Giáo trình Hệ điều hành Linux (Ngành: Công nghệ thông tin) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
lượt xem 14
download
(NB) Giáo trình Hệ điều hành Linux cung cấp cho người học những kiến thức như: Giới thiệu hệ thống Linux; Thao tác với hệ thống; Hệ thống tệp; Quản trị tiến trình; Quản trị tài khoản người dùng; Trình tiện ích; Lập trình Shell;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Hệ điều hành Linux (Ngành: Công nghệ thông tin) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI PHÒNG TRƯỜNG CĐCN HẢI PHÒNG GIÁO TRÌNH Tên môn học: Hệ điều hành Linux NGHỀ: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (ƯDPM) TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG HẢI PHÒNG
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU ”Hệ điều hành Linux” là môn học bắt buộc trong các trường nghề. Tuỳ thuộc vào đối tượng người học và cấp bậc học mà trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức cơ bản nhất. Để thống nhất chương trình và nội dung giảng dạy trong các nhà trường chúng tôi biên soạn cuốn giáo trình: Hệ điều hành Linux. Giáo trình được biên soạn phù hợp với các nghề trong các trường đào tạo nghề phục vụ theo yêu cầu của thực tế xã hội hiện nay. Tài liệu tham khảo để biên soạn gồm: [1]. Nguyễn Minh Hoàng. Linux – Giáo trình Lý thuyết và Thực hành. Nhà xuất bản Lao động và Xã hội, 2002. [2]. Ellen Siever, Aaron Weber, Stephen Figgins, Robert Love, Arnold Robbins. Linux in a Nutshell. O'Reilly Media, Inc.; 5 edition (July 27, 2005) [3]. Cameron Newham. Learning the bash Shell. O'Reilly Media, Inc.; 3 edition (March 29, 2005) Kết hợp với kiến thức mới có liên quan môn học và những vấn đề thực tế thường gặp trong sản xuất, đời sống để giáo trình có tính thực tế cao, giúp cho người học dễ hiểu, dễ dàng lĩnh hội được kiến thức môn học. Trong quá trình biên soạn giáo trình kinh nghiệm còn hạn chế, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để lần hiệu đính sau được hoàn chỉnh hơn. Tổ bộ môn Kỹ thuật hệ thống và mạng máy tính
- Mục lục Chương 1: Giới thiệu hệ thống Linux ....................................................................................... 7 1. Lịch sử phát triển................................................................................................................. 7 2. Đặc điểm của Unix, phần mềm nguồn mở .......................................................................... 8 3. Hệ điều hành Linux và các bản phân phối .......................................................................... 9 Chương 2: Thao tác với hệ thống ............................................................................................ 23 1. Tiến trình khởi động Linux ............................................................................................... 23 2. Thủ tục đăng nhập và các lệnh thoát khỏi hệ thống .......................................................... 25 3. Một số lệnh hệ thống ......................................................................................................... 26 CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG TỆP .............................................................................................. 31 1. Tổng quan về hệ thống tệp ................................................................................................ 31 2. Quyền truy nhập thư mục và tệp ....................................................................................... 34 3. Thao tác với thư mục......................................................................................................... 38 CHƯƠNG 4: QUẢN TRỊ TIẾN TRÌNH ................................................................................ 40 1. Khái niệm tiến trình........................................................................................................... 40 2. Các thuộc tính của tiến trình ............................................................................................. 40 3. Chuyển đổi trạng thái của tiến trình, lệnh ps, lệnh kill, đổi hướng vào ra của tiến trình .. 42 CHƯƠNG 5. QUẢN TRỊ TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG ....................................................... 46 1. Quản lý người dùng ........................................................................................................... 46 2. Quản lý nhóm người dùng................................................................................................. 47 3. Quyền của người dùng ...................................................................................................... 48 CHƯƠNG 6: TRÌNH TIỆN ÍCH ............................................................................................. 51 1. Các trình tiện ích soạn thảo văn bản ................................................................................. 51 2. Các tiên ích hệ thống (tạo đĩa khởi động, setup, fdisk, mc,...). ......................................... 53 Chương 7: Lập trình Shell ........................................................................................................ 60 1. Kịch bản và ngôn ngữ kịch bản ......................................................................................... 60 2. Cơ chế mở rộng lệnh (expansion) ..................................................................................... 61 3. Các cấu trúc lệnh điều khiển (if, for, while,…),................................................................ 65 PHẦN THỰC HÀNH............................................................................................................... 68 THỰC HÀNH: CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX ............................................................. 68 THỰC HÀNH: CÁC THAO TÁC VỚI TẬP TIN (Ca 1) ........................................................ 73 THỰC HÀNH: QUẢN LÝ TIẾN TRÌNH ............................................................................... 79 THỰC HÀNH: SỬ DỤNG CÁC TRÌNH TIỆN ÍCH (CA 1) .................................................. 85 THỰC HÀNH: LẬP TRÌNH SHELL (CA 1) .......................................................................... 90
- HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Là mô đun cơ sở chuyên ngành. Môn học cần được bố trí học sau môn Tin đại cương. - Tính chất: Là mô đun trong chương trình đào tạo nghề Công nghệ thông tin. II. Mục tiêu mô đun: - Về kiến thức: Trình bày được các khái niệm cơ bản về hệ điều hành Linux; Trình bày được các điểm khác nhau giữa hệ điều hành Linux và hệ điều hành Windows; Trình bày được các ưu nhược điểm khi sử dụng hệ điều hành Linux. - Về kỹ năng: Cài đặt được hệ điều hành Linux; Cấu hình được các thông số cơ bản của hệ điều hành Linux; Thực hiện được các thao tác trên tập tin; Quản lý được tiến trình và người sử dụng trên hệ điều hành Linux; Lập trình cơ bản bằng ngôn ngữ shell trên Linux. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cẩn thận, tỉ mỉ, tuân thủ nội qui vệ sinh và an toàn phòng thực hành; Tích cực vận dụng các kiến thức đã học về hệ điều hành Linux vào thực tiễn. III. Nội dung mô đun: 1 Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: Số T Nội dung T Chương 1: Giới thiệu hệ thống Linux 1. Lịch sử phát triển 2. Đặc điểm của Unix, phần mềm nguồn mở 1 3. Hệ điều hành Linux và các bản phân phối 4.Cài đặt Linux Thực hành: Cài đặt hệ điều hành Linux Chương 2: Thao tác với hệ thống 1. Tiến trình khởi động Linux 2 2. Thủ tục đăng nhập và các lệnh thoát khỏi hệ thống 3. Một số lệnh hệ thống 4. Thực hành: Sử dụng một số lệnh cơ bản
- Chương 3: Hệ thống tệp 1. Tổng quan về hệ thống tệp 2. Quyền truy nhập thư mục và tệp 3 3. Thao tác với thư mục 4. Các lệnh làm việc với tệp 5. Sao lưu và nén dữ liệu Thực hành: Các thao tác với tập tin Chương 4. Quản trị tiến trình 1. Khái niệm tiến trình 2. Các thuộc tính của tiến trình 4 3. Chuyển đổi trạng thái của tiến trình, lệnh ps, lệnh kill, đổi hướng vào ra của tiến trình Thực hành: Quản lý tiến trình Chương 5. Quản trị tài khoản người dùng 1. Quản lý người dùng 5 2. Quản lý nhóm người dùng 3. Quyền của người dùng Thực hành: Quản trị tài khoản người dùng Chương 6: Trình tiện ích 1. Các trình tiện ích soạn thảo văn bản 6 2. Các tiên ích hệ thống (tạo đĩa khởi động, setup, fdisk, mc,...). 3. Các tiên ích mạng (tcpdump, iptraf, lynx,...) Thực hành: Sử dụng các trình tiện ích Chương 7: Lập trình Shell 1. Kịch bản và ngôn ngữ kịch bản 2. Cơ chế mở rộng lệnh (expansion) 7 3. Các cấu trúc lệnh điều khiển (if, for, while,…), 4. Câu lệnh test, expr,… Thực hành lập trình shell
- Chương 1: Giới thiệu hệ thống Linux Mục tiêu: Kiến thức: - Trình bày được lịch sử phát triển của hệ điều hành Linux; - Trình bày được các bản phân phối của hệ điều hành Linux. Kỹ năng: Cài đặt được hệ điều hành Linux. Thái độ: - Cẩn thận, tỉ mỉ, tuân thủ nội qui vệ sinh và an toàn phòng thực hành; - Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Nội dung: 1. Lịch sử phát triển Linux là tên gọi của một hệ điều hành máy tính và cũng là tên hạt nhân của hệ điều hành. Nó có lẽ là một ví dụ nổi tiếng nhất của phần mềm tự do và của việc phát triển mã nguồn mở. Phiên bản Linux đầu tiên do Linus Torvalds viết vào năm 1991, lúc ông còn là một sinh viên của Đại học Helsinki tại Phần Lan. Ông làm việc một cách hăng say trong vòng 3 năm liên tục và cho ra đời phiên bản Linux 1.0 vào năm 1994. Bộ phận chủ yếu này được phát triển và tung ra trên thị trường dưới bản quyền GNU General Public License. Do đó mà bất cứ ai cũng có thể tải và xem mã nguồn của Linux. Một cách chính xác, thuật ngữ "Linux" được sử dụng để chỉ Nhân Linux, nhưng tên này được sử dụng một cách rộng rãi để miêu tả tổng thể một hệ điều hành tương tự Unix (còn được biết đến dưới tên GNU/Linux) được tạo ra bởi việc đóng gói nhân Linux cùng với các thư viện và công cụ GNU, cũng như là các bản phân phối Linux. Thực tế thì đó là tập hợp một số lượng lớn các phần mềm như máy chủ web, các ngôn ngữ lập trình, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các môi trường desktop như GNOME và KDE, và các ứng dụng thích hợp cho công việc văn phòng như OpenOffice, LibreOffice. Khởi đầu, Linux được phát triển cho dòng vi xử lý 386, hiện tại hệ điều hành này hỗ trợ một số lượng lớn các kiến trúc vi xử lý, và được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau từ máy tính cá nhân cho tới các siêu máy tính và các thiết bị nhúng ví dụ như các máy điện thoại di động. Ban đầu, Linux được phát triển và sử dụng bởi những người say mê. Tuy nhiên, hiện nay Linux đã có được sự hỗ trợ bởi các công ty lớn như IBM và Hewlett- Packard, đồng thời nó cũng bắt kịp được các phiên bản Unix độc quyền và thậm chí là một thách thức đối với sự thống trị của Microsoft Windows trong một số lĩnh vực. Sở dĩ Linux đạt được những thành công một cách nhanh chóng là nhờ vào các đặc tính nổi bật so với các hệ thống khác: chi phí phần cứng thấp, tốc độ cao (khi so sánh với các phiên bản Unix độc quyền) và khả năng bảo mật tốt, độ tin cậy cao (khi so sánh với Windows) cũng như là các đặc điểm về giá thành rẻ,
- không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp. Một đặc tính nổi trội của nó là được phát triển bởi một mô hình phát triển phần mềm nguồn mở hiệu quả. Tuy nhiên, hiện tại số lượng phần cứng được hỗ trợ bởi Linux vẫn còn rất khiêm tốn so với Windows vì các trình điều khiển thiết bị tương thích với Windows nhiều hơn là Linux. Nhưng trong tương lai số lượng phần cứng được hỗ trợ cho Linux sẽ tăng lên. 2. Đặc điểm của Unix, phần mềm nguồn mở Đặc điểm của Unix: Unix hay UNIX là một hệ điều hành máy tính viết vào những năm 1960 và 1970 do một số nhân viên của công ty AT&T Bell Labs bao gồm Ken Thompson, Dennis Ritchie và Douglas McIlroy.[1] Từ góc nhìn người dùng chuyên nghiệp và lập trình viên, hệ thống Unix có đặc điểm là thiết kế theo module, đôi khi còn được gọi là triết lý Unix, nghĩa là hệ điều hành cung cấp một tập hợp các công cụ đơn giản, và mỗi công cụ chỉ thực hiện những chức năng giới hạn và được định nghĩa rõ ràng,[2] với hệ thống file hợp nhất là phương tiện chính để giao tiếp[1] và phần lập trình vỏ và ngôn ngữ lệnh kết hợp các công cụ để thực hiện các chức năng phức tạp. Ngày nay hệ điều hành Unix được phân ra thành nhiều nhánh khác nhau, nhánh của AT&T, nhánh của một số nhà phân phối thương mại và nhánh của những tổ chức phi lợi nhuận. Unix có thể chạy trên nhiều loại máy tính khác nhau, từ những máy tính cá nhân cho đến các máy chủ dịch vụ. Nó là một hệ điều hành đa nhiệm (có thể cùng lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ) hỗ trợ một cách lý tưởng đối với các ứng dụng nhiều người dùng. Unix được viết bằng ngôn ngữ lập trình C, một ngôn ngữ rất mạnh và mềm dẻo. Unix hỗ trợ các ứng dụng mạng và hỗ trợ nhiều môi trường lập trình khác nhau. Với hàng trăm lệnh và một số lượng rất lớn các tùy chọn, Unix thực sự là một khó khăn đối với người mới bắt đầu. Với sự phát triển của các shell Unix hệ điều hành này đã trở nên phổ dụng hơn trong lĩnh vực điện toán. Vì Bell Laboratories bị cấm không cho phép tiếp thị Unix vì lệnh chống độc quyền đối với AT&T nên Unix đã được cung cấp miễn phí cho các trường đại học trên toàn Bắc Mỹ từ năm 1976. Năm 1979 Đại học California tại Berkeley đã xây dựng một phiên bản của Unix dùng cho các máy tính VAX. Sau khi đã được ưa thích trong các lĩnh vực công nghệ, AT&T đã giành được quyền tiếp thị đối với Unix và đã cho ra đời System V vào năm 1983. Cho đên nay Unix vẫn được sử dụng rất rộng rãi trong thị trường dành cho máy chủ. Đã có nhiều phiên bản phát triển khác nhau, trong đó có Linux.
- Unix là một trong những hệ điều hành 64 bit đầu tiên. Hiện nay Unix được sử dụng bởi nhiều công ty tập đoàn lớn trên thế giới vì mức độ bảo mật của nó tương đối cao. Phần mềm nguồn mở: Phần mềm nguồn mở là phần mềm với mã nguồn được công bố và sử dụng một giấy phép nguồn mở. Giấy phép này cho phép bất cứ ai cũng có thể nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm, và phân phối phần mềm ở dạng chưa thay đổi hoặc đã thay đổi. Năm 1998 một nhóm người chủ trương rằng thuật ngữ phần mềm tự do nên được thay thế bằng phần mềm nguồn mở vì thuật ngữ này ít mơ hồ hơn và dễ sử dụng hơn cho giới doanh nghiệp. Định nghĩa Nguồn mở của Tổ chức Sáng kiến Nguồn mở (Open Source Initiative - OSI) thể hiện một triết lý nguồn mở và xác định ranh giới về việc sử dụng, thay đổi và tái phân phối phần mềm nguồn mở. Giấy phép phần mềmcung cấp cho người dùng các quyền vốn bị cấm bởi bản quyền, gồm các quyền về sử dụng, thay đổi và tái phân phối. Một vài giấy phép phần mềm nguồn mở đã được thẩm định thuộc giới hạn của Định nghĩa Nguồn mở. Ví dụ nổi bật nhất là Giấy phép Công cộng GNU (GPL). Trong khi nguồn mở cho phép công chúng truy cập vào nguồn của một sản phẩm, giấy phép nguồn mở cho phép tác giả điều chỉnh cách truy cập đó. Thuật ngữ "phần mềm nguồn mở" có nghĩa gần tương đương với "mã nguồn mở" nhưng với độ bao hàm cao hơn. Phần mềm nguồn mở thì có hệ quả là mã nguồn mở, nhưng điều ngược lại thì không đúng (ví dụ một phần mềm có mã nguồn mở nhưng giấy phép "đóng" - hệ quả của tình huống này là người dùng được truy cập vào mã nguồn nhưng có thể bị ngăn cấm quyền sao chép, chỉnh sửa, phân phối lại...). Ngày nay có rất nhiều dạng mở (không đóng) bao gồm: phần cứng, phần mềm nguồn mở, tài liệu/ học liệu mở, thiết kế mở... Phần mềm nguồn mở ngày nay phát triển với tốc độ khá cao, cho thấy nó có nhiều động lực hơn so với mã đóng. Không nghi ngờ ngày nay sự phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin có thể nói tới nguồn mở như cái gì đó năng động nhất. Tốc độ phát triển của nó có thể nói đến từng giờ một. Ở Việt Nam, phần mềm tự do nguồn mở là thuật ngữ được khuyến khích sử dụng, thay thế cho hai thuật ngữ là phần mềm tự do và phần mềm nguồn mở. 3. Hệ điều hành Linux và các bản phân phối Thành phần cấu thành lên một HĐH hoàn chỉnh được mô tả trong hình sau:
- Trong cùng là phần cứng máy tính, ba lớp ngoài lần lượt từ bên trong có kernel (hạt nhân), hệ vỏ (shell) và ngoài cùng là lớp ứng dụng (Application Software). Phần nhân đảm nhiệm quản lý tài nguyên phần cứng, cung cấp giao diện cho các phần mềm lớp vỏ (shell) như vi (editor), bash (một loại shell) ... Sau đó đến lượt mình thì lớp shell sẽ cung cấp tiện ích và giao diện cho các phần mềm mức trên là các phần mềm ứng dụng: Mail, FTP … Trên thực tế là mọi thao tác trên Windows quen thuộc đều có thể dịch thành các lệnh, ví dụ như lệnh tạo shortcut (link file) có thể dùng lệnh sau: 1 C:\WINDOWS\EXPLORER.EXE /n,/e,c:\ Như vậy các bạn nên hiểu hệ điều hành Linux là sự kết hợp của hạt nhân linux với các phần mềm GNU. Hiện nay linux được cài đặt trên rất nhiều thiết bị từ máy tính đến máy chủ, điện thoại hay các hệ thống ảo hóa, hệ nhúng … Tính mềm dẻo của nó cho phép nó có thể tùy biến để chạy trên rất nhiều phần cứng, nó đã trở thành một nền tảng chứ không đơn thuần là một HĐH nữa. Các bản phân phối linux (distro) phổ biến nhất là Debian, Fedora, Ubuntu, Android ... Ubuntu Đầu tiên trong danh sách ta phải kể đến phiên bản Ubuntu, một trong những phiên bản hệ điều hành Linux được yêu thích nhất, nó ra đời nhằm phục vụ những người dùng quen với giao diện đồ họa trực quan tương đồng với Windows, giúp người dùng sử dụng và vận hành nó một cách dễ dàng hơn.
- Những giao diện của nó mang nhưng nét mới dành cho người dùng, mượt mà và đẹp mắt hơn so với những gì Windows mang lại. Ngoài ra, Ubuntu còn sở hữu các cơ chế cài đặt đơn giản, không bao gồm nhiều các codec độc quyền mặc định, tuy nhiên bạn vẫn có nhiều lựa chọn ở quá trình cài đặt đơn giản bằng cách nhấp chuột vào những bước tương tự như trên Windows, cùng với đó là việc liên tục được nhà phát triển cập nhật, giúp nó có tính bảo mật và hiệu quả hơn. OpenSUSE 13.2 Tiếp theo là một trong những phiên bản dựa trên cấu trúc RPM phổ biến nhất hiện nay, đó là OpenSUSE. Nó được xây dựng trên tiêu chí tất cả trong một, bao gồm trình quản lý thông minh YaST, giúp người dùng quản lý các trình đơn xử lý phần mềm cài đặt, cũng như cấu hình hệ thống và quản trị hệ thống. Do đó nó là một trong những phiên bản thường xuyên được sử dụng trên các máy tính server và KDE.
- Ngoài ra, nó còn sở hữu trình cài đặt đơn giản, cùng với các tùy chọn nâng cao, chẳng hạn như việc thiết lập máy in hay cấu hình LDAP một cách dễ dàng, giúp cho người dùng có nhiều giải pháp hơn với nó. Fedora Fedora được biết đến như là một trong những phiên bản Linux lâu đời nhất, khi mà nó được ra mắt lần đầu vào những năm 1990 với sự hợp tác của Red Hat Linux. Các phiên bản Fedora này cung cấp một hệ thống phần mềm hoàn toàn miễn phí và có truyền thống là một hệ điều hành back dành cho Ubuntu. Nó tập trung nhiều vào việc cung cấp giải pháp dành cho những máy trạm và máy database dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Ngoài ra, nó còn sở hữu các công cụ quản lý phầm mềm khá hữu dụng, cùng các trình quản lý Synaptic Package. Cùng với đó, Fedora được xây dựng với 3 phiên bản chính, bao gồm Cloud, Server và Workstation. Linux Mint Mint đang được biến đến như là một trong những phiên bản distro Linux được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay. Nó cũng được phát triển dựa trên Ubuntu, cùng với giao diện được thiết kế riêng có tên Unity. Linux Mint cung cấp cho người dùng 2 môi trường làm việc riêng biệt Gnome-based, bao gồm Mate và Cinnamon. Trong đó, Mate cung cấp khả năng làm việc tương đồng với
- những chiếc máy tính để bàn đơn thuần. Còn với Cinnamon, nó cung cấp đến khả năng làm việc mạnh mẽ, do đó nó hay được sử dụng dành cho những chiếc máy tính trạm, server hay database. 4.Cài đặt Linux Cài đặt và cấu hình Ubuntu Desktop: Như các bước thiết lập bình thường, chúng ta tạo mới 1 máy ảo trên VMware bằng cách nhấn Ctrl + N hoặc menu File > New Virtual Machine: Chọn chế độ Custom (advance) Next để tiếp tục, tại phần chọn hệ điều hành cài đặt, các bạn trỏ đến file iso của Ubuntu Desktop được tải về máy tính ở bước trên:
- Điền một số thông tin để tiếp tục: Lưu ý rằng ở ô User name các bạn phải để tên chữ thường nhé (không được có chữ hoa) và số. Tiếp theo, chọn thư mục lưu trữ file máy ảo của Ubuntu (thay đổi ở dòng Location):
- Thiết lập bộ vi xử lý - CPU cho máy ảo, bao gồm số nhân (Processors) và sỗ lõi trên từng nhân (cores per processor). Tùy cấu hình máy thật mà bạn chia sẻ sao cho hợp lý, tất nhiên chia 2 nhân 2 lõi sẽ nhanh hơn so với 1 nhân 1 lõi: Thiết lập chia sẻ RAM, hình mũi tên nhỏ màu xanh lá cây là mức RAM chia sẻ ở mức đề nghị (ở đây là 1GB), màu vàng là tối thiểu (512MB), còn màu xanh nhạt là tối đa (khoảng 6GB):
- Cấu hình mạng giữa máy ảo và máy thật (thông thường các bạn cứ chọn NAT nhé): Các thiết lập tiếp theo, các bạn cứ giữ nguyên Default và Next. Tại đây là bước đặt dung lượng ổ cứng cho máy ảo, tùy vào dung lượng còn trống của ổ cứng đặt máy ảo mà chia sẻ sao cho hợp lý:
- Lưu file *.vmdk vào cùng thư mục đặt máy ảo ở bước trên: Xem lại tất cả các cấu hình, thiết lập của máy ảo rồi nhấn Finish để bắt đầu cài đặt:
- Sau khi bật máy ảo lên, màn hình cài đặt Ubuntu sẽ trông giống như hình dưới: Quá trình này sẽ diễn ra khoảng 10 - 20 phút, vì trong lúc này Ubuntu sẽ tự động tải thêm những gói dữ liệu cần thiết khác để cào đặt:
- Trong lúc chờ đợi, các bạn có thể: Ghé thăm trang gamevui để tận hưởng các trò chơi Flash cũng như HTML5 mới nhất. Mua sắm tại siêu thị trực tuyến META.vn Truy cập và ủng hộ Fanpage của Quản Trị Mạng Truy cập bằng tài khoản và mật khẩu chúng ta thiết lập ở bước trên (khi cấu hình máy ảo):
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Hệ điều hành Linux: Phần 1 - Viện CNTT - ĐH quốc gia Hà Nội
20 p | 786 | 172
-
Giáo trình Hệ điều hành Linux: Phần 2 - Viện CNTT - ĐH Quốc gia Hà Nội
14 p | 336 | 89
-
Giáo trình Hệ điều hành Linux - Nghề: Quản trị mạng - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
128 p | 110 | 26
-
Giáo trình Hệ điều hành Linux - Cao đẳng nghề Đắk Lắk
88 p | 156 | 22
-
Giáo trình Hệ điều hành Linux - CĐ Nghề Công Nghiệp Hà Nội
130 p | 108 | 15
-
Giáo trình Hệ điều hành Linux - CĐ Nghề Đắk Lắk
88 p | 46 | 12
-
Giáo trình Hệ điều hành Linux/Ubuntu (Ngành: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
107 p | 35 | 12
-
Giáo trình Hệ điều hành Linux (Nghề: Quản trị mạng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
117 p | 22 | 11
-
Giáo trình Hệ điều hành Linux - Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
129 p | 67 | 10
-
Giáo trình Hệ điều hành Linux (Nghề: Công nghệ thông tin - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
111 p | 35 | 9
-
Giáo trình Hệ điều hành Linux (Nghề: Quản trị mạng máy tính - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
111 p | 32 | 9
-
Giáo trình Hệ điều hành Linux (Nghề: Quản trị mạng - Trung cấp) - Trường CĐ Kỹ thuật Việt Đức Hà Tĩnh
123 p | 39 | 8
-
Giáo trình Hệ điều hành Linux - Nghề: Công nghệ thông tin (Cao đẳng) - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
128 p | 70 | 8
-
Giáo trình Hệ điều hành Linux (Nghề: Truyền thông và mạng máy tính - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
111 p | 58 | 7
-
Giáo trình Hệ điều hành Linux (Nghề: Quản trị mạng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
80 p | 23 | 6
-
Giáo trình Hệ điều hành Linux 1 (Ngành: Quản trị mạng máy tính - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
82 p | 4 | 3
-
Giáo trình Hệ điều hành Linux 2 (Ngành: Quản trị mạng máy tính - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
79 p | 4 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn