Giáo trình Kế toán thanh toán - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
lượt xem 8
download
(NB) Giáo trình "Kế toán thanh toán" được biên soạn theo hình thức tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, nhằm trang bị các kiến thức cơ bản về kế toán thanh toán và những người sử dụng thông tin kế toán doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung của giáo trình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kế toán thanh toán - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN KẾ TOÁN THANH TOÁN NGHỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/QĐCĐN ngày 04 tháng 01 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2016
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp (DN) bao gồm rất nhiều mối quan hệ kinh tế liên quan tới vấn đề thanh toán như: thanh toán với nhà nước, với cán bộ công nhân viên, thanh toán trong nội bộ, thanh toán với người mua, người cung cấp. Yêu cầu nghiệp vụ đối với kế toán thanh toán cũng vì những thay đổi liên tục, phát triển và mở rộng của quan hệ thanh toán mà cao hơn, kế toán không chỉ có nhiệm vụ ghi chép mà còn phải chịu trách nhiệm thu hồi nhanh các khoản nợ, tìm nguồn huy động vốn để trả nợ, biết lường trước và hạn chế được rủi ro trong thanh toán. Giáo trình "Kế toán thanh toán" được biên soạn theo hình thức tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, nhằm trang bị các kiến thức cơ bản về kế toán thanh toán và những người sử dụng thông tin kế toán doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Nội dung giáo trình gồm: Bài 1: Khái niệm và nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền Bài 2: Hạch toán các nghiệp vụ về Kế toán tiền mặt Bài 3: Lập chứng từ và ghi sổ về tiền mặt Bài 4: Hạch toán các nghiệp vụ về tiền gửi ngân hàng Bài 5: Lập chứng từ và ghi sổ về tiền gửi ngân hàng Bài 6: Kế toán tiền đang chuyển Bài 7: Khái niệm và nguyên tắc kế toán các khoản phải thu, ứng trước Bài 8: Kế toán phải thu của khách hàng Bài 9: Kế toán thuế GTGT được khấu trừ Bài 10: Kế toán phải thu nội bộ Bài 11: Kế toán các khoản phải thu khác Bài 12: Kế toán tạm ứng Bài 13: Kế toán các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược
- Bài 14: Khái niệm và nguyên tắc kế toán các khoản phải trả Bài 15: Kế toán phải trả người bán, nhà cung cấp Bài 16: Kế toán thuế GTGT phải nộp Bài 17: Kế toán phải trả khác Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các học viên để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 02 tháng 01 năm 2016 Biên soạn Trần Thị Hoa
- MỤC LỤC TRANG Bài mở đầu..........................................................................................................1 Bài 1: Khái niệm và nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền...............................4 1. Khái niệm......................................................................................................4 2. Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền..............................................................4 Bài 2: Hạch toán các nghiệp vụ về Kế toán tiền mặt..................................6 1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán về tiền mặt............................................6 1.1. Khái niệm...............................................................................................6 1.2. Nguyên tắc hạch toán............................................................................6 2. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu về tiền mặt................................8 3. Hạch toán các nghiệp vụ về tiền mặt.........................................................8 3.1. Tiền mặt Việt Nam Đồng...................................................................8 3.2. Tiền mặt ngoại tệ.............................................................................10 Bài 3: Lập chứng từ và ghi sổ về tiền mặt..................................................16 1. Mô hình hóa hoạt động thu – chi Tiền mặt.............................................16 1.1. Thu tiền mặt.......................................................................................16 1.2. Chi tiền mặt.......................................................................................17 2. Phiếu Thu..................................................................................................18 3. Phiếu Chi..................................................................................................21 4. Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt.............................................................22 Bài 4: Hạch toán các nghiệp vụ về Kế toán tiền gửi ngân hàng...........25 1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán về tiền gửi ngân hàng.........................25 1.1. Khái niệm.............................................................................................25 1.2. Nguyên tắc........................................................................................25 2. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu về tiền gửi ngân hàng.......... 26
- 3. Hạch toán các nghiệp vụ về tiền gửi ngân hàng...................................27 Bài 5: Lập chứng từ và ghi sổ về tiền gửi ngân hàng..............................32 1. Mô hình hóa hoạt động thu – chi Tiền gửi ngân hàng............................ 32 1.1. Thu tiền gửi..........................................................................................32 1.2. Chi tiền gửi.........................................................................................33 2.............................................................................................. Kế toán Thu tiền gửi 34 3............................................................................................... Kế toán Chi tiền gửi 37 4.......................................................................................... Sổ Tiền gửi ngân hàng. 40 5...................................................................................... Bảng kê số dư ngân hàng 40 Bài 6: Kế toán tiền đang chuyển................................................................44 1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán.............................................................44 1.1. Khái niệm...........................................................................................44 1.2. Nguyên tắc kế toán............................................................................45 2. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu.................................................45 3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu......................45 Bài 7: Khái niệm và nguyên tắc kế toán các khoản phải thu, ứng trước 48 1.................................................................................................................. Khái niệm ...................................................................................................................48 2................................................................................................. Nguyên tắc kế toán ...................................................................................................................49 Bài 8: Kế toán phải thu của khách hàng.......................................................51 1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán...............................................................51 1.1. Khái niệm.............................................................................................51
- 1.2. Nguyên tắc kế toán..............................................................................51 2. Chứng từ sổ sách kế toán...........................................................................52 3. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu..................................................53 4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.......................53 Bài 9: Kế toán thuế GTGT được khấu trừ..................................................57 1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán...............................................................57 1.1. Khái niệm.............................................................................................57 1.2. Nguyên tắc kế toán..............................................................................57 2. Chứng từ sổ sách kế toán...........................................................................58 3. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu..................................................58 4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.......................59 Bài 10: Kế toán phải thu nội bộ.....................................................................61 1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán...............................................................61 1.1. Khái niệm.............................................................................................61 1.2. Nguyên tắc kế toán..............................................................................61 2. Chứng từ sổ sách kế toán...........................................................................62 3. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu..................................................63 4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.......................64 Bài 11: Kế toán các khoản phải thu khác......................................................70 1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán.............................................................70 1.1. Khái niệm............................................................................................70 1.2. Nguyên tắc kế toán.............................................................................70 2. Chứng từ sổ sách kế toán...........................................................................71 3. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu...................................................71 4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu........................72 Bài 12: Kế toán tạm ứng.................................................................................74 1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán.............................................................74 1.1. Khái niệm............................................................................................74
- 1.2. Nguyên tắc kế toán.............................................................................74 2. Chứng từ sổ sách kế toán...........................................................................75 3. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu...................................................75 4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu........................76 Bài 13: Kế toán các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược.................................79 1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán.............................................................79 1.1. Khái niệm............................................................................................79 1.2. Nguyên tắc kế toán.............................................................................80 2. Chứng từ sổ sách kế toán...........................................................................80 3. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu..................................................80 4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu........................81 Bài 14: Khái niệm và nguyên tắc kế toán các khoản phải trả...................86 1. Khái niệm....................................................................................................86 1.1. Nợ ngắn hạn........................................................................................86 1.2. Nợ dài hạn............................................................................................87 2. Nguyên tắc kế toán.....................................................................................87 Bài 15: Kế toán phải trả người bán, nhà cung cấp.....................................89 1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán.............................................................89 1.1. Khái niệm............................................................................................89 1.2. Nguyên tắc kế toán.............................................................................90 2. Chứng từ sổ sách kế toán...........................................................................91 3. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu...................................................91 4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.......................92 Bài 16: Kế toán thuế GTGT phải nộp..........................................................96 1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán.............................................................96 1.1. Khái niệm............................................................................................96 1.2. Nguyên tắc kế toán.............................................................................96
- 2. Chứng từ sổ sách kế toán...........................................................................98 3. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu..................................................98 4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.......................99 Bài 17: Kế toán phải trả khác.......................................................................102 1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán...........................................................102 1.1. Khái niệm..........................................................................................102 1.2. Nguyên tắc kế toán...........................................................................102 2. Chứng từ sổ sách kế toán.........................................................................103 3. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu.................................................103 4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu......................105 Các thuật ngữ chuyên môn............................................................................107 Danh mục Hình ảnh.......................................................................................108 Tài liệu tham khảo.........................................................................................109
- BÀI MỞ ĐẦU MÔ ĐUN: KẾ TOÁN THANH TOÁN Mã mô đun: MĐ 14 (Hệ Trung cấp), MĐ 15 (Hệ Cao đẳng) Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: Mô đun kế toán thanh toán là một mô đun chuyên ngành quan trọng trong chương trình đào tạo nghề kế toán doanh nghiệp, được học sau các môn: Nguyên lý kế toán Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Thống kê doanh nghiệp; là cơ sở để học các mô đun kế toán Báo cáo tài chính và thực hành kế toán. Mô đun kế toán thanh toán là mô đun bắt buộc và có vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Mục tiêu của mô đun: Sau khi học xong mô đun này, học sinh – sinh viên có năng lực: Trình bày được quy trình thu – chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Trình bày được thủ tục, các chứng từ sử dụng trong thanh toán. Trình bày được kết cấu tài khoản sử dụng trong Kế toán thanh toán. Trình bày được các bút toán về vốn bằng tiền, các khoản tạm ứng. Lập và quản lý được phiếu thu, phiếu chi theo biểu mẫu để làm căn cứ cho thủ quỹ thu chi tiền. Thực hiện được các nghiệp vụ thu tiền (thu tiền của cổ đông, thu hồi công nợ, thu tiền của thu ngân hàng ngày), chi nội bộ (như: trả lương, thanh toán tiền mua hàng bên ngoài…), tạm ứng. Thực hiện được các giao dịch với ngân hàng: rút tiền, chuyển tiền, thanh toán qua thẻ, đối chiếu chứng từ, sổ phụ ngân hàng, … Phụ trách được (lập, quản lý, giải chấp, tất toán…) các hợp đồng tín dụng, các khoản lãi (tiền gửi, tiền vay). Lập được lịch thanh toán công nợ đối với khách hàng, nhà cung cấp hàng tháng, hàng tuần. Trang 11
- Theo dõi, tính toán, đôn đốc thu hồi công nợ và lập được báo cáo tình hình số dư công nợ của nội bộ theo từng đối tượng phát sinh đột xuất hoặc định kỳ (tháng, quý, năm). Đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt giữa báo cáo quỹ với kế toán tổng hợp Công ty. Lập báo cáo, in sổ sách tồn quỹ báo cáo cho ban giám đốc và lưu trữ , bảo quản chứng từ. Phối hợp với bộ phận kế toán có liên quan. Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác khi kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp các hóa đơn chứng từ đầu vào, đầu ra đả.m bảo phù hợp theo qui định của Nhà nước. Chủ động, độc lập trong công việc. Chịu sự chỉ đạo của cấp quản lý trực tiếp. Nội dung của mô đun: Số Thời Hình thức Tên các bài trong mô đun TT gian giảng dạy A Kế toán vốn bằng tiền 1 Khái niệm và nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền 1 Lý thuyết 2 Hạch toán các nghiệp vụ về Kế toán tiền mặt 14 Tích hợp 3 Lập chứng từ và ghi sổ về tiền mặt 4 Tích hợp 4 Hạch toán các nghiệp vụ về tiền gửi ngân hàng 14 Tích hợp 5 Lập chứng từ và ghi sổ về tiền gửi ngân hàng 4 Tích hợp 6 Kế toán tiền đang chuyển 3 Tích hợp Kiểm tra bài 2 đến 6 5 B Kế toán các khoản phải thu và các khoản ứng trước 7 Khái niệm và nguyên tắc kế toán các khoản phải 1 Lý thuyết thu, ứng trước 8 Kế toán phải thu của khách hàng 13 Tích hợp 9 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ 4 Tích hợp 10 Kế toán phải thu nội bộ 5 Tích hợp 11 Kế toán các khoản phải thu khác 7 Tích hợp Trang 12
- 12 Kế toán tạm ứng 5 Tích hợp 13 Kế toán các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược 5 Tích hợp Kiểm tra bài 8 đến bài 13 3 C Kế toán các khoản phải trả 14 Khái niệm và nguyên tắc kế toán các khoản phải 1 Lý thuyết trả 15 Kế toán phải trả người bán, nhà cung cấp 14 Tích hợp 16 Kế toán thuế GTGT phải nộp 8 Tích hợp 17 Kế toán phải trả khác 7 Tích hợp Kiểm tra bài 15 đến 17 2 Tích hợp Cộng 120 Trang 13
- BÀI 1: KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN Giới thiệu: Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn bằng tiền vừa được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm vật tư, hàng hoá sản xuất kinh doanh, vừa là kết quả của việc mua bán hoặc thu hồi các khoản nợ. Chính vì vậy, quy mô vốn bằng tiền là loại vốn đói hỏi doanh nghiệp phải quản lý hết sức chặt chẽ vì vốn bằng tiền có tính luân chuyển cao nên nó là đối tượng của sự gian lận và ăn cắp. Vì thế trong quá trình hạch toán vốn bằng tiền, các thủ tục nhằm bảo vệ vốn bằng tiền khỏi sự ăn cắp hoặc lạm dụng là rất quan trọng, nó đòi hỏi việc sử dụng vốn bằng tiền cần phải tuân thủ các nguyên tắc chế độ quản lý tiền tệ thống nhất của Nhà nước. Mục tiêu: Trình bày được khái niệm và nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền. Xác định được các nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền. Trung thực, tuân thủ các nguyên tắc về kế toán vốn bằng tiền trong DN. Nội dung: 1. Khái niệm Vốn bằng tiền (VBT) là một bộ phận của tài sản lưu động trong DN tồn tại dưới hình thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất. VBT được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của DN, thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí. VBT được phản ánh ở tài khoản nhóm 01 gồm: Tiền tại quỹ Tiền gửi ngân hàng, kho bạc Nhà nước Tiền đang chuyển 2. Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền: Trang 14
- (1). Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm đê tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu. (2). Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp. (3). Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. (4). Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc: Bên Nợ các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế; Bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền. (5). Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính (BCTC), doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế.) CÂU HỎI, BÀI TẬP Câu 1.1: Nêu khái niệm Vốn bằng tiền trong Doanh nghiệp? Câu 1.2: Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ những nguyên tắc nào? YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Hiểu được thế nào là Vốn bằng tiền? Bao gồm những tài khoản nào? Thuộc Loại Tài khoản nào? Xác định được các nguyên tắc phải tuân thủ khi thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến Vốn bằng tiền. Trang 15
- Hình thức đánh giá: Trắc nghiệm. Trang 16
- BÀI 2: HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ VỀ KẾ TOÁN TIỀN MẶT Giới thiệu: Mỗi doanh nghiệp đều có một lượng tiền mặt tại quỹ để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu trực tiếp hàng ngày trong sản xuất kinh doanh. Để hạch toán chính xác tiền mặt, tiền mặt của doanh nghiệp được tập trung tại quỹ. Mọi nghiệp vụ có liên quan đến thu, chi tiền mặt, quản lý và bảo quản tiền mặt đều so thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện. Mục tiêu: Trình bày được khái niệm và nguyên tắc kế toán tiền mặt. Trình bày được nội dung kết cấu về tài khoản tiền mặt Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền mặt Trung thực nghiêm túc, tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp Nội dung: 1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán tiền mặt 1.1. Khái niệm: Tiền tại quỹ của DN bao gồm tiền Việt Nam (kể cả ngân phiếu), ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý. Mọi nghiệp vụ thu, chi bằng tiền mặt và việc bảo quản tiền mặt tại quỹ do thủ quỹ của DN thực hiện. 1.2. Nguyên tắc hạch toán: (1). Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng tiền tệ. Chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thực tế nhập, xuất, tồn quỹ. Đối với khoản tiền thu được chuyển nộp ngay vào Ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt của doanh nghiệp) thì không ghi vào bên Nợ TK 111 “Tiền mặt” mà ghi vào bên Nợ TK 113 “Tiền đang chuyển”. Trang 17
- (2). Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của DN. (3). Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người có thẩm quyền cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm. (4). Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điếm. (5). Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỳ phải kiêm tra lại đê xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch. (6). Khi phát sinh các giao dịch bàng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc: Bên Nợ TK 1112 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế. Riêng trường hợp rút ngoại tệ từ ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt thì áp dụng tỷ giá ghi sổ kế toán. Bên Có TK 1112 áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền. (7). Vàng tiền tệ được phản ánh trong tài khoản này là vàng được sử dụng với các chức năng cất trữ giá trị, không bao gồm các loại vàng được phân loại là hàng tồn kho sử dụng với mục đích là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc hàng hoá để bán. (8). Tại tất cả các thời điểm lập BCTC theo quy định của pháp luật, DN phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo nguyên tắc: Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền mặt bằng ngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp Trang 18
- thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) tại thời điếm lập BCTC. Vàng tiền tệ được đánh giá lại theo giá mua trên thị trường trong nước tại thời điểm lập BCTC. Giá mua trên thị trường trong nước là giá mua được công bố bởi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không công bố giá mua vàng thì tính theo giá mua công bố bởi các đơn vị được phép kinh doanh vàng theo luật định. 2. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu về tiền mặt Nợ TK 111 “Tiền mặt” Có Tài khoản 111 có 03 tài khoản cấp 2: Tài khoản 1111 Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt. Tài khoản 1112 Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, chênh lệch tỷ giá và số dư ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam. Trang 19
- Tài khoản 1113 Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng tiền tệ tại quỹ của doanh nghiệp. 3. Hạch toán các nghiệp vụ về tiền mặt. 3.1. Tiền mặt Việt Nam Đồng (1) Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ thu ngay bằng tiền mặt: Nợ TK 111 Tiền mặt (tổng giá thanh toán) Có TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế) Có TK 333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có) (2) Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác bằng tiền mặt, ghi: Nợ TK 111 Tiền mặt (tổng giá thanh toán) Có TK 515 Doanh thu hoạt động tài chính (giá chưa có thuế GTGT) Có TK 711 Thu nhập khác (giá chưa có thuế GTGT) Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp (33311). Ví dụ minh họa: Do đơn phương chấm dứt hợp đồng nên Khách hàng X đã vi phạm hợp đồng và bị phạt 2.500.000 đồng, Khách hàng X đã thanh toán cho DN số tiền bị phạt trên bằng Tiền mặt. Nợ 111: 2.500.000 Có 711: 2.500.000 (3) Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt; vay dài hạn, ngắn hạn bằng tiền mặt, ghi: Nợ TK 111 Tiền mặt (1111,1112) Có TK 112 Tiền gửi Ngân hàng (1121,1122) Có TK 341 Vay và nợ thuê tài chính (3411). (4) Thu hồi các khoản nợ phải thu, cho vay, ký cược, ký quỹ bằng tiền mặt; Nhận ký quỹ, ký cược của các doanh nghiệp khác bằng tiền mặt, ghi: Nợ TK 111 Tiền mặt (1111, 1112) Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp 2 (Ngành: Kế toán - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
187 p | 9 | 6
-
Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp: Phần 1 - PGS. TS. NGƯT Phạm Văn Liên
299 p | 12 | 6
-
Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Vũ Việt
189 p | 12 | 5
-
Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất (Ngành: Kế toán - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
81 p | 10 | 4
-
Giáo trình Kế toán ngân hàng thương mại: Phần 2
255 p | 9 | 4
-
Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp: Phần 2 - PGS. TS. NGƯT Phạm Văn Liên
273 p | 13 | 4
-
Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp xây dựng (Ngành: Kế toán - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
102 p | 12 | 4
-
Giáo trình Kế toán nghiệp vụ thu ngân sách nhà nước: Phần 1 - PGS. TS Đặng Văn Thu
339 p | 13 | 3
-
Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 2 (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
340 p | 6 | 3
-
Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 2 (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
403 p | 2 | 2
-
Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
286 p | 6 | 2
-
Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 2 (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
340 p | 11 | 2
-
Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 3 (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
37 p | 1 | 1
-
Giáo trình Nghiệp vụ thanh toán (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
45 p | 2 | 1
-
Giáo trình Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
40 p | 2 | 1
-
Giáo trình Nghiệp vụ thanh toán (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
34 p | 3 | 1
-
Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 2 (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
396 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn