intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Chia sẻ: Hayato Gokudera | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

29
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) nhằm cung cấp những kiến thức về nghiệp vụ kế toán sử dụng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giáo trình gồm 7 chương và chia thành 2 phần, phần 1 trình bày những nội dung về: tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa; kế toán vật liệu, công cụ - dụng cụ; kế toán tài sản cố định;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƢỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XÔ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG Ban hành theo theo Quyết định số: 979/QĐ-CĐVX-ĐT, ngày 12 tháng 12 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng cơ điện xây dựng Việt Xô Ninh Bình, năm 2019 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, thế giới chúng ta đang kinh doanh và sinh sống ngày càng phẳng hơn, rộng lớn hơn rất nhiều không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng… Tham gia các Hiệp định Thƣơng mại Tự do (FTA), các bên tham gia sẽ tự do hơn rất nhiều trong lãnh vực có cam kết theo nguyên tắc bình đẳng cho tất cả các bên mặc dù trình độ phát triển của mỗi nƣớc tham gia rất khác nhau. Trong đó, Việt Nam thuộc nhóm thấp hơn. Đây là bối cảnh khái quát nhất của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và trong bối cảnh đó, vai trò vị trí của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam sẽ có những nét đặc thù riêng nên chúng ta cần hiểu rõ để có chiến lƣợc và phƣơng thức phát triển phù hợp. Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 98 % tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nƣớc, trong đó số doanh nghiệp vừa chỉ chiếm 2,2%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 29,6% và còn lại 68,2% là siêu nhỏ. Nhƣng trên thực tế, DNNVV đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. DNNVV là nơi tạo ra việc làm chủ yếu và tăng thu nhập cho ngƣời lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tƣ phát triển, xóa đói giảm nghèo…Hàng năm các DNNVV đã tạo ra trên một triệu lao động mới; sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP cho đất nƣớc. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những thành phần kinh tế quan trọng, góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc. Do vậy, để hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là trong lĩnh vực kế toán, quản lý tài chính, thời gian qua Bộ tài chính đã ban hành Thông tƣ số 133/2016/TT- BTC ngày 26/08/2016 hƣớng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC và Thông tƣ số 138/2011/TT-BTC). Giáo trình kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc biên soạn dựa vào Thông tƣ số 133/2016/TT-BTC gồm cách hạch toán những nghiệp vụ cơ bản của các phần hành kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa. 2
  3. Giáo trình này chúng tôi đã cố gắng bổ sung, hoàn chỉnh về cơ bản để giáo trình đáp ứng đƣợc tốt nhất yêu cầu của ngƣời học, song không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu và anh chị em sinh viên. Xin chân thành cảm ơn! Ninh Bình,ngày 30 tháng 7 năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: ThS. Lê Thị Điệp Minh 3
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. 2 CHƢƠNG I: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG................................. 9 DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...................................................................... 9 1. Khái niệm và nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................ 9 1.1. Khái niệm ................................................................................................... 9 1.2. Nhiệm vụ của kế toán DN nhỏ và vừa ...................................................... 10 2. Nội dung và yêu cầu của công tác kế toán trong DN nhỏ và vừa ................... 10 2.1. Nội dung ................................................................................................... 10 2.2. Yêu cầu ..................................................................................................... 10 2.3. Một số quy định chung ............................................................................. 10 3. Tổ chức bộ máy kế toán trong DN nhỏ và vừa ............................................... 11 3.1. Nguyên tắc tổ chức bộ máy kế toán ......................................................... 11 3.2. Kế toán trưởng và bộ máy kế toán ........................................................... 11 4. Tổ chức nghiệp vụ kế toán trong DN Nhỏ và vừa .......................................... 14 4.1. Chứng từ kế toán ...................................................................................... 14 4.2. Hệ thống tài khoản kế toán ...................................................................... 15 4.3. Hình thức ghi sổ kế toán .......................................................................... 18 CHƢƠNG 2: KẾ TOÁN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ - DỤNG CỤ.................... 24 1. Khái niệm, nhiệm vụ của kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ .......................... 24 1.1. Khái niệm ................................................................................................. 24 1.2. Nhiệm vụ ................................................................................................... 24 2. Phân loại và phƣơng pháp tính giá VL – CCDC ............................................ 25 2.1. Phân loại .................................................................................................. 25 2.2. Nguyên tắc tính giá và phương pháp tính giá .......................................... 26 3. Kế toán chi tiết NVL - CCDC ......................................................................... 27 3.1. Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng .......................................................... 27 3.2. Phương pháp hoạch toán kế toán chi tiết NVL – CCDC ......................... 27 4. Kế toán tổng hợp NVL - CCDC theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên ... 30 4.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán ............................................................. 30 4.2. Tài khoản sử dụng ................................................................................... 30 4.3. Phương pháp hạch toán ........................................................................... 31 5. Phƣơng pháp hạch toán NVL - CCDC theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ .. 34 5.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán ............................................................. 34 4
  5. 5.2. Tài khoản sử dụng .................................................................................... 34 5.3. Phương pháp hạch toán ........................................................................... 35 6. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho ....................................................... 36 6.1. Khái niệm và nguyên tăc kế toán ............................................................. 36 6.2. Tài khoản sử dụng .................................................................................... 36 6.3. Phương pháp hạch toán ........................................................................... 36 CHƢƠNG 3: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH................................................... 37 1. Tổng quan về tài sản cố định........................................................................... 37 1.1. Khái niệm, tiêu chuẩn và đặc điểm của TSCĐ ........................................ 37 1.2. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ ........................................................................... 37 1.3. Phân loại và đánh giá TSCĐ ................................................................... 38 2. Kế toán chi tiết tài sản cố định ........................................................................ 40 2.1. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng ............................................................... 40 2.2. Tổ chức kế toán chi tiết tại phòng kế toán ............................................... 40 2.3. Tổ chức kế toán tổng hợp tại nơi sử dụng................................................ 40 3. Kế toán tổng hợp tài sản cố định ..................................................................... 40 3.1. Tài khoản sử dụng .................................................................................... 40 3.2. Kế toán tăng tài sản cố định .................................................................... 41 3.3. Kế toán giảm tài sản cố định .................................................................... 43 4. Kế toán hao mòn tài sản cố định ..................................................................... 45 4.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán ............................................................. 45 4.2. Cách tính khấu hao .................................................................................. 45 4.3. Phương pháp kế toán khấu hao ............................................................... 48 5. Kế toán sửa chữa tài sản cố định ..................................................................... 49 5.1. Kế toán sửa chữa nhỏ tài sản cố định ...................................................... 49 5.2. Kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định ...................................................... 49 CHƢƠNG 4: KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG ............................................................................................................... 51 1. Ý nghĩa nhiệm vụ của kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng....... 51 1.1. Ý nghĩa...................................................................................................... 51 1.2. Nhiệm vụ ................................................................................................... 51 2. Hình thức tiền lƣơng, quỹ lƣơng và các khoản trích theo lƣơng ................... 52 2.1. Các hình thức tiền lương .......................................................................... 52 2.2. Quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN ................................. 53 5
  6. 3. Kế toán tổng hợp tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng ........................... 55 3.1. Nguyên tắc kế toán ................................................................................... 55 3.2. Chứng từ sổ sách kế toán sử dụng ........................................................... 55 3.3. Tài khoản sử dụng .................................................................................... 55 3.4. Phương pháp kế toán ............................................................................... 57 CHƢƠNG 5: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH ........ 59 1. Tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ....................... 59 1.1. Chi phí sản xuất........................................................................................ 59 1.2. Giá thành sản phẩm ................................................................................. 60 2. Phƣơng pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang ............................................ 60 2.1 Đánh giá SPLD theo phương pháp CPNVLTT hoặc CP trực tiếp. .......... 60 2.2. Đánh giá SPLD theo sản lương SP hoàn thành tương đương. ................ 60 2.3. Đánh giá SPLD theo CPSX định mức ...................................................... 61 3. Kế toán chi phí sản xuất theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên ......................... 61 3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................................. 61 3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ......................................................... 62 3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung ................................................................ 62 3.4. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành............................................ 63 4. Kế toán chi phí sản xuất theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ ......................... 63 4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................................. 63 4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ......................................................... 63 4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung ................................................................ 63 4.4. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành............................................ 63 CHƢƠNG 6: KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ ................. 64 1. Kế toán thành phẩm......................................................................................... 64 1.1.Nhiệm vụ của kế toán ................................................................................ 64 1.2.Tính giá thành phẩm ................................................................................. 65 1.3. Kế toán chi tiết thành phẩm ..................................................................... 65 1.4. Kế toán tổng hợp thành phẩm .................................................................. 65 2. Kế toán bán hàng ............................................................................................. 66 2.1. Khái niệm và nhiệm vụ kế toán bán hàng ................................................ 66 2.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng ................................................... 67 2.3. Phương pháp hạch toán kế toán bán hàng .............................................. 67 6
  7. 3. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh ................................................................ 71 3.1. Tài khoản sử dụng .................................................................................... 71 3.2. Phương pháp hạch toán ........................................................................... 71 4. Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính ........................................... 72 4.1. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính .................................................... 72 4.2. Kế toán chi phí hoạt động tài chính ......................................................... 75 5. Kế toán thu nhập và chi phí khác ................................................................... 79 5.1. Kế toán thu nhập khác.............................................................................. 79 5.2. Kế toán chi phí khác ................................................................................. 81 6. Kế toán xác định kết quả kinh doanh .............................................................. 82 6.1. Tài khoản sử dụng .................................................................................... 82 6.2. Phương pháp hạch toán ........................................................................... 83 CHƢƠNG 7: BÁO CÁO TÀI CHÍNH ................................................................... 84 1. Mục đính và tác dụng của báo cáo tài chính ................................................... 84 1.1. Mục đích ................................................................................................... 84 1.2. Tác dụng ................................................................................................... 84 2. Yêu cầu của báo cáo tài chính ......................................................................... 85 3. Hệ thống báo cáo tài chính .............................................................................. 85 4. Phƣơng pháp lập báo cáo tài chính ................................................................. 86 4.1. Bảng cân đối tài khoản ............................................................................ 86 4.2. Bảng cân đối kế toán ................................................................................ 87 4.3. Báo cáo kết quả kinh doanh ..................................................................... 99 7
  8. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Mã môn học: MH 38 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học kế toán DN nhỏ và vừa là một môn học chuyên ngành, đƣợc học sau các môn kế toán doanh nghiệp, thuế và là kiến thức bổ trợ cho môn học thực hành kế toán tại các cơ sở. - Tính chất: + Môn học kế toán DN nhỏ và vừa cung cấp những kiến thức về nghiệp vụ kế toán sử dụng trong các DN nhỏ và vừa. + Thông qua kiến thức chuyên môn về kế toán DN nhỏ và vừa, ngƣời học thực hiện đƣợc các nội dung về nghiệp vụ kế toán tại DN nhỏ và vừa. Là một trong những công cụ quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Mục tiêu của môn học - Kiến thức: + Vận dụng đƣợc các kiến thức đã học về kế toán DN nhỏ và vừa trong việc thực hiện thực hiện nghiệp vụ kế toán đƣợc giao + Giải quyết đƣợc những vấn đề về chuyên môn kế toán và tổ chức đƣợc công tác kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa; - Kỹ năng: + Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp nhỏ và vừa + Lập đƣợc chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ kế toán ; + Sử dụng đƣợc chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp; + Lập đƣợc các báo cáo tài chính theo quy định + Kiểm tra đánh giá đƣợc công tác kế toán trong DN nhỏ và vừa - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành + Có đạo đức lƣơng tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, sức khỏe giúp cho ngƣời học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm kiếm việc làm tại các DN Nội dung của môn học: 8
  9. CHƢƠNG I: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Mã chƣơng: MH 38.01 Giới thiệu: Tổ chức công tác kế toán là tổ chức việc thực hiện các chuẩn mực và chế độ kế toán để phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Sắp xếp, tổng hợp, phân bổ các yếu tố của hệ thống thông tin kế toán bao gồm: Thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dƣới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động bằng báo cáo kế toán cho đối tƣợng có nhu cầu sử dụng thông tin. Do vậy, việc tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý tại doanh nghiệp nhỏ và vừa giúp cho việc tổ chức thu nhận, cung cấp thông tin kịp thời đầy đủ về tình hình tài sản, biến động của tài sản, tình hình doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh, qua đó làm giảm bớt khối lƣợng công tác kế toán trùng lắp, tiết kiệm chi phí , đồng thời giúp cho việc kiểm kê, kiểm soát tài sản, nguồn vốn, hoạt động kinh tế, đo lƣờng và đánh giá hiệu quả kinh tế, xác định lợi ích của nhà nƣớc, của các chủ thể trong nên kinh tế thị trƣờng… Tóm lại, việc tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý tại doanh nghiệp nhỏ và vừa không những đảm bảo cho việc thu nhận, hệ thống hoá thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời, đáng tin cậy phục vụ cho công tác quản lý kinh tế, tài chính mà còn giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ tài sản của doanh nghiệp, ngăn ngừa những hành vi làm tổn hại đến tài sản của doanh nghiệp. Mục tiêu: + Trình bày đƣợc yêu cầu nhiệm vụ và nội dung của công tác kế toán DN nhỏ và vừa + Phân biệt đƣợc hình thức ghi sổ kế toán trong DN Nhỏ và vừa + Trình bày đƣợc hình thức tổ chức bộ máy kế toán trong DN nhỏ và vừa + Vẽ đƣợc sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo quy định + Tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành Nội dung chính: 1. Khái niệm và nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1. Khái niệm - Theo thông tƣ Số 16/2013/TT-BTC ngày 08 tháng 02 năm 2013 thì doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa bao gồm cả chinh nhánh, đơn vị trực thuộc nhƣng hạch toán độc lập, hợp tác xã (sử dụng dƣới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng) đƣợc gọi chung là doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa. - Theo Điều 3 nghị định 56/2009 Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, đƣợc chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng 9
  10. tổng tài sản đƣợc xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên), cụ thể nhƣ sau: Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Khu vực Tổng NV Số lao động Tổng NV Số lao động Nông, lâm 20 tỷ đồng trở Từ 10-200 Từ 20-100 tỷ Từ trên 200 – nghiệp và thủy sản xuống ngƣời đồng 300 ngƣời Công nghiệp 20 tỷ đồng trở Từ 10-200 Từ 20-100 tỷ Từ trên 200 – và xây dựng xuống ngƣời đồng 300 ngƣời Thƣơng mại và 10 tỷ đồng trở Từ 10-50 ngƣời Từ 10 -50 tỷ Từ trên 50 – dịch vụ xuống đồng 100 ngƣời 1.2. Nhiệm vụ của kế toán DN nhỏ và vừa - Tổ chức khoa học và hợp lý công tác kế toán trong DN - Phản ảnh, ghi chép các nghiệp vụ KT-TC một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời, đúng phƣơng pháp qui định. Cung cấp những thông tin cần thiết về HĐSXKD của DN cho các đối tƣợng sử dụng thông tin - Tổng hợp số liệu, lập và phân tích báo cáo tài chính theo qui định - Từng bƣớc trang bị, SD phƣơng tiện kỹ thuật tính toán, thông tin hiện đại vào công tác kế toán, bồi dƣỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên kế toán. 2. Nội dung và yêu cầu của công tác kế toán trong DN nhỏ và vừa 2.1. Nội dung - Kế toán TSCĐ và đầu tƣ dài hạn - Kế toán VL – CCDC - Kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Kế toán thành phẩm, tiêu thụ, thu nhập, xác định và phân phối kết quả. - Kế toán vốn bằng tiền, đầu tƣ ngắn hạn, các khoản phải thu, ứng và trả trƣớc. - Kế toán nguồn vốn - Lập báo cáo kế toán 2.2. Yêu cầu - Số liệu, thông tin kế toán cung cấp phải đảm bảo tính trung thực, khách quan. - Số liệu, thông tin kế toan cung cấp phải đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ toàn bộ hoạt động SXKD của DN. - Số liệu, thông tin kế toán cung cấp phải đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch và công khai. - Công tác kế toán phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả và thiết thực. 2.3. Một số quy định chung - Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tƣ số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2015 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhƣng phải thông báo 10
  11. cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính. Trƣờng hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tƣ này thì phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế. - “Đơn vị tiền tệ trong kế toán” là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VND”) đƣợc dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trƣờng hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ, đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Thông tƣ này thì đƣợc chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán. 3. Tổ chức bộ máy kế toán trong DN nhỏ và vừa 3.1. Nguyên tắc tổ chức bộ máy kế toán Khi tổ chức bộ máy kế toán ở đơn vị kinh tế cơ sở phải đảm bảo những nguyên tắc sau: - Tổ chức bộ máy kế toán một cấp. Tức là mỗi đơn vị kinh tế cơ sở chỉ có một bộ máy kế toán thống nhất đứng đầu là kế toán trƣởng. Trƣờng hợp dƣới đơn vị kinh tế cơ sở có các bộ phận có tổ chức kế toán thì những đơn vị này là đơn vị kế toán phụ thuộc. - Bảo đảm sự chỉ đạo toàn diện, thống nhất và tập trung công tác kế toán, thống kê và hạch toán kinh tế của kế toán trƣởng về những vấn đề có liên quan đến kế toán hay thông tin kinh tế. - Tổ chức gọn, nhẹ, hợp lý theo hƣớng chuyên môn hoá, đúng năng lực. - Tổ chức bộ máy kế toán phải phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của đơn vị. 3.2. Kế toán trưởng và bộ máy kế toán a. Kế toán trưởng Doanh nghiệp nhỏ và vừa đều bố trí ngƣời làm kế toán trƣởng hoặc phụ trách kế toán. Khi thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa phải bố trí ngay ngƣời làm kế toán trƣởng hoặc phụ trách kế toán. Trƣờng hợp khuyết kế toán trƣởng hoặc phụ trách kế toán thì ngƣời có thẩm quyền phải bổ nhiệm ngay kế toán trƣởng hoặc phụ trách kế toán mới. Doanh nghiệp có thể bổ nhiệm kế toán trƣởng, hoặc phụ trách kế toán hoặc thuê kế toán trƣởng. Khi thay đổi kế toán trƣởng hoặc phụ trách kế toán, ngƣời đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán phải tổ chức bàn giao công việc và tài liệu kế toán giữa kế toán trƣởng hoặc phụ trách kế toán cũ và kế toán trƣởng hoặc phụ trách kế toán mới, đồng thời thông báo cho các bộ phận có liên quan trong đơn vị và cho ngân hàng nơi mở tài khoản giao dịch biết họ, tên và mẫu chữ ký của kế toán trƣởng hoặc phụ trách kế toán mới . Kế toán trƣởng mới chịu trách nhiệm về công việc làm của mình kể từ ngày nhận bàn giao công việc. Kế toán trƣởng hoặc phụ trách kế toán cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, khách quan của thông tin, tài liệu kế toán trong thời gian mình phụ trách. - Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trƣởng Ngƣời đƣợc bố trí làm kế toán trƣởng doanh nghiệp nhỏ và vừa phải có 11
  12. phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết; có ý thức chấp hành pháp luật; chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên và có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm. Ngƣời đƣợc bố trí làm kế toán trƣởng doanh nghiệp nhỏ và vừa phải có các điều kiện sau đây: - Không thuộc các đối tƣợng không đƣợc làm kế toán quy định tại Điều 51 của Luật Kế toán; - Đã qua lớp bồi dƣỡng kế toán trƣởng và đƣợc cấp chứng chỉ bồi dƣỡng kế toán trƣởng theo quy định của Bộ Tài chính. b. Bộ máy kế toán b1. Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung Theo hình thƣc này thì toàn bộ công việc kế toán đƣợc thực hiện tập trung tại phòng kế toán DN. Tại các bộ phận và các đơn vị trực thuộc không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà bố trí các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hƣớng dẫn thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra chứng từ và định kỳ gửi chứng từ về phòng kế toán tập chung của DN. Sơ đồ hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung Kế toán trƣởng BP BP BP BP BP BP BP BP kế toán kế toán kế toán kế toán kế kế kế Tài TSCĐ tiền thành tập hợp toán toán toán chính và đầu lƣơng và phẩm, CPSX vốn tổng xây tƣ dài các tiêu thụ và tính bằng hợp và dựng hạn khoản giá tiền và kiểm cơ bản phải trích thành thanh tra kế theo SP toán toán - Ƣu điểm: Nhân viên kinh tế ở các bộ phận trực thuộc + Tạo điều kiện để kiểm tra chỉ đạo nghiệp vụ thống nhất và kịp thời của kế toán trƣởng cũng nhƣ lãnh đạo của DN. + Thuận tiện cho việc phân công và chuyên môn hoá công việc đối với các cán bộ kế toán cũng nhƣ việc trang bị các phƣơng tiện kỹ thuật tính toán, sử lý thông tin - Nhƣợc điểm: Việc kiểm tra kiểm soát các hoạt động SXKD ở đơn vị phụ thuộc, luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán thƣờng bị chậm. - Hình thức tổ chức này áp dụng đối với những DN có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động tập trung trên địa bàn hẹp. b2. Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức phân tán Theo hình thức này ngoài phòng kế toán ở doanh nghiệp, ở các bộ phận, ở các đơn vị trực thuộc còn có tổ chức bộ máy kế toán riêng. Đinh kỳ các bộ phận kế toán riêng này gửi số liệu, tài liệu đã hạch toán của bộ phận mình về phòng kế toán DN. 12
  13. - Ƣu điểm: Công việc chỉ đạo kiểm tra hoạt động ở các bộ phận trực thuộc một cách nhạy bén và kịp thời. - Nhƣợc điểm: Số lƣợng nhân viên kế toán nhiều, khó khăn cho việc chỉ đạo tập trung thống nhất của kế toán trƣởng, viêc tổng hợp số liệu lập báo cáo chung toàn DN thƣờng bị chậm. - Hình thức tổ chức bộ máy kế toán này thƣờng áp dụng đối với DN có qui mô lớn và địa bàn hoạt động phân tán,rải rác và các bộ phận trực thuộc hoạt động tƣơng đối độc lập Hình thức tổ chức bộ máy kế toán phân tán Kế toán trƣởng Bộ phận kế toán Bộ phận Bộ phận Bộ phận hoạt động kế toán kiểm tra tài chính chung toàn DN tổng hợp kế toán doanh nghiệp Kế toán ở các đơn vị phụ thuộc Bộ phận Bộ phận kế Bộ phận kế Bộ phận Bộ phận kế toán toán tiền toán tập hợp kế toán kế toán TSCĐ, lƣơng và chi phí sản vốn bằng tổng hợp vật tƣ các khoản xuất và tính tiền, thanh trich theo Z sản phẩm toán b3. Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung - phân tán. Theo hình thức này, công việc kế toán ở các bộ phận, các đơn vị trực thuộc ở xa văn phòng thì do các bộ phận kế toán ở các bộ phận đơn vị đó thực hiện, rồi định kỳ tổng hợp số liệu gửi về phòng kế toán DN thực hiện cùng với việc tổng hợp số liệu chung toàn DN và lập báo cáo kế toán định kỳ. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung – phân tán Kế toán trƣởng Bộ phận Các bộ Bộ phận Nhân kế toán Bộ phận phận kế toán viên Bộ Bộ phận tiền kế toán kế toán bán Bộ Bộ kinh phận kế toán lƣơng tập hợp ở các hàng, phận phận tế Tài TSCĐ, và các CPSX bộ thu kế toán kiểm ở các chính vật tƣ khoản và tính phận, nhập và tổng tra bộ trích giá đơn vị phân hợp kế toán phận theo thành trực phối kế trực lƣơng SP thuộc quả thuộc Kế toán vật liệu Kế toán TSCĐ Kế toán tiền công Kế toán … 13
  14. 4. Tổ chức nghiệp vụ kế toán trong DN Nhỏ và vừa 4.1. Chứng từ kế toán 4.1.1. Khái niệm chứng từ - Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. - Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh ở đơn vị đều phải lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực khách quan vào chứng từ kế toán. 4.1.2. Kiểm tra và xử lý chứng từ Tất cả các chứng từ kế toán do đơn vị lập ra hoặc từ bên ngoài vào, đều phải tập trung vào bộ phận kế toán của đơn vị để kiểm tra và xác minh là đúng thì mới đƣợc dùng để ghi sổ. Nội dung của việc kiểm tra chứng từ kế toán bao gồm: - Kiểm tra tính chính xác của số liệu thông tin trên chứng từ - Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế phát sinh - Kiểm tra tính đấy đủ, rõ ràng, trung thực các chỉ tiêu phản ánh trên chứng từ. - Kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý nội bộ, kiểm tra xét duyệt đối với từng loại nghiệp vụ kinh tế tài chính. Luân chuyển chứng từ là giao chuyển chứng từ lần lƣợt tới các bộ phận có liên quan, để những bộ phận này nắm đƣợc tình hình, kiểm tra, phê duyệt, lấy số liệu ghi vào sổ kế toán. Tùy theo từng loại chứng từ mà có trình tự luân chuyển phù hợp, theo nguyên tắc tổ chức luân chuyển chứng từ phải đạt đƣợc nhanh chóng, kịp thời không gây trở ngại cho công tác kế toán. Vì chứng từ kế toán là tài liệu gốc, có giá trị pháp lý nên sau khi dùng làm căn cứ vào sổ, chứng từ kế toán phải đƣợc sắp xếp theo trình tự, đóng gói cẩn thận và phải đƣợc bảo quản lƣu trữ để khi cần có cơ sở đối chiếu, kiểm tra. Trƣớc khi đƣa vào lƣu trữ, chứng từ đƣợc sắp xếp phân loại để thuận tiện cho việc tìm kiếm và bảo đảm không bị hỏng, mất. Thời gian lƣu trữ ở phòng kế toán không quá một năm, sau đó đƣa vào nơi lƣu trữ dài hạn, thời gian lƣu trữ ở nơi lƣu trữ dài hạn đƣợc quy định chi tiết trong Luật kế toán. Điều 31 của Luật Kế toán ghi rõ: đối với những chứng từ sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính thời gian lƣu trữ tối thiểu là 10 năm. 4.1.3. Nội dung của chứng từ Gồm có yếu tố bắt buộc và yếu tố bổ sung. - Tên gọi và số hiệu của chứng từ kế toán. - Ngày, tháng, năm lập chứng từ. - Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán. - Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán. - Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. - Số lƣợng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng 14
  15. số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ. - Chữ ký, họ và tên của ngƣời lập, ngƣời duyệt và những ngƣời có liên quan đến chứng từ. Ngoài 7 nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán nêu trên, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ. 4.2. Hệ thống tài khoản kế toán Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế. Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm các Tài khoản cấp 1, Tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán theo thông tƣ 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ tài chính. SỐ HIỆU TK Số TT TÊN TÀI KHOẢN Cấp 1 Cấp 2 1 2 3 4 LOẠI TÀI KHOẢN TÀI SẢN 01 111 Tiền mặt 1111 Tiền Việt Nam 1112 Ngoại tệ 02 112 Tiền gửi Ngân hàng 1121 Tiền Việt Nam 1122 Ngoại tệ 03 121 Chứng khoán kinh doanh 04 128 Đầu tƣ nắm giữ đến ngày đáo hạn 1281 Tiền gửi có kỳ hạn 1288 Các khoản đầu tƣ khác nắm giữ đến ngày đáo hạn 05 131 Phải thu của khách hàng 06 133 Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 1331 Thuế GTGT đƣợc khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ 1332 Thuế GTGT đƣợc khấu trừ của TSCĐ 07 136 Phải thu nội bộ 1361 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 1368 Phải thu nội bộ khác 08 138 Phải thu khác 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý 1386 Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cƣợc 1388 Phải thu khác 09 141 Tạm ứng 10 151 Hàng mua đang đi đƣờng 15
  16. 11 152 Nguyên liệu, vật liệu 12 153 Công cụ, dụng cụ 13 154 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 14 155 Thành phẩm 15 156 Hàng hóa 16 157 Hàng gửi đi bán 17 211 Tài sản cố định 2111 TSCĐ hữu hình 2112 TSCĐ thuê tài chính 2113 TSCĐ vô hình 18 214 Hao mòn tài sản cố định 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình 2142 Hao mòn TSCĐ thuê tài chính 2141 Hao mòn TSCĐ vô hình 2147 Hao mòn bất động sản đầu tƣ 19 217 Bất động sản đầu tƣ 20 228 Đầu tƣ góp vốn vào đơn vị khác 2281 Đầu tƣ vào công ty liên doanh, liên kết 2288 Đầu tƣ khác 21 229 Dự phòng tổn thất tài sản 2291 Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh 2292 Dự phòng tổn thất đầu tƣ vào đơn vị khác 2293 Dự phòng phải thu khó đòi 2294 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 22 241 Xây dựng cơ bản dở dang 2411 Mua sắm TSCĐ 2412 Xây dựng cơ bản 2413 Sửa chữa lớn TSCĐ 23 242 Chi phí trả trƣớc LOẠI TÀI KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ 24 331 Phải trả cho ngƣời bán 25 333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc 3331 Thuế giá trị gia tăng phải nộp 33311 Thuế GTGT đầu ra 33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu 3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt 3333 Thuế xuất, nhập khẩu 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp 3335 Thuế thu nhập cá nhân 3336 Thuế tài nguyên 3337 Thuế nhà đất, tiền thuê đất 16
  17. 3338 Thuế bảo vệ môi trƣờng và các loại thuế khác 33381 Thuế bảo vệ môi trường 33382 Các loại thuế khác 3339 Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác 26 334 Phải trả ngƣời lao động 27 335 Chi phí phải trả 28 336 Phải trả nội bộ 3361 Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh 3368 Phải trả nội bộ khác 29 338 Phải trả, phải nộp khác 3381 Tài sản thừa chờ giải quyết 3382 Kinh phí công đoàn 3383 Bảo hiểm xã hội 3384 Bảo hiểm y tế 3385 Bảo hiểm thất nghiệp 3386 Nhận ký quỹ, ký cƣợc 3387 Doanh thu chƣa thực hiện 3388 Phải trả, phải nộp khác 30 341 Vay và nợ thuê tài chính 3411 Các khoản đi vay 3412 Nợ thuê tài chính 31 352 Dự phòng phải trả 3521 Dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa 3522 Dự phòng bảo hành công trình xây dựng 3524 Dự phòng phải trả khác 32 353 Quỹ khen thƣởng phúc lợi 3531 Quỹ khen thƣởng 3532 Quỹ phúc lợi 3533 Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ 3534 Quỹ thƣởng ban quản lý điều hành công ty 33 356 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 3561 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 3562 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ LOẠI TÀI KHOẢN VỐN CHỦ SỞ HỮU 34 411 Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 4111 Vốn góp của chủ sở hữu 4111 Thặng dƣ vốn cổ phần 4118 Vốn khác 35 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 36 418 Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 37 419 Cổ phiếu quỹ 17
  18. 38 421 Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối 4211 Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối năm trƣớc 4212 Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối năm nay LOẠI TÀI KHOẢN DOANH THU 39 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5111 Doanh thu bán hàng hóa 5112 Doanh thu bán thành phẩm 5111 Doanh thu cung cấp dịch vụ 5118 Doanh thu khác 40 515 Doanh thu hoạt động tài chính LOẠI TÀI KHOẢN CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH 41 611 Mua hàng 42 631 Giá thành sản xuất 43 632 Giá vốn hàng bán 44 635 Chi phí tài chính 45 642 Chi phí quản lý kinh doanh 6421 Chi phí bán hàng 6422 Chi phí quản lý doanh nghiệp LOẠI TÀI KHOẢN THU NHẬP KHÁC 46 711 Thu nhập khác LOẠI TÀI KHOẢN CHI PHÍ KHÁC 47 811 Chi phí khác 48 821 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp TÀI KHOẢN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 49 911 Xác định kết quả kinh doanh 4.3. Hình thức ghi sổ kế toán 4.3.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung - Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải đƣợc ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. - Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: + Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt; + Sổ Cái; + Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. - Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung (Sơ đồ số 01) + Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, trƣớc hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn 18
  19. vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh đƣợc ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trƣờng hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lƣợng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ đƣợc ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). + Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (đƣợc lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) đƣợc dùng để lập các Báo cáo tài chính.Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG Chứng từ kế toán Sổ Nhật Sổ Nhật ký ký Sổ, thẻ kế toán đặc biệt đặc biệt SỔ NHẬT KÝ CHUNG chi tiết SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra 4.3.2. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái - Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đƣợc kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán 19
  20. hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau: + Nhật ký - Sổ Cái; + Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. - Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái + Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đƣợc kiểm tra và đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, trƣớc hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) đƣợc ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán đƣợc lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày. Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, đƣợc dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. + Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trƣớc và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dƣ đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng (trong quý) kế toán tính ra số dƣ cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái. + Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau: Tổng số tiền của cột Tổng số phát sinh Tổng số phát sinh “Phát sinh” ở phần = Nợ của tất cả các = Có của tất cả các Nhật ký Tài khoản Tài khoản Tổng số dƣ Nợ các Tài khoản = Tổng số dƣ Có các Tài khoản. + Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải đƣợc khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dƣ cuối tháng của từng đối tƣợng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tƣợng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” đƣợc đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dƣ cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái. Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ đƣợc kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ đƣợc sử dụng để lập báo cáo tài chính. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2