intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Hàn MIG/MAG cơ bản (Nghề: Hàn) - CĐ Cơ Điện Hà Nội

Chia sẻ: Bachtuoc999 Bachtuoc999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:31

63
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Hàn MIG/MAG cơ bản (Nghề: Hàn) với mục tiêu giúp các bạn trình bày chính xác cấu tạo và nguyên lý làm việc của thiết bị hàn MAG. Giải thích đầy đủ thực chất, đặc điểm, công dụng của phương pháp hàn. Nhận biết đúng các loại vật liệu dùng trong công nghệ hàn MIG, MAG. Vận hành, sử dụng thành thạo các loại thiết bị dụng cụ hàn MIG, MAG.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Hàn MIG/MAG cơ bản (Nghề: Hàn) - CĐ Cơ Điện Hà Nội

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN HÀ NỘI GIÁO TRÌNH  MÔN HỌC/MÔ ĐUN: HÀN MIG, MAG CƠ BẢN NGÀNH/NGHỀ: HÀN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số:        /QĐ­CĐCĐ­ĐT   ngày…….tháng….năm ................... của Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội) 1
  2. Hà Nội, năm 2017 2
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN            Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể  được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và  tham khảo.       Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh  doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 3
  4. LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề  đã có những bước tiến vượt bậc cả  về  số  lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ  đào tạo nguồn nhân  lực kỹ  thuật trực tiếp đáp  ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự  phát triển của  khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo nói chung và ngành  Hàn ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình khung nghề  hàn đã được xây dựng trên cơ  sở  phân tích  nghề, phần kỹ  thuật nghề  được kết cấu theo các môđun. Để  tạo điều kiện   thuận lợi cho các cơ  sở  dạy nghề  trong quá trình thực hiện, việc biên soạn  giáo trình kỹ thuật nghề theo theo các môđun đào tạo nghề  là cấp thiết hiện  nay. Mô đun 17: Hàn  MIG/MAG cơ bản  là mô đun đào tạo nghề được biên  soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực   hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu công nghệ  hàn trong và  ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất.  Mặc dù có rất nhiều cố  gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm  khuyết,  rất mong nhận được sự  đóng góp ý kiến của độc giả  để  giáo trình   được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2017 Giáo viên biên soạn Chủ biên: Th. S. Tạ Văn Sơn.  1. K. sư: Đỗ Quang Khải. 2. K. sư: Phạm Quang Tuấn. 4
  5. MỤC LỤC TRANG Lời giới thiệu 2 Mục lục 3 Chương trình mô đun hàn Mig, Mag cơ bản            Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun 4            Mục tiêu của mô đun 4            Nội dung mô đun 4 Nội dung chi tiết mô đun Bài 1: Những kiến thức cơ bản khí hàn MAG. 8 Bài 2: Vận hành máy hàn MAG 2 Bài 3: Hàn liên kết góc thép các bon thấp – vị trí hàn (1F) 8 Bài 4: Hàn giáp mối thép các bon thấp ­ Vị trí hàn (1G) 22 Bài 5: Hàn liên kết góc thép các bon thấp – vị trí hàn (2F) 8 Bài 6: Hàn liên kết góc thép các bon thấp vị trí hàn 3F 8 Kiểm tra kết thúc mô đun                                                       4 Tài liệu tham khảo 5
  6. TÊN MÔ ĐUN: HÀN MAG CƠ BẢN I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: ­ Vị trí: Mô đun này được bố  trí sau khi học xong hoặc học song song  với các môn học MH07­ MH12 và MĐ13 – MĐ16. ­ Tính chất của môđun: Là mô đun chuyên ngành bắt buộc. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:        ­ Trình bày chính xác cấu tạo và nguyên lý làm việc của thiết bị hàn MAG. ­ Giải thích đầy đủ thực chất, đặc điểm, công dụng của phương pháp   hàn ­ Nhận biết đúng các loại vật liệu dùng trong công nghệ  hàn MIG,  MAG. ­ Vận hành, sử  dụng thành thạo các loại thiết bị  dụng cụ  hàn MIG,  MAG. ­ Chọn chế độ hàn phù hợp với chiều dày và tính chất của vật liệu.  ­ Hàn các mối hàn cơ  bản  ở  vị  trí hàn 1G, 1F, 2F, 3F đảm bảo yêu cầu kỹ  thuật. ­ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác, trung thực của Học sinh.  III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số Thời gian TT Tên các bài trong mô đun Tổn Lý  Thực  Kiể g số thuyế hành m  t tra* Những   kiến   thức   cơ   bản   khí   hàn  1 8 8 MIG, MAG. 2 Vận hành máy hàn MIG, MAG 2 1 1 Hàn liên kết góc thép các bon thấp –  3 8 2 5 1 vị trí hàn (1F)  Hàn giáp mối thép các bon thấp ­ Vị  4 22 2 19 1 trí hàn (1G) Hàn liên kết góc thép các bon thấp –  5 8 2 5 1 vị trí hàn (2F)  Hàn liên kết góc thép các bon thấp –  6 8 2 5 1 vị trí hàn (3F)  6
  7. Số Thời gian TT Tên các bài trong mô đun Tổn Lý  Thực  Kiể g số thuyế hành m  t tra* 7 Kiểm tra kết thúc Mô đun 4 4 Cộng 60 17 35 8 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN KHI HÀN MAG I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: ­ Trình bày được nguyên lý, công dụng của phương pháp hàn MAG; ­ Trình bày được đầy đủ các loại khí bảo vệ và các loại dây hàn; ­ Liệt kê được các loại dụng cụ, thiết bị dùng trong công nghệ hàn MAG; ­ Nhận biết được các khuyết tật trong mối hàn khi hàn MAG;  ­ Trình bày được các  ảnh hưởng của quá trình hàn hồ  quang tới sức khoẻ  công  nhân hàn;     ­ Tuân thủ quy định về an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng.                     II.Nội dung  1. Nguyên lý và phạm vi ứng dụng của phương pháp hàn MAG. 1.1.  Nguyên lý hoạt động: ­ Hàn MIG/MAG là phương pháp hàn nóng chảy bằng phương pháp  hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ. Nguồn nhiệt được cung cấp bởi  hồ quang tạo ra giữa điện cực nóng chảy và vật hàn. Hồ quang và kim loại  nóng chảy được bảo vệ khỏi tác dụng của không khí ở  môi trường xung  quanh bởi một loại khí hoặc hỗn hợp khí trơ hoặc khí hoạt tính cacbonic. ­ Nguồn điện được cung cấp bởi bộ phận biến thế hàn, một đầu được  nối với chi tiết, đầu còn lại nối với dây hàn thông qua kẹp tiết điện  ở  đầu  mỏ. Hồ  quang cháy giữa dây hàn và vật hàn, bể  hàn được bảo vệ  bằng   7
  8. nguồn khí đóng chai thông qua hệ thống ống dẫn và van được phun ra ở đầu  mỏ. ­ Dây hàn được đóng thành cuộn lớn đặt trong máy hàn và chuyển ra  liên tục nhờ hệ thống đẩy dây vì vậy quá trình hàn được liên tục ­ Hàn hồ  quang bằng điện cực nóng chảy trong môi trường khí hoạt  tính được gọi là phương pháp hàn MAG có những đặc điểm như sau: + CO2 là loại khí dễ kiếm, dễ sản xuất và giá thành thấp. + Năng suất hàn cao gấp 2,5 lần so với hàn hồ quang tay. + Tính công nghệ của hàn MAG cao hơn so với hàn hồ quang dưới lớp   thuốc vì nó có thể tiến hành ở mọi vị trí trong không gian khác nhau. + Chất lượng mối hàn cao, sản phẩm hàn ít bị cong vênh do tốc độ hàn   lớn. Nguồn nhiệt tập trung, hiệu suất sử  dụng nhiệt lớn, vùng  ảnh hưởng  nhiệt hẹp. + Điều kiện lao động được cải thiện tốt hơn so với hàn hồ quang tay và trong  quá trình hàn không phát sinh khí độc. 1.2. Phạm vi ứng dụng. Hàn hồ quang nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ chiếm một vị trí  rất quan trọng trong nền công nghiệp hiện đại. Nó không những có thể  hàn  các loại thép kết cấu thông thường mà còn có thể hàn các loại thép không gỉ,   thép chịu nhiệt, thép bền nóng, các hợp kim đặc biệt, các hợp kim nhôm,  Magiê, Niken, Đồng và các hợp kim có áp lực hoá học mạnh với với Ôxy.  Phương pháp hàn này có thể  sử dụng hàn được ở mọi vị trí trong không gian.  Chiều dày vật hàn từ 0,6 ÷ 4,8 mm thì chỉ cần hàn một lớp mà không phải vát  mép. Từ  1,6 ÷ 10mm thì hàn một lớp có vát mép. Từ  3,2 ÷ 25 mm thì hàn  nhiều lớp. ­ Tuỳ  theo loại khí   hoặc hỗn hợp khí được sử  dụng trong   hàn hồ  quang bán tự động người ta phân thành các loại như sau: +Hàn MIG (Metal Inert Gas) khí sử  dụng là khí trơ  Acgôn hoặc Hêli.  Phương pháp này thông thường dùng để hàn thép không gỉ, hàn nhôm và hợp  kim nhôm, hàn đồng và hợp kim đồng. +Hàn   MAG   (Metal   Active   Gas)   khí   sử   dụng   là   khí   hoạt   tính   CO2  phương pháp này thường dùng để hàn thép các bon và thép hợp kim thấp.      2. Vật liệu hàn  MAG. 2.1. Các loại khí hàn. Khí CO2 và hỗn hợp khí bảo vệ: ­ Khí CO2 được dùng rộng rãi để  hàn thép các bon và thép hợp kim  thấp, giá thành thấp, mối hàn  ổn định, cơ  tính của lien kết hàn đạt yêu cầu,  8
  9. tốc độ hàn cao, độ ngấu sâu. Nhược điểm của khí CO2 là khi hàn gây bắn tóe   kim loại lỏng. Bảng 2– 2 giới thiệu một số loại khí và hỗn hợp khí bảo vệ  thường dùng để hàn các vật liệu cơ bản khác nhau: Khí bảo vệ Kim loại cơ bản Ar (He) Kim loại và hợp kim phi sắt thép Ar + 1% O2 Thép Ostennit Ar + 2% O2 Thép Ferit (hàn đứng từ trên xuống) Ar + 5% O2 Thép   Ferit   (hàn   tấm   mỏng,   hàn   đứng   từ   trên  xuống) Ar + 20% CO2 Thép Ferit và Ostennit (hàn ở mọi vị trí) Ar + 15% CO2 + 5% O2 Thép Ferit (hàn ở mọi vị trí) 2.1. Các loại dây hàn. Trong hàn MIG, MAG dây hàn thường được chế  tạo thành cuộn có  trọng lượng từ 15÷20 kg, có đường kính dây từ 0,8 ÷ 2,4mm và đảm bảo đáp  ứng các tính chất của mối hàn yêu cầu. Sự   ổn định của quá trình hàn cũng  như chất lượng của liên kết hàn phụ thuộc nhiều vào tình trạng bề mặt của   dây hàn. Chính vì vậy mà các nhà chế  tạo dây hàn hiện nay thường mạ  lên  dây một lớp đồng hoặc thiếc. Mục đích để  nâng cao chất lượng bề  mặt và   khả  năng chống gỉ, đồng thời nâng cao khả  năng tiếp điện trong quá trình  hàn.  Hình 2. Dây hàn. 3. Thiết bị dụng cụ hàn MAG. 3.1. Thiết bị hàn. ­ Thiết hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ  gồm: nguồn điện hàn, cơ  cấu cấp dây hàn tự  động, mỏ  hàn, chai chứa khí  9
  10. bảo vệ kèm theo đồng hồ, lưu lượng kế và van khí, các đường ống dẫn khí,   dây hàn và cáp điện.  ­ Nguồn điện hàn thông thường là nguồn điện hàn một chiều DC, trong  các máy hàn MIG/MAG hiện nay hầu hết đều có núm đặt chương trình hàn.   Mỗi chương trình hàn ứng với một phương pháp hàn, một loại và một cỡ dây  cụ  thể. Tùy theo nhiệm vụ  hàn mà chọn chương trình phù hợp để  đảm bảo  quá trình hàn được ổn định và đạt chất lượng cao nhất. ­ Hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật máy hàn MIG/MAG thế  hệ mới đều sử dụng nguồn hàn Inverter, điều khiển số, rất gọn nhẹ và có  thể cài đặt chương trình tùy theo người sử dụng. 3.2. Dụng cụ hàn. 4. Đặc điểm công dụng của hàn MAG. 4.1. Đặc điểm. ­ Hàn hồ  quang bằng điện cực nóng chảy trong môi trường khí hoạt  tính được gọi là phương pháp hàn MAG có những đặc điểm như sau: + CO2 là loại khí dễ kiếm, dễ sản xuất và giá thành thấp. + Năng suất hàn cao gấp 2,5 lần so với hàn hồ quang tay. + Tính công nghệ của hàn MAG cao hơn so với hàn hồ quang dưới lớp   thuốc vì nó có thể tiến hành ở mọi vị trí trong không gian khác nhau. + Chất lượng mối hàn cao, sản phẩm hàn ít bị cong vênh do tốc độ hàn   lớn. Nguồn nhiệt tập trung, hiệu suất sử  dụng nhiệt lớn, vùng  ảnh hưởng  nhiệt hẹp. 10
  11. + Điều kiện lao động được cải thiện tốt hơn so với hàn hồ quang tay và trong  quá trình hàn không phát sinh khí độc. 4.2. Công dụng. ­ Tuỳ  theo loại khí   hoặc hỗn hợp khí được sử  dụng trong   hàn hồ  quang bán tự động người ta phân thành các loại như sau: +Hàn MIG (Metal Inert Gas) khí sử  dụng là khí trơ  Acgôn hoặc Hêli.  Phương pháp này thông thường dùng để hàn thép không gỉ, hàn nhôm và hợp  kim nhôm, hàn đồng và hợp kim đồng. +Hàn   MAG   (Metal   Active   Gas)   khí   sử   dụng   là   khí   hoạt   tính   CO2  phương pháp này thường dùng để hàn thép các bon và thép hợp kim thấp. 5. Các khuyết tật của mối hàn. 5.1.Nứt nóng:  ­ Do dòng điện hàn quá cao cùng với sự dịch chuyển của giọt kim loại   vào vũng hàn dưới dạng phun, chiều sâu ngấu quá lớn cùng với mối hàn hẹp. 5.2.Rỗ khí: ­ Do lưu lượng khí quá cao hoặc quá thấp, ống phun khí bị tác hoặc bị bám   nhiều sỉ hàn, đường ống dẫn khí bị thủng, làm việc trong điều kiện bị gió lùa  ­ Khoảng cách từ   ống phun khí đến bề  mặt vật hàn quá cao, bề  mặt   hàn bị bẩn, dính dầu mỡ, gỉ, sơn... ­ Dây hàn bị gỉ, bị ẩm 5.3 Không thấu: ­ Dòng điện quá thấp, rãnh hàn quá hẹp, mép cùn quá dày, khe hở  hàn  quá hẹp bép hàn bị mòn tiếp xúc không tốt dẫn đến hồ quang không đều  ­ Tốc  độ  cấp dây hàn không đều, kỹ  thuật hàn kém, mối hàn ghép  không đối xứng. 5.4.Cháy chân: ­  Tốc độ  hàn quá cao, dòng điện hàn lớn, góc độ  mỏ  hàn sai, khi dao  động không có điểm dừng ở hai biên. 5.4 Bắn tóe:  11
  12. ­ Kỹ thuật dao động không tốt, điện áp hàn quá cao, tốc độ cấp dây quá lớn,  vật hàn bị han gỉ. 6. Những ảnh hưởng tới sức khoẻ của người công nhân khi hàn  MAG. ­ Khi hàn, cắt  ở  vùng dính dầu mỡ  hoặc sơn. Nhiệt của hồ quang làm  cho các chất này cháy sinh ra hơi độc và các khí gây kích thích da. ­ Khi làm việc  ở những nơi kín, chật hẹp cần được thông gió tốt hoặc   phải sử dụng bình thở. - Do có dòng khí bảo vệ mối hàn trong quá trình hàn khí bảo vệ cháy   kết hợp với các thành phần khói trong kim loại bốc lên khi hàn. Người thợ  khi làm việc hít phải nhiều sẽ gây ngạt thở. - Trong quá trình hàn phát sinh tia hồ quang với nhiết lượng lớn và các   tia bức xạ có thể gây hại cho mắt và da người. Tiếng ồn trong quá trình làm  việc có thể  gây hại cho tai, nhiệt độ  cao sẽ  làm cho khu vực làm việc nóng   lên làm cho người thợ  hàn mệt mỏi, mất nước nhiều đặc biệt khi làm việc   dưới thời tiết nắng nóng.  BÀI 2: VẬN HÀNH MÁY HÀN MAG I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: ­ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của thiết bị hàn MAG; ­ Vận   hành,   sử   dụng   được   thành   thạo   các   loại   máy   hàn,   dụng   cụ   hàn  MAG; ­ Chọn được chế độ hàn ( Đường kính dây hàn, cường độ dòng điện, điện  thế hồ quang, tốc độ hàn, lưu lượng khí bảo vệ) phù hợp với chiều dày  và tính chất của vật liệu; ­ Thực hiện được các tư  thế  thao tác hàn (Cầm mỏ  hàn, ngồi hàn) đúng  quy định thoải mái tránh gây mệt mỏi; ­ Gây được hồ quang và duy trì sự cháy của cột hồ quang ổn định; ­  Tuân thủ quy định về an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng.  II.Nội dung  1. Cấu tạo, nguyên lý, vận hành và sử dụng, bảo quản máy hàn của máy hàn  MAG. 1.1. Cấu tạo, nguyên lý. 12
  13. Trong đó: (1) Cáp nối nguồn (2) Chỉnh lưu hàn (3) Cuộn dây hàn (4) Thiết bị chuyển dây (5) Chai khí bảo vệ (6) Đồng hồ giảm áp với bộ phận đo lưu lượng khí (7) Van khí điện từ (8) Cáp công tắc (9) Dây hàn (10) Ống dẫn khí bảo vệ (11) Dây dẫn điện hàn (12) Công tắc tắt mở mỏ hàn (13) Dây dẫn điện kẹp mát ­ Dây hàn  được cuộn trên tang quay (3), cặp con lăn (4) ép tỳ dây hàn xuống  nhờ vít điều chỉnh lực xiết (khung ép). Khi hồ quang hàn xuất hiện giữa đầu mút dây  hàn với vật hàn đồng thời van khí điện từ (7) mở, hồ quang được bảo vệ bằng luồng  khí bảo vệ thông qua đầu phun của mỏ hàn. 13
  14. 1.2. Vận hành máy hàn. ­ Máy hàn MIG, MAG có rất nhiều chủng loại, tuy nhiên nguyên lý của  chúng đều giống nhau. Do đó khi vận hành cần tuân thủ các trình tự sau đây: ­ Nối cáp, định vị  vật hàn, kiểm tra các đầu nối cáp điện đầu vào cấp   điện cho máy hàn. Cực (+) đầu ra của máy hàn nối với bộ phận đẩy dây, cực   (­) nối với vật hàn, kiểm tra tất cả  các đầu nối dây tới máy hàn đảm bảo   chắc chắn chúng ở chế độ làm việc tốt nhất. ­ Kiểm tra đầu nối ống dẫn khí, cáp điện nối ra công tắc mỏ hàn  ­ Bật nguồn điện hàn “ON”, điều chỉnh các thông số đầu ra như tốc độ  cấp dây, điện áp hàn, lưu lượng khí bảo vệ 2.3. Bảo quản máy hàn: ­ Bảo quản, vệ  sinh lau chùi thiết bị  là công việc bắt buộc phải thực   hiện sau mỗi ngày làm việc. Trong khi làm  việc ta cần chú ý một số các yếu tố sau: + Bảo quản  ống tiếp điện: Hồ  quang  sẽ   không   ổn   định   khi   ống   tiếp   điện   và  đường kính dây hàn không khớp nhau (lỗ  bị  mòn,  ô  van)   nếu  không  được thay  thế  kịp  thời nó sẽ   ảnh hưởng đến chất lượng của   quá trình hàn. + Kiểm tra vòi phun: Khi hàn các hạt kim loại bắn tóe sẽ bám dính vào trong  miệng phun nếu không vệ sinh thường xuyên kim loại bám nhiều khí bảo vệ  sẽ không thể phun ra từ miệng phun đều đặn dẫn tới bọt khí hoặc lỗ hơi  trong kim loại mối hàn có thể xuất hiện. Mỏ hàn có thể bị cháy do sự cách ly  giữa miệng phun và thân mỏ hàn không tốt, khí bảo vệ phun không đều đặn  từ miệng phun do vòi phun bị vỡ cần phải thay thế kịp thời. 2. Gây và duy trì hồ quang 14
  15. 2.1.Tư thế thao tác hàn.  Sau khi kiểm tra máy đảm bảo yêu  cầu và hoạt động tốt tiến hành thao tác  theo một số trình tự sau: ­ Cắt dây hàn và điều chỉnh cho đầu  dây hàn nhô ra ngoài miệng đầu phun khí  một khoảng từ 10 ÷ 15 mm. ­ Lựa chọn chế độ hàn: Tốc độ cấp  dây, điện áp hàn, lưu lượng khí ­ Điều chỉnh mỏ hàn để dây hàn vuông góc với bề mặt vật hàn  ­ Dùng tay phải hoặc tay trái (tay  thuận) cầm mỏ hàn giữ cho khoảng cách  dây hàn nhô ra và góc độ mỏ hàn không  thay đổi, đầu dây hàn cách bề mặt vật hàn  một khoảng từ 0,5 ÷ 1 mm ­ Gây hồ quang bằng cách bấm công tắc mỏ hàn ­ Trong khi gây hồ  quang phải  giữ cho khoảng cách đầu dây hàn nhô  ra   không   đổi,   kiểm   tra   chế   độ   hàn  bằng cách quan sát số  chỉ  trên đồng  hồ Ampe kế và Vôn kế ­ Ngắt hồ quang bằng cách nhả  công tắc mỏ hàn 15
  16. ­ Điều chỉnh chế  độ  hàn có thể  tra bảng hoặc theo kinh nghiệm bằng   cách nghe tiếng cháy re re và giòn của hồ quang. 2.2. Chọn chế độ hàn a. Dòng điện hàn:  Được chọn phụ  thuộc vào đường kính của dây hàn, dạng dịch chuyển  kim loại lỏng và chiều dày của lien kết hàn. Với nguồn hàn có đặc tính ngoài  cứng(điện áp không đổi) dòng hàn tăng sẽ làm tăng tốc độ  cấp dây và ngược  lại. b. Điện áp hàn: ­ Đây là thông số  rất quan trọng trong hàn GMAW, quyết định dạng   dịch chuyển kim loại lỏng. Điện áp hàn sử dụng phụ thuộc vào chiều dày chi  tiết hàn, kiểu liên kết, kích cỡ  và thành phần điện cực, thành phần khí bảo  vệ, vị trí hàn…Để có điện áp hàn hợp lý, có thể phải hàn thử vài lần, bắt đầu   bằng giá trị điện áp theo tra bảng, sau đó sau đó tăng hoặc giảm theo quan sát   đường hàn và tiếng cháy của hồ quang để chọn giá trị điện áp thích hợp. c. Tốc độ hàn: ­ Tốc độ  hàn phụ  thuộc rất nhiều vào trình độ  tay nghề  của thợ  hàn.  Tốc độ  hàn quyết định chiều sâu ngấu của mối hàn. Nếu tốc độ  hàn thấp,  kích thước mối hàn sẽ  lớn và ngấu sâu. Khi tăng tốc độ  hàn nhiệt hồ  quang   sẽ giảm, làm độ sâu ngấu giảm, đường hàn bị thu hẹp. Bảng 2.1 Chế độ hàn tự động và bán tự động liên kết hàn góc Chiều  đường  Cạnh  Số  Dòng  điện  Tốc  T ầ m  Tiêu  dầy   tấm  kính  mối hàn  lớp  điện   hàn  thế  độ hàn  với  hao  (mm) dây  góc  hàn  Ih (A) hàn Uh  (m/h) điện  khí  (mm) (mm) góc  (V) cực  (l/p (mm) h) 16
  17. 1 – 1,3 0,5 1,0­1,2 1 50­60 18­20 18­20 8­10 5­6 1,3 – 1,5 0,6 1,2­2,0 1 60­70 1,5 – 2,0 0,8 1,2­3,0 1 60­120 16­20 8­12 6­8 1,5 – 3,0 1,0 1,5­3,0 1 75­150 8­10 1,5 – 4,0 1,2 2,0­4,0 1 90­180 20­20 14­20 10­ 15 3,0 – 4,0 1,4 3,0­4,0 1 150­250 21­28 20­28 16­ 12­ 22 14 5,0 – 6,0 1,6 5,0­6,0 1 230­360 26­35 26­35 16­ 16­ 25 18 Không  2,0 5,0­6,0 1 250­380 27­36 28­36 20­ nhỏ   hơn  30 7,0­9,0 1 320­380 30­25 20­25 18­ cạnh  20 mối hàn 9,0­11 2 30­28 24­28 Bảng 2.2: Chế độ hàn tự đông và ban t ̣ ́ ự đông liên k ̣ ết giáp mối trong môi trường khí bảo vệ CO2) 2.3. ATLĐ, vệ sinh phân xưởng Khi hàn hồ  quang, tất cả  các bộ  phận bằng kim loại trong mỏ  hàn và  mạch điện của máy đều có điện và rất nguy hiểm. Do đó để  đảm bảo an   toàn về điện cần thực hiện đúng các yêu cầu sau: ­ Không được chạm vào các phần dẫn điện ­ Sử dụng bảo hộ lao động và găng tay khô, không bị rách, thủng. ­ Vỏ máy và bàn hàn cần được nối tiếp đất ­ Phải ngắt các công tắc nguồn điện trước khi tiến hành tháo lắp các bộ  phận của mỏ hàn và khi sửa chữa và bảo dưỡng máy hàn. ­ Máy phải đầy đủ các biển hiệu và vỏ máy ­ Không sử dụng cáp điện bị gẫy, đứt, hỏng lớp cách điện, dây nhỏ hơn  kích cỡ cho phép. 17
  18. ­ Không chạm vào điện cực và bất cứ phần kim loại nào khi bật công   tắc POWER bật ON. ­ Không được quấn dây cáp điện quanh người. ­ Phải tắt công tắc POWER khi dừng làm việc ­  Chai khí bảo vệ chứa khí với áp suất lớn, nếu bị hỏng có thể gây nổ.   Vì vậy phải cẩn thận xử lý bất cứ một chi tiết nào: ­ Sử dụng đúng loại chai khí, đồng hồ đo, ống dẫn được thiết kế riêng   biệt cho từng loại khí bảo vệ. Bảo quản chúng với điều kiện tốt nhất. ­ Tránh các chai khí áp suất cao bị quá nóng, va chạm mạnh và phát sinh   tia lửa điện. ­ Cần giữ cho chai khí ở vị trí đứng và dùng dây sích buộc cố định chai  khí trên xe đẩy hoặc trên giá đỡ để tránh chai khí bị rơi. ­ Cần giữ cho chai khí không chạm vào mạch điện hàn hoặc mạch điện  khác. ­ Nghiêm cấm không được chạm điện cực hàn vào chai khí ­ Khi mở van chai khí cần tránh cho mặt đối diện với đầu phun khí ra của   van. BÀI 3 : HÀN LIÊN KẾT GÓC THÉP CÁC BON THẤP VỊ TRÍ HÀN (1F) I.Mục tiêu: Trình bày các thông số cơ bản của mối hàn góc, và ứng dụng của  chúng. 18
  19. Chuẩn bị phôi hàn đúng kích thước bản vẽ. Chọn chế độ hàn, lưu lượng khí bảo vệ phù hợp với chiều dầy vật  liệu và kiểu liên kết hàn góc. Hàn được mối hàn góc ở vị trí 1F đạt yêu cầu kỹ thuật. Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp.   II. Nội dung: 1.Công tác chuẩn bị. 1.1. Thiết bị và dụng cụ:  Dụng cụ và thiết bị hàn MIG/MAG Kempi, dụng cụ bảo hộ lao động. 1.2. Vật liệu: Dây hàn thép các bon thấp Φ=1.2, khí CO2, thép tấm δ 6 1.3. Các điều kiện khác: Tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy chiếu  vật thể, máy tính, nguồn điện 3 pha, tủ đựng dụng cụ, trang bị BHLĐ.  10 14 18 23 2 -3 4 -6 7 -9 -12 -18 -22 -30 K( nhỏ  2 3 4 5 6 8 10 nhất ) 1. Gá đính phôi Sau khi chuẩn bị phôi ta tiến hành chọn thông số hàn đính. Tiến hành hàn  đính khoảng cách từ mép vật hàn đến mối hàn đính là 10mm, chiều dài của  mối đính là 15mm, khoảng cách giữa các mối đính không lớn hơn 300mm 3. Kỹ thuật hàn         ­ Điều chỉnh đúng góc độ que hàn + Góc nghiêng của mỏ  hàn so với trục đường hàn  ngược với hướng   hàn: 700   800 + Góc nghiêng của mỏ hàn so với tấm thành và tấm cánh là 450 19
  20. ­ Chọn chế độ hàn hợp lý Chế độ hàn được tra theo bản sau Chiều dày  Tốc độ cấp  Phần nhô  Lưu lượng  vật liệu Ih (A) Uh (V) dây điện cực  khí (lít/phút)  ( m/phút) (mm) δ = 6mm 100 20 3 12 8 ÷ 10 4 Trình tự thực hiện Nội  dung  Dụng cụ  TT Hình vẽ minh họa Yêu cầu đạt được công  thiết bị việc 6 ­ Nắm được các  50 6 Đọc  GMAW 6 kích thước cơ bản 1 bản  ­ Hiểu được yêu  vẽ 200 100 cầu kỹ thuật           YCKT: Mối hàn đúng  kích thước, không khuyết tật 2   Kiể Thước lá,  ­   Phôi   phẳng,  m   tra  búa tay,  thẳng   không   bị  dũa,  bàn  phôi,  pavia,   đúng   kích  trải thép,  chuẩ máy hàn  thước n   bị  MAG. ­   Đánh   sạch   mặt  mép  phôi   bằng   bàn  hàn chải sắt, máy mài  ­  tay Chọn  + Dây hàn d= 1.6 chế  ­ Máy hàn kempi độ  ­   Làm   sạch   phôi  hàn,  bằng Acetone gá  ­ Chọn dòng DC­ đính ­   Dòng   điện   hàn  Ih = 100A ­ Điện áp 20V ­ Khí BV 15 l/p ­   Dao   động   răng  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2