Giáo trình Kiểm toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
lượt xem 6
download
Giáo trình "Kiểm toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên trình bày được những khái niệm cơ bản sử dụng trong kiểm toán; xác định được các qui trình và trình tự kiểm toán; vận dụng kiến thức của kiểm toán vào kiểm tra công tác kế toán tại doanh nghiệp;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kiểm toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CẦN THƠ KHOA ĐẠI CƯƠNG GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KIỂM TOÁN NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ………tháng.... năm…… của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Cần Thơ Cần Thơ, năm 2021 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu Kiểm toán này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Là môn học được bố trí sau khi học xong các môn cơ sở và song song với môn kế toán doanh nghiệp. Kiểm toán là môn học chuyên môn bắt buộc chính trong chương trình đào tạo nghề kế toán doanh nghiệp. Xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các quý doanh nghiệp, công ty; Khoa Đại cương, các đơn vị và quý thầy cô trong và ngoài trường đã tham gia đóng góp xây dựng giáo trình này. Cần Thơ, ngày……tháng……năm……… Tham gia biên soạn Chủ biên: Ths. Phạm Thị Thanh Tâm 3
- MỤC LỤC Contents BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN ........................................................................................ 10 1. Khái niệm kiểm toán ............................................................................................................... 10 1.1. Các quan điểm về kiểm toán ............................................................................................ 10 1.2. Khái niệm về kiểm toán.................................................................................................... 11 2. Các chức năng của kiểm toán ................................................................................................. 11 2.1.Chức năng xác minh .......................................................................................................... 11 2.2.Chức năng bày tỏ ý kiến .................................................................................................... 12 3. Ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán ......................................................................................... 12 3.1.Kiểm toán góp phần tạo niềm tin cho những người quan tâm ........................................ 12 3.2.Kiểm toán góp phần hướng nghiệp vụ .............................................................................. 12 4. Mục đích và phạm vi của kiểm toán ....................................................................................... 12 4.1.Mục đích của kiểm toán .................................................................................................... 12 4.2. Phạm vi kiểm toán ............................................................................................................ 12 5. Các loại kiểm toán ................................................................................................................... 13 5.1. Phân loại kiểm toán theo chức năng ................................................................................ 13 5.2.Phân loại kiểm toán theo chủ đề kiểm toán ...................................................................... 13 6. Kiểm toán viên ........................................................................................................................ 15 6.1.Khái niệm – phân loại kiểm toán ...................................................................................... 15 6.2. Trách nhiệm - quyền hạn của kiểm toán viên độc lập ..................................................... 15 7. Thực hành ............................................................................................................................... 15 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾP THU ....................................... 15 PHẦN II: CÂU HỎI TRẢ LỜI ĐÚNG HOẶC SAI............................................................... 17 PHẦN III: CÂU HỎI THẢO LUẬN ...................................................................................... 18 PHẦN IV: TÌM HIỂU VĂN BẢN PHÁP LUẬT KIỂM TOÁN ............................................ 18 PHẦN V: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ....................................................................................... 19 PHẦN VI: KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN .................................................................. 20 BÀI 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC KHÁI NIỆM CUỐI CÙNG TRONG KIỂM TOÁN ................. 22 1. Đối tượng kiểm toán................................................................................................................ 22 1.1. Khái quát chung về đối tượng và khách thể .................................................................... 22 1.2.Thực trạng hoạt động tài chính - đối tượng chung của kiểm toán ................................... 22 1.3. Tài liệu kế toán - đối tượng cụ thể của kiểm toán ........................................................... 23 1.4. Thực trạng tài sản, nghiệp vụ tài chính, đối tượng cụ thể của kiểm toán ....................... 23 1.5. Hiệu quả, hiệu năng, đối tượng cụ thể của kiểm toán ..................................................... 23 4
- 2. Cơ sở dẫn liệu, bằng chứng kiểm toán và hồ sơ kiểm toán ....................................................23 2.1.Cơ sở dẫn liệu ....................................................................................................................23 2.2. Bằng chứng kiểm toán ......................................................................................................24 2.3.Hồ sơ kiểm toán .................................................................................................................25 3. Gian lận và sai sót ...................................................................................................................26 3.1.Khái niệm gian lận và sai sót, mối quan hệ giữa gian lận và sai sót .................................26 3.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ gian lận và sai sót ...................................................26 3.3. Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót ............................................29 4. Trọng yếu và rủi ro .................................................................................................................29 4.1.Trọng yếu ...........................................................................................................................29 4.2.Rủi ro .................................................................................................................................30 4.3.Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro ...............................................................................32 5. Khái niệm về hoạt động liên tục ..............................................................................................33 5.1. Khái niệm..........................................................................................................................33 5.2. Trách nhiệm của kiểm toán viên ......................................................................................33 6. Hệ thống kiểm soát nội bộ .......................................................................................................34 6.1.Khái niệm...........................................................................................................................34 6.2. Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ ..............................................................34 7. Chuẩn mực kế toán .................................................................................................................35 7.1.Khái niệm...........................................................................................................................35 7.2. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ......................................................................................35 8. Thực hành ...............................................................................................................................38 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾP THU .......................................38 PHẦN II: CÂU HỎI TRẢ LỜI ĐÚNG HOẶC SAI ...............................................................43 PHẦN IV : TÌM HIỂU VĂN BẢN PHÁP LUẬT KIỂM TOÁN ...........................................44 PHẦN IV BÀI TẬP TÌNH HUỐNG .......................................................................................47 PHẦN V: KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN ....................................................................48 BÀI 3: HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN ..........................................................51 1. Khái quát hệ thống phương pháp kiểm toán ..........................................................................51 1.1. Phương pháp kiểm toán cơ bản .......................................................................................51 1.2. Phương pháp kiểm toán tuân thủ.....................................................................................53 2. Phương pháp kiểm toán chứng từ ..........................................................................................54 2.1. Kiểm toán cân đối .............................................................................................................54 2.2. Đối chiếu logic ...................................................................................................................55 2.3. Đối chiếu trực tiếp ............................................................................................................55 5
- 3. Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ ................................................................................ 56 3.1. Kiểm kê ............................................................................................................................. 56 3.2. Thực nghiệm ..................................................................................................................... 56 3.3. Điều tra ............................................................................................................................. 56 4. Kỹ thuật lấy mẫu kiểm toán ................................................................................................... 57 4.1.Khái niệm và sự cần thiết .................................................................................................. 57 4.2.Các phương pháp chọn mẫu kiểm toán ............................................................................ 57 4.3. Kỹ thuật phân tổ............................................................................................................... 58 4.4. Qui trình lấy mẫu và kiểm tra mẫu trong kiểm toán ...................................................... 58 5. Thực hành ............................................................................................................................... 58 PHẦN I TRẮC NGHIỆM KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾP THU ........................................ 58 PHẦN II: CÂU HỎI TRẢ LỜI ĐÚNG HOẶC SAI............................................................... 60 PHẦN III: CÂU HỎI THẢO LUẬN ...................................................................................... 61 PHẦN IV: TÌM HIỂU VĂN BẢN PHÁP LUẬT KIỂM TOÁN ............................................ 62 PHẦN V: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ....................................................................................... 63 PHẦN VI : KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN ................................................................. 64 1. Mục tiêu và trình tự tổ chức công tác kiểm toán .................................................................... 66 1.1.Khái niệm chung về tổ chức .............................................................................................. 66 1.2.Tổ chức công tác kiểm toán............................................................................................... 66 2. Chuẩn bị kiểm toán ................................................................................................................. 66 2.1.Xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán ............................................................................. 66 2.2. Chỉ định người phụ trách công việc kiểm toán và chuẩn bị các điều kiện vật chất cơ bản ................................................................................................................................................. 67 2.3. Thu thập thông tin............................................................................................................ 67 2.4. Lập kế hoạch kiểm toán ................................................................................................... 67 2.5. Xây dựng chương trình kiểm toán ................................................................................... 67 3. Thực hành kiểm toán .............................................................................................................. 67 3.1. Nghiên cứu đánh giá hệ thống kiểm toán nội bộ và các quy chế kiểm soát nội bộ ......... 67 3.2. Kiểm toán các bộ phận báo cáo tài chính ........................................................................ 68 3.3. Kiểm tra sự khớp đúng giữa các báo cáo tài chính với nguồn số liệu để lập báo cáo tài chính ........................................................................................................................................ 68 3.4. Phân tích đánh giá ............................................................................................................ 68 4. Kết thúc kiểm toán .................................................................................................................. 68 4.1. Lập báo cáo kiểm toán ..................................................................................................... 68 4.2. Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán ............................................................................................. 69 6
- 4.3. Ngày ghi trên báo cáo kiểm toán và giải quyết các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành báo cáo tài chính ......................................................................................................................69 4.4. Kết luận kiểm toán ...........................................................................................................69 5. Thực hành ...............................................................................................................................69 PHẦN I TRẮC NGHIỆM KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾP THU ........................................69 PHẦN II: CÂU HỎI TRẢ LỜI ĐÚNG HOẶC SAI ...............................................................71 PHẦN III: CÂU HỎI THẢO LUẬN ......................................................................................72 PHẦN IV: TÌM HIỂU VĂN BẢN PHÁP LUẬT KIỂM TOÁN ............................................73 PHẦN V: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG .......................................................................................74 PHẦN VI : KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN..................................................................75 7
- CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học : Kiểm Toán Mã số môn học: MH 14 Thời gian môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 30 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC: - Vị trí: Kiểm toán là một trong những môn học chuyên môn của nghề kế toán doanh nghiệp. Nó có quan hệ mật thiết với các môn học Kế toán, tài chính nên được bố trí học sau khi sinh viên đã được học những môn học chuyên môn của nghề. - Tính chất: Kiểm toán là một môn học chuyên môn nghề bắt buộc, nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về kiểm toán, các khái niệm sử dụng trong kiểm toán, phương pháp kiểm toán, quy trình và trình tự kiểm toán, làm nền tảng cho sinh viên nhận thức được vai trò của kiểm toán trong hoạt động của các đơn vị. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC: - Kiến thức: + Trình bày được những khái niệm cơ bản sử dụng trong kiểm toán + Xác định được các qui trình và trình tự kiểm toán + Vận dụng kiến thức của kiểm toán vào kiểm tra công tác kế toán tại doanh nghiệp - Kỹ năng: + Phân tích các phần hành kế toán, các báo cáo kế toán, thực hiện công tác kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp + Ứng dụng vào công tác kế toán tại doanh nghiệp - Thái độ: Thuân thủ đúng luật kế toán kiểm toán III. NỘI DUNG MÔN HỌC: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số Tên chương, mục Thời gian (giờ) TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra 1 Chương 1: Tổng quan về kiểm toán 10 3 7 1. Khái niệm kiểm toán 2. Các chức năng của kiểm toán 3. Ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán 4. Mục đích và phạm vi của kiểm toán 5. Các loại kiểm toán 6. Kiểm toán viên 8
- 2 Chương 2: Đối tượng và các khái 15 5 9 1 niệm cơ bản sử dụng trong kiểm toán 1. Đối tượng kiểm toán 2. Cơ sở dẫn liệu, bằng chứng kiểm toán và hồ sơ kiểm toán 3. Gian lận và sai sót 4. Trọng yếu và rủi ro 5. Khái niệm về hoạt động liên tục 6. Hệ thống kiểm soát nội bộ 7. Chuẩn mực kế toán 3 Chương 3: Hệ thống các phương 10 4 5 1 pháp kiểm toán 1. Khái quát hệ thống phương pháp kiểm toán 2. Phương pháp kiểm toán chứng từ 3. Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ 4. Kỹ thuật lấy mẫu kiểm toán 4 Chương 4: Trình tự các bước kiểm 10 3 7 toán 1. Mục tiêu và trình tự tổ chức công tác kiểm toán 2. Chuẩn mực kế toán 3. Thực hành kiểm toán 4. Kết thúc kiểm toán Cộng 45 15 28 2 9
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN Mã chương: MH14-01 Giới thiệu: Khái quát về Kiểm toán Mục tiêu: - Trình bày được những kiến thức tổng quát về kiểm toán gồm: khái niệm, chức năng, ý nghĩa, mục đích, phân loại trong kiểm toán - Thực hiện và phân tích được những chức năng và các loại kiểm toán trong qua trình kiểm toán - Tuân thủ được những nguyên tắc của kiểm toán: Thật thà, trung thực Nội dung chính: 1. Khái niệm kiểm toán 1.1. Các quan điểm về kiểm toán Quản điểm thứnhất (Quan điểm cổ điển): Đồng nhất giữa kiểm toán với kiểm tra kế toán. - Kiểm tra kế toán: luôn đóng vai trò là chức năng của kế toán và không phải là một hoạt động độc lập mà nằm ngay trong tất cảcác quá trình hoạt động của kếtoán. - Kiểm toán là một hoạt động độc lập và là một hoạt động kiểm tra bên ngoài đối với kế toán. Từ hai khái niệm trên ta thấy kiểm tra kế toán không thể đồng nhất với kiểm toán, mà quan điểm này chỉ phát sinh và tồn tại trong các điều kiện: - Trong điều kiện kiểm tra chưa phát triển - Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung: Nhà nước đóng vai trò làm chủ sở hữu, là người quản lý, là người trực tiếp kiểm tra và kiểm soát. Kết luận: Không thể đồng nhất giữa kiểm toán với kiểm tra kế toán vì tồn tại hay không tồn tại của kiểm toán tách biệt với kiểm tra kế toán Quan điểm thứ hai: Kiểm toán được hiểu theo đúng thời điểm phát sinh trong cơ chế thị trường. - Khái niệm theo chuẩn mực của Vương Quốc Anh: Kiểm toán là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính của các xí nghiệp do các kiểm toán viên độc lập thực hiện dựa theo luật định. - Khái niệm của các chuyên giá Mỹ - Khái niệm Kiểm toán ở Cộng hoà Pháp Từ những khái niệm trên ta có những luận điểm chung: - Chức năng của kiểm toán: Gồm hai chức năng cơ bản là chức năng xác minh và chức năng bày tỏ ý kiến - Đối tượng của kiểm toán: là các bảng khai tài chính + Báo cáo tài chính: là báo cáo về sự vận động TS, NV và kết quả các hoạt động tài chính, bao gồm: Bảng cân đối kếtoán, báo cáo kết quảkinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính + Bảng khai tài chính khác: Như báo cáo quyết toán ngân sách, báo cáo quyết toán dự án đầu tư…. - Khách thể kiểm toán: Là các đơn vị, tổchức và các cá nhân tiến hành sản xuất kinh doanh. - Chủ thể kiểm toán: Là các kiểm toán viên độc lập - Cơ sở tiến hành kiểm toán: là các luật kếtoán, luật kiểm toán, chuẩn mực kếtoán, chuẩn mực kiểm toán. Quan điểm thứ 3: Quan điểm hiện đại về kiểm toán 10
- Theo quan điểm này kiểm toán bao gồm 4 lĩnh vực - Kiểm toán thông tin: Là hướng tới việc đánh giá tính trung thực, hợp pháp của các tài liệu, các con số, làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các mối quan hệ về kinh tế và tạo niềm tin cho những người quan tâm. - Kiểm toán quy tắc: Hướng vào việc đánh giá tình hình thực hiện luật pháp của đơn vị được kiểm tra trong quá trình hoạt động. - Kiểm toán hiệu quả: là xác minh mối liên hệ giữa chi phí và kết quả giúp hoàn thiện các chính sách, các giải pháp về hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. - Kiểm toán hiệu năng: hướng tới mục tiêu của chương trình, dựán nhằm nâng cao năng lực quản lý của các đơn vị được kiểm toán. Kết luận: - Kiểm toán là hoạt động độc lập với chức năng cơ bản là xác minh và thuyết phục để tạo niềm tin cho những người quan tâm vào kết luận của kiểm toán. - Kiểm toán phải thực hiện mọi hoạt động kiểm tra, kiểm soát về những vấn đề liên quan đến thực trạng tài chính và sự phản ánh chúng trên sổ kếtoán cùng hiệu quả đạt được. - Nội dung trực tiếp và chủyếu của kiểm toán là: thực trạng hoạt động tài chính đã được phản ánh trên các bảng khai tài chính một phần và một phần chưa được phản ánh trong tài liệu kế toán. - Kiểm toán hình thành một hệthống phương pháp kỹ thuật riêng bao gồm phương pháp kiểm toán chứng từ và phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ thích hợp với từng đối tượng kiểm toán. - Kiểm toán được thực hiện bởi những người có trình độchuyên môn sâu về kế toán và kiểm toán. Kết luận chung về kiểm toán: Kiểm toán là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các hoạt động cần kiểm toán mà trước hết và chủ yếu là hoạt động tài chính bằng hệ thống các phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từvà kiểm toán ngoài chứng từdo các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệt hống pháp lý có hiệu lực. 1.2. Khái niệm về kiểm toán Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền, có kỹ năng nghiệp vụ, thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được xây dựng. 2. Các chức năng của kiểm toán 2.1.Chức năng xác minh Chức năng này nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu, tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập báo cáo tài chính. Đối với báo cáo tài chính, việc thực hiện chức năng xác minh trước hết được thực hiện ở sự xác nhận của người kiểm tra độc lập ở bên ngoài. Việc xác minh báo cáo tài chính cần có hai mặt: - Tính trung thực của các số liệu - Tính hợp thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính. Trong chức năng này, một vấn đề đặt ra là phát hiện gian lận và vi phạm trong tài chính. Trong kiểm toán ở các nước, vấn đề này được đặt ra như những khác biệt về kỳvọng giữa kiểm toán và quản lý. Do đó các nhà kiểm toán quốc tế thường hướng tới việc hoàn thiện các chuẩn mực kiểm toán. 11
- 2.2.Chức năng bày tỏ ý kiến Chức năng này có thể được hiểu rộng với ý nghĩa cả kết luận về chất lượng thông tin và cả pháp lý, tư vấn qua xác minh. Nếu kết luận về chất lượng thông tin có quá trình phát triển lâu dài từ chỗ chỉ có từ xác nhận đến hình thành báo cáo kiểm toán theo chuẩn mực chung thì kết luận về pháp lý hoặc tư vấn cũng có quá trình phát triển lâu dài. Ở khu vực công cộng bao gồm xí nghiệp công, các đơn vị sự nghiệp và cá nhân hưởng thụ ngân sách nhà nước đều đặt dưới sự kiểm soát của kiểm toán nhà nước. Ở khu vực kinh doanh hoặc các dự án ngoài ngân sách nhà nước, chức năng bày tỏ ý kiến được thực hiện qua phương thức tư vấn. 3. Ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán 3.1.Kiểm toán góp phần tạo niềm tin cho những người quan tâm Kiểm toán tạo niềm tin cho những người quan tâm đến đối tượng kiểm toán như các cơ quan nhà nước, ngân hàng, các nhà đầu tư, các nhà quản lý, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp và những người quan tâm khác... 3.2.Kiểm toán góp phần hướng nghiệp vụ Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tài chính kế toán nói riêng và hoạt động của kiểm toán nói chung. Hoạt động tài chính bao gồm nhiều mối quan hệ về đầu tư, về kinh doanh, về phân phối, về thanh toán. Tính phức tạp của hoạt động này càng tăng lên bởi quan hệ chặt chẽ giữa các quan hệ tài chính với lơị ích con người. Trong khi đó thông tin kế toán là sự phản ánh của hoạt động tài chính, là sản phẩm của quá trình xử lý thông tin bằng phương pháp kỹ thuật rất đặc thù. 3.3. Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu năng quản lý Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý. Kiểm toán không chỉ xác minh rõ độ tin cậy của thông tin mà còn tư vấn vềquản lý. Trong điều kiện mới chuyển đổi cơ chế kinh tế, hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh...việc duy trì kỷ cương và đảm bảo phát triển đúng hướng chỉ có được trên cơ sở xây dựng đồng bộ và tổ chức thực hiện tốt kiểm toán trên mọi lĩnh vực. Ý nghĩa lớn nhất của kiểm toán là quan toà công minh của quá khứ, người dẫn dắt hiện tại và người cố vấn sáng suốt cho tương lai. 4. Mục đích và phạm vi của kiểm toán 4.1.Mục đích của kiểm toán - Mục tiêu kiểm toán là đích cần đạt tới đồng thời là thước đo kết quả kiểm toán cho mỗi cuộc kiểm toán cụ thể. Mục tiêu chung của kiểm toán phải gắn chặt với mục tiêu, yêu cầu của quản lý. Vì vậy, trước hết mục tiêu của kiểm toán phải tuỳ thuộc vào quan hệ giữa chủ thể với khách thể kiểm toán, tuỳ thuộc vào loại hình kiểm toán. - Quan hệ giữa chủ thể với khách thể kiểm toán biểu hiện trước hết ở bộ máy kiểm toán (chủ thể kiểm toán): Kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập hay kiểm toán nội bộ. Mỗi bộ máy có lĩnh vực và phạm vi hoạt động khác nhau, yêu cầu pháp lý khác nhau nên mục tiêu kiểm toán không thể trùng hợp cho dù cùng thực hiện. 4.2. Phạm vi kiểm toán Kiểm tra xác nhận tính trung thực, hợp lý của các số liệu được trình bày trên Báo cáo tài chính của Công ty, Báo cáo kế toán quản trị. Nêu lên những điểm hạn chế trong hệ thống quản lý và kiểm soát của Công ty trong các năm qua và đưa ra những khuyến nghị nhằm khắc phục những điểm hạn chế đó. 12
- 5. Các loại kiểm toán 5.1. Phân loại kiểm toán theo chức năng 5.1.1. Kiểm toán báo cáo tài chính Xác nhận tính trung thực hợp lý của báo cáo tài chính: Dựa vào các chuẩn mực kế toán, các chế độ kế toán ban hành. Luật thuế hiện hành và các định chế tài chính nội bộ của Doanh nghiệp Vì mục đích thuế dựa vào Luật thuế hiện hành và các chuẩn mực kế toán, các chế độ kế toán ban hành Sự khách nhau của hai cách kiểm toán BCTC Xác nhận chỉ tiêu Lãi, Lỗ căn cứ vào các khoản chi phí thực tế phát sinh Xác nhận chỉ tiêu Lãi, Lỗ căn cứ vào các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ về phương diện thuế 5.1.2. Kiểm toán tuân thủ Kiểm tra tính tuân thủ của số liệu, báo cáo kế toán tài chính theo: Những luật định hoặc chuẩn mực ban hành hoặc các chính sách Quy định của đơn vị, tổ chức được kiểm toán. Ví dụ: Kiểm toán việc chấp hành các quy định về cho vay Kiểm toán thực hiện các quy định trong XDCB (bao gồm cả định mức chi phí) Kiểm toán việc thực hiện chế độ tiền lương của DN 5.1.3. Kiểm toán hoạt động Kiểm tra đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động theo những tiêu chí cụ thể được lưa chọn, thỏa thuận. Ví dụ: Kiểm toán hoạt động nghiệp vụ ngân hàng từng thời kỳ, từng lĩnh vực để đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính Kiểm toán về đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán Kiểm toán để đánh giá tính kinh tế hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng mới nhà máy 5.1.4. So sánh ba nhóm kiểm toán Kiểm toán Kiểm toán Kiểm toán BCTC tuân thủ hoạt động Hình thức Tương tự Đa dạng Đa dạng Mục tiêu Tương tự Đa dạng Đa dạng Luật định Tương tự Tương tự Linh hoạt áp dụng Tính chủ Thấp Thấp Cao quan 5.2.Phân loại kiểm toán theo chủ đề kiểm toán 5.2.1.Kiểm toán nội bộ Là một bộ phận trong hệ thống kiểm soát nội bộ của một đơn vị nhằm kiểm tra, đánh giá: Tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ Chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị Tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động kinh tế, tài chính kể cả hoạt động phi tài chính của đơn vị 13
- Tính tuân thủ pháp luật, các qui định và yêu cầu từ bên ngoài và chính sách quản lý nội bộ của đơn vị 5.2.2.Kiểm toán độc lập Doanh nghiệp được thành lập theo luật DN và các qui định pháp luật do CP ban hành liên quan về kiểm toán độc lập Kiểm toán báo cáo tài chính Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế Kiểm toán hoạt động Kiểm toán tuân thủ Kiển toán nội bộ Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án Kiểm toán thông tin tài chính Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước 5.2.3. Kiểm toán nhà nước Là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng kiểm toán, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của: 1. Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước 2. Báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính của các cơ quan, đơn vị tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước 3. Kiểm toán tính tuân thủ pháp luật, tính kinh tế trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản công 4. Các nhiệm vụ kiểm toán đột xuất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao 5. Phạm vi: DV, DN có sử dụng vốn NS Thực chất là kiểm toán độc lập đặc biệt 5.2.4. So sánh ba chủ thể kiểm toán Kiểm toán nội Kiểm toán K.toán Nhà bộ độc lập nước Trong đơn vị Ngoài đơn vị Ngoài đơn vị Sự hình thành được kiểm toán được kiểm được kiểm toán toán Tính độc lập - Thấp Cao Cao khách quan Hiệu ứng Cao – Kịp thời Thấp – chậm Thấp – chậm kiểm soát 5.2.5.Mối quan hệ giữa kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ Kém Kiểm toán độc lập Kiểm toán nội bộ khó khăn rủi ro cao Tốt Kiểm toán độc lập thuận lợi rủi ro thấp Kém Không giúp ích được Kiểm toán độc lập cho kiểm toán nội bộ Tốt Tác động tốt đến kiểm toán nội bộ 14
- 6. Kiểm toán viên 6.1.Khái niệm – phân loại kiểm toán a. Khái niệm Tiêu chuẩn để trở thành kiểm toán viên độc lập: - Phải có chuyên môn nghiệp vụ( kếtoán, kiểm toán), có chứng chỉ kiểm toán viên độc lập. - Phải đăng ký hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền. - Tính độc lập: + Độc lập về kinh tế với đơn vị được kiểm toán + Độc lập về quan hệ xã hội, không có mối quan hệ họ hàng thân thích làm việc trong lĩnh vực tài chính ở đơn vị đó. + Có thái độ độc lập khách quan, không có định kiến trong quá trình thực hiện. - Tiêu chuẩn về đạo đức b. Phân loại kiểm toán viên - Kiểm toán viên cao cấp - Kiểm toán viên chính - Kiểm toán viên ( giúp việc cho kiểm toán viên chính) - Kiểm toán viên dự bị 6.2. Trách nhiệm - quyền hạn của kiểm toán viên độc lập a.Trách nhiệm của Kiểm toán viên - Chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc kiểm toán đã quy định - Khi thực hiện nghĩa vụ không gây trở ngại hoặc can thiệp vào công việc điều hành của đơn vị được kiểm toán - Nếu vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà có thểbị thu hồi chứng chỉ Kiểm toán viên và bị xửl ý theo pháp luật hiện hành. b.Quyền hạn của Kiểm toán viên - Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ trong phạm vi của mình - Có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu có liên quan đến công việc kiểm toán. - Đối chiếu xác minh các thông tin kinh tế tài chính - Có quyền thông báo và kiến nghị ý kiến của mình khi phát hiện có hiện tượng vi phạm pháp luật. - Có quyền khước từ khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện và khả năng để thực hiện kiểm toán 7. Thực hành PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾP THU 1. Kiểm toán theo cách hiểu phổ biến là: a. Một quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra. b. Qua đó nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin đó với các chuẩn mực được thiết lập. c. Cả (a) và (b) là đáp án đúng d. Cả (a) và (b) sai. 2. Việc kiểm toán cần được thực hiện bởi: a. Các kiểm toán viên nhà nước b. Các kiểm toán viên độc lập c. Các kiểm toán viên nội bộ d. Các kiểm toán viên có đủ năng lực và độc lập 15
- 3. Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành phản ánh: a. Các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị. b. Các thông tin kinh tế, nhân sự chủ yếu của đơn vị. c. Các thông tin chung và chủ yếu của đơn vị. d. Các thông tin tối mật của đơn vị. 4. Kiểm toán hoạt động là: a. Là việc kiểm tra tính hữu hiệu, hiệu quả hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức. b. Là việc kiểm tra đánh giá mức độ chấp hành một quy định nào đó. c. Là sự kiểm tra và trình bày ý kiến nhận xét về BCTC của một đơn vị. d. Cả 3 câu trên sai. 5. Kiểm toán tuân thủ là: a. Là việc kiểm tra tính hữu hiệu, hiệu quả hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức. b. Là việc kiểm tra đánh giá mức độ chấp hành một quy định nào đó. c. Là sự kiểm tra và trình bày ý kiến nhận xét về BCTC của một đơn vị. d. Cả 3 câu trên đúng. 6. Kiểm toán báo cáo tài chính là: a. Là việc kiểm tra tính hữu hiệu, hiệu quả hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức. b. Là việc kiểm tra đánh giá mức độ chấp hành một quy định nào đó. c. Là sự kiểm tra và trình bày ý kiến nhận xét về BCTC của một đơn vị. d. Cả 3 câu trên đúng. 7. Phân loại kiểm toán theo mục đích có 3 loại, đó là: a. Kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán BCTC. b. Kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ. c. Kiểm toán hoạt động, Nhà nước và kiểm toán BCTC. d. Kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và độc lập. 8. Phân loại kiểm toán theo chủ thể có 3 loại, đó là: a. Kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán BCTC. b. Kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ. c. Kiểm toán hoạt động, Nhà nước và kiểm toán BCTC. d. Kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và độc lập. 9. Kiểm toán nội bộ là loại kiểm toán do: a. Kiểm toán viên nội bộ thực hiện. b. Các kiểm toán viên độc lập thuộc những tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện. c. Công chức của nhà nước tiến hành kiểm toán. d. Nhân viên của công ty khác kiểm tra. 10. Kiểm toán độc lập là loại kiểm toán do: a. Kiểm toán viên nội bộ thực hiện. b. Các kiểm toán viên độc lập thuộc những tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện. c. Công chức của nhà nước tiến hành kiểm toán. d. Nhân viên của công ty khác kiểm tra. 11. Kiểm toán Nhà nước là loại kiểm toán do: a. Kiểm toán viên nội bộ thực hiện. b. Các kiểm toán viên độc lập thuộc những tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện. c. Công chức của nhà nước tiến hành kiểm toán. 16
- d. Nhân viên của công ty khác kiểm tra. 12. Phạm vi kiểm toán là? a. Quy mô của lần kiểm toán. b. Giới hạn thông tin mà kiểm toán viên đã kiểm toán. c. Những công việc và quy mô kiểm toán cần thiết mà kiểm toán viên phải xác định và thực hiện trong quá trình kiểm toán để đạt được mục tiêu kiểm toán. d. Những công việc và thủ tục kiểm toán cần thiết mà kiểm toán viên phải xác định và thực hiện trong quá trình kiểm toán để đạt được mục tiêu kiểm toán. 13. Thủ tục kiểm toán là: a. Là việc kiểm toán viên vận dụng một hay nhiều phương pháp kiểm toán trong quá trình thực hiện quy trình kiểm toán để đạt được các mục tiêu kiểm toán. b. Là việc kiểm toán viên vận dụng một hay nhiều kỹ thuật kiểm toán trong quá trình thực hiện quy trình kiểm toán để đạt được các mục tiêu kiểm toán. c. Là việc kiểm toán viên vận dụng một hay nhiều thử nghiệm kiểm toán trong quá trình thực hiện quy trình kiểm toán để đạt được các mục tiêu kiểm toán. 14. Người hành nghề kiểm toán phải: a. Được xã hội thừa nhận. b. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. c. Cả (a) và ( b) sai. d. Cả (a) và ( b) là đáp án đúng. 15. Chủ thể của quá trình kiểm toán chính là: a. Những cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động kiểm toán. b. Những cá nhân, tổ chức bị kiểm toán. c. Những cá nhân, tổ chức chịu sự tác động của các hoạt động kiểm toán. d. Cả ( a), ( b) và (c) sai. 16. Khách thể của quá trình kiểm toán chính là: a. Những cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động kiểm toán. b. Những cá nhân, tổ chức, hoạt động – những đối tượng bị kiểm toán hay chịu sự tác động của các hoạt động kiểm toán. c. Cả (a), (b) là đáp án đúng. d. Cả (a), (b) sai. PHẦN II: CÂU HỎI TRẢ LỜI ĐÚNG HOẶC SAI STT NỘI DUNG Đ S 01 Đảm bảo là sự hài lòng của kiểm toán viên về độ tin cậy của các kết luận hoặc bằng chứng kiểm toán thu thập được, hoặc do đơn vị đưa ra cho người sử dụng. 02 Khái niệm kiểm toán được hiểu rất khác nhau giữa các tác giả và các quốc gia 03 Nguyên nhân dẫn đến sai sót có thể do trình độ, nhận thức hoặc các hoàn cảnh khách quan. 04 Cá nhân độc lập và có thẩm quyền là người có trình độ chuyên môn phù hợp, được phân công hoặc chỉ định thực hiện các hoạt động kiểm toán. 05 Quyết định phân công hoặc chỉ định kiểm toán viên chỉ tạo ra thẩm quyền, nhưng không xác định nghĩa vụ cụ thể để thực hiện nhiệm vụ cho người làm công tác kiểm toán. 06 Trách nhiệm bảo mật phải được thực hiện kể cả sau khi chấm dứt mối quan hệ giữa người làm kiểm toán với khách hàng. 17
- 07 Kiểm toán là một nghề không đề cao tính chuyên nghiệp. 08 Tính độc lập trong kiểm toán được hiểu là chỉ tuân thủ pháp luật, quy trình và chuẩn mực kiểm toán, không một cá nhân hay tổ chức nào có quyền can thiệp trái pháp luật vào các hoạt động kiểm toán. 09 Thực chất hoạt động kiểm toán là việc xác định xem một thông tin/ hoạt động của một đối tượng xác định ( được kiểm toán) có phù hợp với những tiêu chuẩn nhất định không. 10 Ý kiến tư vấn về thuế cho khách hàng không cần được ghi chép lại, dưới dạng thư hoặc bản ghi nhớ để lưu hồ sơ. 11 Xét trên phương diện tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính cũng chính là kiểm toán việc tuân thủ chế độ tài chính kế toán của một đơn vị. 12 Kiểm toán viên có thể đồng thời vừa thực hiện dịch vụ báo cáo thuế và trực tiếp kiểm toán cho một công ty. 13 Mỗi đơn vị kế toán bắt buộc phải mời công ty kiểm toán độc lập kiểm tra BCTC mỗi năm một lần. 14 Kiểm toán viên phải thực hiện công việc kiểm toán với sự thận trọng cao nhất. PHẦN III: CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Lý do chính của kiểm toán BCTC? 2. Phân biệt mục đích giữa kiểm toán BCTC và thanh tra BCTC. 3. Phân biệt chủ thể của kiểm toán độc lập và kiểm tra kế toán. 4. Việc kiểm toán BCTC có làm giảm nhẹ trách nhiệm của giám đốc đơn vị được kiểm toán đối với BCTC không? 5. Hợp đồng kiểm toán phải được lập và ký chính thức trước khi tiến hành công việc kiểm toán nhằm bảo vệ lợi ích của ai? 6. Kiểm toán viên phải bảo mật các thông tin có được trong quá trình kiểm toán, không được tiết lộ bất cứ một thông tin nào khi chưa được phép của người có thẩm quyền, trừ khi phải công khai thông tin? 7. BCTC đã được kiểm toán, nói chung không còn ( hoặc không có) bất kỳ sai sót nào phải không? 8. Bạn hiểu thế nào là các bên liên quan. 9. Kiểm toán viên phải có hiểu biết nhất định về tình hình kinh doanh và ngành nghề kinh doanh của đơn vị được kiểm toán để làm gì? PHẦN IV: TÌM HIỂU VĂN BẢN PHÁP LUẬT KIỂM TOÁN STT Nội dung văn bản Lựa chọn 1 Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải luôn Mục tiêu kiểm nắm vững ………….là đưa ra ý kiến về sự trung toán/ Nội dung thực và hợp lý của BCTC trên cơ sở các nguyên kiểm toán tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC. 2 Ý kiến của kiểm toán viên làm tăng Sự tin cậy/ Tính thêm…………. của BCTC, nhưng người sử trung thực dụng BCTC không thể cho rằng ý kiến của kiểm toán viên là sự đảm bảo về khả năng tồn tại của doanh nghiệp trong tương lai, cũng như hiệu quả và hiệu lực điều hành của bộ máy quản lý. 18
- 3 Kiểm toán viên phải có thái độ…………..mang Hoài nghi/ thận tính nghề nghiệp. trọng 4 Kiểm toán viên phải luôn luôn coi trọng và chấp Nguyên tắc hành hành đúng…………….của nhà nước trong quá nghề/ Pháp luật. trình hành nghề kiểm toán. 5 Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải Vật chất hoặc tinh thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi bất thần/ Riêng hoặc kỳ lợi ích …………nào làm ảnh hưởng đến sự chung trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình. 6 Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể Tầm quan trọng/ hiện…………..của một thông tin ( một số liệu mức độ cần thiêt kế toán) trong BCTC. 7 Kiểm toán viên……………..làm kiểm toán cho Không được nhận/ các đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế hoặc Được nhận quyền lợi kinh tế như góp vốn từ khách hàng, hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng, hoặc có ký kết hợp đồng gia công, dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hóa,… 8 Trong quá trình kiểm toán, nếu có sự hạn chế về Báo cáo kiểm toán/ tính độc lập thì kiểm toán viên phải tìm cách loại Báo cáo kế toán bỏ sự hạn chế này. Nếu không loại bỏ được thì kiểm toán viên phải nêu rõ điều này trong…………….. 9 Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán theo chuẩn Đảm bảo hợp lý/ mực kiểm toán Việt Nam ( hoặc chuẩn mực Tin tưởng kiểm toán quốc tế được chấp nhận) để có được một……….rằng, báo cáo tài chính nếu có sai sót trọng yếu thì đã được kiểm toán viên phát hiện và trình bày trong báo cáo kiểm toán. 10 Khả năng phát hiện ra sai sót trọng yếu của kiểm Những hạn chế toán viên bị giới hạn do……………… tiềm tàng/Môi trường kiểm toán PHẦN V: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG Tình huống 1: Kiểm toán An được công ty cổ phần Cao Minh mời làm chuyên viên tư vấn thuế. Trong cuộc họp giao ban tháng, Giám đốc công ty cổ phần Cao Minh đề nghị An đề xuất giải pháp áp dụng các luật thuế có lợi nhất cho doanh nghiệp. Kiểm toán viên An đã phát biểu “ Không có giải pháp nào áp dụng các luật thuế mà có lợi cho doanh nghiệp cả”. Bạn hãy nhận xét ý kiến của KTV An. Tình huống 2: Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty CP Thanh Phong cho năm tài chiwnh kết thúc ngày 31.12.2009. Kiểm toán viên Hằng đã bị định chỉ công việc kiểm toán công ty Thanh Phong, vì nhóm trưởng đã phát hiện Hằng là cổ đông và là thành viên hội đồng quản trị của công ty CP Thanh Phong. Hằng cho rằng đây là quyết định làm giảm uy tín nghề nghiệp của cô. Theo bạn quyết định của nhóm trưởng đúng hay sai và có làm giảm uy tín nghề nghiệp của KTV Hằng hay không? 19
- PHẦN VI: KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN 1. Cung cấp dịch vụ bằng tiền mặt thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi: A Nợ TK 111 B Nợ TK 111 C Nợ TK 111 D Nợ TK 131 Có TK 511 Có TK 33311 Có TK 511 Có TK 511 Có TK 33311 Có TK 3331 2. Nhận được tiền mặt của Ngân sách Nhà nước thanh toán về khoản trợ giá, ghi: A Nợ TK 111 B Nợ TK 111 C Nợ TK 111 D Nợ TK 111 Có TK 512 Có TK 711 Có TK 333 Có TK 5114 3. Thu bằng TGNH khoản thuế nhập khẩu được hoàn lại, ghi: A Nợ TK 111 B Nợ TK 112 C Nợ TK 112 D Nợ TK 111 Có TK 131 Có TK 711 Có TK 3333 Có TK 711 4. Thu hồi tạm ứng thừa bằng tiền mặt, ghi: A Nợ TK 111 B Nợ TK 112 C Nợ TK 111 D Nợ TK 111 Có TK 142 Có TK 138 Có TK 141 Có TK 144 5. Quỹ tiền mặt phát hiện thừa khi kiểm kê chưa xác định rỏ nguyên nhân, ghi: A Nợ TK 111 B Nợ TK 111 C Nợ TK 111 D Nợ TK 111 Có TK 3381 Có TK 138 Có TK 711 Có TK 411 6. Đầu tư vào công ty con bằng TGNH, ghi: A Nợ TK 222 B Nợ TK 223 C Nợ TK 228 D Nợ TK 221 Có TK 112 Có TK 112 Có TK 112 Có TK 112 7. Nộp thuế môn bài bằng TGNH, ghi: A Nợ TK 642 B Nợ TK 642 C Nợ TK 3333 D Nợ TK 641 Có TK 112 Có TK 111 Có TK 112 Có TK 112 8. Kiểm kê tiền mặt phát hiện thiếu chưa rõ nguyên nhân, ghi: A Nợ TK 1381 B Nợ TK 411 C Nợ TK 1381 D Nợ TK 136 Có TK 112 Có TK 111 Có TK 111 Có TK 111 9. Ký cược ngắn hạn bằng chuyển khoản, ghi A Nợ TK 112 B Nợ TK 244 C Nợ TK 144 D Nợ TK 144 Có TK 344 Có TK 111 Có TK 111 Có TK 112 10. Thanh toán nợ người bán bằng ngoại tệ TGNH trong quá trình SXKD, phát sinh lỗ tỷ giá hối đóai, ghi: A Nợ TK 331 B Nợ TK 331 C Nợ TK 331 D Nợ TK 331 Nợ TK 635 Nợ TK 635 Nợ TK 635 Nợ TK 635 Có TK 1122 Có TK 1112 Có TK 1121 Có TK 1121 Ghi:CóTK007 Ghi:CóTK007 Ghi:CóTK007 11. Thanh toán nợ người bán bằng ngoại tệ TGNH trong giai đoạn trước SXKD, phát sinh lỗ tỷ giá hối đóai, ghi: A Nợ TK 331 B Nợ TK 331 C Nợ TK 331 D Nợ TK 331 Nợ TK 413 Nợ TK 635 Nợ TK 413 Nợ TK 635 Có TK 1122 Có TK 1122 Có TK 1121 Có TK 1121 Ghi:CóTK007 Ghi:CóTK007 Ghi:CóTK007 12. Xử lý chênh lệch TK 413 ( Dư có với số dư nhỏ), ghi: A Nợ TK 635 B Nợ TK 413 C Nợ TK 413 D Nợ TK 413 Có TK 413 Có TK 515 Có TK 411 Có TK 711 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kiểm toán - Nghề: Kế toán doanh nghiệp (Cao đẳng) - CĐ Nghề Đà Lạt
278 p | 77 | 19
-
Giáo trình Kiểm toán (Nghề: Kế toán) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
119 p | 46 | 12
-
Giáo trình Kiểm toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
100 p | 47 | 10
-
Giáo trình Kiểm toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
95 p | 13 | 9
-
Giáo trình Kiểm toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
70 p | 49 | 9
-
Giáo trình Kiểm toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2017)
290 p | 36 | 7
-
Giáo trình Kiểm toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
86 p | 14 | 7
-
Giáo trình Kiểm toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
77 p | 13 | 6
-
Giáo trình Kiểm toán (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
80 p | 40 | 6
-
Giáo trình Kiểm toán nội bộ (Nghề: Kế toán - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
22 p | 28 | 6
-
Giáo trình Kiểm toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
67 p | 27 | 6
-
Giáo trình Kiểm toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh
93 p | 25 | 5
-
Giáo trình Kiểm toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
44 p | 43 | 5
-
Giáo trình Kiểm toán (Nghề: Kế toán tin học - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
44 p | 33 | 5
-
Giáo trình Kiểm toán (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
80 p | 25 | 4
-
Giáo trình Kiểm toán (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
43 p | 8 | 4
-
Giáo trình Kiểm toán (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
43 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn