Giáo trình Hàn ống (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
lượt xem 3
download
Hàn nối ống không vát mép ở vị trí hàn bằng; Hàn nối ống có vát mép ở vị trí hàn bằng; Hàn nối ống không vát mép ở vị trí hàn đứng; Hàn nối ống có vát mép ở vị trí hàn đứng; Hàn nối ống không vát mép ở vị trí hàn ngang;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Hàn ống (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: HÀN ỐNG NGHỀ: HÀN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐCG-KT&KĐCL ngày tháng năm 2022 của Trường cao đẳng Cơ giới Quảng Ngãi, năm 2022 (Lưu hành nội bộ) 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động kỹ thuật và hội nhập; Bộ Lao Động thương Binh và Xã Hội đã ban hành chương trình khung Cao Đẳng Nghề, Trung Cấp Nghề Hàn. Việc biên soạn giáo trình phục vụ công tác đào tạo của nhà Trường, đáp ứng yêu cầu mục tiêu của chương trình khung do Bộ LĐTB và XH ban hành cũng nhằm đáp ứng các yêu cầu sau đây: Yêu cầu của người học. Nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực nghề Hàn. Cung cấp lao động kỹ thuật chuyên ngành Hàn cho Doanh nghiệp và xuất khẩu lao động. Được sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường, trong thời gian qua các giáo viên trong khoa Cơ khí đã dành thời gian tập trung biên soạn giáo trình, cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm tạo điều kiện cho học sinh hiểu biết chắc kiến thức và rèn luyện nâng cao kỹ năng nghề. Nhóm biên soạn đã vận dụng sáng tạo vào việc biên soạn giáo trình các mơ đun chuyên môn Hàn. Nội dung giáo trình có thể đáp ứng để đào tạo cho từng cấp trình độ và có tính liên thông cho 3 cấp trình độ (Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề). Mặt khác nội dung của mô đun phải đạt được các tiêu chí quan trọng theo mục tiêu, hướng tới đạt chuẩn quốc tế cho ngành Hàn. Vì thế giáo trình mô đun đã bao gồm các nội dung như sau: Trình độ kiến thức Kỹ năng thực hành Tính quy trình trong công nghiệp Năng lực người học và tư duy về mô đun được đào tạo ứng dụng trong thực tiễn. Phẩm chất văn hóa nghề được đào tạo. Sau đây là nội dung giáo trình của Mô đun Hàn ống Trong quá trình biên soạn giáo trình, đã tham khảo ý kiến từ các Doanh nghệp trong nước, giáo trình của các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện... Nhóm biên soạn đã hết sức cố gắng để giáo trình đạt được chất lượng tốt nhất. Trân trọng cảm ơn! Quảng Ngãi, ngày tháng năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Huỳnh Văn Mà Chủ biên 2. ………….............. 3. ……….............…. 3
- MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1. Lời giới thiệu 2 2. Mục lục 3 3. Bài 1: Hàn nối ống không vát mép ở vị trí hàn bằng 9 4. 1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu hàn. 11 5. 2. Tính toán, khai triển, chuẩn bị phôi hàn. 17 6. Bài 2: Hàn nối ống có vát mép ở vị trí hàn bằng 18 7. 1. Gá phôi hàn. 18 8. 2. Kỹ thuật hàn nối ống có vát mép ở vị trí hàn bằng. 23 9. Bài 3: Hàn nối ống không vát mép ở vị trí hàn đứng 34 10. 1. Kỹ thuật hàn nối ống không vát mép ở vị trí hàn đứng. 34 11. 2. Kiểm tra chất lượng mối hàn ống. 40 12. Bài 4: Hàn nối ống có vát mép ở vị trí hàn đứng 44 13. 1.Kỹ thuật hàn nối ống có vát mép ở vị trí hàn đứng. 44 14. 2. Kiểm tra chất lượng mối hàn ống. 48 15. Bài 5: Hàn nối ống không vát mép ở vị trí hàn ngang 54 16. 1. Kỹ thuật hàn nối ống không vát mép ở vị trí hàn ngang. 54 17. 2. Kiểm tra chất lượng mối hàn ống. 60 18. Bài 6: Hàn nối ống có vát mép ở vị trí hàn ngang 64 19. 1. Kỹ thuật hàn nối ống có vát mép ở vị trí hàn ngang. 64 20. 2. Kiểm tra chất lượng mối hàn ống. 70 21. Bài 7: Hàn nối ống không vát mép ở vị trí hàn nghiêng 74 22. 1. Kỹ thuật hàn nối ống không vát mép ở vị trí hàn nghiêng. 74 23. 2. Kiểm tra chất lượng mối hàn ống. 76 24. Bài 8: Hàn nối ống có vát mép ở vị trí hàn nghiêng 77 25. 1. Kỹ thuật hàn nối ống có vát mép ở vị trí hàn nghiêng. 78 26. 2. Kiểm tra chất lượng mối hàn ống. 79 27. Tài liệu tham khảo 80 4
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: HÀN ỐNG Mã mô đun: MĐ22 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun này được bố trí sau khi học xong các môn học từ MH07 MH12 và MĐ13 MĐ20 - Tính chất của môđun: Là mô-đun chuyên ngành bắt buộc. Mục tiêu của mô đun: - Kiến thức: A1. Làm việc trong các cơ sở sản xuất cơ khí với các kiến thức kỹ năng hàn cơ bản của nghề hàn A2. Tính toán, khai triển phôi gia công các loại ống chính xác. - Kỹ năng: B1. Hàn các chi tiết hàn, kết cấu hàn dạng ống như: ống dẫn khí, ống dẫn nước, ống hút gió, ống thông gió đúng kích thước đảm bảo yêu cầu kỹ thuật B2. Hàn phục hồi sửa chữa các kết cấu hàn dạng ống đảm bảo chắc kín B3. Hàn nối ống, gia công ống ở mọi vị trí hàn trong không gian bằng các loại thiết bị hàn hồ quang tay hàn TIG, MIG, MAG đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn và hiệu quả - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng. 1. Chương trình khung nghề hàn MÃ MH, Tên môn Thời gian đào tạo (giờ) MĐ học, mô Trong đó Tín chỉ Tổng số đun Lý thuyết Thực hành Kiểm tra I Các môn 12 255 94 148 13 học chung MH 01 Chính trị 2 30 15 13 2 MH 02 Pháp luật 1 15 9 5 1 MH 03 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 2 MH 04 Giáo dục quốc phòng - An ninh 2 45 21 21 3 5
- MH 05 Tin học 2 45 15 29 1 MH 06 Ngoại ngữ (Anh văn) 4 90 30 56 4 II Các môn học, mô đun 66 1650 468 1047 135 chuyên môn Vẽ kỹ MH 07 thuật cơ 4 60 20 35 5 khí Dung sai lắp ghép MH 08 và đo 3 45 24 14 7 lường kỹ thuật Vật liệu cơ MH 09 3 45 25 13 7 khí Cơ kỹ MH 10 4 60 40 12 8 thuật Kỹ thuật điện – MH 11 Điện tử 3 45 27 11 7 công nghiệp Kỹ thuật an toàn và MH 12 2 30 13 11 6 bảo hộ lao động Quy trình MH 13 5 75 30 41 4 hàn MĐ 14 Kiểm tra 2 60 20 36 4 và đánh giá chất lượng mối hàn theo tiêu chuẩn 6
- quốc tế Chế tạo MĐ 15 4 90 20 62 8 phôi hàn Gá lắp kết MĐ 16 2 60 15 38 7 cấu hàn Hàn hồ MĐ 17 quang tay 8 240 64 162 14 cơ bản Hàn hồ MĐ 18 quang tay 6 180 20 151 9 nâng cao MĐ 19 Hàn khí 2 60 15 41 4 Hàn MĐ 20 MIG/MA 4 120 21 90 9 G cơ bản Hàn TIG MĐ 21 3 90 18 64 8 cơ bản MĐ 22 Hàn ống 4 120 19 90 11 Hàn hồ quang dây MĐ 23 lõi thuốc 3 90 24 58 8 (FCAW) cơ bản Thực tập MĐ24 4 180 53 118 9 sản xuất Tổng số: 78 1905 562 1195 148 2. Chương trình chi tiết mô đun Số Tên các bài Thời gian TT trong mô Tổng Lý Thực Kiểm đun số thuyết hành, thí tra nghiệm, thảo luận, bài tập Bài 1: Hàn nối ống không vát mép ở vị 1 12 2 10 trí hàn bằng 2 Bài2: Hàn nối ống có vát mép ở vị trí 16 3 12 1 7
- Số Tên các bài Thời gian TT trong mô Tổng Lý Thực Kiểm đun số thuyết hành, thí tra nghiệm, thảo luận, bài tập hàn bằng Bài3:Hàn nối ống không vát mép ở vị 3 12 2 10 trí hàn đứng Bài4:Hàn nối ống có vát mép ở vị trí 4 16 2 12 2 hàn đứng Bài5:Hàn nối ống không vát mép ở vị 5 14 2 12 trí hàn ngang Bài 6: Hàn nối ống có vát mép ở vị trí 6 16 2 12 2 hàn ngang Bài7: Hàn nối ống không vát mép ở vị 7 10 3 7 trí hàn nghiêng Bài 8: Hàn nối ống có vát mép ở vị trí 8 20 3 15 2 hàn nghiêng 9 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 120 19 90 11 3. Điều kiện thực hiện môn học: 3.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 3.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn, tranh vẽ.... 3.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình thực hành, bộ dụng cụ nghề hàn,… 3.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về các mối hàn. 4. Nội dung và phương pháp đánh giá: 4.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. 8
- + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 4.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 4.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Trung cấp hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Cơ giới như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 4.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ A1, C1, C2 1 Sau 10 giờ. Thuyết trình Trắc nghiệm/ Báo cáo Định kỳ Viết và Tự luận/ A2, B1, C1, C2 3 Sau 20 giờ thực hành Trắc nghiệm/ thực hành Kết thúc môn Vấn đáp và Vấn đáp và A1, A2, A3, B1, B2, 1 Sau 60 giờ học thực hành thực hành C1, C2, trên mô hình 4.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 5. Hướng dẫn thực hiện môn học 5.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng cao đẳng hàn 9
- 5.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 5.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: Trình chiếu, thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập cụ thể, câu hỏi thảo luận nhóm…. * Thực hành: - Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập thực hành theo nội dung đề ra. - Khi giải bài tập, làm các bài Thực hành, thí nghiệm, bài tập:... Giáo viên hướng dẫn, thao tác mẫu và sửa sai tại chỗ cho nguời học. - Sử dụng các mô hình, học cụ mô phỏng để minh họa các bài tập ứng dụng các hệ truyền động dùng điện tử công suất, các loại thiết bị điều khiển. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 5.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Sinh viên trao đổi với nhau, thực hiện bài thực hành và báo cáo kết quả - Tham dự tối thiểu 70% các giờ giảng tích hợp. Nếu người học vắng >30% số giờ tích hợp phải học lại mô đun mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: Là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 2-3 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 6. Tài liệu tham khảo: [1]. Trương Công Đạt- Công nghệ hàn- NXBKHKT-1983 [2]. Hoàng Tùng- Sổ tay hàn - NXBKHKT – 2006 BÀI 1: HÀN NỐI ỐNG KHÔNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG 10
- Mã bài: MĐ22-01 Giới thiệu: Bài học này giúp cho người học biết được các kiểu liên kết của hàn ống, chuẩn bị hàn ống, chọn chế độ hàn phù hợp với chiều dày ống Mục tiêu: - Trình bày các kiểu liên kết khi hàn ống, khó khăn khi hàn ống. - Chuẩn bị phôi hàn ống đúng kích thước bản vẽ, làm sạch hết các vết dầu mỡ, các vết ô-xy hoá ở trên phôi. - Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ hàn, đồ gá hàn thích hợp, đầy đủ, an toàn. - Gá phôi hàn chắc chắn, hàn đính đúng kích thước bản vẽ, đảm bảo vị trí tương quan của các chi tiết. - Chọn chế độ phù hợp với chiều dày vật liệu liệu và kiểu liên kết hàn. - Hàn nối ống đảm bảo độ sâu ngấu, đúng kích thước bản vẽ, không rỗ khí ngậm xỉ, không cháy thủng kim loại, ít biến dạng. - Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng của mối hàn. - Thực hiện tốt công tác an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng Phương pháp giảng dạy và học tập bài mở đầu - Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học nhớ các khâu chuẩn bị. - Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học Điều kiện thực hiện bài học - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học chuyên môn - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có Kiểm tra và đánh giá bài học - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng) 11
- Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có Kiểm tra định kỳ thực hành: không có Nội dung chính: 1. Các vị trí hàn trong không gian Vị trí hàn ống 1G – 6G. Vị trí 5G Vị trí 6G. 12
- Vị trí 6G 2. Tiêu chuẩn quốc tế Tiêu chuẩn hoá: là một hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặp lại đối với những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn, nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định. Chú thích: - Cụ thể, hoạt động này bao gồm quá trình xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn. - Lợi ích quan trọng của tiêu chuẩn hoá là nâng cao mức độ thích ứng của sản phẩm, quá trình và dịch vụ với những mục đích đã định, ngăn ngừa rào cản trong thương mại và tạo thuận lợi cho sự hợp tác về khoa học, công nghệ. Cấp tiêu chuẩn hoá: Là quy mô tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hoá xét về khía cạnh địa lý, chính trị hoặc kinh tế. Tiêu chuẩn hoá quốc tế: Là tiêu chuẩn hoá được mở rộng cho các cơ quan tương ứng của tất cả các nước tham gia. Tiêu chuẩn hoá khu vực: Là tiêu chuẩn hoá được mở rộng cho các cơ quan tương ứng của các nước chỉ trong một khu vực địa lý, chính trị hoặc kinh tế trên thế giới tham gia. Tiêu chuẩn hoá quốc gia: Là tiêu chuẩn hoá được tiến hành ở cấp một quốc gia riêng biệt.2.Tiêu chuẩn áp dụng cho việc lựa chọn nguyên vật liệu. - Vật liệu ống theo ASTM, JIS, ASME, B31.1, B31.3, và phân loại theo nhóm P- number. - Vật liệu Mặt bích theo ASTM A105 NORMALISED, ASTM A350 – LF2, ASTM A694 F52, 65, Stainless/Duplex Steel & Nickel UNS 7060X 13
- 2.1 Tiêu chuẩn để sản xuất ra sản phẩm. Bồn áp lực được sản xuất theo tiêu chuẩn ASME I. 2.2Tiêu chuẩn để kiểm tra. Mặt bích được kiểm tra theo tiêu chuẩn DIN 50049 A/ Mục đích Tiêu chuẩn hóa quốc tế là tài liệu ứng dụng và tham khảo cho: oCác nhà tư vấn, thiết kế oTài liệu tham khảo cho các nhà sản xuất oTài liệu tham khảo cho các nhà cung cấp oTài liệu tham khảo cho các đơn vị kiểm định, đào tạo B/ Danh mục tổng quát các tiêu chuẩn và quy phạm Quốc Tế 1. Danh mục tổng quát ISO: Intenational Organization for Standardization (Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế) - ISO là liên đoàn quốc tế của các cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia và là tổ chức tiêu chuẩn hoá lớn nhất của thế giới hiện nay. Mục tiêu của ISO là thúc đẩy sự phát triển của công tác tiêu chuẩn hoá và các hoạt động có liên quan nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới và phát triển sự hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ, khoa học công nghệ và kinh tế. Kết quả của các hoạt động kỹ thuật của ISO là các tiêu chuẩn quốc tế ISO. Phạm vi hoạt động của ISO bao trùm tất cả các lĩnh vực, trừ điện và điện tử thuộc phạm vi trách nhiệm của Ủy ban Điện Quốc tế IEC. - ISO được thành lập năm 1946 tại Luân Đôn nhưng chính thức bắt đầu hoạt động từ 23/2/1947. ISO có ba loại thành viên: thành viên đầy đủ, thành viên thông tấn và thành viên đăng ký. Thành viên của ISO phải là cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia và mỗi quốc gia chỉ có duy nhất một cơ quan/tổ chức đại diện để tham gia ISO. Hiện nay, trên 70% thành viên của ISO là các cơ quan chính phủ được thành lập theo luật định. Số còn lại tuy không phải là cơ quan chính phủ nhưng được chính phủ cử ra làm đại diện duy nhất cho quốc gia tại tổ chức này (có thể là hiệp hội hoặc cơ quan tư nhân). - Hiện có khoảng 30.000 các nhà khoa học, kỹ thuật, các nhà quản lý, cơ quan chính phủ, các nhà công nghiệp, người tiêu dùng,… đại diện cho các cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia thành viên tham gia vào việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế và các chính sách phát triển của ISO. - Hiện có trên 500 tổ chức quốc tế có quan hệ với các cơ quan kỹ thuật của ISO.Tính đến hết năm 2000, ISO đã ban hành được trên 12000 tiêu chuẩn quốc tế ISO và các xuất bản phẩm khác (hướng dẫn, báo cáo kỹ thuật, v.v...). - Việt Nam tham gia ISO từ năm 1977 và đã có những đóng góp nhất định cho tổ chức này. Đến nay, Việt Nam là thành viên P (thành viên tham gia) của 5 Ban Kỹ thuật và thành viên O (thành viên quan sát) của trên 50 Ban Kỹ thuật của ISO, tham góp ý cho việc xây dựng mới và soát xét khoảng 50 tiêu chuẩn quốc tế ISO hàng năm. - Trong những năm gần đây, Việt Nam đã 2 lần được Đại Hội đồng bầu làm thành viên của Hội đồng ISO cho các nhiệm kỳ: 1997-1998 và 2001-2002. Việc hoà hợp các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) với Tiêu chuẩn Quốc tế ISO cũng là một mục tiêu quan trọng trong hoạt động tiêu chuẩn hoá của Việt Nam. Trong những năm gần đây, nhiều TCVN đã được ban hành trên cơ sở chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế ISO. 14
- ASME: The American Society of Mechenical Engineers (Hội Kỹ sư cơ khí Mỹ) ASME được thành lập vào năm 1880 với tư cách là Hội kỹ sư cơ khí Hoa Kỳ, ASME ngày nay là một tổ chức chuyên nghiệp với 120.000 thành viên tập trung vào các vấn đề nghiên cứu, giáo dục và kỹ thuật của hội kỹ thuật và công nghệ. ASME quản lý một trong những cơ sở xuất bản kỹ thuật lớn nhất thế giới, tổ chức hàng loạt các cuộc hội thảo kỹ thuật trên toàn thế giới, và tổ chức hàng trăm khóa học chuyên ngành về phát triển mỗi năm. ASME xây dựng các tiêu chuẩn và quy tắc sản xuất và công nghiệp được công nhận trên phạm vi quốc tế nhằm tăng cường sự an toàn công cộng. DIN: Deutsche Industrie-Norm (CH Liên bang Đức) DIN là tổ chức phi chính phủ được thành lập nhằm xúc tiến hoạt động xây dựng tiêu chuẩn và các hoạt động liên quan tại Đức và một số thị trường liên quan với mục tiêu tạo thuận lợi trong trao đổi hàng hóa và dịch vụ quốc tế và đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ, khoa học, công nghệ và họat động kinh tế. DIN đại diện cho Đức tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn Châu Âu (CEN và CENELECT) trong nỗ lực hoàn thiện một thị trường chung Châu ÂU. JIS: Japan Industrial Standards (Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản) - Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi ở Nhật. Tiêu chuẩn này dựa trên Luật tiêu chuẩn hóa công nghiệp được ban hành tháng 6/1949 và thường được biết tới dưới cái tên dấu chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản hay JIS. - Hệ thống tiêu chuẩn JIS áp dụng đối với tất cả các sản phẩm công nghiệp và khoáng sản, trừ những sản phẩm được áp dụng các tiêu chuẩn chuyên ngành như dược phẩm, phân hóa học, sợi tơ tằm, thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp khác được quy định trong luật về tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các nông lâm sản (JAS). Do đó khi kiểm tra các sản phẩm này chỉ cần kiểm tra dấu chất lượng tiêu chuẩn JIS là đủ xác nhận chất lượng của chúng. Giấy phép đóng dấu chứng nhận tiêu chuẩn JIS trên hàng hóa do Bộ trưởng Bộ kinh tế thương mại và công nghiệp cấp cho nhà sản xuất. ANSI: American National Standards Institute (Viện tiêu chuẩn Mỹ) AWS: American Welding Society (Tiêu chuẩn Hàn của Mỹ) 3. Tiêu chuẩn Ống và đường Ống (pipeline & piping) DNV 1996 Rules for submarine pipeline system BS 8010 Codes practice for pipelines. ANSI B31.8 Gas Transmission and Distribution Piping, Systems. ANSI B31.3 Chemical Plant and Refinery Piping. 4. Tiêu chuẩn phụ kiện Ống (Fittings) 15
- ANSI B 16.11 Forged Fitting-s, socket Welded & Threaded. ANSI B 16.25 Butt welding Ends. ANSI 16.34 Valves - Flanges and Butt Welding End. 1.1. Thiết bị phục vụ chế tạo và lắp đặt Các thiết bị cơ bản để chế tạo và lắp đặt ống bao gồm: - Các máy cắt ống - Các máy vát mép đầu ống (Bevelling) - Các máy uốn ống - Máy hàn các loại - Cần cẩu, Pa lăng - Và một số thiết bị khác 1.2. Trình tự thực hiện quy trình a. Công tác chuẩn bị - Chuẩn bị xưởng hoặc bãi chế tạo các Spool ống. - Tập kết toàn bộ thiết bị thi công tại xưởng. - Tiếp nhận vật liệu và phụ kiện ống. b. Chế tạo các Spool ống - Căn cứ vào bản vẽ Isometric các spool ống để tiến hành triển khai kích thước, sau khi kiểm tra kích thước đạt yêu cầu sẽ thực hiện việc cắt và vát mép ống. - Đấu nối tất cả các đoạn ống vào Spool ống, kiểm tra mối nối và kích thước. - Hàn các mối nối theo quy trình hàn thích hợp được phê duyệt. - Kiểm tra NDT các mối hàn. - Làm sạch và sơn ống, khi sơn không được sơn tại các vị trí mối hàn. - Kiểm tra cuối cùng và vận chuyển đến công trường. c. Lắp đặt ống - Kiểm tra móng các giá đỡ ống và lắp các giá đỡ ống - Kiểm tra việc lắp đặt giá đỡ ống. - Lắp các Spool ống lên dung vị trí trên các giá đỡ. - Nhận ống, lấy dấu, cắt, vát mép và đấu nối với các Spool hoặc với các ống khác. - Kiểm tra kích thước và kiểm tra việc bố trí (Arrangement) theo bản vẽ Isometric. - Hàn các mối nối ống theo quy trình hàn được duyệt. - Kiểm tra NDT các mối hàn. - Kiểm tra lắp đặt theo từng tuyến. - Làm sạch ống. - Thử thủy lực theo quy trình thử thủy lực nêu ở phần dưới đây. - Thông thổi và làm sạch bên trong ống. - Làm sạch bên ngoài ống. - Sơn chống rỉ tại các vị trí mối hàn. - Sơn hoàn thiện ống. - Bảo ôn ống (đối với các tuyến ống hơi hoặc các tuyến công nghệ cần bảo ôn) 1.3. Hoàn thiện và bàn giao. - Sau khi lắp đặt và thử thủy lực xong, đơn vị thi công chuẩn bị hồ sơ hoàn công và bàn giao cho bộ phận chạy thử. 16
- 2. Quy trình lắp đặt thiết bị cơ khí Khi nghiên cứu và biên soạn các quy trình lắp đặt thiết bị phải theo trình tự các nội dung sau: 2.1. Các tài liệu áp dụng - Các tiêu chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho thiết bị cần lắp đặt (Technical Specification and Technical Requisition). - Các tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật lắp đặt do nhà chế tạo thiết bị cung cấp (Equipment Assembly Manual). - Các bản vẽ sơ đồ bố trí mặt bằng công trình và mặt bằng thiết bị (Plant Layout and Equipment Layout DWG). - Bản vẽ sơ đồ bố trí thiết bị (Equipment Arrangement DWG). - Bản vẽ lắp thiết bị (Equipment Installation DWG). - Bản vẽ chi tiết thiết bị (Detail Design DWG). - Tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế áp dụng để thiết kế thiết bị. - Các quy phạm về an toàn trên công trường và của địa phương. - Nghiên cứu các tài liệu về thực trạng mặt bằng công trình. - Các tài liệu khác. 2.2. Thiết bị và dụng cụ đặc biệt phục vụ lắp đặt Các thiết bị cơ bản được sử dụng trong lắp đặt thiết bị như sau: - Cần cẩu thủy lực (Hydraulic Crane): hiện tại trên thị trường Việt Nam có các cần cẩu thủy lực có sức nâng đến 300 tấn. - Cần cẩu bánh xích (Crawler Crane): hiện tại trên thị trường khu vực ASEAN có các thiết bị có sức nâng 800 tấn và ở Việt Nam có sức nâng 600 tấn. - Các xe vận chuyển chuyên dùng. - Các hệ thống kích thủy lực (Hydraulic Jack). - Các Pa lăng. - Cần trục dầm trong nhà (Overhead Crane). - Máy hàn (Welding machine). - Cờ lê lực (Torque Wrench). - Các thiết bị đo và kiểm tra. Tất cả các thiết bị này trước khi đưa vào lắp đặt phải được thử nghiệm và kiểm nghiệm về mặt kỹ thuật, sau khi kiểm nghiệm đạt chất lượng phải có chứng chỉ kiểm nghiệm đính vào hồ sơ của từng thiết bị. Căn cứ vào đặc tính thiết bị tham khảo ở mục 3.3.1, trưởng các nhóm lắp đặt tính toán, vẽ sơ đồ cẩu lắp và liệt kê công suất của các thiết bị cần sử dụng cho từng quy trình. 2.3. Các bước tiến hành quy trình lắp đặt thiết bị Để thực hiện một quy trình lắp đặt thiết bị thường có các bước tổng quát như sau: - Nhận mặt bằng: khi nhận mặt bằng phải kiểm tra các vị trí cao độ và chất lượng bê tông móng có đúng theo thiết bị hay không. Trong trường hợp mặt bằng không đạt theo 17
- yêu cầu thiết kế, phải yêu cầu bộ phận xây dựng hoàn thiện lại. - Nhận thiết bị: khi nhận thiết bị phải kiểm tra chất lượng thiết bị theo hồ sơ vận chuyển của nhà sản xuất (Packing List), có những thiết bị còn có bản vẽ vận chuyển của thiết bị (Transportation Drawing). - Vận chuyển thiết bị vào vị trí: trưởng các nhóm lắp đặt phải nghiên cứu đường nội bộ trong công trường, tính toán khả năng chịu tải của mặt đường. Trong trường hợp mặt đường không đảm bảo, phải tính toán các biện pháp gia cố nền đường bằng các biện pháp như; dùng thép tấm rải lên mặt đường hoặc phải gia công các khung dầm kết cấu thép đặt vào các vị trí có các rãnh thải nước… - Vệ sinh và chuẩn bị móng: trước khi lắp thiết bị vào các bệ móng phải đảm bảo theo yêu cầu thiết kế và vệ sinh công nghiệp. - Lắp và căn chỉnh các bệ đỡ thiết bị (nếu có): khi lắp đặt xong giá đỡ thiết bị phải tổ chức kiểm tra và nghiệm thu theo đúng quy trình và tiêu chuẩn thiết kế. - Cẩu và đưa thiết bị chính vào vị trí: trưởng nhóm lắp đặt phải nghiên cứu dùng thiết bị gì để lắp đặt và phải thiết kế sơ đồ cẩu (vị trí đang để thiết bị, vị trí móng thiết bị, vị trí đứng của cẩu, các góc xoay của cẩu…) nhằm để đảm bảo an toàn tuyệt đối. - Thực hiện trình tự các công đoạn căn chỉnh và lắp đặt thiết bị chính theo yêu cầu kỹ thuật (Work Sequence). - Kiểm tra kết quả từng công đoạn lắp đặt bằng các thiết bị kiểm tra chuyên dùng và ghi vào báo cáo kiểm tra (Inspection Reports). - Thực hiện lắp chi tiết các thiết bị phụ theo đúng trình tự. - Kiểm tra kết quả lắp thiết bị phụ. - Hoàn thiện lắp đặt tổng thể thiết bị. - Kiểm tra cuối cùng về tổng thể lắp thiết bị (Final check). - Thử nghiệm kết quả lắp và hoàn thành cơ khí và bàn giao cho bộ phận chạy thử. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày các kiểu liên kết hàn khi hàn ống? 2. Trình bày cách tính toán, khai triển, chuẩn bị phôi hàn? 3. Hãy trình bày kỹ thuật hàn nối ống không vát mép ở vị trí hàn bằng? 18
- BÀI 2: HÀN NỐI ỐNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG Mã bài: MĐ22-02 Giới thiệu: Bài học này giúp cho người học biết được cách chuẩn bị phôi khi hàn ống vát mép ở vị trí bằng, chọn được chế độ hàn, kỹ thuật hàn ống ở vị trí bằng Mục tiêu: - Trình bày các kiểu liên kết khi hàn ống, khó khăn khi hàn ống. 19
- - Chuẩn bị chi tiết hàn, vát mép chi tiết hàn hình chữ V đúng kích thước bản vẽ, làm sạch hết các vết dầu mỡ, các vết ô-xy hoá ở trên phôi. - Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ hàn, đồ gá hàn thích hợp, đầy đủ, an toàn. - Gá phôi hàn chắc chắn, đúng kích thước bản vẽ, đảm bảo vị trí tương quan của các chi tiết. - Chọn chế độ hàn, phương pháp chuyển động que hàn, phù hợp với chiều dày vật liệu liệu và kiểu liên kết hàn. - Hàn nối ống có vát mép đảm bảo độ sâu ngấu đúng kích thước, không rỗ khí ngậm xỉ, không cháy thủng kim loại, ít biến dạng. - Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng của mối hàn. - Thực hiện tốt công tác an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng. Phương pháp giảng dạy và học tập bài mở đầu - Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học nhớ các khâu chuẩn bị. - Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học Điều kiện thực hiện bài học - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học chuyên môn - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có Kiểm tra và đánh giá bài học - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng) Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có Kiểm tra định kỳ thực hành: không có Nội dung chính: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Hàn khí (Nghề: Hàn) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
185 p | 47 | 9
-
Giáo trình Hàn ống (Nghề: Cốt thép hàn) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
49 p | 50 | 8
-
Giáo trình Hàn ống (Nghề: Hàn) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
48 p | 39 | 6
-
Giáo trình Hàn ống công nghệ cao (Nghề: Hàn - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
129 p | 10 | 6
-
Giáo trình Hàn ống (Nghề: Hàn - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
59 p | 15 | 6
-
Giáo trình Hàn ống (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
59 p | 17 | 6
-
Giáo trình Hàn ống công nghệ cao (Nghề: Hàn - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
57 p | 9 | 5
-
Giáo trình Hàn vảy (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng
30 p | 17 | 5
-
Giáo trình Hàn ống công nghệ cao (Nghề: Hàn - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
67 p | 29 | 5
-
Giáo trình Hàn ống công nghệ cao (Nghề: Hàn) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
53 p | 32 | 5
-
Giáo trình Hàn ống chất lượng cao (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng (Chương trình năm 2021)
40 p | 20 | 4
-
Giáo trình Hàn ống bằng phương pháp hàn hồ quang tay (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng (Chương trình năm 2021)
46 p | 17 | 4
-
Giáo trình Hàn ống công nghệ cao (Nghề Hàn - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
72 p | 30 | 4
-
Giáo trình Hàn ống (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2019)
81 p | 6 | 4
-
Giáo trình Hàn khí (Nghề: Hàn - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
132 p | 12 | 3
-
Giáo trình Hàn ống 1 (Ngành: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
60 p | 11 | 2
-
Giáo trình Hàn ống 2 (Ngành: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
27 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn