intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Dược lý (Y sỹ): Phần 2 - Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ

Chia sẻ: Hoathachthao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

31
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Dược lý cung cấp cho người học những kiến thức như: Dược lý đại cương; Thuốc an thần, gây ngủ và chống co giật; Thuốc kích thích thần kinh trung ương; Thuốc giảm đau trung ương; Thuốc chuyên khoa mắt- tai- mũi- họng;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Dược lý (Y sỹ): Phần 2 - Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ

  1. Bài 11 THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG MỤC TIÊU 1. Trình bày được đại cương về dị ứng và thuốc chống dị ứng. Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định của các thuốc kháng Histamin H1. 2.Trình bày được tác dụng,tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và liều dùng của thuốc Clorpheniramin, promethazin, loratadin, NỘI DUNG 1. Đại cương: 1.1. Khái niệm về dị ứng: - Dị ứng là trạng thái phản ứng khác thường của một cơ thể khi tiếp xúc với kháng nguyên (còn gọi là dị nguyên) lần thứ hai và các lần sau. Dị ứng có thể xẩy ra nhẹ, nhanh khỏi có thể xẩy ra dữ dội dẫn đến “sốc phản vệ”. Kháng nguyên có thể là: thức ăn, mỹ phẩm, thuốc, phấn hoa, bụi, khói, nọc côn trùng, lông súc vật……. - Kháng nguyên từ ngoài đưa vào sẽ kích thích cơ thể sinh kháng thể. Khi cơ thể gặp kháng nguyên lần thứ hai và các lần sau sẽ xảy ra phản ứng kháng nguyên – kháng thể làm giải phóng Histamin và các chất trung gian hoá học khác: Serotonin, Bradykinin… Triệu chứng của dị ứng là biểu hiện chủ yếu của Histamin như: mày đay, khó thở, hạ huyết áp, truỵ tim mạch, …… Hiện nay, do có nhiều chủng loại thuốc ra đời, việc quản lý thuốc không chặt chẽ, sử dụng thuốc không đúng nên dị ứng thuốc ngày càng gia tăng. 1.2. Thuốc chống dị ứng: Thuốc chống dị ứng có tác dụng ngăn cản sự giải phóng ra Histamin hay đối lập với những biểu hiện của Histamin. Các thuốc chống dị ứng gồm: + Thuốc kháng Histamin có nguồn gốc tự nhiên: Adrenlin, Ephedrin, Theophylin ………… + Thuốc kháng Histamin H1 có nguồn gốc tổng hợp: Prometazin, Clorphenamin, Dimedron, loratadin, cetirizin… - Các Glucocorticoid. - Các Glubulin miễn dịch. - Một số cây thuốc nam: Kim ngân, Sài đất, Bồ công anh …….. 124
  2. 2. Thuốc kháng Histamin H1 tổng hợp: 2.1. Tác dụng: Chống dị ứng, ngoài ra còn có tác dụng chống nôn, an thần, dịu ho. 2.2. Cơ chế tác dụng: Thuốc kháng Histamin tổng hợp có công thức cấu tạo tương tự Histamin nên những thuốc này cạnh tranh với Histamin tại Receptor và làm mất những biểu hiện của Histamin trong các phản ứng dị ứng. 2.3. Tác dụng không mong muốn: - Thần kinh: tác dụng tùy theo cá thể, thường là ức chế (gây ngủ gà, khó chịu, giảm phản xạ, mệt mỏi, chóng mặt). Do vậy, không được dùng thuốc này cho những người lái tàu, xe, vận hành máy móc hoặc làm việc ở những nơi nguy hiểm (trên cao….). Tác dụng ức chế thần kinh trung ương sẽ tăng nếu dùng phối hợp với rượu Ethylic hoặc thuốc ức chế thần kinh trung ương. Ở một số người (nhất là trẻ bú mẹ) có biểu hiện kích thích làm mất ngủ, dễ kích động, có khi co giật. - Tiêu hoá: Gây khô miệng, táo bón. - Hô hấp: khó khạc đờm. - Tiết niệu, sinh dục: khó tiểu tiện, bí đái, liệt dương. - Tim: Gây đánh trống ngực. - Giảm tiết sữa. - Dị ứng: có thể xảy ra sau khi uống, tiêm và nhất là bôi vùng có xước da. - Kích thích tại chỗ: vì vậy không tiêm dưới da (gây đau). 2.4. Chỉ định: - Bệnh có tính chất dị ứng: viêm mũi dị ứng, mày đay, biểu hiện tại chỗ do côn trùng đốt, dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn. - Những trường hợp không liên quan đến dị ứng: + Phòng say tàu xe: uống trước khi khởi hành 30 phút. + Mốt số thuốc còn dùng để giảm ho, gây ngủ. 2.5. Chống chỉ định: - Phì đại tuyến tiền liệt. - Nghẽn ống tiêu hoá và đường tiết niệu. - Nhược cơ. - Không bôi ngoài da khi tổn thương da. 125
  3. 3. Các thuốc thường dùng: PROMETHAZIN HYDROCLORID Tên khác: Diprazin, Pipolphen, Fenergan Dạng thuốc: Viên bao 0,015g; 0,025g, ống tiêm: 0,05g/2ml; siro 10/00, Kem bôi 5%. 1. Tác dụng Chống dị ứng mạnh, giảm đau, gây ngủ. 2. Chỉ định Chữa dị ứng do mọi nguyên nhân (do thức ăn, thời tiết, thuốc...) với các biểu hiện như: Nổi mày đay, mẩn ngứa, phù nề, hen xuyễn, ho, đau dây thần kinh...Thuốc còn được dùng cho trường hợp: Tâm thần rối loạn, mất ngủ, viêm loét dạ dày, ruột và làm thuốc tiền mê trong ngoại khoa. 3. Chống chỉ định Người đang điều khiển máy móc, phương tiện giao thông. 4. Thận trọng - Không dùng thuốc qua đường tiêm dưới da. - Khi dùng thuốc nên nằm nghỉ (nhất là sau khi tiêm) vì làm hạ huyết áp. 5. Tác dụng không mong muốn Khô miệng, chóng mặt, nôn nao, khi tiêm gây hạ huyết áp thế đứng. 6. Cách dùng, liều lượng Uống, tiêm bắp sâu, tiêm tĩnh mạch chậm. - Người lớn: + Uống: 0,025g/lần; 1- 3 lần/24 giờ. + Tiêm bắp: 0,025 - 0,05g/lần; 1 - 2 lần/24 giờ. + Tiêm tĩnh mạch (chỉ áp dụng trong ngoại khoa): 0,025g. - Trẻ em: Tùy theo lứa tuổi, có thể dùng từ 0,025g - 0,05g/24 giờ. DIMEDROL Tên khác: Diphenhydramin, Allergin, Dimidrin, Amidril Dạng thuốc: Viên bao 0,01g, ống tiêm 1ml = 0,01g. 1. Tác dụng Chống dị ứng, chống co thắt, an thần và gây ngủ. 2. Chỉ định Dị ứng do mọi nguyên nhân, say tàu xe, say sóng, nôn mửa khi có thai, mất ngủ, hội chứng Parkinson. 3. Chống chỉ định Tiêm dưới da, người đang điều khiển máy móc, phương tiện giao thông. 4. Tác dụng không mong muốn Gây khô miệng, chóng mặt buồn nôn, hạ huyết áp thế đứng nhưng khi ngừng thuốc sẽ hết. 5. Cách dùng, liều lượng - Uống, tiêm bắp, tiêm truyền nhỏ giọt tĩnh mạch. - Liều lượng: + Uống: 0,03 - 0,05g/lần; 1- 3 lần/24 giờ. + Tiêm bắp: 0,01 - 0,02 g/lần; 1 - 2 lần/24 giờ. 126
  4. - Tiêm truyền nhỏ giọt tĩnh mạch: 0,02g - o,o5g (hòa tan trong dung dịch natri clorid 0 9 /00). CLORPHENIRAMIN Tên khác: Allergin, Lentostamin Dạng thuốc: Viên nén 2mg; viên bọc đường 4mg, 6mg; siro 0,5mg/5ml; ống tiêm 1ml có chứa 5mg, 10mg. 1. Tác dụng Chống dị ứng mạnh hơn Promethazin, gây ngủ. 2. Chỉ định Dị ứng do mọi nguyên nhân, sổ mũi, ngạt mũi do co thắt, phù Quincke, viêm kết mạc do dị ứng. 3. Chống chỉ định Người đang điều khiển máy móc, phương tiện giao thông. 4. Thận trọng Kiêng rượu trong thời gian dùng thuốc. 5. Cách dùng, liều lượng - Người lớn: + Uống 4 - 16 mg/ngày; chia làm 3 - 4 lần. + Tiêm bắp 10mg - 20mg/lần; tiêm 1 - 2 lần trong ngày. - Trẻ em: + Uống 0,3 mg/1kg thể trọng/ngày; chia làm 3 - 4 lần. LORATADIN Viên nén 10mg, siro 1mg/mL, viên nén Claritin - D (10mg loratadin + 240mg pseudoephedrin sulphat). 1. Tác dụng Làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi và viêm kết mạc dị ứng do giải phóng histamin. Còn có tác dụng chống ngứa và nổi mày đay. Không có tác dụng bảo vệ hoặc trợ giúp với trường hợp giải phóng histamin nặng như choáng phản vệ. Thuốc không có tác dụng an thần, ít có tác dụng phụ trên thần kinh trung ương so với các thuốc kháng H 1 thế hệ II khác. Loratadin dùng ngày một lần, là thuốc được lựa chọn đầu tiên để điều trị viêm mũi dị ứng và mày đay dị ứng. 2. Tác dụng không mong muốn Khi dùng với liều lớn hơn 10mg hàng ngày có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn như: đau đầu, khô miệng, chóng mặt, khô mũi, hắt hơi, viêm kết mạc.. 3. Chỉ định Viêm mũi dị ứng. Viêm kết mạc dị ứng Ngứa và mày đay có liên quan đến histamin 4. Chống chỉ định Quá mẫn với thuốc 5. Thận trọng - Suy gan - Khi dùng loratadin có nguy cơ khô miệng, đặc biệt ở người cao tuổi, và tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng loratadin. Với phụ nữ có thai, chỉ dùng loratadin khi cần thiết, với liều thấp và trong thời gian ngắn. Loratadin và 127
  5. chất chuyển hóa của nó tiết vào sữa mẹ, vì vậy phụ nữ đang cho con bú nếu cần dùng thuốc nên dùng liều thấp và trong thời gian ngắn. 6. Liều dùng, cách dùng - Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 10mg/24 giờ - Trẻ em từ 2-12 tuổi. Trọng lượng cơ thể > 30kg: 10ml (1mg/ml) siro loratadin/24 giờ. Trọng lượng cơ thể < 30kg: 5ml (1mg/ml) siro loratadin/24 giờ - An toàn và hiệu quả khi dùng loratadin cho trẻ em dưới 12 tuổi chưa được xác định. - Người bị suy gan hoặc suy thận nặng: Dùng liều ban đầu 10mg (viên nén hoặc siro) cứ 2 ngày dùng một lần. CETIRIZIN Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 5 mg, 10 mg; dung dịch 1 mg/1 ml 1. Chỉ định: Các thể viêm mũi dị ứng; mày đay; phù Quincke. 2. Chống chỉ định: Dị ứng với cetirizin; phụ nữ có thai và cho con bú. 3.Tác dụng không mong muốn: Thường gặp: Ngủ gà, mệt, khô miệng, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn. ít gặp: Chán hoặc thèm ăn, bí tiểu, tăng tiết nước bọt. Hiếm gặp: Thiếu máu tan máu, giảm tiểu cầu, hạ huyết áp; sốc phản vệ; viêm gan ứ mật; viêm cầu thận. 4. Thận trọng: Tránh dùng thuốc cùng với rượu và các thuốc ức chế thần kinh trung ương. 5. Liều lượng và cách dùng Viên nén: Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi uống 1 viên 10 mg/ngày hoặc uống 5 mg/lần, 2 lần/ngày. Dung dịch: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 10 ml (10 mg) 1 lần/ngày hoặc uống 5 mg/lần x 2 lần/ngày. ở người suy thận, giảm nửa liều. 6. Quá liều và xử trí Triệu chứng: Gây ngủ gà ở người lớn, trẻ em có thể bị kích động. Xử trí: Cần gây nôn và rửa dạ dày. Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu. 7. Độ ổn định và bảo quản: Bảo quản trong bao bì kín, ở nhiệt độ 15 - 30 oC. ALIMEMAZIN Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 5 mg, 10 mg. Siro: 7,5 mg/5 ml, 30 mg/5 ml (siro mạnh). Thuốc tiêm 25 mg/5 ml. 1. Chỉ định: Dị ứng đường hô hấp (viêm mũi dị ứng, hắt hơi, sổ mũi) và dị ứng ngoài da (mày đay, phù Quincke, mẩn ngứa); nôn thường xuyên ở trẻ em; mất ngủ ở người lớn và trẻ em. Trạng thái sảng rượu cấp (do cai rượu). Tiền mê trước phẫu thuật. 2. Chống chỉ định: Suy gan; suy thận; động kinh; bệnh Parkinson, thiểu năng tuyến giáp; phì đại tuyến tiền liệt; u tế bào ưa crôm, bệnh nhược cơ; người mẫn cảm với phenothiazin hoặc có tiền sử mắc bệnh glôcôm góc hẹp; các trường hợp quá liều do barbiturat, opiat và rượu; giảm bạch cầu; thời kỳ mang thai; trẻ em dưới 2 tuổi. 3. Liều lượng và cách dùng 128
  6. Chữa mày đay, mẩn ngứa, viêm mũi dị ứng: Người lớn: 10 mg/lần, 2 - 3 lần một ngày, có thể tới liều tối đa 100 mg một ngày trong những trường hợp nặng. Người cao tuổi: 10 mg/lần, ngày 1 - 2 lần. Trẻ em trên 2 tuổi: 2,5 - 5 mg/lần, ngày 3 - 4 lần Gây ngủ: Người lớn: 5 - 20 mg, uống trước khi đi ngủ. Trẻ em: 0,25 - 0,5 mg/kg thể trọng/ngày, trước khi đi ngủ. Tiền mê: Người lớn: Tiêm bắp hay tĩnh mạch 25 - 50 mg, 1 - 2 giờ trước khi phẫu thuật. Trẻ em 2 - 7 tuổi: Uống tối đa 2 mg/kg trước khi phẫu thuật 1 - 2 giờ. Dùng trong trạng thái kích động (sảng rượu cấp do cai rượu): Người lớn uống hoặc tiêm bắp hay tĩnh mạch 50 - 200 mg/ngày. Chống ho: Người lớn 5 - 40 mg/ngày, chia nhiều lần. Trẻ em: 0,5 mg/kg/ngày, chia nhiều lần. 4. Quá liều và xử trí Triệu chứng: Buồn ngủ, mất ý thức, hạ huyết áp, tăng nhịp tim, hạ thân nhiệt, các phản ứng ngoại tháp trầm trọng có thể xảy ra. Xử trí: Rửa dạ dày. Có thể dùng than hoạt. Truyền dịch ấm, trường hợp nặng phải thở máy, điều chỉnh nhịp tim. Co giật cần điều trị bằng diazepam tiêm tĩnh mạch. LƯỢNG GIÁ Trả lời ngắn các câu sau bằng cách điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (....) 1. Hai tác dụng phụ của thuốc Histamin là: A................................ B................................ 2. Hai tác dụng của Clophenamin là: A................................. B.................................. 3. Histamin có hoạt tính sinh học.................(A) và phạm vi hoạt động rất..................(B) 4. Histamin có hoạt tính.........................(A) và phạm vi................................(B) Phân biệt đúng/sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và chữ B (cho câu sai) 5. Tác dụng không mong muốn của Promethazin hydroclorid là gây nhức đầu, tăng huyết áp, xơ cứng mạch A-B 6. Tác dụng của Dimedrol là chống dị ứng, an thần, gây ngủ A-B 7. Clophenamin có tác dụng chống dị ứng mạnh hơn Promethazin A-B 8. Histalong là thuốc chống dị ứng có tác dụng kéo dài A-B Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau bằng cách đánh dấu vào đầu giải pháp mà bạn lựa chọn 9. Tác dụng không mong muốn của Promethazin hydroclorid là: A. Khô miệng B. Chóng mặt C. Hạ huyết áp thế đứng (khi tiêm) D. Gây ngủ gà E. Tất cả đều đúng 10. Chỉ định dùng Dimedrol trong các trường hợp A. Dị ứng do mọi nguyên nhân 129
  7. B. Say tàu xe C. Nôn mửa do thai nghén 11. Cách dùng Clorphenamin là: A. Uống, tiêm dưới da, tiêm bắp B. Tiêm bắp, tiêm dưới da C. Uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch D. Uống, tiêm dưới da, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch E. Tất cả các câu trên đều sai 12. Chống chỉ định của Clorphenamin là: A. Tiêm tĩnh mạch B. Tiêm bắp C. Người đang điều khiển máy móc, các phương tiện giao thông D. Phối hợp với thuốc đau dạ dày E. Người bị bệnh gan, thận Trả lời các câu hỏi sau 1. Trình bày cơ chế tác dụng của nước và nguyên tắc chung trong sử dụng thuốc chống dị ứng tổng hợp? 2. Trình bày tác dụng chính, phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và bảo quản các thuốc chống dị ứng tổng hợp đã học? 130
  8. Bài 12 VITAMIN, KHOÁNG CHẤT MỤC TIÊU 1. Trình bày được đại cương về Vitamin. 2. Trình bày được nguồn gốc, tác dụng, cách dùng một số Vitamin thông thường. NỘI DUNG 1. Đại cương: 1.1. Đặc điểm và vai trò của Vitamin: Vitamin còn gọi là sinh tố, là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không tự tổng hợp được (một số Vitamin có thể được vi khuẩn ruột tổng hợp với một lượng nhỏ). Do vậy phần lớn Vitamin phải đưa từ ngoài vào bằng đường ăn uống. Nhu cầu hàng ngày của cơ thể đối với Vitamin chỉ một lượng nhỏ nhưng nó đóng vai trò hết sức quan trọng, là những chất xúc tác không thể thiếu được cho chuyển hoá các chất trong cơ thể. Nếu thiếu Vitamin sẽ gây rối loạn trầm trọng, sinh bệnh và thiếu kéo dài có thể chết. Bảng 12.1. Liều khuyến cáo bổ sung vitamin và chất khoáng hàng ngày (US-RDA) Trên 4 Vitamin và chất Từ 1-4 Có thai và ĐV Dưới 1 tuổi tuổi và khoáng tuổi cho con bú người lớn Vitamin A IU 1.500 2.500 5.000 8.000 Vitamin D IU 400 400 400 400 Vitamin E IU 5 10 30 30 Vitamin C mg 35 40 60 60 Vitamin B1 mg 0.5 0,7 1,5 1,7 Vitamin B2 mg 0.6 0,8 1,7 2 Vitamin B3 (PP) mg 8 9 20 20 Vitamin B6 mg 0.4 0,7 2 2,5 Vitamin B12 mg 2.0 3 6 8 A.folic (B9) mg 0.1 0,2 0,4 0,8 Biotin (B8) mg 0.5 0,15 0,3 0,3 A.pantotenic (B5) mg 3 5 10 10 Calci (Ca) mg 600 800 1.000 1.300 Sắt (Fe) mg 15 10 18 18 Phosphor (P) mg 500 800 1.000 1.300 Iod (I) g 45 70 150 150 131
  9. Magnesi (Mg) mg 70 200 400 450 Kẽm (Zn) mg 5 8 15 15 Đồng (Cu) mg 0,6 1 2 2 Số lượng ghi trong bảng thỏa mãn nhu cầu mọi đối tượng ở các nhóm tuổi tương ứng theo tiêu chuẩn của Mỹ (UI) viết tắt là US - RDA (US - Recommended Daily Allowancges). Thực ra nhu cầu hàng ngày cần đưa vào theo thức ăn (Recommanded Dietary Allowances) thấp hơn lượng có trong bảng nhưng sự chênh lệch giữa việc bước dưới dạng thuốc so với yêu cầu bổ sung từ thực phẩm chỉ gặp với hai vitamin: Vitamin A: nhu cầu bổ sung dưới dạng thuốc là 5.000 UI còn bổ sung theo thực phẩm chỉ 3.300 (UI). Vitamin B12 nhu cầu bổ sung dưới dạng thuốc là 6g, còn bổ sung theo thực phẩm chỉ 2g. Còn với các vitamin khác hai mức này không khác nhau. Lượng ghi trong bảng 12.1 được coi là tiêu chuẩn để bổ sung khi thiếu vitamin và chất khoáng và được các nhà bào chế dùng làm cơ sở để sản xuất các chế phẩm multivitamin. Trong số các vitamin, vitamin K ít gặp trong các chế phẩm hỗn hợp vì thực tế lượng vitamin K cần cho nhu cầu hàng ngày có thể bảo đảm nhờ hệ vi khuẩn đường ruột. Bổ sung vitamin này chỉ cần thiết đối với trẻ sơ sinh vì ở đối tượng này hệ vi khuẩn đường ruột chưa phát triển đầy đủ hoặc với bệnh nhân sử dụng kéo dài kháng sinh đường uống nên hệ vi khuẩn đường ruột bị huỷ hoại. Do vitamin D được dự trữ trong gan nên việc bổ sung cũng đơn giản: dùng 1 liều 0,5-1mg qua đường tiêm bắp. Việc cho thêm vitamin này vào chế phẩm multivitamin không có lợi do nguy cơ gây tăng đông máu ở bệnh nhân có bệnh tim - mạch. Với các nguyên tố vi lượng là khoáng chất, có một số không có trong bảng như: Mangan, fluor, crom, molypden bởi vì thực chất rất ít khi bị thiếu; do đó với những chất này, người ta chỉ công bố những số liệu về phạm vi an toàn cho phép để tránh đưa thừa (bảng 12.2). Bảng 12.2. Phạm vi an toàn cho phép đối với một số chất khoáng (Liều hàng ngày). Tuổi Mangan Fluor Crom Molypden (năm) (mg) (mg) (g) (g)
  10. > 11 2-5 1.5 - 2.5 50 - 200 75 - 250 Với fluor, các chế phẩm multivitamin ít bổ sung chất này vì nó được bổ sung vào nguồn nước sinh hoạt căn cứ vào mức độ thiếu của từng vùng, nồng độ thích hợp trong nước từ 0,3 đến 0,7 ppm hoặc thêm vào thuốc đánh răng. 1.2. THIẾU VITAMIN VÀ CHẤT KHOÁNG Nguyên nhân thiếu Các vitamin và chất khoáng luôn có sẵn trong ngũ cốc và thực phẩm (gạo, mì, thịt, cá, trứng, sữa, rau, quả…) vì vậy đối với những người không có quá trình rối loạn hấp thu ở đường tiêu hóa (ỉa chảy, tắc mật, viêm tụy, loét dạ dày - tá tràng…) và không ăn kiêng, có chế độ ăn cân đối với thực phẩm đảm bảo chất lượng thì không bao giờ thiếu và không cần bổ sung. Thiếu các chất này có thể do những nguyên nhân sau: + Do cung cấp thiếu Các nguyên nhân liên quan đến viện đưa không đủ vitamin và chất khoáng vào cơ thể bao gồm: - Chất lượng thực phẩm không bảo đảm: + Ngũ cốc để lâu ngày sẽ bị mốc sẽ giảm lượng các vitamin nhóm B có trong lớp vỏ áo của hạt (gạo, mì…). Rau quả úa, héo hoặc bảo quản lạnh lâu ngày làm giảm lượng vitamin C. + Khâu chế biến không đúng cũng có thể làm giảm lượng vitamin mặc dù chất lượng thực phẩm ban đầu tốt. Ví dụ: Các vitamin nhóm B và C đều dễ hỏng trong môi trường kiềm, khi tiếp xúc với kim loại, nhiệt độ cao hoặc các chất oxy hóa. Nói chung, các vitamin tan trong nước dễ bị hỏng hơn các vitamin tan trong dầu và không có dự trữ trong cơ thể nên dễ gặp hiện tượng thiếu hơn. - Do chất đất và nguồn nước ở từng địa phương: Vùng núi đá vôi gây thừa calci nhưng lại thiếu iod do chất này bị cản trở hấp thu khi đưa cùng calci. Chất đá và nước ở một số vùng có hàm lượng iod hoặc fluor thấp gây bệnh bướu cổ địa phương, hỏng răng… - Do ăn kiêng: Ăn kiêng do tập tục tôn giáo gây thiếu một số vi chất có nguồn gốc từ thực phẩm động vật như vitamin B12, vitamin D, sắt… còn ăn kiêng để giảm cân thì thiếu gần như toàn bộ vi chất vì chế độ dinh dưỡng nghèo nàn. - Nghiện rượu: Người nghiện rượu có bữa ăn thiếu cả về chất và lượng; thêm vào đó, ethanol từ rượu dùng kéo dài gây tổn thương hại đường tiêu hóa, giảm khả năng hấp thu các vitamin nhóm B. Nghiện rượu gây xơ gan dẫn đến giảm khả năng dự trữ vitamin của gan, gây tắc mật làm giảm hấp thu vitamin tan trong dầu, thiếu albumin làm giảm hấp thu vitamin A. 133
  11. + Do rối loạn hấp thu - Suy dinh dưỡng, ỉa chảy kéo dài, nghiện rượu, tắc mật… đều làm giảm hấp thu các chất, trong đó có vi chất dinh dưỡng. - Ở người cao tuổi, sự thiếu vi chất là do sự giảm chức năng của hệ tiêu hóa: giảm sự tiết dịch vị, dịch mật, dịch tụy… và sự hoạt động kém hiệu quả của các cơ chế hấp thu tích cực qua niêm mạc ruột. Thêm vào đó, do nhu động ruột yếu, hay bị táo bón nên các bệnh nhân cao tuổi thường dùng thuốc nhuận tràng kéo dài cũng là một nguyên nhân cản trở hấp thu các chất. - Rối loạn hấp thu có thể do một số bệnh đường tiêu hóa như viêm tuỵ, tắc mật, loét dạ dày - tá tràng… + Do nhu cầu cơ thể tăng nhưng cung cấp không đủ Phụ nữ có thai, cho con bú, thiếu niên tuổi dậy thì hoặc bệnh nhân sau ốm dậy, sau mổ, nhiễm khuẩn kéo dài… đều có nhu cầu về vi chất dinh dưỡng tăng hơn bình thường. Những trường hợp này nếu được bổ sung tốt bằng chế độ ăn uống thì không cần dùng thêm vitamin dạng thuốc. Uống hoặc tiêm vitamin chỉ cần khi không ăn được do rối loạn tiêu hóa hoặc ăn không đủ (do mệt mỏi, chán ăn…). + Các nguyên nhân gây thiếu đặc biệt khác . Bệnh nhân được nuôi dưỡng nhân tạo hoàn toàn theo đường tiêm (TPN) Vì các chất dinh dưỡng chỉ đơn thuần là hợp phần cung cấp protein, glucid, lipid, lại có độ tinh khiết cao đòi hỏi của đường đưa thuốc nên không hề có vitamin và chất khoáng; trong trường hợp này phải đưa hỗn hợp cả vitamin và chất khoáng thì các chất đưa vào mới chuyển hóa được. . Bệnh nhân có khuyết tật di truyền. Ví dụ các trường hợp sau: + Còi xương do thiếu men -hydroxylase ở thận. Trường hợp này hiếm gặp nhưng nếu gặp thì rất khác điều trị và phải dùng vitamin liều rất cao. + Bệnh thiếu hụt yếu tố nội (để hấp thu B12) do di truyền dẫn đến những thoái triển ở hệ thần kinh phối hợp với thiếu máu, bệnh gặp ở trẻ nhỏ một vài tháng sau khi sinh. Trường hợp này phải dùng B12 đường tiêm để điều trị. . Trẻ sơ sinh, đặc biệt là sơ sinh thiếu tháng hay thiếu vitamin K. Do đó để tránh nguy cơ xuất huyết não, người ta tiêm vtk K1 cho các cháu mới lọt lòng. . Thiếu do tương tác thuốc: - Các chất làm giảm hấp thu vitamin: thuốc kháng folat (sulfamid, methotrexat…) làm giảm hấp thu vitamin nhóm B do cản trở cơ chế vận chuyển tích cực qua niêm mạc ruột; thuốc nhuận tràng dạng dầu khoáng (dầu parafin), thuốc giảm tan dạ dày (antacid) cản trở hấp thu các vitamin A. 134
  12. - Do sự cạnh tranh khi hấp thu. Điều này xảy ra do lạm dụng các dạng thuốc này ở liều cao, như các trường hợp sau: + Liều cao vitamin E dẫn đến sự cạn kiệt dự trữ vitamin A hoặc giảm hấp thu vitamin. + Thừa Molybden gây tăng đào thải đồng (Cu), thừa kẽm (Zn) cản trở hấp thu và sử dụng Cu và Fe. Xử trí khi thiếu vitamin và chất khoáng Phát hiện nguyên nhân gây thiếu và loại bỏ nó là việc phải làm đầu tiên Ví dụ: - Nếu thiếu do rối loạn hấp thu thì phải điều trị các bệnh liên quan (ỉa chảy, suy gan, tắc mật…). - Thiếu do cung cấp không đủ cho nhu cầu thì phải tăng cường thêm khẩu phần ăn hoặc sử dụng thêm vitamin và chất khoáng khi thiếu trầm trọng hoặc trong trường hợp chưa có điều kiện sửa đổi lại chế độ ăn, thí dụ bệnh nhân thiếu vitamin A, thiếu sắt ở bệnh nhân nghèo, những người mà hợp phần dinh dưỡng chủ yếu là ngũ cốc và rau. Trường hợp thiếu iod ở một số địa phương do đặc điểm địa lý cũng phải bù iod theo dạng muối trộn iod. Tất cả các yếu tố gây thiếu vitamin và chất khoáng đã nêu trên gây ra loạn chuyển hóa các chất. Thường thì ít có hiện tượng thiếu đơn độc một chất trừ nguyên nhân thiếu do khuyết tật di truyền hoặc do tương tác thuốc, vì vậy việc bổ sung vitamin dưới dạng hỗn hợp có hiệu quả hơn dùng các chất đơn lẻ. Tỷ lệ phối hợp của các công thức khác nhau nên khi lựa chọn phải căn cứ vào nguyên nhân gây thiếu để bổ sung cho phù hợp (xem mục 4. Lựa chọn chế phẩm). 1.3. THỪA VITAMIN VÀ CHẤT KHOÁNG Nguyên nhân gây thừa và hậu quả … + Thừa do chế độ ăn - Có một số tài liệu mô tả hiện tượng thừa vitamin A, thậm chí cả ngộ độc của thổ dân phương bắc (gần Bắc cực) do ăn gan gấu trắng. - Thừa beta-caroten do ăn kéo dài những thực phẩm giàu chất này thể hiện bằng hiện tượng nhuộm vàng da, nhờ đó những trường hợp này ít nguy hiểm vì người sử dụng tự động bỏ thức ăn đó. Nói chung, thừa vitamin do ăn uống ít gặp vì cơ thể có cơ chế tự điều chỉnh trong quá trình hấp thu qua đường tiêu hóa. + Thừa do lạm dụng vitamin và chất khoáng dưới dạng thuốc Đây là nguyên nhân hàng đầu hay gặp nhất. Cần nhắc lại rằng những người khỏe mạnh, không có rối loạn hấp thu và ăn với chế độ ăn đủ các chất thì không bao giờ phải dùng tiêm vitamin hoặc chất khoáng dưới dạng thuốc. Nếu những đối tượng này thường 135
  13. xuyên uống vitamin, đặc biệt là vitamin tan trong dầu (A, D) thì dễ gặp các rối loạn do thừa vitamin. . Một số nguyên nhân dẫn đến thừa vitamin: - Trẻ dưới 1 năm tuổi được cho ăn bằng các hỗn hợp thay thế sữa mẹ có bổ sung vitamin D ở liều không thích hợp với lứa tuổi có thể bị thừa vitamin này. Việc bổ sung thường xuyên vitamin với liều > 400IU/ngày cho trẻ dưới 1 năm khỏe mạnh là việc làm nguy hiểm vì dẫn đến tăng mức Ca/máu, thậm chí còn có thể gây suy thận và tử vong. - Trẻ em dưới 4 tuổi thường xuyên uống vitamin A có hàm lượng  5.000IU/ngày có thể bị ngộ độc mạn tính với triệu chứng đau xương, ban đỏ, viêm da, tróc vảy, viêm miệng… Nếu dùng liều vitamin A  100.000 IU/ngày có thể gây phồng thóp, co giật, tăng áp lực sọ não ở trẻ nhỏ. - Phụ nữ có thai dùng kéo dài vitamin A > 5.000 IU/ngày trong khi vẫn ăn uống đầy đủ và hấp thu tốt sẽ có nguy cơ thừa vitamin A, gây quái thai. - Vitamin C tuy thuộc nhóm tan trong nước nhưng khi dùng thường xuyên, đặc biệt là liều cao cũng gây không ít tai biến: ỉa chảy, loét đường tiêu hóa, viêm đường tiết niệu, và đặc biệt là sỏi thận (tỷ lệ gặp cao ở bệnh nhân có tiền sử bệnh này). Dạng tiêm tĩnh mạch gây giảm sức bền hồng cầu, rút ngắn thời gian đông máu. - Các chế phẩm vitamin B (hỗn hợp 3B) liều cao gây thừa vitamin B6 với các biểu hiện rối loạn thần kinh cảm giác, thừa vitamin B12 với triệu chứng thừa coban (Co) gây tăng sản tuyến giáp, bệnh cơ tim và tăng hồng cầu quá mức. . Một số nguyên nhân dẫn đến thừa nguyên tố vi lượng: - Thừa sắt (Fe): Ngộ độc sắt ở trẻ em dưới 5 tuổi khá phổ biến do uống quá liều, hậu quả dẫn đến tử vong. - Thừa Iod (I2): sử dụng trên 6mg/ngày sẽ gây ức chế hoạt động của tuyến giáp, gây nhược tăng giáp. Nếu người mẹ mang thai bổ sung Iod không hợp lý, gây thừa Iod thì hậu quả sẽ xẩy ra với thai nhi: nhược năng giáp ở trẻ sơ sinh, sinh ra trẻ đần độn như khi thiếu nguyên tố này hoặc gây phì đại tuyến giáp bẩm sinh. - Việc đưa một vi chất nào đó cũng gây ra sự thiếu một vi chất khác theo cơ chế cạnh tranh. - Sự thừa các nguyên tố vi lượng gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với thừa vitamin vì chúng có phạm vi điều trị hẹp. Các biện pháp tránh thừa vitamin và chất khoáng Vì hiện tượng thừa đa phần do sử dụng các chất này dưới dạng thuốc không hợp lý, do đó những kiến thức về sử dụng nhóm thuốc này sẽ góp phần nâng cao tính an toàn trong điều trị. 136
  14. - Thận trọng khi sử dụng các chế phẩm có hàm lượng > 5 lần US - RDA. Trong trường hợp cần đưa khi thực sự có hiện tượng thiếu một chất nào đó thì tốt nhất nên dùng dạng đơn lẻ để tránh hiện tượng thừa các vitamin tan trong dầu. - Khi dùng thuốc ở dạng hỗn hợp vitamin và chất khoáng phải phân biệt các công thức dành cho trẻ dưới 1 tuổi, cho trẻ dưới 4 tuổi và cho người lớn. Công thức dành cho người lớn thường được tính cho lứa tuổi từ 11 tuổi trở lên. - Trong nuôi dươỡng nhân tạo hoàn toàn ngoài đường tiêu hóa (TPN), việc bổ sung vitamin là bắt buộc để duy trì khả năng chuyển hóa các chất nhưng liều lượng chất cần được phải tính toán dựa trên tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân. Có thể dùng những ống hỗn hợp vitamin và chất khoáng đóng sẵn hoặc lấy riêng lẻ từng chất rồi phối hợp theo tỷ lệ mong muốn. Các công thức tính toán được trình bày trong phần "Nuôi dưỡng nhân tạo" trong chương trình cao học. - Bệnh nhân thẩm tích máu chỉ nên bổ sung hỗn hợp vitamin tan trong nước vì trong trường hợp này vitamin tan trong dầu không bị mất trong quá trình thẩm tích. - Đường đưa thuốc ưu tiên trong mọi trường hợp là đường uống vì tránh được nguy cơ thừa nhờ quá trình tự điều chỉnh khi hấp thu của ống tiêu hóa thông qua chất mang (carrier). Đường tiêm chỉ dùng trong trường hợp cơ chế hấp thu qua ống tiêu hóa bị tổn thương (nôn nhiều, ỉa chảy…) hoặc khi cần bổ sung gấp vi chất, trong nuôi dưỡng nhân tạo ngoài đường tiêu hóa (TPN). 2. LỰA CHỌN CÁC CHẾ PHẨM Các chế phẩm chứa vitamin Các chế phẩm chứa vitamin có thành phần và hàm lượng rất đa dạng nhưng tạm thời có thể phân làm 2 loại sau: Các loại vitamin đơn lẻ Ưu điểm của loại này là giá rẻ và phù hợp với trường hợp chỉ thiếu một loại vitamin nào đó. Ví dụ: với các loại vitamin dễ hỏng do chế biến hoặc bảo quản thực phẩm như vitamin B1, B6, C; hoặc thiếu do khuyết tật di truyền gây thiếu vitamin D, vitamin B12… (xem phụ lục về đặc tính các vitamin). Loại đơn lẻ còn phục vụ cho mục đích điều trị với tác dụng đặc hiệu có thể không liên quan đến công dụng của vitamin. Ví dụ: vitamin PP dưới dạng acid nicotinic liều cao để giảm lipid máu, vitamin B12 dưới dạng hydroxocobalamin dùng trong giải độc cyanur… Trên thị trường có nhiều dạng vitamin đơn lẻ có hàm lượng cao hơn nhu cầu hàng ngày (RDA). Sử dụng các dạng vitamin đơn lẻ thường rẻ tiền hơn dùng các chế phẩm phối hợp nhưng chỉ có hiệu quả khi biết chắc chắn chỉ thiếu nguyên tố đó. Cũng có những trường hợp sử dụng vitamin hoàn toàn với mục đích khác, ví dụ: vitamin B12 dưới dạng 137
  15. hydroxocobalamin với liều rất cao (0,1g/kg, tiêm tĩnh mạch) được dùng để giải độc cyanua (điều trị phối hợp). Các loại vitamin phối hợp . Có rất nhiều kiểu phối hợp - Phối hợp đầy đủ các thành phần như bảng 12.1. - Phối hợp chỉ các loại vitamin tan trong dầu - Phối hợp chỉ các loại vitamin tan trong nước . Hàm lượng của mỗi chất trong công thức cũng rất khác nhau: - Hàm lượng theo tiêu chuẩn bảng 12.1 - Hàm lượng cao gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm hoặc hàng nghìn lần so với tiêu chuẩn ở bảng 1. . Mục đích phối hợp cũng rất khác nhau: - Đa phần là để bù vitamin khi thiếu trầm trọng. - Tuy nhiên cũng có nhiều kiểu phối hợp hoàn toàn để điều trị với mục đích không liên quan đến tác dụng trên chuyển hóa. Ví dụ: hỗn hợp 3B (B1 + B6 + B12) hàm lượng cao còn dùng để giảm đau trong các trường hợp đau có liên quan đến tổn thương dây thần kinh, hỗn hợp các vitamin có tác dụng chống gốc tự do (antioxidant) như A + E + C dùng với tác dụng chống lão hóa. - Các loại hàm lượng cao đặc biệt nguy hiểm khi dùng kéo dài do khả năng tích luỹ hoặc do tác dụng phụ. 3. Các Vitamin thường dùng: 3.1. Nhóm Vitamin tan trong nước: 3.1.1. Vitamin B1: - Dạng thuốc: + Viên nén 0,01g và 0,1g. + Ống tiêm 1ml: 0,025g. - Nguồn gốc: Vitamin B1 có nhiều trong men bia, cám, đậu tương, có lượng ít hơn trong sữa, gan, thận, thịt, lòng đỏ trứng……..Hiện nay người ta đã tổng hợp. - Tác dụng: + Vitamin B1 tham gia vào quá trình chuyển hoá Acid Amin, Glucid. + Tham gia dẫn truyền xung tác thần kinh. Thiếu Vitamin B1 gây bệnh tê phù (hay còn gọi là bệnh Beri – Beri) biểu hiện là: mệt mỏi, kém ăn, giảm trí nhớ, đau dây thần kinh, giảm trương lực cơ, có thể suy tim. - Nhu cầu: 2 – 3mg/ngày. - Tác dụng không mong muốn: + Uống không có tai biến. + Tiêm bắp có thể gây phát ban, nhức đầu, rối loạn tiêu hoá, khó thở, truỵ mạch có thể sốc. 138
  16. + Tiêm tĩnh mạch có thể gây sốc nặng dẫn đến tử vong. - Chỉ định: + Điều trị bệnh tê phù. + Đau dây thần kinh, nhiễm độc thần kinh do rượu. + Chống mệt mỏi, kém ăn. + Rối loạn tiêu hoá. + Có thai, cho con bú. - Liều dùng: Trung bình người lớn uống 0,04 – 0,1g/ngày, chia 2 lần. Tiêm bắp 1 – 2 ống/ngày. Liều cao 0,1 – 1g/ngày để điều trị đau và viêm dây thần kinh, đau khớp, đau lưng, đau mình mẩy. Chú ý: không tiêm Vitamin B1 vào tĩnh mạch. 3.1.2. Vitamin B2 (Riboflavin): - Dạng thuốc: viên 1 – 2,5 – 10mg. - Nguồn gốc: có nhiều trong ngũ cốc, rau quả xanh, men bia, bơ sữa, gan, lòng đỏ trứng. - Tác dụng: Vitamin B2 tham gia vào quá trình chuyển hoá các chất như: Lipid, Protid…….giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển hoá chức phận thị giác. - Thiếu Vitamin B2 sẽ gây tổn thương da, niêm mạc (viêm lưỡi, viêm miệng, viêm da, nứt và loét ở kẽ mắt, vành tai……), rối loạn về mắt (viêm kết mạc, rối loạn nhìn lúc chiều tối, viêm giác mạc đỏ………). Suy nhược (nhức đầu, chậm lớn, sút cân, rụng tóc, móng tay, móng chân dễ gẫy……….). - Nhu cầu: 2mg/ngày. - Chỉ định: + Thiếu Vitamin B2. + Rối loạn thị giác, trẻ em chậm lớn, viêm loét da, niêm mạc, thiếu máu. - Liều dùng: uống 5 – 10mg/24 giờ, chia 2 lần. 3.1.3. Vitamin B6 (Pyridoxin): - Dạng thuốc: + Viên nén: 0,02 – 0,025g. + Ống tiêm 1ml: 0,025g. - Nguồn gốc: Vitamin B6 có nhiều trong thịt, gan, sữa, lòng đỏ trưntgs, men bia, rau……bị mất tác dụng khi nấu thức ăn ở nhiệt độ quá cao. - Tác dụng: Vitamin B6 tham gia vào quá trình chuyển hoá các chất Glucid, Lipid, Protid, ảnh hưởng đến sự tạo hồng cầu. Có thể gặp thiếu Vitamin B6 ở người bị suy dinh dưỡng nặng, hoặc dùng một số thuốc như INH, Cycloserin….. Thiếu Vitamin B6 thường ngứa, viêm da, viêm lưỡi, suy nhược thần kinh, rối loạn chuyển hoá Acid Amin. - Nhu cầu: 1,5 – 2mg/ngày. - Tác dụng không mong muốn: có thể gặp sốc khi tiêm. 139
  17. - Chỉ định: Viêm dây thần kinh, chứng múa giật, co giật ở trẻ em, suy nhược cơ thể, nôn oẹ (do thai nghén, đi tàu xe) phòng và điều trị các rối loạn thần kinh do INH……….. - Liều dùng: uống, tiêm bắp hay tiêm dưới da 50 – 100mg/ngày, chia 2 lần. Dùng 1 – 3 tháng tuỳ từng trường hợp. 3.1.4. Vitamin C (Acid Ascorbic): - Dạng thuốc: + Viên nén hay bọc đường 50 – 100 – 200 – 500mg. + Viên sủi bọt 1g. + Ống tiêm; 100 – 500mg. - Nguồn gốc: Vitamin C có nhiều trong rau quả đặc biệt là rau quả tươi như cam, quýt, chanh, bưởi, cà chua, rau cải………Ngày nay đã tổng hợp. - Tác dụng: + Tăng sức bền thành mạch. + Giúp cho sự hấp thu sắt. + Tăng sức đề kháng của cơ thể với nhiễm trùng, nhiễm độc, Stress. + Giảm phản ứng dị ứng. Tham gia trung hoà các chất có hại cho cơ thể. Thiếu Vitamin C gây bệnh Scorbut (viêm lợi, chảy máu răng lợi, chảy máu dưới màng xương, dưới da…….). Có thể tử cong do chảy máu ồ ạt hoặc do thiếu mục cục bộ cơ tim. - Tác dụng không mong muốn: Vitamin C ít tích luỹ do được thải trừ qua nước tiểu nhưng nếu dùng liều cao trên 1g/ngày trong nhiều ngày gây viêm loét dạ dày – ruột (nếu dùng theo đường ăn uống), viêm loét bàng quang, đường dẫn niệu do thuốc kích thích trực tiếp niêm mạc. Liều trên 2g/ngày có thể gây mất ngủ, kích động, tạo sỏi Oxalat ở thận, tăng huyết áp. Tiêm tĩnh mạch có thể gây sốc phản vệ. - Nhu cầu: 50 – 100mg/ngày. - Chỉ định: + Phòng và chữab ệnh Scorbut, chảy máu do thiếu Vitamin C. + Tăng sức đề kháng cơ thể với nhiễm độc, nhiễm khuẩn. + Mệt mỏi, thai nghén. + Thiếu máu. + Dị ứng. + Nghiện rượu, nghiện thuốc lá. - Liều dùng: + Uống 0,2 – 0,5g/ngày chia nhiều lần. + Tiêm bắp 0,1 – 0,5g/ngày. - Chú ý: Không nên dùng quá 1g/24 giờ. Thận trọng khi tiêm tĩnh mạch. 3.1.5. Vitamin B12 (Hydroxo Cobalamin, Cyanocobalamin): - Dạng thuốc: ống tiêm 100 – 200 – 500 – 1000mcg. 140
  18. - Nguồn gốc: Vitamin B12 có nhiều trong thịt, cá, trứng, gan. Vi khuẩn ruột có thể tổng hợp được Vitamin B12. - Tác dụng: Vitamin B12 tham gia vào quá trình chuyển hoá trong cơ thể, tham gia tạo máu và tái tạo nhu mô gan. Thiếu Vitamin B12 gây thiếu máu ưu sắc hồng cầu to (thiếu máu ác tính Biermer), kèm theo một số rối loạn thần kinh. - Tác dụng không mong muốn: Dị ứng thuốc có thể dẫn đến tử vong. - Nhu cầu 1mcg/ngày. - Chỉ định: + Thiếu máu ưu sắc hồng cầu to. + Thiếu máu sau cắt bỏ dạ dày (do hấp thu Vitamin B12 kém). + Viêm nhiều dây thần kinh, đau dây thần kinh. + Dự phòng thiếu máu ở người cắt dạ dày, viêm ruột mãn. - Chống chỉ định: + Dị ứng thuốc. + Thiếu máu chưa rõ nguyên nhân. + Ung thư đang tiến triển. + Bệnh trứng cá. - Liều dùng: + Thiếu máu: tiêm bắp 100mcg/24 giờ. + Viêm dây thần kinh: tiêm bắp 500 – 1000mcg/lần. Cách 1 ngày dùng 1 lần. Chú ý: không tiêm tĩnh mạch. 3.2. Nhóm Vitamin tan trong dầu: 3.1.1. Vitamin A (Retinol): - Dạng thuốc: + Viên nang 5000 – 50.000đvqt. + Viên nén bọc 150.000đvqt. + Dịch treo uống 150.000đvqt/1ml = 30 giọt. + Ống tiêm 100.000 – 500.000đvqt. - Nguồn gốc: Vitamin A có nhiều trong gan, bơ, sữa, lòng đỏ trứng, tổng hợp. Chất tiền Vitamin A (Caroten) có nguồn gốc từ thực vật như: gấc, cà rốt, cà chua, đu đủ…….khi vào cơ thể nó được tạo thành Vitamin A. - Tác dụng: Vitamin A giúp cho cơ thể phát triển. Nó tham gia trong quá trình tạo da, niêm mạc, võng mạc, tham gia vào hoạt động của thị giác, tăng sức đề kháng cơ thể. Cùng Vitamin D tham gia tạo xương. Thiếu Vitamin A hay gặp tổn thương ở mắt (quáng gà, khô mắt, nhiễm khuẩn mắt, mù loà), tổn thương da (da khô, sừng hoá), ỉa chảy, chán ăn, chậm lớn. - Thừa Vitamin A: + Dùng liều 100.000đvqt/ngày, dùng liền 10 – 15 ngày có thể ngộ độc với các dấu hiệu: ngứa, da khô tróc vẩy, đau xương, lông, tóc, móng dễ gẫy, tăng áp lực nội sọ, chán ăn, buồn nôn…… + Người có thai dùng trên 10.000đvqt/ngày có thể gây quái thai. 141
  19. - Nhu cầu: 1,5 – 2,5mg/ngày. - Chỉ định: + Bệnh khô mắt, quáng gà. + Trẻ em chậm lớn. + Dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp. + Bệnh trứng cá. + Da, tóc, móng khô. + Làm mau lành vết thương, vết bỏng. - Liều dùng: + Uống: Người lớn 5000 – 10.000đvqt/ngày x 1 – 2 tuần. Trẻ em: 5000 – 10.000đvqt/ngày x 10 ngày. + Tiêm bắp sâu: Người lớn 6 tháng tiêm 1 ống 500.000đvqt. Trẻ em dưới 15 tuổi cứ 3 – 6 tháng tiêm 1 ống 100.000đvqt. 3.2.2. Vitamin D: Vitamin nhóm D gồm D1, D2, D3, D4, D5, D6, nhưng thông dụng là D2 (Ergo Calciferol) và D3 (Cholecalciferol). - Dạng thuốc: + Viên bọc đường 500đvqt. + Viên nang 500 và 1000đvqt. + Dung dịch dầu 1ml có 10.000đvqt. + Ống tiêm 1,5ml: 600.000đvqt. - Nguồn gốc: + Tự nhiên: Vitamin D3 chiết xuất từ dầu gan cá. + Tổng hợp: Vitamin D2. + Trong da cơ thể có chất 7 – Dehydro Cholesterol. Dưới ánh sáng mặt trời chất này chuyển thành Vitamin D3. Nếu được tiếp xúc đủ với ánh nắng thì lượng Vitamin D tạo ra từ da cũng đủ nhu cầu. - Tác dụng: + Giúp cho sự tái tạo xương do tăng quá trình hấp thu Calc ở ruột, tăng tái hấp thu Calci ở ống thận. + Làm ổn định mức Calci máu. Thiếu Vitamin D làm giảm Calci và Phospho trong máu. Nồng độ Calci trong máu giảm sẽ kích thích tuyến cận giáp trạng để huy động Calci từ xương vào máu dẫn đến hậu quả còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn. Thiếu lâu ngày gây chứng cường tuyến giáp trạng (do tuyến này bị kích thích liên tục khi nồng độ Calci trong máu thấp). - Thừa Vitamin D: Dùng liều cao, dài ngày (trẻ em dùng > 40.000đv/ngày trong nhiều ngày) gây tích luỹ Vitamin D. Triệu chứng là: tăng Calci máu (triệu chứng sớm nhất), mệt mỏi, kém ăn, nôn, đi lỏng, đái nhiều, khát, đái ra Protein, tính tình thay đổi có thể co giật (do tăng Calci máu). Nếu kéo dài sẽ gây suy thận. Cần phát hiện sớm nếu có dấu hiệu thừa Vitamin D, ngừng thuốc kịp thời có thể phục hồi trừ khi đã suy thận nặng. - Nhu cầu: 0,15 – 2,5mg/ngày (1mg = 40.000đvqt). - Chỉ định: 142
  20. + Phòng và điều trị còi xương ở trẻ em. + Chống co giật do suy tuyến cận giáp. + Điều trị chứng loãng xương, gẫy xương lâu liền ở người lớn. - Chống chỉ định: + Lao phổi đang tiến triển. + Tăng Calci máu. + Bệnh gan, thận cấp. + Mẫn cảm với Vitamin D. - Liều dùng: + Phòng còi xương (dùng cho trẻ em có nguy cơ thiếu Vitamin D). Uống dưới 400đvqt/ngày, uống vào bữa ăn. + Trị còi xương: uống 10.000 – 20.00đvqt/ngày, chia 3 lần, dùng 6 – 8 tuần. + Trị co giật do suy tuyến cận giáp trạng: uống hay tiêm bắp (dung dịch dầu) 50.000 – 200.000đvqt/24 giờ, tuần dùng 2 lần. + Điều trị chứng loãng xương: cứ 3 tháng tiêm 600.000đvqt. 3.2.3. Vitamin K: - Dạng thuốc: + Vitamin K1: . Viên bọc đường 10mg. . Ống tiêm 1ml: 0,05g. + Vitamin K3: . Viên nén 2 – 5 – 10mg. . Ống tiêm: 1ml có 5mg. - Nguồn gốc: cà chua, đỗ tương, cám, thịt, cá, lòng đỏ trứng……tổng hợp. - Tác dụng: Vitamin K có tác dụng cầm máu do tham gia vào quá trình tổng hợp Prothrombin (yếu tố đông máu ở gan). - Nhu cầu: 15mg/ngày. - Chỉ định: + Chảy máu do thiếu Prothrombin. + Chuẩn bị phẫu thuật gan, mật. + Thiếu Vitamin K do các nguyên nhân khác nhau. + Dự phòng xuất huyết não – màng não cho trẻ dưới 2 tháng tuổi. - Liều dùng: + Vitamin K1: . Uống 40 – 60mg/ngày. . Tiêm bắp 20 – 40mg/ngày. + Vitamin K3: . Tác dụng mạnh hơn Vitamin K1. . Uống, tiêm bắp 5 – 10mg/ngày. 3.2.4. Vitamin E (Alpha Tocopherol): - Dạng thuốc: + Viên bọc đường 10 – 50 – 100mg. 143
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2