YOMEDIA
ADSENSE
Giáo trình Hệ thống thuế ở Việt Nam: Phần 1
38
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Phần 1 giáo trình Thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam cung cấp cho người học các kiến thức: Sơ lược nguồn gốc và quá trình phát triển của thuế, những vấn đề cơ bản về thuế, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Hệ thống thuế ở Việt Nam: Phần 1
- TRƯỞNG DẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG us. TS. Bl l XUÀN l . l ì i (CYhi b»É»i) TS. Nc;t YẾN H fll KHẢI - TV.S. Ní ỉ I íYỀN XI ẢN Nữ i *, ■ ' 1 ' ' *• ' I -- •- — x í Giáo trình THUÊ VÀ HỆ THỐNG THUÊ ỉ VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC . 2003
- Lời nói đầu ở nước ta, nhất là khi chuyển từ nền kinh tế quản lý theo cơ ch ế k ế hoạch hóa tập trung sang mô hình quản lý theo ca chế thị trựờng, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, thuế ngày càng có ảnh hưởng và tác động to lớn đến mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh, kinh tế - xã hội của đất nước. Thuế và hệ thống thuế ở nước ta đã và đang là mối quan tăm chẳng những cùa các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, vi mô, của các nhà nghiên cứu mà còn của cả các doanh nghiệp và quảng đại quần chúng nhân dân. Đ ể phục vụ cho giáng dạy và học tập các học phần tự chọn trong chương trình dào tạo của Trường Đại học Ngoại thương, chúng tôi biên soạn Giáo trình 'Thuế và hệ thống thuế ỏ Việt Nam" nhằm giúp cho các sinh viên có nhu cẩu học tập của học phần này. Giáo trình "Thuế và hệ thống th u ế ở Việt N am " do Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Xuân Liai chù biên, viết các chương: 1, 2, 3, 6, 8, 11,12, 13, 14 cùng Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khải viết các chương: 7, 9,10 và tiết ¡11, IV chương 2 và Thạc s ĩ Nguyễn Xuân Nữ viết chương4 và 5. Việc biên soạn khó tránh khỏi những thiếu sótr Kính mong bạn đọc góp ý về nội dung và hình thức của cuốn sách d ể nhóm tác giả tu chỉnh và hoàn thiện cho lẩn tái bản sạu. Thay mặt nhóm tác giả Chủ biên GS.TS. BÙI XUÂN LƯU 3
- Chương I sơ LƯỢC NGUỐNGỗc VÀ QUÀTRÌNH PHÂT TRIỂN CỦA THUÊ I - NGUỒN GÓC RA ĐỜI CỦA THUẾ Thời nguyên thuỷ, con người liên kết với nhau một cách tự phát để chung sống. Sản phẩm do mỗi cá nhân làm ra chỉ vừa đủ, thâm chí còn quá thiếu so với nhu cầu tối thiểu của con người. Trong quá trình sống và lao động, con người đã tích luỹ được kinh nghiệm, cải tiến công cụ lao động, một số người đã bắt đầu tạo ra nhiều của cải hơn mức cần thiết cho cuộc sống bình thường, rồi trở nên dư thừa và giàu có. Họ thoát ly dần lao động chân tay bằng cách thuê mướn người làm thay. Họ trở nên có thế lực, được mọi người kính nể, cử làm đại diện cho bộ lạc-thị tộc. Dần dần họ nắm quyền lực và cai trị bộ lạc. Những “gia đình” danh giá và giàu có này đã tập hợp nhau lại bên ngoài thị tộc của họ, thành một giai cấp riêng và đặc quyền. Nhóm người này có những lợi ích kinh tế riêng, khác với lợi ích của các giai cấp còn lại trong xã hội. Cơ sở để liên kết những đại diện của các bộ lạc - thị tộc khác nhau thành một nhóm người đứng trên bô lạc - thị tộc là tính thống nhất của những điều kiện tồn tại về lợi ích kinh tế của họ. Thực tế nhóm người này trờ thành người 5
- đứng đầu “chính quyền” công cộng, cuối cùng phát triển thành Nhà nước. Như vậy, đúng như F. Ăng-ghen đã nhận định "Trước đây không phải lúc nào cũng có Nhà nước. Đằ từng có những xã hộỉ không cần đến Nhà nước, không có một khái niệm nào về Nhà nước và chính quyền Nhà nước cả. Đến một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định, một giai đoạn tất nhiên phải gắn liền với sự phân chia xã hội thành giai cấp thì Nhà nước mới trở thành một tất yếu do sự phân chia đó."^ Nhà nước, xét ở khía cạnh phân công lao động xã hội, thì đó là một tổ chửc bộ máy với nhiều hệ thống các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ khác nhau để tổ chức điều hành, cai quản xã hội. Những người tham gia bộ máy Nhà nước từ trung ương đến địa phương là những người không tham gia trực tiếp sản xuất. Phải có nguồn tài chính để nuôi bộ máy quản lý công việc của Nhà nước. Phải có nguồn tài chính để chi tiêu cho những công việc thuộc chức năng Nhà nước như: quốc phòng, an ninh ; chi cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng; chi cho các vấn đề về phúc lợi công cộng, về sự nghiệp, về xã hội trước mắt và lâu dài. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước càng lớn cả về quy mô và phạm vi chi tiêu. Nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu trên lấy từ đâu? Nó chỉ có thể "lấy" từ việc động viên đóng góp một phần thu nhập xã hội do các tầng lớp cư dân trong xã hội trực tiếp lao động tạo ra. Nhưng "lấy" bằng cách nào? Từ trước đến nay, các Nhà nước thường có ba cách để động viên một phần thu nhập xã hội cho (1) F. Ăng-ghen : Nguồn gốc của gia đình - Chế độ tư hữu và Nhà nước. NXB Sự thật, Hà NộiT 1962, tr 258. 6
- nguồn ngân sách Nhà nước: quyên góp, vay và dùng quyền lực để buộc dân phải đóng góp. Hai hình thức đầu phụ thuộc vào tính tự giầc và tự nguyện cùa dân chúng, thường Nhà nước chỉ sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt. Chỉ có dùng quyền lực của Nhà nước để buộc dân phải đóng góp là cơ bản nhất. Hình thức dùng quyền lực buộc dân phải đóng góp một phần thu nhập của mình cho Nhà nước - đó chính là thuế. Từ sự phân tích trên có thể rút ra kết luận: thuế ra đời và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại cùa Nhà nứớc, vì Nhà nước và do Nhà nước. Vậy, thuế là một tất yếu khách quan với chức năng chủ yếu và đầu tiên íà nhằm đảm bảo nguồn thu tài chỉnh phục vụ cho các nhu cầư chi tiêu theo chức năng của Nhà nước. Cơ sở quan trọng khác cho sự ra đời của thuế là thu nhập. Nếu của cải làm ra chỉ đủ nuôi sống bấn thân người lao động thì không có gì để đóng góp cho Nhà nước Sự hình thăhh thu nhập trong xã hội là cơ sở vật chất tạo khả năng cho nguồn dộng vièn về thuế: Có thu nhập thì người dân mới cổ thể đổng góp cho Nhà nước và ngược lại. Vậy, thuế xuất hiện trong xã hội lồắi người vớí hài điều kiến cần và đủ - đó là sự xuất hiện Nhà nước và sự xuất hiện thu nhập xã hội. Ngày nay, cùng với sự phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội, sir phát triển cao của kinh tế hàng hoẩ, tiền tệ, sự gia tăng mạnh mẽ quyền iực Nhà nước, đã phát sinh ra những nhu cầu chi tiêu to lớn, đà dạng. Để đẩp ứng nhũ cầu đó, thuế và hệ thống thuế càng trở nên quan trọng và trở thành vấn đề rất nhạy cảm trong xã hội. Thuế nhiều khi khồng đủ để đầp 7
- ứng nhu cầu chi tiêu, đặc biệt là những khoản chi cấp bách, đột xuất. Vì thế, nhiều nước đã áp dụng hình thức phát hành công trái hoặc phát hành tiền giấy để giải quyết những mất cân đối trong ngân sách. Tuy nhiên, thuế vẫn là hình thức động viên chủ yếu và cơ bản nhất cho ngân sách Nhà nước. Vậy, nhân tố lịch sử đầu tiên làm tiền đề cho sự ra đời cùa thuế chính là sự ra đời, tồn tại và phát triển cùa Nhà nước. 11 - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIEN CỦA THUẾ Trong khoảng thời gian dài của lịch sử từ dầu chế độ nô lộ đến dầu chế độ tư bản, Nhà nước sử dụng thuế thu được phục vụ chủ yếu cho mục đích phi kinh tế như xây thành luỹ, đắp các tuyến phòng thủ, đúc vũ khí, nuôi binh lính, trả lương cho quan lại. Có thể nói, Nhà nước thời kỳ ấy không chi một khoản nào cho mục đích kinh tế. Tác dụng duy nhất của thuế lúc này là công cụ tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước để nuôi bộ máy của mình. Khi xã hôi loài người chuyển sang hình thái tư bản chủ nghĩa, kéo theo nó là những biến đổi sâu sắc về kinh tế-xã hội, Nhà nước nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong việc điều hành nền kinh tế, từ đó ngày càng can thiệp nhiều hơn, mạnh mẽ hơn vào tiến trình kinh tế - xã hội của đất nước. Tất cả các hoạt động của Nhà nưóc thời kỳ tư bản chủ nghĩa đòi hỏi một nguồn vật chất lớn hơn hẳn thời kỳ trước đây. Nếu chỉ dựa vào các sắc thuế vốn có (thuế đánh vào ruộng đất, thuế đánh vào nhân thân,...) thì không đủ và kém cỏng bằng, nên Nhà nước mở rộng nguồn thu bằng cách đặt thêm nhiều sắc 8
- thuế nhằm vào nhiều đối tượng khác nhau. Một hệ thống thuế với thuế suất đa dạng, linh hoạt hình thành. Thuế trở nên tinh xảo, vừa mang lại một năng suất thu dồi dào, vừa thực hiện dược mục tiêu kích thích tăng trưởng kinh tế. Khi quyền lực tối cao trong xã hội ngày càng được chuyển sang tay 'dân chúng (chế độ dân chủ) thì người đại diện của nhân dân là Nhà nước càng phải quan tâm đến sự phát triển toàn diện của xã hội, đến khía cạnh công bằng xã hội, đến thất nghiệp, người già, trẻ em không nơi nương tựa, người mất khả năng thu nhập: Để làm và cần thiết phải làm được việc ấy, Nhà nước phải tìm cách “trích bớt” một phần thu nhập của những người giàu có hay của các công ty thồng qua thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập công ty, chuyển chúng vào ngân sách Nhà nước để chi dùng cho các mục tiêu xã hội. Ở đây thuế lại được xử lý một cách khôn khéo hơn. Một mặt, thuế không hạn chế ý chí làm giàu của các cá nhân - một động lực thúc đẩy xã hội phát triển; mặt khác, gia tăng lượng thu nhập quốc dân vào tay Nhà nước; và cuối cùng vẫn giữ được tính nhân đạo công bằng. Có thể khẳng định rằng, sự phát triển của thuế gắn liền với sự phát triển của xã hội. Xã hội càng phát triển, thuế càng đa dạng, ý niệm về thuế ngày càng trở nên hết sức tự nhiên. 111 - Sơ LƯỢC VỂ THUÊ ở VIỆT NAM Ở Việt Nam dưới thời phong kiến, Nhà Lê đã có hai loại thuế chính: thuế trực thu (thuế thân, thuế điền) và thuế gián thu 9
- (đánh vào hoạt động thủ công nghiệp). Đến thời Nhà Nguyễn, chế độ thuế cũng chia làm hai loại: thuế chính phú (thực chất đây là thuế trực thu) gồm có thuế điền thổ, thuế thân, thuế tạp dịch và thuế tạp phú (thực chất là thuế gián thu) gồm thuế cảng, thuế quan tân, thuế nguồn đầm, thuế hầm mỏ, thuế các hộ sản xuất. Thời Phong kiến, nửa thuộc địa (từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945), một mặt, về cơ bản các loại thuế thời Nguyễn vẫn được duy trì nhưng ở mức độ nặng nề hơn; mặt khác, thực dân Pháp cho kinh doanh thuốc phiện, mở sòng bạc, quán rượu, tiệm nhảy,... để thu thuế. Ngoài chế độ thuế khóa nặng nề phải gánh chịu, nhân dân ta còn bị bọn quan tham, ô lại nhũng nhiễu. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ đã hủy bỏ thuế thân; giảm, miễn thuế ruộng đất, thuế môn bài. Chính phủ cũng ban hành các sắc lệnh về thuế nhằm đáp ứng một phần chi tiêu cho kháng chiến chống Pháp, phát triển sản xuất. Đến năm 1951, chế độ thuế thống nhất gồm 7 loại thuế: - Thuế nông nghiệp - Thuế công, thương nghiệp - Thuế hàng hóa - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu . - Thuế sát sinh - Thuế trước bạ - Thuế tem (con niêm). Trong một thời gian khá dài, nền kinh tế được quản lý theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Trong cơ chế quản lý 10
- này, vai trò của thị trường và hạch toán kinh tế bị coi nhẹ. Ngân sách Nhà nước dựa vào chế độ thu hoặc bù theo chỉ tiêu. Vai trò của thuế với ý nghĩa thực sự của nó không quan trọng lắm. Chuyển sang thời kỳ đổi mới, nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thuê bắt đầu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và là nguồn thu chính của ngân sách Nhà nước. Cho đến nay hộ thống thuế ở Việt Nam gồm các loại sau : 1) Thuế sử dụng đất nông nghiệp 2) Thuế giá trị gia tăng (thay cho thuế doanh thu, áp dụng từ 1/1/1999). 3) Thuế tiêu thụ đặc biệt 4) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 5) Thuế tài nguyên 6) Thuế nhà, đất 7) Thuế sử dụng vốn ngân sách. 8) Thuế thu nhập doanh nghiệp (thay cho thuế lợi tức, áp dụng từ 1/1/1999). 9) Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 10) Thuế chuyển quyển sử dụng đất 11) Thuế thu vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Nhà nước còn quy định nguyên tắc và định suất thu đối với một số khoản thuế khác, lệ phí và phí. 11
- Chương II NHỮNG VẤN ĐÊ C0 BẢN VÊ THUÊ Chúng ta đã tìm hiểu sơ qua về nguồn gốc của thuế và qua quá trình phát triển của thuế, vai trò của nó đã ngày càng được bộc lộ rõ nét và mở rộng ra rất nhiều. Bây giờ chúng ta sẽ thảo luận những vấn đề cơ bản về thuế như: Thuế là gì ? Người ta có những quan điểm như thế nào về thuế ? Các yếu tố cấu thành thuế ? Những nguyên tắc gì cần xem xét khi đặt ra một sắc thuế mới hay ban hành một chính sách thuế ? Thuế giữ vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ? I - KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ PHÂN LOẠI THUẾ 1. Khái niệm thuê Thuế là một công cụ quan trọng mà bất kỳ Nhà nước nào cũng sử dụng để hoàn thành chức năng của mình. Tùy nhiên, tùy theo cách nhìn nhận ở các góc độ khác nhau, người ta có cách hiểủ khác nhau về thuế. - Theo Từ điển Tiếng Việt (xuất bản năm 1977) thì thuế là phần tiền hay sản vật mà người dân phải đóng góp để dùng vào mọi việc chi tiêu của Nhà nước. 12
- - Ở góc độ nghiên cứu về kinh tế chính trị học thì có khái niệm về thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân để hình thành nên các quỹ tiền tệ tập trung nhằm đáp ứng yêu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước. - Ở góc độ nghiên cứu về pháp luật thì thuế được quan niệm là khoản đóng góp theo quy định của pháp luật mà Nhà nước bắt buộc mọi tổ chức và cá nhân phải nộp vào ngân sách Nhà nước. - Ở góc độ người thu thuế thì thường hiểu thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo nghĩa vụ do pháp luật quy định. Thuế là khoản thu không phải hoàn trả ngang giá và trực tiếp. - Với người nộp thuế thì hiểu thuế là khoản bắt buộc phải nộp cho Nhà nước theo quy định. Các quan niệm trên có thể đúng nhưng ở những gồc độ khác nhau. Cách hiểu như vậy chưa đầy đủ và chính xác. Nhưng từ các quan niệm trên, chúng ta có thể kết luận: Thuế ỉà một phần thu nhập mà mỗi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo luật định để đáp ứng yêu cầu chỉ tiêu theo chức năng của Nhà nước. Người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại. Có mấy điểm cần lưu ý về khái niệm thuế trên đây: , + Thúế trước hết phải là một phần thu nhập. Có thu nhập mới có tiền nộp thuế, nhưng chỉ là nộp một phần thu nhập của tổ chức và cá nhân. Phải có phần còn lại để tái sản xuất trong chu kỳ sản xuất tiếp theo. Nếu triệt tiêu sản xuất thì không có thu nhập để đóng thuế. Thu nhập ở đây là thu nhập xã hội do kích 13
- thích sản xuất phát triển, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo định hướng có lợi cho sản xuất xấ hội. + Thuế là một trong những nghĩa vụ cơ bản của mỗi tổ chức và của công dân được ghi rõ trong Hiến pháp và các đạo luật của Nhà nước. Nộp thuế là nghĩa vụ mang tính bắt buộc. + Việc quy định nghĩa vụ đóng góp của nhân dân là một vấn đề hệ trọng của mỗi quốc gia, cho nên phải do cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là Quốc hội ban hành thành văn bản pháp quy là các luật hoặc các bộ luật. + Thuế đóng cho Nhà nước vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi, là tự đầu tư cho mình, một yêu cầu cần thiết khách quan. Quyền lợi của người đórig thuế được hưởng thông qua những lợi ích kinh tế, phúc lợi xã hội do các khoản đầu tư từ thuế của ngân sách Nhà nước mang lại. + Đối với mỗi tổ chức, cá nhân sau khi làm tròn nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước theo luật định, phần thu nhập còn lại là thuộc sở hữu hợp pháp của họ. Phần thu nhập này cần được luật pháp tôn trọng, bảo vệ và giúp đỡ họ sử dụng có hiệu quả phần thu nhập này. 2. Bản chất của thuế Thuế gắn liền với sự ra đời, tồn tại của Nhà nước - người đại diện quyền lợi cho một giai cấp nhất định. Đo đó, thuế có bản chất kinh tế - chính trị - xã hội sâu sắc. Bản chất kinh tế của thuế thể hiện trước hết thuế là một phần thu nhập của xã hội được tập trung để phục vụ nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. 14
- Kinh tế là cơ sờ cùa thuế. Không có sản xuất và phát triển sản xuất và sản xuất không có hiệu quả thì nguồn thu từ thuế của Nhà nước không thể tăng nhiều và nhanh được. Vì thế, qua thu thuế phải tác động tới sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy sản xuất —kinh doanh phát triển, thúc đẩy thực hành tiết kiệm mọi mặt trong sản xuất và tiêu dùng một cách hợp lý để tạo nguồn thu ngày càng lớn hơn cho ngân sách. Mức động viên về thuế không hợp lý, chỉ nhằm đáp ứng đơn thuần nhu cầu chi tiêu của Nhà nước mà bỏ qua đảm bảo tăng trưởng về kinh tế thì thường là gặp thất bại, dễ dẫn đến hậu quả xấu nhiều mặt cả về kinh tế - chính trị. Ngược lại, mức động viên hợp lý sẽ có tác dụng tăng thu cho ngân sách và kích thích sản xuất phát triển. Về bán chất giai cấp của thuê: Bản chất giai cấp của Nhà nước quyết định bản chất của thuế. Cùng một hiện tượng Nhà nước thu thuế của dân, nhưng với các nhà nước khác nhau thì bản chất của thuế khác nhau. Điều đó được thể hiện bên trong những nội dung chủ yếu của thuế là: Thuế thu vào ai ? Thu như thế nào ? Và thu để làm gì ? Có thể nói,mục đích của thuế - Thu để làm gì đã thể hiện rõ ràng nhất mục đích của thuế. Trong xã hội người bóc lột người, nhân dân lao động đóng thuế cho Nhà nước để nuôi bộ máy áp bức, bóc lột lại chính mình. Còn dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, nhân dân đóng thuế để chi tiêu cho những công việc nhằm phục vụ trở lại nhân dân lao động. Đó là điều khác cơ bản về bản chất giai cấp, bản chất chính trị của thuế. Thuế còn thể hiện tính xã hội rộng rãi. Trước hết vì thuế thu vào toàn dân, thuế có liên quan đến mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Thuế điều chỉnh các quan hệ phân phối, phân phối lại thu nhập xã hội giữa các tổ chức kinh tế, giữa các tầng lớp dân cư. 15
- 3. Phân loại thuế Thời kỳ đầu khi sản xuất hàng hoá chưa phát triển, thuế thường được thu bằng hiện vật. Chế độ thu thuế bàng hiện vật có mặt giản tiện cho người nộp thuế, làm ra thứ gì nộp thuế bằng thứ ấy và Nhà nước sử dụng ngay số thuế bằng hiện vật ấy để chi dùng vào những nhu cầu cần thiết, thích hợp. Nhưng thu bằng hiện vật có mặt bất lợi cho việc thu nộp, bảo quản, không linh hoạt trong cả việc thu thuế và sử dụng số thuế thu được. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội, kinh tế hàng hoá - tiền tệ ra đời và phát triển, thuể được thu bằng tiền là chính. Thuế thu bằng tiền, các quan hệ về thuế dưới hình thức giá trị được hình thành và ngày càng phát triển có tính' hệ thống, các thứ thuế khác nhau lần lượt ra đời làm cho hình thức của thuế ngày càng phong phú, đa dạng. Để sử dụng hiệu quả công cụ thuế, việc phân loại các hình thức thuế là cần thiết làm rõ thêm bản chất của từng loại thuế: thu vào ai ? Thu bao nhiêu và thu như thế nào cho thích hợp. Hiện nay, việc phân loại hình thức của thuế thường được chia ra như sau: a) Theo tính chất có thể chuyển dịch về thuế giữa người nộp thuế và người chịu thuế, người ta phân thuế ra làm hai loại: thuế gián thu và thuế trực thu. • Thuế gián thu Thuế gián thu là loại thuế được cộng vào giá, là một bộ phận cấu thành giá cả hàng hoá như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu,... Bản chất kinh tế của thùế gián thu là người nộp thuế (tức người bán hàng hoá và dịch vụ) có thể chuyển dịch số thuế phải 16
- nộp sang cho người mua hàng hoá, dịch vụ bằng cách cộng số thuế đó vào giá bán hàng hoá, dịch vụ. Do đó, người nộp thuế không phải là người chịu thuế, mà người chịu thuế'chính là người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Thuế gián thu bảo đệm được sự tự lựa chọn của người chịu thuế đối với các loại häng hoá, dịch vụ mà họ quyết định mua; bảo đảm được tính tự nguyện chịu thuế. NgưiVii.hán hàng sẽ thu thuế gián thu (thu hô Nhà nước) cùng với § iá b tì ^ắhặ' hoápsíu .đó [lộp khoản thuế này vào ngân (người tiêu dùng) với cơ quan thuế nên dễ thu hơn thuế trực thu. Thuế gián thu dễ điều chỉnh tăng hơn thuế trực thu và những rigưòi chịu thuế thường không cảm nhận đửợc đầy đu gánh nặng của loại thuế này. Hiện nay trên thế giới có xu hướng coi trọng thuế gián thu hơn thuế trực thu vì nỏ có phạm vi thu rất rộng, đem lại số thu lớn cho ngân sách, dễ thu, dễ quản lý, động thời chi phí phải bỏ ra để thu được thuế' cũng thấp. Nhược điểm của thuế gián thu là tính luỹ thoái của nó. Vì thuế gián thu đánh như nhau trên cùng một loại hàng hoá, dịch vụ nên người giàu và người nghèo nếu tiêu dùng cùng một loại hàng hoá, dịch vụ và số lượng như nhau thì chịu thuế như nhau, nhưng thực chất tỷ lệ động viên thuế gián thu so với thu nhập thì người giàu chịu thuế thấp hơn người nghèo; người có thu nhập càng cao thì tỷ lệ nộp thuế gián thu càng thấp. • Thuế trực thu Thuế trực thu íà loại thuế trực tiếp đánh vào thu nhập của các tổ chức và cá nhân như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế đánh 17
- vào tài sản, thuế thu vào quà tặng, quà biếu,... Bản chất của thuế trực thu là người nộp thuế đồng thời cũng là người chịu thuế. Ưu điểm của thuế trực thu là động viên trực tiếp thu nhập của từng tổ chức và cá nhân có thu nhập, cho nên đảm bảo được tính công bằng xã hội hơn thuế gián thu, vì phần đóttg góp về thuế thường phù hợp với khả năng của từng đối tượng,' thu nhập cao thì nộp thuê nhiều, thu nhập thấp thì nộp thuế ít. Thuế trực thu còn cho phép tính đến những yếu tố có tính độc lập với thu nhập của người nộp thuế như hoàn cảnh bản thân (tật, bệnh); tình trạng hôn nhân (chưa hay đã có gia đình);_ hoàn cảnh gia đình (số người phải nuôi dưỡng),... Nhưng thuế trực thu cũng có nhược điểm, đó là phần nào có hạn chế cố gắng tăng thu nhập của các đối tượng vì thu nhập càng cao thì phải nộp càng nhiều. Thuế trực thu do người có thu nhập chịu thuế phải trả trực tiếp cho Nhà nước nên họ cảm thấy gánh nặng của thuế và có thể dẫn đến những phản ứng từ chối hoặc trốn, lậu thuế. Việc quản lý thuê trực thu phức tạp và chi phí quản lý thường cao hơn thuế gián thu. b) Phân ¡oại theo đối tượng đánh thuế Theo cách phân loại này có: - Thuế đánh vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như: thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng. ' - Thuế đánh vào hàng hoá như: thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt. - Thuế đánh vào thu nhập như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhâp đối với người có thu nhập cao. - Thuế đánh vào tài sản như: thuế nhà đất. 18
- c) Phân loại theo tên gọi từng sắc thuế Theo cách phân loại này thường có : - Thuế doanh thu (còn gọi là thuế doanh nghiệp hoặc thuế tiêu thụ, Việt Nam đã thay đổi thuế này bằng thuế giá trị giá íẳng). - Thuế tiêu thụ đặc biệt (còn gọi là thuế hàng hoá hoặc thuế tiêu dùng, một số nước gắn tên thuế với các sản phẩm đánh thuế như: thuế thuốc lá, thuế rượu, bia, thuế bài lá,...). - Thuế lợi tức (còn gọi ià thuế thu nhập côrig ty, thu nhập doanh nghiệp), thuế thu nhập (còn gọi là thuế thu nhập dân cư, thuế thu nhập cá nhận). V, . - Thuế tài nguyên, thuế đất đai (còn gọi là thuế sử dụng đất). - Thuế tài sản. - Thuế quan (thuế xuất khẩu, nhập khẩu). - Thuế môn bài. II - CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH THUẾ Có nhiều loại thuế khác nhau trong một hệ thống thuế. Tuy có nhiều loại thuế, nhưng chúng đều bao gồm;những yếu tố căn bản giống nhau như tên gọi, đối tượng nộp thuế, đối tượng tính thuế, biểu thuế và thuế suất, chế độ miễn giảm, thủ tục thu nộp, trách nhiệm vật chất và những xử lý trong khi thực hiện. 1. Tên gọi Bâ't kỳ loặi thuế nào cũng cò tên gọi, ví dụ: thuế giá trị gia tăng, thưế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,... 19
- Tôn gọi xác định nội dung chính cùa thuế, phân biệt nó với các loại thuế khác. Khi dặt tôn cho một loại thuế cán ngắn gọn, dễ nhố và phản ánh dược mục tiêu cùa thuế. 2. Đối tượng nộp thuế Yếu tỏ này dùng dể chi những pháp nhân dược Nhà nước cổng nhạn vé mặt pháp lý và quy định trong luật nghĩa vụ phải nộp thuế cho Nhà nước. Ví dụ: Trong Luật thuế giá trị gia tăng ghi rõ: "Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế (gọi chung là cơ SỪ kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác nhâp khẩu hàng hóa chịu thuế (gọi chung là người nh.Ịp khẩu) là dói tượng nộp thuế giá trị gia tăng". a) Cần phán biệt đối tượng nộp thuế với hoạt động chịu thuế và vật chịu thuế. Hoạt dộng chịu thuế và vật chịu thuế thể hiện cái dích mà một sắc thuế nhằm vào. Ví dụ, ờ thuế tiêu thụ dặc biột, cái dích cùa nó là hoạt dộng sàn xuất và tiêu dùng những hàng hóa không khuyến khích tiêu dùng. Nếu không sản xuất và tiẽu thụ những mặt hàng thuộc diện đánh thuế TTĐB thì Tđiông có doanh thu dể đánh thuế. b) Cũng cán phán biệt người nộp thuế và người chịu thuế Người chịu thuế là người có thu nhập chịu sự điểu tiết của thuế. Trên thực tế, người nộp thuế không bắt buộc phải là người cuối cùng chịu thuế. Họ tìm mọi cách chuyển vào giá rói 20
- chuyển sang ngưòi khác đến khi không chuyển dược nữa, thì chính họ là người chịu thuế. Vậy có thể rút ra hai nhận xét quan trọng: —Thuế rút cuộc thu từ nguồn thu nhập cá nhân - Người nộp thuế không bắt buộc phải là người cuối cùng chịu thuế. Chúng ta có thể giải thích kết luận trên, đặc biệt là kết luận thứ nhất, qua dồ thị sau: Trước khi đánh thuế, người tiêu dùng sẵn sàng mua một lượng sản phẩm là q0 với giá P0. Các nhà sản xuất cũng chấp nhận mức sản lượng và giá cả đó. Cung - cầu cân bằng tại điểm A(q0, P0)- Khi đánh thuế, nhà sản xuất tìm cách chuyển nó vào giá bán làm giá cả hàng hoá tăng lên, ví dụ tại Pj. Nếu người tiêu dùng vẫn sẵn sàng mua hàng hoá này thì bắt buộc họ phải trả nhiều tiền hom nhưng không mang về hàng hoá nhiều hơn, trái lại lượng hàng mua được sẽ giảm xuống. Cân bằng cung - cầu sẽ xảy ra tại điểm B(qj, Pj). 21
- Vậy là khi đánh thuế sẽ có ít nhất hai hiện tượng xảy ra: —Thuế được chuyển vào giá, thu nhập của người tiêu dùng không thay đổi, nên mức cầu về sản phẩm giảm xuống. —Do người tiêu dùng phải trả thêm thuế, nên thu nhập có thể sử dụng giảm xuống, kéo theo sự giảm mức cầu xã hội (Thu nhập có thể sử dụng = Tổng thu nhập - Thuế). Dẫu rằng ngựời chịu thuế là ai, thuế có chuyển được hay không, thì khi đánh thuế bao giờ cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến hành vi tiêu dùng của giới tiêu- thụ và các hoạt động khác của nền kinh tế. Vì vậy, thuế là một công cụ định hướng phát triển kinh tế và hướng dẫn tiêu dùng. 3. Đối tượng tính thuế (đối tượng chịu thuê) Xác định đối tượng tính thuế rất quan trọng khi xây dựng một sắc thuế, luôn phải trả lời cụ thể rõ ràng câu hỏi: thuế nhằm vào cái gì ? Đối tượng chịu thuế là nguồn dẫn xuất trực tiếp của thuế. Xác định đối tượng tính thuế là xác định nguồn vật chất mà người ta tính toán trên đó số tiền phải nộp. Có thể nói rằng đối tượng tírih thuế là giá trị của vật chịu thuế, và số thuế phải trả chính bằng giá trị đó nhân (x) với thuế suất. Trong thuế giá trị gia tăng của Việt Nam, hầu hết hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam đều phải nộp thuế giá trị gia tăng. Ở thuế thu nhập doanh nghiệp: thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thu nhập 22
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn