Giáo trình Kế toán tài chính (Quyển 1): Phần 1
lượt xem 2
download
Giáo trình Kế toán tài chính được biên soạn trên cơ sở tham khảo nhiều tài liệu kế toán tài chính trong nước, đồng thời kết hợp với những nội dung trong Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán và các thông tư hiện hành ở Việt Nam. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo phần 1 cuốn sách.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kế toán tài chính (Quyển 1): Phần 1
- T8. T R Ầ N THỊ C Ạ M THANH (Chủ M n ) ThS. TÔ ĐÌNH DÂN - ThS. L Ể HÒNG ĐIỆP IẢO TRÌNH
- GIÁO TRÌNH KÊ TOÂN TÀI CHÍNH (Quyển 1)
- Bién mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Trần Thị cẩm Thanh Giáo trình kế toán tài chính / Trần Thị cẩm Thanh (ch.b.), Tô Đình Dân, Lê Hổng Điệp. - H : Chính trị Quốc gia. - 21cm Q.l. - 2014. - 216tr. 1. Kế toán tài chính 2. Giáo trình 657 - dc23 CTF011lp-CIP Mã sô: 317.7(075) CTQG - 2014
- TS. TRẦN THỊ CẨM THANH (Chủ b iê n ) ThS. TÔ ĐÌNH DÂN - ThS. LÊ HỒNG ĐIỆP GIÁO TRÌNH KÉ TOÁN TÀI CHÍNH (Quyển 1) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUOC GIA - s ự THẬT HÀ NỘI - 2014
- TS. Trần T h ị c ẩm Thanh (Chủ biên) TS. Trần Thị cẩm Thanh biên soạn Chương 1 ThS. Tô Đình Dân biên soạn Chương 2 ThS. Tô Đình Dân và ThS. Lê Hồng Điệp biên soạn Chương 3 TS. Trần Thị cẩm Thanh và ThS. Lê Hồng Điệp biên soạn Chương 4 4
- LỜI NHÀ XUÁT BÁN Luật kế toán Việt Nam quy định kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng sử dụng thông tin của đơn vị kê toán, sản phẩm cuối cùng của kế toán tài chính là hệ thống báo cáo tài chính, trong đó chứa đựng những thông tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng nhằm đưa ra được các quyết định quản lý phù hợp vối mục đích sử dụng thông tin của mình. Căn cứ vào các thông tin trên các báo cáo tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp biết được tình hình sử dụng các loại tài sản, lao động, vật tư, tiền vốn, chi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,... nhằm phục vụ cho việc điều hành, quản lý kịp thời cũng như việc phân tích, đánh giá tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tính hiệu quả, đúng đắn của những giải pháp quản lý đã đề ra và thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh,... của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các biện pháp, quyết định phù hợp về đường hướng phát triển của doanh nghiệp. Xuất phát từ ý nghĩa và vai trò quan trọng của công tác kế toán tài chính đối vối quản lý doanh nghiệp, để giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu có hệ thống về kế toán tài chính, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự th ật xuất bản cuốn sách Giáo trình k ế toán tài chính (Quyển 1) do TS. Trần Thị cẩm Thanh chủ biên. Giáo trình này được biên soạn trên cơ sở tham khảo nhiều tài 5
- liệu kế toán tài chính trong nước, đồng thời kết hợp VÓI những nội dung trong Hệ thông chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kê toán và các thông tư hiện hành ở Việt Nam. Kết cấu cuôYi sách gôm 4 chương, giới thiệu tổng quan vê kế toán tài chính với những nội dung chính như vai trò, nhiệm vụ kê toán tài chính trong doanh nghiệp, nguyên tắc kế toán tài chính, tổ chức công tác kê toán tài chính trong doanh nghiệp; kê toán tiền và các khoản phải thu; kê toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp như tính giá hàng tồn kho, kế toán chi tiết hàng tồn kho, phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho, thực hiện kê toán hàng tồn kho; kế toán phải trả cho người bán, kế toán phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương, kế toán chi phí phải trả,... Đồng thời, cuỗì mỗi chương của cuôn sách đểu có câu hỏi ôn tập và bài tập vận dụng. Việc xuất bản cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho công tác quản lý doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu, những người làm công tác giảng dạy và đông đảo sinh viên đang theo học tại các trường có đào tạo môn học kê toán. Ngoài ra, cuôn sách còn là công cụ hữu ích cho đông đảo đội ngũ nhân viên làm công tác kế toán trong các doanh nghiệp. Mặc dù các tác giả có rất nhiêu cô' gắng trong công tác biên soạn nhưng cucm sách khó tránh khỏi còn thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, tập thể tác giả biên soạn và Nhà xuất bản rất mong nhận được sự đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện cuốn sách trong lần xuất bản sau. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 6 năm 2014 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - s ự THẬT 6
- Chương 1 TỔNG QUAN VÈ KÉ TOÁN TÀI CHÍNH I. VAI TRÒ, NHIỆM v ụ CỦA KÉ TOÁN TÀI CHỈNH TRONG DOANH NGHIỆP 1. Vai trò của kế toán tài chính trong công tác quản lý Kê toán là công cụ phục vụ quản lý kinh tế, ra đời và p h át triển cùng vói sự ra đòi và p h á t triể n của các hình th á i kinh tê - xã hội loài người. Cùng với sự p h á t triể n của nên k in h tê và sự tiến bộ của khoa học - kỹ th u ậ t, kê toán - một môn khoa học cũng đã có sự th ay đổi, p h á t triể n không ngừng về nội dung, phương pháp... để đáp ứng được yêu cầu q u ản lý ngày càng cao của nền sản x u ấ t xã hội. Với vai trò đó, các n h à kinh t ế đã đưa ra r ấ t nhiều khái niệm khác n h a u về k ế toán, cụ thể: Theo ủ y b an thực h àn h kiểm to án quốc t ế (In tern atio n al A uditing P ractices Com m ittee) th ì “một hệ thống k ế toán là hàng loạt các loại, các nhiệm vụ ở m ột doanh nghiệp m à nhò hệ thông này các nghiệp vụ được xử lý như một phương tiện duy trì các ghi chép tà i chính”. Khi định n ghĩa về k ế toán, Liên đoàn Kê toán Quốc tế 9 (IFAC) cho răng: “Kê toán là nghệ th u ậ t ghi chép, p hân loại, 7
- tổng hợp theo m ột cách riên g có bằng nhữ ng k hoản tiền, các nghiệp vụ và các sự kiện m à chúng có ít n h ấ t m ột p h ầ n tín h ch ất tà i chính và trìn h bày k ế t quả của nó”. ở Việt Nam, trong Điều lệ tổ chức kê toán N hà nước ban h àn h theo Nghị định số 25-HĐBT ngày 18-3-1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là C hính phủ) cũng đã k h ẳn g định: “Đối vối N hà nước, k ế toán là công cụ quan trọng để tín h toán, xây dựng và kiểm tr a việc chấp h à n h ngân sách N hà nước, để điểu hòa và quản lý nền kin h t ế quốc dân... quản lý các h o ạt động, tín h toán kinh t ế và kiểm tr a việc bảo vệ, sử dụng tà i sản, vật tư, tiền vốn nhằm bảo đảm quyền chủ động tro n g sản xuất kinh doanh và tự chủ tài chính của tổ chức, xí nghiệp...”. Trong L uật k ế toán năm 2003 có nêu: “K ế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thòi gian”. Các khái niệm vê kê toán nêu trê n cho th ấy nhữ ng nhận thức, quan niệm về k ế toán ỏ những phạm vi, góc độ khác nhau nhưng đều gắn k ế toán với việc phục vụ công tác quản lý. Do vậy, k ế toán là công cụ không th ể th iếu được trong hệ công cụ quản lý kinh tế, k ế toán là khoa học th u nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của tà i sản, các hoạt động kinh tê tà i chính trong các đơn vị, nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế, tà i chính của đơn vị. Kê to án có th ể được p h â n loại theo các tiêu thứ c khác nhau, giúp cho chúng ta n h ậ n thức được nội dung, m ục đích, phạm vi... của từ n g loại k ế toán. Điều 10 của L u ậ t kê to án có quy định về kê to á n tà i chính, k ế to án q u ản trị, k ế to án tổng hợp và k ế to án chi tiết. K hoản 1 Đ iều 10 L u ậ t kê to án có quy định: “Kê to án ở đơn vị kê to án gồm kê to án tà i chính và k ế to án q u ản tr ị”. 8
- - K ế toán tà i chính là việc th u thập, xử lý, kiểm tra , phân tích và cung cấp thông tin kin h tế, tà i chính bằng báo cáo tà i chính cho đối tượng sử dụng thông tin của đơn vị kê toán. - Kê toán quản trị là việc th u thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tà i chính trong nội bộ đơn vị k ế toán. Cũng tạ i K hoản 2 Điều 10 của L u ật kê toán quy định: “Khi thực hiện công việc kê to án tài chính và kê to án quản trị, đơn vị kê toán phải thực hiện k ế toán tổng hợp và kê toán chi tiế t”. - K ế toán tổng hợp p h ải th u thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng q u át về h o ạt động k in h tê và tà i chính của đơn vị. Kê to án tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ để p h ản ánh tình h ình tà i sản, nguồn h ìn h th à n h tà i sản, tìn h h ìn h và kết quả hoạt động k in h tế, tà i chính của đơn vị kê toán. - Kê to án chi tiế t p h ải th u th ập , xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiế t bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện v ậ t và đớn vị thòi gian lao động theo từ ng đối tượng kê toán cụ th ể trong đơn vị kê toán. Kê to án chi tiế t m inh họa cho kê toán tổng hợp. Sô" liệu kê to án chi tiế t phải khớp đúng với số’ liệu kế toán tổng hợp tro n g m ột kỳ k ế toán. Sản phẩm CUỐ cùng của kê toán tài chính là hệ thống báo I cáo tài chính, tro n g đó chứa đựng nhữ ng thông tin cần th iế t cho các đối tượng sử dụng để đưa ra được các quyết định quản lý ph ù hợp với mục đích sử dụng thông tin của m ình. Các đối tượng sử dụng thông tin do k ế toán tà i chính xử lý, tổng hợp cung cấp có th ể chia th àn h : - Các n h à q u ản lý doanh nghiệp; - N hững đối tượng có lợi ích trự c tiếp; - N hững đối tượng có lợi ích gián tiếp. 9
- * Các n h à quản lý doanh nghiệp bao gồm: chủ doanh nghiệp, b an Giám đốc, hội đồng q u ản trị, trong quá trìn h ra các quyết định quản lý, họ sẽ nghiên cứu nhữ ng thông tin trìn h bày trê n các báo cáo k ế to án để tìm ra nhữ ng câu tr ả lời cho nhữ ng câu hỏi khác nhau: - N ăng lực sản x u ất của đơn vị n hư th ế nào? - Đơn vị sản x u ấ t k in h doanh có lãi hay không? - Tình h ìn h công nợ và k h ả n ăn g th a n h toán công nợ? - H àng hóa tồn kho n h iều hay ít? - Quy mô sản x u ấ t nên th u hẹp hay mỏ rộng? - Có nên chuyển hướng kin h doanh hay không? - Có th ể tă n g giá trị sản phẩm hay sả n x u ấ t giới thiệu sản phẩm mới hay không?... N hư vậy, thông qua các thông tin trê n báo cáo tà i chính, các n h à quản lý doanh nghiệp biết được tìn h h ìn h sử dụng các loại tà i sản, lao động, v ật tư tiền vốn, tìn h h ìn h chi phí và kết quả hoạt động sản x u ấ t k in h doanh,... n hằm phục vụ cho việc điều h àn h , quản lý kịp thời cũng n h ư việc p h â n tích, đ án h giá tìn h hình, k ết quả h o ạt động sản x u ấ t k in h doanh, tín h hiệu quả, đúng đắn của nhữ ng giải pháp q u ản lý đã đê ra và thực hiện trong quá trìn h sản x u ấ t k in h doanh,... của doanh nghiệp, từ đó đề ra các biện pháp, quyết định p h ù hợp vê đường hướng p h á t triể n của doanh nghiệp. * Những đối tượng có lợi ích trực tiếp đối với thông tin do k ế toán cung cấp là các chủ đầu tư, chủ nợ, cổ đông, đối tác liên doanh. Căn cứ vào thông tin k ế toán của doanh nghiệp, họ có th ể đưa ra được những quyết định đầu tư, cho vay, góp vốn nhiều hay ít, đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề nào, chính sách đầu tư ra sao,...? Các chủ nợ cũng ra được các quyết định cho vay phù hợp với đặc điểm, tìn h hình và sự p h á t tn ể n của 10
- doanh nghiệp thông qua các thông tin trê n báo cáo kê toán của doanh nghiệp, họ quyết định cho vay nhiều hay ít, vay vối điều kiện, lãi su ấ t ,như th ế nào, các chủ hàng có bán hàng cho doanh nghiệp theo phương thức trả chậm hay không? * N hững đốì tượng có lợi ích gián tiếp tới thông tin kê toán, đó là các cơ quan quản lý chức năng: thuế, tà i chính, thống kê,... Các cơ q u an quản lý chức năng của N hà nước dựa vào thông tin do k ế to án tà i chính cung cấp để kiểm tra, giám sát h o ạt động sản x u ấ t k inh doanh của các doanh nghiệp, để kiểm tr a việc chấp h àn h, thực hiện các chính sách, chế độ về q u ản lý k in h tê tà i chính, để quản lý và điều hành thổng n h ấ t to àn bộ nền k inh t ế quốc dân. Cũng trê n cơ sở các thông tin kê to án tà i chính của các doanh nghiệp mà các cơ quan q u ản lý chức năng, các cơ quan ban h à n h chính sách, chế độ tổng hợp nghiên cứu, hoàn th iện các chính sách, chê độ q u ản lý hiện h à n h và đề ra nhữ ng chính sách, chê độ thích hợp, nhằm thực hiện các kê hoạch, đường lối p h á t triể n nhanh chóng và to àn diện nền kin h tê quốc dân. Qua nhữ ng p h ân tích trê n đây, ta th ấy mục đích của kê toán tà i chính là th u th ập , xử lý, cung cấp thông tin cần th iế t cho các đối tượng sử dụng khác n hau, với mục đích khác nhau, để ra được các quyết định quản lý phù hợp. Điều này nói lên vai trò q u an trọ n g của kê to án tà i chính trong công tác quản lý vi mô và vĩ mô của N hà nước. 2. Nội dung và yêu cầu của kế toán tài chính 2.1. Nội dung công tác kế toán tài chính Đối tượng của kê to án tro n g mọi loại h ìn h doanh nghiệp vối các lĩn h vực h o ạt động và h ìn h thức sỏ hữ u khác n h au 11
- đều là tà i sản, sự vận động của tà i sản và nhữ ng q u an hệ có tín h pháp lý trong quá trìn h h o ạt động sản x u ấ t k in h doanh. Trong quá trìn h h o ạt động sản x u ấ t k in h doanh, sự vận động của tà i sản h ìn h th à n h nên các nghiệp vụ k in h tê tà i chính r ấ t phong phú, đa dạng với nội dung, mức độ, tín h chất phức tạ p khác n h au . Điều này, đòi hỏi k ế to án p h ả n án h , ghi chép, xử lý, p h ân loại và tổng hợp m ột cách kịp thời, đầy đủ, to àn diện và có hệ thống theo các nguyên tắc, ch u ẩn mực và nhữ ng phương pháp khoa học của kê to án tà i chính. Tuy các nghiệp vụ k in h t ế tà i chính p h á t sin h đ a dạng, kh ác n h au , song căn cứ vào đặc điểm h ìn h th à n h và sự vận động của tà i sản cũng n h ư nội dung, tín h ch ất cùng loại của các nghiệp vụ k in h tê - tà i chính, to àn bộ công tá c kê toán tà i chính tro n g doanh nghiệp bao gồm nh ữ n g nội dung cơ b ản sau: - K ế to án vốn bằng tiền, đ ầu tư n gắn h ạ n và các khoản phải thu; - K ế toán v ậ t tư h àn g hoá; - K ế toán tà i sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn; - K ế toán tiền lương và các khoản trích theo lương; - K ế toán chi phí sản x u ất và tín h giá th à n h sản phẩm ; - K ế toán k ết quả b án hàng, xác định k ế t quả và phân phối kết quả; - K ế to á n các k h o ản nợ p h ả i t r ả và n g u ồ n vốn c h ủ sở hữu; - Lập hệ thông báo cáo tà i chính. N hững nội dung trê n của k ế to án tà i chính được N hà nước quy định thống n h ấ t từ việc lập chứng từ các nghiệp vụ k in h tê - tà i chính p h át sinh, cũng n hư nội dung, phương pháp ghi chép trê n các tài khoản k ế toán, sổ sách k ế to án 12
- tổng hợp và việc lập hệ thông báo cáo tài chính phục vụ cho công tác điểu hành, quản lý thông n h ấ t trong phạm vi toàn bộ nền k inh t ế quốc dân. Các nội dung kê toán nêu trê n được nhìn n h ận trong môi quan hệ ch ặt chẽ vối quá trìn h ghi sô kê toán theo quá trìn h hoạt động sản xuất, kinh doanh và tái sản x u ất ở các doanh nghiệp. Chương II của L u ật k ế toán lại quy định nội dung công tác k ế to án bao gồm: (1). Chứng từ k ế toán, (2). Tài khoản k ế toán và sổ k ế toán, (3). Báo cáo tà i chính, (4). Kiểm tra k ế toán, (5). Kiểm kê tà i sản, bảo quản, lưu trữ tà i liệu kê toán, (6). Công việc k ế to án trong trường hợp đơn vị k ế toán chia, tách, hợp n h ất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứ t h o ạt động, phá sản. 2.2. Yêu cầu của kế toán tài chính Để p h át huy vai trò quan trọng trong công tác quản lý, cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng, kê toán phải bảo đảm được nhữ ng yêu cầu quy định tại Điều 6 Luật k ế toán, gồm 6 yêu cầu sau: (1). P h ản án h đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính p h á t sinh vào chứng từ k ế toán, sổ kê toán và báo cáo tài chính. (2). P h ản án h kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu k ế toán. (3). P h ản án h rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, sô liệu k ế toán. (4). P h ản ánh tru n g thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kin h tế, tài chính. (5). Thông tin, sô' liệu k ế toán phải được ph ản ánh liên tục từ khi p h á t sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi th à n h lập đên khi chấm dứt hoạt động của đơn 13
- vị kê toán; sô liệu kê toán phản ánh kỳ này phải kê tiêp theo sô liệu kê toán của kỳ trước. (6). P hân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kê to án theo trìn h tự, hệ thông và có th ể so sánh được. Nội dung của Điểu 6 L uật kê toán cũng th ể hiện về các yêu cầu cơ bản của k ế toán quy định tạ i C huẩn mực kê toán Việt N am sô’ 01 - C huẩn mực chung đó là: tru n g thực, khách quan; đầy đủ; kịp thời; dễ hiểu và có th ể so sánh được. 3. Nhiệm vụ kế toán tài chính doanh nghiệp Điều 5 L u ật kê toán quy định các nhiệm vụ của kê toán, bao gồm: (1). Thu thập, xử lý thông tin, sô" liệu kê toán theo đối tượng và nội dung công việc kê toán, theo chuẩn mực và chê độ kê toán. (2). Kiểm tra , giám s á t các k h o ả n th u , chi tà i chính, các n g h ĩa vụ th u , nộp, th a n h to á n nỢ; kiểm t r a việc q u ả n lý, sử dụ ng tài sản và nguồn h ìn h th à n h tà i sản; p h á t h iện và n g ăn ngừa các h à n h vi vi p h ạm p h áp lu ậ t về tà i chính, kê toán. (3). P hân tích thông tin, sô' liệu k ế toán; th a m mưu, để x uất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quvết định kinh tế, tài chính của đơn vị kê toán. (4). Cung cấp thông tin, sô liệu kê toán theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào các nhiệm vụ quy định cho k ế toán nói chung, kê toán tà i chính doanh nghiệp xác định các nhiệm vụ cụ thể phù hợp vối chức năng, yêu cầu của k ế toán tài chính trong doanh nghiệp. 14
- II. NHỮNG KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẤC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1. Các khái niệm sử dụng trong kế toán C húng ta đã đề cập đến mục đích, vai trò của kê toán trong việc cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng khác nhau vối nhữ ng mục đích khác n h au để đưa ra được các quyết định p hù hợp với yêu cầu quản lý của từ ng đôi tượng. Mặc dù mỗi quốc gia có hệ thống kê toán nói chung và chế độ kê toán tài chính nói riêng để phục vụ yêu cầu quản lý nền kinh tê quốc dân phù hợp với cơ chế quản lý của quôc gia đó, và do đó tồn tại các mô hình k ế toán khác n hau và những quan niệm khác n h au về kê toán, song, để thực sự là công cụ quản lý với chức năng cung cấp, kiểm tra thông tin kinh tê - tài chính trong điều kiện nền kinh tê “mở” của các quôc gia và sự hội nhập của các hệ thống k ế toán thì việc ghi chép, phản ánh, xử lý, cung cấp thông tin kê toán cần phải tu ân theo những khái niệm, nguyên tắc k ế toán đã được thừ a nhận, phù hợp với các chuẩn mực quốc tê về kê toán trong điều kiện p h át triển kinh tê cũng như yêu cầu và trìn h độ quản lý của mỗi quốc gia. Vì lý do trê n , Liên đoàn Kê toán Quốc tế (In tern atio n al Federation of A ccountant - IFAC) đã nghiên cứu và ban hành nhiều tà i liệu về kê toán, đặc biệt là các k h ái niệm, nguyên tắc kê to án được th ừ a n h ận và các chuẩn mực quốc tê vê kê toán, giúp cho các tổ chức kê toán của các quốc gia dựa vào đó để xây dựng, th iế t kê và ban h àn h các hệ thông, chế độ kê toán ph ù hợp. N hững k h ái niệm, nguyên tắc kê toán được th ừ a n h ận là nh ữ n g ch u ẩn mực chung, là kim chỉ nam cho việc đ án h giá, ghi chép, p h ân loại, tổng hợp và báo cáo cung cấp thông tin về h o ạt động sản x u ất kinh doanh của các doanh nghiệp. 15
- 2. Các nguyên tắc kế toán C huẩn mực k ế to án Việt N am số 01 - C huẩn mực chung quy định các nguyên tắc k ế toán cơ bản dưới đây: ♦ Cơ sở d ồn tích: Mọi nghiệp vụ k in h tế, tà i ch ính của doanh n g h iệp liên q u an đến tà i sản , nợ p h ải trả , nguồn vốn chủ sở hữu, doanh th u , chi p hí p h ải được ghi sổ k ế to án vào thờ i điểm p h á t sinh, không căn cứ vào thời điểm th ự c t ế th u hoặc thự c t ế chi tiề n hoặc tương đương tiền. Báo cáo tà i chính được lập trê n cơ sở dồn tích p h ả n á n h tìn h h ìn h tà i chính của doan h nghiệp tro n g quá khứ , h iện tạ i và tư ơng lai. ♦ H o ạ t đ ộ n g liê n tụ c K ế toán ở các đơn vị là việc ghi chép, p h ản á n h tìn h hình hoạt động của doanh nghiệp cho dù k h ả năng h o ạt động của doanh nghiệp có th ê là: - Tiếp tục hoạt động; - Có th ể ngừng hoạt động. Tuy vậy, theo k h ái niệm h o ạt động liên tục th ì công việc k ế toán được đ ặt ra trong điều kiện giả th iế t rằ n g đơn vị sẽ tiếp tục hoạt động vô thời h ạn hoặc ít n h ấ t còn h o ạt động trong thời gian 1 năm nữa. Khái niệm hoạt động liên tục có liên quan đến việc lập hệ thông báo cáo tài chính. Vì giả th iế t đơn vị tiếp tục hoạt động, nên khi lập báo cáo tà i chính người ta không q u an tâm đến giá th ị trường của các loại tà i sản, vốn, công nợ,... mặc dù trê n thực t ế giá th ị trường có th ể th ay đổi, m à chỉ p h ản ánh tà i sản của đơn vị theo trị giá vổn - hay còn gọi là “giá phí”. Hơn nữa, vì quan niệm doanh nghiệp còn tiếp tục h o ạt động nên việc bán đi những tài sản dùng cho hoạt động sản x u ất k inh doanh của doanh nghiệp theo giá th ị trường không được 16
- đ ặ t ra. C hính vì th ê m à giá th ị trường không thích hợp và thực sự không cần th iế t phải phản ánh giá trị tà i sản trên báo cáo tài chính. M ặc dù vậy, trong trường hợp đặc biệt khi giá th ị trường thấp hơn giá vốn, k ế toán có th ể sử dụng giá thị trường như yêu cầu của nguyên tắc “th ậ n trong”. M ặt khác, khi một doanh nghiệp đang chuẩn bị ngừng hoạt động: phá sản, giải thế, bán... th ì k h ái niệm “hoạt động liên tục” sẽ không còn tác dụng nữa trong việc lập báo cáo, mà giá trị th ị trường mới là có tác dụng. N hư vậy, báo cáo tà i c h ín h p h ải được lập tr ê n cơ sở giả định là d o an h n g h iệp đ a n g h o ạ t động và sẽ tiế p tụ c h o ạt động k in h d o an h b ìn h th ư ờ n g tro n g tư ơng la i gần, n g h ĩa là doanh n g h iệp k h ô n g có ý đ ịn h cũng n h ư k h ô n g buộc phải ngừ ng h o ạ t động hoặc p h ả i th u hẹp đ án g kể quy mô hoạt động của m ình. T rư ờng hợp thự c t ế k h ác với giả định hoạt động liên tụ c th ì báo cáo tà i ch ín h p h ải lập trê n m ột cơ sở kh ác và giải th íc h cơ sở đã sử dụng đê lập báo cáo tài chính. ♦ G iá g ố c (g iá vôn): Nguyên tắc “giá gốc” là một trong những nguyên tắc cơ bản n h ấ t của kê toán. N guyên tắc này đòi hỏi tấ t cả các loại tài sản, vật tư, h àn g hoá, các khoản công nợ, chi phí... phải được ghi chép, p h ản án h theo giá gốc của chúng, tức là theo số tiền m à đơn vị bỏ ra để có được những tài sản đó. Giá gốc của tài sản được tín h theo sô" tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tín h theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gôc của tài sản không được th ay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kê toán cụ thê. 17
- N guyên tắc “giá gốc” có mối quan hệ ch ặt chẽ với k h ái niệm thước đo tiền tệ và nguyên tắc h o ạt động liên tục. C h ín h vì giả th iế t đơn vị tiế p tụ c h o ạ t động, k h ô n g bị giải th ể tro n g m ột tư ơng lai gần, n ên người ta k h ô n g q u an tâ m đến giá th ị trư ờ n g của các loại tà i sả n k h i ghi chép và p h ả n á n h ch ú n g trê n báo cáo tà i ch ín h , hơn n ữ a giá th ị trư ờ n g lại luôn b iến động, n ên k ế to á n k h ô n g th ể dùng giá th ị trư ờ n g để ghi chép, lập báo cáo tà i c h ín h được. M ột lý do k h ác là để tín h to án , xác đ ịn h được k ế t quả k in h d o an h là lãi h ay lỗ người ta p h ả i so s á n h giữ a giá b án với giá gốc. Q ua việc nghiên cứu những k h ái niệm thước đo tiền tệ, nguyên tắc h o ạt động liên tục và nguyên tắc “giá gốc” ta th ấy trong nhiều trường hợp th ì Bảng cân đối kê toán của đơn vị “không p h ản án h lượng tiền ” m à các tà i sản của đơn vị có th ể bán được hoặc th ay th ế được. M ặt khác, bảng cân đối k ế toán cũng “không p h ản án h đúng” giá của đơn vị, bỏi vì m ột tà i sản của đdn vị có th ể được bán cao hơn hoặc th ấ p hơn sô tiền phản ánh tại thời điểm lập báo cáo. Đây chính là m ặt “h ạn chế” của các báo cáo tà i chính do việc thực hiện nguyên tắc “giá gốc”. Vận dụng nguyên tắc “giá gốc”, chúng ta cũng quy định việc ghi chép, phản án h các loại tà i sản theo trị giá vốn thực tê tạ i các thời điểm khác nhau: - Đôi với tài sản, v ật tư, h àn g hoá m ua ngoài n h ập kho, thì giá trị vôn thực tê bằng giá m ua cộng chi phí m ua và cộng với thu ê nhập k h ẩu (nếu có). - Đối với các loại chứng k h o án th ì tr ị giá vốn th ự c t ế của chúng là giá m ua cộng với các chi p h í m ua (chi phí môi giới, chi phí th ô n g tin , các k h o ản lệ phí, p h í n g ân hàng...). 18
- - Đôi với tà i sản, v ậ t tư tự sản xuất, gia công chê biên: giá trị vôn thực tê là giá th à n h sản x u ất thực tế... - Đôi với các tà i sản, v ậ t tư, hàng hoá x u ất bán th ì trị giá vôn thự c tê là giá thực tê tạ i thòi điểm x u ất kho. ♦ N g u y ê n tắ c tr ọ n g yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiêu thông tin hoặc th iếu sự chính xác của thông tin đó có th ể làm sai lệch đáng kể báo cáo tà i chính, làm ản h hưởng đến quyết định k in h t ế của người sử dụng báo cáo tà i chính. Tính trọng yếu p h ụ thuộc vào độ lớn và tín h chất của thông tin hoặc các sai sót được đ án h giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọ n g yếu của thông tin phải được xem xét trê n cả phương diện định lượng và định tính. N guyên tắc trọ n g yếu - hay còn gọi là “thực c h ất”, giúp cho việc ghi chép k ế to án đơn giản, hiệu quả hơn như ng vẫn bảo đảm được tín h ch ất tru n g thực, khách quan. N guyên tắc n à y ch ú trọ n g đến các yếu tố, các k h o ản mục chi p h í m ang tín h trọ n g yếu quyết đ ịn h b ả n ch ất, nội dung của các sự k iệ n k in h tế, đồng th ò i lạ i cho p hép bỏ qua không ghi chép các n g h iệp vụ, sự k iện không q u a n trọng, không làm ả n h hưởng tố i b ả n ch ất, nội dung ngh iệp vụ kinh tê p h á t sin h . ♦ N g u y ên tắ c p h ù hợp: Kết quả h o ạt động sản x u ấ t k in h doanh của đơn vị sau một kỳ h o ạ t động là số chênh lệch (lãi hoặc lỗ) giữa doanh th u b án h àn g và chi phí tín h cho số h àn g đã bán. Viêc ghi n h ận doanh th u và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi n h ận m ột khoản doanh th u th ì phải ghi n h ận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh th u đó Chi phí tương ứng với doanh th u gồm chi phí của kỳ 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kế toán tài chính
339 p | 2777 | 1110
-
Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp_1
35 p | 733 | 200
-
Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp_2
35 p | 532 | 164
-
Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp_3
35 p | 422 | 131
-
Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp_4
35 p | 312 | 113
-
Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp_5
35 p | 298 | 96
-
Giáo trình Kế toán tài chính - TS. Hà Xuân Thạch
205 p | 231 | 55
-
Giáo trình Kế toán tài chính: Phần 1 - TS. Nguyễn Tuấn Duy, TS. Đặng Thị Hòa
222 p | 24 | 12
-
Giáo trình Kế toán tài chính 2 (Nghề: Kế toán tin học - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
53 p | 24 | 9
-
Giáo trình Kế toán tài chính I (Nghề: Kế toán tin học - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
40 p | 32 | 9
-
Giáo trình Kế toán tài chính I (Nghề: Kế toán tin học - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
83 p | 16 | 7
-
Giáo trình Kế toán tài chính 2 (Nghề: Kế toán tin học - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
62 p | 24 | 7
-
Giáo trình Kế toán tài chính 3 (Nghề: Kế toán tin học - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
46 p | 24 | 6
-
Giáo trình Kế toán tài chính 4 (Nghề: Kế toán tin học - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
61 p | 17 | 6
-
Giáo trình Kế toán tài chính 4 (Nghề: Kế toán tin học - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
52 p | 27 | 6
-
Giáo trình Kế toán tài chính 3 (Nghề: Kế toán tin học - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
88 p | 22 | 4
-
Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp xây dựng (Ngành: Kế toán - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
102 p | 12 | 4
-
Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại và dịch vụ (Ngành: Kế toán - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
107 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn