máy thi công Ví dụ: tính toán nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công cho một công tác bê tông cột đổ tại chổ. Câu hỏi ôn tập: 1. H y nêu vai trò dự toán nhu cầu vật liệu nhân công và máy thi công cho công trình xây dựng? 2. Định mức dự toán xây dựng là gì? 3. H y tra bảng định mức dự toán của công tác bê tông sàn lầu cao H=3.6m 15
- CHƢƠNG 4: LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH Mã chƣơng:MH12 -04 Giới thiệu: Những cơ sở và số liệu mà người lập dự toán cần chuẩn bị trước khi bắt đấu vào lặp dự toán cho 1 công trình xây dựng Giúp cho người học nắm vững những bước thực hiện dự toán 1 công trình cụ thể. Mục tiêu: - Kiến thức: + Tính toán được nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công cho các hạng mục công trình xây dựng. - Kỹ năng: + Đọc hiểu và tính toán được nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công. - Thái độ: + Tự rèn luyện và tính toán, tập trung lắng nghe và thực hiện. Nội dung chính: 1.1. Các căn cứ để lập dự toán công trình. 1.1.1. Đơn giá xây dựng cơ bản. a. Khái niệm: - Là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng hợp xác định những chi phí trực tiếp vật liệu, nhân công, máy thi công. Hay toàn bộ chi phí x hội cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cầu xây lắp tạo nên công trình. - Đơn giá xây dựng cơ bản là cơ sở để các tổ chức tư vấn thiết kế, thi công đưa ra giải pháp thiết kế và phương pháp thi công hợp lí. - Là cơ sở để lựa chọn nhà thầu. b. Phân loại đơn giá xây dựng cơ bản: có 3 loại. - Đơn giá xây dựng cơ bản tổng hợp: được xác định trên cơ sở đơn giá xây dựng cơ bản chi tiết hoặc định mức dự toán tổng hợp. Áp dụng ở giai đoạn hồ sơ thiết kế kỹ thuật chuẩn bị đầu tư. Ví dụ: - Toàn bộ chi phí trực tiếp gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công và các chi phí chung, l i, thuế để hoàn thành 1m2 xây dựng (1m2 sàn). Đây gọi là chi phí tổng hợp đầy đủ. - Toàn bộ chi phí trực tiếp gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công để hoàn thành 1m2 xây dựng (1m2 sàn). Đây gọi là chi phí tổng hợp chưa đầy đủ. - Đơn giá xây dựng cơ bản chi tiết: là đơn giá do Thành phố, Tỉnh hoặc địa phương ban hành. Áp dụng ở giai đoạn hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công chuẩn bị mời thầu và đấu thầu. - Đơn giá xây dựng dự thầu: 16
- Đơn giá xây dựng dự thầu là đơn giá xây dựng cơ bản được lập riêng cho từng công trình. Nó căn cứ vào điều kiện biện pháp thi công cụ thể, các định mức kinh tế, kỹ thuật biện pháp tổ chức thi công của từng nhà thầu và mức giá cả trên thị trường. đơn giá xây dựng dự thầu do nhà thầu tham dự thầu lập và đề xuất. Nếu trúng thầu thí nó là cơ sở của giá hợp đồng giao nhận thầu. 1.1.2. Định mức các loại chi phí, phí, lệ phí tính theo tỷ lệ. Nội dung chi phí chung: - Chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí xây dựng chỉ sau chi phí trực tiếp. đây là loại chi phí cần thiết có liên quan đến việc xây dựng hoàn thành công trình nhưng không trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng đó. Bao gồm: - Chi phí quản lí hành chinh: là toàn bộ những khoản chi phí cần thiết nhằm đảm bảo cho việc tổ chức bộ máy quản lí và chỉ đạo sản xuất xây dựng hoạt động gồm lương, phụ cấp lương, công tác phí, điện nước, văn phòng phẩm, điện thoại,…… - Chi phí phục vụ công nhân: là những chi phí phục vụ cho công nhân trực tiếp mà chưa được tính vào chi phí nhân công trong đơn giá như: chi phí bảo hiểm x hội, chi phí nghỉ ốm, thai sản, chi phí bảo hộ lao động, chi phí công đoàn, …… - Chi phí phục vụ thi công: là những chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình thi công, cải tiến kỹ thuật, tăng cường chất lượng sản phẩm, đẩy nhanh tiến độ thi công, chi phí di chuyển điều động công nhân,…. - Chi phí chung khác: là các chi phí về những khoản phát sinh có tính chất phục vụ cho toàn doanh nghiệp như bồi dưỡng nghiệp vụ, học tập, hội họp, dơ kết, tổng kết,… - Định mức chi phí chung: chi phí chung được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với chi phí công nhân cho từng loại công trình do Bộ xây dựng ban hành. - Thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng: Được sử dụng để nộp thuế doanh nghiệp và 1 số khoản chi phí khác phải nộp. tính bằng tỷ lệ (%) so với chi phí trực tiếp và chi phí chung quy định theo từng loại công trình do Bộ Xây dựng ban hành. - Thuế giá trị gia tăng đầu ra: được tính bằng tỷ lệ (%) đối với công tác xây dựng và lắp đặt. Thuế giá trị gia tăng đầu ra được sử dụng để trả thuế giá trị gia tăng đầu vào mà doanh nghiệp xây dựng đ ứng trước khi mua các loại vật liệu, vật tư, nhiên liệu. Nhưng chưa được tính vào chi phí vật liệu, chi phí máy thi công và chi phí chung trong dự toán xây lắp trước thuế và phần thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp xây dựng phải nộp. Các tài liệu để lập dự toán: để có tài liệu lập dự toán xây dựng cơ bản công trình dựa vào các tài liệu sau: + Báo cáo tiền khả thi (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 17
- + Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế KTTC. + Khối lượng công tác xây lắp tính theo thiết kế phù hợp với danh mục định mức, đơn giá xây dựng cơ bản. 1.2. Phƣơng pháp lập dự toán công trình: 1.2.1. Tổng dự toán công trình: 1.2.2. Nguyên tắc lập tổng dự toán công trình: - Công trình xây dựng có yêu cầu kỹ thuật cao, điều kiện địa chất phức tạp phải thực hiện thiết kế kỹ thuật trước khi thiết kế bản vẽ thi công (công trình thiết kế 2 bước) thì tổng dự toán lập theo thiết kế kỹ thuật. - Các công trình có kỹ thuật đơn giản, hoặc đ có thiết kế mẫu chỉ thực hiện thiết kế kỹ thuật thi công thì tổng dự toán lập theo thiết kế kỹ thuật thi công. 1.2.3. Chi phí xây lắp: - Những công trình thông dụng thì chi phí xây lắp được xác định trên cơ sở tổng diện tích sàn hay công suất thiết kế của hạng mục công trình và mức giá tính theo 1 đơn vị diện tích sàn hay 1 đơn vị công suất sử dụng của hạng mục công trình. - Đối với các hạng mục công trình thuộc khu phụ trợ nhà tạm của công nhân được thực hiện như sau: + Chi phí xây dựng khu phụ trợ được lập thành dự toán riêng tuỳ thuộc vào thiết kế cụ thể theo quy mô và tính chất từng hạng mục công trình. Dự toán được lập theo phương pháp lập dự toán xây lắp hạng mục công trình. + Chi phí xây dựng nhà tạm của công nhân xây dựng được tính toán căn cứ vào nhu cầu cần thiết của loại nhà tạm cần xây dựng nhưng phải đảm bảo nguyên tắc từ 1% đến 2% trên tổng giá trị xây lắp. 1.2.4. Chi phí thiết bị: - Chi phí thiết bị được tính theo số lượng từng loại thiết bị và giá trị tính toán cho 1 tấn hoặc 1 cái thiết bị của loại tương ứng. Trường hợp đấu thầu thì giá thiết bị là giá trúng thầu cộng thêm các khoản chi phí khác nếu có. 1.2.5. Chi phí khác: - Bao gồm các chi phí không thuộc chi phí xây lắp, chi phí thiết bị các khoản chi phí này được xác định theo định mức tính bằng tỷ lệ (%) hoặc bảng giá cụ thể 1.2.6. Dự phòng phí: - Định mức dự phòng trong tổng dự toán công trình được tính bằng 10% trên tổng chi phí xây lắp, chi phí thiết bị và chi phí khác. 1.2.7. Phƣơng pháp tình toán và trình tự lập tổng dự toán công trình: Tổng dự toán là tài liệu xác định toàn bộ vốn đầu tư cần thiết để xây dựng công trình và được lập ở bước thiết kế kỹ thuật hay thiết kế kỹ thuật thi công. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Hàn điện cơ bản (Nghề: Công nghệ hàn) - CĐ Cơ Điện Hà Nội
179 p | 76 | 19
-
Giáo trình Dự toán (Nghề: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
81 p | 35 | 10
-
Giáo trình Quyết toán xây dựng
80 p | 40 | 9
-
Giáo trình Dự toán (Nghề: Xây dựng - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
61 p | 12 | 7
-
Giáo trình Dự toán (Nghề: Kỹ thuật xây dựng - Trình độ: Trung cấp - Cao đẳng) – Trường CĐN Xây Dựng
66 p | 29 | 6
-
Giáo trình Dự toán (Nghề Kỹ thuật xây dựng - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
84 p | 34 | 6
-
Giáo trình Dự toán (Nghề: Nề hoàn thiện - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng
66 p | 18 | 5
-
Giáo trình Dự toán (Nghề: Kỹ thuật xây dựng - TC/CĐ) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng
66 p | 15 | 5
-
Giáo trình Dự toán công trình (Nghề Xây dựng cầu đường – Trình độ cao đẳng) – Trường CĐ GTVT Trung ương I
62 p | 18 | 3
-
Giáo trình An toàn điện lạnh - Trường CĐ nghề Số 20
39 p | 9 | 3
-
Giáo trình Dự toán xây dựng (Ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
74 p | 5 | 3
-
Giáo trình Dự toán xây dựng (Ngành: Quản lý xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
26 p | 9 | 2
-
Giáo trình Dự toán xây dựng 2 (Ngành: Quản lý xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
83 p | 5 | 2
-
Giáo trình Dự toán xây dựng và cấp thoát nước (Ngành: Cấp thoát nước - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
97 p | 7 | 2
-
Giáo trình Dự toán xây dựng (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
88 p | 1 | 1
-
Giáo trình Dự toán xây dựng (Ngành: Công nghệ kỹ thuật xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
89 p | 3 | 1
-
Giáo trình Hàn điện cơ bản (Ngành: Hàn – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
61 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn