intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 1 (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Chia sẻ: Hayato Gokudera | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

39
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 1 (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp). Sau khi học xong môn Kế toán doanh nghiệp 1 theo tài liệu này, sinh viên cần đặt được các kỹ năng sau: có chuyên môn sâu làm kế toán tài chính tại các doanh nghiệp từ việc lập chứng từ, định khoản để ghi sổ kế toán, xử lý số liệu và tổng hợp lập báo cáo tài chính doanh nghiệp; có khả năng tổ chức được một phòng kế toán tại doanh nghiệp;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 1 (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XÔ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN:KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP I NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 979/QĐ-CĐVX-ĐT, ngày 12 tháng 12 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng cơ điện xây dựng Việt Xô Ninh Bình, năm 2019
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng, để tạo ra sự phát triển kinh tế nhanh nhất. Hòa cùng với sự thay đổi trong các chính sách quản lý kinh tế vi mô và vĩ mô, kế toán là công cụ sắc bén trong quản lý kinh tế cũng thay đổi theo. Sự thay đổi của kế toán đã làm cho người học, người làm kế toán thường xuyên cập nhật, bổ sung các kiến thức mới nhất. Để phục vụ kịp thời nhu cầu học tập của đông đảo các bạn sinh viên, học viên của các lớp chuyên ngành và ngoài ngành kế toán, những người đang làm công tác kế toán ở các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế. Tập thể tác giả của Khoa kinh tế, trường cao đẳng Cơ điện xây dựng Việt Xô đã tham gia biên soạn cuốn sách “Kế toán tài chính Doanh nghi ệp” để giúp cho mọi đối tượng có tài liệu cơ bản để học tập, nghiên cứu nhằm đạt được trình độ chuyên sâu về kế toán. Cuốn sách này dựa trên các chuẩn mực kế toán, pháp luật kế toán quy định của chế độ tài chính Việt Nam hiên tại. Sau khi học xong môn kế toán tài chính theo tài liệu này, sinh viên cần dạt duợc các kỹ năng sau: + Có chuyên môn sâu làm kế toán tài chính tại các doanh nghiệp từ việc lập chứng từ, dịnh khoản dể ghi sổ kế toán, xử lý số liệu và tổng hợp lập báo cáo tài chính doanh nghiệp. + Có khả năng tổ chức duợc một phòng kế toán tại doanh nghiệp Nội dung của cuốn sách gồm ba bài, trong mỗi bài, phần của cuốn sách đều có các vị dụ chi tiết, ví dụ tổng hợp để minh hoạ giúp cho người đọc dễ hiểu. Cuối mỗi bài, phần đều có các câu hỏi ôn tập và nâng cao trình độ chuyên sâu về kế toán và bài tập thực hành. Tham gia biên soạn cuốn sách này gồm: ThS. Trần Văn Hân, Chủ biên; Các tác giả ThS Tạ Thị Kim Anh; ThS Lê Thị Điệp Minh; ThS Nguyễn Thị Hoài Việc hoàn thành cuốn sách này là sự cố gắng của tập thể giáo viên và cơ sở bên ngoài biên soạn, tuy nhiên không thể tránh khỏi các thiếu sót, rất mong sự đóng góp chân thành của các bạn đọc. Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn mọi ý kiến đóng góp của các bạn, để lần biên soạn tiếp theo được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn. TM các tác giả 1. Chủ biên ThS. Trần Văn Hân 3
  4. MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ................................................................................................ 2 LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................................ 3 Bài 1: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN ................................................................................. 7 1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền ............................................................ 7 1.1. Khái niệm ................................................................................................................ 7 1.2. Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền ........................................................................... 7 2. Kế toán tiền mặt tại quỹ ................................................................................................. 8 2.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán ............................................................................ 8 2.2. Chứng từ và sổ kế toán ............................................................................................ 9 2.3. Tài khoản sử dụng : Tài khoản 111 “tiền mặt” ..................................................... 12 2.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu ...................................... 12 2.5. Câu hỏi ôn tập ....................................................................................................... 21 2.6. Bài tập thực hành ................................................................................................... 21 3. Kế toán tiền gửi ngân hàng .......................................................................................... 26 3.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán .......................................................................... 26 3.2. Chứng từ và sổ kế toán: ......................................................................................... 27 3.3. Tài khoản sử dụng: TK 112: “Tiền gửi ngân hàng” .............................................. 28 3.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu ...................................... 28 3.5. Bài tập thực hành : ................................................................................................ 33 4. Kế toán tiền đang chuyển ............................................................................................. 35 4.1. Khái niệm, nguyên tắc kế toán .............................................................................. 35 4.2. Tài khoản sử dụng: TK 113- Tiền đang chuyển ................................................... 35 4.3. Phương pháp hạch toán ......................................................................................... 36 4.4. Thực hành ứng dụng.............................................................................................. 37 Bài 2: KẾ TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ ..................................................... 40 1. Khái niệm, đặc điểm và nhiệm vụ của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ................... 40 1.1. Khái niệm .............................................................................................................. 40 1.2. Đặc điểm của nguyên vật liệu, CCDC .................................................................. 40 1.3. Nhiệm vụ ............................................................................................................... 41 2. Phân loại, nguyên tắc và phương pháp tính giá VL, CCDC ........................................ 41 2.1. Phân loại VL, CCDC ............................................................................................. 41 2.2. Nguyên tắc tính giá và phương pháp tính giá nguyên vật liệu và CCDC ............. 42 3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ....................................................... 47 3.1. Chứng từ, sổ sách kế toán. .................................................................................... 47 3.2. Phương pháp mở thẻ song song ............................................................................ 48 3.3. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. ................................................................ 49 3.4. Phương pháp ghi sổ số dư .................................................................................... 50 4. Kế toán tổng hợp NVL - CCDC theo phương pháp KKTX ........................................ 51 4.1. Khái niệm và nguyên tắc sử dụng ......................................................................... 51 4.2. Tài khoản sử dụng ................................................................................................. 53 4.3. Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu. .............................................................. 55 4.4. Kế toán tổng hợp NVL - CCDC theo phương pháp Kiểm kê định kỳ .................. 76 5. Kế toán dự phòng giảm giá NVL- CCDC tồn kho...................................................... 79 5.1. Khái niệm và cách xác định mức dự phòng giảm giá cần lập ............................... 79 5.2. Tài khoản sử dụng ................................................................................................. 79 5.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ phát sinh chủ yếu ............................... 79 6. Bài tập thực hành ghi sổ ................................................................................................ 84 4
  5. Bài 3: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG ................................................................................... 91 1. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ....................................... 92 1.1. Ý nghĩa việc quản lý lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương ........... 92 1.2. Nhiệm vụ kế toán tiền luơng và các khoản trích theo lương ................................ 94 2. Hình thức tiền lương, quĩ tiền lương và các khoản trích theo lương ........................... 94 2.1. Các hình thức trả lương ......................................................................................... 94 2.2. Cách tính lương .................................................................................................... 94 2.3. Quĩ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. ..................................... 97 2.4. Công vệc của kể toán tiền lương ........................................................................... 98 2.5. Hồ sơ, chứng từ kể toán tiền lương ....................................................................... 98 3. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương ........................................ 99 3.1. Các chứng từ hạch toán lao động; tính lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội............ 99 3.2. Tài khoản kế toán sử dụng .................................................................................. 101 3.3. Tổng hợp, phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương . ......................... 102 3.4. Trình tự kế toán các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương, các khoản trích theo lương........................................................................................................................... 103 3.5. Câu hỏi Bài tập thực hành ................................................................................... 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 117 5
  6. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP PHẦN I Mã mô đun: MĐ23 Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun kế toán tài chính là một mô đun chuyên ngành quan trọng trong chương trình đào tạo nghề kế toán doanh nghiệp, được học sau các môn tài chính doanh nghiệp, thuế; là cơ sở để học mô đun kế toán doanh nghiệp 2, mô đun kế toán doanh nghiệp 3, kế toán doanh nghiệp 4 và mô đun kế toán quản trị, thực tập nghề, thực tập tốt nghiệp. - Tính chất: Mô đun kế toán tài chính là mô đun bắt buộc. Mô đun này có vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế theo từng phần hành kế toán cụ thể Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Vận dụng được các kiến thức đã học về kế toán vốn bằng tiền, Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán tiền lương trong việc thực hiện thực hiện nghiệp vụ kế toán theo từng nội dung của phần hành + Vận dụng được các kiến thức kế toán đã học vào ứng dụng các phần mềm kế toán. - Kỹ năng: + Giải quyết được những vấn đề về chuyên môn kế toán và tổ chức được công tác kế toán – tài chính theo từng phần hành kế toán trong doanh nghiệp; + Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ kế toán; + Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp; - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Kiểm tra đánh giá được công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp + Trung thực, cẩn thận, tuân thủ các chế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành Nội dung môn học: Bài 01: Kế toán vốn bằng tiền Bài 02: Kế toán nguyên vật liệu- Cộng cụ dụng cụ Bài 03: Kế toán tiền lương – Các khoản trích theo lương 6
  7. Bài 1: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN Mã bài: MĐ23.01 Giới thiệu Vốn bằng tiền là 1 bộ phận cấu thành nên tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Vốn bằng tiền luôn tồn tại dưới hình thái tiền tệ – giá trị trong các công tác, thể hiện rõ nét trong công tác kế toán. Như vậy, kế toán về vốn bằng tiền là công tác lập – thu thập, xử lý các hoá đơn, chứng từ liên quan đến vốn bằng tiền đồng thời kết hợp với các bộ phận khác của doanh nghiệp để thực hiện việc cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính trong DN, kế toán về vốn bằng tiền bao gồm: kế toán tiền mặt, kế toán tiền gửi ngân hàng, kế toán tiền đang chuyển. Mục tiêu của bài - Trình bày được khái niệm và nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền - Trình bày được phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kế toán chủ yếu của vốn bằng tiền - Vận dụng được các kiến thức về kế toán vốn bằng tiền vào làm bài thực hành ứng dụng - Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến vốn bằng tiền - Xác định được các chứng từ kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu - Lập và phân loại được chứng từ kế toán kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu - Ghi được sổ chi tiết và tổng hợp theo bài thực hành ứng dụng - Trung thực nghiêm túc, tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp Nội dung chính 1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền 1.1. Khái niệm Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong DN, tồn tại dưới hình thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất, bao gồm: Tiền mặt tại quỹ của DN, tiền gửi ở các ngân hàng, kho bạc và các khoản tiền đang chuyển. Vốn bằng tiền được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của DN, thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí. 1.2. Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền - Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam để phản ánh. DN có vốn đầu tư nước ngoài có thể sử dụng đơn vị ngoại tệ để ghi sổ, nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của bộ tài chính. - Nguyên tắc quy đổi tỷ giá hối đoái: Các DN có sử dụng ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh, phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế hoặc tỷ 7
  8. giá giao dịch bình quân do liên ngân hàng nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ, với những ngoại tệ mà ngân hàng không công bố tỷ giá qui đổi ra VND thì thống nhất quy đổi thông qua đồng USD. - Nguyên tắc cập nhật: Kế toán phản ánh kịp thời chính xác số tiền hiện có và tình hình thu chi toàn bộ các loại tiền, mở sổ theo chi tiết dõi từng loại ngoại tệ (theo nguyên tệ và đồng Việt Nam quy đổi), từng loại vàng bạc, đá (theo số lượng, trong lượng, quy cách, độ tuổi, kích thước và giá trị). - Hạch toán vàng bạc, đá , kim khí , phải tính ra tiền theo giá thực tế (giá hoá đơn, giá thanh toán) để ghi sổ và theo dõi số lượng, trọng lượng, quy cách phẩm cấp và giá trị của từng thứ, từng loại. 2. Kế toán tiền mặt tại quỹ Những công việc Kế toán tiền mặt phải làm.  Lập các chứng từ thu, chi khi có phát sinh.  Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền mặt: sử dụng một đơn vị tiền tệ để hạch toán là đồng Việt Nam  Nhận báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ gốc từ thủ quỹ hàng ngày.  Kiểm tra đối chiếu số liệu trên chứng từ với số liệu trên sổ quỹ.  Định khoản và ghi vào sổ kế toán tổng hợp.  Lưu giữ chứng từ liên quan tiền mặt theo quy định và quy chế của Công ty. 2.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán a. Khái niệm Tiền mặt tại quỹ là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại két của DN, bao gồm: Giấy bạc ngân hàng Việt nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá , kim khí , tín phiếu và Ngân phiếu hiện đang quản lý tại DN. b. Nguyên tắc kế toán - Phản ánh vào tài khoản “tiền mặt” số tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, đá thực tế xuất nhập quỹ tiền mặt. - Đối với khoản tiền thu được chuyển ngay vào ngân hàng thì không phản ánh vào bên Nợ TK “tiền mặt” mà ghi vào bên Nợ TK “tiền đang chuyển”. - Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người có thẩm quyền cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm. - Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm. - Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế 8
  9. toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch. 2.2. Chứng từ và sổ kế toán 2.2.1. Chứng từ sử dụng để hạch toán tiền tại quỹ gồm: - Chứng từ gốc (chứng từ đính kèm): hóa đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng thông thường, giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu 03-TT), thanh toán tạm ứng ( Mẫu số 04-TT), giấy đề nghị thanh toán (Mẫu số 05-TT) , biên lai thu tiền (06-TT), bảng kê vàng bạc đá quý (07-TT), bảng kiểm kê quỹ (08a-TT) dùng cho VNĐ và (08b-TT) dùng cho ngoại tệ, bảng kê chi tiền ( mẫu số 09-TT). - Chứng từ dùng để ghi sổ: PT (01 - TT), PC (02 -TT) VD: Lập phiếu thu , chi tiền mặt 1. Bán thành phẩm cho ông Trịnh Văn Thông; 347/12 Bình Quế , phường 18; Quận Bình Thạnh; TP HCM, thu bằng tiền mặt 27.500.000 (Phiếu thu số 00013/PT ngày 4/4/2018). Trong đó thuế GTGT 2.500.000 2. Mua nguyên liệu A của Công ty Bình Minh về nhập kho thanh toán bằng tiền mặt: 33.000.000 (Phiếu chi số 0012/PC ngày 15/04/2018). Trong đó thuế GTGT 3.000.00 Đơn vị:................... Mẫu số 01 - TT Địa chỉ:………….. (Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT-BTC) PHIẾU THU Quyển số: 01 Ngày 04.tháng04.năm 2018 Số PT:00013 Nợ: 111 Có: 511,333 Họ và tên người nộp tiền: Trịnh Văn Thông Địa chỉ: 347/12 Bình Quế , phường 18; Quận Bình Thạnh; TP HCM Lý do nộp: Thu tiền bán thành phẩm Số tiền: 27.500.000 (Viết bằng chữ): Hai bẩy triệu năm trăm ngàn dồng Kèm theo: 01 Chứng từ gốc. Ngày 04 .tháng 04 .năm 2018 Giám đốc Kế toán trưởng Người nộp tiền Người lập phiếu Thủ quỹ (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 9
  10. Đơn vị: …………… Mẫu số 02 – TT Địa chỉ……………. PHIẾU CHI Ngày 15..tháng 04.năm 2018 Quyển số:01 Số: 0012 Nợ:152, 133 Có:111 Họ và tên người nhận tiền: Công ty Bình Minh Địa chỉ: ………………………………………………………………… Lý do chi : Mua nguyên liệu A nhập kho Số tiền: 33.000.000 . (Viết bằng chữ): Ba mươi ba triệu đồng chẵn Kèm theo: ……………Chứng từ gốc……………………………… Ngày 15 tháng 04 năm 2018. Giám đốc Kế toán trưởng Người nhận Người lập Thủ quỹ (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.2.2. Sổ sách sử dụng - Đối với hình thức Nhật ký chung gồm các sổ: nhật ký chung, nhật ký đặc biệt, nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền, sổ cái, sổ quỹ. - Đối với hình thức Chứng từ ghi sổ gồm: sổ chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ quỹ. - Đối với hình thức Nhật ký sổ cái gồm: sổ Nhật ký sổ cái, sổ quỹ. - Đối với hình thức Nhật ký chứng từ gồm: sổ nhật ký chứng từ số 1, bảng kê số 1, sổ cái. Kế toán quỹ tiền mặt chịu trách nhiệm mở sổ kế toán tiền mặt để ghi chép hàng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu chi quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc đá quý và tính ra số tồn quỹ tiền mặt ở mọi thời điểm. Riêng vàng, bạc, đá quý nhận ký cược, ký quỹ phải theo dõi riêng 1 sổ. Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch. 10
  11. 2.2.3. Quy trình chung ghi sổ kế toán vốn bằng tiền - Đối với hình thức Nhật ký chung Nhật ký TK 111 Không SD NKĐB Số cái chung TK 112 Chứng từ Nhật ký Có SD NKĐB thu tiền TK 111 Sổ cái TK 112 Nhật ký chi tiền Sổ quĩ Đối với hình thức Chứng từ ghi sổ: Chứng từ TK 111 Chứng từ Sổ cái ghi sổ TK 112 Sổ đăng ký Sổ quĩ CTGS - Đối với hình thức Nhật ký Sổ Cái: TK 111 Chứng từ Nhật ký sổ cái TK 112 Sổ quĩ - Đối với hình thức Nhật ký chứng từ: Phiếu thu BK số 1,2 TK 111 Chứng từ Sổ cái TK 112 Phiếu chi NKCT số 1,2 Sổ quĩ 11
  12. 2.3. Tài khoản sử dụng : Tài khoản 111 “tiền mặt” Nội dung: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt Việt nam (kể cả ngân phiếu), ngoại tệ, ngân phiếu, vàng bạc, đá tại quỹ DN Kết cấu: Bên Nợ:  Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ nhập quỹ;  Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;  Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá hối đoái tăng so với đồng Việt Nam);  Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo. Bên Có:  Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ xuất quỹ;  Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ thiếu hụt ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;  Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá hối đoái giảm so với đồng Việt Nam).  Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo. Số dư bên Nợ: Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ còn tồn quỹ tiền mặt tại thời điểm báo cáo. Tài khoản 111 – Tiền mặt, có 3 tài khoản cấp 2: Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt. Tài khoản 1112 – Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng, giảm tỷ giá và tồn quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam. Tài khoản 1113 – Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng tiền tệ tại quỹ doanh nghiệp. 2.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 2.4.1. Hạch toán tiền mặt là tiền Việt Nam 2.4.1.1. Các nghiệp vụ thu tiền mặt của đơn vị: (1). Thu tiền mặt về bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác: a) Khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ thu ngay bằng tiền mặt: – Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế gián thu (Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường), kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, các khoản thuế gián thu phải nộp được tách riêng theo từng loại thuế ngay khi ghi nhận doanh thu ( kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), ghi: 12
  13. Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111) (tổng giá thanh toán) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá bán chưa có thuế ) Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (chi tiết từng loại thuế). – Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111) (tổng giá thanh toán) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá bao gồm cả thuế). Đồng thời, định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (chi tiết từng loại thuế). b) Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác thu ngay bằng tiền mặt: Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111) (tổng giá thanh toán) Có TK 515 - Doanh hoạt động tài chính (giá bán chưa có thuế GTGT ) Có TK 711 -Thu nhập khác (giá bán chưa có thuế GTGT ) Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311). (2). Thu hồi các khoản nợ phải thu bằng tiền mặt, ghi: Nợ TK 111 Tiền mặt (1111) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng Có TK 136 - Phải thu nội bộ Có TK 138 - Phải thu khác Có TK 141- Tạm ứng. (3). Thu hồi tiền đầu tư bằng tiền mặt, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111) Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (chênh lệch lỗ so với giá vốn) Có TK 121 - Chứng khoán kinh doanh (giá vốn) Có TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (giá vốn) Có TK 228 - Đầu tư khác (giá vốn) Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (chênh lệch lãi so với giá vốn). (4). Thu hồi các khoản ký quỹ, ký cược bằng tiền mặt, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111) Có TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược. (5). Nhận các khoản ký quỹ, ký cược bằng tiền mặt, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111) Có TK 344 – Nhận ký quỹ, ký cược. (6). Rút tiền ngân hàng nhập quỹ tiền mặt, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111) 13
  14. Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122). (7). Vay, nợ thuê tài chính phát sinh bằng tiền mặt, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111) Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính. (8). Nhận vốn góp bằng tiền mặt, ghi: Nợ TK 111 Tiền mặt (1111) Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh. (9). Khi nhận được tiền của Ngân sách Nhà nước thanh toán về khoản trợ cấp, trợ giá bằng tiền mặt, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111) Có TK 333 (3339) - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. (10). Thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111) Có TK 338 (3381) – Phải trả, phải nộp khác. 2.4.1.2. Các nghiệp vụ chi tiền mặt của đơn vị: (1). Chi tiền mặt nộp ngân hàng, bưu điện…, ghi: Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng: Chi tiền nộp (gửi) vào ngân hàng Nợ TK 113 – Tiền đang chuyển: Chi tiền đã nộp vào Ngân hàng hoặc đã gửi bưu điện để chuyển vào Ngân hàng nhưng chưa nhận giấy báo Có. Có TK 111 - Tiền mặt (1111). (2). Chi tiền mặt đầu tư, ghi: Nợ TK 121 - Chứng khoán kinh doanh: Chi tiền mặt mua chứng khoán Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con: Chi tiền mặt đầu tư vào công ty con Nợ TK 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết: Chi tiền mặt để đầu tư liên doanh, liên kết Nợ TK 228 - Đầu tư khác: Chi tiền mặt góp vốn vào đơn vị khác; đầu tư khác Có TK 111 – Tiền mặt (1111). (3). Chi tiền mặt cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược, ghi: Nợ TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược Có TK 111 – Tiền mặt (1111). (4). Chi tiền mặt mua tài sản cố định. – Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (Giá mua chưa có thuế GTGT): Nợ TK 213 - Tài sản cố định vô hình (Giá mua chưa có thuế GTGT): Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332): Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ) Có TK 111 – Tiền mặt (1111). – Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi: 14
  15. Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (Giá mua bao gồm cả thuế GTGT): Nợ TK 213 - Tài sản cố định vô hình (Giá mua bao gồm cả thuế GTGT): Có TK 111 – Tiền mặt (1111). (5). Chi tiền mặt cho hoạt động các dự án đầu tư XDCB (bao gồm chi phí mua sắm mới TSCĐ hoặc sửa chữa lớn TSCĐ…) – Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (giá mua chưa có thuế GTGT): Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ) Có TK 111 – Tiền mặt (1111). – Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi: Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (giá mua bao gồm cả thuế GTGT): Có TK 111 – Tiền mặt (1111). (6). Chi tiền mặt mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa về nhập kho để dùng – Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (Giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 156 - Hàng hoá (Giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán (Giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có TK 111 - Tiền mặt (1111). – Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi: Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua bao gồm cả thuế GTGT) Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (Giá mua bao gồm cả thuế GTGT) Nợ TK 156 - Hàng hoá (Giá mua bao gồm cả thuế GTGT) Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán (Giá mua bao gồm cả thuế GTGT) Có TK 111 - Tiền mặt (1111). – Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ TK 611- Mua hàng (6111, 6112) (Giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có TK 111 - Tiền mặt (1111). – Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi: Nợ TK 611 - Mua hàng (6111, 6112) (Giá mua bao gồm cả thuế GTGT) 15
  16. Có TK 111 - Tiền mặt (1111). (7). Chi tiền mặt thanh toán các khoản vay, nợ phải trả, ghi: Nợ TK 331- Phải trả cho người bán Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Nợ TK 334 - Phải trả người lao động Nợ TK 335 - Chi phí phải trả Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Nợ TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính Có TK 111 - Tiền mặt (1111). (8). Chi tiền mặt mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng ngay vào sản xuất kinh doanh không qua kho và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (Giá chưa thuế GTGT) Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (Giá chưa thuế GTGT) Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Giá chưa thuế GTGT) Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (Giá chưa thuế GTGT) Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Giá chưa thuế GTGT) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có TK 111 Tiền mặt (1111). (9). Chi tiền mặt sử dụng cho hoạt động tài chính, hoạt động khác, ghi: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính Nợ TK 811 – Chi phí khác Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111 – Tiền mặt (1111). (10). Các khoản thiếu quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi: Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381) Có TK 111 – Tiền mặt (1111). * Ví dụ: 1. Căn cứ chứng từ số 01, ngày 1 tháng N, phiếu thu tiền mặt: Rút TGNH về nhập quĩ, số tiền 50 Trđ, kế toán ghi: Nợ TK 111: 50 Có TK 112: 50 2. Chứng từ số 02 ngày 1 tháng N, phiếu thu tiền mặt Công ty A trả nợ tiền hàng mua chịu từ tháng trước, số tiền 100 trđ, kế toán ghi: Nợ TK 111: 100 Có TK 131 (chi tiết Công ty A): 100 16
  17. 3. Chứng từ số 03 ngày 2 tháng N: Phiếu thu tiền mặt bán hàng cho Công ty B thu tiền mặt, Hoá đơn GTGT, trị giá bán chưa thuế: 50 Trđ, thuế suất thuế GTGT 10%, kế toán ghi: Nợ TK 111: 55 Có TK 511: 50 Có TK 333(1): 5 4. Chứng từ số 04, ngày 2 tháng N: Phiếu chi tiền mặt: Trả lương tháng1/N cho công nhân, số tiền 100 trđ, kế toán ghi: Nợ TK 334: 100 Có TK 111: 100 5. Chứng từ số 05, ngày 2 tháng N: Phiếu chi tiền mặt, Trả tiền hàng mua chịu cho người bán, số tiền 150 Trđ, kế toán ghi: Nợ TK 331: 150 Có TK 111: 150 2.4.2. Các giao dịch tiền mặt liên quan đến ngoại tệ. Nguyên tắc kế toán: Việc hạch toán ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ chính thức được sử dụng trong kế toán ( nếu được chấp thuận), theo nguyên tắc:  Bên Nợ TK 1112 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế. Riêng trường hợp rút ngoại tệ từ ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt thì áp dụng tỷ giá ghi số kế toán của TK 1122.  Bên Có TK 1112 áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động.  Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại tất cả các thời điểm lập BCTC.  Trường hợp mua bán ngoại tệ bằng đồng Việt Nam thì hạch toán theo tỷ giá thực tế mua, bán. (Tài liệu tham khảo điều 11 và điều 69 thông tư 200/2014/TT-BTC) Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu: (1). Khi mua hàng hóa, dịch vụ thanh toán bằng tiền mặt là ngoại tệ. – Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ, ghi: Nợ các TK 151,152,153,156,157,211,213,241, 621, 623, 627, 641,642,133 theo tỷ giá giao dịch thực tế) Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái) Có TK 111 – Tiền mặt (1112) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán). – Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài vật tư, hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ, ghi: Nợ các TK 151,152,153,156,157,211,213,241,621,623, 627, 641, 642,…(theo tỷ giá giao dịch thực tế) 17
  18. Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) (theo tỷ giá giao dịch thực tế) Có TK 111– Tiền mặt (1112) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán) Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái). (2). Khi vay bằng tiền mặt là ngoại tệ. Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112) (theo tỷ giá giao dịch thực tế) Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (theo tỷ giá giao dịch thực tế). (3). Khi thanh toán các khoản nợ phải trả bằng tiền mặt là ngoại tệ, ghi: – Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi: Nợ các TK 331, 335, 336, 338, 341, … (tỷ giá ghi sổ kế toán) Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái) Có TK 111 – Tiền mặt (1112) (tỷ giá ghi sổ kế toán). – Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi: Nợ các TK 331, 335, 336, 338, 341, … (tỷ giá ghi sổ kế toán) Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái) Có TK 111 – Tiền mặt (1112) (tỷ giá ghi sổ kế toán). (4). Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ là tiền mặt, ghi: Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112) (Theo tỷ giá giao dịch thực tế) Có các TK 511, 515, 711,… (Theo tỷ giá giao dịch thực tế). (5). Khi thu được tiền nợ phải thu bằng tiền mặt là ngoại tệ (Phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ,…): – Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi: Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112) (Theo tỷ giá giao dịch thực tế) Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái) Có các TK 131, 136, 138,… (Tỷ giá ghi sổ kế toán). – Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi: Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112) (Theo tỷ giá giao dịch thực tế) Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái) Có các TK 131, 136, 138,… (Tỷ giá ghi sổ kế toán). (6). Khi nhận ứng trước tiền của người mua bằng tiền mặt là ngoại tệ để cung cấp vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ  Kế toán phản ánh số tiền nhận ứng trước, ghi : Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112) (Theo tỷ giá giao dịch thực tế) Có TK 131- Phải thu khách hàng (Theo tỷ giá giao dịch TT tại thời điểm nhận trước).  Khi chuyển giao vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ cho người mua : + Phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền nhận ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận ứng trước, ghi : 18
  19. Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng (Theo tỷ giá dịch TT tại thời điểm nhận trước) Có các TK 511, 711 (Theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước) + Phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh doanh thu, thu nhập, ghi : Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112) (Theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh doanh thu) Có các TK 511, 711 (Theo tỷ giá dịch thực tế tại thời điểm phát sinh doanh thu) (7). Đánh giá lại tiền mặt là ngoại tệ cuối kỳ kế toán: Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán sử dụng tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế để đánh giá lại tiền mặt là ngoại tệ cuối kỳ: – Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái (tỷ giá ngoại tệ tăng so với đồng tiền Việt Nam), ghi: Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112) Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái. – Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái (tỷ giá ngoại tệ giảm so với đồng tiền Việt Nam), ghi: Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái Có TK 111 – Tiền mặt (1112). 2.4.3. Vàng tiền tệ Vàng tiền tệ được phản ánh trong tài khoản này là vàng được sử dụng với chức năng cất trữ giá trị, không bao gồm các loại vàng được phân loại là hàng tồn kho sử dụng với mục đích là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc hàng hóa để bán. Việc quản lý và sử dụng vàng tiền tệ phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, kế toán đánh giá lại vàng tiền tệ :  Trường hợp đánh giá lại vàng tiền tệ phát sinh lãi, kế toán ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính, ghi : Nợ TK 1113 – Vàng tiền tệ (theo giá mua trong nước) Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.  Trường hợp đánh giá lại vàng tiền tệ phát sinh lỗ, kế toán ghi nhận chi phí tài chính, ghi: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính Có TK 1113 – Vàng tiền tệ (theo giá mua trong nước). 19
  20. Sơ đồ 1.1 - Sơ đồ kế toán tổng quát Tiền mặt TK 511, 515, 711 TK 111 - Tiền mặt TK 112, 113 Doanh thu bán hàng. Gửi tiền vào ngân hàng DT tài chính, thu nhập khác tiền đang chuyển TK 112 TK 152,153,156,211 Rút tiền gửi từ ngân hàng Mua vật tư, hàng hoá tài sản... TK 131,136,138,141 TK 627, 641, 642... Thu hồi các khoản nợ, Sử dụng chi phí các khoản ký cược, ký quỹ TK 121,128,221,222... TK 121,128,221,222... Thu hồi các khoản đầu tư Đầu tư tài chính TK 411, 441, 461 TK 331, 3411, 334 Nhận vốn góp, Thanh toán nợ phải trả nhận kinh phí TK 338(1) TK 138(1) Tiền thừa tại quỹ Tiền thiếu tại quỹ chờ giải quyết chờ giải quyết 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2