intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Giáo dục kỹ thuật và công nghệ: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Giáo dục kỹ thuật và công nghệ" Phần 1 cung cấp cho người học những kiến thức như: Khái quát giáo dục kỹ thuật và công nghệ; Chính sách giáo dục, quản lý đào tạo, sử dụng lao động. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Giáo dục kỹ thuật và công nghệ: Phần 1

  1. TRẦN TUYẾN BÙI VĂN HỒNG GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ (Giáo trình dùng cho học viên cao học ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2022
  2. 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Giáo dục kỹ thuật và công nghệ được biên soạn nhằm làm tài liệu học tập, tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu, học tập môn Giáo dục kỹ thuật và công nghệ, và tìm hiểu các vấn đề, nội dung dạy và học ở trường phổ thông hiện nay. Tài liệu gồm có 5 chương: Chương 1: Khái quát giáo dục kỹ thuật và công nghệ Chương 2: Chính sách giáo dục, quản lý đào tạo, sử dụng lao động Chương 3: Nội dung giáo dục theo tiếp cận kỹ thuật và công nghệ Chương 4: Phương pháp và hình thức dạy học Chương 5: Phương tiện, thiết bị dạy học Tuy có nhiều cố gắng, nhưng nhóm tác giả chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót trong nội dung và hình thức trình bày. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô và các học viên. 3
  4. 4
  5. MỤC LỤC Chương I KHÁI QUÁT GIÁO DỤC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ.................................................................... 11 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ................................................................................... 11 1.1.1. Nội dung giáo dục kỹ thuật và công nghệ.............................. 11 1.1.2. Cấu trúc quá trình giáo dục....................................................13 1.1.3. Phương pháp giáo dục............................................................15 1.1.4. Hình thức giáo dục.................................................................16 1.1.5. Phát triển năng lực và phẩm chất người học thông qua giáo dục kỹ thuật và công nghệ. ......................................................17 . 1.2. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC.......18 1.2.1. Triết lý giáo dục.....................................................................18 1.2.2. Phương pháp xây dựng chương trình giáo dục......................19 1.3. HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM.............................................21 1.3.1. Giáo dục mầm non.................................................................22 1.3.2. Giáo dục phổ thông................................................................22 1.3.3. Giáo dục nghề nghiệp. ...........................................................23 . 1.3.4. Giáo dục cao đẳng..................................................................24 1.3.5. Giáo dục đại học. ...................................................................24 . 1.3.6. Giáo dục sau đại học..............................................................25 1.4. NỘI DUNG THẢO LUẬN CHƯƠNG 1.........................................26 CHƯƠNG II CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SỬ DỤNG LAO ĐỘNG....................................27 2.1. CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC..............................................................27 2.1.1. Khái quát chính sách về giáo dục...........................................27 2.1.2. Chính sách về đào tạo............................................................29 . 5
  6. 2.1.3. Đổi mới mục tiêu giáo dục.....................................................30 2.1.4. Đổi mới chương trình giáo dục..............................................31 2.1.5. Đổi mới phương pháp – hình thức giáo dục..........................32 . 2.1.6. Xây dựng kế hoạch và phân cấp quản lý trong giáo dục.......33 . 2.1.7. Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục..........................................34 2.2. QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO. ....................................35 . 2.2.1. Chương trình đào tạo và quản lý chương trình đào tạo........35 2.2.2. Xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo........................36 2.2.3. Xây dựng chương trình đào tạo..............................................38 2.2.4. Giám sát thực hiện chương trình đào tạo...............................39 2.2.5. Đảm bảo điều kiện thực hiện chương trình............................40 2.2.6. Đánh giá và hoàn thiện chương trình đào tạo........................42 2.3. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO VÀ PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH.......43 2.3.1. Chương trình khung, chương trình quy định của Bộ.............43 2.3.2. Thực hiện kế hoạch đào tạo. ..................................................45 . 2.3.3. Phân phối chương trình..........................................................48 2.4. SỬ DỤNG LAO ĐỘNG...................................................................49 2.4.1. Mối quan hệ giữa hoạt động đào tạo và thị trường lao động........49 2.4.2. Đánh giá sản phẩm đào tạo....................................................51 2.4.3. Định hướng lao động, hướng nghiệp.....................................52 2.4.4. Thiết bị đào tạo, hướng nghiệp..............................................53 . 2.4.5. Phát triển nguồn nhân lực......................................................53 . 2.5. NỘI DUNG THẢO LUẬN CHƯƠNG 2. .......................................54 . CHƯƠNG III NỘI DUNG GIÁO DỤC THEO TIẾP CẬN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ........................................55 3.1. CẤU TRÚC CÔNG NGHỆ..............................................................55 3.1.1. Khái quát về công nghệ trong giáo dục..................................55 3.1.2. Các thành phần công nghệ và mối quan hệ với dạy học........56 3.1.3. Công nghệ dạy học đảm bảo yếu tố thành công cho quá trình dạy học.....................................................................................59 2.1.4. Công nghệ dạy học và hình thức dạy học......................................59 6
  7. 3.2. CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG........................................................60 3.2.1. Khái quát về công nghệ và đời sống......................................61 3.2.2. Giáo dục dựa trên công nghệ.................................................62 . 3.2.3. Giáo dục thực tiễn đời sống...................................................62 3.3.4. Mối quan hệ khoa học, công nghệ, thực tiễn, giáo dục.........64 3.3.5. Các hình thức dạy học hiện nay.............................................64 3.3. LĨNH VỰC SẢN XUẤT CHỦ YẾU................................................67 3.3.1. Khái quát về những lĩnh vực sản xuất chủ yếu......................67 3.3.2. Môn Công nghệ phổ thông và các lĩnh vực sản xuất.............68 3.3.3. Dạy học lĩnh vực sản xuất chủ yếu........................................70 3.4. THIẾT KẾ VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ.........................................72 3.4.1. Tác động của thiết kế đến kỹ thuật và công nghệ..................72 3.4.2. Tư duy sáng tạo trong thiết kế, đổi mới công nghệ................73 3.4.4. Phương pháp tư duy sáng tạo trong giảng dạy - học tập.........74 3.5. CÔNG NGHỆ VÀ HƯỚNG NGHIỆP.............................................75 3.5.1. Chương trình phổ thông với mục tiêu hướng nghiệp.............75 3.5.2. Nội dung hướng nghiệp. ........................................................77 . 3.5.3. Hình thức, phương pháp hướng nghiệp.................................78 . 3.6. DỰ ÁN KỸ THUẬT........................................................................79 . 3.6.1. Vận dụng dạy học dự án.........................................................79 3.6.2. Xác định mục tiêu dạy học dự án...........................................80 3.6.3. Lập kế hoạch dạy học dự án...................................................82 3.6.4. Thực hiện dự án. ....................................................................82 . 3.6.5. Kết thúc dự án........................................................................84 3.7. NỘI DUNG THẢO LUẬN CHƯƠNG 3.........................................85 CHƯƠNG IV PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC........86 4.1. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC...........................................................86 . 4.1.1. Lựa chọn phương pháp giáo dục............................................86 4.1.2. Các bình diện phương pháp dạy học......................................88 4.1.3. Dạy học khám phá..................................................................89 7
  8. 4.1.4. Dạy học giải quyết vấn đề......................................................89 4.1.5. Dạy học định hướng hoạt động..............................................90 4.2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN ĐẠI.........................................90 4.2.1. Khái quát về hình thức, phương pháp dạy học hiện đại.........90 4.2.2. Dạy học phát triển năng lực học sinh.....................................92 4.2.3. Lý thuyết học tập của phương pháp dạy học hiện đại............93 4.2.4. Học tập trong phương pháp dạy học hiện đại........................95 4.3. DẠY HỌC NỘI DUNG LÝ THUYẾT. ...........................................96 . 4.3.1. Khái quát về dạy học nội dung lý thuyết. ..............................96 . 4.3.2. Mối quan hệ lý thuyết (học tập) và khoa học, thực tiễn.........98 4.3.3. Một số phương pháp dạy học sử dụng cho nội dung lý thuyết............................................................................................98 4.4. DẠY HỌC THUYẾT TRÌNH........................................................100 . 4.4.1. Đặc điểm dạy học thuyết trình.............................................100 4.4.2. Cấu trúc, mối quan hệ các yếu tố của phương pháp thuyết trình.....................................................................................101 4.4.3. Vận dụng phương pháp dạy học thuyết trình vào thực tiễn......... 103 . 4.5. NHÓM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC QUAN....................104 4.5.1. Đặc điểm của dạy học trực quan..........................................104 4.5.2. Thực tiễn và nhận thức.........................................................105 4.5.3. Sử dụng thiết bị trực quan trong dạy học.............................106 4.6. DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT.........................................108 4.6.1. Đặc điểm của dạy học hành.................................................108 . 4.6.2. Dạy học nội dung thực hành kỹ thuật..................................109 4.6.3. Giải pháp thực hiện hiệu quả dạy học thực hành................. 110 4.7. DẠY HỌC TÍCH HỢP................................................................... 112 4.7.1. Quan điểm tích hợp trong dạy học....................................... 112 4.7.2. Chương trình dạy học học tích hợp...................................... 113 4.7.3. Xây dựng nội dung dạy tích hợp.......................................... 115 4.8. NỘI DUNG THẢO LUẬN CHƯƠNG 4....................................... 116 8
  9. CHƯƠNG V PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC................. 117 . 5.1. HỆ THỐNG PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC................... 117 5.1.1. Khái quát phương tiện dạy học............................................ 117 5.1.2. Chức năng của phương tiện dạy học.................................... 118 5.1.3. Đặc tính phương tiện dạy học.............................................. 119 5.2. LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC......................121 5.2.1. Thiết bị dạy học trong trường phổ thông.............................121 . 5.2.2. Nguyên tắc sử dụng thiết bị dạy học....................................122 5.3. PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC................123 5.3.1. Thiết bị dạy học truyền thống..............................................123 5.3.2. Thiết bị dạy học hiện đại......................................................125 5.3.3. Phương tiện giáo dục thời kỳ công nghiệp 4.0. ...................125 . 5.3.4. Trí tuệ nhân tạo trong giáo dục............................................126 . 5.4. TỰ LÀM THIẾT BỊ DẠY HỌC.....................................................131 5.4.1. Khái quát về thiết bị dạy học tự làm....................................131 5.4.2. Ý nghĩa của thiết bị dạy học tự làm.....................................131 5.4.3. Tổ chức tự làm thiết bị dạy học tại trường...........................132 5.5. NỘI DUNG THẢO LUẬN CHƯƠNG 5.......................................133 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................135 9
  10. BẢNG KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ĐDDH Đồ dùng dạy học ĐG Đánh giá trong giáo dục GDPT Giáo dục phổ thông GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên PPDH Phương pháp dạy học PTDH Phương tiện dạy học TBDH Thiết bị dạy học THCS Trường trung học cơ sở THPT Trường trung học phổ thông 10
  11. Chương I KHÁI QUÁT GIÁO DỤC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ Mục tiêu chương 1 Sau khi học xong chương 1, học viên có khả năng: 1. Phân tích cấu trúc hoạt động giáo dục dưới tiếp cận kỹ thuật, công nghệ; Xác định rõ quan điểm, triết lý giáo dục qua các thời kỳ. 2. Thiết lập quy trình xây dựng chương trình giáo dục, đào tạo. 3. Tìm kiếm tài liệu học tập, phối hợp với làm việc nhóm hiệu quả. 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ Kỹ thuật: Ứng dụng các thành tựu của khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Kết quả của nghiên cứu kỹ thuật góp phần tạo ra các sản phẩm mới, công nghệ mới [1]. Công nghệ: Tri thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Công nghệ bao gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ [1]. Giáo dục kỹ thuật và công nghệ: Các hoạt động giáo dục ở góc độ công nghệ/ kỹ thuật nhằm triển khai nội dung dạy học, vận dụng phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện dạy học ở các hình thức dạy học khác nhau. 1.1.1. Nội dung giáo dục kỹ thuật và công nghệ Hiện nay thế giới đang đẩy mạnh số hóa tất cả các lĩnh vực giáo dục, đời sống,... Trong giáo dục, việc số hóa hay quá trình công nghệ, các hoạt động kỹ thuật với nguyên liệu trong chính giáo dục đã diễn ra từ lâu, đã và đang có những kết quả nhất định. Các nguồn dữ liệu thông tin, nội dung kiến thức giáo dục đầu vào được số hóa (thiết kế, sản xuất, xuất bản, lưu trữ) và chuyển giao qua công cụ số nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nhu cầu thông tin và tương tác mạnh cho người học. Giáo dục được 11
  12. phát triển trên nền tảng, công cụ số theo nguyên tắc giàu nội dung, đa định dạng, tương tác mạnh, tái sử dụng, dễ tiếp cận, tra cứu, chia sẻ và đóng góp,… Học liệu số dần trở thành mục tiêu, phương tiện hữu hiệu trong các quá trình giáo dục; quá trình này cũng bao gồm chuyển đổi các năng lực, khả năng con người. Trong học tập những chuyển đổi này được tiến hành thông qua các mô hình, đồng thời có thể xem các hoạt động trí tuệ như quy trình hoạt động của máy tính. Tức là học tập xem như là quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin như là nguyên liệu được xử lý theo những quy trình, công nghệ với các kỹ thuật nhất định. Hình 1.1. Cấu trúc giáo dục kỹ thuật và công nghệ Ở góc độ kỹ thuật và công nghệ (Hình 1.1), giáo dục học sinh hiểu biết về thông tin là kiến thức nền tảng; giúp học sinh xử lý các sự kiện, các dữ liệu là kỹ năng đối diện trực tiếp trong cuộc sống. Trong thời đại thông tin đa chiều, việc tìm kiếm thông tin đáng tin cậy trở thành một công việc cần thiết mà con người cần sự định hướng, cần rèn luyện và được tổ chức như những hoạt động ở trường học. Tổ chức hoạt động giáo dục cần chỉ cho học sinh những thông tin cần tiếp thu, tách thông tin khỏi quá trình công nghệ và kỹ thuật tạo nên thông tin đó. Điều quan trọng là giáo dục học sinh để họ tự mình xác định tính trung thực của thông tin, từ đó tiếp nhận thông tin đảm bảo có giá trị cho việc phát triển năng lực và phẩm chất trong thời đại mới. Bên cạnh đó, học sinh cũng cần giáo dục hiểu biết về phương tiện truyền thông bằng thực hành xác định các phương pháp xuất bản, xác định nguyên liệu và sản phẩm của thông tin. Đó cũng là hoạt động có ý nghĩa để giáo dục cho thế hệ trẻ phân biệt giữa những phương pháp đáng tin cậy và những phương pháp không đáng tin cậy. Cũng giống như kỹ năng khác, hiểu biết về phương tiện truyền thông rất hữu ích để tìm ra sự thật trong một thế giới đa thông tin. Qua đó thế hệ trẻ tìm thấy những nguồn thông tin đáng tin cậy trong cuộc sống của họ. 12
  13. Trong giáo dục, hiểu biết về công nghệ là sự tiến thêm một bước nữa để dạy về các máy móc liên quan đến thời đại thông tin. Khi máy tính, lập trình đám mây và thiết bị di động trở nên quan trọng hơn đối với thế giới, thế giới cần nhiều người hơn để hiểu những khái niệm đó. Kiến thức công nghệ cung cấp cho người học thông tin cơ bản mà họ cần để hiểu các kỹ thuật thực hiện những nhiệm vụ gì và tại sao. Sự hiểu biết này loại bỏ cảm giác sợ công nghệ và sẵn sàng đối diện với nhiệm vụ phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh. Những kiến ​​ thức về công nghệ, kỹ thuật cho thấy những công cụ khai thác nguyên liệu dưới dạng thông tin được hỗ trợ mạnh mẽ đã và đang hoạt động trên thế giới ngày nay và giáo dục không phải ngoại lệ. Qua đó, hoạt động giáo dục kỹ thuật và công nghệ thích nghi với thế giới và làm cho chính hoạt động giáo dục hiệu quả hơn [3]. 1.1.2. Cấu trúc quá trình giáo dục Đổi mới giáo dục nhằm “đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người trong xã hội. Sử dụng phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc”. Dù ở giai đoạn phát triển nào của xã hội thì dạy học, là đặc trưng của hoạt động giáo dục luôn có cấu trúc kỹ thuật thể hiện đặc điểm công nghệ trong chính nó [3]. Và giáo dục kỹ thuật và công nghệ chính là sự thể hiện đặc trưng về yếu tố kỹ thuật và yếu tố công nghệ trong quá trình giáo dục mà nổi bật là hoạt động dạy học. Hình 1.2: Cấu trúc hoạt Hình 1.3: Triển khai quá trình động dạy học giáo dục 13
  14. Dạy học phát triển tác động làm cho cấu trúc của chính nó càng hoàn thiện thành một hệ thống toàn vẹn hơn thể hiện rõ hơn tính công nghệ. Cấu trúc dạy học (công nghệ) là một hệ thống bao gồm các thành tố liên hệ, tương tác với nhau tạo nên chất lượng mới. Ở góc độ dạy học thì cấu trúc bao gồm những thành tố (Hình 1.2): mục tiêu (MT) dạy học, nội dung (ND) dạy học, đánh giá (ĐG) trong dạy học. Dạy học hằng ngày là sự thể hiện giáo viên sử dụng phương pháp (PP), phương tiện (PT), hình thức (HT) dạy học để tác động đến học sinh. Các thành tố này có quan hệ, tác động như các yếu tố của quá trình công nghệ. Trong đó mục tiêu dạy học định hướng cho các thành tố khác trong quá trình này, và mục tiêu cũng được hiện thực hóa bằng nội dung. Người giáo viên với hoạt động dạy (PT, PP, HT) của mình tác động đến “động cơ” của người học để thúc đẩy họ học tập. Sự tác động lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh sẽ tạo nên kết quả dạy – học, hoạt động dạy và học còn chịu sự tác động của môi trường bên ngoài xã hội (kỹ thuật, công nghệ, khoa học, kinh tế, văn hóa,…). Đổi mới giáo dục theo hướng cụ thể hóa mục tiêu (Hình 1.3) là điểm mới của Chương trình giáo dục 2018. Trên cơ sở này giáo viên lựa chọn nội dung dạy học để đáp ứng mục tiêu, do đó sẽ được triển khai bằng các phương tiện khác nhau. Giáo viên lựa chọn hình thức giáo dục phù hợp, từ đó sử dụng phương pháp giáo dục khác nhau. Trên cơ sở đó xây dựng phương án đánh giá phù hợp mục tiêu giáo dục. Một trong những yêu cầu của nội dung giáo dục kỹ thuật và công nghệ là tính thực tiễn. Như vậy, mục tiêu giáo dục phải định hướng cho học sinh lý giải được những vấn đề mang tính thực tiễn ứng dụng khoa học vào cuộc sống và tăng cường hướng nghiệp cho học sinh. Sự bùng nổ thông tin theo sự tiến bộ của khoa học công nghệ ngày càng phát triển ở mức độ rất cao, giáo dục cần theo tiếp cận kỹ thuật và công nghệ để giải quyết vấn đề mâu thuẫn giữa thời gian dạy học và khối lượng thông tin đối với môn học. Ngoài ra cần thiết mô hình hóa, tinh giản hóa nội dung theo hướng những kiến thức cơ bản nhất và vận dụng công nghệ dạy học nhằm chuyển tải khối lượng thông tin một cách đa dạng và hiệu quả. Nội dung giáo dục theo tiếp cận kỹ thuật và công nghệ cần phải đổi mới theo hướng hiện đại phù hợp với sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Trong đó việc đổi mới nội dung giáo dục nhằm giúp cho học sinh tiếp cận với những công nghệ hiện đại và định hướng nhận thức kỹ thuật, chuẩn bị cho việc hòa nhập với sự 14
  15. phân hóa cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.1.3. Phương pháp giáo dục Đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới, việc xây dựng mục tiêu dạy học được đặt ở vị trí hàng đầu, đóng vai trò quyết định trong đảm bảo chất lượng dạy học. Sản phẩm đầu ra hay chất lượng phải được đo bằng mức độ đạt mục tiêu; chất lượng càng cao càng thể hiện sự trùng khớp với mục tiêu đã đề ra. Mục tiêu giáo dục luôn chứa đựng 3 thành tố cơ bản: thành tố hành vi, tức là thành tố thể hiện những hành vi mà người học thực hiện được, cụ thể là những việc mà người học làm được; thành tố thực hiện, biểu hiện khối lượng, mức độ người học thực hiện được hành vi; thành tố điều kiện, những điều kiện, hoàn cảnh để người học thực hiện được hành vi và đạt được mức độ thực hiện. Do đó, giáo viên cần là người tổ chức, hỗ trợ học sinh các hoạt động giáo dục; học sinh tự lực, tích cực lĩnh hội tri thức và hiệu quả giáo dục. Để đạt được điều này người dạy cần kết hợp đa dạng các phương pháp giáo dục, chú trọng các phương pháp phát huy tích tích cực, giải quyết vấn đề thực tiễn, làm việc nhóm. Giáo dục bằng phương pháp tích cực và khi đánh giá học sinh cần dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn. Giáo dục tiếp cận ở góc độ kỹ thuật và công nghệ thể hiện phương pháp dạy học tích cực, sự thể hiện này có điểm chung là cách thức hoạt động để đạt mục tiêu, nhiệm vụ dạy học. Nếu như phương pháp dạy học được coi là cách chiếm lĩnh mục tiêu dạy học thì giáo dục kỹ thuật và công nghệ lại đảm bảo cho cách chiếm lĩnh đó được thực hiện hiệu quả. Hoặc dạy học có thể đạt được những kết quả tương tự trong những hoàn cảnh dạy học thay đổi; trường hợp này có thể xem là sự thay đổi nguyên liệu và quy trình công nghệ. Ở góc độ kỹ thuật, quan điểm coi dạy học là công nghệ, nói cách khác là công nghệ sư phạm như cách triển khai các phương pháp dạy học hiện đại; đó thực chất là việc thực hiện quy trình nhất quán với kỹ thuật được quy trình hóa mà ngày nay được vận dụng khá phổ biến. Giáo dục kỹ thuật và công nghệ mang nặng dấu ấn cá nhân, tài năng sư phạm và nhân cách của chủ thể thực hiện, quyết định đến việc xây dựng mục tiêu, dự báo kết quả, kể cả việc lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp, hình thức kiểm tra, đánh giá... Như vậy có thể coi kỹ thuật là phương pháp 15
  16. dạy học hay kỹ thuật thực hiện phương pháp giáo dục theo những quy trình công nghệ nhất quán. 1.1.4. Hình thức giáo dục Giáo dục kỹ thuật và công nghệ có sự trợ giúp của máy tính và mạng Internet hiện nay đã làm thay đổi căn bản vai trò, vị trí của người thầy và học sinh. Vị trí trung tâm của người thầy được chuyển thành vị trí trung tâm của học sinh trong quá trình giáo dục. Giáo dục kỹ thuật và công nghệ là hình thức cho người thầy tối ưu hóa quá trình giáo dục bằng việc thúc đẩy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Cụ thể: - Tăng cường tính phân hoá, cá thể hoá. Giáo dục cá nhân hóa học sinh thông qua hoạt động tương tác, cộng tác, chú ý đến những yêu cầu, nguyện vọng, năng lực, tốc độ học của cá nhân...; - Tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Học sinh được khám phá, tìm tòi, xây dựng kiến thức mới, đặt ra các vấn đề, tình huống và cách giải quyết các vấn đề đặt ra...; - Tăng cường cơ hội đánh giá và tự đánh giá cho học sinh. Tăng cường khả năng điều hành quản lý các hoạt động giáo dục của học sinh. Học sinh chính là chủ thể xuất phát và phản hồi thường xuyên của quá trình giáo dục. Hoạt động giáo dục truyền thống được tiến hành với hình thức chủ yếu là giáp mặt, đảm bảo cho quá trình dạy học được thực hiện cùng lúc, cùng nơi, cùng nhau giữa người dạy và người học. Giáo dục kỹ thuật và công nghệ với ý nghĩa ứng dụng các công nghệ mới cho phép quá trình giáo dục thực hiện theo nguyên tắc không cùng lúc, không cùng tại một thời điểm và điều quan trọng hơn là khả năng tương tác đa chiều giữa người thầy - học sinh được tăng cường mạnh mẽ. Hình thức tổ chức giáo dục kỹ thuật và công nghệ thường được gọi là giáo dục kết nối. Học sinh có thể ở mọi nơi, mọi lúc, học bất kỳ cái gì, học với bất kỳ ai và tương tác trực tiếp với thông tin nội dung giáo dục, thông tin tri thức cần học. Giáo dục kỹ thuật và công nghệ nhằm tạo môi trường học tập thuận lợi, tăng cường cơ hội, năng suất học tập cho học sinh; thể hiện đặc trưng giáo dục bằng chính các hoạt động được giáo dục của học sinh, xây dựng môi trường giáo dục mang tính xã hội, trao đổi cộng đồng, nhóm học tập... Ngày nay, hình thức dạy học đặc trưng trong giáo dục kỹ thuật công 16
  17. nghệ được thể hiện ở các lớp học ảo, trường học “không tường”, xuyên quốc gia, không biên giới, người học, người dạy không quốc tịch... đã khiến cho hình thức các hoạt động giáo dục thay đổi căn bản về chất, làm cho quá trình giáo dục trở về đúng với bản chất tăng cường thông tin, xử lý thông tin, hoạt động thiết kế và sáng tạo công nghệ. 1.1.5. Phát triển năng lực và phẩm chất người học thông qua giáo dục kỹ thuật và công nghệ Định hướng đổi mới giáo dục của Việt Nam, bao gồm đổi mới chương trình giáo dục và sách giáo khoa: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Với mục tiêu hình thành năng lực cho người học thì khi thiết kế các hoạt động giáo dục cần thể hiện được yêu cầu năng lực cần đạt và cần được mô tả chi tiết; đồng thời có thể đánh giá được, thể hiện được mức độ tiến bộ của học sinh. Do đó thiết kế nội dung dạy học cần gắn với các tình huống thực tiễn, tập trung vào những nội dung cốt lõi, lựa chọn những nội dung nhằm đạt được năng lực đầu ra của chương trình [1]. Giáo dục kỹ thuật và công nghệ thể hiện hoạt động giáo dục chú trọng các tri thức thông tin và đặc biệt nhấn mạnh các kỹ năng (kỹ thuật, công nghệ) chuyên môn. Tổ chức hoạt động giáo dục qua đó giúp học sinh biết lập kế hoạch làm việc, kế hoạch học tập, lựa chọn các phương pháp tiếp nhận thông tin; đồng thời phát triển cho học sinh kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, trình bày thông tin. Giáo dục kỹ thuật và công nghệ hình thành cho người học năng lực sử dụng, tương tác phương tiện thông tin, công cụ; phát triển ở học sinh khả năng sử dụng, tương tác ngôn ngữ, ký hiệu và văn bản. Tổ chức giáo dục qua dạy học thực hành để phát triển khả năng sử dụng tương tác tri thức và thông tin, khả năng sử dụng tương tác các công nghệ. Qua đó người học có thể hiểu mỗi hệ thống kỹ thuật và tại bất kỳ quá trình hành động định hướng kỹ thuật đều phục vụ một mục đích cụ thể và đòi hỏi nguồn lực nhất định. Giáo dục kỹ thuật và công nghệ thể hiện tính kỹ thuật và tính hệ thống trong các quy trình tổ chức hoạt động giáo dục, mang dáng dấp như hệ thống kỹ thuật biến đổi vật liệu, năng lượng hay thông tin. Tuy nhiên cần cho học sinh hiểu về thông tin và sự chuyển hóa đều bắt nguồn từ vật liệu, năng lượng hoặc thông tin được biến dạng, biến đổi, lưu trữ hoặc vận chuyển. Giáo dục cần chỉ rõ con người và công nghệ 17
  18. luôn tạo thành một thể thống nhất, một hệ thống kỹ thuật - xã hội. Giáo dục kỹ thuật và công nghệ phát triển năng lực và phẩm chất người học là cho học sinh trải nghiệm thông tin theo tiếp cận phát triển, làm rõ sự phát triển là một quá trình thay đổi của công nghệ do con người tạo ra và tác động. Song song với dạy các kỹ năng chuyên môn là giáo dục phẩm chất người học, tạo điều kiện cho sự hiểu biết về phương diện xã hội, cách ứng xử, tinh thần trách nhiệm và khả năng giải quyết xung đột. Trên cơ sở thông tin và xử lý thông tin, giáo dục kỹ thuật và công nghệ cũng như hoạt động giáo dục nói chung tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá điểm mạnh và yếu, có thái độ tự trọng, trân trọng các giá trị, các chuẩn đạo đức, các giá trị văn hoá; tổ chức dạy học đề cao hoạt động tương tác trong các nhóm, khả năng duy trì các mối quan hệ tốt với những người khác. Khả năng hợp tác, khả năng giải quyết các xung đột là những phẩm chất cần thiết trong môi trường làm việc hiện đại mà ban đầu được thể hiện trong các hoạt động giáo dục kỹ thuật và công nghệ. 1.2. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC Triết lý giáo dục là quan điểm, tư tưởng chủ đạo, cốt lõi của hoạt động giáo dục mà chủ thể hoạt động đề ra nhằm định hướng cho con người hành động. Câu hỏi chung nhất mà triết lý giáo dục phải trả lời là hoạt động dạy học nhằm mục đích gì? nền giáo dục muốn đào tạo ra con người như thế nào? Xây dựng chương trình là một quá trình xác định mục đích và các mục tiêu giáo dục dựa trên triết lý giáo dục từ đó sắp xếp các nội dung giáo dục, lập kế hoạch giáo dục và đánh giá kết quả học... nhằm đạt được những kinh nghiệm mà người học cần có sau khóa học. 1.2.1. Triết lý giáo dục Giáo dục nhân văn (Wilhelm von Humboldt) với triết lý giáo dục phổ thông cho mọi người trước hoạt động nghề nghiệp gồm sự thống nhất trong 3 bậc học tiểu học, trung học, đại học. Đây là triết lý đòi hỏi nền giáo dục phát triển cá nhân với nhiệm vụ của giáo dục giúp con người phát triển toàn diện. Triết lý giáo dục định hướng cuộc sống. Giáo dục có nhiệm vụ 18
  19. chuẩn bị cho con người giải quyết các tình huống của cuộc sống. Do đó giáo dục đề cao “học để để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để trưởng thành”. Triết lý giáo dục Việt Nam thời phong kiến là “học để làm quan”; thời thực dân Pháp thống trị là “học để làm công chức” phục vụ chính quyền thuộc địa; thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đến trước công cuộc Đổi mới là “con ngoan trò giỏi”. Tiếp theo giáo dục Việt Nam với triết lý “nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” để xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hiện nay, triết lý giáo dục được thể hiện qua các thành tố quan trọng như mục tiêu, nguyên lý giáo dục, trong đó mục tiêu giáo dục được thể hiện thống nhất trong chương trình giáo dục mới là “giáo dục nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học”. 1.2.2. Phương pháp xây dựng chương trình giáo dục Chương trình giáo dục là hệ thống những hoạt động giáo dục và đào tạo ở các cơ sở giáo dục trong một thời gian xác định. Chương trình giáo dục mô tả mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục tương ứng với một trình độ xác định, nội dung đào tạo với độ rộng và độ sâu tương ứng với chuẩn đầu ra, phương pháp đào tạo. Chương trình giáo dục bao gồm cả hình thức tổ chức dạy học, các phương pháp, phương tiện, công cụ dạy học phù hợp và cả hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo. Có rất nhiều phương pháp xây dựng chương trình giáo dục, một trong số đó, phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay ở các nước có nền giáo dục tiên tiến là phương pháp sơ đồ ngược để xây dựng chương trình giáo dục. Trong phương pháp này, yếu tố xuất phát, tiền đề của chương trình giáo dục được bắt nguồn từ bối cảnh thời đại và tình hình của thế giới, đã đặt ra cho các quốc gia những nhu cầu xây dựng đất nước. Từ những bối cảnh đưa đến việc xây dựng đất nước, từ đó dẫn đến những đòi hỏi nhu cầu phát triển nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực quốc gia đặt cho giáo dục, đào tạo mục tiêu giáo dục cụ thể; nguồn nhân lực với các tiêu chí, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực. Trên cơ sở những tiêu chuẩn về năng lực và phẩm chất người học đi đến xác định nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá. 19
  20. Hình 1.4: Xây dựng chương Hình 1.5: Phương pháp RIA trình theo sơ đồ ngược Một phương pháp khác về xây dựng chương trình, khá phổ biến là phương pháp RIA với RIA là vòng tròn những tác động từ những chính sách của nhà nước đến giáo dục. Trên cơ sở đánh giá tác động của những hoạt động giáo dục để ban hành chính sách. Việc thực thi chính sách giáo dục được giám sát, đánh giá và để đưa ra chính sách mới. Phương pháp DACUM xây dựng chương trình đào tạo áp dụng trong lĩnh vực đào tạo nghề. DACUM được viết tắt từ cụm từ Develop A Curriculum. Đây là phương pháp phát triển các chương trình dạy nghề dựa trên việc mô tả và phân tích công việc. Các trường nghề với việc áp dụng phương pháp này có thể trả lời chính xác câu hỏi nên dạy những gì cho người học để đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Triết lý của phương pháp DACUM là những người công nhân lành nghề có thể mô tả nghề của họ chính xác hơn bất kỳ ai khác; nghề được mô tả từ những công việc mà các công nhân lành nghề của nghề đó thực hiện; mọi công việc đều đòi hỏi những kiến thức, kỹ năng, dụng cụ và thái độ nhất định để có thể thực hiện được. Trên cơ sở tiếp cận đó, tiến hành phân tích nghề để làm cơ sở cho việc thiết kế nội dung chương trình đào tạo. Mỗi nghề nhất định sẽ bao gồm những nhiệm vụ cụ thể. Trong mỗi nhiệm vụ sẽ có những công việc phải thực hiện. Tương ứng với mỗi công việc, người được đào tạo cần phải có kiến thức, kỹ năng, thái độ, phương tiện, dụng cụ nhất định để đảm bảo thực hiện tốt. Phương pháp phát triển chương trình đào tạo theo CDIO (Conceive- Design- Implement-Operate). Thực chất của phương pháp là đề xuất 4 năng lực đầu ra mà bất cứ kỹ sư ngành kỹ thuật nào cũng cần phải đạt được: 1) Năng lực hình thành ý tưởng sáng tạo các sản phẩm mới; 2) Năng lực thiết kế các ý tưởng đó thành các bản thiết kế; 3) Năng lực triển khai các bản thiết kế 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2