intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Dược lý (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:264

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Dược lý (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp người học trình bày, phân tích được quá trình hấp thu phân phối, thải trừ của thuốc; nêu được ý nghĩa các thông số dược động của các quá trình hâp thu, phân phối của thuốc; biết cơ chế tác dụng của thuốc; nắm được tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ của thuốc;... Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Dược lý (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

  1. UBND TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: DƯỢC LÝ NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 19 /QĐ-CĐYT ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau Cà Mau, năm 2022 (Lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Dược lý học (Pharmacology) là môn khoa học về thuốc. Nhưng để tránh ý nghĩa quá rộng của từ này, Dược lý học chỉ bao hàm mọi nghiên cứu về sự tương tác của thuốc với các hệ sinh học. Thuốc là các chất hoặc hợp chất có tác dụng điều trị hoặc dự phòng bệnh tật cho người và súc vật, hoặc dùng trong chẩn đoán bệnh ở lâm sàng, dùng để khôi phục, điều chỉnh các chức phận của cơ quan. Thuốc có thể có nguồn gốc từ thực vật (cây Canhkina, cây Ba gạc), từ động vật (insulin chiết xuất từ tụy tạng bò, lợn), từ khoáng vật, kim loại (kaolin, thuỷ ngân, muối vàng) hoặc là các chất bán tổng hợp, tổng hợp hóa học (ampicillin, sulfamid). Đầu tiên, thuốc phải được nghiên cứu trên súc vật thực nghiệm để xác định được tác dụng, cơ chế tác dụng, độc tính, liều điều trị, liều độc, tác dụng gây đột biến, gây quái thai, gây ung thư... Đó là đối tượng của môn Dược lý học thực nghiệm (Experimental pharmacology). Những nghiên cứu này nhằm đảm bảo an toàn đến mức tối đa cho người dùng thuốc. Chỉ sau khi có đủ số liệu đáng tin cậy về thực nghiệm trên súc vật mới được áp dụng cho người. Tuy nhiên, súc vật phản ứng với thuốc không hoàn toàn giống người ; vì vậy sau giai đoạn thực nghiệm trên súc vật, thuốc phải được thử trên nhóm người tình nguyện, trên các nhóm bệnh nhân tại các cơ sở khác nhau, có so sánh với các nhóm dùng thuốc kinh điển hoặc thuốc vờ (placebo, giả dược), nhằm đánh giá lại các tác dụng đã gặp trong thực nghiệm và đồng thời phát hiện các triệu chứng mới, nhất là các tác dụng không mong muốn chưa thấy hoặc không thể thấy được trên súc vật (buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, phản ứng dị ứng v.v....). Dược lý học là môn học cung cấp những kiến thức về tác dụng của thuốc và những vấn đề liên quan đến điều trị để thầy thuốc có thể kê đơn được an toàn và hợp lý. Dược lý học là môn học cung cấp những kiến thức về tác dụng của thuốc và những vấn đề liên quan đến điều trị để thầy thuốc có thể kê đơn được an toàn và hợp lý. Nhằm tạo điều kiện cho người học có một bộ tài liệu học tập. Nhóm người dạy chúng tôi đề xuất và biên soạn Dược lý dành riêng cho người học trình độ Cao đẳng điều dưỡng liên thông. Nội dung của giáo trình bao gồm các chương sau: Chương 1. Đại cương về dược lý học Chương 2. Thuốc mê Chương 3. Thuốc tê Chương 4. Thuốc giảm đau gây nghiện Chương 5. Thuốc an thần, gây ngủ 3
  4. Chương 6. Thuốc điều trị ho, hen phế quản Chương 7. Histamin và thuốc kháng histamin Chương 8. Thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm không steroid Chương 9. Thuốc điều trị tăng huyết áp Chương 10. Thuốc điều trị rối loạn lipid máu Chương 11. Thuốc điều trị đái tháo đường Chương 12. Thuốc điều chỉnh rối loạn tiêu hóa Chương 13. Thuốc điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng Chương 14. Thuốc kháng sinh Chương 15. Thuốc sát khuẩn, thuốc tẩy uế Chương 16. Chất điện giải và các dịch truyền Chương 17. Vitamin Chương 18. Hormon, thuốc kháng hormon, thuốc tránh thai Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, của người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Cà Mau, ngày 10 tháng 02 năm 2022 Tham gia biên soạn Nguyễn Ngọc An 4
  5. BẢNG TRA CỨU THUẬT NGỮ AS Ánh sáng CĐ Chỉ định CCĐ Chống chỉ định TDP Tác dụng phụ ĐL Định lượng ĐT Định tính ID Intradermal – Tiêm trong da IM Intramuscular – Tiêm bắp International Union of Pure DNA Applied Chemistry Nomenclature - IUPAC Liên minh Quốc tế về Hóa học thuần túy và Hóa học ứng dụng IV Intravenous – Tiêm tĩnh mạch HA Huyết áp HATTh Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương Hạ HA Hạ huyết áp High-performance liquid chromatography – Sắc ký lỏng hiệu năng HPLC cao IR Infrared - phổ hồng ngoại KK Không khí MS Mass spectrometry – Khối phổ NL Người lớn NMR Nuclear Magnetic Resonance - Cộng hưởng từ hạt nhân SC Subcutaneous – Tiêm dưới da SKD Sinh khả dụng SKLM Sắc ký lớp mỏng SX Sản xuất 5
  6. Tăng HA Tăng huyết áp TDKMM Tác dụng không mong muốn TE Trẻ em TKTW Thần kinh trung ương UV Ultraviolet - Tử ngoại UV-Vis ultraviolet–visible : Tử ngoại khả kiến G6PD Glucose-6-phosphate dehydrogenase Hb Hemoglobine ALTT Áp lực thẩm thấu Non-Steroidal Anti-Inflammatory Drugs: Thuốc kháng viêm không NSAID Steroide GERD Gastroesophageal reflux disease LDL Low-density lipoprotein; Lipprotein tỷ trọng thấp HDL High-density lipoprotein: Lipprotein tỷ trọng cao VLDL Very low-density lipoprotein: Lipprotein tỷ trọng rất thấp IDL Intermediate-density lipoproteins: Lipprotein tỷ trọng trung gian Human Immunodeficiency Virus / acquired immunodeficiency HIV/AIDS syndrome P.A.B.A Para-Aminobenzoic Acid 6
  7. MỤC LỤC 7
  8. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: DƯỢC LÝ 2. Mã môn học: MH15 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 3.1. Vị trí: Dược lý là một môn khoa học thuộc khối kiến thức cơ bản chuyên ngành, môn học này được bố trí giảng dạy sau môn Hóa học đại cương – Vô cơ, Vi sinh – Ký sinh trùng, Giải phẫu - Sinh lý, Sinh lý bệnh. 3.2. Tính chất: Dược lý là môn học bắt buộc, là môn khoa học nghiên cứu về thuốc trên 2 lĩnh vực chính: Hóa dược và Dược lý 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Dược lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối người học ngành dược, nó trang bị cho người học cơ sở lý luận dựa trên nền tảng khoa học về thuốc, bệnh và chữa bệnh; những kiến thức cơ bản về thuốc sẽ giúp người học có thể sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. 4. Mục tiêu môn học: 4.1. Kiến thức: A1. Trình bày, phân tích được quá trình hấp thu phân phối, thải trừ của thuốc. A2. Ý nghĩa các thông số dược động của các quá trình hâp thu, phân phối của thuốc. A3. Biết cơ chế tác dụng của thuốc. A4. Biết tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ của thuốc. 4.2. Kỹ năng: B1. Vận dụng những kiến thức về dược động học, dược lực học để giải thích, tính toán liều lượng thuốc sử dụng. B2. Vận dụng những kiến thức về tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ của thuốc để sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. B3. Vận dụng kiến thức để có thể lựa chọn, thay thế thuốc hợp lý. 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Nhận thức được tầm quan trọng của môn học trong thực hành nghề. C2. Luôn có tinh thần ý thức trách nhiệm cao trong học tập. C3. Rèn luyện tác phong thận trọng, tỉ mỉ, chính xác khi lựa chọn thuốc. 8
  9. 5. Nội dung chương trình môn học Tên Thời gian (giờ) TT chương, Tổng Lý Thực Kiểm mục số thuyết hành tra 1 Đại cương về Dược lý học 2 2 2 Thuốc mê 1 1 3 Thuốc tê 1 1 4 Thuốc giảm đau gây nghiện 2 2 5 Thuốc an thần, gây ngủ 2 2 6 Thuốc điều trị ho, hen phế quản 3 1 2 7 Histamin và thuốc kháng Histamin 3 1 2 8 Thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm không steroid 4 2 2 1 9 Thuốc điều trị tăng huyết áp 5 3 2 10 Thuốc điều trị rối loạn lipid máu 3 1 2 11 Thuốc điều trị đái tháo đường 5 2 3 12 Thuốc điều chỉnh rối loạn tiêu hóa 4 2 2 13 Thuốc điều trị viêm, loét dạ dày tá tràng 4 2 2 14 Thuốc kháng sinh 6 3 3 15 Thuốc sát khuẩn tẩy uế 2 1 1 1 16 Chất điện giải và các dịch truyền 3 1 2 17 Vitamin 3 1 2 18 Hormon, thuốc kháng hormon, thuốc tránh thai 4 2 2 Tổng 57 30 27 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 9
  10. 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế, quy định về nội quy, quy định của phòng thực hành, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, giày dép, áo blouse… 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu CHƯƠNG trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ A1, A2, A3, 1 Sau 18 giờ. Thuyết trình Trắc nghiệm/ B1, B2, B3, Báo cáo C1, C2 Định kỳ Viết/ Tự luận/ A4, B4, C3 1 Sau 47 giờ Thuyết trình Trắc nghiệm/ 10
  11. Báo cáo Kết thúc môn Viết/ trắc Tự luận và A1, A2, A3, A4, A5, 1 Sau 57 giờ học nghiệm trắc nghiệm B1, B2, B3, B4, B5, C1, C2, C3, 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Dược sỹ cao đẳng liên thông 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, Bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện Bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong CHƯƠNG học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ CHƯƠNG học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các chương kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: 11
  12. [1]. Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 03 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. [2]. Quyết định số 25/QĐ-CĐYT ngày 14 tháng 02 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau về việc ban hành Quy định các biểu mẫu trong đào tạo trình độ cao đẳng. [3]. Trường Cao Đẳng Y Tế Cà Mau, Dược lý 1, Dược lý 2, 2020 [4]. Bộ môn Dược lý Trường Đại học Y Dược TpHCM (2007), Dược lý học tập 1, Dược lý học tập 2 NXBYH. [5]. Bộ y tế (2002), Dược thư quốc gia Việt Nam, Hà Nội. [6]. Goodman & Gilman’s (2008), Manual of Pharmacology and Therapentics, McGraw Hill. [7]. Harrison’s principles of internal medicine (2008), 17th edition, McGraw Hill. [8]. Martindale (2009), The complete drug reference, 36th edition. [9]. Michael J. Neal (2002), Medical pharmacology at a glance, 4thedition, Blackwell science. [10]. Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, Vi sinh Y học, NXBYH, 2007 [11]. Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, Ký sinh trùng Y học, NXBYH, 2007 12
  13. CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LÝ HỌC  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 chương 1 là chương giới thiệu đại cương về dược lý học, gồm 02 lĩnh vực chính: Dược lực và dược động học. Dược lực nghiên cứu về cơ chế tác dụng của thuốc có thể qua receptor hoặc không qua receptor, gồm: tác dụng chính, tác dụng phụ, tác dụng hồi phục, tác dụng không hồi phục,…; Trong khi dược động học nghiên cứu về tác động của cơ thể đối với thuốc, gồm các quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ. Dược lý học cung cấp kiến thức nền tảng để người học tiếp cận những nội dung tiếp theo thuận lợi  MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Trình bày được khái niệm, phân biệt cơ chế tác dụng của thuốc, các tác dụng chính, tác dụng phụ, tác dụng hồi phục, tác dụng không hồi phục; - Trình bày được các quá trình của dược động học của thuốc;  Về kỹ năng: - Nhận diện được lĩnh vực nghiên cứu của dược lý học; - Phân tích được những tác dụng, tác dụng phụ, độc tính của thuốc từ đó áp dụng trong sử dụng thuốc.  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của môn học dược lý trong hoạt động của ngành Y. - Cân nhắc đưa ra quyết định sử dụng thuốc.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và Bài tập CHƯƠNG 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (CHƯƠNG 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và Bài tập tình huống CHƯƠNG 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. 13
  14.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu CHƯƠNG trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng; viết)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có (hình thức: trắc nghiệm) 14
  15.  NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LÝ HỌC Dược lý học là môn học cung cấp những kiến thức về tác dụng của thuốc (dược lực) và quá trình cơ thể tác động lên thuốc (dược động), giúp người học trang bị kiến thức về thuốc từ đó giúp người thầy thuốc có thể áp dụng vào công tác phòng bệnh, chữa bệnh cho người một cách an toàn, hợp lý 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Thuốc Là những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật, sinh học, bán tổng hợp hay tổng hợp hoá học, được bào chế dùng cho người nhằm mục đích: phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi, điều chỉnh chức năng cơ thể, làm giảm cảm giác một bộ phận hay toàn thân, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ, làm thay đổi hình dáng cơ thể… Phân tích định nghĩa Thuốc: 1.1.1.1. Nguồn gốc của thuốc - Động vật: Tắc kè, rùa, rắn, trăn, hổ, mai mực, cá thu… - Thực vật: Gừng, nghệ, bạc hà, canh ki na, cà độc dược… - Khoáng vật: Than hoạt, Kaolin, iod, MgSO4… - Sinh học: + Penicillin chiết từ nấm Penicillinum notatum. + Antibio thành phần là Lactobacillus acidophilus + Vaccin: Sởi, BCG, dại… - Tổng hợp hoá học: Sulfamid, ether, procain, cloroquin… 1.1.1.2. Công dụng - Phòng bệnh: Vaccin, sốt rét, lao, KS… - Chữa bệnh: Tả, thương hàn (Tetracyclin, Chloramphenicol)… - Phục hồi, điều chỉnh chức năng: Tai biến mạch máu não, liệt dây VII… - Làm giảm cảm giác một bộ phận hay toàn thân: Thuốc tê, Thuốc mê… - Làm ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ: Ngừa thai… - Làm thay đổi hình dáng cơ thể: Giảm cân… 1.1.1.3. Hàm lượng thuốc Hàm lượng thuốc là lượng thuốc nguyên chất có trong một đơn vị thành phẩm (một viên, một ống…). Một loại thuốc có nhiều hàm lượng khác nhau. Ví dụ: Diclofenac: viên 25-50-75-100mg; ống 75mg 1.1.1.4. Liều lượng thuốc Liều lượng thuốc là số lượng thuốc dùng cho người bệnh. 15
  16. Dựa vào cường độ tác dụng: - Liều tối thiểu: là số lượng thuốc nhỏ nhất có tác dụng, có thể gây biến đổi nhẹ nhưng chưa chuyển bệnh. - Liều trung bình (liều điều trị) thường áp dụng điều trị. - Liều tối đa: là liều quy định giới hạn cho phép. Nếu dùng quá liều tối đa có thể gây độc. - Liều độc: là liều gây nhiễm độc. Như vậy, ranh giới giữa thuốc và chất độc rất khó phân định vì chỉ khác nhau về liều lượng. Giữa liều điều trị và liều độc có một khoảng cách gọi là phạm vi an toàn (hay khoảng trị liệu). Thuốc có phạm vị an toàn lớn sẽ ít gây nguy hiểm trong sử dụng và ngược lại. Người thầy thuốc cần lưu ý: - Thuốc nào cũng có tác dụng không mong muốn (ở liều điều trị). Khi dùng liều cao, thuốc nào cũng độc. - “Sai một ly đi một dặm” nên phải thận trọng từng khâu: Đọc kỹ nội dung trên nhãn, trên tờ hướng dẫn sử dụng, tránh nhầm lẫn dạng dùng, đường dùng, thuốc mất phẩm chất, quá hạn, liều lượng và cân nhắc cho từng đối tượng (phụ nữ, trẻ em, người già, bệnh lý…). - Phải giám sát sau khi cho bệnh nhân dùng thuốc. 1.1.2. Quan niệm về dùng thuốc - Thuốc đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng và chữa bệnh nhưng thuốc không phải là phương tiện duy nhất để phòng và chữa bệnh. - Trong điều trị thì khỏi bệnh là kết quả tổng hợp của thuốc, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, tập luyện của người bệnh … Mặt khác, có nhiều bệnh không cần dùng thuốc cũng khỏi. - Thuốc nào cũng có tác dụng không mong muốn vì vậy phải cân nhắc trước khi dùng. - Phải có tác phong thận trọng, chính xác trước khi dùng thuốc vì "sử dụng thuốc như sử dụng con dao hai lưỡi". - Trong thời gian dùng thuốc phải thực hiện đúng hướng dẫn của thầy thuốc và phải theo dõi các tác dụng không mong muốn. Nếu cần thiết có thể ngừng thuốc và xử lý các tai biến do thuốc. Khỏi bệnh là kết quả tổng hợp của: - Dùng đúng thuốc - Chăm sóc hộ lý - Chế độ dinh dưỡng - Môi trường xung quanh, giải trí, rèn luyện... 1.1.3. Dược lý liên quan các môn học khác - Y học: 16
  17. + Giải phẫu sinh lý + Bệnh học - Dược học: + Hoá học + Dược liệu + Bào chế + Kiểm nghiệm 1.1.4. Phương pháp học môn Dược lý - Dược lý học nghiên cứu hai lĩnh vực: Dược động học: Nghiên cứu các quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc Dược lực: Nghiên cứu về cơ chế tác dụng, các kiểu tác dụng - Để học tốt môn dược lý, cần bám sat mục tiêu từng CHƯƠNG, với một loại thuốc cụ thể cần học: Tên thuốc: Tên hoạt chất (INN) Công thức hóa học Tính chất lí hóa Tác dụng Tác dụng phụ Dược động học Chỉ định Chống chỉ định Cách dùng Liều dùng Độc tính, giải độc Bảo quản Các thuốc tương tự 2. DƯỢC ĐỘNG HỌC 2.1. Vận chuyển thuốc qua màng sinh học Vận chuyển thuốc chủ yếu theo 3 cách: 2.1.1. Khuếch tán thụ động 2.1.1.1. Khái niệm Khuếch tán thụ động là sự vận chuyển các chất do khuếch tán qua màng sinh vật, tỷ lệ thuận với gradien nồng độ, từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp, không tiêu tốn năng lượng, không phụ thuộc vào ý muốn, không cần vật mang. 17
  18. 2.1.1.2. Điều kiện - Thuốc cần ít bị ion hóa. - Có nồng độ cao ở bề mặt màng. - Vừa tan trong mỡ, vừa tan trong nước. Khuếch tán của acid và base yếu qua màng cũng theo kiểu này, phụ thuộc vào hằng số phân ly (pKa) của phân tử thuốc và pH của môi trường. - Đối với thuốc có tính chất là acid: độ pH của màng càng thấp thì sự hấp thu thuốc càng cao, và ngược lại độ pH càng cao thì sự hấp thu thuốc của màng càng thấp. - Đối với thuốc có tính chất là base: độ pH của màng càng cao thì sự hấp thu thuốc càng cao và ngược lại, độ pH của màng càng thấp thì sự hấp thu thuốc qua màng càng thấp. 2.1.2. Vận chuyển tích cực (chủ động) 2.1.2.1. Khái niệm Vận chuyển tích cực là sự vận chuyển thuốc từ nơi nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược bậc thang nồng độ), dạng vận chuyển này đòi hỏi năng lượng do ATP thuỷ phân. 2.1.2.2. Điều kiện - Cần năng lượng. - Cần vật mang (chất vận chuyển - carrier): + Có ái lực cao với thuốc, tạo phức. + Đưa thuốc qua màng. + Rồi trở lại vị trí ban đầu. 2.1.2.3. Đặc tính của hệ vận chuyển - Tính bão hoà (vì số carrier có hạn). - Tính đặc hiệu: carrier có ái lực cao với thuốc riêng biệt để tạo phức. - Tính cạnh tranh: tại vị trí vận chuyển và ưu tiên carrier cho các chất “quen”. - Tính bị ức chế carrier. 2.1.2.4. Các dạng vận chuyển tích cực Có 2 dạng: - Khuếch tán thuận lợi: nếu sự vận chuyển này đồng biến với bậc thang nồng độ, cách vận chuyển này không đòi hỏi năng lượng. Ví dụ: vận chuyển glucose vào tế bào. - Vận chuyển không thuận lợi: đòi hỏi năng lượng. 2.1.3. Lọc qua ống dẫn Màng sinh vật có những ống dẫn (kênh): cho qua những thuốc không tan trong lipid và tan trong nước có phân tử lượng thấp (100 - 200 Da) đi qua ống dẫn bằng áp lực lọc. 18
  19. 2.2. Sự hấp thu thuốc Sự hấp thu thuốc phụ thuộc vào: - Độ hoà tan của thuốc - Độ pH tại chỗ hấp thu - Nồng độ thuốc - Phân bố mạch máu tại vùng hấp thu - Diện tích vùng hấp thu 2.2.1. Hấp thu qua đường tiêu hoá 2.2.1.1. Niêm mạc và niêm mạc lưỡi (hấp thu thuốc tại miệng) Thường đưa thuốc vào các niêm mạc mắt, mũi, đường tiết niệu để có tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân. Đưa thuốc vào niêm mạc lưỡi, thuốc thấm qua đó vào tĩnh mạch cảnh ngoài, theo tĩnh mạch chủ trên, qua tim vào tuần hoàn, không bị chuyển hoá ở gan, không bị phá huỷ ở dạ dày. 2.2.1.2. Dạ dày (uống) Nói chung thuốc ít hấp thu ở dạ dày vì niêm mạc dạ dày ít mạch máu. Độ pH thấp của dạ dày sẽ làm mất hoạt tính của một số thuốc kém bền vững trong môi trường acid như urotropin (sát khuẩn đường ruột, tiết niệu), erythromycin, ampicillin, lincomycin… (những thuốc này nên dùng dạng viên nhộng và uống vào lúc đói). 2.2.1.3. Ruột non Niêm mạc ruột non có bề mặt rộng lớn, có van ngang, niêm mạc được tưới máu nhiều, nhu động ruột thường xuyên, nên là nơi hấp thu thuốc tốt. Vòng tuần hoàn gan - ruột cũng ảnh hưởng tới dược động học của một số thuốc thải nhiều qua mật. Những thuốc này sau khi hấp thu từ ruột đổ vào tĩnh mạch cửa và tập trung tại gan. Tại đây, nó được CHƯƠNG xuất vào mật, cùng với mật đổ vào tá tràng “Vòng tuần hoàn cứ thế tiếp tục”. Kết quả: - Nồng độ trong máu tăng chậm. - Chậm tác dụng dược lý. - Chậm thải trừ. - t1/2 dài. - Nồng độ thuốc bị hao hụt vì một phần sẽ thải qua phân cùng với mật. Thuốc kích thích chu kỳ gan - ruột (spironolacton sẽ làm chậm tác dụng của những thuốc dùng kèm và kéo dài t1/2 của chúng nếu dùng cùng digitoxin…). 2.2.1.4. Ruột già Thường dùng trong các trường hợp: - Đặt thuốc đạn vào trực tràng để điều trị tại chỗ: trĩ, táo bón. - Những thuốc có mùi khó chịu. - Bệnh nhân không uống được. 19
  20. Đặt trực tràng thuốc vẫn qua gan, thuốc di chuyển từ hậu môn vào trực tràng, tan ở đó, rồi thấm vào máu, qua tĩnh mạch trực tràng trên, sau đó phần lớn vào tĩnh mạch gánh để đến gan; Một phần nhỏ đến tĩnh mạch trực tràng giữa và dưới để vào thẳng tuần hoàn chung. Thuốc đưa vào trực tràng phát huy tác dụng nhanh gần bằng đường tiêm, nhanh hơn đường uống. Do đó cần thận trọng nhất là với trẻ em. 2.2.2. Hấp thu thuốc qua đường tiêm 2.2.2.1. Tiêm dưới da Thường tiêm dưới da các thuốc dễ hoà tan, tác dụng mạnh, không gây kích thích đau (vì dưới da tập trung nhiều đầu mút của dây thần kinh cảm giác). Dưới da có tổ chức liên kết lỏng lẻo, trong có chất gian bào liên kết thuốc hấp thụ do khuếch tán vào gian bào tổ chức liên kết, từ đó thấm qua mạch máu và mạch bạch huyết. Có thể làm tăng hoặc giảm hấp thu thuốc nếu tiêm dưới da kết hợp với thuốc co hoặc giãn mạch (adrenalin: co mạch tại chỗ, procain kéo dài gây tê) - Tạo dạng thuốc chậm: viên cấy dưới da, hoặc tiêm dịch treo nước của những vi tinh thể hormon sinh dục, hormon vỏ thượng thận, viên cấy (pettet) chứa hormon steroid, deoxycorticosteron. - Làm giảm tính tan trong nước của thuốc. Ví dụ: phức penicillin - procain không tan khi tiêm dưới da, phức hấp thu chậm. 2.2.2.2. Tiêm bắp Tuần hoàn máu trong cơ đặc biệt phát triển; khi cơ hoạt động, lòng mao mạch giãn rộng, diện tích trao đổi và lưu lượng máu tăng lên hàng trăm lần; vì vậy, thuốc hấp thu nhanh hơn tiêm dưới da. Cơ ít sợi cảm giác hơn dưới da, tiêm ít đau hơn. 2.2.2.3. Tiêm đường tĩnh mạch Thuốc qua đường tĩnh mạch được hấp thu nhanh hoàn toàn, cường độ tác dụng mạnh, có thể đưa số lượng lớn cùng 1 lúc vào tĩnh mạch, liều dùng chính xác; Thường đưa thuốc qua đường tĩnh mạch với thuốc có thể gây hoại tử khi tiêm bắp, dưới da: uabain, calci clorid, noradrenalin, các dung dịch thay thế huyết tương (250 ml - 1000 ml). Không đưa vào tĩnh mạch: - Các thuốc dung môi dầu, dịch treo: gây tắc mạch - Các chất làm tan máu hoặc độc với tim - Các thuốc dễ gây phản ứng: vitamin B1, morphin 2.2.2.4. Các đường khác: - Qua da - Vào vùng dưới nhện - Vào các khoang thanh mạc - Vào màng khớp 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2