Giáo trình Khởi sự kinh doanh (Ngành: Thương mại điện tử - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
lượt xem 3
download
Giáo trình "Khởi sự kinh doanh (Ngành: Thương mại điện tử - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Khái niệm, các hình thức khởi sự kinh doanh; yêu cầu đối với doanh nhân; các đặc trưng của một ý tưởng kinh doanh tốt; nội dung của kế hoạch kinh doanh;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Khởi sự kinh doanh (Ngành: Thương mại điện tử - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
- BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: KHỞI SỰ KINH DOANH NGÀNH/NGHỀ: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ/NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1 ngày 10 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Hà nội, năm 2021 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Khởi sự kinh doanh là môn học thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, là một trong những môn học chuyên ngành bổ trợ cho học sinh học ngành kinh tế nói chung cũng như thương mại điện tử nói riêng. Đây là môn học khá mới mẻ trong đào tạo hệ Trung cấp. Hiện nay, mặc dù có nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề này nhưng một bài giảng/giáo trình hoàn chỉnh phục vụ cho công tác giảng dạy vẫn chưa có. Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh hệ Trung cấp, Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 đã tiến hành nghiên cứu, biên soạn giáo trình “Khởi sự kinh doanh”. Giáo trình “Khởi sự kinh doanh” do ThS. Nguyễn Ngọc Thủy – Giảng viên Khoa Kế toán Tài chính làm chủ biên. Giáo trình là tài liệu giảng dạy, học tập chính của giáo viên và học sinh chuyên ngành Thương mại điện tử hệ Trung cấp của Trường Cao đẳng Xây dựng số 1. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Kế toán tài chính đã đọc và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho nội dung giáo trình này. Trong quá trình biên soạn giáo trình không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được sự đóng góp của người đọc và đồng nghiệp để lần xuất bản sau được hoàn hảo hơn. Hà nội, ngày…..........tháng…........... năm…… Chủ biên: Ths. Nguyễn Ngọc Thủy 3
- MỤC LỤC 1.1. Khái niệm, các hình thức khởi sự kinh doanh................................................................. 7 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................................. 7 1.1.2. Các hình thức khởi sự kinh doanh ........................................................................... 7 1.2. Bối cảnh khởi sự kinh doanh ở Việt Nam ..................................................................... 13 1.2.1. Thực trạng tình hình khởi nghiệp hiện nay ở Việt Nam ........................................ 13 1.2.2. Những thách thức đối với doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam ...................... 14 1.2.3. Nguyên nhân thất bại ............................................................................................. 16 1.3. Các yêu cầu đối với doanh nhân ................................................................................... 18 CÂU HỎI ÔN TẬP .............................................................................................................. 19 CHƯƠNG 2: Ý TƯỞNG KINH DOANH ............................................................................... 20 2.1. Đánh giá năng lực bản thân........................................................................................... 20 2.1.1. Tính cách, phẩm chất ............................................................................................. 20 2.1.2. Kiến thức, kỹ năng ................................................................................................. 20 2.1.3. Các điều kiện khác ................................................................................................. 21 2.2. Tìm kiếm ý tưởng kinh doanh ....................................................................................... 21 2.2.1. Đặc trưng của một ý tưởng kinh doanh tốt ............................................................ 21 2.2.2. Quy trình hình thành ý tưởng kinh doanh .............................................................. 26 2.2.3. Giới thiệu một số ý tưởng kinh doanh thành công ................................................. 26 2.3. Đánh giá ý tưởng kinh doanh ........................................................................................ 31 2.3.1. Nghiên cứu khả thi ý tưởng kinh doanh ................................................................. 31 2.3.2. Phân tích SWOT ý tưởng kinh doanh .................................................................... 31 CÂU HỎI ÔN TẬP .............................................................................................................. 32 CHƯƠNG 3: SOẠN THẢO KẾ HOẠCH KINH DOANH .................................................... 33 3.1. Đánh giá thị trường ....................................................................................................... 33 3.1.1. Tìm hiểu khách hàng .............................................................................................. 33 3.1.2. Tìm hiểu thông tin về đối thủ cạnh tranh ............................................................... 34 3.1.3. Định vị sản phẩm ................................................................................................... 36 3.2.1. Sản phẩm ................................................................................................................ 38 3.2.2. Giá bán ................................................................................................................... 39 3.2.3. Địa điểm – Kênh phân phối ................................................................................... 40 3.2.4. Truyền thông .......................................................................................................... 41 3.2.5. Bán hàng và chăm sóc khách hàng ........................................................................ 43 3.3. Kế hoạch sản xuất, vận hành ......................................................................................... 45 3.3.1. Nguyên vật liệu, hàng hóa...................................................................................... 45 3.3.2. Công nghệ và quá trình sản xuất ............................................................................ 45 3.3.3. Bố trí mặt bằng cơ sở kinh doanh .......................................................................... 46 3.3.4. Công tác đảm bảo chất lượng................................................................................. 49 3.4. Kế hoạch nhân sự .......................................................................................................... 50 3.4.1. Những người đồng sở hữu ..................................................................................... 50 3.4.2. Các vị trí công việc và số nhân sự cần thiết ........................................................... 50 3.4.3. Định hình việc quản lý nhân sự ............................................................................. 50 3.5. Kế hoạch tài chính......................................................................................................... 51 3.5.1. Xác định nhu cầu vốn khởi sự và nguồn vốn ......................................................... 51 3.5.2. Dự báo khối lượng hàng bán ra .............................................................................. 55 3.5.3. Kế hoạch chi phí, doanh thu và lợi nhuận .............................................................. 55 3.5.4. Tính toán các chỉ số tài chính cơ bản ..................................................................... 58 3.6. Hoàn thiện kế hoạch kinh doanh ................................................................................... 60 CÂU HỎI ÔN TẬP .............................................................................................................. 62 CHƯƠNG 4: KHỞI SỰ CƠ SỞ KINH DOANH .................................................................... 63 4
- 4.1. Lựa chọn hình thức pháp lý ........................................................................................... 63 4.1.1. Các hình thức pháp lý của doanh nghiệp ................................................................ 63 4.1.2. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp ........................................................................... 63 4.2. Nhận biết trách nhiệm pháp lý....................................................................................... 63 4.2.1. Đăng ký kinh doanh................................................................................................ 63 4.2.2. Các loại thuế ........................................................................................................... 64 4.2.3. Pháp luật có liên quan ............................................................................................. 66 4.2.4. Bảo hiểm ................................................................................................................. 66 4.3. Huy động các nguồn lực ................................................................................................ 67 4.3.1. Huy động vốn ......................................................................................................... 67 4.3.2. Tìm kiếm nhân sự ................................................................................................... 69 4.3.3. Tạo dựng các mối quan hệ bán hàng ...................................................................... 71 4.4. Điều hành các công việc kinh doanh thường nhật ......................................................... 74 4.4.1. Mua hàng hóa, nguyên vật liệu và dịch vụ ............................................................. 74 4.4.2. Quản lý vận hành, điều phối công việc .................................................................. 74 4.4.3. Giám sát nhân viên ................................................................................................. 75 4.4.4. Bán hàng và phục vụ khách hàng ........................................................................... 75 4.4.5. Ghi chép sổ sách ..................................................................................................... 75 4.4.6. Tính toán kết quả kinh doanh ................................................................................. 75 CÂU HỎI ÔN TẬP .............................................................................................................. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 77 5
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên môn học: KHỞI SỰ KINH DOANH Mã môn học: MH23.1 Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: + Môn học được bố trí ở kỳ học thứ 3. + Môn học tiên quyết: Quản trị doanh nghiệp. - Tính chất: Là môn học tự chọn. Mục tiêu môn học - Về kiến thức + Trình bày được khái niệm, các hình thức khởi sự kinh doanh. + Trình bày được yêu cầu đối với doanh nhân + Trình bày được các đặc trưng của một ý tưởng kinh doanh tốt; nội dung của kế hoạch kinh doanh. + Trình bày được phương pháp huy động các nguồn lực cho kinh doanh khởi nghiệp; nội dung các công việc kinh doanh thường nhật - Về kỹ năng + Đánh giá được sự phù hợp của bản thân với lựa chọn khởi nghiệp. + Tìm kiếm và lựa chọn được ý tưởng kinh doanh + Soạn thảo được kế hoạch kinh doanh + Xác định được loại hình doanh nghiệp phù hợp để khởi nghiệp và nhận biết được các trách nhiệm pháp lý đối với doanh nghiệp. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Có tinh thần kinh doanh, tư duy khởi nghiệp. + Nghiêm túc tự giác trong công việc. + Thể hiện ý thức công dân, tôn trọng pháp luật. Nội dung môn học 6
- CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC VỀ KHỞI SỰ KINH DOANH Giới thiệu: Cung cấp cho người đọc các khái niệm và hình thức khởi sự kinh doanh, cũng như các yêu cầu đối với doanh nhân. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, các hình thức khởi sự kinh doanh - Nêu được các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh của Việt Nam - Trình bày được yêu cầu đối với doanh nhân Nội dung chính: 1.1. Khái niệm, các hình thức khởi sự kinh doanh 1.1.1. Khái niệm Khởi sự theo từ điển tiếng Việt là bắt đầu một cái gì mới. Khởi sự kinh doanh theo nghĩa tiếng Việt là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới. - Từ góc độ lựa chọn nghề nghiệp : "Khởi sự kinh doanh là một sự lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân giữa việc đi làm thuê hoặc tự tạo việc làm cho mình" Làm thuê được hiểu là cá nhân sẽ làm việc cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức do người khác làm chủ. Như vậy, khởi sự kinh doanh được hiểu là tự tạo việc làm theo nghĩa trái với đi làm thuê, là tự làm chủ – tự mở doanh nghiệp. - Từ góc độ tạo dựng doanh nghiệp mới Wortman định nghĩa "Khởi sự kinh doanh là việc một cá nhân chấp nhận rủi ro để tạo lập một doanh nghiệp mới và tự làm chủ nhằm mục đích làm giàu", hoặc "Khởi sự kinh doanh là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới bằng đầu tư vốn kinh doanh, hay mở cửa hàng kinh doanh". Giữa khởi sự kinh doanh góc độ tự tạo việc làm và theo góc độ tạo lập doanh nghiệp mới có sự khác biệt đôi chút. Tự tạo việc làm nhấn mạnh tới khía cạnh tự làm chủ chính mình, không đi làm thuê cho ai cả trong khi khởi sự kinh doanh theo góc độ thứ hai còn bao gồm cả những người thành lập doanh nghiệp mới để tận dụng cơ hội thị trường nhưng lại không quản lý mà thuê người khác quản lý nên anh ta vẫn có thể đi làm thuê cho doanh nghiệp khác. Tóm lại : Khởi sự kinh doanh là việc một cá nhân (một mình hoặc cùng người khác) tận dụng cơ hội thị trường tạo dựng một công việc kinh doanh mới. 1.1.2. Các hình thức khởi sự kinh doanh 7
- Khởi sự kinh doanh qua việc tạo lập một doanh nghiệp mới có thể có các đặc điểm, mục đích, phạm vi khác nhau. Có thể phân biệt các dạng khởi sự khác nhau theo các tiêu chí khác nhau. * Theo tiêu chí nền tảng kiến thức khi khởi sự - Khởi sự vì kế sinh nhai. + Khái niệm: Là loại khởi sự thường gắn với việc cá nhân bị bắt buộc phải khởi sự do yếu tố môi trường, hoàn cảnh như bị thất nghiệp, bị đuổi việc, gia đình khó khăn... Khởi sự không phải để nắm bắt cơ hội làm giàu do thị trường mang lại mà khởi sự là phương thức duy trì sự sống, thoát nghèo, chống đói. + Đặc điểm: • Cá nhân bị bắt buộc phải khởi sự do yếu tố môi trường, hoàn cảnh. • Người khởi sự thường thiếu kiến thức nghề nghiệp cần thiết: Thông thường những người khởi sự thuộc loại này là những người không được trang bị các kiến thức cần thiết nên không quan niệm kinh doanh là một nghề; hoặc họ quan niệm đơn thuần ai cũng có thể kinh doanh được, hoặc anh ta bị dồn vào đường cùng nên buộc phải khởi sự (thất nghiệp, rất cần thu nhập cho cuộc sống,…) • Sản phẩm/dịch vụ thông thường, đơn giản, đã có trên thị trường mà không có sự cải tiến nào: Do không khởi sự trên cơ sở có kiến thức, tính toán cẩn thận nên những doanh nghiệp khởi sự thuộc loại này tạo ra các sản phẩm/dịch vụ thông thường, đơn giản, đã có trên thị trường mà không có sự cải tiến nào. Có thể nói cách khác, sản phẩm/dịch vụ được sao chép từ những sản phẩm/dịch vụ đã có. Do họ thiếu kiến thức mà đi sao chép nên trong nhiều trường hợp sản phẩm/dịch vụ do các doanh nghiệp này tạo ra có chất lượng và cách thức phục vụ còn kém hơn nhiều so với sản phẩm/dịch vụ của các doanh nghiệp “bị” họ sao chép • Quy mô của loại khởi sự này thường nhỏ: Vì khởi sự với ước mơ rất nhỏ là có việc, có thu nhập nên tuyệt đại bộ phận doanh nghiệp do những người thuộc loại này thành lập là doanh nghiệp thuộc loại siêu nhỏ, một số trong đó có thể có qui mô nhỏ. Ví dụ điển hình loại này là các cửa hàng tạp hóa, tiệm gội đầu cắt tóc, quán ăn,… 8
- Có thể nói, ở các nước càng lạc hậu bao nhiêu thì số doanh nghiệp được khởi sự vì kế sinh nhai càng nhiều bấy nhiêu. Có thể nói, khi mới khởi sự, các doanh nghiệp này có tác dụng giảm gánh nặng lo “công ăn, việc làm” cho xã hội và trong chừng mực nhất định cũng làm cho xã hội đỡ tệ nạn hơn. Song xét về lâu dài, những doanh nghiệp khởi sự loại này có đặc trưng là dễ thất bại và khó phát triển: hoặc khởi sự được thời gian ngắn là rơi vào tình trạng khó khăn, có thể thất bại; hoặc nếu không thất bại cũng chỉ tồn tại ở dạng siêu nhỏ, tạo ra thị trường với đủ khuyết tật nên khó thích hợp với thị trường ngày nay. Nếu nhiều người khởi sự vì kế sinh nhai, xét về lâu dài, còn gây ra nhiều bất lợi đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. - Khởi sự kinh doanh trên cơ sở có kiến thức nghề nghiệp. + Khái niệm: Là loại hình khởi sự nhằm tìm kiếm, khám phá, khai thác cơ hội cơ hội kinh doanh để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ khác biệt hóa và kiếm lợi nhuận. Công ty này sẽ đưa ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ mới bằng cách sáng tạo và tận dụng tất cả những nguồn lực mà họ đang có. Sứ mệnh của một doanh nghiệp là tạo ra giá trị mới và mang giá trị đó đến đông đảo người tiêu dùng. Google, Facebook là những hãng nổi tiếng, thành công và là ví dụ điển hình cho một doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh mới. Khi nhận ra một cơ hội kinh doanh, những người đứng đầu công ty này đã tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có giá trị, khác biệt và quan trọng với khách hàng, cung cấp các tiện ích không thể tìm thấy ở những nơi khác cho khách hàng của họ. + Đặc điểm: • Nhằm tìm kiếm, khám phá, khai thác cơ hội để kiếm lợi nhuận. • Chủ doanh nghiệp/người khởi sự có kiến thức, coi kinh doanh là một nghề: những người tạo lập doanh nghiệp loại này là những người có kiến thức, họ coi kinh doanh là một nghề và họ có sẵn chủ đích, thận trọng cân nhắc khi tiến hành khởi sự. • Doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh mới đưa ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ mới hoặc có sự khác biệt hóa. Xã hội càng phát triển, thị trường càng mở rộng thì những người khởi sự trên cơ sở có kiến thức nghề nghiệp cần thiết ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp được tạo lập 9
- từ những người có đủ kiến thức cần thiết thường dễ thành công và tạo ra sự phát triển bền vững trong tương lai. Càng ngày, chính phủ các nước phát triển càng nhận thức được điều này và tạo khung khổ pháp lý để loại này phát triển. * Theo mục đích khởi sự - Khởi sự tạo lập doanh nghiệp vì mục đích lợi nhuận. + Khái niệm: Là hình thức khởi nghiệp bằng cách thành lập doanh nghiệp để làm giàu cho bản thân, kiếm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khởi sự kinh doanh thường bắt nguồn từ sự hấp dẫn về tiền bạc. Những người như Jeff Bezos của Amazone.com, Mark Zuckerberg của Facebook, Larry Page và Sergey Brin của Google đã kiếm được hàng trăm triệu đôla khi xây dựng công ty riêng. + Đặc điểm: • Chủ doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp để làm giàu cho bản thân. • Khởi sự kinh doanh thường bắt nguồn từ sự hấp dẫn về tiền bạc. Phần lớn các doanh nhân khởi sự kinh doanh vì mục đích này. - Khởi sự không vì mục tiêu lợi nhuận. + Khái niệm: Là loại hình khởi sự để phát triển kinh doanh các sản phẩm/dịch vụ nhưng không vì lợi ích cá nhân mình mà nhằm mục đích nhân đạo – các doanh nghiệp này được gọi là các doanh nghiệp xã hội. • Mục tiêu khởi sự không vì lợi ích cá nhân mà vì xã hội: họ hoàn toàn tự nguyện cống hiến cuộc đời mình cho hoạt động mang tính nhân đạo. Xã hội đánh giá thành công của họ không phải qua lợi nhuận mà bằng những tiến bộ xã hội mà họ đóng góp cho cộng đồng • Doanh nghiệp xã hội lấy lợi ích xã hội làm mục tiêu chủ đạo, dùng mục tiêu kinh tế để đạt được mục tiêu xã hội/môi trường. (Vinmec, Vinschool…) • Những người khởi sự doanh nghiệp xã hội có thể là doanh nhân, nhân viên xã hội, nhà hoạt động từ thiện… Những người khởi sự doanh nghiệp xã hội có thể là doanh nhân, nhân viên xã hội, nhà hoạt động từ thiện,... tùy thuộc mô hình hoạt động của họ. Tuy nhiên, doanh nhân xã hội khác với những người hoạt động xã hội – từ thiện kiểu truyền thống ở chỗ họ sở hữu những phẩm chất, kỹ năng như của một doanh nhân thực thụ. Họ nhạy bén trong việc phát hiện, sử dụng các nguồn lực tiềm năng; đam mê, khát vọng tạo ra sự thay 10
- đổi; trực tiếp tạo lập, điều hành các tổ chức/doanh nghiệp xã hội; dám chấp nhận thách thức. Doanh nhân xã hội là người có đầu óc sáng tạo mang lại những thay đổi cho cộng đồng. Như thế, người lập ra doanh nghiệp xã hội lại hoàn toàn không nhằm mục đích kiếm tiền mà vì mục đích nhân đạo; doanh nghiệp do họ lập ra phát triển bất cứ sản phẩm/dịch vụ nào nền kinh tế cần để có lợi nhuận nhưng lợi nhuận không dành cho người tạo lập mà dành cho hoạt động từ thiện. Như thế, doanh nghiệp xã hội lại tối đa hóa lợi ích xã hội nhưng bằng con đường kinh doanh. * Theo phạm vi kinh doanh sau khởi sự - Khởi sự kinh doanh ở phạm vi quốc tế. + Khái niệm: Là hình thức khởi sự mà chủ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khởi sự tạo lập doanh nghiệp đáp ứng cầu của thị trường nước ngoài. Các hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập đều nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu trên thị trường ngoài nước. + Đặc điểm: Doanh nghiệp được thành lập trong nước nhưng doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu, mở chi nhánh nước ngoài, quảng cáo trên báo chí nước ngoài… Việc khởi sự kinh doanh quốc tế hoàn toàn phụ thuộc vào việc chủ doanh nghiệp có phát hiện và nắm bắt được cơ hội kinh doanh trên các thị trường ngoài nước hay không. Khởi sự quốc tế có thể đem lại lợi ích lớn nếu nền kinh tế nước ngoài có độ tăng trưởng cao, hệ thống pháp luật phù hợp và doanh nghiệp có năng lực đặc biệt mà các đối thủ bản địa không có. Tuy nhiên gặp nhiều rào cản liên quan tới luật pháp, ngôn ngữ, môi trường kinh doanh và công nghệ. - Khởi sự kinh doanh phạm vi thị trường trong nước. + Khái niệm: Là hình thức khởi sự mà doanh nghiệp mới thành lập thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ tại thị trường trong nước. Hiện nay, do tư duy và khả năng của người khởi sự dẫn đến ở nước ta số đông người tạo lập doanh nghiệp khởi sự theo cách này. + Đặc điểm: Chỉ cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho thị trường nội địa. Sẽ có doanh nghiệp xác định ngay từ đầu là thị trường trong nước (cả nước); cũng có những doanh nghiệp khi khởi sự chỉ xác định cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho một thị 11
- trường bộ phận ở trong nước như Công ty Bia Yên Bái chỉ cung cấp bia chủ yếu cho thị trường Tây Bắc. - Khởi sự kinh doanh phạm vi thị trường cả trong nước và quốc tế. + Khái niệm: Là loại hình khởi sự kinh doanh tạo lập doanh nghiệp ngay từ đầu hướng đến cả thị trường trong và ngoài nước. Toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới còn cho phép và đòi hỏi doanh nhân có tư duy không phân biệt thị trường trong hay ngoài nước. + Đặc điểm: Cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Vấn đề là ở chỗ người tạo lập doanh nghiệp phải đặt ra và trả lời câu hỏi kinh doanh sản phẩm/dịch vụ gì mà Việt Nam có lợi thế? Trả lời câu hỏi này không dễ nhưng lại là điều kiện để khởi nghiệp thành công. * Theo tính chất của sản phẩm/dịch vụ sẽ kinh doanh - Khởi sự kinh doanh với sản phẩm/dịch vụ hoàn toàn mới. + Khái niệm: Khởi sự kinh doanh sản phẩm/dịch vụ hoàn toàn mới là hình thức mà người tạo lập doanh nghiệp trên cơ sở sẽ sản xuất và cung cấp loại sản phẩm/dịch vụ hoàn toàn mới, chưa hề có trước đó. + Đặc điểm: • Sản phẩm/dịch vụ kinh doanh là sản phẩm mới hoàn toàn, chưa từng được bán trên thị trường. • Rủi ro kinh doanh thường cao. Vì Các nhà khoa học thường ít kiến thức kinh doanh; • Cần đầu tư lớn khi khởi sự và gắn với rủi ro không bán được sản phẩm/dịch vụ là rất cao. • Gắn với nguồn kinh phí cho nghiên cứu lớn. Do đó, Sản phẩm/dịch vụ mới thường xuất hiện ở các cơ quan nghiên cứu, các công ty đã phát triển và còn phải ở các quốc gia có truyền thống sáng tạo Vì thế, hầu như số người khởi sự với sản phẩm/dịch vụ hoàn toàn mới chiếm tỉ trọng rất khiêm tốn; thậm chí khá hãn hữu ở nước ta. - Khởi sự kinh doanh với sản phẩm/dịch vụ đã có. + Khái niệm: Khởi sự kinh doanh sản phẩm/dịch vụ đã có là hình thức mà người tạo lập doanh nghiệp trên cơ sở sẽ sản xuất và cung cấp loại sản phẩm/dịch vụ đã có trên thị trường. 12
- + Đặc điểm: • Kinh doanh các sản phẩm/ dịch vụ đã có trên thị trường. • Không cần gắn với người có tính sáng tạo cao mà chỉ cần có trình độ sao chép kết hợp với cải tiến, nâng cao giá trị cho khách hàng • Không đòi hỏi nguồn kinh phí cho nghiên cứu lớn • Rủi ro không bán được sản phẩm/dịch vụ thấp. Tuy nhiên, thường sẽ có rủi ro cao khi phát triển dài hạn. + Rủi ro không bán được sản phẩm/dịch vụ thấp. * Theo nguồn gốc người khởi sự - Khởi sự bằng cách tạo doanh nghiệp mới độc lập. + Khái niệm: Là hình thức khởi sự bằng cách tạo lập Doanh nghiệp mới bởi một hoặc nhiều cá nhân độc lập, không bị kiểm soát hoặc tài trợ bởi các doanh nghiệp đang hoạt động khác. + Đặc điểm: • Doanh nghiệp mới được tạo dựng bởi một hoặc nhiều cá nhân độc lập, không bị kiểm soát hoặc tài trợ bởi các doanh nghiệp đang hoạt động khác. • Doanh nghiệp thuộc sở hữu của cá nhân các sáng lập viên và các nhà đầu tư - Khởi sự trong doanh nghiệp (intrapreneurship): Là hình thức khởi sự bằng cách tạo dựng một doanh nghiệp mới từ việc khai thác các cơ hội phát sinh từ doanh nghiệp hiện đang hoạt động. Khởi sự doanh nghiệp mới phát sinh do: + Ý tưởng mới được hình thành trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. + Do doanh nghiệp hiện tại không khai thác hiệu quả một nguồn lực nào đó. Hoạt động khởi sự trong doanh nghiệp này lại được hỗ trợ và sở hữu (một phần) bởi các công ty hiện đang hoạt động. Khởi sự doanh nghiệp trong doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp đang hoạt động có môi trường, văn hóa và cơ chế khuyến khích việc nhân viên theo đuổi các ý tưởng cơ hội kinh doanh. 1.2. Bối cảnh khởi sự kinh doanh ở Việt Nam 1.2.1. Thực trạng tình hình khởi nghiệp hiện nay ở Việt Nam 13
- Theo thống kê của Topica Founder Institute, trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2017, hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam ghi nhận được 296 thương vụ đầu tư khác nhau, trong đó, chỉ tính riêng năm 2017, số start up nhận được vốn đầu tư đã lên tới 92 doanh nghiệp với tổng giá trị khoản đầu tư là gần 300 triệu USD. Con số này tăng gần gấp 2 lần so với số thương vụ của năm 2016, và tăng hơn gấp 9 lần so với năm 2011. Trong số đó có 6 startup được rót vốn nhiều nhất, chiếm đến 198 triệu USD, là: Foody (82% cổ phần của startup này được Sea Group mua lại với 64 triệu USD); Tiki (gọi vốn vòng series C từ JD.com trị giá 54 triệu USD); một startup không tiết lộ nhận 20 triệu USD từ TNB Ventures và Vntrip (gọi vốn vòng series B từ Hendale Captital 10 triệu USD). Bên cạnh đó, Sea cũng mua lại 2 startup fintech và logistic không được tiết lộ với giá 50 triệu USD. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này được đánh giá là một thành công bước đầu của tinh thần quốc gia khởi nghiệp được phát động trong năm 2016. Năm 2017 cũng đánh dấu cột mốc lần đầu tiền hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam ghi nhận số lượng nhà đầu tư thiên thần trong nước và các quỹ trong nước vượt qua các quỹ ngoại về số lương thương vụ được góp vốn. Sự vươn lên của các quỹ nội như VIISA, ESP, VSV, 500 Startups Vietnam và các chương trình truyền hình thực tế về khởi nghiệp như Shark tank Vietnam đã chốt được 49 thương vụ đầu tư vào các startup trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, trị giá từ các thương vụ đầu tư nội chỉ đạt 46 triệu USD, vẫn còn thua kém khá xa so với con số 245 triệu USD từ các quỹ ngoại. Về xu hướng đầu tư, theo thống kê trong giai đoạn 2016 - 2017, sự quan tâm của các nhà đầu tư vẫn tập trung vào các start up thương mại điện tử, công nghệ tài chính và truyền thông, những lĩnh vực mang tính sáng tạo, giá trị thặng dư cao, có khả năng tăng trường đột phá nếu thành công. Cụ thể năm 2016, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính nhận được khoản đầu tư giá trị nhất với 129,1 triệu USD, chiếm 63,8% tổng số giá trị đầu tư. Lĩnh vực thương mại điện tử đứng thứ hai, với 34,7 triệu USD. Trong năm 2017, thương mại điện tử và công nghệ tài chính vẫn là 2 lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất, tuy nhiên thương mại điện tử đã vươn lên dẫn đầu với 83 triệu USD đầu tư thành công, chiếm 33% tổng số vốn đầu tư. Các startup trong lĩnh vực công nghệ tài chính cũng nhận được các khoản đầu tư với tổng giá trị là 57 triệu USD. 1.2.2. Những thách thức đối với doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam 14
- Hiện nay, Việt Nam chúng ta đang có khoảng hơn 1.500 startup hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Xét theo mật độ các công ty khởi nghiệp trên đầu người thì tỷ lệ ở Việt Nam thậm chí cao hơn nhiều quốc gia khác như Trung Quốc Ấn Độ, hay Indonesia[2]. Theo thống kê của Tạp chí Tài chính thuộc Bộ Tài chính, hiện nay có khoảng 2.100 công ty khởi nghiệp tại Indonesia, 2.300 công ty tại Trung Quốc và 7.500 tại Ấn Độ. Tuy nhiên, các thống kê gần đây đều phản ánh một bức tranh khá u buồn với tình hình phát triển của các startup Việt. Cụ thể, trong số các startup mới ra đời, chỉ có 3% là thực sự thành công, thỏa mãn được một trong các tiêu chí: Được định giá từ 10 triệu USD trở lên, doanh thu từ 2 triệu USD, có từ 100 nhân viên, đã gọi vốn vòng 2 hoặc đã bán được công ty với giá tốt. Trong số 3% công ty được xem là thành công này, kết quả khảo sát cho thấy độ tuổi trung bình khi họ khởi nghiệp là 28,8; 78% từng làm thuê hoặc khởi nghiệp thất bại ở 2 công ty trước đây; 45% từng học hoặc làm việc tại nước ngoài trước khi về nước khởi nghiệp; thời gian trung bình dành cho startup đến lúc thành công là 5, đến 7 năm và sẽ mất lâu hơn nữa để trở thành công ty có giá trị hàng trăm triệu USD. Đáng chú ý là các startup thành công hiện nay 100% đều học hỏi ý tưởng và bản địa hóa từ mô hình tương tự đã thành công ở nước ngoài. Trào lưu bê startup nước ngoài về rồi cắt gọt đi cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam đang rất phổ biến trong thời gian gần đây. Tuy những dự án đó cũng có kết quả nhất định, nhưng đó không phải là sự đổi mới sáng tạo và chúng ta chưa thực sự sở hữu một ý tưởng nguyên bản nào. Theo ông Phạm Duy Hiếu - Giám đốc Quỹ Khởi nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam, doanh nghiệp bắt chước startup nước ngoài giai đoạn đầu có thể thành công, nhưng về lâu về dài sẽ tụt hậu. Đặc biệt trong quá trình hội nhập, khi doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước, doanh nghiệp sao chép nội địa sẽ khó cạnh tranh được khi doanh nghiệp nước ngoài đã có thời gian phát triển, mạng lưới quan hệ, đối tác rộng khắp thì doanh nghiệp nội địa sẽ mất dần thị trường. Một vấn đề khác đó là các doanh nghiệp sao chép ý tưởng sẽ khó có cơ hội phát triển ra các thị trường quốc tế khi ý tưởng tương tự đã được triển khai ở nhiều thị trường khác nhau trên thế giới. 15
- Ngoài những con số đáng ghi nhận về những startup thành công, chúng ta cũng cần phải lưu tâm tới một con số đáng ngạc nhiên là có đến 80% startup Việt không có cơ hội kỷ niệm lần sinh nhật thứ 2. 1.2.3. Nguyên nhân thất bại - Chiến lược kinh doanh không phù hợp và đó là một trong những nguyên nhân khiến các startup Việt thất bại”. - Chưa xác định rõ ràng mục tiêu kinh doanh. Theo kinh nghiệm nhiều năm tư vấn cho các tập đoàn lớn, ông Robert Trần cho biết: “Việc không theo đuổi những giá trị chung và thống nhất mục tiêu giữa chủ doanh nghiệp và chủ đầu tư là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến thất bại”. Chuyên gia Robert Trần đưa ra lời khuyên:Khi bất đồng mục tiêu cần điềm tĩnh lắng nghe và thuyết phục chủ đầu tư dựa trên những giá trị sản phẩm mang lại, không nên tỏ ra “cứng đầu” nhưng cần phải “bám chặt” mục tiêu ban đầu. - Nhiều doanh nghiệp trẻ Việt Nam gặp vấn đề về định biên nhân sự, tức là có khi nhân sự của công ty dư thừa hoặc thiếu hụt ở các bộ phận. - Không thể thực hiện và duy trì công việc kinh doanh do: + Chưa có nhận thức pháp lý đầy đủ: Các quy định của Luật Doanh nghiệp: Các nhà sáng lập thường ít khi quan tâm đến các rủi ro liên quan đến việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp, xây dựng quy chế thành viên, điều lệ công ty. Hậu quả là startup bị đình trệ, bỏ lỡ các cơ hội tốt; đồng thời, gây sứt mẻ quan hệ giữa những người sáng lập do xuất hiện xung đột lợi ích về vốn, quyền sở hữu tài sản hoặc startup phải bồi thường cho các hợp đồng đã ký kết với đối tác. Điều khoản hợp tác: phương thức làm ăn là một thiếu sót thường gặp ở các startup trẻ. Bởi vì trong giai đoạn đầu, những nhà sáng lập thường gắn kết với nhau bằng đam mê, họ chỉ đơn giản nghĩ rằng: Các thành viên chỉ cần góp vốn và công sức để đưa startup phát triển. Các thỏa thuận này thường sơ sài và chỉ được xem là thỏa thuận dân sự nhưng đến khi dự án khởi nghiệp phát triển tốt và có lợi nhuận, giữa các nhà sáng lập sẽ xảy ra xung đột liên quan đến góp vốn, sử dụng vốn, quyền sở hữu tài sản và phân chia lợi ích. Khi đó, những thỏa thuận miệng không đủ cơ sở pháp lý để giải quyết khiến mâu thuẫn nội bộ dâng cao, ảnh hưởng đến sự sinh tồn của startup. 16
- Vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ: cần được các nhà sáng lập chú trọng. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng tại Việt Nam khi mà vi phạm bản quyền, hàng giả, hàng nhái vẫn đang là vấn nạn gây nhức nhối dư luận và chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả. Các startup cần có cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi về thương hiệu, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra. Khi chọn loại hình thương mại điện tử, các startup cần chú ý đến điều khoản sử dụng đối với người dùng khi họ truy cập vào trang web hoặc mạng xã hội của startup. Bởi nếu không, startup có thể gặp phải những rắc rối kiểu như người dùng có thể lợi dụng startup để tuyên truyền thông tin sai sự thật, đả kích gây ảnh hưởng đến bên thứ ba. Vấn đề kế toán, tài chính và thuế. Khi công ty, doanh nghiệp mới được thành lập, khi mà lợi nhuận còn thấp, chi phí vận hành doanh nghiệp chưa được tối ưu. Nếu các nhà sáng lập không có nhận thức đầy đủ về luật thuế, có thể hạch toán lãi lỗ sai, dẫn đến việc không thể thanh toán được các khoản thuế đối với doanh nghiệp mà chủ yếu là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng. Nhiều startup trẻ do không có đủ nhận thức về vấn đề pháp lý nên làm nảy sinh các mâu thuẫn lợi ích không đáng có khi có vấn đề phát sinh. Nhẹ thì mất công sức, thời gian và chi phí để giải quyết tranh chấp. Nặng thì startup mất các nhân viên tốt, trung thành, thậm chí có thể đối mặt với những kiện tung gây ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp. + Bài toán “gọi vốn”: Theo ông Don Lam - Tổng giám đốc VinaCapital, Việt Nam rất khó làm Startup bởi vấn đề đầu tiên chính là vốn. Ngoài ra, Việt Nam còn thiếu hụt một hệ sinh thái bền vững hỗ trợ người trẻ khởi nghiệp. Ông nhấn mạnh: “Startup chính là việc bạn bắt đầu từ con số 0, làm sao vay vốn ngân hàng, chỉ trông chờ vào các quỹ đầu tư chuyên nghiệp, hoặc trông chờ nguồn vốn tư nhân thông qua quen biết… Nhưng nếu không có hệ sinh thái bài bản thì rất khó để gọi vốn đầu tư.”. Vấn đề khởi nghiệp của người trẻ Việt hiện đang gặp quá nhiều khó khăn bởi quy trình ngược với các nước, điều này khiến người Việt Nam khởi nghiệp chậm hơn. Với nhiều điểm hạn chế hiện tại, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam nếu muốn xây dựng một quốc gia khởi nghiệp thì phải xây dựng được một hệ sinh thái khởi nghiệp, phải kêu gọi được những nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường. Bởi người Việt Nam không có thói quen mạo hiểm, nên rất khó để họ bỏ vốn đầu tư lĩnh vực này. Phải có các nhà 17
- đầu tư nước ngoài tham gia, họ sẽ xác lập cuộc chơi trước, sau đó nhiều nhà đầu tư trong nước mới mạnh dạn tham gia. + Rào cản thủ tục hành chính: những vấn đề như thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, giấy phép con, khó thoái vốn sau một thời gian đầu tư tại Việt Nam luôn khiến các nhà đầu tư ngoại “chùng chân”. Con số dự án khởi nghiệp trong nước nhận được những khoản đầu tư nước ngoài dừng lại ở mức khá “khiêm tốn”. Theo thống kê năm 2016, tổng giá trị đầu tư vào các startup tại khu vực Đông Nam Á đạt khoảng 1,5 tỷ USD. Song ở Việt Nam, con số này chỉ đạt dưới 100 triệu USD, 80% số tiền còn lại đổ vào Indonesia và Singapore bởi chính sách hỗ trợ startup, gọi vốn của họ tốt hơn nhiều so với Việt Nam. Ngoài ra, còn rất nhiều giấy phép con, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị xóa gần 2.000 giấy phép, nhưng vẫn còn hàng nghìn giấy phép con khác. Ví dụ, trong lĩnh vực thương mại điện tử, nếu có nhà đầu tư nước ngoài tham gia, phải xin giấy phép, ý kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Công Thương. Như trường hợp của Grab và Uber, hai công ty này còn phải xin thêm ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải. Thậm chí, nhiều startup đang làm phải tạm dừng để xin thêm giấy phép. 1.3. Các yêu cầu đối với doanh nhân - Thứ nhất, lòng tự tin + Sự bình thản trước mọi biến cố có thể xảy ra; + Tính độc lập trong suy nghĩ và quyết định; + Có tinh thần luôn lạc quan trong cuộc sống. - Thứ hai, có ý thức rõ ràng về nhiệm vụ phải hoàn thành để đạt tới kết quả đã dự tính: + Ý chí muốn thành công; + Ý thức suy tính tới lợi nhuận; + Tính bền bỉ, kiên trì và kiên quyết; + Có nghị lực, có sức làm việc lớn, hoạt bát và có sáng kiến. - Thứ ba, khả năng chịu mạo hiểm: Chỉ dám chịu mạo hiểm, người lãnh đạo mới dám “lái” con thuyền doanh nghiệp vào nơi chưa biết sẽ hiểm nguy ở mức độ nào và có 18
- thể thu hái lợi nhuận và đi đến thành công cũng như dám đưa ra các quyết định táo bạo khi cần, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. - Thứ tư, khả năng chỉ huy. Để hoàn thành sứ mệnh người lái thuyền, cần có năng lực chỉ huy người khác: + Thoải mái trong các quan hệ với người khác; + Có năng khiếu biết lợi dụng những gợi ý và chỉ trích của người khác; + Có cách ứng xử của người thủ lĩnh. - Thứ năm, năng khiếu đặc biệt. Chủ doanh nghiệp khởi sự cần có các năng khiếu đặc biệt gắn với kinh doanh. Năng khiếu đặc biệt này thể hiện ở: + Tính nhạy cảm với cái mới; + Khả năng đổi mới, tính sáng tạo; + Tính linh hoạt cao, sẵn sàng nhận biết và thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh; + Tháo vát trong cuộc sống; + Khả năng thích ứng với sự biến đổi của xung quanh; + Năng khiếu thu thập thông tin. - Thứ sáu, tầm nhìn dài hạn: Chủ doanh nghiệp muốn thành công thì phải biết lo xa, có tầm nhìn dài hạn về tương lai mới giúp người chủ doanh nghiệp tính toán cẩn thận và phòng tránh những bất trắc có thể. Muốn vậy: cần có tri thức, có kiến thức khoa học cần thiết như dự báo, hoạch định chiến lược,... CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày khái niệm khởi sự kinh doanh 2. Trình bày các hình thức khởi sự kinh doanh 3. Trình bày bối cảnh khởi sự kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. 4. Trình bày các yêu cầu đối với doanh nhân 19
- CHƯƠNG 2: Ý TƯỞNG KINH DOANH Giới thiệu: Chương 2 cung cấp cho người đọc các khía cạnh để đánh giá năng lực bản thân như về tính cách, phẩm chất, kiến thức, kỹ năng… đồng thời giới thiệu quy trình tìm kiếm, đánh giá ý tưởng kinh doanh. Mục tiêu: - Đánh giá được sự phù hợp của bản thân với lựa chọn khởi nghiệp. - Trình bày được các đặc trưng của một ý tưởng kinh doanh tốt; quy trình hình thành ý tưởng kinh doanh. - Tìm kiếm và lựa chọn được ý tưởng kinh doanh Nội dung chính: 2.1. Đánh giá năng lực bản thân 2.1.1. Tính cách, phẩm chất - Quyết tâm: Để thành công trong kinh doanh, bạn cần phải có quyết tâm, nghĩa là bạn phải nghĩ rằng việc kinh doanh của mình rất quan trọng. Liệu bạn có sẵn sàng liên tục làm việc nhiều giờ hay không ? - Chữ tín: Nếu trong hành xử bạn không giữ chữ tín thì mọi người sẽ phát hiện ra và rồi bạn sẽ thất bại trong kinh doanh. Mang tiếng xấu sẽ ảnh hưởng tới việc kinh doanh. - Chấp nhận rủi ro: Không có hoạt động kinh doanh nào tuyệt đối an toàn. Kinh doanh nào cũng có nguy cơ thất bại. Bạn phải sẵn sàng chấp nhận ruỉ ro nhưng đừng để xảy ra những rủi ro đáng tiếc. Loại rủi ro nào có thể chấp nhận được? - Tính quyết đoán: Trong kinh doanh, bạn phải tự quyết định nhiều vấn đề. Điều quan trọng là phải quyết đoán khi quyết định những vấn đề lớn có thể ảnh hưởng nhiều đến kinh doanh. Có khi bạn đành phải cho những nhân viên trung thành và làm việc chăm chỉ nghỉ việc. 2.1.2. Kiến thức, kỹ năng - Tay nghề kỹ thuật: Là những kỹ năng thực hành cần có để sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Các kỹ năng này phụ thuộc vào loại hình kinh doanh mà bạn định tiến hành. Hiện nay muốn làm bất cứ một việc gì trong bất cứ một ngành nghề nào cũng cần phải có kiến thức về ngành nghề đó, vì thế nếu muốn khởi nghiệp trong một lĩnh vực nào đó cũng nên tìm hiểu kĩ các kiến thức xung quanh lĩnh vực đó. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lập kế hoạch khởi sự kinh doanh hiệu quả và thành công
161 p | 979 | 499
-
Giáo trình Khởi sự kinh doanh (Tái bản lần thứ hai): Phần 1
338 p | 150 | 55
-
Giáo trình Khởi sự kinh doanh (Tái bản lần thứ hai): Phần 2
433 p | 58 | 35
-
Giáo trình Khởi sự kinh doanh: Phần 1
89 p | 59 | 30
-
Giáo trình Khởi sự kinh doanh: Phần 2
158 p | 51 | 28
-
Giáo trình Khởi sự kinh doanh bán hàng (Nghề: Quản trị bán hàng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
63 p | 26 | 14
-
Giáo trình Khởi sự kinh doanh bán hàng (Ngành: Nghiệp vụ bán hàng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp
63 p | 38 | 13
-
Giáo trình Khởi sự doanh nghiệp - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
71 p | 72 | 12
-
Giáo trình Khởi sự kinh doanh (Ngành: Quản trị kinh doanh - CĐ) - Trường CĐ Kinh tế TP.HCM
93 p | 22 | 11
-
Giáo trình Khởi sự kinh doanh (Ngành: Thương mại điện tử - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên
50 p | 24 | 9
-
Giáo trình Khởi sự kinh doanh (Ngành: Quản lý và bán hàng siêu thị - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên
51 p | 14 | 8
-
Giáo trình Khởi sự kinh doanh (Ngành: Nghiệp vụ bán hàng/ Thương mại điện tử - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 (2023)
64 p | 14 | 6
-
Giáo trình Khởi sự kinh doanh (Ngành: Kinh doanh thương mại dịch vụ - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên
50 p | 12 | 5
-
Giáo trình Khởi sự kinh doanh (Ngành: Nghiệp vụ bán hàng/ Thương mại điện tử - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 (2021)
77 p | 11 | 4
-
Giáo trình Khởi sự kinh doanh (Ngành: Thương mại điện tử/ Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
77 p | 16 | 4
-
Giáo trình Khởi sự doanh nghiệp (Ngành: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội
202 p | 8 | 4
-
Những rào cản đối với thanh niên trong quá trình khởi sự kinh doanh: Xét tình huống của thanh niên tỉnh Hải Dương
11 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn