Giáo trình dược lý - Chương 5
lượt xem 196
download
Tham khảo tài liệu 'giáo trình dược lý - chương 5', y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình dược lý - Chương 5
- 1 Chương 5 THUỐC TRỊ KÝ SINH TRÙNG VÀ NẤM ( Khái quát về thuốc trị ký sinh trùng và nấm ( Tóm tắt các nhóm thuốc trị ký sinh trùng và nấm ( Các nhóm trị thuốc trị ký sinh trùng và nấm
- 2 Chương 5. THUỐC TRỊ KÝ SINH TRÙNG VÀ NẤM 5.1. Khái quát về thuốc trị ký sinh trùng và nấm 5.1.1. Thuốc trị giun sán Thuốc trị giun sán là những loại thuốc được dùng để diệt những ký sinh vật sống đường tiêu hóa và các cơ quan như gan, phổi, hệ tuần hoàn. Vì vậy, nó khác với tác động chống lại các ngoại ký sinh. Hầu hết các ký sinh vật sống trong đường tiêu hóa và cơ quan liên quan được phân loại thành cestodes (sán dây), trematodes (sán lá) hoặc nematodes (giun tròn). 1. Cestodes hay sán dây cơ thể dẹp, phân đốt, chu kỳ sống bao gồm ký chủ trung gian là cả động vật máu nóng hay máu lạnh. Giai đoạn ấu trùng Taenia solium sống trong các mô của heo, giai đoạn trưởng thành sống trong đường tiêu hóa người. Ký sinh có ký chủ trung gian máu lạnh là Dipylidium caninum, giai đoạn trưởng thành sống trong ruột non chó và mèo, trong khi nang chưa trưởng thành được tìm thấy trên bọ chét chó, mèo. Ý nghĩa lâm sàng được quan tâm vẻ bên ngoài hơn là bệnh lý bên trong. 2. Trematodes hay sán lá đa số cơ thể dẹp, không phân đốt, chu kỳ sống phức tạp có liên quan tới những loài ốc. Giai đoạn trưởng thành những loài thường gặp sống trong ống dẫn mật của thú nhai lại. Gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi thú công nghiệp, chủ yếu là làm chậm sự phát triển của thú bị nhiễm và ảnh hưởng quầy thịt, nguy hại gan. 3. Nematodes hay giun tròn cơ thể hình trụ tròn, dài, sống trong dạ dày và ruột của thú nuôi, thú hoang dã hay chim. Một nhóm nhỏ, được gọi là giun phổi, được tìm thấy trong mô phổi và cuống phổi. Chu kỳ sống của Nematodes bao gồm giai đoạn sống tự do và, thường xuyên, và giai đoạn non di hành đến mô của ký chủ, đến giai đoạn trưởng thành sống trong ruột hoặc phổi. Nhóm này bao gồm các loài biểu hiện lâm sàng rỏ rệt nhất. Đối với giun tròn, sán lá hay sán dây, thường có những trường hợp đặc biệt khi bị nhiễm số lượng nhiều có thể gây bệnh lâm sàng và thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Sự gây nhiễm tăng có thể do tình trạng hạn hán, sự chăn thả hạn chế dẫn tới nhiễm ấu trùng có sẵn cao; hoặc mưa to kéo dài kết hợp vơi nhiệt độ cao, khi chu kỳ sống của giun có thể mau hơn bám vào lá cây cỏ ấu trùng gây nhiễm. Trong nhiều bệnh của vật nuôi, nhiễm cận lâm sàng thường gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Khi cừu hoặc trâu bò nhiễm sán sẽ giảm 1% sản lượng thịt hoặc lông. 5.1.2. Ảnh hưởng của ký sinh vật trên ký chủ
- 3 Ký sinh có thể gây thiệt hại bằng nhiều cách: 1. Ký sinh có thể hấp thu thức ăn của ký chủ (sán dây). 2. Ký sinh có thể hấp thu máu của ký chủ (giun móc). 3. Ký sinh có thể lấy thức ăn từ các mô của ký chủ – “redworm” ở ngựa. 4. Ký sinh có thể gây tắc nghẽn các cơ quan: a. Ruột – giun tròn. b. Mạch máu – Filaroids. c. Tim – giun tim d. Gan - sán lá gan. 5. Ký sinh có thể gây nguy hại các mô, có thể dẫn tới các bệnh như là bệnh do Sallmonella trong trường hợp nhiễm sán lá gan. 6. Ký sinh có thể gây phản ứng mô, chẳng hạn bướu do giun phổi và bệnh tích ở phủ tạng do ấu trùng di hành trong mắt ký chủ thứ hai (người) của Toxocara canis. 5.1.3. Mối quan hệ ký sinh vật – ký chủ Toàn bộ mối quan hệ giữa ký sinh vật và ký chủ chưa được biết hết, nhưng hiện nay được coi phức tạp như là giữa vi khuẩn, virus và vật chủ. Thật vậy, giữa chúng rất giống nhau. Việc chứng minh sự nhiễm và gây hại trên thú, chim được quyết định bởi hàng loạt các yếu tố sau: 1. Số lượng ký sinh vật: sự nhiễm lâm sàng bởi vi khuẩn hoặc virus phụ thuộc vào số lượng vi sinh vật xâm nhập vào vật chủ, số lượng trứng và ấu trùng gây nhiễm nếu nhiều sẽ gây thể bệnh nặng và ngược lại. 2. Sự tác hại của ký sinh vật: mức độ tác hại khác nhau của ký sinh vật và ái lực khác nhau các loài thú. Một số loại ký sinh trùng ít gây tác hại hơn các loại khác: Thí dụ sán dây trưởng thành nguy hiểm hơn khi so sánh với Strongyles hay Ascarids. Nhìn chung, ký sinh vật sống ở dạ dày và phần phía trên ruột non thì thường gây tác hại nặng nhất. 3. Sự đề kháng của ký chủ: thú trưởng thành đề kháng mạnh hơn thú non. Sự đề kháng ký sinh vật có thể được nghiên cứu bởi hai hiện tượng sau: Thứ nhất, đề kháng được kết hợp bởi phản ứng kháng nguyên – kháng thể. Kháng thể có thể thừa hưởng hoặc có được bởi liều không gây chết của trứng hoặc ấu trùng.
- 4 Thứ hai, có thể xuất hiện tỷ lệ đề kháng cá thể do tình trạng sức khoẻ và dinh dưỡng. Phải nhận thấy rằng hiệu quả của việc sử dụng thuốc đối với thú nhiễm ký sinh trùng đường ruột chỉ ở khía cạnh điều trị được ký sinh trùng trong đường ruột, sự lây nhiễm trở lại chắc chắn sẽ xảy ra, do đó thuốc điều trị giun sán không phải là vũ khí duy nhất. Chế độ ăn uống phù hợp, chuồng nuôi, tình trạng sạch sẽ, vận động, quản lý bãi chăn v.v… và những yếu tố khác góp phần ngăn chặn và kiểm soát bệnh ký sinh trùng cũng như các bệnh nhiễm khác. Sau cùng, sự có mặt ký sinh trong đường tiêu hóa không có biểu hiện rỏ rệt, thường chỉ khi nhiễm nhiều ký sinh trùng hoặc số lượng trứng đếm được trong phân mới được nhận biết (phát hiện 3000 Haemochus contortus trong dạ dày và 9000 trứng đếm được trên 1g phân). Tuy nhiên, cần hiểu được để quản lý thuốc điều trị tiêu diệt giun sán, ngay cả ở thú không có dấu hiệu nhiễm bệnh, đặc biệt khi những thú nhiễm là một phần của bầy hoặc đàn. Những thú mắc bệnh khác biểu hiện rỏ ràng phải luôn được loại trừ trước khi sử dụng thuốc trị giun sán. 5.1.4. Những giun sán thường gặp ở thú nuôi Giun sán được phân làm ba loại dựa vào giải phẩu học: 1. Sán dây dẹp, phân đốt (cestodes) 2. Sán lá dẹp, không phân đốt (trematodes) 3. Giun tròn (nematoda) hình trụ tròn. Nhóm này có thể chia thành hai phân nhóm: Strongyloid và Ascaroid 5.1.5. Các loại giun sán ở ngựa Ba loài sán dây Anoplocephala được tìm thấy trong ruột non. Sán lá thường được phát hiện nhưng thỉnh thoảng cũng có dịp phát hiện ở các vị trí như phổi, dưới da v.v… Giun tròn là giun sán quan trọng nhất ở ngựa.
- 5 Anoplocephala perfoliata (trên ngựa) 5.1.5.1. Strongylidae Strongylidae có thể gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng; thiếu máu, bệnh lỵ và có thể chết khi nhiễm nặng. Gồm 4 giống sau: 1. Strongylus 2. Triodontophorus 3. Trichonema 4. Trichostrongylus Strongylus Trichostrongylus Ba giống đầu ký sinh ở ruột già. Giống thứ 4 được phát hiện ở ruột non, là motä trong số ít giun sán có thể di chuyển từ ngựa sang bò, cừu và ngược lại. Giống thứ 5 bao gồm Dictyocaullus arnfieldi, có thể được tìm thấy ở ngựa, lừa và diễn biến phức tạp trong trường hợp bệnh cúm ở ngựa. 5.1.5.2. Ascaridae Ascaridae ở ngựa ít quan trọng hơn Strongylidae. Bao gồm 3 giống: 1. Parascaris 2. Oxyuris (seatworm, whipworm hoặc pinworm) 3. Strongyloides
- 6 Parascaris equorum Oxyuris equi 5.1.6. Một số loài giun sán ở thú nhai lại Giống ký sinh trùng gây nhiễm ở trâu, bò, dê, cừu rất tương đồng về cách điều trị bệnh, ngoại trừ một số trường hợp chỉ khác nhau về liều lượng sử dụng. Sán dây Moniezia sống trong ruột non thú nhai lại. Sự gây hại nặng ở cừu non, có thể gây ra các dấu hiệu chậm tăng trưởng, lông xù xì. Sán lá Fasciola hepatica, Fasciola gigantica và Dicrocoelium dendriticum thường xảy ra và gây bệnh nghiêm trọng ở gan cả trâu bò và cừu. Trong đó Fasciola quan trọng nhất. Giun tròn Giun ở dạ dày bao gồm các loài Haemonchus, Ostertagia và Trichostrongylus có thể gây thiệt hại nghiêm trọng. Giun trong ruột non bao gồm các loài Nematodirus, Bunostomum (hookworm) và Cooperia. 2 loài trước gây bệnh quan trọng. Một số loài của giống Trichostrongylus sống trong ruột non và có thể gây bệnh quan trọng. Chabertia và Oesophagostomum (giun kết hạt) sống trong ruột già, đều gây bệnh lý quan trọng. Giun phổi gồm 3 giống strongyloid: Dictyocaulus filaria và D. vivipara, Protostrongylus và Muellerius. Giống đầu tiên thường gây bệnh lý nhất, gây bệnh ho khan ở trâu bò, một trong ba loài ký sinh nhiều nhất ở nước Anh. 5.1.7. Một số loại ký sinh trùng ở heo 1. Sán dây Dạng trưởng thành của sán dây Taenia không thường được phát hiện trong ruột heo, heo là ký chủ trung gian của Taenia solium. Diphyllobothrium latum được tìm thấy trong ruột non nhưng người là ký chủ cuối cùng của sán dây này. 2. Sán lá Giống như ở ngựa, sán lá có thể được tìm thấy ở heo, nhưng thường không gây bệnh. 3. Giun tròn Strongylidae và Ascarididae đều ký sinh ở heo. Strongylidae gồm 3 giống chủ yếu: 1. Hyostrongylus được tìm thấy trong dạ dày heo và gây ra tình trạng mệt mỏi.
- 7 2. Oesophagostomum (nodular worm) gây bệnh tích đoạn ruột kết. 3. Metastrongylus là giun sống ở phổi heo. 5.1.8. Một số loại ký sinh trùng ở chó mèo 1. Sán dây Sán dây thường phát hiện ở chó nhưng ở mèo thì ít hơn. Gồm 4 giống: Taenia, Echinococcus, Dipylidium và Dyphyllobothrium. Taenia và Dipylidium là 2 loài thường gây bệnh ở Anh, tất cả đều sống trong ruột non. Chúng ít gây hại thú nuôi nhưng ảnh hưởng sức khoẻ người chăn nuôi khi nó là nguồn lây nhiễm của thức ăn thú và người. 2. Sán lá: sán lá không quan trọng đối với chó mèo ở Anh. 3. Giun tròn Giun tròn thường gây bệnh hơn sán dây và đặc biệt quan trọng ở chó con. Ascarididae được tìm thấy trong ruột non là các loài của Toxocara và Toxascaris. Ancylostomatidae được tìm thấy trong ruột non là các loài Ancylostoma và Uncrinaria (hookworm). Một thành viên của Trichuridae (whipworm), Trichuria vulpis, được tìm thấy trong đoạn ruột tịt. Một loài thuộc Filaridae là Dirofilaria immitis, giai đoạn trưởng thành sống trong tim và mạch máu chó. 5.1.9. Một số loại ký sinh trùng ở gia cầm 1. Sán dây Sán dây ở gia cầm, Davaineidae, sống trong ruột non gồm 4 giống: Davainea và Raillietina quan trọng hơn so với Amoebotaenia và Hymenolepis. 2. Sán lá Sán lá đã được phát hiện ở vịt nhưng không quan trọng các gia cầm khác. 3. Giun tròn Strongylidae được tìm thấy ở gia cầm gồm: Syngamus (gapeworm) và Amidostomum (giun ở dạ dày ngỗng). Ascarididae ảnh hưởng gia cầm là Heterakis (giun ở ruột tịt) và Ascaridia được tìm thấy ở ruột non. Giống Trichuridae cũng được tìm thấy ở Anh. Đây là Capillaria annulata được tìm thấy ở thực quản, diều và ruột non, gây bệnh lý nghiêm trọng. Thí nghiệm ở bồ câu đếm được 4000 trứng/g phân. Đối với chăn nuôi gia cầm, giun sán ảnh hưởng kinh tế rất quan trọng.
- 8 5.1.10. Đặc tính của thuốc trị giun sán Thuốc điều trị giun sán lý tưởng có các tính chất sau: 1. Đạt được chỉ số điều trị rộng nhất. Đây là tỷ lệ của liều hiệu lực đến liều gây độc, ví dụ một chỉ số điều trị 1:2 rất hẹp, khi dùng liều gấp đôi vừa diệt ký sinh trùng vừa diệt ký chủ. Chỉ số điều trị hẹp hơn 1:4 không an toàn. Nhiều thuốc trị giun sán có tỷ lệ hẹp nhưng kiểm soát được cả giun sán dạ dày – ruột và sán lá gan, được chứng minh an toàn đặc biệt khi sử dụng. 2. Phổ hoạt động rộng. 3. Tác động lên giun sán cả giai đoạn trưởng thành và giai đoạn chưa trưởng thành 4. Thuốc điều trị giun sán lý tưởng phải không gây các tác dụng phụ nguy hiểm cho thú khi điều trị 5. Đơn giản trong việc cấp thuốc. 5. Giá thành chấp nhận được trong tổng chương trình kiểm soát bệnh. 6. Giai đoạn tồn dư ngắn trong mô. 5.1.11. Cách sử dụng thuốc điều trị giun sán Giá trị của thuốc điều trị giun sán trong chương trình kiểm soát bệnh được quyết định bởi kết quả sự hiểu biết của chúng ta về dịch tể học của ký sinh trùng có ý nghĩa rất quan trọng về mặt kinh tế. Thuốc điều trị giun sán rẻ tiền như carbon tetrachloride có thể ít giá trị nếu sử dụng ở nơi mà hoạt động cao chống lại giai đoạn ấu trùng của sán lá. Chi phí để tập trung điều trị giun sán cả cừu và trâu bò hiện nay lớn đến nổi mục tiêu phải luôn luôn dùng thuốc điều trị hiệu quả nhất suốt chu kỳ sống của giun sán. 5.1.12. Kiểu hoạt động của thuốc điều trị giun sán Từ những nghiên cứu ở những năm 1970 người ta đã xác định năng lượng được tạo ra từ sự lên men kỵ khí của carbonhydrate, khác với sự trao đổi chất hiếu khí xảy ra ở mô của thú có vú. Hệ thống fumarate reductase giữ vai trò quan trọng trong sự trao đổi năng lượng của ký sinh vật nhưng nó không hiện diện ở các mô của ký chủ. Từ đó các loại thuốc điều trị thường có kiểu tác động làm ngăn chặn sự phát triển và trao đổi năng lượng ở cả 2 giai đoạn ấu trùng và trưởng thành của ký sinh vật thông qua sự ức chế loại enzym này. Sự ức chế hấp thu glucose cũng gây chết được giun sán. Những thuốc điều trị giun sán khác, chẳng hạn như hợp chất phospho hữu cơ và levamisole ảnh hưởng sự dẫn truyền thần kinh
- 9 của giun sán trên cơ sở ức chế Acetylcholinesterase, làm tê liệt và giun sán không còn khả năng bám gắn vào thành ruột. Cơ chế tác động của thuốc trị giun sán 5.1.13. Sự đề kháng với thuốc điều trị giun sán Sự đề kháng với thuốc điều trị giun sán đã được báo cáo từ nhiều năm qua, ban đầu là phenothiazine (1959) và sau đó là thiabendazole vào năm 1964, tại Australia (Le Jambre, Southcote và Dash) đã công bố đầu tiên sự đềø kháng vào năm 1972 khi khám phá khoảng 20% Haemonchus contortus trên cừu (tại CSIRO Pastoral Reseach Station in Armidale) sống sót khi điều trị một liều bình thường Thiabendazole 50 mg/kg trọng lượng, một liều sẽ hy vọng diệt 95% giun trưởng thành. Le Jambre và ctv cũng cho biết sự đề kháng với thiabendazole chỉ xảy ra trên một gen do đó sự đề kháng có thể hình thành rất nhanh. Trong trường hợp sử dụng thuốc điều trị giun sán khác như morantel, sự đề kháng có thể xảy ra trên nhiều gen vì vậy sự phát triển của tiến trình đề kháng có thể chậm hơn. Ngày nay thuốc điều trị giun sán đã được dùng rộng rãi, tuy nhiên sự đề kháng đã không trở thành vấn đề lớn trong thực tế như thuốc trừ sâu hoặc kháng sinh nhờ sự đa dạng với rất nhiều loại thuốc thông qua sự áp dụng luân phiên.
- 10 Từ những kết quả nghiên cứu về đề kháng của ký sinh trùng với thuốc các khuyến cáo sau đây nếu áp dụng sẽ hạn chế được sự đề kháng. 1. Sử dụng thuốc điều trị giun sán có phổ rộng, mục tiêu diệt tất cả giun sán khỏi vật chủ. 2. Luân phiên thay đổi thuốc điều trị giun sán
- 11 5.2. Tóm tắt các nhóm thuốc trị ký sinh trùng và nấm 5.2.1. Nhóm trị cả nội và ngoại ký sinh (7) Nhóm Organophosphates (1) Nhóm Avermectines Dichlorvos Haloxon Abamectin Trichlorfon Doramectin Fenthion Ivermectin Cythioate Eprinomectin Metrifonate (2) Nhóm Milbemycines Coumaphos Malathion Moxidectin Milbenmycin oxim (8) Nhóm Salicylanilide 5.2.2. Nhóm thuốc trị giun sán Closantel Niclosamide 5.2.2.1. Thuốc trị giun tròn Oxyclozanide (1) Nhóm Avermectines Rafoxanide (2) Nhóm Milbenmycine (9) Nhóm Piperazine (3) Nhóm Benzimidazole Piperazin Diethylcarbamazine citrate Albendazole Fenbendazole (10)Nhóm khác:Nitroscanate, Praziquantel Flubendazole 5.2.2.2. Thuốc trị sán dây Mebendazole Oxfendazole (1) Nhóm Halogenophenol Oxibendazole Bithinoloxyle Thiabendazole (2) Nhóm Salicylanilide (Niclosamide) (4) Nhóm Pro-benzimidazoles (3) Nhóm Benzimidazole Thiophanate (4) Nhóm khác : Nitroscanate, Praziquantel Febantel Netobimin Bunamidine hydrochloride, Epsiprantel 5.2.2.3. Thuốc trị sán lá gan chưa trưởng (5) Nhóm Imidazothiazoles thành. Tetramisole Levamisole (1) Nhóm Halogenophenol (Bithinoloxyle) (6) Nhóm Tetrahydropyrimidines (2) Nhóm Salicylanilide (Oxyclozanide) Pyrantel pamoate (3) Nhóm Disulfonamides Pyrantel tartrate Clorsulon Morantel 5.2.2.4. Thuốc trị sán lá gan trưởng thành 6) Nhóm polyether ionphore Monensin và ấu trùng Narasin (1) Nhóm Benzimidazole (Albendazole) Salinomycin
- 12 (2) Nhóm Halogenophenol (Nitroxinil) 5.2.4. Thuốc trị ngoại ký sinh (3) Nhóm Salicylanilide (Closantel) (1) Nhóm Organochlor Lindane 5.2.2.5. Thuốc trị sán lá gan nhỏ (2) Nhóm Organophosphates (Coumaphos) Albendazole (3) Nhóm Carbamate Carbaryl Thiophanate Methomyl Notobimin Bendiocarb (4) Nhóm Carbamate 5.2.3. Thuốc trị cầu trùng Carbaryl (1) Nhóm Sulfonamides Methomyl Bendiocarb Sulfaquinoxalin (5) Nhóm Pyrethines Sulfaguanidine Pyrethrin Sulfadimethoxine Deltamethrin Sulfadimidine Cyfluthrin (2) Nhóm Diaminopyrimidine Phenotrine Diaveridine (6) Nhóm Avermectines Pyrimethamine (7) Nhóm Phenylpyrazoles Fipronil (3) Nhóm Nitrofuran (8) Nhóm khác Furazolidon Amitraz (4) Dẫn xuất Benzenic Closantel Ethopabate Piperonyl Dinitolmide Rotenone Robenidine (9) Nhóm Organo arsenic (5) Các hợp chất dị vòng Roxarsone Clazuril (10) Nhóm Polyether ionophore Toltrazuril 5.2.5. Thuốc trị ký sinh trùng đường máu Diclazuril Phoxim (1) Nhóm Diamidine Phosmet Pentamidine Narasin Phenamidine, Lomidin Salinomycin (2) Nhóm Carbanilides Amprolium Imidocarbe Halofuginone (3) Nhóm khác: Berenil, Trypamidium 5.2.6. Thuốc trị nguyên sinh đôïng vật (3) Chất hoạt diện cation Benzalkonium (1) Nhóm Nitroimidazole (4) Acid hữu cơ Dimetridazole A. Boric Carnidazole A. Salicylic Ronidazole (5) Nhóm khác Metronidazol Fluconazol (2) Nhóm Organo arsenic (Roxarsone) Amphotericin B (3) Dẫn xuất Antimoine Nystatin
- 13 Antimoniate Flucytosin Itraconazole 5.2.7. Thuốc trị nấm Miconazole (1) Nhóm kháng sinh Clotrimazole Griseofulvine Natamycin Nystatin (2) Dẫn xuất Imidazole Ketoconazole Enilconazole Myconazole 5.2.1. Nhóm trị cả nội và ngoại ký sinh 5.2.1.1. Nhóm avermectins Avermectin được phát hiện bởi Burg và ctv năm 1979, từ Streptomyces avermitilis. Có 4 thành phần chính: A1,A2, B1 và B2. (1) Ivermectin C48H74O14 (22,23-dihydroxyavermectin B1a) Hóa tính Là 1 avermectin trị giun sán, ivermectin từ không màu đến màu vàng nhạt, rất ít hòa tan trong nước (4(g/ml) nhưng hòa tan được trong propylen glycol, polyen thylence glycol, dầu thực vật. Lưu trữ /tính bền /khả năng tương hợp thuốc Ivermectin nhạy với ánh sáng, lưu trữ ivermectin 1% ở nhiệt độ phòng (15–30oC) Ivermectin 1% dùng đường uống và tiêm dda(ở ngựa đặt ống) pha loãng tỉ lệ 1:20 và 1:40, lưu giữ được trong 72h, giữ ở nhiệt độ phòng và tránh ánh sáng. Dược lý
- 14 Ivermectin tăng cường phiên bản của (- amino butyric (GABA) nơron synap ảnh hưởng của GABA như 1 nơron và làm tê liệt nơron synap bên trong giun tròn hoặc cơ bắp ở động vật chân khớp. Ivermectin gây ra chứng liệt của ký sinh và sau cùng là chết. Ivermectin không hiệu quả diệt sán lá và sán dây. Sử dụng chỉ định Ivermectin chích dùng điều trị và kiểm soát có hiệu quả các các loài ký sinh trùng có hại. Ivermectin chỉ định sử dụng cho ngựa, diệt những ký sinh trưởng thành (strongylus vulgaris, S. edentatus, S equinus, Triodontophorus spp) và những ấu trùng của giun phổi, giun kim (con trưởng thành và ấu trùng 4 tháng tuổi, giun tóc (con trưởng thành), những con giun lươn trong dạ dày... Ở gia súc, ivermectin được chỉ định diệt giun tròn (con trưởng thành và ấu trùng khoảng 4 tháng tuổi), giun phổi (con trưởng thành và ấu trùng 4 tháng tuổi), gia cầm, chấy rận và 1 phần nhỏ bệnh ghẻ. Danh sách những loài được sử dụng thuốc, xin tham chiếu thông tin sản phẩm. Ở lợn, ivermectin được chỉ định sử dụng diệt giun tròn, chấy rận và mạt. Danh sách những loài được sử dụng thuốc, xin tham chiếu thông tin sản phẩm. Ở chó, ivermectin được chỉ định sử dụng ngăn ngừa giun tim, ivermectin cũng được sử dụng trị giun chỉ, ngoại ký sinh trùng và nội ký sinh. Sử dụng liều 10mg/20kg thể trọng. Dược động học Ở thú dạ dày đơn, sự hấp thụ ivermectin sau khi uống được tăng 95%. Động vật nhai lại dạ dày kép, sự hấp thu chỉ 1/4 – 1/3 của 1 liều thuốc trong dạ cỏ. Trong khi ở đó giá trị sinh học dài sau khi tiêm dưới da, sử dụng đường uống hấp thu nhanh hơn tiêm dưới da. Ivermectin phân phối đến các mô bào tốt nhưng không xâm nhập vào trong CSF, do đó hạn chế tính độc của nó. Những con chó lông xù (Collie) cho phép thuốc vào bên trong nhiều hơn những chó khác và loài khác. Ivermectin có thời gian bán hủy dài ở đa số các loài, nó đi qua gan và được biến đổi ở đó, chủ yếu được bài thải qua phân, < 5% thuốc được bài thải qua nước tiểu. Tác động đối kháng/thận trọng khi sử dụng/tính an toàn cho sự sinh sản
- 15 Nhà sản xuất khuyến cáo rằng ivermectin không sử dụng cho ngựa nhỏ hơn 4 tháng tuổi nhằm tạo sự an toàn của thuốc cho những động vật nhỏ được chắc chắn. Tuy nhiên ngựa nhỏ hơn 35 ngày tuổi dung nạp liều cao 1mg/kg mà không biểu hiện tiêu chảy, ngộ độc. Ivermectin không sử dụng cho chó con < 6 tuần tuổi, đa số những kiểm tra lâm sàng cho thấy ivermectin không nên sử dụng cho những chó lông xù (Collie) trừ khi không có phương pháp chữa bệnh khác. Sau khi chấp nhận loại thuốc phòng bệnh giun tim, nhà sản xuất thử nghiệm quan sát cho Collie sau khi sử dụng thuốc ít nhất 8h. Do ảnh hưởng đến sản lượng sữa nên thuốc không chỉ định sử dụng cho những động vật cho sữa, hoặc con cái giống. Thuốc được tiêm dưới da thú nuôi và lợn, không tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Ivermectin được xem là an toàn để sử dụng trong thời gian mang thai, những nghiên cứu về sinh sản, sức sản xuất của chó, ngựa, heo, gia súc không biểu hiện những ảnh hưởng bất lợi đến bào thai. Sức sản xuất, sinh sản ở thú đực cũng không bị ảnh hưởng. Tác động không mong muốn/cảnh báo Ơû ngựa, sưng lên và ngứa ở vùng bụng giữa, có thể thấy sau 24h sử dụng thuốc phản ứng quá nhạy sẽ dẫn đến chết Onchocerca spp. giun chỉ vàcó thể phòng sự phản ứng là sử dụng glucocorticoid trước đóù, sau 1 – 2 ngày sử dụng ivermectin. Nếu không điều trị, thường chổ sưng sẽ giảm sau 7–10 ngày và cơn ngứa sẽ ngưng ở tuần thứ 3. Ở chó có thể thấy shok phản vệ khi ivermectin được sử dụng trị giun chỉ, có thể đoán do phản ứng liên kết với xác giun chỉ. Khi sử dụng trị ấu trùng Hypoderma bovis, ivermectin có thể gây bất lợi nghiêm trọng do giết ấu trùng khi chúng ở những cơ quan quan trọng, ấu trùng khi bị giết trong kênh đốt xương sống có thể gây ra chứng liệt và lảo đảo, ấu trùng bị giết quanh thực quản sẽ ngăn cản, gây tiết nước bọt và làm phình lên, những hậu quả này có thể tránh bởi việc điều trị, cho ăn ngay đó sau mùa vụ hoặc sau khi những giai đoạn của sự phát triển mùa vụ của vùng bị ảnh hưởng (Warble ply).Ở gia súc có thể sẽ khó chịu hoặc nhất thời là phình lên ở vị trí tiêm. Sử dụng lượng lớn 10ml tại bất kỳ vị trí tiêm. Ở chim, sự chết, hôn mê hoặc chứng biếng ăn thấy được ở chim yến nhạy cảm với thuốc hơn những loài khác. Sử dụng quá liều/độc tính cấp tính
- 16 Ở ngựa liều 1.8mg/kg, PO (9 lần liều đề nghị) không gây độc, nhưng liều 2mg/kg gây suy giảm trực quan, bồn chồn và thất điều vận động. Ở gia súc, liều gấp 30 lần liều điều trị, đường tiêm, sẽ gây độc. Ở 8mg/kg, gia súc biểu hiện triệu chứng thất điều vận động , buồn chán, đôi khi chết. Ở cừu, triệu chứng thất điều vận động và buồn chán khi sử dụng liều 4mg/kg Ở lợn, triệu chứng của sự nhiễm độc (tê liệt, thất điều vận động , tư thế nằm 1 bên và giãn đồng tử) ở liều 30mg/kg. Những con lợn có thể dễ bị ảnh hưởng hơn do ivermectin được sử dụng liều cao, điều này đã được thí nghiệm. Ở chó, ngộ độc hiếm khi xuất hiện ở liều 2mg/kg (2000(g/kg) hoặc ít hơn. Liều 2,5mg/kg gây giãn đồng tử , 5mg/kg sự run xuất hiện. Liều 10mg/kg sự run mạnh hơn và chứng thất điều vận động, chó sẽ chết khi liều > 40mg/kg nhưng LD50 là 80mg/kg, những chó săn chấp nhận ở liều 0,5mg/kg, PO, 14 tuần mà không thấy biểu hiện của tính độc nhưng với 1 – 2mg/kg cũng thời kì như vậy làm tăng giãn đồng tử và giảm cân. 1/2 chó với liều 2mg/kg/ngày, 14 tuần phát triển triệu chứng của sự buồn chán, run, biếng ăn, thất điều vận động và mất nước. Giống chó Collie ảnh hưởng là do sự nhạy cảm độc tính của ivermectin hơn chó khác vì do thuốc được ngấm vào hàng rào máu não ở CNS ở giống chó này. Ivermectin nói chung có thể sử dụng an toàn cho chó Collie khi sử dụng phòng giun tim với liều thích hợp. Với liều cao chó nhạy cảm phát triển biểu hiện tính độc của phản ứng phụ (ảnh hưởng CNS, hoa mắt, mất sức, rối loạn, run rẩy, chảy nước bọt, lão đão, ngất, đờ đẫn và tử vong) cần phải nhận sự chăm sóc và điều trị triệu chứng, cần làm sạch ruột chó hoặc mèo. Những triệu chứng độc ở mèo được xuất hiện khoảng 10h tiêu hóa thức ăn. Triệu chứng gồm: lắc, kêu la, giãn đồng tử, biếng ăn, chân tay run, có sự đáp ứng không đầy đủ, chứng mù, nặng tai, cơ mắt không hoạt động hệ thống thần kinh thường suy giảm vài tuần, những triệu chứng này xuất hiện vài ngày và đa số các động vật khôi phục lại 2 – 4 tuần. Khuyến cáo về sự chăm sóc. Tương tác thuốc phòng thí nghiệm Khi sử dụng liều trị giun chỉ ivermectin có thể cho hiệu quả sai, phủ định kết qủa ở động vật với sự nhiễm giun tim Liều sử dụng
- 17 Chó Phòng giun tim a. 0,06mg/kg PO 1 lần/tháng (Hribernik 1989) b. 0,03 – 0,06mg/kg, PO 1 lần/tháng (Knight 1988) c. Liều tối thiểu 5,98(g/kg (0,00598mg/kg) PO mỗi tháng (Rawlings and Calvert 1989) d. Liều tối thiểu 6(g/kg(0.006mg/kg) PO mỗi tháng. Có 3 liều sử dụng khác nhau. Chó 12kg (68(g); 13-25kg (36(g) và 26-45kg (272(g). Chú ý cho chó dùng đủ liều, những con vừa uống xong phải được quan sát một vài phút để đảm bảo thuốc không bị mất hoặc nhè ra, nếu có nghi ngờ chó ăn không đủ thuốc nên cho ăn bù. Những chó nặng hơn 45kg cần phải sử dụng thuốc liều tối thiểu để bao vây ( nên sử dụng các loại thuốc nhai để phù hợp). Khuyến cáo sử dụng cho chó 6tuần tuổi trở lên. Việc phòng giun tim hằng tháng cũng là cách điều trị và kiểm soát giun đũa (T.canis, T.leonina) và giun móc (A.Caninum, U.Stenocephala, A.Braziliense) có hiệu quả và cũng là cách phòng ngừa tái nhiễm các loại ký sinh đường ruột. Trị giun chỉ: 3 – 4 tuần sau khi sử dụng 0,05mg/kg (pha loãng 10mg/kg dung dịch (ivomec() 1: 10 dung dịch với propylene glyco). Theo dõi triệu chứng của độc tính (giãn đồng tử, vận động khó khăn, ói, tiêu chảy) cả ngày. Nếu tính đối kháng ảnh hưởng nghiêm trọng (thường ít hơn 5% của thời gian) điều trị corticoid đường tiêm. Nếu không có hiệu quả đối lập đáng chú ý thì sau 3 – 4 tuần kiểm tra kính hiển vi để xem kết qủa, nếu âm tính thì phòng bệnh, dương tính thì 1tuần kiểm tra lại. 50 – 200(g (0,05 – 0,2mg/kg). Chống chỉ định cho chó Collies (Knight 1988). 4 tuần sau phương pháp điều trị 50(g/kg vào buổi sáng, theo dõi hiệu ứng đối kháng cả ngày, nếu không có, có thể giảm bớt vào chiều hôm sau, không sử dụng cho chó Collies hoặc giống Collie – Mix. (Rawlings and Cavert 1989). Ngoại ký sinh Trị sarcoptes: Nhiễm Scabiei or Otodectes cynotis: 300g/kg (0,3mg/kg) SQ or PO; lặp lại ngày thứ 7, 14. (Paradis 1989). Giun tròn Điều trị bệnh ký sinh trùng đường phổi (Capillaria spp): 0,2mg/kg, PO 1 lần (Bauer 1988).
- 18 Trị giun tròn, giun móc 200g/kg, PO 1 lần. Không sử dụng chó Collies. (Upson 1988). Ngựa: điều trị ký sinh: a. 200g/kg (0,2mg/kg), PO. b. 0,2mg/kg PO; cách 4 ngày trị chí rận, bệnh ghẻ (robinron 1987). c. Aáu trùng đường máu S.valgaris: 0,2mg/kg, 1 lần (Herd 1987). Heo: Trị ký sinh: a. 300(g/kg= 0,3mg/kg), SQ ngay trước tai (Ivomec Inj. ForSwine 1% - MSD). Lạc đà: Trị ký sinh a. 0,2mg/kg, PO hoặc SQ cho 1 liều (Cheney and allen 1989). (Fowle 1989). Cừu: a. 200g/kg, SQ (Bennert 1986) b. 200(g/kg, SQ 1 liều (cũng sử dụng liều này cho dê). (Upsen 1988) Chim: a. Trị giun đũa, giun đường thực quản, giun đường ruột, Knemidocoptes pilae (rụng ít lông ở mặt và chân): 2mg/ml, PO. Ở hầu hết các loài chim: 220(g/kg, IM Vẹt: 0,02mg/30g (2000(g/30g) IM Amazon: 0,1mg, IM Vẹt Macao: 0,2mg, IM Chim yến: 0.02mg (Stunkcard 1904) a. trị giun đũa, ấu trùng và những giun tròn đường ruột khác, oxysipura, Knemidocoptes pilae (rụng ít lông ở mặt và chân): pha loãng (10mg/ml) 1:4 với propylece glycol. Với các loài khác: 200(g/kg IM hoặc cho uống, lặp lại 10 – 14ngày. Cút: 0,01ml IM hoạt PO (Clubb 1986) b. 200(g/kg (0,2mg/kg) SQ: pha với propylence glycol (Sikarskie 1986) Trị hầu hết các loại giun tròn, ngoại ký sinh a. Tắc kè, rắn, cá sấu: 0,2mg/kg (200(g/kg) IM, SQ, hoặc PO, lặp lại 2 tuần.
- 19 Chú ý: ivermectin có tính độc với rùa (Gauvin 1993) 1. Hiệu ứng lâm sàng 2. Tác động không mong muốn (độc tính) (ở phần tác động không muốn và sử dụng quá liều) (2) Doramectin C50H74O14 Tính chất hoá học Doramectin là 22, 23,- dyhydro-avermectin B1. Doramectin được chứng minh có hiệu quả cao với liều thấp ((g cho 1 kg trọng lượng) chống lại ký sinh trùng đường ruột và ngoại ký sinh trùng. Ở trâu bò, có tác dụng chống lại ký sinh trùng dạ dày và ruột, liều 100 (g cho 1 kg trọng lượng. Hiệu lực 100% chống lại Oesophagostomum và Dictyocaulus 25(g cho 1 kg trọng lượng. Ở cừu, có tác dụng chống lại ký sinh trùng dạ dày và ruột, liều 50 (g cho 1 kg trọng lượng. Ở chó, hiệu lực 100% chống lại Ancylostoma liều 150 (g/ kg thể trọng còn có tác dụng với Toxocara và Trichuris. 100 (g/kg trọng lượng điều trị Dirofilaria immitis trong 11 ngày. Tác dụng và công dụng Điều trị và kiểm soát giun tròn dạ dày-ruột, giun phổi và một số ngoại ký sinh. Doramectin có hiệu quả chống lại các ký sinh trùng sau: Giun tròn
- 20 Giun tròn dạ dày-ruột (trưởng thành và giai đoạn thứ 4 ấu trùng) Ostergia spp. bao gồm O. ostertagia, Haemonchus placei, Trichostrongylus axei, T. culobriformis, Cooperia spp. và Oesophagatum radiatum. Giun phổi (trưởng thành và giai đoạn thứ 4 ấu trùng) Ngoại ký sinh Hypoderma bovis và H. lineatum. Linognathus vituli Haematopinus eurysternus Psoroptes bovis Sarcoptes scabei var bovis Lưu ý - Trâu bò ngưng thuốc 21 ngày trước khi giết thịt. - Doramectin không sử dụng cho bò sản xuất sữa hoặc bò cái 28 ngày sau khi sinh. 5.2.1.2. Nhóm Milbenmycin (1) Milbenmycin oxim Hóa tính Milbenmycin oxim chứa khoảng 80% dẫn xuất A4 và 20% dẫn xuất A3 của 5- didehydromilbenmycin. Cấu trúc của Milbenmycin oxim được xem là giống với nhóm kháng sinh Macrolid. Dược lý học Milbemycin phá vỡ sự dẫn truyền của chất dẫn truyền thần kinh gamma amino butyric acid (GABA) ở động vật không xương sống. Chỉ định Milbemycin dạng viên nên dùng mỗi tháng một lần để ngừa giun tim (Dirofilaria immitis) và điều trị giun móc (Ancylostoma caninum ). Thuốc cũng có hiệu quả chống lại
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Hóa Dược - Dược Lý part 5
36 p | 273 | 117
-
Hóa dược - dược lý III ( Dược lâm sàng ) part 5
18 p | 235 | 97
-
Giáo trình phục hồi chức năng vật lý trị liệu part 5
8 p | 324 | 76
-
Bài giảng dược lý học part 5
10 p | 192 | 74
-
Dược học cổ truyền part 5
47 p | 140 | 41
-
Thuốc điều trị tăng huyết áp (Kỳ 5)
6 p | 168 | 40
-
Dược lý học part 4
23 p | 134 | 39
-
Thuốc tê (Kỳ 2)
5 p | 123 | 31
-
Dược lý học part 5
23 p | 118 | 26
-
Các chất điện giải chính và các dịch truyền (Kỳ 5)
5 p | 146 | 24
-
Thuốc chống lao - thuốc điều trị phong (Kỳ 5)
6 p | 191 | 22
-
Dược lý học part 6
23 p | 134 | 21
-
Thuốc điều trị sốt rét (Kỳ 5)
5 p | 107 | 15
-
KIỂM NGHIỆM DƯỢC PHẨM - PHẦN 5
31 p | 82 | 12
-
Thuốc điều chỉnh rối loạn hô hấp (Kỳ 5)
5 p | 98 | 10
-
Thuốc tác dụng trên hệ cholinergic (Kỳ 5)
5 p | 132 | 7
-
Thuốc tác dụng trên hệ adrenergic (Kỳ 5)
5 p | 90 | 7
-
Hormon và thuốc kháng hormon (Kỳ 5)
5 p | 127 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn