intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kế toán tài chính II (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

113
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của giáo trình "Kế toán tài chính II" có bốn chương, bao gồm các phần hành kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; phần hành kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh; phần hành kế toán nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu; cuối cùng là phần hành kế toán tổng hợp lập báo cáo tài chính. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình qua phần 1 sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kế toán tài chính II (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1

  1. DO ANH NG H IỆP THS. ĐƯỜNG THỊ QUỲNH LIÊN ===  === KẾ TOÁN TÀI CHÍNH II
  2. THS. ĐƯỜNG THỊ QUỲNH LIÊN ===  === 1 KẾ TOÁN TÀI CHÍNH II (Giáo trình đào tạo từ xa)
  3. - Chủ biên : Th.s Đường Thị Quỳnh Liên - Các tác giả: - Ths Đường Thị Quỳnh Liên (chủ biên) biên soạn chương 1 - Ths Hồ Mỹ Hạnh biên soạn chương 2 - Ths Nguyễn Thị Hạnh Duyên biên soạn chương 4 - Ths Đặng Thúy Anh biên soạn chương 3 LỜI NÓI ĐẦU
  4. lệ kế toán quốc tế. Để góp phần trang bị kiến thức một cách toàn diện cho sinh viên ngành Kế toán, bên cạnh giáo trình "Kế toán tài chính I", Bộ môn Kế toán Khoa Kinh tế Trường Đại học Vinh đã tổ chức biên soạn cuốn giáo trình 'Kế toán tài chính II" dùng làm tài liệu giảng dạy và học tập cho ngành Kế toán của nhà trường và cũng là tài liệu tham khảo và cần thiết cho những người quan tâm đến lĩnh vực kế toán tài chính. Nội dung của giáo trình "Kế toán tài chính II" có bốn chương, bao gồm các phần hành kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; phần hành kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh; phần hành kế toán nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu; cuối cùng là phần hành kế toán tổng hợp lập báo cáo tài chính. Tham gia biên soạn giáo trình gồm tập thể giảng viên của Bộ môn Kế toán: - Ths Đường Thị Quỳnh Liên (chủ biên) biên soạn chương 1 - Ths Hồ Mỹ Hạnh biên soạn chương 2 - Ths Nguyễn Thị Hạnh Duyên biên soạn chương 4 - Ths Đặng Thúy Anh biên soạn chương 3 Mặc dù tập thể tác giả đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, song chắc chắn trong giáo trình không tránh khỏi những sai sót nhất định. Bộ môn Kế toán Khoa Kinh tế Trường Đại học Vinh và tập thể tác giả mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để lần xuất bản sau giáo trình đạt chất lượng cao hơn. Xin chân thành cảm ơn bạn đọc! TẬP THỂ TÁC GIẢ
  5. TSCĐ Tài sản cố định BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ Kinh phí công đoàn XDCB Xây dựng cơ bản NVL Nguyên vật liệu CCDC Công cụ dụng cụ SX Sản xuất TK Tài khoản NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp NCTT Nhân công trực tiếp SXC Sản xuất chung SPDD Sản phẩm dở dang CPSX Chi phí sản xuất Z Giá thành SP Sản phẩm KQKD Kết quả kinh doanh TNDN Thu nhập doanh nghiệp CCVC Công chức viên chức CSH Chủ sở hữu
  6. Chương 1 gồm bốn nội dung: 1.1. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.3. Vận dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu 1.4. Bài tập vận dụng Mục tiêu chung: giúp học viên nắm được các kiến thức cơ bản về hạch toán kế toán phần hành chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bao gồm các nội dung về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Giới thiệu về một số phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Vận dụng một số phương pháp tính giá thành trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu. Mục tiêu cụ thể: cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên về: - Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm - Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm - Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên (khái niệm, tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung)
  7. kỳ - Các phương pháp tính giá thành - Vận dụng các phương pháp tính giá thành trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu (doanh nghiệp sản xuất giản đơn, doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, doanh nghiệp có đơn đặt hàng, doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức, doanh nghiệp có tổ chức kinh doanh phụ) 1.1. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất Quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất hàng hoá cũng là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố trên. Quá trình sản xuất sản phẩm cũng là quá trình phát sinh thường xuyên, liên tục của khoản chi phí sản xuất với mục đích tạo ra một hay nhiều loại sản phẩm khác nhau. Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải bỏ ra chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì thế sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là yếu tố khách quan. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác cho quá trình
  8. tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó được dùng vào việc gì. Chi phí sản xuất của các doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng để phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất được tập hợp theo từng thời kỳ: tháng, quý hoặc năm. 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Phân loại chi phí sản xuất là nội dung quan trọng đầu tiên cần phải thực hiện để phục vụ cho việc tổ chức, theo dõi, tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm và kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí sản xuất phát sinh. Chi phí sản xuất có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu của công tác quản lý. Tuy nhiên, về mặt hạch toán, chi phí sản xuất thường được phân theo một số tiêu thức sau: * Phân theo nội dung kinh tế của chi phí (theo yếu tố chi phí) Toàn bộ chi phí được chia làm 7 yếu tố sau: - Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ... sử dụng vào sản xuất kinh doanh (trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho, phế liệu thu hồi). - Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ: trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi. - Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho người lao động.
  9. ngoài dùng vào SXKD. - Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Gồm các chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động SXKD. * Phân theo mục đích, công dụng Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất chia thành các loại sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... sử dụng trực tiếp đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm toàn bộ tiền lương (tiền công) và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ cùng với các khoản trích theo tỷ lệ quy định cho các quỹ KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN. - Chi phí sản xuất chung: Gồm toàn bộ các chi phí còn lại phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi đã trừ chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp nói trên. Chi phí sản xuất chung bao gồm: + Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích theo lương KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN của nhân viên quản lý, nhân viên thống kê, nhân viên bảo vệ... tại phân xưởng sản xuất. + Chi phí vật liệu: gồm vật liệu và các loại sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng sản xuất. + Chi phí dụng cụ sản xuất: chi phí về các loại công cụ, dụng cụ dùng cho
  10. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài để sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng sản xuất như chi phí về điện, nước, điện thoại, thuê sửa chữa TSCĐ... + Chi phí bằng tiền khác: bao gồm các khoản chi bằng tiền ngoài các khoản đã kể trên, sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng sản xuất. Phân loại theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục. * Phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí đồng thời làm căn cứ để đề ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh lại được phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. Theo cách này, chi phí được chia thành biến phí và định phí. - Biến phí: là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành. Chẳng hạn chi phí về nguyên liệu, nhân công trực tiếp... Lưu ý rằng, biến phí nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì lại có tính cố định. - Định phí: là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành. Chẳng hạn, các chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh... Các chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi nếu số lượng sản phẩm thay đổi. 1.1.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm
  11. việc hoàn thành). Như vậy, doanh nghiệp phải tính được chi phí đã bỏ ra để sản xuất được sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm riêng biệt nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng giống nhau về chất: đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Tuy nhiên, xét về lượng, chúng lại không giống nhau. - Chi phí sản xuất luôn gắn với một thời kỳ nhất định (gắn với hao phí sản xuất), còn giá thành sản phẩm gắn liền với một loại sản phẩm, công việc nhất định (gắn với kết quả sản xuất). - Chi phí sản xuất chỉ bao gồm những chi phí phát sinh kỳ này, còn giá thành sản phẩm chứa đựng cả một phần của chi phí kỳ trước (chi phí sản phẩm làm dở đầu kỳ). 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Vì thế giá thành thường được phân loại theo nhiều cách khác nhau. * Theo thời điểm tính và nguồn số liệu tính giá thành
  12. - Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên định mức chi phí hiện hành. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Khác với giá thành kế hoạch, giá thành định mức được tính trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch. Giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành 0định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành. - Giá thành thực tế: là loại giá thành được xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ. Giá thành thực tế có thể xác định được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ kế toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp. * Phân theo phạm vi phát sinh chi phí Theo cách phân loại này, giá thành được chia thành: - Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. - Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức: Giá thành toàn Giá thành sản
  13. phân bổ chi phí bán hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ còn mang ý nghĩa nghiên cứu. 1.1.3. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là nội dung quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp, để đạt được mục tiêu tiết kiệm và tăng cường được lợi nhuận. Nhằm phục vụ tốt các công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. - Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn. - Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định, theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành. - Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp. - Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác. 1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
  14. xác định được đối tượng để tập hợp chi phí sản xuất trên cơ sở đó thực hiện việc tập hợp chi phí sản xuất, kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm (kế toán quản trị) và tổng hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp (kế toán tài chính). Tùy theo đặc điểm về tổ chức sản xuất, về quy trình sản xuất cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là: - Loại sản phẩm - Nhóm sản phẩm - Đơn đặt hàng - Giai đoạn sản xuất - Phân xưởng sản xuất 1.2.1.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Xác định đối tượng tính giá thành là xác định đối tượng mà hao phí vật chất được doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã được kết tinh trong đó nhằm định lượng hao phí cần được bù đắp cũng như tính toán kết quả kinh doanh. Tuỳ theo đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng tính giá thành có thể là: - Từng sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng đã hoàn thành - Từng chi tiết, bộ phận sản phẩm - Hạng mục công trình - Bán thành phẩm... Xác định được đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán tổ
  15. sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Theo phương pháp này chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên đảm bảo độ chính xác cao. 1.2.2.2.. Phương pháp phân bổ gián tiếp Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức ghi chép ban đầu riêng cho từng đối tượng được. Trong trường hợp đó, phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng. Sau đó, lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho đối tượng kế toán chi phí. Việc phân bổ được tiến hành theo trình tự: + Xác định hệ số phân bổ Tổng chi phí cần phân bổ Hệ số phân bổ = Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ + Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng Chi phí phân bổ cho Tiêu chuẩn phân bổ cho Hệ số phân bổ = x từng đối tượng từng đối tượng 1.2.3. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Khái niệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí NVLTT bao gồm giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Các
  16. từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm...) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. * Tài khoản sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp” TK này dùng để theo dõi các khoản chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng...). Kết cấu TK 621: TK 621 Tập hợp giá trị nguyên, vật liệu - Giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản không hết phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. - Kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp vào TK tính giá thành. TK 621 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm... ). * Phương pháp hạch toán - Tập hợp giá trị nguyên, vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ: + Nếu xuất kho: Nợ TK 621(chi tiết từng đối tượng) Có TK 152(chi tiết vật liệu): Giá thực tế vật liệu xuất dùng + Nếu nhận vật liệu về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp Nợ TK 621 (chi tiết theo đối tượng): Giá mua chưa có thuế GTGT
  17. Có TK 311, 336, 338...: Giá trị vật liệu vay, mượn - Phản ánh giá trị vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho: Nợ TK 152 (chi tiết vật liệu) Có TK 621 (chi tiết đối tượng) - Giá trị vật liệu xuất dùng sử dụng không hết nhưng để lại ở phân xưởng sản xuất để tiếp tục sử dụng, kế toán dùng bút toán đỏ để điều chỉnh Nợ TK 621 Có TK 152 - Đầu kỳ sau ghi bút toán bình thường để chuyển thành chi phí của kỳ sau Nợ TK 621 Có TK 152 - Kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành vào cuối kỳ hạch toán: Nợ TK 154(chi tiết theo đối tượng) Có TK 621(chi tiết theo đối tượng) 1.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp * Khái niệm Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính , lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, làm đêm, thêm giờ...). Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo tỷ lệ nhất định với tiền lương phát sinh của công
  18. tiền công các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN). TK này được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí hoặc đối tượng giá thành (nếu có). Kết cấu TK 622: TK 622 Tập hợp chi phí nhân công trực Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh tiếp vào TK tính giá thành. TK 622 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng. * Phương pháp hạch toán - Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ: Nợ TK 622(chi tiết đối tượng) Có TK 334: Tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất - Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi Nợ TK 622(chi tiết theo đối tượng) Có TK 335 - Trích BHXH, BHYT,KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí Nợ TK 622(chi tiết theo đối tượng) Có TK 338(3382,3383, 3384, 3389): KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN
  19. Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng... Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng được chia làm 2 loại: - Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa đó có lợi về mặt kinh tế. - Sản phẩm hỏng không sửa chữa được: là những sản phẩm mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế. Trong quan hệ với công tác kế hoạch, cả 2 loại sản phẩm hỏng trên được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. Những sản phẩm hỏng mà DN dự kiến sẽ xảy ra trong quá trình SX được coi là hỏng trong định mức. Sản phẩm hỏng ngoài định mức là những sản phẩm nằm ngoài dự kiến của nhà sản xuất do các nguyên nhân chủ quan (do lơ là, thiếu trách nhiệm) hoặc khách quan (máy hỏng, hoả hoạn...). * Phương pháp hạch toán - Tập hợp các khoản thiệt hại Nợ TK 138(1381): Thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức Có TK 154, 155, 157, 632: Giá thành sản phẩm hỏng không sửa chữa được chờ xử lý Có TTK 152, 334, 111…: Giá trị sửa chữa sản phẩm hỏng. - Xử lý giá trị sản phẩm hỏng ngoài định mức
  20. Có TK 1381: Thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức * Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất Trong quá trình ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan (thiên tai, địch hoạ...), các DN vẫn phải bỏ ra một số chi phí để duy trì hoạt động như: tiền công lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng.... Những khoản chi phí được bỏ ra trong thời gian này được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất. Với những khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến, kế toán theo dõi ở TK 335 “Chi phí phải trả”. Trường hợp ngừng sản xuất bất thường, các chi phí bỏ ra do không được chấp nhận nên phải theo dõi riêng trên TK 1381. 1.2.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung * Khái niệm Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất kinh doanh. Việc tập hợp được thực hiện hàng tháng và cuối tháng mà tiến hành phân bổ và kết chuyển vào đối tượng hạch toán chi phí. * Tài khoản sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung” TK này được sử dụng để tập hợp chi phí quản lý, phục vụ sản xuất ở phân xưởng, bộ phận sản xuất kinh doanh và phân bổ chi phí này vào các đối
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2