intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ mầm non: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

32
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ mầm non: Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Những vấn đề chung về giáo dục kỷ luật tích cực; giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ mầm non. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ mầm non: Phần 1

  1. Nguyễn Thị Hòa, Lý Thị Hương (đồng chủ biên), Lưu Thị Minh Huyền, Trần Thị Hiền, Lê Thị Hoàng Điệp GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC CHO TRẺ MẦM NON NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NĂM 2023
  2. 03-19 MÃ SỐ: ĐHTN - 2023 2
  3. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 7 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC ....................................................................................................... 9 1. Khái niệm, đặc điểm của giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ................................ 9 1.1. Một số khái niệm ................................................................................. 9 1.2. Đặc điểm giáo dục kỷ luật tích cực ................................................... 12 1.2.1. Một số đặc điểm đặc trưng trong tâm lý của trẻ mầm non ......... 12 1.2.2. Đặc điểm giáo dục kỷ luật tích cực ............................................ 14 1.2.3. Phân biệt giữa giáo dục kỷ luật và giáo dục kỷ luật tích cực ..... 15 2. Nguyên nhân và hậu quả các biện pháp trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần của trẻ trong các trường mầm non ........................................................ 16 2.1. Biểu hiện các biện pháp trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần của trẻ trong các trường Mầm non .................................................................. 16 2.2. Nguyên nhân của việc sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần khi trẻ mắc lỗi .................................................................. 18 2.3. Hậu quả của việc sử dụng các biên pháp trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần của trẻ .............................................................................. 23 2.3.1. Các biện pháp kỷ luật mang tính trừng phạt thân thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ .............................................................................. 23 2.3.2. Các biện pháp kỷ luật mang tính trừng phạt thân thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giáo viên và trẻ ................................................................ 25 2.3.3. Hậu quả đối với giáo viên .......................................................... 25 2.3.4. Hậu quả đối với gia đình, cộng đồng và xã hội .......................... 26 2.4. Cần chấm dứt hiện tượng trừng phạt thân thể trẻ em vì .................... 27 3. Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực ........... 28 3.1. Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với trẻ và giáo viên ......................................................................................... 28 3.2. Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với gia đình, nhà trường và cộng đồng, xã hội ............................................... 29 4. Cơ sở pháp lý của giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ trong trường mầm non 3
  4. ...................................................................................................................... 30 4.1. Trừng phạt thân thể trẻ là vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên mầm non ........................................................................................... 30 4.2. Trừng phạt thân thể trẻ là vi phạm luật pháp quốc gia và quốc tế về quyền trẻ em ............................................................................................. 31 4.2.1. Các văn bản quốc gia.................................................................. 31 4.2.2. Văn bản quốc tế .......................................................................... 33 CHƯƠNG 2. GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC CHO TRẺ MẦM NON .......................................................................................................................... 35 1. Các nguyên tắc giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ lứa tuổi mầm non ........ 35 1.1. Những nguyên tắc cơ bản trong giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ lứa tuổi mầm non ............................................................................................ 35 1.2. Những điều giáo viên cần tránh trong giáo dục kỷ luật tích cực ....... 36 1.3. Một số định hướng trong việc thực hiện các nguyên tắc giáo dục kỷ luật tích cực ..................................................................................................... 38 2. Nội dung và phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ lứa tuổi mầm non ................................................................................................................ 39 2.1. Thay đổi nhận thức của giáo viên về vấn đề giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ ....................................................................................................... 39 2.1.1. Những khó khăn trong việc thay đổi quan niệm, nhận thức của giáo viên về giáo dục và kỷ luật ................................................................... 39 2.1.2. Một số gợi ý nhằm tạo ra sự thay đổi quan niệm, nhận thức về giáo dục và kỷ luật tích cực .......................................................................... 41 2.2. Thay đổi cách giáo dục trẻ trong lớp học .......................................... 44 2.2.1. Xây dựng những quy tắc rõ ràng và nhất quán .......................... 44 2.2.2. Khuyến khích động viên tích cực ............................................... 46 2.2.3. Áp dụng những hình thức phạt phù hợp, công bằng và nhất quán .............................................................................................................. 48 2.2.4. Làm gương trong cách cư xử ..................................................... 49 2.3. Quan tâm đến hoàn cảnh của trẻ ....................................................... 49 2.4. Xây dựng tập thể lớp học thân thiện, gắn bó ..................................... 54 2.5. Nhà trường phối hợp với phụ huynh và các ban ngành đoàn thể trong giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ............................................................... 56 3. Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục nhằm thực hiện giáo dục kỷ luật 4
  5. tích cực trong trường mầm non .................................................................... 57 3. 1. Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện ........................................ 57 3.2. Tổ chức cho trẻ tham gia xây dựng nội quy nhóm lớp...................... 58 3.3. Tổ chức các hoạt động gắn kết giữa cô và trẻ, các thành viên trong nhà trường ....................................................................................................... 58 3.3.1. Tổ chức các hoạt động vui chơi.................................................. 58 3.3.2. Xác định các hình thức khen thưởng và xử phạt có hiệu quả..... 59 3.4. Tổ chức các hoạt động gắn kết với cộng đồng .................................. 60 3.5. Để vận dụng các biện pháp trên đạt hiệu quả, một số vấn đề giáo viên cần lưu ý: .................................................................................................. 61 CHƯƠNG 3. QUẢN LÝ CẢM XÚC CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN MẦM NON .......................................................................................................................... 68 1. Những vấn đề chung về cảm xúc và quản lý cảm xúc ............................. 68 1.1. Khái niệm chung về cảm xúc ............................................................ 68 1.1.1. Cảm xúc là gì? ............................................................................ 68 1.1.2. Vai trò của cảm xúc cá nhân ...................................................... 69 1.2. Các loại cảm xúc ............................................................................... 71 1.2.1. Căn cứ vào thời gian và mức độ mãnh liệt của cảm xúc: ........... 71 1.2.2. Căn cứ vào tính tích cực và tiêu cực của cảm xúc ..................... 72 1.3. Các thành phần cơ bản của cảm xúc ................................................. 74 1.3.1. Thành phần nhận thức của cảm xúc ........................................... 74 1.3.2. Thành phần sinh lý của cảm xúc ................................................ 75 1.3.3. Thành phần hành vi của cảm xúc ............................................... 75 1.4. Các yếu tố chi phối cảm xúc bản thân của giáo viên ........................ 76 1.4.1. Yếu tố chủ quan:......................................................................... 77 1.4.2. Yếu tố khách quan ...................................................................... 78 2. Quản lý cảm xúc của người giáo viên mầm non trong cơ sở giáo dục .... 80 2.1. Quản lý cảm xúc bản thân của giáo viên ........................................... 80 2.1.1. Khái niệm quản lý cảm xúc. ....................................................... 80 2.1.2. Lợi ích của kiểm soát cảm xúc đối với giáo viên mầm non ....... 83 2.2. Các chiến lược quản lý cảm xúc bản thân của người giáo viên mầm non trong cơ sở giáo dục mầm non ................................................................. 84 5
  6. 2.2.1. Chiến lược kiểm soát trạng thái cơ thể ....................................... 85 2.2.2. Chiến lược kiểm soát ý nghĩ ...................................................... 86 2.2.3. Chiến lược kiểm soát hành vi ..................................................... 88 2.3. Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của người người giáo viên mầm non .................................................................................................................. 89 2.3.1. Kỹ năng nhận biết cảm xúc của bản thân ................................... 90 2.3.2. Kỹ năng hiểu các cảm xúc của bản thân .................................... 91 2.3.3. Kỹ năng kiểm soát và điều khiển cảm xúc của bản thân ............ 92 2.3.4. Kỹ năng sử dụng cảm xúc của bản thân ..................................... 94 2.4. Rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc của bản thân người giáo viên mầm non ............................................................................................................ 95 2.4.1. Kỹ năng kiểm soát sự khó chịu .................................................. 96 2.4.2. Kỹ năng kiểm soát sự lo lắng ..................................................... 99 2.4.3. Kỹ năng kiểm soát sự giận dữ/tức giận .................................... 103 2.4.4. Kỹ năng kiểm soát sự thất vọng ............................................... 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 116 6
  7. LỜI NÓI ĐẦU Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Trong đó quan điểm chỉ đạo của Đảng trong đổi mới giáo dục là chuyển từ trang bị kiến thức là chủ yếu sang phát triển năng lực và phẩm chất người học, lấy trẻ làm trung tâm của quá trình giáo dục. Để thực hiện chủ trương của Đảng có hiệu quả, ngành Giáo dục không chỉ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học mà còn phải thay đổi quan niệm, nhận thức và hành vi trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong đó có việc thực hiện các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực. Giáo trình Giáo dục Kỷ luật tích cực cho trẻ mầm non giúp sinh viên ngành Giáo dục Mầm non suy ngẫm về hiện trạng trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần của trẻ trong thực tế, lí do vì sao phải thay đổi và một số ý tưởng, những biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, nhằm tạo lập mối quan hệ thân thiện giữa nhà trường và trẻ, giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ…, thực hiện trường học thân thiện, trẻ tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Mục tiêu trước mắt là xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, phát huy tính tự giác, chủ động, tích cực của học sinh, thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Trường học hạnh phúc” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Mục tiêu lâu dài là giáo dục được những công dân chủ động, tự tin, sáng tạo, có khả năng tự giáo dục, tự tu dưỡng, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực không đơn giản và dễ làm. Đó không phải chỉ là thực hiện tốt những quy định của pháp luật mà còn đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại, bền bỉ và sáng tạo trong công tác giáo dục của đội ngũ các thầy cô giáo trong nhà trường, gia đình học sinh và toàn thể xã hội. Các biện pháp chỉ thực sự hiệu quả khi được tìm hiểu, thử nghiệm, có sự tham gia và góp sức của mọi người, phù hợp với đối tượng giáo dục, xây dựng được môi trường giáo dục an toàn và hiệu quả. 7
  8. Ngoài ra, cuốn sách đưa vào phụ lục một số câu chuyện đọc thêm liên quan đến việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật để giáo viên tham khảo. Cuối mỗi chương có hệ thông câu hỏi, bài tập nhằm giúp sinh viên xác định được nội dung cơ bản cần nắm của từng chương mục. Để áp dụng kiến thức của cuốn sách, sinh viên cần nắm vững mục tiêu, cấu trúc nội dung của từng chương mục. Đặc biệt quan tâm đến các nguyên tắc, những định hướng cơ bản trong việc áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực. Đồng thời, xem những cách làm, các hoạt động nêu ra trong tài liệu chỉ có tính chất gợi ý, gợi mở.sinh viên cần căn cứ vào đối tượng trẻ của mình và hoàn cảnh thực tế của từng cơ sở giáo dục mầm non để thực hiện các hoạt động giáo dục kỷ luật tích cực một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm môi trường văn hóa, tâm sinh lí của trẻ, điều kiện của nhà trường và ở địa phương. Tập thể tác giả 8
  9. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC 1. Khái niệm, đặc điểm của giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ 1.1. Một số khái niệm * Giáo dục - Giáo dục: Là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và các quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội loài người. Giáo dục là sự kết hợp của rất nhiều nhân tố như gia đình, xã hội, chính sách,... Nền giáo dục tốt sẽ mang lại cho xã hội những công dân tốt, giáo dục không tốt thì sẽ mang lại nhiều hệ lụy cho xã hội. Do đó, giáo dục là cái cốt lõi để hình thành, tạo dựng con người cho xã hội đó. * Kỷ luật Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng của Nguyễn Như Ý: Kỷ luật là hình phạt đối với người vi phạm những quy tắc, điều quy định bắt buộc mọi người trong cơ quan, tổ chức phải tuân theo, để duy trì ổn định và nguyên tắc hoạt động của cơ quan, tổ chức đó. Trong giáo dục, kỷ luật thường được hiểu là biện pháp nhà giáo dục thực hiện nhằm thay đổi hành vi tiêu cực ở trẻ. Kỷ luật có hai loại: tiêu cực và tích cực - Kỷ luật tiêu cực Là người lớn sử dụng hình phạt với trẻ bằng trừng phạt thân thể (đánh, bạt tai, tét mông...) và trừng phạt tinh thần (quát mắng, sỉ nhục...) được coi là hình thức kỷ luật trẻ một cách tiêu cực (gọi tắt là kỷ luật tiêu cực). Sử dụng hình thức kỷ luật tiêu cực với trẻ em thể hiện sự bất lực, sự non yếu về phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ của người lớn nói chung và của giáo viên mầm non nói riêng. Ở trường mầm non, nếu cô giáo sử dụng hình thức kỷ luật này thì sẽ gây ra nhiều hậu quả, không chỉ gây tổn thương về thể chất và tinh thần cho trẻ mà còn 9
  10. khiến trẻ có suy nghĩ không tốt về cô giáo, trẻ mất niềm tin nơi cô giáo và hình thành ở trẻ những hành vi và thái độ sống sai lệch. Cụ thể như sau: + Trẻ đau đớn, lo lắng, sợ hãi khi đến lớp. + Khi ở bên cô, trẻ thường có hành vi chống đối hoặc có những phản ứng phòng vệ thái quá như ngang bướng, hung tính, lầm lì, ít nói, cáu gắt, khó bảo, làm ngược với yêu cầu của cô giáo. + Trẻ học cách cư xử (thô bạo) của cô giáo và cũng thể hiện như vậy trong giao tiếp với bạn bè. + Những hình thức kỷ luật tiêu cực của cô giáo khiến trẻ cảm thấy không được tôn trọng, từ đó trẻ cũng không tôn trọng người khác cũng như không tôn trọng những quy tắc giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ xã hội. Trong thực tế, người lớn, trong đó có một số giáo viên mầm non vẫn dùng hình thức kỷ luật tiêu cực để uốn nắn hành vi của trẻ với quan niệm: “Thương cho roi cho vọt”; “Đánh mắng mới nên người”. Những quan niệm này cần được nhận thức lại bởi những đòn trừng phạt về thể chất và tinh thần thời thơ ấu sẽ lưu lại những dấu ấn nặng nề trong tâm trí của trẻ và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hình thành, phát triển nhân cách con người. Để trẻ lớn lên trong hạnh phúc, người giáo viên mầm non cần hiểu và sử dụng hiệu quả các hình thức “kỷ luật tích cực”. - Kỷ luật tích cực Người lớn thực hiện hình thức kỷ luật tích cực nhằm thay đổi hành vi tiêu cực ở trẻ em nhưng không gây ra sự đau đớn về thể chất và tinh thần ở trẻ, không gây hại cho sự phát triển của trẻ. Kỷ luật tích cực không phải là sự buông thả, để cho trẻ muốn làm gì thì làm, không có các quy tắc, giới hạn hay sự mong đợi. Kỷ luật tích cực cũng không phải là những phản ứng mang tính ngắn hạn hay những hình phạt thay thế cho việc đánh mắng, sỉ nhục trẻ. Kỷ luật tích cực là dạy trẻ biết hành vi nào được phép, hành vi nào không được phép và lý do tại sao?. Giúp trẻ nhận ra hành vi sai trái của mình và có ý thức trách nhiệm sửa lỗi. Gây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa giáo viên và trẻ. Dạy trẻ những cách cư xử lịch sự nhã nhặn, không bạo lực, có sự tôn trọng bản thân, biết cảm thông và tôn trọng quyền của người khác. Động viên, khích lệ trẻ thực hiện những hành vi đúng đắn phù hợp với chuẩn mực đạo đức; xây dựng ở 10
  11. trẻ sự tự tin, lòng tự trọng, tính trách nhiệm, giúp trẻ phát triển những xúc cảm tích cực tiến tới sự hoàn thiện nhân cách và tuyệt đối không làm cho trẻ bị tổn thương. * Giáo dục kỷ luật tích cực Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, chuyển từ chế độ thuộc địa nửa phong kiến lên chế độ Xã hội chủ nghĩa. Chế độ phong kiến với nhiều quan niệm giáo dục bảo thủ và lạc hậu tồn tại hàng nghìn năm đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền giáo dục, nhất là các quan niệm về giáo dục kỷ luật. Những quan niệm đó được đúc kết, truyền miệng trong nhân dân từ đời này sang đời khác qua những câu tục ngữ, thành ngữ mà ngày nay chúng ta vẫn thường nghe như: “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, “Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”, “Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”… Hiện nay, trong xã hội vẫn còn không ít người có quan niệm: Giáo dục trẻ em cần có những biện pháp cứng rắn, phải dùng biện pháp trừng phạt thân thể mới có tác dụng. Xin khẳng định lại rằng, đó là một quan niệm cố hữu, lạc hậu và không đạt hiệu quả giáo dục mong muốn trong xã hội hiện đại. Trong công tác giáo dục, từ lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng, không được sử dụng trừng phạt thân thể trẻ em vì nó để lại hậu quả trong việc giáo dục trẻ và vi phạm phát luật. Để chấm dứt tình trạng trừng phạt thân thể trẻ em, chúng ta cần thay đổi quan điểm về giáo dục kỷ luật tích cực. Theo quan điểm giáo dục kỷ luật tích cực, việc mắc lỗi của trẻ được coi như lẽ tự nhiên của quá trình học tập và phát triển. Nhiệm vụ quan trọng của nhà giáo dục là làm thế nào để Trẻ tự nhận thức được bản thân, tự kiểm soát hành vi, thái độ trên cơ sở các quy định, quy ước được xây dựng, thoả thuận giữa người dạy và người học. Khi trẻ mắc lỗi, giáo viên là người bạn, người anh/chị, người bố, người mẹ, chỉ cho các con nhận ra lỗi của mình để tự điều chỉnh. Việc tự nhận ra lỗi để điều chỉnh bản thân là cơ sở cho sự phát triển hoàn thiện nhân cách. Đôi khi giáo dục dựa trên “sai lầm” cũng mang lại tác dụng không nhỏ. Nhân cách được hình thành trong quá trình sống và hoạt động thông qua con đường chủ yếu là dạy học và giáo dục của người lớn. Trong đó, giáo viên là người quyết định trực tiếp đến chất lượng giáo dục của học sinh trong các nhà trường. Vì vậy, phương pháp giáo dục của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đối với 11
  12. việc phát triển nhân cách nói chung, tính cách nói riêng của học sinh đặc biệt là học sinh mầm non. Nhiều thầy cô đã lựa chọn các biện pháp giáo dục khác nhau để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, thể hiện được năng lực đối xử khéo léo sư phạm, cảm hóa học sinh giúp học sinh tin, nghe và làm theo một cách thuyết phục. Kết quả là học sinh đã thực hiện tốt nội quy trường học, lớp học và đạt được kết quả cao trong quá trình học tập và rèn luyện, xây dựng hình ảnh đẹp về người thầy trong tâm trí của học sinh. Tuy nhiên trong hoạt động lao động sư phạm, đôi khi một số giáo viên không kiểm soát được bản thân hoặc thiếu kinh nghiệm giáo dục mà sử dụng các biện pháp giáo dục cứng nhắc, áp đặt, mệnh lệnh hoặc giáo dục kỷ luật bằng trừng phạt thân thể học sinh dẫn đến vi phạm pháp luật. Điều này gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến uy tín và danh dự của ngành, nhà trường cũng như của bản thân giáo viên; đặc biệt là phát triển lệch lạc tính cách, nhân cách của học sinh hoặc ám ảnh đến tâm lý học sinh cho mãi về sau. Vậy giáo dục kỷ luật tích cực là gì? Giáo dục kỷ luật tích cực là cách giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ; không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của trẻ; có sự thỏa thuận giữa giáo viên - trẻ và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. 1.2. Đặc điểm giáo dục kỷ luật tích cực 1.2.1. Một số đặc điểm đặc trưng trong tâm lý của trẻ mầm non * Tâm lý trẻ mầm non hay tò mò, khám phá mọi thứ xung quanh Có một sở thích đặc trưng của hầu hết các trẻ lứa tuổi mầm non là khám phá mọi thứ đang diễn ra xung quanh cuộc sống của mình. Những điều mới mẻ luôn khiến trẻ cảm thấy hứng thú và kích thích trí tò mò. Biểu hiện về sở thích của trẻ giai đoạn này khiến các bậc phụ huynh, giáo viên cảm thấy khá phiền phức khi mà trẻ hỏi quá nhiều. Từ các câu hỏi đơn giản đến phức tạp với vẻ mặt khá hồn nhiên. Nhưng giáo viên và cha mẹ hãy kiên trì để các con được thỏa mãn sở thích này, bởi trẻ càng hỏi càng cho thấy não bộ của bé đang phát triển. Hơn nữa, cũng đã có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, trẻ càng ham học hỏi, và muốn khám phá thế giới thì càng thông minh, mở mang kiến thức có lợi cho cuộc sống sau này. 12
  13. * Trẻ thích được làm trung tâm của sự chú ý Hầu hết trẻ đều có xu hướng thích được làm sự trung tâm và thu hút sự chú ý của tất cả mọi người. Đơn giản là vì trẻ muốn nhận được sự quan tâm nhiều hơn cũng như muốn khẳng định được cái “tôi” của một bạn nhỏ. Do đó mà mọi người không nên xem một đứa trẻ không chịu chia sẻ, không biết yêu thương nhường nhịn hay muốn là người đứng đầu, làm một nhiệm vụ đầu bảng nào đó, muốn là người đầu tiên được quan tâm là ích kỷ nhé ạ. * Trẻ bắt đầu học nói và phát triển kỹ năng giao tiếp Với một đứa trẻ, khả năng nhận thức về ngôn ngữ đã hình thành ngay từ trong bụng mẹ kể từ thời điểm não bộ của trẻ được kích hoạt. Đến độ tuổi mầm non, trẻ đã bắt đầu hình thành kỹ năng giao tiếp và có những phản ứng rõ rệt hơn về mặt ngôn ngữ. Giai đoạn này, trẻ đã có khả năng quan sát mọi thứ xung quanh và có thể bắt chước lại ngôn ngữ của người lớn. Việc giao tiếp với bạn bè và với ba mẹ hằng ngày sẽ giúp trẻ ngày một phát triển hơn về mặt giao tiếp. Là một giáo viên mầm non, các cô giáo hãy chú ý hơn đến ngôn từ dùng để giao tiếp trên lớn sao cho đúng chuẩn mực, tránh sử dụng tiếng địa phương gây nhiễu loạn ngôn ngữ của trẻ. * Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non thích sự yêu thương Trẻ em thường có tâm lý sợ sệt khi mới bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Tâm lý của trẻ lúc này rất cần sự yêu thương, che chở từ gia đình và mọi người xung quanh. Việc quát mắng trẻ mỗi khi trẻ làm sai có thể không giúp ích gì cho trẻ mà đôi khi còn khiến trẻ hoảng sợ. Ba mẹ hãy cố gắng khuyên nhủ con cái mỗi khi con mắc lỗi, chỉ cho con biết nhận sai. Giáo viên dạy trẻ nên có cách động viên, an ủi và nhẹ nhàng phân tích cho trẻ hiểu ra vấn đề. * Trẻ bắt đầu có xu hướng tự lập Trẻ càng lớn càng có xu hướng tự lập. Đơn giản như ở lứa tuổi mầm non, trẻ đã thích tự làm những công việc như tự xúc ăn mà không cần ba mẹ phải bón cơm, tự biết đi toilet, tự đánh răng rửa mặt… Trẻ bắt đầu thích khám phá những điều mới lạ, tò mò về mọi thứ diễn ra xung quanh. 13
  14. Chính vì thế, ở thời kỳ này, các ba mẹ không nên quá bao bọc hay cố gắng gạt đi những việc mà trẻ làm. Ba mẹ nên để con độc lập và tự làm theo ý mình, chú ý quan sát, dành đủ thời gian bên cạnh con, cùng con làm để trẻ cảm thấy thích thú và dần tự tin hơn về khả năng độc lập của mình. Ở phương diện giáo viên, các cô giáo nên khuyến khích trẻ làm những công việc trong khả năng của bản thân, khuyến khích các em giúp đỡ gia đình nhiều hơn ở những công việc phù hợp với khả năng và sức khỏe. * Trẻ hình thành tính cách và ý thức cá nhân Trẻ bắt đầu hình thành ý thức cá nhân với những ý tưởng, chính kiến của riêng mình ngay từ lứa tuổi mầm non. Trẻ có thể bắt chước cách nói từ người khác, học theo các hành vi, thói quen mà trẻ nhìn thấy trên truyền hình hoặc của ai đó áp dụng về nhà mình. Trẻ cũng có thể đưa ra những nhận xét khi xem xong một bản phim hay hoặc nghe xong một bản nhạc. Trẻ không ngại thể hiện mình một cách mạnh mẽ và coi những điều mình làm hoàn toàn bình thường. Trên đây là những đặc điểm tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non mà các giáo viên và bậc phụ huynh cần nắm rõ để có cách nuôi dạy trẻ phù hợp, giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt cả thể chất lẫn tinh thần. Giáo viên và cha mẹ là cả một hành trình, hãy luôn là người khuyến khích, đồng hành cùng con trên những chặng đường phát triển. 1.2.2. Đặc điểm giáo dục kỷ luật tích cực - Những giải pháp/ biện pháp giáo dục mang tính dài hạn giúp phát huy tính kỷ luật tự giác của trẻ. - Sự thể hiện rõ ràng những mong đợi, quy tắc và giới hạn mà trẻ phải tuân thủ. - Gây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa giáo viên và trẻ. - Làm tăng sự tự tin và khả năng/ kỹ năng xử lý các tình huống khó khăn trong học tập và cuộc sống của các con. - Dạy cho trẻ cách cư xử lịch sự nhã nhặn, không bạo lực, có sự tôn trọng bản thân và người khác. - Động viên, khích lệ thực hiện hành vi, xây dựng sự tự tin, lòng tự trọng và tính trách nhiệm, giúp trẻ phát triển hoàn thiện nhân cách, không làm cho các em bị tổn thương. 14
  15. Giáo dục kỷ luật tích cực là việc dạy và rèn luyện cho trẻ tính tự giác tuân theo các quy định và quy tắc đạo đức ở thời điểm trước mắt cũng như về lâu dài. Mục tiêu của giáo dục kỷ luật tích cực là dạy trẻ tự hiểu hành vi của mình, có trách nhiệm đối với sự lựa chọn của mình, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác. Nói cách khác giúp trẻ phát triển tư duy và có các hành vi tích cực có thể ảnh hưởng lâu dài đến cả cuộc đời sau này. Giáo dục kỷ luật tích cực không phải là sự buông thả, để cho trẻ muốn làm gì thì làm; Không có các quy tắc, giới hạn hay sự mong đợi; Những phản ứng mang tính ngắn hạn hay những hình phạt thay thế cho việc đánh mắng, sỉ nhục. 1.2.3. Phân biệt giữa giáo dục kỷ luật và giáo dục kỷ luật tích cực Giáo dục kỷ luật Giáo dục kỷ luật tích cực - Giúp trẻ em chấp nhận quy định, - Giúp trẻ em chấp nhận quy định, nội nội quy, hình thành thói quen có kỷ quy, hình thành thói quen có kỷ luật luật theo yêu cầu của người lớn. một cách tự giác. - Không có sự thỏa thuận giữa trẻ - Có sự thỏa thuận giữa trẻ em và người em và người lớn. lớn, trẻ em được tham gia xây dựng quy định, nội quy. - Vì lợi ích của người lớn, trẻ em - Vì lợi ích tốt nhất của trẻ, phù hợp với tuân theo kỷ luật một cách nhanh đặc điểm tâm lý của trẻ, mang lại kết chóng, mang lại kết quả giáo dục quả giáo dục lâu dài cho trẻ và phát tức thì. triển năng lực tự giáo dục. - Có thể làm tổn thương đến thể - Không làm tổn thương đến thể xác và xác và tinh thần của trẻ tinh thần của trẻ. - Thường áp đặt yêu cầu của người - Tạo điều tạo điều kiện cho trẻ được lớn, không tạo điều kiện cho trẻ tham gia và thể hiện bản thân trong các được tham gia và thể hiện bản thân. hoạt động học tập, lao động, vui chơi, thể dục thể thao... Ví dụ: Sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật và giáo dục kỷ luật tích cực trong quan hệ giao tiếp với trẻ. Thầy (cô) và Bố mẹ lúc nào cũng bắt con làm cái này - làm cái kia; làm như thế này - làm như thế kia rất nhiều yêu cầu, bắt con phải học thật giỏi,… nhưng khi con gặp khó khăn, thầy (cô) bố mẹ chẳng bao giờ động viên con, khích lệ con. Nếu thầy (cô) và bố mẹ nói với con như “Con sẽ làm được mà, đừng bỏ cuộc”; “Cô và Bố mẹ rất yêu con và luôn ở bên cạnh 15
  16. con”…thì chắc đã tiếp được nhiều động lực cho trẻ hơn. Hay chỉ là một câu hỏi han quan tâm bình thường nhưng chẳng mấy khi thầy (cô) hay bố mẹ hỏi “Hôm nay con thế nào? Hôm nay ở lớp con có vui không?”. Đôi khi bố mẹ nghĩ rằng cho con cuộc sống no đủ, đi học ở trường tốt là xong, nhưng con lại chỉ muốn bố mẹ lắng nghe những suy nghĩ và cảm xúc của con một lần mà thôi và điều đó bố mẹ rất ít khi làm được. Thầy (cô), Bố mẹ ít khi hỏi “con muốn trở thành ai? con muốn làm công việc gì?” Bố mẹ chưa bao giờ lắng nghe những mơ ước của con, kể cả là có nghe thì bố mẹ vẫn thường xuyên gạt phăng chúng đi, và nói chúng thật “nhảm nhí, vớ vẩn” Ước gì thầy (cô) và bố mẹ đã thấu hiểu và quan tâm đến suy nghĩ của con nhiều hơn “Ước mơ của con là gì?”; “Cô và Bố mẹ rất tự hào về con”. Giáo dục kỷ luật tích cực có nhiều ưu điểm và tiến bộ hơn so với giáo dục kỷ luật, đưa học sinh vào kỷ luật nhưng không làm tổn thương đến trẻ và vì lợi ích của trẻ, tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên và trẻ... 2. Nguyên nhân và hậu quả các biện pháp trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần của trẻ trong các trường mầm non 2.1. Biểu hiện các biện pháp trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần của trẻ trong các trường Mầm non - Trẻ mầm non đang ở độ tuổi phát triển mạnh về thể chất và tinh thần. Trẻ em ở lứa tuổi này thường ngoan, dễ bảo, trẻ luôn hiếu động, tò mò, ham thích tìm hiểu về bản thân, về thế giới xung quanh và trẻ cũng tích cực thực hiện các hoạt động trải nghiệm, khám phá, tuy nhiên trẻ còn rất non nớt, chưa ý thức được hành vi của mình. Nhiều hành động của trẻ của trẻ còn mang tính bột phát, thiếu sự kiểm soát của ý thức nên trẻ thường gây ra cho người lớn sự lo lắng cũng như những vấn đề phải giải quyết. Ở một số trẻ do cha mẹ quá nuông chiều, chưa có biện pháp giáo dục thích hợp, trẻ tỏ ra ương bướng, khó bảo, thiếu các kĩ năng sống cơ bản. Hoặc trẻ có ảnh hưởng của vấn đề thể chất, tinh thần phát triển không ổn định. Một số ít trẻ em sinh ra đã có những vấn đề về hành vi (có thể do tình trạng kém dinh dưỡng, tính hiếu động...). Biểu hiện của những trẻ này là có tính khí “thất thường”, dễ khùng, hay lơ đễnh và thiếu khả năng tập trung; Một số trẻ bị ảnh hưởng bởi tác động của các vấn đề mang tính xã hội như: Có vấn đề ở gia đình như cha mẹ bỏ nhau, mồ côi, bị bỏ rơi, ngược đãi... Những trẻ này 16
  17. thường có những biểu hiện hành vi khác thường, gây phiền toái, rắc rối cho những người xung quanh, chúng thường bị cha mẹ, giáo viên, đối xử khắt khe, bạn bè xa lánh. Trong các trường hợp đó, trẻ thường dễ có các hành vi tiêu cực, dễ mắc lỗi. Để thay đổi các hành vi tiêu cực của trẻ, giúp trẻ nhận ra các hành vi nào được làm, hành vi nào không được làm cũng như tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa cô và trẻ, xây dựng trường mầm non hạnh phúc… đang là vấn đề quan tâm của gia đình, nhà trường và của toàn xã hội. Vụ án nghi phạm găm 9 cây đinh vào đầu một bé gái 3 tuổi, con của người yêu đang xảy ra tại Hà Nội khiến dư luận bàng hoàng bởi nhiều vụ bạo hành trẻ em với tính chất dã man đã xảy ra khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Dư luận xã hội vô cùng phẫn nộ khi những vụ án bạo hành trẻ em trong thời gian gần đây. Những đứa trẻ đáng lẽ được sống trong sự yêu thương, nâng niu lại phải chịu những trận đòn roi kinh hoàng trong chính ngôi nhà mình sinh sống. Kết cục của mỗi vụ án, những đứa trẻ sẽ mang trong mình nỗi đau dai dẳng thậm chí có những cháu bé đã phải ra đi mãi mãi với sự nuối tiếc, căm phẫn của người thân, gia đình và cả xã hội. Những nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đáng buồn hơn, người gây ra đau đớn đó là những người thân quen hay chính bố mẹ đẻ các cháu. Trẻ có thể phạm lỗi một lần hay nhiều lần, việc phạm lỗi có thể do cố ý hay vô tình, động cơ phạm lỗi dù xấu nhưng nếu thay cho việc quan tâm và giải quyết bằng các phương pháp tích cực, trong gia đình cũng như một số giáo viên lại sử dụng những hình phạt nặng nề với trẻ thì chắc chắn sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, thân thể và tinh thần của các con. Trong rất nhiều trường hợp, những ảnh hưởng của việc bị trừng phạt thân thể và tinh thần dẫn đến sự sai lệch về hành vi và nhân cách của trẻ. Mỗi trẻ có những phản ứng khác nhau trước việc bị trừng phạt, có trẻ sẽ tự ti, mặc cảm, mất lòng tin, xa lánh người lớn, trở nên thụ động và khó hoà nhập với cộng đồng, có trẻ sẽ bất mãn và trở nên lì lợm, hung dữ. Đôi khi những tác động của trừng phạt thân thể với những trẻ lứa tuổi lớn làm thay đổi cuộc đời trẻ theo hướng tiêu cực như nghiện ma túy, phạm tội, sẵn sàng dùng bạo lực để giải quyết những bất đồng với người khác, kể cả việc giết người. Vậy có thể khẳng định rằng, việc trừng phạt thân thể không những để 17
  18. lại cho trẻ những hậu quả về thể chất, mà còn ảnh hưởng đến tâm sinh lý và tinh thần lâu dài của trẻ. Trong thực tế, đa phần giáo viên đang rất nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ cao cả “trồng người”, nêu gương sáng cho trẻ noi theo, là chỗ dựa tin cậy của trẻ. Các cô giáo đã xử lí phù hợp rất tinh tế khi trẻ phạm lỗi, hình thành hành vi tích cực ở trẻ, tạo nề nếp, thói quen, ý thức trong môi trường lớp học. Do vậy, việc tiến hành kỷ luật tích cực cho trẻ đã là một phương pháp giáo dục hữu hiệu, mang lại hiệu quả giáo dục. Để tạo cho trẻ niềm vui, niềm hạnh phúc khi vui chơi, học tập ở trường mầm non, người giáo viên cần yêu thương, tôn trọng và biết cách “Kỷ luật” trẻ một cách tích cực. Tuy vậy, không ít giáo viên do nhiều nguyên nhân, đã sử dụng các hình thức kỷ luật không phù hợp, làm tổn thương về thể xác hoặc tinh thần của các em, gây hậu quả nghiêm trọng. Trong báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Quyền trẻ em được đưa ra tại phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Quyền trẻ em, Uỷ ban cũng bày tỏ lo ngại rằng trẻ em ở Việt Nam còn phải chịu nhiều hình thức bạo lực và đối xử tàn tệ, bao gồm lạm dụng, thờ ơ và trừng phạt thân thể. Trừng phạt thân thể trẻ em là các hành vi, thái độ, lời nói do người lớn hoặc người có quyền gây ra nhằm giáo dục trẻ nhưng làm tổn thương trẻ em về thể xác và tinh thần. Ngành giáo dục đã có văn bản chỉ đạo: Giáo viên không được xúc phạm nhân cách trẻ dưới bất kỳ hình thức nào nhưng trong thực tế nhiều cô vẫn áp dụng các biện pháp xử phạt gây tổn thương về thể chất và tinh thần của trẻ em. Gần đây, hiện tượng giáo viên áp dụng các hình thức trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần trong chăm sóc giáo dục trẻ em vẫn xảy ra, nhiều vụ việc đã được cơ quan giáo dục xử lý nghiêm bằng các hình thức cảnh cáo toàn ngành hoặc quyết định cho ra khỏi ngành tùy theo mức độ nặng nhẹ. Tuy vậy, các hiện tượng vi phạm vẫn xảy ra, gây bức xúc trong dư luận. 2.2. Nguyên nhân của việc sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần khi trẻ mắc lỗi a. Một bộ phận các thành viên trong xã hội còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng 18
  19. Nho giáo. Ngoài những điểm tích cực, tư tưởng Nho giáo có những mặt tiêu cực gây ra sự bất bình đẳng trong xã hội, phân biệt đối xử, trọng nam kinh nữ, người lớn có quyền bắt trẻ em phải phục tùng... Đó chính là một trong những nguyên nhân gây ra bạo lực trong gia đình, ngoài xã hội. Quan niệm xưa cho rằng muốn dạy trẻ thì ngay từ nhỏ trẻ phải được giáo dục bằng đòn roi thì mới nên người, người lớn/thầy (cô) có quyền đánh mắng, xử phạt... Trẻ em phải chịu đựng, phải chấp hành không được cãi lại. Có nghĩa là người lớn có quyền bắt trẻ em phải làm bất kể điều gì người lớn muốn. Quan niệm này đã được truyền từ đời nay sang đời khác và nghiễm nhiên nó trở thành một biện pháp giáo dục mang tính phổ biến. b. Quan niệm sai lầm về giáo dục trẻ thông qua sử dụng các hình thức kỷ luật Trong giáo dục truyền thống, quan niệm "Thương cho roi cho vọt, Ghét cho ngọt cho bùi” cho đến nay vẫn được nhiều giáo viên và các bậc phụ huynh áp dụng. “Miếng ngon nhớ lâu - Đòn đau nhớ đời” hầu hết các cha mẹ, thầy/cô đã sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể khi trẻ mắc lỗi với hy vọng làm cho trẻ sợ, trẻ sẽ nhớ lâu và không giám tái phạm. Từ quan niệm sai lầm trên, nhiều người đã sử dụng biện pháp trừng phạt thân thể khi trẻ mắc lỗi. Trừng phạt thân thể trẻ em là vấn đề không mới ở Việt Nam, nó được sử dụng trong gia đình và ngay cả trong nhà trường. Khi sử dụng các hình thức trừng phạt thân thể trẻ em, cô giáo đã đựa trên những lí lẽ ngụy biện như sau: - Trừng phạt thân thể có tác dụng ngay tức thì Trừng phạt thân thể là biện pháp đơn giản, hiệu qủa hơn các biện pháp giáo dục khác. Quan niệm này cho rằng, khi trẻ bị mắc lỗi, cần xử phạt nặng ngay tức thì để các em nhớ lâu và không bao giờ sai phạm nữa. - Trừng phạt thân thể cũng không ảnh hưởng lâu dài, nặng nề đối với trẻ Quan niệm cho rằng những hình thức xử phạt đối với trẻ khi các em mắc lỗi có tác dụng nhất thời mà không ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ. Họ thường biện hộ: “Đánh mắng không ảnh hưởng gì, hồi còn đi học, tôi vẫn thường bị đánh, mắng nhưng có sao đâu”. - Đối với trẻ “cá biệt”, trừng phạt thân thể là biện pháp giáo dục duy nhất Trẻ “cá biệt ” có thể được chia thành hai nhóm: 19
  20. 1) Một số ít trẻ em sinh ra đã có những vấn đề về hành vi (có thể do tình trạng kém dinh dưỡng, tính hiếu động...). Biểu hiện của những trẻ này là có tính khí “thất thường ”, dễ khùng, hay lơ đễnh và thiếu khả năng tập trung. 2) Nhóm thứ hai này gồm những trẻ bị ảnh hưởng bởi tác động của các vấn đề mang tính xã hội như: có vấn đề ở gia đình như cha mẹ bỏ nhau, mồ côi, bị bỏ rơi, ngược đãi... Những trẻ này thường có những biểu hiện hành vi khác thường, gây phiền toái, rắc rối cho những người xung quanh, chúng thường bị cha mẹ, giáo viên, đối xử khắt khe, bạn bè xa lánh. Một số giáo viên cho rằng: Trẻ “cá biệt” thường không nghe lời giáo viên, chúng luôn bướng bỉnh, quậy phá trong các hoạt động. Giáo dục bằng lời không mang lại hiệu quả, chỉ có trừng phạt thân thể mới có thể làm chúng sợ. - Trừng phạt thân thể là biện pháp giáo dục giúp cho trẻ nên người Quan niệm này cho rằng hình phạt của giáo viên giúp trẻ nhận ra lỗi, thay đổi nhận thức và hành vi, nhờ đó mà các em trưởng thành. "Từ nhỏ đến lớn, tôi cũng đã từng bị cha mẹ hoặc Cô đánh mắng, nhờ đó mà tôi trở nên ngoan ngoãn, tiến bộ hơn trong học tập và đạo đức, như vậy việc trừng phạt thân thể cũng đâu có phải là điều quá đáng". c. Thiếu hiểu biết về tâm sinh lí trẻ Ngoài quan niệm sai lầm về giáo dục trẻ nêu trên, trong nhiều trường hợp, trừng phạt thân thể trẻ còn do thiếu hiểu biết về tâm sinh lý trẻ. Mỗi trẻ lớn lên đều trải qua các giai đoạn phát triển tâm sinh lý, quá trình phát triển đó có nhiều ảnh hưởng đến thái độ hành vi của trẻ em. - Tâm lý trẻ mầm non hay tò mò, khám phá mọi thứ xung quanh. - Trẻ thích được làm trung tâm của sự chú ý. - Trẻ bắt đầu học nói và phát triển kỹ năng giao tiếp. - Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non thích sự yêu thương. - Trẻ bắt đầu có xu hướng tự lập. - Trẻ hình thành tính cách và ý thức cá nhân. d. Thiếu sự quan tâm, tình yêu thương - Gia đình Gia đình là cái nôi nâng đỡ các em từ lúc ra đời đến lúc trưởng thành. Tuy vậy, không phải trẻ em nào cũng may mắn được sinh ra và lớn lên trong những 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2