intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kế toán Pháp - Mỹ: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

27
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Kế toán Pháp - Mỹ" cung cấp các kiến thức cơ bản về nội dung của các chuẩn mực kế toán quốc tế, các nghiệp vụ kế toán cơ bản trong kế toán Mỹ và kế toán Pháp. Giáo trình kết cấu gồm 6 chương và chia thành 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: kế toán nợ phải trả; kế toán vốn chủ sở hữu; hệ thống kế toán Pháp;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kế toán Pháp - Mỹ: Phần 2

  1. Chương 4 KÉ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ Ỉ. Nội dung các khoản nợ phải trả 4. Nợ phải trả là nghĩa vụ của doanh nghiệp phải hoàn trả bằng tiền, bằng tài sản hay cung cấp dịch vụ cho đơn vị khác trong tương lai. Nợ phải trả thể hiện quyền đòi tiền của chủ nợ đối với doanh nghiệp. Nợ phải trả được chia ra thành 2 loại: Nợ phải trả dài hạn và nợ phải trả ngắn hạn. 4.1.1 Nợ phải trả ngắn hạn Nợ phải trả ngắn hạn là nghĩa vụ cần hoàn trả hoặc thực hiện trong khoảng thời gian 1 năm hay trong vòng 1 chu kỳ hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Nợ phải trả ngắn hạn sẽ được hoàn trả bằng tài sản ngắn hạn hoặc bằng một khoản nợ phải trả ngắn hạn mới. Nợ phải trả ngắn hạn bao gồm; - Thương phiếu phải trả - Nợ dài hạn đến hạn trả - Nợ phải trả - Tiền lương, tiền công phải trả - Người mua ứng trước tiền - Thuế phải nộp... 4.1.2 Nợ phải trả dài hạn Nợ phải trả dài hạn là các khoản công nợ đối với doanh nghiệp có thời gian đáo hạn hơn một năm hoặc trên 1 chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nợ phải trả dài hạn sẽ được hoàn trả bởi tài sản dài hạn. Nợ phải trả dài hạn bao gồm: 175
  2. - Thương phiếu nợ dài hạn - Trái phiếu phát hành - Các khoản nhận thế chấp, ký cược - Hưu trí phải trả nhân viên - Nợ thuê dài hạn 4.2. Đánh giá nợ phải trả Nợ phải trả hay bất cứ một khoản mục tài sản hay nguồn vốn nào, việc ghi nhận đúng kỳ đều cần thiết. Nợ phải trả thông thường phát sinh cùng với một khoản chi phí, vì vậy, nếu ghi nhận nợ phải trả không phù hợp sẽ dẫn đến chi phí cũng bị ghi nhận không phù hợp. Do vậy, các sai sót này sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán (Nợ phải trả, tiền mặt...) và Báo cáo thu nhập (Chi phí...) Nợ phải trả thể hiện trên Bảng cân đối kế toán theo một trong hai cách đánh giá: - Khoản tiền mà doanh nghiệp cần thiết để trả chủ nợ; - Giá trị thị trường của hàng hóa hay dịch vụ được chuyển giao. Nguyên tắc ghi nhận và đo lường nợ phải trả dài hạn: * Nợ phải trả dài hạn được ghi nhận theo giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp nhận được. Trong trường hợp giá trị hợp lý của hàng hóa dịch vụ không thể xác định được, nợ phải trả được ghi nhận theo giá trị hiện tại của các khoản tiền phải trả trong tương lai được xác định theo lãi suất thị trường của các khoản công cụ nợ cùng loại. * Chi phí tiền lãi định kỳ được xác định căn cứ vào lãi suất thị trường tại ngày khoản nợ phát sinh và số dư nợ phải trả đầu kỳ. * Giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả dài hạn trên Bảng cân đối kế toán là giá trị hiện tại của tất cả các khoản tiền sẽ thu được trong tương lai được chiết khấu theo lãi suất thị trường. Tỷ lệ lãi suất này không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại của khoản nợ. 176
  3. Các khoản nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán thường xác định được đôi khi cũng tồn tại các khoản nợ phải trả cần phải ước tính như nợ phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hóa, các khoản dự phòng nợ phải trả khác...Các khoản nợ phải trả này thường được ước tính theo kinh nghiệm trong quá khứ có tính đến các thay đổi trong hiện tại và dự tính cho tương lai. Các khoản dự tính này phải được giải thích trong phần Thuyết minh Báo cáo tài chính. 4.3. Kế toán nợ phải trả ngắn hạn 4.3.1. Kế toán nợ phải trả xác định 4.3. ỉ. 1. Thương phiếu phải trả Thương phiếu phải trả là một phiếu hẹn sẽ trả một khoản nợ vào một ngày xác định. Thương phiếu phải trả có thể dùng để trả nợ nhà cung cấp, đảm bảo cho một khoản vay ngân hàng hoặc các khoản nợ khác. Tiền lãi thương phiếu có thể ghi rõ ràng riêng biệt trên mặt thương phiếu hoặc trừ trước ra khỏi mệnh giá thương phiếu. a. Thương phiếu phải trả phát sinh khi vay * Thương phiếu phải trả lãi tách riêng: - Khi vay bằng cách phát hành thương phiếu phải trả, kế toán ghi nhận theo mệnh giá thương phiếu: Nợ TK - Tiền mặt Mệnh giá thương phiếu Có TK - Thương phiếu phải trả Mệnh giá thương phiếu - Khi đến hạn thanh toán thương phiếu: Nợ TK - Thương phiếu phải trả Mệnh giá thương phiếu Nợ TK - Chi phí tiền lãi Lãi thương phiếu Có TK - Tiền mặt Mệnh giá và lãi thương phiếu 177
  4. * Thương phiếu phải trả tiền lãi trong mệnh giá (Thương phiếu chiết khấu) - Khi phát hành thương phiếu: Nợ TK - Tiền mặt Phần còn lại Nợ TK - Chiết khấu thương phiếu Lãi thương phiếu Có TK - Thương phiếu phải trả Mệnh giá thương phiếu - Khi đến hạn thương phiếu: Nợ TK - Thương phiếu phải trả Mệnh giá thương phiếu Có TK - Tiền mặt Mệnh giá thương phiếu Đồng thời ghi nhận lãi thương phiếu kỳ cuối cùng: Nợ TK - Chi phí tiền lậi Lãi thương phiếu Có TK - Chiết khấu thương phiếu Lãi thương phiếu * Thương phiếu trả dần Thương phiếu trả dần là loại thương phiếu được hoàn trả bằng một chuỗi các kỳ nối tiếp nhau. Với mỗi kỳ, số tiền trả sẽ bao gồm một phần gốc và phần lãi tính trên nợ gốc còn lại. Trường hợp 1: Tiền lãi dồn tích và tiền gốc đều nhau: Đây là trường hợp số tiền trả định kỳ bao gồm tiền gổc đều nhau từng kỳ và tiền lãi tính trên nợ gốc còn lại. số tiền lãi định kỳ sẽ giảm dần vì tính trên nợ gốc giảm dần, tiền nợ gốc đều đặn định kỳ nên tổng số tiền trả định kỳ sẽ giảm dần. - Tại ngày doanh nghiệp phát hành thương phiếu để vay: Nợ TK - Tiền mặt Mệnh giá thương phiếu Có TK - Thương phiếu phải trả Mệnh giá thương phiếu - Định kỳ khi trả gốc và lãi thương phiếu: Nợ TK - Thương phiếu phải trả Tiền gốc trả định kỳ Nợ TK - Chi phí tiền lãi Lãi trả định kỳ Có TK - Tiền mặt Tổng cộng 178
  5. Trường hợp 2: Lãi dồn tích và tiền gốc tăng dần: Trong trường hợp số tiền cả gốc và lãi trả định kỳ bằng nhau, tiền lãi luôn luôn giảm dần, do vậy số tiền gốc trả mỗi kỳ sẽ tăng lên. Ví dụ: Ngày 1/1/N,doanh nghiệp vay 40000$ bằng cách phát hành thương phiếu trả dần với lãi suất 15%, trả dần vào cuối mỗi năm trong 4 năm. Giả sử doanh nghiệp phải trả định kỳ vào cuối năm số tiền đều đặn 14 010$ cả gốc và lãi. Mỗi năm, tiền lãi được tính trên số dư nợ gốc còn lại. Năm Nợ gốc chưa Số tiền trả Lãi trả hàng Nợ gốc trà Nợ gốc chưa trà đầu kỳ định kỳ năm hàng năm trả cuối kỳ (1) (2) (3) = (1) X15% (4) = (2)-(3) (5) = (1)-(4) N 40 000 14 010,7 6 000 8 010,7 31 989,3 N+1 31 989,3 14 010,7 4 798,4 9 212,3 22 777 N+2 22 777 14 010,7 3 416,6 10 594,2 12183 N+3 12183 14 010,7 1 827,5 12183 0 31/12/N Nợ TK - Thương phiếu phải trà 8 010,7 Nợ TK - Chi phí tiền lãi 6 000 Cỏ TK - Tiền mặt 14 010,7 31/12/N+1 Nợ TK - Thương phiếu phải trả 9 212,3 Nợ TK - Chi phí tiền lãi 4 798,4 Có TK - Tiền mặt 14 010,7 b. Thương phiếu phải trả dùng để thanh toán cho người bán Khi doanh nghiệp mua chịu tài sản, sau đó muốn gia hạn nợ thì Thương phiếu phải trả sẽ được dùng để thay thế cho khoản nợ phải trả người bán. 179
  6. Khi không có khả năng thanh toán khoản nợ người bán đúng hạn và nếu được người bán đồng ý, khoản phải trả người bán sẽ được chuyển thành Thương phiếu phải trả với lãi suất và kỳ hạn thoả thuận. - Khi chuyển nợ phải trả thành Thương phiếu phải trả, kế toán ghi: Nợ TK Phải trả người bán Có TK Thương phiếu phải trả - Khi Thương phiếu phải trả đến kỳ hạn thanh toán, số nợ gốc và lãi suất phải trả cho người được hưởng kế toán ghi: Nợ TK Thương phiếu phải trả Nợ TK Chi phí lãi suất Có TK Tiền mặt 4.3.1.2. Vay ngắn hạn ngân hàng Trong quan hệ với ngân hàng, ngân hàng thường cho doanh nghiệp một hạn mức tín dụng cho phép doanh nghiệp được vay tiền huy động cho hoạt động kinh doanh khi cần thiết. Ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng một số tiêu chí cần thiết như duy trì mức lợi nhuận cận biên, tỷ số khả năng thanh toán, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu... Lãi vay ngân hàng được ghi nhận theo hai trường hợp: Thu tiền lãi khi bên vay thanh toán nợ vay và trường hợp trừ ngay tiền lãi khi cho vay. - Thu tiền lãi khi thanh toán nợ vay: + Khi vay tiền, người đi vay phải ký với ngân hàng một phiếu hẹn trả, trong đó có quy định thời hạn vay, số tiền vay và lãi suất: Nợ TK Tiền mặt Có TK Phiếu nợ phải trả + Khi thanh toán nợ gốc và lãi suất cho ngân hàng vào thời điểm phiếu hẹn trả đến hạn: 180
  7. Nợ TK Phiếu nợ phải trả Nợ TK Chi phí lãi suất Có TK Tiền mặt Chú ý: Neu cuắỉ niên độ kế toán mà khoản vay chưa đến hạn trả thì số lãi suất tiền vay phải trả của niên độ này được ghi như sau: Nợ TK Chi phí lãi suất Có TK Lãi tiền vay phải trả - Trừ tiền lãi khi cho vay (chiết khấu): + Khi vay tiền, căn cứ vào số tiền nhận được và sổ bị chiết khấu kế toán ghi: Nợ TK Tiền mặt Nợ TK Chiết khấu trên Phiếu nợ phải trả Có TK Phiếu nợ phải trả + Khi thanh toán số nợ gốc ghi trên Phiếu nợ, kế toán ghi: Nợ TK Phiếu nợ phải trả Có TK Tiền mặt + Đồng thời kế toán kết chuyển số chiết khấu thành chi phí lãi suất: Nợ TK Chi phí lãi suất Có TK Chiết khấu trên Phiếu nợ phải trả. Chú ỷ: Nếu tại thời điểm vay tiền mà số tiền bị ngân hàng chiết khẩu đã được theo dõi trên TK Chi phỉ lãi suất thì kế toán không cần sử dụng TK Chiết khấu trên Phiếu nợ phải trả. 4.3.1.3. Tiền lương phải trả Theo kế toán Mỹ, có 3 nhóm công nợ chung liên quan đến tiền lương, đó là: nợ lương của công nhân, nợ thuế trích từ lương và nợ thuế lương đối với chủ nhân. 181
  8. a. Tiền lương của công nhân Khi công nhân của một doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất hay dịch vụ, một khoản chi phí sẽ phát sinh đối với doanh nghiệp. Khối lượng công việc, dịch vụ hoàn thành, thu nhập của doanh nghiệp giảm xuống và một khoản nợ lương tương ứng hình thành. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt công nhân của doanh nghiệp với các hợp đồng kinh tế doanh nghiệp đã ký kết. Thù lao trả cho các hợp đồng được ghi nhận độc lập, không hình thành công nợ lương và do đó không hình thành thuế trích từ lương. Tiền trả cho nhân viên hành chính và quản trị được gọi là tiền lương, còn tiền trả cho công nhân thực hiện các công việc chân tay được gọi là tiền công (wages). Tiền lương thường được trả theo tháng hoặc theo năm. Ngoài tiền lương, công nhân viên còn có thể nhận được tiền thưởng (Benefits). Tiền thưởng thường được căn cứ vào công việc đã hoàn thành hoặc sự đóng góp đặc biệt của công nhân viên. Chẳng hạn, tiền thưởng của nhân viên bán hàng thường là tỷ lệ % so với doanh số mà nhân viên đó đã đạt được, tiền thưởng cho giám đốc thường là tỷ lệ % so với thu nhập của công ty. b. Nợ thuế trích từ lương - Thuế bảo hiểm xã hội (FICA - Federal Insurance Contribution Act)'. Luật BHXH liên bang quy định rằng ngưởi lao động khi về hưu (62 tuổi) thì hàng tháng sẽ được hưởng lương hưu cho quãng đời còn lại. Bên cạnh đó người lao động còn được hưởng trợ cấp y tế (từ 65 tuổi trở đi) và các lợi ích cho gia đình người lao động (khi người lao động mất). Quỹ để chi cho các khoản này được lấy từ khoản thu thuế theo luật gọi là Luật đóng góp bảo hiểm Liên bang. Luật FICA yêu cầu chủ doanh nghiệp trích từ lương của người lao động khoảng 15%, trong đó 7,5% do người sử dụng lao động đóng góp (được tính vào chi phí), 7,5% còn lại do người lao động đóng góp (trừ 182
  9. vào tiền lương). số tiền trích được doanh nghiệp phải nộp vào Phòng Thuế trong nước {Internal Revenue Service) - Thuế thu nhập cá nhân {Individual Income Tax): Theo quy định, người lao động phải đóng thuế thu nhập cho Liên bang và tiểu bang. Tỷ lệ thuế thu nhập phải nộp cho Liên bang là 20% trên tổng liền lương của người lao động, tỷ lệ nộp cho tiểu bang khoảng 4%. Doanh nghiệp trích từ tiền lương của người lao động để nộp cho cơ quan thuế. - Thuế trợ cấp thất nghiệp {Unemployment Tax): Theo Luật Thuế thất nghiệp Liên bang {Federal Unemployment Tax Act - FUTA), người sử dụng lao động phải đóng góp 6,2% tính trên $7.000 thu nhập đầu tiên của từng người lao động. Tổng số thuế thất nghiệp trích được doanh nghiệp phải nộp cho chính quyền tiểu bang 5,4%, số còn lại được nộp cho chính phủ Liên bang. - Các khoản đóng góp khác: Ngoài các khoản bắt buộc ờ trên, người lao động có thể yêu cầu doanh nghiệp trích các khoản khác từ lương như: đóng bảo hiểm sức khoẻ, mua công trái tiết kiệm của Nhà nước, hội phí công đoàn. Các khoản trích này là những khoản nợ hiện hành cho đến khi chúng được nộp cho các tổ chức quản lý thích hợp. * Khi tính ra lương phải trả người lao động và các khoản người lao động phải đóng góp theo quy định, kế toán ghi: Nợ TK Chi phí lương {Salaries expenses) Có TK Thuế thu nhập liên bang phải nộp Có TK Thuế thu nhập tiểu bang phải nộp Có TK Thuế FICA phải nộp Có TK Phí bảo biểm phải nộp Có TK Lương phải trả {Salaries Payable) * Khi tính phần đóng góp của người sử dụng lao động cho các khoản thuế và các khoản khác theo quy định, kế toán ghi: 183
  10. Nợ TK Chi phí trích từ lương (Payroll Expenses) Có TK Thuế FICA phải nộp Có TK Thuế thất nghiệp phải nộp Liên bang Có TK Thuế thất nghiệp phải nộp tiểu bang Có TK Phí bảo hiểm phải nộp * Khi thanh toán cho người lao động và nộp các khoản thuế từ lương, kế toán ghi: Nợ TK Lương phải trả Nợ TK Thuế, Phí phải nộp Có TK Tiền mặt 4.3.2. Kế toán nợ phải trả ước tính (NPTƯT) 4.3.2. ỉ. Doanh thu chưa thực hiện Doanh thu chưa thực hiện là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cần phải cung cấp trong tương lai tương ứng với một khoản trả trước của khách hàng. Khi nhận trước tiền doanh thu dịch vụ cho nhiều kỳ, kế toán ghi nhận vào doanh thu chưa thực hiện, sau đó định kỳ phân bổ vào doanh thu trong kỳ để đưa vào báo cáo thu nhập. Bút toán khi nhận tiền của bên thuê dịch vụ: Nợ TK - Tiền mặt Tổng số tiền nhận trước Có TK - Doanh thu chưa thực hiện Tổng số tiền nhận trước Bút toán thực hiện vào cuối mỗi kỳ để ghi nhận doanh thu từng kỳ: Nợ TK - Doanh thu chưa thực hiện Doanh thu từng kỳ Có TK - Doanh thu cho thuê tài sản Doanh thu từng kỳ 4.3.2.2. Nợ phải trả dồn tích Vào cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp cần ghi nhận bổ sung các bút toán ghi nhận các bút toán về nợ phải trả chưa được phản ánh trong sổ kế toán như tiền lãi, tiền công phải trả, thuế phải nộp... 184
  11. Chẳng hạn, trường hợp kế toán thương phiếu ở trên, nếu thương phiếu cần phải tính lãi hàng ngày, thì vào cuối kỳ kế toán, một bút toán điều chỉnh chi phí tiền lãi cần thực hiện để đảm bảo nguyên tắc phù họp vào tại thời điểm đó. a. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (Income Tax Payable) Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định trên cơ sở kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Tuy vậy, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có thể xác định được một cách chính xác vào thời điểm cuối năm tài chính. Do vậy, vào mỗi kỳ kế toán, doanh nghiệp cần xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp sau đó khi có kết quả kinh doanh chính thức sẽ điều chỉnh lại. - Khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp cho chính quyền, kế toán ghi: Nợ TK Chi phí thuế thu nhập (ỉncome Tax Expensè) Có TK Thuế thu nhập phải nộp - Khi nộp thuế thu nhập: Nợ TK Thuế thu nhập phải nộp Có TK Tiền mặt - Khi phải nộp bổ sung thuế thu nhập, ghi: Nợ TK Chi phí thuế thu nhập Có TK Tiền b. Thuế nhà đất phải nộp Thuế nhà đất là loại thuế đánh trên quyền sở hữu đất hoặc nhà. Thuế nhà đất được ấn định theo năm. Tuy vậy, năm tài chính của chính phủ không tương ứng với năm tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp phải ước tính mức thuế nhà đất cho từng tháng của năm. - Từ đầu năm tài chính, vào cuối mỗi tháng ước tính số thuế phải nộp, kế toán ghi: 185
  12. Nợ TK - Chi phí thuế: số thuế ước tính phải nộp mỗi tháng Có TK - Thuế phải trả: sổ thuế ước tính phải nộp mỗi tháng - Khi nhận được hóa đơn thuế chính thức của cơ quan thuế cho cả năm tài chính, tiến hành tính toán lại để điều chỉnh. Việc điều chỉnh có thể thực hiện ở ngay tháng tiếp theo hoặc chia đều cho các tháng sau: Nợ TK - Chi phí thuế: số thuế sau khi đã tính mức điều chỉnh Có TK - Thuế phải trả: sổ thuế sau khi đã tính mức điều chinh - Khi nộp toàn bộ thuế của cả năm: Nợ TK - Thuế phải trả: số thuế đã ghi nhận vào chi phí thuế Nợ TK - Thuế trả trước: Phần còn lại Có TK - Tiền: sổ thuế phải nộp chỉnh thức cả năm Ví dụ: Năm tài chính của chính phủ bắt đầu từ 1/7 và kết thúc ngày 30/6 hàng năm. Ngày xác định thuế cho năm tài chính là 1/10. Ngày nộp thuế là 15/12. Tại ngày 1/7, công ty ước tính thuế nhà đất cho cả năm là 36 000$. Các bút toán tại ngày 31/7, 31/8, 30/9, 31/10 như sau: 31/7,31/8, 30/9 Chi phí thuế nhà đất 3 000 Thuế nhà đất phải trả ước tính 3 000 Thuế tạm nộp: 36 000 /12 = 3 000 Ngày 1/10, doanh nghiệp nhận được hóa đơn thuế là 37 344$. Do vậy mỗi tháng phải nộp là 3 112$. Doanh nghiệp phản ánh vào tháng 10 toàn bộ khoản chi phí bù đắp cho 3 tháng trước (tháng 7, 8, 9). Do vậy thuế nhà đất của tháng 10 gồm: 3 112 + 3 x(3 112-3 000) = 3 448$ 31/10 Chi phí thuế nhà đất 3 448 Thuế nhà đất phải trả ước tính 3 448 186
  13. 30/11 Chi phí thuế nhà đất 3 112 Thuế nhà đất phải trả ước tính 3 112 15/12 Thuế nhà đất phải trả ước tính 34 232 Trả trước thuế nhà đất 3 112 Tiền mặt 37 344 31/12 Chi phí thuế nhà đất 3 112 Trả trước thuế nhà đất 3 112 c. Nợ phải trả về bảo hành Khi doanh nghiệp bán các loại hàng hóa sản phẩm gắn với các điều kiện bảo hành, trong thời gian bảo hành doanh nghiệp phải ghi nhận một khoản nợ phải trả về bảo hành. Doanh nghiệp ước tính chi phí bảo hành phát sinh trong tương lai dựa vào kinh nghiệm đối với từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ. - Khi doanh nghiệp ước tính chi phí bảo hành phải trả căn cứ vào mức bán hiện tại, tỷ lệ sản phẩm có thể yêu cầu bảo hành và giá vốn (giá xuất kho) bình quân hoặc tại thời điểm ước tính bảo hành: Nợ TK - Chi phí bảo hành: Chỉ phí bảo hành ước tính Có TK - NPTƯT về chi phí bảo hành: Chi phỉ bảo hành ước tỉnh - Khi khách hàng đến bảo hành, căn cứ vào số lượng sản phẩm yêu cầu thay thế, giá xuất kho tại thời điểm đó. số tiền thu thêm về công thay thế được ghi nhận vào doanh thu: Nợ TK - Tiền mặt: Tiền dịch vụ thu thêm Nợ TK - NPTUT về chi phí bảo hành: Giá xuất kho tại thời điểm bảo hành Có TK - Hàng tồn kho: Giá xuất kho tại thời điểm bảo hành Có TK - Doanh thu dịch vụ.- Tiền dịch vụ thu thêm 187
  14. Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất xe mô tô ghi trong điều kiện bảo hành rằng họ sẽ thay thế miễn phí các bộ phận hư hỏng theo qui định trong thời gian người sở hữu thứ nhất còn dùng chiếc mô tô đó. Trong quá khứ, cứ 10 chiếc xe được tiêu thụ thì có 1 chiếc phải bảo hành. Chi phí bảo hành bình quân 1 chiếc xe là 30$. Giả sử trong tháng 10, công ty bán được 4 500 chiếc xe. Nợ phải trả về bảo hành sản phẩm được ghi nhận vào cuối tháng 10 là: 31/10 Chi phí bảo hành 13 500 NPTUT về chi phí bảo hành 13 500 (4 500 chiếc X 30$ X 10%) Ngày 15/12, có một khách hàng mang xe đến bảo hành với chi phí thực tế là 25$, kế toán ghi: 15/12 Tiền mặt 15 NPTUT về chi phí bảo hành 30 Hàng tồn kho 30 Doanh thu dịch vụ 15 4.4. Kế toán nợ phải trả dài hạn 4.4.1. Kế toán nợ thuê dài hạn Được gọi là thuê dài hạn (thuê vốn) nếu hợp đồng thuê thỏa mãn một trong các điều kiện sau: - Hợp đồng thuê cho phép chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi kết thúc hợp đồng thuê; - Hợp đồng thuê cho phép quyền thỏa thuận mua lại tài sản thuê; - Thời gian thuê ít nhất phải bằng 75% thời gian sử dụng hữu ích của tài sản thuê; 188
  15. - Giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu tại thời điểm khởi đầu khi thuê ít nhất chiếm 90% giá trị thị trường của tài sản thuê. Nếu một hợp đồng thuê nêu rõ quyền sở hữu tài sản sẽ được chuyển giao cho bên đi thuê khi kết thúc hợp đồng thuê mà không phải trả thêm cho bên cho thuê. Hợp đồng thuê như vậy được coi như hình thức mua tài sản trả dần. Trong họp đồng, sự thỏa thuận mua lại tài sản là sự khuyến khích người đi thuê mua lại tài sản khi kết thúc hợp đồng thuê. Quyền mua lại thường thấy trong các hợp đồng không qui định việc chuyển đổi quyền sở hữu một cách cụ thể. Thông thường giá thỏa thuận mua lại tài sản thấp hơn giá trị thanh lý của tài sản tại thời điểm mua nên người mua thường không bỏ qua cơ hội mua tài sản. Trường hợp doanh nghiệp đã kiểm soát tài sản với thời gian từ 75% thời gian hữu dụng trở lên, có thể coi là sở hữu tài sản. Ngoài ra các hợp đồng quyền thỏá thuận gia hạn còn cho phép người đi thuê gia hạn thời gian thuê với giá thuê thấp hơn giá trị hợp lý của thị trường. Giá trị tiền thuê tối thiểu là tổng số tiền bên đi thuê phải trả cho bên cho thuê theo họp đồng bao gồm cả tiền mua lại tài sản nếu có. Giá trị này được tính bằng cách hiện tại hóa tổng số tiền bên đi thuê sẽ trả cho ^bên cho thuê. Ví dụ: Ngày 1/1/N, doanh nghiệp thuê một tài sản theo họp đồng thuê dài hạn. số tiền trả định kỳ vào cuối mỗi năm là 7 000$ trong 4 rtăm. Số tiền này bao gồm cả gốc và lãi. Sau khi kết thúc hợp đồng thuê, tài sản thuộc quyền sở hữu của bên đi thuê. Lãi suất thuê là 15%. Giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu: p = A X 1/r [1- 1/(1 +r)nl = 7 000 X 1/0,15 [1-1/1,154] = 19 984,7 189
  16. Năm Sổ tiền Lãi trà Nợ gốc Nợ gốc chưa trà trả định kỳ hàng năm trả hàng năm cuối kỳ (1) (2) (3) = (5) X15% (4) = (2)-(3) (5) = (5)-(4) 19 984,7 N 7 000 2 997,7 4 002,3 15 982,4 N+1 7 000 2 397,4 4 602,6 11 379,8 N+2 7 000 1 707 5 293 6 086,8 N+3 7 000 913 6 086,8 0 Giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu dùng để phản ánh giá trị tài sản thuê trên sổ sách kế toán của bên đi thuê. Nếu doanh nghiệp khấu hao tài sản thuê theo phương pháp đường thẳng, các bút toán tại bên đi thuê như sau: 1/1/N Tài sản thuê tài chính 19 984,7 Nợ phải trả về thuê tài chính 19 984,7 31/12/N Chi phí khấu hao tài sản thuê 4 996,2 Khấu hao lũy kế tài sản thuê 4 996,2 Chi phí tiền lãi 2 997,7 Nợ phải trả về thuê tài chính 4 002,3 Tiền mặt 7 000 31/12/N+l Chi phí khấu hao tài sản thuê 4 996,2 Khấu hao lũy kế tài sản thuê 4 996,2 Chi phí tiền lãi 2 397,4 Nợ phải trả về thuê tài chính 4 602,6 Tiền mặt 7 000 190
  17. 4.4.2. Kế toán trái phiếu phát hành Trái phiếu phải trả là một hình thức huy động vốn của doanh nghiệp hay chính phủ nhằm có được số vốn nhất định trong thời gian dài hạn. Trái phiếu là lời hứa của người phát hành hứa trả lại số tiền vay và tiền lãi ở một mức lãi suất nhất định vào một ngày nhất định. Trái phiếu phát hành thường kèm theo khế ước trái phiếu. Khế ước trái phiếu xác định quyền, những ưu đãi và giới hạn của người sở hữu như ngày đáo hạn, tỷ lệ lãi, ngày trà lãi và các đặc trưng khác của trái phiếu. 4.4.2.1 Các đặc trưng của trái phiếu phải trả (trái phiếu phát hành) a. Một số khái niệm liên quan đến trái phiếu phải trả * Mệnh giá trái phiếu là số tiền phải hoàn trả cho người sở hữu khi trái phiếu đáo hạn. * Ngày đáo hạn của trái phiếu là ngày cuối cùng của kỳ hạn trái phiếu và mệnh giá được thanh toán. Thời hạn của trái phiếu là thời gian người phát hành cần sử dụng khối lượng tiền mặt của trái phiếu, là thời gian cần thiết để người phát hành có thể hoàn trả trái phiếu. * Lãi suất trái phiếu là tỷ lệ lãi cần trả cho người sở hữu được tính trên mệnh giá. Tỷ lệ này thường tiến gần đến lài suất thị trường. Lãi suất và số tiền lãi là cổ định trong suốt thời gian của trái phiếu. Lãi suất thị trường là lãi suất được trả cho các loại trái phiếu có rủi ro tương tự trên thị trường. Nó cũng được gọi là lãi suất thực tế. Tỷ lệ lãi này dùng để xác định giá phát hành của trái phiếu. Khi đó giá phát hành trái phiếu là giá trị hiện tại của toàn bộ các khoản tiền lãi định kỳ và mệnh giá được chiết khấu theo lãi suất thực tế. Lãi suất thị trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như lãi suất chung của nền kinh tế, rủi ro phát hành, lợi tức của trái phiếu cùng loại. Lãi suất thị trường không nhất thiết phải bằng lãi suất trái phiếu, do đó giá phát hành trái phiếu cũng không nhất thiết luôn là mệnh giá. * Ngày trả lãi là ngày đến hạn trả định kỳ mà doanh nghiệp phải trả khoản lãi cho người sở hữu trái phiếu. 191
  18. * Ngày phát hành trái phiếu là ngày sớm nhất trái phiếu được phát hành. Ngày phát hành được ghi rõ trên trái phiếu. Ngày phát hành trái phiếu là ngày trái phiếu được bán cho nhà đầu tư b. Xác định giá phát hành của trái phiếu Giá phát hành của trái phiếu là giá trị hiện tại của (1) tiền lãi phải trả định kỳ và (2) mệnh giá trái phiếu trả khi đáo hạn trái phiếu, số tiền lãi trái phiếu trả định kỳ là số tiền đều đặn bằng nhau từng kỳ. Tuy vậy, lãi suất thị trường thay đổi liên tục. Nên khi xác định giá phát hành, doanh nghiệp phải dựa vào lãi suất thị trường để xác định theo công thức: 1 1 Mệnh giá Giá phát hành - 1 - ____ + K (1+R)n (l+R)" Trong đó: A: Số tiền lãi trái phiếu tính theo lãi suất trái phiếu và mệnh giá R: Lãi suất thị trường n: Thời hạn trái phiếu Ví dụ: Doanh nghiệp phát hành trái phiếu có tổng mệnh giá là 100 000$, cứ 6 tháng trả tiền lãi cho người sở hữu 5 000$, lãi suất trái phiếu 10%. Thời hạn trái phiếu 6 năm. Nếu lãi suất thị trường là 12% thì giá phát hành trái phiếu là bao nhiêu? Giá phát hành = 200 000 X 5% X 1/0,06 X [1 - 1/(l,06)12] + 200 000/1,0612 = 10 000 X 8,384 + 200 000 X 0,497 = 183 240 Chiết khấu trái phiếu = 200 000 - 183 240 = 16 760 Như vậy 183 240 là giá mà các nhà đầu tư có thể trả để mua trái phiếu tại thời điểm hiện tại để nhận được tiền lãi là 10 000$ cứ đều đặn 6 tháng 1 lần trong 6 năm và tiền gốc 200 000$ sau 6 năm. 192
  19. Trường hợp trên, giả sử lãi suất thị trường là 8%, thì giá phát hành trái phiếu được tính như sau: Giá phát hành = 200 000 X 5% X 1/0,04 X [1 - 1/(l,04)12] X200 000/1,0412 = 10 000 X 9,335 + 200 000 X 0,625 = 218 350 Phụ trội trái phiếu = 218 350 - 200 000 = 18 350 Giá phát hành của trái phiếu phụ thuộc vào mối quan hệ giữa lãi suất thị trường và lãi suất trái phiếu. Do vậy, các khả năng sau có thể xảy ra: - Lãi suất thị trường = lãi suất trái phiếu: Việc chi trả tiền lãi theo lãi suất trái phiếu bằng với lợi nhuận của các trái phiếu khác trên thị trường. Do vậy giá phát hành trái phiếu bằng mệnh giá. - Lãi suất thị trường > lãi suất trái phiếu: Trường hợp này giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá, trái phiếu được gọi là trái phiếu chiết khấu. Chiết khấu là phần chênh lệch giữa mệnh giá và giá phát hành. - Lãi suất thị trường < lãi suất trái phiếu: Trường hợp này giá phát hành lớn hơn mệnh giá, trái phiếu được gọi là trái phiếu phụ trội. Phụ trội là phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá. 4.4.2.2. Phương pháp kế toán trái phiếu phát hành a. Trái phiếu phát hành bằng mệnh giá - Khi phát hành trái phiếu: Nợ TK - Tiền: Mệnh giả trải phiếu Có TK - Trái phiếu phải trả: Mệnh giá trái phiếu - Định kỳ, khi trả lãi trái phiếu: Nợ TK - Chi phí tiền lãi trái phiếu: Lãi trái phiếu phải trả định kỳ tỉnh trên mệnh giá Có TK - Tiền: Lãi trái phiếu phải trả định kỳ tính trên mệnh giả 193
  20. - Khi đáo hạn trái phiếu: Nợ TK - Trái phiếu phải trả: Mệnh giá Có TK - Tiền: Mệnh giá Giả sử công ty A được phép phát hành trái phiêu vào ngày 1/1/N và vào ngày này doanh nghiệp đã phát hành một số lượng trái phiếu với tổng mệnh giá là 200 000$, tỷ lệ lãi 10% thời hạn 5 năm. Lãi trái phiếu được trả vào ngày 1/1 và 1/7 hàng năm 1/1/N Tiền mặt 200 000 Trái phiếu phải trả 200 000 1/7/N Chi phí tiền lãi trái phiếu 10 000 Tiền mặt 10 000 (Tiền lãi trái phiếu 6 tháng: 200 000 X 10% X 6/ 12) a. Trái phiếu phát hành nhỏ hơn mệnh giá (Trái phiếu chiết khấu) - Khi phát hành trái phiếu: Nợ TK - Tiền: Giả phát hành trái phiếu Nợ TK - Chiết khấu trái phiếu: Phần chênh lệch giữa mệnh giá và giá phát hành Có TK - Trái phiếu phải trả: Mệnh giá trái phiếu - Định kỳ, khi trả lãi trái phiếu: Nợ TK - Chi phí tiền lãi trái phiếu: Phần ghi nhận vào chi phí tiền lãi Có TK - Tiền: Lãi trái phiếu phải trả định kỳ tính trên mệnh giá Có TK - Chiết khấu trái phiếu: Phần phán bổ chiết khấu trái phiếu - Khi đáo hạn trái phiếu: Nợ TK - Trái phiếu phải trả: Mệnh giá Có TK - Tiền: Mệnh giả 194
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0