intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Gia công trên máy tiện, máy phay CNC (Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

8
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Gia công trên máy tiện, máy phay CNC (Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí - Trình độ: Cao đẳng)" biên soạn với mục tiêu giúp người học lập được chương trình tiện, phay CNC trên phần mềm điều khiển; so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa máy tiện, phay vạn năng và máy tiện, phay CNC. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Gia công trên máy tiện, máy phay CNC (Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN GIÁO TRÌNH Mô đun: GIA CÔNG TRÊN MÁY TIỆN, MÁY PHAY CNC NGHỀ: CHẾ TẠO THIẾT BỊ CƠ KHÍ TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 99/QĐ-CĐKTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn Bình Định, năm 2018
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Giáo trình này được biên soạn bởi giảng viên bộ môn Chế tạo thiết bị cơ khí, khoa Cơ khí, trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn, sử dụng cho việc tham khảo và giảng dạy nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí tại trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn. Mọi hình thức sao chép, in ấn và đưa lên mạng internet không được sự cho phép của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn là vi phạm pháp luật.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động kỹ thuật và hội nhập. Trường Cao đẵng Kỹ thuật Công nghệ Quy nhơn đã ban hành chương trình khung Cao Đẳng, Trung Cấp Chế tạo thiết bị cơ khí và đã được Bộ LĐTB và XH thông qua. Việc biên soạn giáo trình phục vụ công tác đào tạo của nhà Trường, đáp ứng yêu cầu mục tiêu của chương trình khung do nhà trường ban hành cũng nhằm đáp ứng các yêu cầu sau đây:Yêu cầu của người học; Nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực; Cung cấp lao động kỹ thuật cho Doanh nghiệp và xuất khẩu lao động. Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường trong thời gian qua các giáo viên trong khoa Cơ khí đã dành thời gian tập trung biên soạn giáo trình, cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm tạo điều kiện cho học sinh hiểu biết kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề. Nhóm biên soạn đã vận dụng sáng tạo vào việc biên soạn giáo trình các mô đun/môn học chuyên môn Chế tạo thiết bị cơ khí. Nội dung giáo trình có thể đáp ứng để đào tạo cho từng cấp trình độ và có tính liên thông cho các cấp trình độ (Trung cấp, Cao đẳng)về:Trình độ kiến thức; Kỹ năng; Tính quy trình trong công nghiệp; Năng lực người học và tư duy về môn học được đào tạo ứng dụng trong thực tiễn; Phẩm chất văn hóa nghề được đào tạo. Trong quá trình biên soạn giáo trình Khoa đã tham khảo ý kiến từ các Doanh nghệp trong nước, giáo trình của các trường Đại học, học viện... Nhóm biên soạn đã hết sức cố gắng để giáo trình đạt được chất lượng tốt nhất. Do trình độ còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các đồng nghiệp, các bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Bình Định, ngày tháng năm 2018 Biên soạn Lê Văn Dũng 2
  4. MỤC LỤC Bài 1: THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN KHI VẬN HÀNH MÁY CNC...............9 1.1.Lý thuyết an toàn khi vận hành máy CNC.............................................................9 1.1.1.Nội quy và những quy định khi thực tập tại xưởng CNC................................9 1.1.2. Nguyên tắc an toàn khi vận hành máy CNC................................................ 10 1.1.3. Các sự cố, tai nạn thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa.......11 1.2.Trình tự thực hiện an toàn khi vận hành máy CNC............................................. 13 1.3.Thực hành an toàn khi vận hành máy CNC.........................................................13 Bài 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY TIỆN CNC....................................................14 2.1. Quá trình phát triển của máy tiện CNC.............................................................. 14 2.2. Cấu tạo chung của máy tiện CNC.......................................................................14 2.3. Các bộ phận chính của máy................................................................................ 15 2.4.Đặc tính kỹ thuật của máy CNC.......................................................................... 18 2.5.Bảo quản, bảo dưỡng máy tiện CNC................................................................... 18 Bài 3: LẬP TRÌNH TIỆN CNC.................................................................................... 21 3.1.Lý thuyết lập trình tiện CNC............................................................................... 21 3.1.1.Cài đặt các thông số cơ bản cho phần mềm điều khiển tiện CNC.................21 3.1.2. Cấu trúc chương trình tiện CNC...................................................................22 3.1.3. Lệnh, câu lệnh tiện CNC.............................................................................. 23 3.1.4.Chế độ cắt khi tiện CNC................................................................................25 3.1.5. Giới thiệu các lệnh hỗ trợ tiện CNC............................................................. 26 3.1.6.Giới thiệu các lệnh cắt gọt cơ bản tiện CNC................................................. 30 3.1.7. Giới thiệu các lệnh chu trình tiện CNC........................................................ 34 3.2.Trình tự lập trình tiện CNC..................................................................................44 3.3.Thực hành lập chương trình tiện CNC.................................................................45 Bài 4: VẬN HÀNH MÁY TIỆN CNC......................................................................... 46 4.1.Lý thuyết vận hành máy tiện CNC...................................................................... 46 4.1.1.Kiểm tra máy:................................................................................................ 46 4.1.2.Mở máy:.........................................................................................................47 4.1.3.Thao tác di chuyển máy về chuẩn máy:........................................................ 47 4.1.4.Thao tác cho trục chính quay:........................................................................48 4.1.5.Thao tác di chuyển các trục X, Z, C…ở các chế độ điều khiển bằng tay :....48 3
  5. 4.1.6. Gá dao, gá phôi:............................................................................................48 4.1.7.Mô phỏng, chạy thử:......................................................................................49 4.1.8.Tắt máy:......................................................................................................... 49 4.1.9. Vệ sinh công nghiệp:................................................................................... 50 4.2.Trình tự vận hành máy tiện CNC.........................................................................50 4.3.Thực hành vận hành máy tiện CNC.....................................................................51 Bài 5: GIA CÔNG TIỆN CNC.................................................................................... 52 5.1.Lý thuyết gia công tiện CNC............................................................................... 52 5.1.1. Mô phỏng chương trình:............................................................................... 52 5.1.2.Xuất, nhập chương trình NC:........................................................................ 52 5.1.3.Các nguyên nhân ảnh hưởng đến độ chính xác gia công...............................53 5.1.4.Các phương pháp nghiên cứu độ chính xác gia công.................................... 53 5.1.5. Phương pháp đảm bảo độ chính xác gia công trên máy CNC......................53 5.2.Trình tự thực hiện gia công tiện CNC..................................................................53 5.3.Thực hành gia công tiệnCNC.............................................................................. 53 Bài 6: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY PHAY CNC.................................................. 55 6.1. Quá trình phát triển của máy phay CNC.............................................................55 6.2. Cấu tạo chung của máy phay CNC..................................................................... 55 6.3.Các bộ phận chính của máy................................................................................. 56 6.4.Đặc tính kỹ thuật của máy CNC.......................................................................... 57 6.5. Bảo quản, bảo dưỡng máy phay CNC................................................................ 57 Bài 7: LẬP TRÌNH PHAY CNC...................................................................................59 7.1. Lý thuyết lật trình phay CNC............................................................................. 60 7.1.1. Cấu trúc chương trình phay CNC:................................................................60 7.1.1.2. Số của chương trình gia công:................................................................... 61 7.1.1.3.Số thứ tự của Block:................................................................................... 61 7.1.1.4. Điều kiện để bỏ qua 1 block:..................................................................... 62 7.1.1.5. Kết thúc chương trình:...............................................................................62 7.1.2. Lệnh, câu lệnh phay CNC:........................................................................... 62 7.1.3.Chế độ cắt khi phay CNC:............................................................................. 64 7.1.4.Giới thiệu các lệnh hỗ trợ phay CNC:........................................................... 65 7.1.5. Giới thiệu các lệnh cắt gọt cơ bản phay CNC:............................................. 67 4
  6. 7.1.6 Giới thiệu các lệnh chu trình phay CNC....................................................... 69 Chu trình doa:......................................................................................................... 70 Chu trình Tarô:........................................................................................................70 7.2.Trình tự lập trình phay CNC................................................................................ 72 7.3.Thực hành lập chương trình phay CNC...............................................................72 Bài 8: VẬN HÀNH MÁY PHAY CNC........................................................................ 73 8.1.Lý thuyết vận hành máy phay CNC.....................................................................74 8.1.1. Kiểm tra máy:............................................................................................... 74 8.1.2. Mở máy.........................................................................................................74 8.1.3. Thao tác di chuyển máy về chuẩn máy.........................................................74 8.1.4. Thao tác cho trục chính quay:.......................................................................75 8.1.5. Thao tác di chuyển các trục X, Y, Z, Q…ở các chế độ điều khiển bằng tay:... 75 8.1.6. Gá dao, gá phôi:............................................................................................75 8.1.7. Tắt máy......................................................................................................... 76 8.1.8. Vệ sinh công nghiệp..................................................................................... 77 8.2. Trình vận hành máy phay CNC.......................................................................... 77 8.3. Thực hành vận hành máy phay CNC..................................................................77 Bài 9: GIA CÔNG PHAY CNC.................................................................................... 77 9.1. Lý thuyết gia công phay CNC............................................................................ 78 9.1.1.Cài đặt thông số dao (theo phần mềm điều khiển máy)................................ 78 9.1.2. Cài đặt thông số phôi (theo phần mềm điều khiển máy):............................. 79 9.1.3. Nhập chương trình:.......................................................................................81 9.1.4. Mô phỏng, chạy thử......................................................................................81 9.2. Trình tự gia công phay CNC...............................................................................81 9.3.Thực hành gia công phayCNC.............................................................................82 5
  7. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: GIA CÔNG TRÊN MÁY TIỆN, MÁY PHAY CNC Mã số của môđun: MĐ 19 I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: + Mô đun này được bố trí sau khi sinh viên phải hoàn thành các môn học, mô đun từ MH07-Vẽ kỹ thuật đến MĐ19-Gia công tiện, phay, bào. - Tính chất: + Mô đun gia công trên máy tiện, máy phay CNC là mô đun chuyên ngành được giảng dạy tích hợp tại xưởng CNC, trang bị cho người học kỹ năng cơ bản về tiện, phay CNC. II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Lập được chương trình tiện, phay CNC trên phần mềm điều khiển; + So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa máy tiện, phay vạn năng và máy tiện, phay CNC. - Kỹ năng: + Cài đặt được chính xác thông số phôi, dao; +Vận hành thành thạo máy tiện CNC để tiện trụ trơn ngắn, trụ bậc, tiện mặt đầu, tiện côn, cắt rãnh, cắt đứt, khoan lỗ, tiện lỗ, đúng qui trình, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy; + Vận hành thành thạo máy phay CNC để phay mặt phẳng, bậc, rãnh, khoan lỗ, đúng qui trình, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy; + Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi tiện, phay trên máy tiện, phay CNC. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi; + Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; + Đánh giá chất lượng sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm. 6
  8. III. Nội dung mô đun: 1. Nôi dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Số Tên các bài trong mô-đun K TT TS LT TH T Bài 1. Thực hiện công tác an toàn khi sử dụng máy CNC 1.1.Lý thuyết an toàn khi vận hành máy CNC 1 3 2 1   1.2.Trình tự thực hiện an toàn khi vận hành máy CNC 1.3. Thực hành an toàn khi vận hành máy CNC Bài 2: Giới thiệu chung về máy tiện CNC 1. Quá trình phát triển của máy tiện CNC 2. Cấu tạo chung của máy tiện CNC 3 3 0 0 3. Các bộ phận chính của máy 4. Đặc tính kỹ thuật của máy CNC 5. Bảo quản, bảo dưỡng máy tiện CNC Bài 3: Lập trình tiện CNC 3.1. Lý thuyết lập trình tiện CNC 3 30 12 17 1 3.2. Trình tự thực hiện lập trình tiện CNC 3.3. Thực hành lập trình tiện CNC Bài 4: Vận hành máy tiện CNC 4.1. Lý thuyết vận hành máy tiện CNC 4 12 3 9 0 4.2. Trình tự thực hiện vận hành máy tiện CNC 4.3. Thực hành vận hành máy tiện CNC Bài 5: Gia công tiện CNC 5.1. Lý thuyết gia công tiện CNC 5 24 3 21 0 5.2. Trình tự thực hiện gia công tiện CNC 5.3. Thực hành gia công tiện CNC Bài 6: Giới thiệu chung về máy phay CNC 6 3 3 0 0 6.1. Quá trình phát triển của máy phay CNC 7
  9. Thời gian Số Tên các bài trong mô-đun K TT TS LT TH T 6.2. Cấu tạo chung của máy phay CNC 6.3. Các bộ phận chính của máy 6.4. Đặc tính kỹ thuật của máy CNC 6.5. Bảo quản, bảo dưỡng máy phay CNC Bài 7: Lập trình phay CNC 7.1. Lý thuyết lập trình phay CNC 7 30 12 17 1 7.2. Trình tự thực hiện lập trình phay CNC 7.3. Thực hành lập trình phay CNC Bài 8: Vận hành máy phay CNC 8.1. Lý thuyết vận hành máy phay CNC 8 12 3 9 0 8.2. Trình tự thực hiện vận hành máy phay CNC 8.3. Thực hành vận hành máy phay CNC Bài 9: Gia công phay CNC 9.1. Lý tuyết gia công phay CNC 9 18 4 13 1 9.2. Trình tự thực hiện gia công phay CNC 9.3. Thực hành gia công phay CNC Cộng 135 45 87 3 8
  10. Bài 1: THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN KHI VẬN HÀNH MÁY CNC Mã bài: MĐ 18 – 01 Giới thiệu: Máy CNC là một thiết bị công nghiệp có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho người sử dụng chúng. Chúng ta chỉ có thể đảm bảo an toàn khi sử dụng máy tiện khi nhận biết được những môi nguy hiểm có thể xảy ra đối với mình và áp dụng những biện pháp an toàn khi sử dụng máy tiện, phay CNC Mục tiêu: +Trình bày được các nguyên tắc an toàn khi vận hành máy CNC. + Trình bày được các sự cố, tai nạn thường xảy ra, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa. + Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. Nội dung: Thợ cơ khí cần nhận thức được sự cẩn thiết của việc bảo đảm an toàn trong khu vực xưởng và phải luôn tôn trọng các nguyên tắc an toàn. Thiếu tôn trọng các nguyên tắc này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, cùng sự lãng phí thời gian, tiền bạc làm ảnh hưởng đến sự sản xuất của công ty. Máy CNC cũng như các máy công cụ khác, có thể gây nguy hiểm nếu không được vận hành đúng. Một người vận hành máy CNC tốt là người vận hành an toàn, nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ máy CNC và khu vực xung quanh sạch sẽ ngăn nắp. Bất kỳ tai nạn nào bên máy đều không phải do ngẫu nhiên; chúng thường được gây ra bởi sự thiếu thận trọng. Để hạn chế tối đa sự cố khi vận hành máy tiện nên tôn trọng những nguyên tắc sau đây: 1.1.Lý thuyết an toàn khi vận hành máy CNC 1.1.1.Nội quy và những quy định khi thực tập tại xưởng CNC 9
  11. - Trước khi vào xưởng: đúng giờ, xếp hàng, đồng phục thực tập xưởng: áo, bảng tên, giày, sổ thực tập, viết. hướng dẫn do giáo viên thực tập phụ trách. - Trong thực tập đảm bảo có mặt thực tập như lúc trong phòng học, không được tự ý bỏ ra ngoài xưởng, cũng như đem vật tư , dụng cụ ra khỏi xưởng. - Không được sử dụng hoặc quay các tay quay máy móc nếu không được sự cho phép của giáo viên. - Trong quá trình thực tập phải thực hiện tốt vị trí, không được đùa giỡn. - Sau khi thực tập phải vệ sinh máy móc, nhà xưởng sạch sẽ, tắt hết tất cả các cầu dao điện , nhận xét đánh giá ca thực tập, điểm danh và ra về. 1.1.2. Nguyên tắc an toàn khi vận hành máy CNC. 1.1.2.1 Trước khi vận hành - Phải đọc và hiểu rõ hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng máy - Phải cất các thiết bị phục vụ (đồ gá kẹp, dao cụ, giẻ lau v.v…) xung quanh máy vào vị trí quy định trước khi vận hành máy. - Quần áo phải gọn gàng: cổ tay áo phải gài lại, cho áo vào trong quần (hoặc dùng áo sơ mi liền quần). - Kiểm tra máy trước khi vận hành như đã đầy đủ các yếu tố an toàn, đảm bảo đủ khí và dầu. - Cất giữ các vật liệu và chất lỏng dễ cháy ra khỏi vùng làm việc và phoi nóng. - Không sử dụng máy trong môi trường dễ nổ. - Kiểm tra tất cả các chổ nối trước khi lắp đặt vận hành hay sửa chữa máy. Điện áp cung cấp phù hợp với điện áp yêu cầu của máy. - Không làm việc khi máy bị hỏng. - Vị trí làm việc phải gọn gàng, sạch sẽ. Chuẩn bị đầy đủ tại chỗ làm việc những cần thiết cho quá trình làm việc như: dụng cụ cắt, dụng cụ đo, gá lắp, chi tiết kẹp chặt, hộp đựng dụng cụ, chi tiết, phôi và bục chứa. 1.1.2.2 Trong quá trình vận hành - Đeo kính bảo hộ trong suốt quá trình vận hành máy. - Không đụng chạm vào các bộ phận máy đang chuyển động. - Đi giày có bảo vệ ngón chân bằng thép. - Không sử dụng găn tay khi vận hành máy. - Dừng hẳn trục chính và các trục chuyển động trước khi gá hay tháo phôi . 10
  12. - Không được dựa vào máy khi máy đang chạy. - Dừng hẳn trục chính trước khi dọn phôi hay bôi trơn. Không sử dụng  chổi quét hoặc hốt phôi khi máy đang hoạt động. - Dừng hẳn trục chính trước khi hiệu chỉnh phôi, đồ gá hay vòi làm mát đang làm việc. - Dừng hẳn trục chính trước khi đo đạt kích thước trên phôi. - Tắt nguồn trước khi hiệu chỉnh hay thay đổi các chi tiết trên máy. - Chú ý vị trí các phím chức năng khi máy đang hoạt động hoặc đang gá lắp phôi,dao. - Không được khởi động máy khi lưỡi cắt đang chạm vào phôi. - Đảm bảo vùng làm việc có ánh sáng - Vùng làm việc sạch sẽ và khô ráo. Dọn dẹp phoi, dầu, và các vật trở ngại khác. - Không  để máy hoạt động mà không có sự giám sát. - Định vị và kẹp chặt phôi chắc chắn. Sử dụng các công công tắc dừng máy nếu cần thiết. - Sử dụng tốc độ và lượng chạy dao đúng với từng nguyên công. Giảm tốc độ và lượng chạy dao nếu có những tiếng ồn và rung động khác thường . - Ngắt tất cả các nguồn điện vào máy trước khi lắp đặt hay sửa chữa máy. Ngắt tất cả các nguồn điện trước khi mở hộp điện hay hộp điều khiển. Chỉ những người có chuyên môn mới được sửa chữa máy. - Khi không sử dụng tắt nguồn tổng của máy. 1.1.2.3. Sau khi vận hành - Phải tắt động cơ điện. - Thu dọn dụng cụ, lau chùi máy sạch sẽ và bôi trơn. - Sắp xếp gọn gàng các chi tiết và phôi vào nơi quy định. 1.1.3. Các sự cố, tai nạn thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa 1.1.3.1. Đối với con người. - Những tai nạn thường xảy ra trên máy CNC Phoi bắn vào mắt, bỏng do phoi, đứt tay, chân do phoi; hít phải bụi kim loại; quần áo và tóc bị cuốn vào máy, điện giật… 11
  13. - Những biện pháp an toàn khi vận hành máy CNC: + Đề phòng tai nạn do phoi; + Đề phòng tai nạn do gá lắp và kiểm tra; + An toàn đối với việc thao tác trên máy CNC: + Điện áp chiếu sáng cục bộ phải đảm bảo nhỏ hơn 36 vôn. + Biện pháp an toàn cần chú ý: + Đảm bảo an toàn khi gia công những chi tiết dài: Khi gia công những chi tiết dài và yếu, dưới tác dụng của lực ly tâm, phôi có thể bị nới lỏng, văng khỏi thiết bị kẹp hoặc bị uốn cong như một sợi roi thép quay tít, do đó có khẳ năng gây chấn thương công nhân, làm mẻ dung cụ cắt hoặc hư hỏng các bộ phận của thiết bị. Vì vậy các chi tiết dài trên máy tiện nếu cong thì phải nắn thẳng, nếu chiều dài lớn L/D > 12 thì phải dùng luy nét đỡ. 1.1.3.2. Đối với thiết bị. Nguyên tắc an toàn khỉ sử dung đối với thiết bị: - Ngoài người phụ trách ra không ai được khỏi động điều khiển máy; - Trước khi khởi động máy phải kiểm tra thiết bị an toàn và vị trí đứng; - Trước khi đi làm việc khác phải tắt máy, không để máy hoạt động khi không có người điều khiển; - Khi bị mất điện phải tắt công tắc nguồn; - Khi vận hành máy phải có đầy đủ bảo hộ lao động đảm bảo an toàn; - Kiểm tra máy thường xuyên và kiểm tra trước khi vận hành; - Đối với máy hỏng cần treo biển ghi “Máy hỏng”. Quy tắc làm cho máy an toàn hơn, năng suất hơn: - Chọn mua máy móc mà mọi thao tác vận hành đều thật an toàn; - Các bộ phận chuyển động được bao che đầy đủ; - Có thiết bị tự động dừng hoặc điều khiển bằng 2 tay ở tầm điều khiển; - Sử dụng các thiết bị nạp và xuất nguyên liệu an toàn để tăng năng suất và giảm những nguy hiểm do máy gây ra; - Che chắn đầy đủ những bộ phận, vùng nguy hiểm của máy: bộ phận che chắn cần phải: + Cố định chắc vào máy; 12
  14. + Che chắn được phần chuyển động của máy; + Không cản trở hoạt động của máy và tầm nhìn của công nhân; + Có thể tháo gỡ khi cần bảo dưỡng máy; + Bảo dưỡng máy đúng cách và thường xuyên; + Sử dụng trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân thích hơp; + Hệ thống biển báo chỗ nguy hiểm, vùng nguy hiểm đầy đủ; + Đảm bảo hệ thống điện an toàn; + Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng cháỵ chữa cháy. 1.1.3.3. Đối với sản phẩm Sản phẩm sau gia công phải được thu dọn, bảo quản theo đúng yêu cầu kỹ thuật để không bị biến dạng, rỉ sét.. 1.2.Trình tự thực hiện an toàn khi vận hành máy CNC Bước 1: Kiểm tra bảo hộ người thợ - Kiểm tra trang phục bảo hộ lao động theo công việc người thợ - Kiểm tra dụng cụ bảo hộ hỗ trợ cho công việc người thợ Bước 2: Kiểm tra an toàn điện trên máy - Kiểm tra nguồn điện vào máy đảm bảo ổn định, không rò rỉ - Kiểm tra nối đất tránh điện giật - Kiểm tra công tắc, cần gạt điều khiển điện đề phòng rò rỉ điện Bước 3: Kiểm tra an toàn các bộ phận trên máy - Kiểm tra các bộ phận che chắn, các bộ phận chuyển động - Kiểm tra sự chắc chắn của các bộ phận gá khi máy hoạt động - Kiểm tra công tắc, nút điều khiển hoạt động máy Bước 4: Kiểm tra điều kiện an toàn các bộ phận khi vận hành - Kiểm tra mức dầu bôi trơn - Kiểm tra các vấn đề liên quan đến máy. Bước 5: Xác định quy trình vận hành đảm bảo an toàn trên máy CNC Bước 6: Xác định nguyên tắc an toàn khi vệ sinh công nghiệp - Kiểm tra tắt điện, tắt máy - Kiểm tra dụng cụ vệ sinh đảm bảo an toàn 1.3.Thực hành an toàn khi vận hành máy CNC 13
  15. - Thực hiện các nội dung đảm bảo an toàn trên CNC - Báo cáo kết quả cụ thể các nội dung thực hiện an toàn CÂU HỎI ÔN TẬP: 1- Người thợ trang bị những gì trước khi bắt đầu vận hành máy CNC để đảm bảo an toàn? 2- Sau khi hoàn thành công việc, nhiệm vụ của người thợ phải làm gì? 14
  16. Bài 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY TIỆN CNC Mã bài: MĐ 18 – 02 Giới thiệu: Máy Tiện CNC là một thiết bị công nghiệp hiện đại, để vận hành nó mỗi người thợ phải được trang bị những kiến thức về máy. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu chung về máy tiện CNC. Mục tiêu: + Trình bày được cấu tạo chung của máy và các bộ phận chính của máy tiện CNC; + So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa máy tiện vạn năng vá máy tiện CNC; + Nêu được đặc tính kỹ thuật của máy CNC; + Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. Nội dung: 2.1. Quá trình phát triển của máy tiện CNC Quá trình phát triển của công nghệ chế tạo và máy cắt kim loại đã trải qua các giai đoạn: * Công nghệ thủ công. * Công nghiệp hoá với sự ra đời của ngành chế tạo máy công cụ. * Từ tự động hoá cơ khí sang tự động hoá có sự trợ giúp của máy vi tính (CNC). 2.2. Cấu tạo chung của máy tiện CNC - Máy tiện NC có đặc điểm cấu tạo tương tự như máy tiện thông thường. - Đối với máy tiện thông thường khi gia công cắt gọt chi tiết người điều khiển phải theo dõi vị trí dao cắt, thao tác kịp thời chế tạo ra những chi tiết đạt yêu cầu kỹ thuật.Độ chính xác, năng xuất phụ thuộc vào trình độ tay nghề người điều khiển. - Máy CNC hoạt động theo một chương trình đã được lập trình theo một quy tắc chặt chẽ phù hợp với quy trình công nghệ được soạn thảo và cài đặt phần mềm trong máy. - Kết quả làm việc của máy CNC không phụ thuộc vào tay nghề của người điều khiển. Lúc này người điều khiển máy chủ yếu đóng vai trò theo dõi và kiểm tra các chức năng hoạt động của máy. 15
  17. Những nét đặt trưng cơ bản của máy tiện CNC - Tự động hoá cao; - Tốc độ dịch chuyển, tốc độ quay lớn (> 1000vòng /phút); - Độ chính xác cao (sai lệch kích thước < 0,001 mm); - Năng xuất gia công cao gấp 3 lần máy tiện thường; - Tính linh hoạt cao thích nghi nhanh với các đối tượng gia công phù hợp với sản xuất loạt nhỏ. - Hình dáng kết cấu của máy tiện CNC cũng tương tự máy tiện thông thường, ngoài ra máy tiện CNC còn có một số đặc điểm riêng sau . Hình 2-1: Kết cấu của máy tiện CNC 2.3. Các bộ phận chính của máy - Ụ đứng: là bộ phận làm việc chủ yếu của máy tạo ra vận tốc cắt gọt. Bên trong lắp trục chính, động cơ bước ( điều chỉnh được các tốc độ và thay đổi được chiều quay ). Trên đầu trục chính một đầu được lắp với mâm cặp dùng để gá và kẹp chặc chi tiết gia công. Phía sau trục chính lắp hệ thống thuỷ lực hoặc khí nén để đóng, mở, kẹp chặc chi tiết. 16
  18. - Truyền Động Chính: Động cơ của trục chính của máy tiện CNC có thể là động cơ một chiều hoặc động cơ xoay chiều. Động cơ dòng một chiều điều chỉnh vô cấp tốc độ bằng kích từ. Động cơ dòng xoay chiều thì điều chỉnh vô cấp tốc độ bằng bộ biến đổi tần thay đổi số vòng quay đơn giản có mô men truyền tải cao. - Truyền động chạy dao: Động cơ (một chiều, xoay chiều) truyền chuyển động bộ vít me đai ốc bi làm cho từng trục chạy dao độc lập (trục X,Z). Các loại động cơ này có đặc tính động học ưu việt cho quá trình cắt, quá trình phanh hãm do mô men quán tính nhỏ nên độ chính xác điều chỉnh cao và chính xác. - Bộ vít me / đai ốc/ bi:Có khả năng biến đổi truyền dẫn dễ dàng ít ma sát, có thể chỉnh khe hở hợp lý khi truyền dẫn với tốc độ cao -Mâm cặp: Quá trình đóng mở và hãm mâm cặp để tháo lắp chi tiết bằng hệ thống thuỷ lực (hoặc khí nén) hoạt động nhanh, lực phát động nhỏ và an toàn. Đối với máy tiện CNC thường được gia công với tốc độ rất cao. Số vòng quay của trục chính lớn (có thể lên tới 8000 v/ph - khi gia công kim loại màu ). Do đó lực ly tâm là rất lớn nên các mâm cặp thường được kẹp chặt bằng hệ thống thuỷ lực (hoặc khí nén) tự động. - Ụ động: Bộ phận này bao gồm nhiều chi tiết dùng để định tâm và gá lắp chi tiết, điều chỉnh, kẹp chặt nhờ hệ thống thuỷ lực (hoặc khí nén). - Hệ thống bàn xe dao:Bao gồm hai bộ phận chính sau: - Giá đỡ ổ tích dao (Bàn xe dao): Bộ phận này là bộ phận đỡ ổ chứa dao thực hiện các chuyển động tịnh tiến ra, vào song song, vuông góc với trục chính nhờ các động cơ bước (các chuyển động này đã được lập trình sẵn) - Ổ tích dao (Đầu Rơvonve) : Máy tiện CNC thường dùng hai loại sau: + Đầu Rơ von ve có thể lắp từ 10 đến 12 dao các loại. Các ổ chứa dao trong tổ hợp gia công với các bộ phận khác (đồ gá thay đổi dụng cụ). + Đầu rơvonve cho phép thay dao nhanh trong một thời gian ngắn đã chỉ định, còn ổ chứa dao thì mang một số lượng lớn dao mà không gây nguy hiểm va chạm trong vùng làm việc của máy tiện - Trong cả hai trường hợp chuôi của dao thường được kẹp trong khối mang dao tại những vị trí xác định trên bàn xe dao. Các khối mang dao phù hợp với các giá đỡ dao trên máy tiện và được tiêu chuẩn hoá . 17
  19. - Các kết cấu của đầu Rơvonve tùy thuộc vào công dụng và yêu cầu công nghệ của từng loại máy. - Bao gồm các đầu Rơvônve (kiểu chữ thập, các đầu Rơvônve kiểu chữ thập kiểu đĩa kiểu hình trống). - Phổ biến đầu Rơvonve của các loại máy tiện CNC có kết cấu như hình1-2. Hình2-2: Kết cấu đầu Rơvonve - Đầu rơ-von-ve có thể lắp được các loại dao: Tiện, phay, khoan, khoét, cắt ren… được tiêu chuẩn hoá phần chuôi có thể lắp lẫn và lắp ghép với các đồ gá ở trên đầu rơ-vôn-ve. - Ổ chứa dụng cụ dùng cho máy tiện CNC - Các ổ chứa dao cụ thường được sử dụng ít hơn so với đầu rơ-vôn-ve vì việc thay đổi dụng cụ khó khăn so với các cơ cấu của đầu rơ-vôn-ve. Song ổ chứa có ưu điểm là an toàn, ít gây ra va chạm trong vùng gia công, dễ dàng ghép nối một số lớn các dụng cụ một cách tự động mà không cần sự can thiệp bằng tay. - Bảng điều khiển: Bảng điều khiển là nơi thực hiện giao diện giữa người với máy. Kết cấu của bảng có thể khác nhau tùy thuộc vào nơi sản xuất. Thông thường bảng điều khiển của máy tiện CNC có cấu tạo như hình 18
  20. - Hình2-3: Bảng điều khiển 2.4.Đặc tính kỹ thuật của máy CNC MÁY TIỆN CNC Model: Lynx 220A / 220 ML Vòng xoay trên bàn máy: Ф510 mm Đường kính tiện tiêu chuẩn: Ф170 mm Đường kính tiện tối đa: Ф320 mm Chiều dài tiện tối đa: 322 mm Số dao cụ: 12 pcs Tốc độ cắt tối đa của trục X/Y: 500/500 mm/rv Công suất motor trục chính: 11 KW  Tốc độ trục chính: 6000 rpm Hệ điều hành: Fanuc & Mitsubishi Trọng lượng máy: 2.900 kg 2.5.Bảo quản, bảo dưỡng máy tiện CNC Bảo dưỡng máy CNC thường xuyên làm cho máy luôn có tính năng kỹ thuật tốt, giảm cường độ hao mòn của các chi tiết. Ngoài ra ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các hư hỏng, sai lệch kỹ thuật để khắc phục. Nội dung bảo dưỡng máy CNC định kỳ Hàng ngày: ● Kiểm tra mức dầu làm nguội mỗi ca 8 tiếng ● Kiểm tra mức dầu trong thùng dầu bôi trơn. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0