Giáo trình Dược lý 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
lượt xem 0
download
Giáo trình "Dược lý 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng)" bao gồm các nội dung kiến thức về: Thuốc điều trị rối loạn lipid máu; Thuốc điều trị đái tháo đường; Thuốc điều chỉnh rối loạn tiêu hóa; Thuốc điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng; Thuốc kháng sinh Chương 6. Thuốc chống amip, trichomonas;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Dược lý 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
- UBND TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: DƯỢC LÝ 2 NGÀNH: DƯỢC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 19/QĐ-CĐYT ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau Cà Mau, năm 2022 (Lưu hành nội bộ)
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Dược lý học (Pharmacology) là môn khoa học về thuốc. Nhưng để tránh ý nghĩa quá rộng của từ này, Dược lý học chỉ bao hàm mọi nghiên cứu về sự tương tác của thuốc với các hệ sinh học. Thuốc là các chất hoặc hợp chất có tác dụng điều trị hoặc dự phòng bệnh tật cho người và súc vật, hoặc dùng trong chẩn đoán bệnh ở lâm sàng, dùng để khôi phục, điều chỉnh các chức phận của cơ quan. Thuốc có thể có nguồn gốc từ thực vật (cây Canhkina, cây Ba gạc), từ động vật (insulin chiết xuất từ tụy tạng bò, lợn), từ khoáng vật, kim loại (kaolin, thuỷ ngân, muối vàng) hoặc là các chất bán tổng hợp, tổng hợp hóa học (ampicillin, sulfamid). Đầu tiên, thuốc phải được nghiên cứu trên súc vật thực nghiệm để xác định được tác dụng, cơ chế tác dụng, độc tính, liều điều trị, liều độc, tác dụng gây đột biến, gây quái thai, gây ung thư... Đó là đối tượng của môn Dược lý học thực nghiệm (Experimental pharmacology). Những nghiên cứu này nhằm đảm bảo an toàn đến mức tối đa cho người dùng thuốc. Chỉ sau khi có đủ số liệu đáng tin cậy về thực nghiệm trên súc vật mới được áp dụng cho người. Tuy nhiên, súc vật phản ứng với thuốc không hoàn toàn giống người ; vì vậy sau giai đoạn thực nghiệm trên súc vật, thuốc phải được thử trên nhóm người tình nguyện, trên các nhóm bệnh nhân tại các cơ sở khác nhau, có so sánh với các nhóm dùng thuốc kinh điển hoặc thuốc vờ (placebo, giả dược), nhằm đánh giá lại các tác dụng đã gặp trong thực nghiệm và đồng thời phát hiện các triệu chứng mới, nhất là các tác dụng không mong muốn chưa thấy hoặc không thể thấy được trên súc vật (buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, phản ứng dị ứng v.v....). Dược lý 2 là môn học cung cấp những kiến thức về tác dụng của thuốc và những vấn đề liên quan đến điều trị để thầy thuốc có thể kê đơn được an toàn và hợp lý. Chương 1. Thuốc điều trị rối loạn lipid máu Chương 2. Thuốc điều trị đái tháo đường Chương 3. Thuốc điều chỉnh rối loạn tiêu hóa Chương 4. Thuốc điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng Chương 5. Thuốc kháng sinh Chương 6. Thuốc chống amip, trichomonas Chương 7. Thuốc kháng nấm Chương 8. Vaccin Chương 9. Thuốc chống giun sán Chương 10. Thuốc sát khuẩn, thuốc tẩy uế Chương 11. Chất điện giải và các dịch truyền Chương 12. Vitamin Chương 13. Hormon, thuốc kháng hormon, thuốc tránh thai 3
- Chương 14. Thuốc điều trị ngộ độc thuốc cấp tính Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, của người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Cà Mau, ngày 10 tháng 02 năm 2022 Tham gia biên soạn Nguyễn Ngọc An Phạm Thị Xuân Trúc 4
- MỤC LỤC GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: DƯỢC LÝ 2 2. Mã môn học: MH40 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 3.1. Vị trí: Dược lý 2 là một môn khoa học thuộc khối kiến thức cơ bản chuyên ngành, môn học này được bố trí giảng dạy sau môn Vi sinh – ký sinh trùng, Sinh hóa, Hóa dược, Sinh lý - Sinh lý bệnh. 3.2. Tính chất: Dược lý 2 là môn học bắt buộc thuộc khối chuyên ngành nghề hướng đến sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; Là môn khoa học nghiên cứu về thuốc dựa trên các nội dung: cơ chế tác dụng của thuốc, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ, độc tính, liều dùng- cách dùng của một thuốc hoặc nhóm thuốc trên người bệnh 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Dược lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối người học ngành dược, nó trang bị cho người học cơ sở lý luận dựa trên nền tảng khoa học về thuốc, bệnh và chữa bệnh; những kiến thức cơ bản về thuốc sẽ giúp người học có thể sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. 5
- 4. Mục tiêu môn học: 4.1. Kiến thức: (A) 4.1.1. Cung cấp những kiến thức giúp người học có khả năng phân tích, đánh giá được việc sử dụng thuốc kháng sinh an toàn, hợp lý 4.1.2. Ý nghĩa của các yếu tố tác động đến các thông số dược động của kháng sinh 4.1.3. Biết cơ chế của tương tác thuốc và biện pháp can thiệp dựa trên dược động học, dược lực học của kháng sinh. 4.1.4. Biết ttra cứu, hiệu chỉnh liều kháng sinh cho một số trường hợp bệnh cụ thể 4.2. Kỹ năng: (B) 4.2.1. Vận dụng những kiến thức về dược động học, dược lực học để giải thích, tính toán, lựa chọn, điều chỉnh liều lượng kháng sinh 4.2.2. Vận dụng những kiến thức về tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ của thuốc để tư vấn sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý 4.2.3. Vận dụng kiến thức để có thể tư vấn lựa chọn, thay thế thuốc khấng sinh hợp lý 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: (C) 4.3.1. Nhận thức được tầm quan trọng của kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn. 4.3.2. Luôn có tinh thần ý thức trách nhiệm cao việc sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý, hạn chế đề kháng kháng sinh trong thực hành nghề nghiệp. 4.3.3. Rèn luyện tác phong thận trọng, tỉ mỉ, chính xác khi lựa chọn thuốc kháng sinh, tư vấn sử dụng thuốc kháng sinh 5. Nội dung chương trình môn học: Tên Thời gian (giờ) TT chương, Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra mục Thuốc kháng 1 8 4 4 sinh 2 Vaccin 2 2 0 Điều trị ngộ 3 độc thuốc 2 2 0 cấp tính 4 Vitamin 2 2 0 Hormon, thuốc kháng 5 Hormon, 4 2 2 thuốc tránh thai Thuốc kháng 6 2 2 0 nấm 7 Thuốc sát 2 2 0 1 khuẩn, thuốc 6
- tẩy uế Thuốc điều 8 chỉnh rối 4 2 2 loạn tiêu hóa Thuốc điều trị viêm loét 9 4 2 2 dạ dày, tá tràng Thuốc chống 10 2 2 0 giun sán Thuốc chống 11 amip, 2 2 0 Trichomonas Chất điện 12 giải và các 4 2 2 dịch truyền Thuốc điều 13 trị rối loạn 3 2 1 lipid máu Thuốc điều 14 trị đái tháo 4 2 2 1 đường Tổng 45 30 15 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế, quy định về nội quy, quy định của phòng thực hành, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, giày dép, áo blouse… 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7
- 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ 4., 1 Sau 22 giờ. Thuyết trình Trắc nghiệm/ B1, B2, B3, Báo cáo C1, C2 Định kỳ Viết/ Tự luận/ A4, B4, C3 2 Sau 45 giờ Thuyết trình Trắc nghiệm/ Báo cáo Kết thúc môn Viết/ trắc Tự luận và A1, A2, A3, A4, A5, 01 Sau 45 giờ học nghiệm trắc nghiệm B1, B2, B3, B4, B5, C1, C2, C3, 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Dược sỹ Cao đẳng 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8
- 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: [1]. Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 03 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. [2]. Quyết định số 25/QĐ-CĐYT ngày 14 tháng 02 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau về việc ban hành Quy định các biểu mẫu trong đào tạo trình độ cao đẳng. [3]. Trường Cao Đẳng Y Tế Cà Mau, Dược lý 1, Dược lý 2, 2020 [4]. Bộ môn Dược lý Trường Đại học Y Dược TpHCM (2007), Dược lý học tập 1, Dược lý học tập 2 NXBYH. [5]. Bộ y tế (2002), Dược thư quốc gia Việt Nam, Hà Nội. [6]. Goodman & Gilman’s (2008), Manual of Pharmacology and Therapentics, McGraw Hill. [7]. Harrison’s principles of internal medicine (2008), 17th edition, McGraw Hill. [8]. Martindale (2009), The complete drug reference, 36th edition. [9]. Michael J. Neal (2002), Medical pharmacology at a glance, 4thedition, Blackwell science. 9
- [10]. Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, Vi sinh Y học, NXBYH, 2007 [11]. Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, Ký sinh trùng Y học, NXBYH, 2007 CHƯƠNG 1. THUỐC ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 10
- Chương 1 trình bày định nghĩa rối loạn lipid máu, phân loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu; cơ chế tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ, cách dùng, liều dùng của các thuốc điều trị rối loạn lipid máu MỤC TIÊU CHƯƠNG Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: Về kiến thức: - Trình bày được định nghĩa rối loạn lipid máu, phân loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu; - Trình bày được cơ chế tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ; - Trình bày được cách dùng, liều dùng của các thuốc điều trị rối loạn lipid máu; Về kỹ năng: - Nhận diện được một số thuốc điều trị rối loạn lipid máu, lựa thuốc điều trị rối loạn lipid máu vào việc sử dụng thuốc. - Phân tích được được tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định của thuốc điều trị rối loạn lipid máu trong thực hành. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Ý thức được tầm quan trọng, ý nghĩa phân loại và sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu vào việc sử dụng thuốc. - Thận trọng, cân nhắc đưa ra quyết định sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. 11
- - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng; viết) Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có (hình thức: trắc nghiệm) NỘI DUNG CHƯƠNG 1 12
- 1. ĐẠI CƯƠNG Sự gia tăng nồng độ cholesterol và triglycerid trong máu, nhất là sự gia tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) là một trong những yếu tố nguy cơ gây các bệnh tim mạch. Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tim mạch là bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ - sự cung cấp máu cho tim bị giảm khi động mạch vành bị xơ vữa - điều này sẽ làm tắc nghẽn dần dần các mạch máu, gây tổn thương thành mạch dẫn đến hiện tượng huyết khối, tắc mạch. Ngoài ra, sự xơ vữa động mạch còn có thể gây ra các biến chứng đột quỵ và bệnh mạch máu ngoại biên. Đây là những nguyên nhân gây tỷ lệ tử vong cao cho các bệnh nhân tim mạch. Bảng 1.1. Giá trị mong muốn, giá trị giới hạn và giá trị ở mức độ báo động đối với một số thành phần lipid máu. Mong Thành phần lipid Giới hạn Nguy cơ cao muốn < 5,2 mmol/l 5,2-6,2 mmol/l > 6,2 mmol/l Cholesterol (200mg/dl) (200-239 mg/dl) (240mg/dl) < 2,3mmol/l 2,3-4,5mmol/l 4,5-11,3mmol/l Triglycerid (200mg/dl) (200-400mg/dl) (400-1.000mg/dl) LDL-c (Lipoprotein tỷ < 3,4 mmol/l 3,4-4,1mmol/l > 160mg/dl trọng thấp) (130mg/dl) (130-159mg/dl) HDL-c (Lipoprotein tỷ > 1,5mmol/l < 0,9mmol/l trọng cao) (60mg/dl) (35mg/dl) Xử trí rối loạn lipid (RLLP) máu bao gồm điều trị thay đổi lối sống và dùng thuốc. Tùy theo mức độ RLLP máu mà thầy thuốc sẽ quyết định là chỉ sử dụng phương pháp thay đổi lối sống hoặc kết hợp cả thay đổi lối sống và dùng thuốc. Thay đổi lối sống chủ yếu là thay đổi trong chế độ ăn và thay đổi trong hoạt động thể lực. Các thuốc dùng điều trị RLLP máu Statin: Lovastatin (Mevacor), Pravastatin (Pravachol), Fluvastatin (Lescol), Simvastatin (Zocor), Atorvastatin (Lipitor), Rosuvastatin (Crestor)…. Fibrate: Gemfibrozil (lopid) và Fenofibrate (lipanthyl) Resin (nhóm tách acid mật): Hiện nay có 2 chất được sử dụng rộng rãi nhất trong điều trị rối loạn lipid máu là cholestyramin (Questran) và colestipol hydrochlorid (Colestid)… Thuốc ức chế sự hấp thu cholesterol: Ezetimibe (Zetia, Ezetrol) Nicotinic acid (Niacin, Niaspan) 13
- Acid béo không no omega 3: acid eicosapentaenoic (EPA), acid docosahexaenoic (DHA)… 2. CÁC THUỐC TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU 2.1. Nhóm Acid Fibric Gemfibrozil, Fenofibrat. 2.1.1. Tác dụng Tăng hoạt tính lipoprotein lipase – enzyme đóng vai trò chuyển hóa các chylomicron và VLDL, ức chế sự tổng hợp triglycerid (Giảm lượng triglyceride từ 20 – 30%,) và làm giảm sự phóng thích VLDL Tăng ApoA-I và ApoA-II, làm tăng tổng hợp HDL khoảng 10%) Làm giảm ApoC-II và ApoC-III, làm giảm tổng hợp LDL khoảng 10 – 15% Có hiệu quả tốt trên bệnh nhân tăng triglyceride kèm tăng cholesterol. 2.1.2. Chỉ định Trị rối loạn lipid huyết chủ yếu do tăng triglycerid, VLDL huyết. 2.1.3. Tác dụng không mong muốn Thường gặp nhất là gây rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng. Các tác dụng phụ khác như: đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, rụng tóc, nổi mẫn, mề đay… thỉnh thoảng xảy ra. Đau cơ, viêm cơ, teo cơ. Tăng nhẹ men gan, giảm bạch cầu, thiểu năng tình dục. 2.1.4. Chống chỉ định Suy gan, suy thận nặng. Người đang mang thai. Sỏi mật, tiền sử bệnh túi mật. Trẻ em dưới 10 tuổi. 2.1.5. Chế phẩm – liều dùng Gemfibrozil (Lopid) viên nang 300mg, viên nén 600mg. Liều thường dùng là 600mg, 2 lần/ngày, uống 30 phút trước bữa ăn sáng và tối. Fenofibrat (Lipanthyl) viên nang 100mg, 300mg. Liều thường dùng là 300mg/ngày. Fenofirat còn có hiệu quả trên bệnh nhân cao lipid huyết kèm theo bệnh gout. 2.2. Nhóm Statin Atorvastatin, Simvastatin, Rosuvastatin, Lovastatin, Pravastatin. 2.2.1. Cơ chế Tác dụng Làm giảm lipid máu do ức chế sinh tổng hợp cholesterol ở gan bằng cách ức chế enzyme 3-hydroxy-3-methyl-glutaryl-coenzyme A reductase (HMG-CoA reductase), tăng thu nhận LDL vào trong tế bào. 14
- Tùy theo liều Statin làm giảm LDL từ 20 – 60%, giảm triglyceride từ 10 – 40%, tăng HDL từ 5 – 15%. Chế độ trị liệu bằng statin cũng làm giảm tỉ lệ tử vong do bệnh mạch vành, giảm nguy cơ các biến cố tim mạch. 2.2.2. Chỉ định Rối loạn lipid huyết chủ yếu do tăng cholesterol, LDL huyết. Dự phòng các tai biến mạch vành, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch. 2.2.3. Tác dụng không mong muốn Hay gặp rối loạn tiêu hóa: đau bụng, đầy hơi, táo bón. Nhức đầu, chóng mặt, ngứa, nổi mẫn, tăng men gan thỉnh thoảng xảy ra. Tăng men gan gấp 3 lần so với bình thường phải ngưng dùng thuốc. Nên kiểm tra khi bắt đầu điều trị và định kỳ mỗi 6 - 12 tuần vào năm đầu dùng thuốc và mỗi 3 – 6 tháng trong suốt thời kì trị liệu bằng statin. Đau cơ, yếu cơ có thể dẫn đến viêm cơ/ly giải cơ vân; suy thận cấp tính hiếm xảy ra nhưng rất nguy hiểm đến tính mạng. 2.2.4. Chống chỉ định Mẫn cảm với thuốc. Phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ dưới 18 tuổi. Suy gan, thận, tăng enzym gan. 2.2.5. Chế phẩm và liều dùng Atorvastatin (Lipitor) viên nén 10; 20mg. Liều khởi đầu 10mg/ngày sau đó có thể tăng tối đa 80mg/ngày. Simvastatin (Zocor) viên nén 5; 10; 20mg. Liều khởi đầu 5 – 10 mg/ngày vào buổi tối. Tối đa 80mg/ngày. Lovastatin (Mevacor) viên nén 10; 20mg. Liều khởi đầu 10 – 20mg/ngày vào buổi ăn tối. Tối đa 80mg/ngày. Thay đổi liều mỗi 4 tuần. Rosuvastatin (Crestor) viên nén 5;10;20;40 mg Liều khởi đầu 5 - 10mg/ngày. Có thể tăng liều lên 20mg/ngày sau 4 tuần nếu chưa kiểm soát. Tối đa 40mg/ngày. Pravastatin (Elisor) viên nén 10mg Liều trung bình từ 10 – 20mg/ngày. Fluvastatin (Lescol) viên nén 10mg, 40mg. Liều trung bình từ 10 – 80mg/ngày 2.3. Nhóm Resin (Nhựa gắn Acid mật) Hiện nay có 2 chất được sử dụng rộng rãi là cholestyramin và colestipol hydrochlorid. 15
- Các resin là những chất kém được hấp thu, do đó không gây những tác dụng phụ toàn thân nguy hiểm. Đây là những thuốc lý tưởng cho các bệnh nhân trẻ tuổi và phụ nữ mang thai. 2.3.1. Cholestyramin (Questran): Hộp chứa 378g bột hoặc gói nhỏ chứa 4g bột; liều: 4g x 2 lần/ngày, liều tối đa 8g x 2 lần/ngày. 2.3.2. Colestipol hydrochlorid (Colestid): Hộp chứa 300 – 500g bột hoặc gói bột 5g; liều: 5g x 2 lần/ngày, liều tối đa 10g x 2lần/ngày. 2.3.3. Colesevelam (Welchol): Viên 625mg. Liều: 6 viên/buổi tối/ngày, liều tối đa 7 viên/ngày. So với cholestyramin và cholestipol, colesevelam ít gây tương tác thuốc hơn. Thường dùng nước hoa quả trộn với dạng bột để uống nhằm tránh mùi vị khó chịu của thuốc nhất là cholestyramin. Đầu tiên nên uống 4 – 5g thuốc 30 phút trước bữa ăn, trong bữa ăn hay 30 phút sau bữa ăn trong một vài ngày; sau đó có thể tăng liều từ từ. Thuốc thường được kê toa cho uống vào bữa ăn điểm tâm và bữa ăn tối. 2.4. Acid Nicotinic (Niacin) 2.4.1. Tác dụng hạ lipid huyết Ở liều 3 – 6g/ngày, niacin làm hạ nhanh chóng VLDL, LDL và tăng HDL. Khi phối hợp niacin với các resin, tác dụng làm giảm LDL có thể đạt từ 40 – 60%; và khi phối hợp niacin với resin và statin, tác dụng làm giảm LDL có thể đạt trên 70%. 2.4.2. Tác dụng không mong muốn Mặc dù niacin có hiệu quả cao trong điều trị cao lipid huyết, tuy nhiên phần lớn các bệnh nhân không dung nạp được các tác dụng phụ của thuốc. Niacin thường gây chứng đỏ bừng, kèm theo ngứa ở mặt và phần trên của cơ thể. Ngoài ra thuốc còn gây nhức đầu, cảm giác ngứa ran và nổi mẩn. Những triệu chứng này thường xảy ra khi mới dùng thuốc, khi thay đổi liều lượng thuốc hay khi quên dùng thuốc. Tuy nhiên các triệu chứng trên có thể giảm nhẹ ở một vài bệnh nhân nếu dùng liều khởi đầu thấp rồi tăng dần liều từ từ trong vòng vài tuần, hoặc cho uống kèm 1 viên aspirin. Các triệu chứng về rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn mửa cũng thường gặp nhưng nếu thuốc được dùng trong bữa ăn thì mức độ xảy ra sẽ thấp hơn. Niacin cũng có thể gây loét dạ dày – tá tràng, rối loạn chức năng gan, giảm thị lực, loạn nhịp tim, tăng đường huyết và tăng acid uric huyết. 2.4.3. Chống chỉ định Niacin chống chỉ định đối với bệnh loét dạ dày, bệnh gan mạn tính, phụ nữ có thai. 2.4.4. Sử dụng trị liệu Liều trị liệu thông thường là 2 – 6g/ngày, chia làm 3 lần, uống trong bữa ăn. Thông thường, để hạn chế tác dụng phụ xảy ra, bệnh nhân được chỉ định liều 100mg x 3 lần trong ngày, trong tuần đầu trị liệu, sau đó tăng dần liều mỗi tuần cho đến khi đạt liều điều trị mong muốn. Phương pháp trị liệu và chế độ liều lượng khi dùng niacin được trình bày ở bảng dưới đây: 16
- Bảng 1.2. Chế độ liều lượng của niacin trong điều trị tăng lipid máu Tuần 1 2 3 4 5 6 Liều/ngà 250mg 500mg 1000mg 1000mg 2000mg 3000mg y Trong suốt quá trình trị liệu, cần theo dõi chức năng gan, glucose máu và lipid máu. Do gây nhiều tác dụng phụ, niacin thường được dùng như là một thuốc phụ trợ cho các thuốc nhóm statin hay resin trong điều trị cao LDL, VLDL hoặc dùng thay thế gemfibrozil trong điều trị cao triglycerid và chylomicron nếu gemfibrozil không có hiệu quả. 2.5. Các Acid béo Omega - 3: DHA và EPA Các acid béo omega-3: DHA và EPA liều cao là phương pháp điều trị hiệu quả cho các trường hợp tăng triglyceride máu. 2.5.1. Cơ chế tác dụng Liều cao các acid béo omega - 3 làm giảm tổng hợp VLDL. DHA và EPA còn ức chế sự este hóa của các acid béo khác và tăng cường quá trình beta oxy hóa các acid béo ở trong gan. Tác dụng trên lipid máu: Nồng độ triglyceride giảm từ 20 - 45%. Mức độ đáp ứng của HDL cholesterol khá thay đổi, tuy nhiên trung bình ở mức khá khiêm tốn (5- 10%). LDL cholesterol giảm ở các trường hợp có lipid máu bình thường nhưng thường tăng ở các bệnh nhân tăng triglyceride máu. 2.5.2.Tác dụng không mong muốn Tác dụng phụ thường gặp nhất là buồn nôn và rối loạn tiêu hóa, còn mức độ phàn nàn về mùi vị thuốc thì tùy thuộc vào các dạng bào chế. Có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết, tuy nhiên tác dụng phụ này không xuất hiện trên lâm sàng. Các acid béo omega- 3 nên được sử dụng một cách thận trọng trên các bệnh nhân mẫn cảm hay dị ứng với cá. 2.5.3. Liều lượng và cách dùng Dạng bào chế dầu cá muốn được đưa vào đơn thuốc cần chứa ít nhất 900 mg ethyl ester omega-3 acid (tương đương 375 mg DHA và 465 EPA) trong một viên nang. Liều sử dụng là 4gr/ngày (4 viên nang), có thể chia thành 2 liều nhỏ. Bệnh nhân nên được cung cấp thông tin về cách nhận biết các chế phẩm dầu cá có hiệu quả vì hàm lượng DHA/EPA trong dầu cá cần tối thiểu 3 gr hỗn hợp DHA/EPA để có tác dụng giảm triglyceride đáng kể. 2.6. Thuốc ức chế hấp thu cholesterol: EZETIMIBE 2.6.1. Cơ chế hoạt động Ezetimibe làm giảm cholesterol máu bằng cách ức chế sự hấp thu cholesterol và phytosterol ở ruột non. Cơ chế này bổ sung cho tác dụng của statin, hỗ trợ liệu pháp statin cho những bệnh nhân cần giảm thêm nồng độ LDL cholesterol máu. 17
- 2.6.2. Tác dụng lên lipid máu Ezetimibe làm giảm LDL cholesterol 18-20%, triglycerid 5-14%, làm tăng HDL cholesterol 1-5%. Tác dụng hạ thấp cholesterol được theo dõi khi ezetimibe được sử dụng như một đơn liệu pháp cũng như khi sử dụng bổ sung cho statin. Dùng bổ sung khi đang sử dụng liệu pháp statin, ezetimibe giúp giảm thêm 17% lượng lipid nói chung, 25% lượng LDL cholesterol và 14% lượng triglyceride và làm tăng thêm 3% lượng HDL cholesterol so với việc điều trị statin nền. Tác dụng đạt gần tối đa xuất hiện trong vòng 2 tuần và duy trì tác dụng khi sử dụng liệu pháp kéo dài. 2.6.3. Liều lượng và cách dùng thuốc Ezetimibe được dùng với liều 10mg/ngày cùng hoặc không cùng với thức ăn và có thể sử dụng với statin để gia tăng hiệu quả. Không cần thiết phải điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận hoặc suy gan nhẹ. Ezetimibe không nên sử dụng cùng lúc với chất ổn định acid mật do nó làm giảm tác dụng của ezetimibe. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Cholestyramin thuộc nhóm: A. Statin B. Fibrate C. Resin D. Thuốc ức chế sự hấp thu cholesterol 2. Chống chỉ định của Gemfibrozil: A. Suy gan, suy thận nặng B. Phụ nữ có thai C. Sỏi mật, tiền sử bệnh túi mật D. Trẻ em dưới 15 tuổi 3. Chứng đỏ bừng, kèm theo ngứa ở mặt và phần trên của cơ thể thường gặp khi sử dụng: A. Niacin B. Ezetimibe C. Rosuvastatin D. Cholestyramin 4. Giá trị mong muốn của Cholesterol: A. < 5,2 mmol/l B. < 2,3mmol/l C. < 3,4 mmol/l D. < 0,9mmol/l 5. Thuốc điều trị rối loạn lipid máu thuộc nhóm Fibrate: A. Ezetimibe, Docosahexaenoic B. Gemfibrozil, Fenofibrate C. Gemfibrozil, Pravastatin D. Niacin, Simvastatin 18
- CHƯƠNG 2. THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2 Chương 2 này trình bày phân loại thuốc điều trị đái tháo đường, cơ chế tác dụng, chống chỉ định, tác dụng phụ của các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường; Cách sử dụng: insulin, thuốc kích thích bài tiết insulin, thuốc làm tăng nhạy cảm của tế bào đối với insulin, thuốc làm giảm hấp thu glucose ở ruột, thuốc đồng vận thụ thể GLP-1, thuốc ức chế DPP-4, thuốc ức chế tái hấp thu Glucose ở thận. MỤC TIÊU CHƯƠNG Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: Về kiến thức: - Trình bày được phân loại thuốc điều trị đái tháo đường; - Trình bày được cơ chế tác dụng, chống chỉ định, tác dụng phụ của các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường; - Trình bày được Cách sử dụng: insulin, thuốc kích thích bài tiết insulin, thuốc làm tăng nhạy cảm của tế bào đối với insulin, thuốc làm giảm hấp thu glucose ở ruột, thuốc đồng vận thụ thể GLP-1, thuốc ức chế DPP-4, thuốc ức chế tái hấp thu Glucose ở thận. Về kỹ năng: - Nhận diện được một số thuốc điều trị đái tháo đường, lựa thuốc điều trị đái tháo đường vào việc sử dụng thuốc. - Vận dụng vào điều trị đái tháo đường của các thuốc: insulin, thuốc kích thích bài tiết insulin, thuốc làm tăng nhạy cảm của tế bào đối với insulin, thuốc làm giảm hấp thu glucose ở ruột, thuốc đồng vận thụ thể GLP-1, thuốc ức chế DPP-4, thuốc ức chế tái hấp thu Glucose ở thận.. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Ý thức được tầm quan trọng, ý nghĩa phân loại và sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường vào việc sử dụng thuốc. - Thận trọng, cân nhắc đưa ra quyết định sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 2 (cá nhân hoặc nhóm). 19
- - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 2 - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng; viết) Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có (hình thức: trắc nghiệm) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình dược lý
0 p | 211 | 52
-
Giáo trình Dược lý đại cương - Chương 2
52 p | 304 | 49
-
Giáo trình bệnh học 2 (Phần 4)
22 p | 81 | 11
-
Giáo trình Dược lý 2 (Ngành: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
295 p | 37 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính - cộng hưởng từ (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
323 p | 7 | 3
-
Giáo trình Chăm sóc sơ sinh sau đẻ (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
71 p | 9 | 2
-
Giáo trình Thực hành Sinh lý (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
49 p | 7 | 2
-
Giáo trình Thông tin thuốc (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
65 p | 4 | 2
-
Giáo trình Chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
183 p | 3 | 1
-
Giáo trình Dược lý 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
273 p | 1 | 1
-
Giáo trình Quản trị kinh doanh dược (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
93 p | 3 | 1
-
Giáo trình Hóa dược (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng chương trình 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
252 p | 5 | 1
-
Giáo trình Hóa dược - dược lý I (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh
178 p | 1 | 1
-
Giáo trình Y học 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh
96 p | 5 | 1
-
Giáo trình Kinh tế dược (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh
125 p | 1 | 1
-
Giáo trình Thực hành Dược lý 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
139 p | 0 | 0
-
Giáo trình Dược liệu 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
123 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn