Chƣơng 6<br />
BỘ MÁY TUẦN HOÀN MÁU VÀ BẠCH HUYẾT<br />
Mục tiêu:<br />
- Biế t cấ u ta ̣o bô ̣ máy tuần hoàn gia súc , gia cầ m gồ m 2 hê ̣ tuầ n hoàn máu<br />
và tuần hoàn dịch lâm ba có liên quan mật thiết.<br />
- Xác định đƣợc vị trí của tim, mạch máu chính trong cơ thể đồng thời<br />
kiểm tra tần số tim đập, mạch đập cũng nhƣ các chỉ tiêu sinh lý máu khác ở gia<br />
súc, gia cầm.<br />
- Hiể u rõ cơ chế đông máu và vận dụng cơ chế đông máu vào vi ệc cầm<br />
máu cho gia súc, gia cầm.<br />
6.1. HỆ TUẦN HOÀN MÁU<br />
Hệ thống tuần hoàn giữ nhiệm vụ lƣu thông máu khắp cơ thể, gồm có các<br />
phần chủ yếu là tim, mạch máu (gồm động mạch, tĩnh mạch, mao mạch) và<br />
máu. Cùng với hệ thống tuần hoàn máu đỏ, trong cơ thể còn có mạng lƣới mạch<br />
lƣu thông bạch huyết từ mô bào trở về tim. Đó là hệ thống lâm ba hay còn gọi là<br />
hệ bạch huyết.<br />
6.1.1. Tim<br />
a. Vị trí, hình thái<br />
Tim có hình chóp nón, màu đỏ, rỗng, đỉnh tim quay về phía dƣới tựa lên<br />
xƣơng ức, đáy hƣớng lên trên.<br />
<br />
88<br />
<br />
1. Chủ tĩnh mạch trƣớc<br />
<br />
2. Chủ động mạch trƣớc<br />
<br />
3. Tĩnh mạch khí quản<br />
<br />
4. Động mạch phổi<br />
<br />
5. Chủ động mạch sau<br />
<br />
6. Ống thông động mạch<br />
<br />
7. Tĩnh mạch nửa lẻ<br />
<br />
8. Nhánh thân khí thực quản<br />
<br />
9. Tĩnh mạch phổi<br />
<br />
10. Tâm nhĩ trái<br />
<br />
11. Chủ tĩnh mạch sau<br />
<br />
12. Tâm thất trái<br />
<br />
13. Đỉnh tim<br />
<br />
14. Tâm thất phải<br />
<br />
15. Tĩnh mạch tâm thất trái<br />
<br />
16. Tâm thất phải<br />
<br />
17. Động mạch cổ<br />
<br />
Hình 6.1: Tim bò nhin<br />
̀ mă ̣t trên<br />
<br />
Hình 6.2: Tim lơ ̣n mă ̣t phải, mă ̣t trái<br />
Tim nằm trong lồng ngực, đƣợc hai lá phổi trùm che, trong khoảng gian<br />
sƣờn số 3- 6. Tim đƣợc treo giữ trong lồng ngực nhờ chính các mạch máu lớn<br />
phát ra từ tim. Tim nằm hơi chéo từ trên xuống dƣới, từ truớc ra sau và từ phải<br />
qua trái. Ở phía dƣới của phổi trái có một mẻ sâu lộ tim ra ngoài.<br />
Hình thái: Mặt ngoài tim có một rãnh ngang chia tim thành hai nửa không<br />
đều nhau. Nửa phía trên là tâm nhĩ, nửa phía dƣới là tâm thất. Trên rãnh này<br />
thƣờng có một lớp mỡ vành tim và có động tĩnh mạch vành đem máu nuôi tim.<br />
b. Cấu tạo<br />
Bao tim (xoang bao tim, ngoại tâm mạc): Là màng mỏng bao bọc toàn bộ<br />
tim. Ở phía đỉnh tim màng đƣợc dính liền với cơ hoành làm thành dây chằng cơ<br />
hoành màng tim.<br />
Màng tim có hai lớp: Lớp ngoài và lớp trong (còn gọi là lá thành và lá<br />
tạng). Giữa hai lớp này thƣờng xuyên có chứa một ít chất dịch lỏng màu vàng<br />
nhạt để làm giảm ma sát, giúp cho tim co bóp đƣợc dễ dàng.<br />
89<br />
<br />
Cơ cấu trong tim: Bổ dọc tim thấy tim có 4 ngăn:<br />
Hai ngăn trên có thành mỏng gọi là tâm nhĩ. Giữa 2 tâm nhĩ là vách liên<br />
nhĩ. Vách này kín không có lỗ thông, nhƣng ở thời kỳ bào thai vách này tồn tại<br />
một lỗ gọi là lỗ botal. Khi gia súc đƣợc sinh ra, lỗ này khép lại, hai ngăn tâm nhĩ<br />
không thông nhau.<br />
Hai ngăn dƣới có thành dày hơn gọi là tâm thất. Giữa hai tâm thất là vách<br />
liên thất. Vách này kín, không có lỗ thông.<br />
Vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất gọi là vách nhĩ thất. Vách này có lỗ<br />
nhĩ thất. Lỗ nhĩ thất trái có van 2 lá. Lỗ nhĩ thất phải có van 3 lá.<br />
Tại tâm nhĩ có các lỗ thông với gốc các tĩnh mạch lớn.<br />
Tại tâm thất có các lỗ thông với gốc động mạch chủ và động mạch phổi.<br />
Ở gốc động mạch chủ và động mạch phổi có van tổ chim hay cũng gọi là van<br />
bán nguyệt.<br />
Thành trong của tim có các vết khắc lồi lõm nhƣ chạm trổ, có các dây<br />
chằng nhỏ nối từ thành bên này đến thành bên kia của tim đƣợc gọi là các chân<br />
cầu. Các chân cầu giữ cho tim không bị vỡ khi máu dội về tim.<br />
<br />
Hình 6.3: Cấ u ta ̣o trong tim<br />
c. Hoạt động của tim<br />
* Chu kỳ tim đập<br />
Tim co giãn trong suốt cuộc đời. Mỗi lần tim co giãn là một chu kỳ tim<br />
đập. Tim co là tâm thu. Tim giãn là tâm trƣơng.<br />
90<br />
<br />
Đầu tiên hai tâm nhĩ thu, dồn máu xuống tâm thất. Sau đó hai tâm thất thu<br />
dồn máu vào động mạch.<br />
Trong thực tế chu kỳ tim đập gồm 5 thời kỳ:<br />
+ Kỳ tâm nhĩ thu<br />
0,1s<br />
+ Kỳ tâm nhĩ trƣơng<br />
0,7s<br />
+ Kỳ tâm thất thu<br />
0,3s<br />
+ Kỳ tâm thất trƣơng<br />
0,3s<br />
+ Kỳ tâm trƣơng<br />
0,4s (cả tâm thất và tâm nhĩ cùng nghỉ).<br />
Ngƣời ta tóm tắt chu kỳ tim đập nhƣ sau:<br />
+ Kỳ tâm nhĩ thu<br />
0,1s<br />
+ Kỳ tâm thất thu<br />
0,4s.<br />
+ Kỳ tâm trƣơng<br />
0,4s (kỳ nghỉ của tim).<br />
* Tiếng tim<br />
Trong một chu kỳ tim đập có hai tiếng tim “pùm – pụp”.<br />
+ Tiếng tim thứ nhất: Khi tâm thất thu dồn máu vào các động mạch. Máu<br />
dội vào vách nhĩ thất làm đóng van nhĩ thất gây nên tiếng tim thứ nhất với âm<br />
trầm và dài “pùm” (còn gọi là tiếng tâm thu).<br />
+ Tiếng tim thứ hai: Phát sinh đồng thời lúc tâm thất trƣơng, nên còn gọi<br />
là tiếng tâm trƣơng. Sau khi co, tâm thất giãn ra, áp lực xoang tâm thất giảm,<br />
máu ở động mạch chủ và động mạch phổi dội ngƣợc trở lại làm đóng van bán<br />
nguyệt ở gốc động mạch, gây nên tiếng tim thứ hai với âm cao và ngắn “pụp”.<br />
Khi tim bị bệnh hoặc ở van tim có gì bất thƣờng thì tiếng tim sẽ thay đổi.<br />
Cần phân biệt trạng thái hoạt động bình thƣờng và không bình thƣờng của tim<br />
qua tiếng tim.<br />
* Tần số tim: (nhịp tim)<br />
Là số lần tim đập trong một phút.<br />
Bò 50- 70 lần/phút<br />
Trâu 35- 50 lần/phút<br />
Lợn 60- 90 lần/phút<br />
Gà 120- 140 lần/phút<br />
Dê 70- 80 lần/phút<br />
Nhịp tim thể hiện cƣờng độ trao đổi chất, trạng thái sinh lý hoặc bệnh lý<br />
của cơ thể và của tim.<br />
Nhịp tim thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ nhƣ nhiệt độ ngoại<br />
cảnh, thân nhiệt, trạng thái làm việc của gia súc cũng làm nhịp tim thay đổi.<br />
Trong cùng một loài, hoặc thậm chí một cá thể trong loài nhịp tim cũng có khác<br />
nhau.<br />
<br />
91<br />
<br />
d. Thể tích tâm thu và thể tích phút của tim<br />
Thể tích tâm thu: Là lƣợng máu phóng ra động mạch khi tâm thất co bóp<br />
một lần.<br />
Thể tích phút: Là lƣợng máu phóng ra động mạch trong một phút.<br />
Nếu gọi V là thể tích phút.<br />
Thì V = Thể tích tâm thu x Nhịp tim.<br />
Khi thể tích tâm thu và nhịp tim thay đổi sẽ làm ảnh hƣởng đến thể tích<br />
phút. Gia súc đƣợc huấn luyện làm việc tốt, chủ yếu tăng thể tích tâm thu để<br />
tăng thể tích phút (V), còn gia súc chƣa đƣợc tập luyện, muốn tăng thể tích phút<br />
(V) thì phải tăng nhịp tim nên mau mệt.<br />
e. Điều hòa hoạt động của tim<br />
Tim co bóp tự động nhờ các nút thần kinh ở trong cơ tim. Nhƣng tim cũng<br />
chịu sự chi phối của thần kinh giao cảm và thần kinh đối giao cảm. Trung khu<br />
gia tốc tim nằm ở trong chất xám hành tủy.<br />
Dây thần kinh tim (hệ giao cảm) làm cho tim đập nhanh mạnh, tăng tính<br />
hƣng phấn của tim nhờ tiết ra nor- adrenalin.<br />
Dây thần kinh phế vị (dây số X hệ đối giao cảm) có tác dụng làm tim đập<br />
chậm, yếu, giảm tính hƣng phấn và tốc độ dẫn truyền nhờ tiết ra acetylcholin.<br />
Trung khu chế ngự nhịp tim nằm ở hành tủy.<br />
6.1.2. Mạch máu<br />
a. Động mạch<br />
Là những mạch máu đem máu từ tim đi đến các cơ quan , bô ̣ phâ ̣n của cơ<br />
thể.<br />
* Đặc điểm động mạch<br />
+ Động mạch thƣờng có thành dày, cứng. Động mạch to và quan trọng thì<br />
thƣờng nằm sâu ở bên trong.<br />
+ Khi đi qua các cơ quan co giãn nhiều (dạ dày, tim, lƣỡi) động mạch<br />
thƣờng ngoằn ngoèo tránh sự căng đứt.<br />
+ Khi đi qua khớp xƣơng, động mạch thƣờng nằm ở phía gấp.<br />
+ Động mạch thƣờng đi chung đƣờng với dây thần kinh, tĩnh mạch. Động<br />
mạch nằm sâu hơn tĩnh mạch tƣơng ứng.<br />
+ Có một số động mạch nằm nông, đè lên chỗ cứng thƣờng đƣợc dùng để<br />
bắt mạch nhƣ: Động mạch hàm dƣới, động mạch đuôi, động mạch hiện (còn gọi<br />
là động mạch khoeo chân).<br />
<br />
92<br />
<br />