Giáo trình Gia công tiện - Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
lượt xem 3
download
(NB) Giáo trình Gia công tiện với mục tiêu chính là Trình bày đầy đủ các bộ phận cơ bản, công dụng và nguyên lý làm việc của máy tiện vạn năng. Nhận dạng, lựa chọn đúng, đủ và mài sửa được các loại dao tiện phù hợp với công việc. Sử dụng hợp lý, chính xác và bảo quản tốt các loại dụng cụ đo. Lựa chọn, tháo lắp đồ gá và gá lắp phôi đúng kỹ thuật. Tiện mặt đầu, khoan lỗ tâm, tiện trụ trơn ngắn, tiện trụ bậc, tiện rãnh ngoài, tiện cắt đứt, gia công mặt côn, mặt định hình, tiện ren tam giác chi tiết đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng quy trình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Gia công tiện - Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
- n ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN GIA CÔNG TIỆN NGHỀ CHẾ TẠO KHUÔN TRÌNH ĐỘ: CDNTCN Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐCĐN… ngày…….tháng….năm ......... …………........... của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh BR VT Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2015
- n
- n LỜI NÓI ĐẦU Sự phát triển của khoa học và công nghệ ngày càng cao. Đã giúp cho con người dần dần giảm bớt được sức lao động, cũng như nâng cao được năng suất làm việc. công nghệ cho đội ngũ công nhân trẻ, những người mong muổn được học tập và nghiên cứa để tiếp tục sự nghiệp phát triển của nền công nghiệp Việt Nam. Để gia công các chi tiết cơ khí chính xác đòi hỏi con người phải có một năng lực nhất định, những năng lực dó tùy vào khả năng công nghệ của thiết bị. Trong các thiết bị gia công cơ khí thì tiện chiếm một tỷ lệ lớn vì có khả năng công nghệ cao. Giáo trình tiện được biên soạn dựa trên các kiến thức chuyên ngành Cơ khỉ chế tạo máy từ các kiến thức chuyên ngành và kinh nghiêm thực tế, chúng tôi viết Giáo trình tiện nhằm giúp học sinh, sinh viên có tài liệu sử dụng trong quá trình học tập và rèn luyện về kiến thức, kỹ năng nghề. Giáo trình đưa ra các bài học tích hợp ở mức độ cơ bản và mức độ nâng cao khác nhau rất bổ ích cho học viên, các nguyên nhân sai hỏng cũng như biện pháp khắc phục. Do trình độ năng lực cũng như kinh nghiệm có hạn, nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ỷ kiến đóng góp của bạn đọc và đồng nghiệp. Mọi ỷ kiến đóng góp xin gửi về: Khoa Cơ khỉ, Trường Cao đẳng nghề tỉnh BR VT
- n MỤC LỤC TRANG 1. Lời giới thiệu …… 2. ………. …… 3. ……… …… ………… …… n……….. ……
- n MÔ ĐUN: GIA CÔNG TIỆN Mã mô đun:17 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: Trước khi học mô đun này học học sinh phải hoàn thành môn học cơ sở bắt buộc. Mục tiêu của mô đun: Học xong mô đun này học sinh có khả năng: Trình bày đầy đủ các bộ phận cơ bản, công dụng và nguyên lý làm việc của máy tiện vạn năng. Nhận dạng, lựa chọn đúng, đủ và mài sửa được các loại dao tiện phù hợp với công việc. Sử dụng hợp lý, chính xác và bảo quản tốt các loại dụng cụ đo. Lựa chọn, tháo lắp đồ gá và gá lắp phôi đúng kỹ thuật. Tiện mặt đầu, khoan lỗ tâm, tiện trụ trơn ngắn, tiện trụ bậc, tiện rãnh ngoài, tiện cắt đứt, gia công mặt côn, mặt định hình, tiện ren tam giác chi tiết đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng quy trình. Xác định đúng các dạng sai hỏng, nguyên nhân, cách phòng ngừa và khắc phục Nội dung của mô đun: Thời Hình thức Số TT Tên các bài trong mô đun gian giảng dạy I Vận hành và bảo dưỡng máy tiện 18 Tích hợp 1 Nội quy xưởng , nội quy sử dụng dụng cụ thiết bị Tích hợp 2 Vận hành máy tiện Tích hợp Chăm sóc máy và các biện pháp an toàn khi sử dụng Tích hợp 3 máy tiện II Đặc điểm của quá trình cắt khi tiện 3 Tích hợp 1 Bản chất của quá trình cắt gọt kim loại Tích hợp 2 Lực và công suất cắt gọt Tích hợp 3 Hiện tượng rung động khi cắt gọt Tích hợp 4 Nhiệt phát sinh trong quá trình cắt gọt Tích hợp Nhận dạng sự biến dạng, rung động, nhiệt của kim Tích hợp 5 loại trong quá trình cắt III Các loại dao tiện – phương pháp gá dao 16 Tích hợp 1 Khái niệm về dao tiện Tích hợp 2 Phân loại dao tiện và các góc độ cơ bản của dao Tích hợp 3 Quy tắc an toàn khi sử dụng máy mài 2 đá Tích hợp 4 Phương pháp mài dao tiện, gá dao Tích hợp 5 Các bước thực hiện Tích hợp IV Khái niệm về chế độ cắt khi tiện 5 Tích hợp 1 Các yếu tố của chế độ cắt khi tiện Tích hợp 2 Tính toán vận tốc cắt Tích hợp 3 Chọn chế độ cắt Tích hợp 4 Tra bảng chế độ cắt Tích hợp V Tiện mặt trụ ngoài và mặt đầu 24 Tích hợp
- n 1 Yêu cầu kỹ thuật của trụ trơn Tích hợp 2 Phương pháp tiện trụ trơn ngắn Tích hợp 3 Phương pháp tiện trụ trơn trơn dài Tích hợp 4 Phương pháp tiện mặt đầu Tích hợp 5 Các bước tiến hành tiện trụ trơn Tích hợp 6 Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục Tích hợp VI Tiện trụ bậc 8 Tích hợp 1 Yêu cầu kỹ thuật của trụ bậc Tích hợp 2 Phương pháp tiện trụ bậc Tích hợp 3 Các bước tiến hành tiện trụ bậc Tích hợp 4 Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục Tích hợp VII Tiện rảnh và cắt đứt 10 Tích hợp 1 Yêu cầu kỹ thuật của bề mặt cắt và rãnh cắt Tích hợp 2 Phương pháp tiện rãnh ngoài và cắt đứt Tích hợp 3 Các bước tiến hành Tích hợp Xác định các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách Tích hợp 4 khắc phục VIII Gia công lỗ trụ 16 Tích hợp 1 Cấu tạo mũi khoan Tích hợp 2 Mài mũi khoan Tích hợp 3 Khoan lỗ trên máy tiện Tích hợp 4 Các phương pháp tiện lỗ Tích hợp 5 Các bước tiết hành Tích hợp 6 Các dạng sai hỏng nguyên nhân cách khắc phục Tích hợp IX Gia công các bề mặt côn 18 Tích hợp 1 Khái niệm về bề mặt côn Tích hợp 2 Các phương pháp gia công bề mặt côn Tích hợp 3 Các bước tiến hành Tích hợp 4 Các dạng sai hỏng nguyên nhân cách khắc phục Tích hợp X Gia công mặt định hình 12 Tích hợp 1 Khái niệm chung về mặt định hình Tích hợp 2 Các phương pháp gia công mặt định hình Tích hợp 3 Các bước tiến hành Tích hợp 4 Các dạng sai hỏng nguyên nhân cách khắc phục Tích hợp XI Gia công ren tam giác 20 Tích hợp 1 Các yếu tố của ren phân loại ren Tích hợp 2 Gia công ren bằng dao tiện Tích hợp 3 Phương pháp tiện ren bằng dao Tích hợp Các bước tiến hành tiện ren tam giác ngoài, trong có Tích hợp 4 lắp ghép 5 Các dạng sai hỏng nguyên nhân và cách khắc phục Tích hợp Cộng 150
- n BÀI MỞ ĐẦU NỘI QUY SỬ DỤNG MÁY CẮT GỌT 1/Trong các ca thực tập giáo viên và học viên phải kiểm tra máy, thiếi bị. Sau ca thực tập phải kiểm tra cẩn thận và bàn giao tại chỗ cho ca sau. 2/Các thiết bị trong xưởng học viên không tự ý sử dụng khi không được sự phân công của giáo viên hưỡng dẫn, cấm tháo dỡ các chi tiết về cơ hoặc về điện từ máy này sang máy khác hoặc đưa ra ngoài. 3/Trong và ngoài thời gian thực tập không ai được mang sản phẩm, dụng cụ, vật tư và các trang thiết bị khác ra khỏi xưởng khi chưa được sự đồng ý của giáo viên. 4/Giáo viên hưỡng dẫn học viên làm đúng quy trình thao tác sử dụng, bảo quản máy và đồ dùng học sinh. Nếu bị hỏng hóc thì kịp thời báo cáo để sửa chữa. 5/Học viên đi ra khỏi xưởng trong thời gian thực tập phải có sự đồng ý của giáo viên, không làm việc riêng hoặc nô đùa trong xưởng. 6/Nghiêm cấm mọi người hút thuốc lá trong xưởng. 7/Học viên đi thực tập phải đúng giờ quy định, thực hiện đúng nghĩa vụ học tập và lao động. 8/Học viên thực tập phải tuân theo và chấp hành đầu đủ các quy định về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy. 9/Thương xuyên cảnh giác và kịp thời phát hiện kẻ xấu ắn cắp phá hoại tài sản XHCN. 10/Hết giờ làm việc giáo viên và học viên phải kiểm tra cẩn thận các trang thiết bị trong xưởng, cắt cấu giao điện và đưa tay gạt máy về vị trí an toàn. Hết
- n Bài 1. Vận hành và bảo dưỡng máy tiện vạn năng Thời gian:18 giờ Mục tiêui: Trình bày đầy đủ cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính trên máy tiện vạn năng Nêu rõ các đặc tính kỹ thuật và ảnh hưởng của các yếu tố khác tới quá trình tiện Vận hành máy tiện thành thạo, đúng quy trình, nội quy chăm sóc bảo dưỡng máy Nội dung: 1. Nội quy sử dụng dụng MÁY CẮT GỌT 1.1. Trước lúc nhận máy cần phải kiểm tra: Các bộ phận cuả máy, tay gạt điều khiển Thiết bị điện Vị trí bôi trơn trên máy Nếu không an toàn phải kịp thời báo cáo với giáo viên sửa chữa 1.2. Phải chuẩn bị đồ gá, dụng cụ đầy đủ mới bắt đầu làm việc 1.3. Trong khi làm việc không được thay đổi tốc độ: Dụng cụ phôi liệu phải để đúng nơi quy định, không được để trên băng máy, khi gá lắp những chi tiết nặng phải có phương tiện bảo hiểm hoặc có người giúp đỡ mới đảm bảo an toàn Phải sử dụng chế độ cắt hợp lý cho từng nguyên công Không cho máy chạy không tải hoặc quá tải, nếu có hư hỏng phải kịp thời báo cáo Mỗi ngày cho dầu vào các chỗ qui định ít nhất ba lần Phải thao tác hợp lý không làm tuỳ tiện khi giáo viên chưa hướng dẫn 1.4. Sau khi làm việc xong: Phải thu dụng cụ. Phôi liệu trên máy về chỗ quy định Đưa tay gạt về vị trí an toàn. Lau chùi máy và dọn vệ sinh xung qanh máy. Cho dầu mỡ vào băng máy. Cắt cầu dao điện. 2. Vận hành máy tiện 2.1. Máy tiện : Máy tiện có nhiều loại Máy tiện ren vít vạn năng
- n Máy tiện cụt – máy tiện đứngMáy tiện RơVonVe Máy tiện đứng dùng để gia công những chi tiết lớn Máy tiện tự động dùng cam Máy tiện CNC: Máy tiện chuyên dùng – máy tiện trục khuỷu 2.2. Cấu tạo máy tiện: 1. HỘP TỐC ĐỘ ( HỘP TRỤC CHÍNH) 2. HỘP BÁNH RĂNG THAY THẾ 3. HỘP CHẠY DAO 4. THÂN MÁY( BĂNG MÁY) 5. BÀN XE DAO ( BÀN CHẠY DAO DỌC) 6. Ổ DAO 7. Ụ ĐỘNG
- n 2.3.Đầu máy: 2.3.1.Cấu tạo: Phía ngoài đầu máy là hộp gang trong rỗng, phía trên có lắp các trục song song với nhau, quan trọng nhất là trục chính có cấu tạo phía trong rỗng, phần lỗ bên ngoài chế tạo lỗ côn (Tên cuả nó là côn móc số 5) phần còn lại là trụ, bên ngoài đầu bên trái lắp bu ly truyền chuyển động và công hãm đầu bên phải lắp mâm cặp cặp phôi thông qua hệ thống ren tam giác, phần giữa trục lắp các bánh răng để nhận và truyền chuyển đông qua các trục phụ . Các trục phụ lắp các bánh răng để truyền chuyển động giữa các trục với nhau > Để điều khiển các cặp bánh răng ăn khớp ở trong đầu máy ta dùng các tay gạt ở phía ngoài hộp. 2.3.2.Công dụng : Tạo nên tốc độ quay của máy Giúp cho bàn dao chuyển động theo hướng thuận hoặc nghịch Truyền chuyển động xuống hộp tốc độ bàn dao. 2.4.Thân máy:
- n 2.4.1.Cấu tạo: Gồm một khối gang rỗng được chế tạo thành hai khối ghép vào nhau, phía trên có các gờ được chế tạo thật chính xác gọi là băng máy giúp cho bàn dao và ụ động dịch chuyển trên băng máy. 2.4. 2.Cô ng dụng: Dùng để đỡ đầu máy Giúp ụ động và bàn dao chuyển động tịnh tiến trên khoang máy Dùng để lắp một số bộ phận khác 2.5.Chân máy: 2.5.1.Cấu tạo: Gồm một khối gang rỗng đặt hai đầu thân máy 2.5.2.Công dụng: Giúp cho máy có chiều cao xác định Chấn máy dùng để động cơ, thiết bị điện Đỡ các bộ phận trên nó 2.6. Hộp tốc độ bàn dao : 2.6.1.Cấu tạo: Gồm các bánh răng lắp trên các trục song song. Điều khiển vị trí ăn khớp của các bánh răng bằng hai tay gạt phía ngoài hộp. 2.6.2.Công dụng: Để tạo nên bước tiến bàn dao Nối chuyển động từ các bánh răng thay thế đến bàn dao
- n 7.Bộ bánh răng thay thế : Công dụng Kết hợp với hộp tốc độ bàn dao tạo nên bước chuyển động của bàn dao Nối chuyển động giữa đầu máy với hộp tốc độ bàn dao 2.7.Bàn dao 2.7.1.Cấu tạo: gồm có 3 tay gạt Bàn dao dọc giúp cho dao cắt chuyển động song song với tâm máy Bàn dao ngang giúp cho dao chuyển động vuông góc với tâm máy Bàn dao trên (dọc phụ) giúp cho dao chuyển động hợp với tâm máy mốt góc bất kỳ Gá dao dùng để kẹp dao 2.8. Ụ động 2.8.1.Cấu tạo: Gồm thân và đế lắp gép với nhau có thể dịch ngang trên đế hoặc cố định (Điều chỉnh tâm ụ động cho trùng với tâm máy) Quan trọng nhất là nòng ụ động, ngoài trụ trong rỗng, phía bên trái chế tạo lỗ côn . toàn bộ nòng di chuyển tịnh tiến nhờ có vít và đai ốc khi ta điều khiển băng vô lăng quay. Để cố định ụ động trên băng máy ta hãm bằng tay hãm ở ngoài ụ động. 1. Mũi tâm. 2. Nòng ụ động. 3. Cần hãm ụ động. 4. Trục vít me. 5. Cần hãm ụ động với bàn máy. 6. Bộ phận hãm ụ động với băng máy. 7. Rãnh trượt thân và đế ụ động. 8. Vít điều c ỉnh ụ động theo phương ngang. 9. Đế ụ động. 2.8.2.Công dụng: 10 Thân ụ động Dùng để đỡ vật gia công có chiều dài lớn Dùng để gá các mũi khoan, mũi tâm, khoét....vv 92..Hộp điều khiển bàn dao 2.9.1.Cấu tạo:
- n Gồm các tay gạt tự động dọc, tự động ngang, cắt ren, vô lăng chuyển dời bàn dao 2.9.2.Công dụng: Nhờ có các cơ cấu điều khiển trong hộp bàn dao mà giúp cho bàn dao chuyển động tịnh tiến từ chuyển động quay của trục trơn và trục vít me 2.9.3.Nguyên lý làm việc: Có 2 chuyển động Chuyển động tiến của phôi Chuyển động tịnh tiến cuả dao cắt hoặc chuyển động tịnh tiến của bàn dao và chuyển 3. THAO TÁC VÀ ĐIỀU KHIỂN MÁY 3.1.Các bộ phận điều khiển 3.1.1.Bộ phận điều khiển tốc độ trục chính Phiá giới chân máy có 2 tay gạt dùng để xác định nhóm tốc độ (A hoặc B) Trên đầu máy có một tay gạt. +Khi gạt gạt sang B máy quay vơ tốc độ cao. +Khi gạt sang A máy quay với tốc độ thấp. Vị trí tay gạt giới chân Vị trí tay gạt trên đầu máy máy 3.1.2.Bộ phận điều khiển tốc độ tiến của dao. Gồm có một tay gạt xác định hướng chuyển động của bàn dao trên đâu máy, hai tay gạt trên hộp tốc độ tiến dao để xác định một bước tiến cụ thể chuyển động của bàn dao. Chốt ly hợp trùng với tốc độ dùng để chuiyển chế độ tiện trơn hay tiện ren (Nếu tiện trơn đòng chốt vào, tiện ren kéo chốt ra ) Tay gạt điều khiển bàn dao tự động dọc Tay gạtđiều khiển tự động ngang Tay gạt cắt ren Khi không cần bàn doa chuyển động tự động ta có thể quay vô lăng bằng tay dọc hoặc ngang.
- n MÁY TIỆN T6PL16 Ký Tên gọi Chức năng hiệu 01 Hệ thống điện Gồm có : Attomat , nút nhấn tắt mở động cơ bơm nước, công tắc đền, nút nhấn mở động cơ trục chính 02 Hộp tốc độ trục Nằm trên đầu máy gồm có tay gạt xác định hướng chính chuyển động của bàn dao, xác định tốc độ nhanh hoặc chậm của trục chính (A chậm B nhanh) 03 Hộp tốc độ bàn dao Nằn dưới đầu máy:có 02 tay gạt dùng dể chọn bước tiến của bàn dao căn cứ vào bảng thông số của máy 04 Chân máy Dùng để đỡ hộp tốc độ có 12 cấp tốc độ , điều chinh tốc độ bằng 02 tay gạt ngoài hộp cắn cứ vào bảng thống số trên đầu máy 05 Trục trơn Dùng để tiện trơn 06 Trục vít me Dùng để tiện ren 07 Trục đỡ tay gạt Gá tay gạt đóng hoặc mở may điều khiển máy 08 Động cơ điện 09, 10 Vô lăng Dùng để dịch chuyển bàn dao dọc, ngang 11 Tay gạt cắt ren Dùng để đóng mở đai ốc hai nửa 12 Tay gạt điều khiển Tự động dọc, ngang của bàn máy 13 Máng đựng phoi Dùng để đựng phoi trong quá trình gia công 14 Băng máy Dùng để đỗ đầu máy, ban dao, ụ động vv 15,16,1 Ụ động Vô lăng dịch chuyển nòng ụ động, tay hãm ụ động trên 7 băng máy , tay hãm nòng cụ động 18 Giá dao Dùng để giá dao 19 Mâm cặp Dùng để cặp phôi
- n 3.2.Thao tác máy 3.2.1.Tháo tác tiện trơn Tiện trơn bằng tay: Dùng tay ta quay vô lăng bàn trượt dọc hoặc ngang ra hoặc vào Tiện trơn bằng tự động : Sau khi xác định chế độ cắt ta cho dao ăn chạm nhẹ vào chi tiết sau đó gạt tay gạt tự động dọc hoặc ngang . 3.2.2.Thao tác cắt ren Sau khi đã điều khiển ren đúng bước và đúng hường ta điều khiển cho trục vít me quay dùng vô lăng cuả bàn trượt ngang xác định chiều sâu cắt của mỗi lần cắt, Tay trái điều khiển vô lăng bàn trượt ngang tay phải điều khiển đai ốc hai nửa ăn khớp với trục vít me và bàn dao bắt đầu chuyển động, khi bàn dao chuyển động cắt ren hết chiều dài đoạn ren cần cắt dùng phấn đánh dấu trên băng máy lúc bàn dao chuyển động đến vạch phấn tay trái quay vô lăng bàn trượt ngang ra ngược chiều kim đồng hồ (Vào phía minh) Đồng thời đưa đai ốc hai nửa lên .
- n 4. Chăm sóc máy và các biện pháp an toàn khi sử dụng máy tiện + Khiểm tra các mắt dầu: Đầu trục chính, hộp tốc độ bàn dao, hộp điều khiển bàn dao, +Bội trơn băng máy, chính, phụ vv Chú ý: Trước khi bôi trơn phải dùng dẻ lau băng máy thật sạch Bài 2. Đặc điểm của quá trình cắt khi tiện Thời gian:3 giờ Mục tiêu: Phân tích rõ sự biến dạng của kim loại khi cắt, lực cắt, ảnh hưởng của lực cắt. Trình bày được hiện tượng rung động và nhiệt phát sinh trong quá trình cắt. Nhận dạng được sự biến dạng, rung động, nhiệt của kim loại trong quá trình cắt để lựa chọn công nghệ gia công phù hợp. Nội dung: 1. Bản chất của quá trình cắt gọt kim loại 1.1. Khái niệm về cắt gọt kim loại: Gia công kim loại bằng cắt gọt: tức là bóc đi lớp kim thừa để tạo nên hình dáng chi tiết phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của chi tiết. Phôi: là dạng khởi điểm của chi tiết mà từ đó để gia công làm thay đổi hình dáng, kích thước, độ nhám tính chất của vật liệu để tao thành chi tiết theo yêu cầu. Lượng dư gia công: là lượng kim loại được lấy bỏ đi trong quá trình cắt gọt kim loại. Lượng dư tuỳ thuộc vào kích thứoc chi phôi và chi tiết gia công. Phoi: là lớp kim loại được bóc bỏ đi trong quá trình gia công để tạo nên hình dáng chi tiết. . Hình: Quá trình tạo phoi Hình: các dạng phoi tiện. Trong tiện thường xảy ra hiện tượng lẹo dao trong quá trình cắt.
- n Hiện tượng lẹo dao, quan hệ giữa chiều cao lẹo dao và vận tốc cắt. Lực cắt: là lực tiêu hao trong quá trình cắt để gây ra biến dạng dẻo và tách phoi ra khỏi phôi. 2. Lực và công suất cắt gọt 2.1. Các thành phần lực cắt khi tiện: Để nghiên cứu người ta phân tích lực cắt thành những thành phần theo các phương cần thiết. khi tiện, các thành phần lực có phương trùng với phương của các chuyển động cắt gọt. Pz: Lực tiếp tuyến, trùng với phương vận tốc V, có giá trị lớn nhất. Dùng để kiểm nghiệm công suất tiêu thụ của máy. Py: Lực hướng kính, có phương trùng với phương chiều sâu cắt t, lực này gây rung động trong mặt phẳng ngang, ảnh hưởng đến độ chính xác và độ bóng bề mặt gia công. Px: lực chạy dao, có phương trùng với phương chạy dao s. Lực này tác dụng lên cơ câu chạy dao. Cơ cấu chạy dao phải khắc phục được lực này cùng với lực ma sát trên song trượt của máy. 2.2. Chế độ cắt gồm có: Chiều sâu cắt (t) đơn vị mm Bước tiến (s) đơn vị mm/vòng Vận tốc cắt (v) đơn vị m/phút. Định nghiã : Chiều sâu cắt là lớp kim loại cần cắt đi sau một lần cắt, đo vuông góc bề mặt cắt khi tiện trục ngoài xác định bằng công thức : D d t 2 Trong đó : D : Đường kính trước khi cắt. d : Đường kính trước khi cắt. Đối với tiện lỗ có sẵn : D d t 2 Trong đó : D : Đường kính sau lát cắt. d : Đường kính trước lát cắt. Đối với tiện lỗ đặc : D 0 t 2
- n Định nghiã bước tiến : là khoảng dịch chuyển lưỡi cắt theo phương tiến cuả dao Định nghiã vận tốc cắt: Là quãng đường đi được thuộc điểm mặt cắt nằm cách xa trục quay nhất so với lưỡi cắt cuả dao trong một đơn vị thời gian. Công thức : 1000v n vòng/ phút D D : đường kính. n: Số vòng quay trục chính. v: Vận tốc cắt m/phút *Lựa chọn chế độ cắt khi tiện: Lựa chọn chế độ cắt hợp lý là một trong những biện pháp nâng cao năng suất lao động. Chế độ cắt phụ thuộc vào: Vật liệu gia công Vật liệu làm dao Độ trơn nhẵn bề mặt Độ cứng vững của phôi và dao Dung dịch trơn nguội Phương pháp gá dao và gá phôi. Khi lựa chọn chiều sâu cắt người ta tính toán cố gắng cắt hết lượng giả gia công trong một lần chạy dao (1 lát) nếu chi tiết kém cứng vững, yêu cầu độ cghính xác cao người ta chia ra những lát cắt: Khi tiện thô : t = 46mm Tiện bán tinh : t = 24mm Tiện tinh : t = 0.52mm Lựa chọn bước tiến phụ thuộc vào độ trơn nhẵn bề mặt : Tiện hô : s = 0.51.2mm/vòng Tiện tinh : s = 0.20.4mm/vòng Lựa chọn V : Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đó là tuổi thọ dao tính chịu nhiệt, chịu mài mòn. Công thức :
- n 100v n vòng/phút D n: Số vòng quay vòng/phút D : Đường kính phôi mm v : Vận tốc m/phút BẢNG TỐC ĐỘ TRUNG BÌNH KHI TIỆN NGOÀI Vật liệu làm dao Vật liệu gia công Bảng gia công Thô Tinh Thép gió Thép 2030 3545 Hợp kim cứng : Gang 6070 80100 Hợp kim cứng : T15 , Thép 100140 1502000 Khi đã có (V) ta căn cứ vào bảng tốc độ cắt ta xác định số vòng quay(n) như đường kính đã cho. n: Số vòng quay tính toán bằng lý thuyết sau đó căn cứ vào máy chọn số vòng quay thực tế , số vòng quay thực tế nhỏ thua hoặc bằng số vòng quay lý thuyết 3. Hiện tượng rung động khi cắt gọt *Nguyên nhân: + Do hệ thống công nghệ kém cứng vững : Máy, chi tiết , đồ gá và dao +Do rung động động học của máy (quá trình ăn khớp , sự va đập có chu kỳ) +Do lẹo dao, mòn dao, gá dao sai,(cao hơn hoặc thấp hơn tâm máy) +Chi tiết gia công không tròn, +Do dao chuyển động không cân bằng với vật gia công. 4. Nhiệt cắt và dung dịch tưới nguội: 4.1.Nhiệt cắt: Khi cắt có ba khu vực phát sinh nhiệt chính: Khu vực tiếp xúc giũa dao và phoi ở mặt trước (1). Khu vực tiếp xúc giữa mặt sau của dao với chi tiết gia công (2). Ở mặt đứt phoi (3). 4.2.Dung dịch trơn nguội: Trong quá trình tiện để cải thiện điều kiện cắt, người ta thường dùng dung dịch trơn nguội. Yêu cầu của dung dịch trơn nguội: Không làm ghỉ máy, dụng cụ cắt, chi tiết gia công. Không gây hại đến con người. Không được phân tích ở nhiệt độ cao. Không được đóng cụt gây khó khăn cho việc lưu thông trong ống dẫn.
- n Hình: Tưới nguội chảy tự do, tưới nguội áp suất cao. 5. Nhận dạng sự biến dạng, rung động, nhiệt của kim loại trong quá trình cắt +Hiện tượng cứng nguội tức là sau khi gia công bề mặt chi tiết gia công bị biến cứng, mức độ biến cứng phụ thuộc vào dao có r lớn …. Hoặc dao bị mòn ảnh hưởng đến cứng nguội + Chiều sâu lớp cứng nguội khi gia công thô từ 0,4 0,6, gia công tinh bằng 0,07 – 0,08 mm, mài 0,04 – 0,06, đánh bóng 0,02 – 0,04mm + Hệ thống công nghệ cũng ảnh hưởng đến quá trình gia công Bài 3: Các loại dao tiện – Phương pháp gá dao Thời gian:16 giờ Mục tiêu: Xác định đầy đủ các thông số hình học, các yếu tố hợp thành đầu dao tiện và đặc điểm của các lưỡi cắt. Nhận dạng đúng và chính xác các góc cơ bản của dao tiện. Trình bày đầy đủ công dụng của dao tiện để có cơ sở phân loại và tên gọi. Nhận dạng và phân biệt đúng các loại dao tiện thích hợp với từng công việc. Trình bày được phương pháp mài dao tiện trên máy mài 2 đá. Thực hiện đúng quy tắc an toàn khi sử dụng máy mài 2 đá và mài được dao tiện đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn. Nội dung: 1. Khái niệm về dao tiện 1.1. Các loại dao tiện: Phôi Tiện trụ ngoài: quay tròn Dao tịnh tiến Tiện trụ trong: Chuyển động chạy dao. Chuyển động chính
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Gia công trên máy tiện CNC
84 p | 280 | 64
-
Giáo trình Gia công tiện - Nghề: Cắt gọt kim loại (Cao đẳng) - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
228 p | 71 | 12
-
Giáo trình Gia công trên máy CNC (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ
77 p | 49 | 8
-
Giáo trình Gia công trên máy tiện CNC 2 (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
88 p | 15 | 6
-
Giáo trình Gia công trên máy tiện CNC 1 (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
101 p | 17 | 6
-
Giáo trình Gia công trên máy CNC (Nghề: Cơ điện tử): Phần 2 - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
51 p | 59 | 6
-
Giáo trình Gia công cơ khí trên máy công cụ (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
74 p | 26 | 5
-
Giáo trình Gia công lỗ trên máy tiện (Ngành: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - CĐ Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ
75 p | 13 | 5
-
Giáo trình Gia công trên máy tiện CNC 2 (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
89 p | 13 | 5
-
Giáo trình Gia công CNC cơ bản (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười (Năm 2024)
151 p | 18 | 4
-
Giáo trình Gia công tiện - Nghề: Cắt gọt kim loại (Trung cấp) - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
207 p | 56 | 4
-
Giáo trình Gia công trên máy tiện 1 (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
106 p | 15 | 4
-
Giáo trình Gia công trên máy tiện 2 (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
75 p | 14 | 4
-
Giáo trình Gia công lỗ trên máy tiện (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng nghề) – CĐN Kỹ thuật Công nghệ (2021)
82 p | 10 | 4
-
Giáo trình Gia công tiện, phay, bào (Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
99 p | 8 | 3
-
Giáo trình Gia công CNC nâng cao (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười (Năm 2024)
91 p | 5 | 3
-
Giáo trình Gia công mặt cong (Ngành: Gia công và thiết kế sản phẩm mộc - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
54 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn