intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kiểm tra chất lượng mối hàn theo tiêu chuẩn quốc tế (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2020)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

27
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Kiểm tra chất lượng mối hàn theo tiêu chuẩn quốc tế (Nghề: Hàn - Cao đẳng) trang bị những kiến thức, kỹ năng sử dụng dụng cụ, thiết bị kiểm tra, phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng mối hàn để ứng dụng trong sản xuất, tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kiểm tra chất lượng mối hàn theo tiêu chuẩn quốc tế (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2020)

  1. SỞ LAO ĐỘNG TB & XH TỈNH HÀ NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀ NAM GIÁO TRÌNH MÔN ĐUN: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG MỐI HÀN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ NGHỀ: HÀN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: 234/QĐ-CĐN ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Trường Cao đẳng nghề Hà Nam) Hà Nam - Năm 2020
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo nói chung và ngành Hàn ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Việc biên soạn tài liệu chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập cho sinh viên, tài liệu tham khảo cho giáo viên, tạo tiếng nói chung trong quá trình đào tạo, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu sản xuất thực tế là một điều cần thiết. Nhằm đáp ứng nhu cầu về tài liệu học tập và giảng dạy nghề Hàn. Căn cứ vào chương trình khung của Tổng cục dạy nghề và điều kiện thực tế giảng dạy của nhà trường. Giáo trình ‘’Môđun: Kiểm tra chất lượng mối hàn theo tiêu chuẩn quốc tế” được biên soạn theo hướng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Giúp cho các em sinh viên vận dụng ngay lý thuyết vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Giáo trình được biên soạn trên cơ sở lựa chọn các kiến thức trong các tài liệu chuyên ngành song vẫn đảm bảo tính kế thừa những nội dung đang được giảng dạy ở trường. Nội dung giáo trình gồm những kiến thức cơ bản về gá lắp các kết cấu hàn theo tiêu chuẩn của hiệp hội hàn Hoa Kỳ (AWS). Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, xong chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót. Tác giả rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, để giáo trình được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nam, ngày…tháng …. năm 2020 Tham gia biên soạn Chủ biên: Đào Văn Hiệp 1
  3. MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN .................................................................................. 1 LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. 1 MỤC LỤC ............................................................................................................. 2 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ...................................................................................... 4 BÀI 1: KIỂM TRA CƠ TÍNH MỐI HÀN ............................................................ 5 1. Khái niệm: ...................................................................................................... 5 2. Độ cứng Brinell ( HB ): .................................................................................. 5 3. Độ cứng Vickers ( HV ): ................................................................................ 6 4. Độ cứng Rockwell ( HR ): ............................................................................. 7 BÀI 2: KIỂM TRA CẤU TRÚC KIM LOẠI MỐI HÀN .................................... 8 1. Nguyên lý và quy trình ................................................................................... 8 2. Tổ chức (cấu trúc) thô đại (vĩ mô): ................................................................ 9 3. Tổ chức (cấu trúc) vi mô: ............................................................................. 10 BÀI 3: ĐÁNH GIÁ MỐI HÀN BẰNG DUNG DỊCH CHỈ THỊ ....................... 13 1. Cơ sở vật lý của phương pháp thấm mao dẫn .............................................. 13 2. Phương pháp kiểm tra thấm mao dẫn:.......................................................... 16 3. Thiết bị kiểm tra xách tay ............................................................................. 17 3. Vật liệu: ........................................................................................................ 18 4. Kỹ thuật kiểm tra: ......................................................................................... 19 5. Công tác an toàn: .......................................................................................... 21 BÀI 4: KIỂM TRA KẾT CẤU HÀN BẰNG ÁP SUẤT KHÍ NÉN - NƯỚC ... 22 1. Khái niệm chung: ......................................................................................... 22 2. Các hiện tượng vật lý cơ bản trong kiểm tra rò rỉ: ....................................... 23 3. Phương pháp thử thuỷ tĩnh: .......................................................................... 24 4. Phương pháp phân tích khí: .......................................................................... 26 5. Phương pháp tạo bọt:.................................................................................... 28 BÀI 5: KIỂM TRA MỐI HÀN BẰNG TIA PHÓNG XẠ ................................. 31 1. Nguyên lý: .................................................................................................... 31 3. Tia X: ............................................................................................................ 32 4. Tia Gamma: .................................................................................................. 32 5. Phim chụp ảnh bức xạ: ................................................................................. 34 6. Kỹ thuật chụp ảnh bức xạ kiểm tra mối hàn: ............................................... 35 7. Công tác an toàn bức xạ: .............................................................................. 37 2
  4. BÀI 6: KIỂM TRA MỐI HÀN BẰNG SIÊU ÂM ............................................. 39 1. Khái niệm chung: ......................................................................................... 39 2. Bản chất của sóng âm: .................................................................................. 40 3. Các đặc trưng của quá trình truyền sóng: ..................................................... 40 4. Phân loại sóng siêu âm: ................................................................................ 41 5. Phản xạ và khúc xạ: ...................................................................................... 43 6. Đặc tính của chùm tia siêu âm: .................................................................... 43 7. Sự suy giảm của chùm tia siêu âm: .............................................................. 44 8. Đặc trưng cơ bản dò khuyết tật: ................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................... 46 3
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Kiểm tra chất lượng mối hàn theo tiêu chuẩn quốc tế Mã mô đun: MĐ 25 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Là môn đun được bố trí cho học sinh sau khi đã học xong các môn học chung theo quy định của Bộ LĐTB-XH và học xong các môn học bắt buộc của đào tạo chuyên môn nghề từ MH07 đến MH13 và mô đun chuyên nghành MĐ14 – MĐ 24. - Tính chất: Là mô đun chuyên ngành bắt buộc. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Là mô đun có vai trò quan trọng, người học được trang bị những kiến thức, kỹ năng sử dụng dụng cụ, thiết bị kiểm tra, phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng mối hàn để ứng dụng trong sản xuất, tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế. Mục tiêu của mô đun: - Về kiến thức: + Mô tả đúng quy trình kiểm tra chất lượng mối hàn theo tiêu chuẩn quốc tế. + Hiểu được các tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chất lượng mối hàn. + Giải thích các quy định an toàn khi kiểm tra chất lượng mối hàn. - Về kỹ năng: + Chuẩn bị đầy đủ các mậu thử, vật liệu kiểm tra chất lượng mối hàn. + Sử dụng thành thạo dụng cụ thiết bị kiểm tra. + Đánh giá đúng chất lượng mối hàn sau khi kiểm tra. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, sáng tạo ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc trong điều kiện làm việc thay đổi; Có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp. + Hướng dẫn, giám sát những người có trình độ thấp hơn thực hiện công việc đã định sẵn theo sự phân công; + Đánh giá hoạt động của cá nhân và kết quả thực hiện của nhóm; + Quản lý, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công việc của cá nhân, tổ, nhóm. Nội dung mô đun: 4
  6. BÀI 1: KIỂM TRA CƠ TÍNH MỐI HÀN Mã bài: MĐ25 - 1 Giới thiệu: Kiểm tra chất lượng mối hàn bằng kiểm tra cơ tính là phương pháp kiểm tra thực tế trên mẫu hàn, nhằm mục đích kiểm tra cơ tính kim loại cơ bản, cơ tính của kim loại của mối hàn, kiểm tra sự hợp lý của quy trình hàn và tay nghề thợ hàn. Phương pháp này thường được thực hiện trên mẫu chuẩn trước khi thực hiện hàn các kết cấu có vật liệu, chế độ hàn tương tự như mẫu. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Kiến thức: Trình bày được khái niệm về độ cứng. - Kỹ năng: +Xác định được độ cứng mối hàn theo phương pháp Brinell (HB), Vickes (HV), RockWell (HR) của mối hàn đảm bảo yêu cầu + Áp dụng vào thực tế kiểm tra - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Học tập nghiêm túc; có ý thức kỷ luật; làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; hướng dẫn, giám sát những người có trình độ thấp hơn thực hiện công việc đánh giá được kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm. Nội dung chính: 1. Khái niệm: Độ cứng là khả năng chống lại biến dạng dẻo cục bộ và có liên quan chặt chẽ đến độ bền kéo. Độ cứng được xác định bằng cách đo mức độ chống lại lực ấn của mũi đâm có dạng chuẩn lên bề mặt vật liệu. Vật liệu mũi đâm có thể là thép đã nhiệt luyện hoặc kim cương, có thể có hình cầu hoặc hình tháp. Độ cứng được xác định theo kích thước của vết lõm mũi đâm để lại trên bề mặt vật kiểm. Đó cũng là mức chống lại lực ấn của mũi đâm có dạng chuẩn lên bề mặt vật liệu. Độ cứng của kim loại cơ bản và kim loại mối hàn phụ thuộc vào thành phần hóa học, quá trình nóng chảy và đông đặc khi hàn, biến cứng, nhiệt luyện và nhiều yếu tố khác. Vật hàn cần có các giới hạn độ cứng ở vùng ảnh hưởng nhiệt và mối hàn, vì nếu vùng này quá cứng, sẽ không đủ dẻo có thể bị nứt trong quá trình chế tạo hoặc vận hành và tính chống ăn mòn có thể bị giảm. Độ cứng thô đại được xác định trên mẫu mài thô. Gi¸ trÞ ®é cøng có thể đọc được nhờ các đồng hồ đo hoặc tra bảng (độ cứng Brinell). Hiện nay độ cứng được đo theo ba phương pháp thông dụng: - Theo thang Brinell – Dùng mũi đâm bằng bi thép hoặc wolfram. - Theo thang Vickers – dùng mũi đâm kim cương dạng hình tháp vuông. - Theo thang Rockwell – dùng mũi đâm hình côn bằng kim cương hoặc bi thép. Kích thước vết lõm được dùng để xác định giá trị độ cứng - vết lõm càng nhỏ thì vật liệu càng cứng. 2. Độ cứng Brinell ( HB ): Độ cứng Brinell cho kết quả không chính xác khi khảo xát vùng ảnh hưởng nhiệt. Vì vậy được dùng chủ yếu cho kim loại cơ bản. 5
  7. Đơn vị đo Độ cứng Brinell: HB [kG/mm2] Để đo độ cứng Brinell máy thuỷ lực được dùng để ép viên bi thép trên bề mặt mẫu thử tác dụng lực xác định trong 15 giây. Đường kính vết lõm trên bề mặt kim loại được đo với kính hiển vi Brinell chia vạch theo milimet. Áp dụng công thức sau để xác định độ cứng Brinell: Hình 1.1. Kiểm tra độ cứng Brinell Trong đó: P: là lực tác dụng vào bi thép F: Diện tích vết lõm D: Đường kính bi thép d: Đường kính vết lõm Phương pháp đo độ cứng Brinell thường dùng để đp vật liệu có độ cứng thấp, thang đo của nó từ 0 ÷ 450 HB. Quá giới hạn này thì không thực hiện được chính xác vì viên bi đo bị biến dạng 3. Độ cứng Vickers ( HV ): Một số loại máy kiểm tra độ cứng Vickers: Để đo độ cứng Vickers vết lõm được tạo ra bằng mũi kim cương hình chóp, sử dụng lực tác dụng phù hợp với độ cứng của vật liệu. Thời gian tác dụng lực thường được chuẩn hoá là 10 giây. Vết lõm có dạng hình vuông sẫm trên nền sáng. Các đo đạc được thực hiện theo đường chéo vết lõm, giá trị độ cứng tương ứng được quy chiếu từ bảng mẫu hoặc tính toán bằng công thức: P HV  1,8544 d2 Trong đó: Hv : Độ cứng Vickers P: Lực tác dụng d: Đường kính mũi thử ( d = 0,5( d1 + d2 ) ) 6
  8. Hình vẽ: Thiết bị và mũi đo độ cứng theo phương pháp Vickers Độ cứng HV có thể rất chính xác trong khoảng rộng vật liệu, do mũi đâm kim cương không bị biến dạng. Các vết lõm khi đo độ cứng Hv nhỏ hơn nhiều so với HB do đó cần chuẩn bị bề mặt cẩn thận trước khi đo độ cứng. 4. Độ cứng Rockwell ( HR ): Máy đo độ cứng Rockwell sử dụng mũi đâm bằng thép để đo độ cứng các vật liệu mềm và mũi đâm hình nón bằng kim cương cho các vật liệu cứng. Sư đo bắt đầu bằng tác dụng tải trọng sơ bộ để định vị mũi đâm trên bề mặt cần đo độ cứng. Sau đó tác dụng tải trọng chính. - Tải trọng sơ bộ Po = 10 kG. - Tải trọng chính P: + Bi thép : P = 100 kG + Mũi kim cương: P = 150 kG. Sau khi kim đồng hồ ổn định, tải trọng chính được loại bỏ nhưng vẫn giữ tải sơ bộ. Số độ cứng HR dựa trên hiệu số giữa các chiều sâu mũi đâm với tải trọng chính và tải trọng sơ bộ, được đọc trực tiếp trên đồng hồ HR = E - e Có nhiều thang đo độ cứng HR, phổ biến nhất là HRB và HRC: - Thang B: giá trị đo được ký hiệu HRB ( P = 100 kG ) - Thang C: giá trị đo được kí hiệu HRC ( P = 150 kG ) - Thang A: giá trị đo được kí hiệu HRA ( P = 60 kG ). Giá trị độ cứng ghi trong báo cáo thử gồm một số theo sau là chữ cho biết phương pháp thử: 240 HV10: độ cứng 240, phương pháp Vickers, tải đầu đo 10 kG ( 10 daN). 22 HRC: độ cứng 22, phương pháp Rockwell, đầu đo kim cương côn góc đỉnh 120o (thang C). CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Trình bày được khái niệm về độ cứng. Câu 2: Nêu nội dung phương pháp Brinell (HB), Vickes (HV), RockWell (HR) của mối hàn. 7
  9. BÀI 2: KIỂM TRA CẤU TRÚC KIM LOẠI MỐI HÀN Mã bài: MĐ25 – 2 Giới thiệu: Kiểm tra chất lượng mối hàn bằng kiểm tra cấu trúc kim loại là phương pháp kiểm tra thực tế trên mẫu hàn, nhằm mục đích kiểm tra cấu trúc kim loại cơ bản của mối hàn, kiểm tra sự hợp lý của quy trình hàn và tay nghề thợ hàn. Phương pháp này thường được thực hiện trên mẫu chuẩn trước khi thực hiện hàn các kết cấu có vật liệu, chế độ hàn tương tự như mẫu. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Kiến thức: + Trình bày được nguyên lý và quy trình kiểm tra cấu trúc kim loại mối hàn. + Nêu được các loại dụng cụ, thiết bị chuẩn bị mẫu thử đầy đủ. - Kỹ năng: - Nhận biết được các chất tẩm thực phù hợp với tính chất của kim loại mối hàn.. - Sử dụng được kính hiển vi, kính lúp thành thạo. - Đọc được chính xác các thông số về độ hạt kim loại trên thiết bị đo. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Học tập nghiêm túc; có ý thức kỷ luật; làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; hướng dẫn, giám sát những người có trình độ thấp hơn thực hiện công việc đánh giá được kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm. Nội dung chính: 1. Nguyên lý và quy trình Phân tích kim tương được sử dụng để phát hiện các đặc điểm vĩ mô và vi mô của mối hàn bằng việc khảo sát các lát cắt theo tiết diện ngang. Việc khảo sát các bề mặt tinh và sạch trước hoặc sau tẩm thực được thực hiện trực tiếp bằng mắt thường hoặc các dụng cụ quang học. Kính hiển vi quang học dùng để phân tích kim tương có độ phóng đại tối đa là 1000 lần. Hình 2.1. Những dụng cụ quang học dùng trong quá trình kiểm tra bằng mắt. a)- Gương (phẳng hoặc cầu); b)- Kính lúp có độ phóng đại 2 – 3 lần; c)-Bộ khuếch đại ánh sáng, độ phóng đại 5 – 10 lần; d)- Kính kiểm tra gắn thang đo, độ phóng đại 5 – 10 lần; e)- Borescope hoặc intrascope có nguồn sáng lắp trong, độ phóng đại 2 – 3 lần. Mẫu cần phân tích được cắt theo tiêu chuẩn, mài thô, sau đó mài và đánh bóng đến mức sáng như gương để phản chiếu ánh sáng chính xác. Sau khi đánh 8
  10. bóng, mẫu được tẩm thực. Thực chất của quá trình tẩm thực là bôi lên mặt mấu sáng bóng một dung dịch có khả năng ăn mòn. Vật liệu khác nhau đòi hỏi chất tẩm thực khác nhau. Các phần của cấu trúc có mức độ ăn mòn khác nhau, được phản ánh dưới kính hiển vi, nhờ thế mà xác định được cấu trúc mẫu. Mục đích của phân tích kim tương để kiểm tra chất lượng sản phẩm, đánh giá độ bền mối hàn, xác định số lượng, kiểu loại và sự phân bố các tạp chất phi kim loại trong mối hàn, kiểm tra số lượng và sự sắp xếp các đường hàn, cấu trúc tế vi trong vùng nóng chảy, vùng ảnh hưởng nhiệt và độ thấm sâu mối hàn. Đối với hàn vảy, phân tích kim tương cũng phát hiện được tính chảy loãng kém của vảy hàn, xói mòn quá mức kim loại cơ bản, mức độ khuếch tán của vảy hàn vào kim loại cơ bản. Có thể phân tích kim tương mối hàn theo Tiêu chuẩn DIN EN 1321 và tiêu chuẩn của nhiều nước khác. 1.1. Yêu cầu chung của quy trình phân tích: Để phân tích cần có các thông tin sau: • Vật liệu cơ bản và vật liệu hàn; • Thành phần chất tẩm thực; • Gia công tinh bề mặt; • Phương pháp và thời gian tẩm thực; • Các biện pháp và yêu cầu bổ sung; • Đối tượng thử. 1.2. Chuẩn bị mẫu thử: Mẫu thử cần được tiện, phay… rồi mài hoặc đánh bóng sau đó tẩm thực (hoặc không cần) cho đến khi đạt yêu cầu. Trong các nguyên công tránh làm ảnh hưởng xấu đến bề mặt. 1.3. Gia công tinh bề mặt: Yêu cầu gia công tinh bề mặt phụ thuộc vào các khía cạnh như: • Loại hình cần phân tích (thô đại hay tế vi ); • Loại vật liệu ; 1.4. Các phương pháp tẩm thực: • Nhúng mẫu thử vào dung dịch tẩm thực; • Quét chất tẩm thực lên bề mặt mẫu kiểm; • Điện phân. Các phương pháp khác được dùng nếu có sự đồng thuận giữa các bên trong hợp đồng. Sau khi tẩm thực xong, cần rửa và sấy khô mẫu thử. 1.5. Các chất tẩm thực: Các chất tẩm thực điển hình cho kim loại cơ bản, lắng đọng mối hàn, mục đích và kiểu phân tích được cho trong CR 12361. Tuỳ theo thông tin yêu cầu, loại và nồng độ chất tẩm thực cũng như nhiệt độ và thời gian tẩm thực có thể thay đổi theo loại vật liệu phân tích. Các mối hàn giống nhau có thể dùng các chất tẩm thực khác nhau. 2. Tổ chức (cấu trúc) thô đại (vĩ mô): Cấu trúc thô đại được nghiên cứu trên các lát mài và chỗ gãy của mối hàn khi phóng lên khoảng 20 lần. Ngoài phân tích mẫu hàn kỹ thuật này cũng được 9
  11. dùng để đánh giá sản phẩm luyện thép sau khi đúc, gia công áp lực nên khi cung cấp thép một số nhà sản xuất cũng trình các kết quả phân tích. Các tấm mẫu được cắt ngang hoặc theo mặt mối hàn và được chế tạo tương ứng với các lát cắt phân lớp hoặc ngang bằng cách mài và tẩm thực từng kim loại và mục đích nghiên cứu. Ví dụ mối hàn thép C có thể không cần mài và đánh bóng bề mặt tiết diện, chỉ cần đặt mẫu vào dung dịch 50% HCl + H2O và nấu sôi trong 30 phút. Giao diện mối hàn với vùngbảnh hưởng nhiệt, sự phân lớp kim loại cơ bản, cấu trúc thô đại của mối hàn (hình dáng, kích thước, hướng kết tinh, vùng thiên tích, xốp co ngót) đều được thể hiện trên lát mài thô đại. Trên lát cắt cũng quan sát thấy khuyết tật mối hàn (không nóng chảy, không ngấu, lẫn tạp chất, rỗ khí và nứt…). Việc tìm kiếm khuyết tật hoặc theo tiêu chuẩn quan sát ngoại dạng (VT) hoặc trực tiếp theo độ phóng đại đến 5 lần. Quan sát mặt gãy người ta xác định được mối quan hệ của bề mặt chảy loãng với đặc trưng kết tinh khi bị phá hủy. Mối quan hệ này được dùng như chỉ tiêu chất lượng của tính dẻo mối hàn. Thông thường người ta hay chụp ảnh bề mặt lát cắt làm biên bản lưu giữ, ảnh đó theo tiếng Anh là photomacrograph (h. III. ). Để biểu thị mức độ thiên tích lưu huỳnh trong kim loại cơ Hình III. Photomacrograph của mối hàn bản và mối hàn người ta sử dụng phương pháp vết hằn Baumann. Đặt tấm giấy ảnh phát sáng đã nhúng sơ bộ vào dung dịch axit lên lát mài thô đại. Sau 3 ÷ 5 phút tấm giấy được gỡ ra xử lý. Các vết vàng - nâu ứng với vùng tiết diện có chứa nhiều lưu huỳnh. 3. Tổ chức (cấu trúc) vi mô: Cấu trúc vi mô được nghiên cứu trên các lát mài sau khi đánh bóng và tẩm thực với độ phóng đại 50 – 2000 lần. Trên các lát mài vi mô người ta xác định tổ chức vi mô của mối hàn và vùng lân cận (dạng và mối tương quan giữa các thành phần cấu tạo; sự có mặt và phân bố carbide, nitride, sulphide lẫn oxide; kích thước hạt). Các vết nứt và rỗ vi mô cũng được thể hiện trên lát mài. Phân tích kim tương cũng thường được dùng để đánh giá dị thường luyện kim như các chất kết tủa phase thứ ba, các hạt lớn lên quá mức. Phương pháp kiểm tra định lượng như xác định thành phần phase hoặc xác định kích thước hạt được thực hiện kết hợp cùng với phân tích cấu trúc thô đại (h.IV1 và IV2. ). 10
  12. Hình IV1 . Cấu trúc vi mô Hình IV2 . Liên kết hạt khi nứt và hình nhánh cây trên bề mặt phá hủy. Phân tích cấu trúc tế vi có thể theo dạng đánh giá cân bằng phase từ phần nhô đến đáy mối hàn, kiểm tra tạp chất phi kim hoặc kết tủa phase thứ ba. Khảo sát sự phát triển hạt cũng được dùng để tìm nguyên nhân tại sao kết quả thử cơ tính thấp. Ví dụ hạt dạng hình kim làm độ dai va đập giảm đi nhiều (h.III. ). Bảng hướng dẫn đánh giá các đặc điểm bằng phân tích kim tương Thô Kim Kim Khuyết Thô đại tương tương tật theo đại có Ghi Các đặc điểm không không có EN tẩm chú tẩm tẩm tẩm 26520 thực thực thực thực 1. Nứt nóng 100 X X X X 2. Nứt nguội 100 X X X X Trừ Al 3. Nứt tầng 100 X X X X 4. Rỗ 200 X X X X 5. Lẫn 300 X X X X 6. Không ngấu/ thấu 400 X X X X 7.Dạng hình học 500 X X 8. VAN X X 9. Các lượt và lớp X (X) 10. Biên giới hạt (X) X 11. Cấu trúc hạt X 12. Cấu trúc kết tinh X X 13. Chuẩn bị liên kết (X) X X X 14. Hướng cán/ ép X X chảy 11
  13. 15. Hướng tổ chức X X thớ/ hạt 16.Thiên tích X X 17. Kết tủa X 18. Sửa (X) X (X) X 19. Ảnh hưởng cơ/ X X nhiệt Chú ý: X - đặc điểm thể hiện; (X) - đặc điểm không thể hiện 4. Phân tích hóa học Phân tích hóa học được dùng để kiểm tra thành phần kim loại cơ bản, kim loại mối hàn (tại tâm và vùng nóng chảy) cũng như kiểm tra vật liệu hàn. Phân tích hóa học để loại các vật liệu không đạt yêu cầu cũng như nguyên nhân xuất hiện khuyết tật trong liên kết hàn. Để thực hiện điều này, các phoi đục hoặc khoan được lấy từ vật liệu và phân tích thành phần hóa học trong phòng thí nghiệm. Đối với mối hàn, cần phải lấy phoi khoan từ mẫu nhiều lớp có kích thước 75 mm * 10 mm * 18 mm trên một tấm nền. Với kỹ thuật mới có thể phân tích nhanh thành phần hoá học bằng phương pháp quang phổ. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Trình bày được nguyên lý và quy trình kiểm tra cấu trúc kim loại mối hàn. Câu 2: Nêu được các loại dụng cụ, thiết bị chuẩn bị mẫu thử đầy đủ. 12
  14. BÀI 3: ĐÁNH GIÁ MỐI HÀN BẰNG DUNG DỊCH CHỈ THỊ Mã bài: MĐ25 – 3 Giới thiệu: Kiểm tra chất lượng mối hàn bằng dung dịch chỉ thị kiểm tra đánh giá độ kín mối hàn bằng các dung dịch chỉ thị là phương pháp kiểm tra thực tế trên mẫu hàn, nhằm mục đích kiểm tra độ kín của kim loại của mối hàn, kiểm tra sự hợp lý của quy trình hàn và tay nghề thợ hàn. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Kiến thức: - Trình bày được khái niệm phương pháp kiểm tra mối hàn bằng các dung dịch chỉ thị màu. - Kỹ năng: + Nhận biết được các laoị dung dịch kiểm tra độ kín của mối hàn chính xác. + Làm sạch được hết vết bẩn, vét dầu mỡ, lớp ô xy hoá trên bề mặt mối hàn cần kiểm tra + Quan sát phát hiện được chính xác khuyết tật của mối hàn. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Học tập nghiêm túc; có ý thức kỷ luật; làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; hướng dẫn, giám sát những người có trình độ thấp hơn thực hiện công việc đánh giá được kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm. Nội dung chính: 1. Cơ sở vật lý của phương pháp thấm mao dẫn 1.1. Khái niệm Người ta đã sử dụng phương pháp thấm mao dẫn khi kiểm tra chất lượng hàn nóng chảy, hàn vảy từ rất lâu. Phương pháp này được dùng để phát hiện và định vị các khuyết tật trên bề mặt hoặc thông lên bề mặt như nứt, rỗ, không ngấu, không thấu, màng oxide... Các phương pháp dò khuyết tật bằng thấm mao dẫn cũng được dùng để kiểm tra các vật liệu là hợp kim bền nhiệt, vật liệu phi kim, chất dẻo, gốm.... trong các ngành điện lực, chế tạo máy chuyên dùng, giao thông... Kiểm tra bằng thấm mao dẫn dựa trên các hiện tượng cơ bản là mao dẫn, thẩm thấu, hấp thụ và khuếch tán; ánh sáng; tương phản màu. Nó gồm các bước chính sau: Hình III.1. Các bước kiểm tra thấm mao dẫn Bước 1: Làm sạch bề mặt vật kiểm. 13
  15. Bước 2: Bôi hoặc phun chất thấm có khả năng thấm vào các mạch mao dẫn nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thấy vị trí khuyết tật. Bước 3: Sau khi thấm sâu vào trong, tiến hành làm sạch bề mặt loại bỏ phần chất thấm thừa. Bước 4: Bôi hoặc phun chất hiện lên bề mặt, lớp hiện sẽ kéo chất thấm lên bề mặt tạo nên các chỉ thị bất liên tục có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc kính lúp. Bước 5: Kiểm tra, giải đoán các khuyết tật trong điều kiện chiếu sáng hoặc dưới tác động của tia cực tím. Bước 6: Làm sạch vật kiểm. 1.2. Làm sạch bề mặt vật kiểm: a. Mục đích: Để các chất thấm có thể thâm nhập sâu vào trong trong vật kiểm qua các mạch mao dẫn thì bề mặt vật kiểm cần được làm sạch. Trước khi đưa chất thấm vào, bề mặt kiểm tra phải được làm khô hoàn toàn, không được để nước và các dung môi có mặt bên trong và xung quanh khuyết tật. Có thể làm khô bằng cách sấy vật với đèn hồng ngoại, dùng tủ sấy, hoặc dùng luồng khí nóng thổi vào vật. Trong kiểm tra hàn thường dùng các phương pháp làm sạch cơ học như phun cát, phun bi, cạo gỉ bằng cơ khí. Các phương pháp này làm giảm khả năng phát hiện các khuyết tật bề mặt vì tạo ra các chỉ thị giả (h. III.2). Hình III.2. Các chỉ thị giả do làm sạch bằng cơ khí b. Các phương pháp hóa học: Để nâng cao độ nhạy phát hiện khuyết tật trong các kết cấu hàn quan trọng, cũng như trong các quá trình sản xuất khác, người ta dùng các phương pháp làm sạch bằng hóa học. + Chất tẩy rửa: có thể dùng các chất thuộc loại kiềm, trung tính hoặc axit, nhưng không được gây ăn mòn vật kiểm. Thời gian làm sạch khoảng từ 10-15 phút, ở nhiệt độ 70 – 90 oC. + Dung môi: dung môi không có chất cặn (có điểm bắt lửa >90 oC), dùng để tẩy rửa các vết dầu mỡ nhưng thường không tẩy được chất bẩn bùn đất. + Tẩy hơi: dùng để tẩy rửa các vết dầu mỡ nặng, có thể làm sạch vết bẩn bùn đất. 14
  16. + Dung dịch axit: Các lớp mỏng axit có thể ăn mòn bề mặt, sau đó rửa sạch bằng các dung dịch thích hợp. + Các chất tẩy sơn: Các lớp sơn có thể tẩy bằng các dung môi tẩy sơn. Trong mọi trường hợp phải tẩy sạch hoàn toàn lớp sơn. Sau khi tẩy phải được rửa kỹ để loại bỏ các chất bẩn. + Rửa siêu âm: Có thể dùng với tất cả các chất tẩy rửa kể trên để tăng hiệu suất tẩy rửa và giảm thời gian thực hiện. c. Chất lỏng thấm mao dẫn Trong kiểm tra thấm mao dẫn, chất thấm là chất lỏng có khả năng thấm sâu vào các khuyết tật bề mặt hoặc thông lên bề mặt của vật kiểm. Tuy nhiên, để kiểm tra chất thấm phải có các tính chất khác ngoài khả năng thấm. Chất thấm lỏng lý tưởng cần phải thỏa mãn các yêu cầu: - Có khả năng lan toả và thâm nhập sâu vào bên trong vật qua các mạch mao dẫn. - Ít bay hơi, lưu giữ được lâu trong vật. - Dễ được hút lên bề mặt khi phun chất hiện (vẫn ở trạng thái lỏng). - Khó bị phai màu hoặc bị giảm hiệu suất huỳnh quang. - Làm sạch dễ sau khi kiểm. - Không độc, khó bốc cháy. - Có tính trơ đối với vật kiểm hoặc thùng chứa. - Giá cả hợp lý. Độ nhớt của chất thấm lỏng ảnh hưởng đến tốc độ thấm. Chất thấm có độ nhớt cao thì tốc độ thấm thấp. Còn các chất thấm có độ nhớt thấp thường loang nhanh trên bề mặt và tràn khỏi khuyết tật nông. Nhiệt độ thấm thường không quá 60o. Sức căng bề mặt là đặc tính quan trọng của chất thấm lỏng. Chất có sức căng bề mặt lớn thường dễ hòa tan các thành phần như chất màu, chất ổn định. Chất có sức căng bề mặt nhỏ thì dễ thấm và loang nhanh trên bề mặt vật kiểm. Khả năng thấm ướt được thể hiện qua góc thấm ướt. Chất có khả năng thấm ướt kém thì có sức căng bề mặt lớn. Sức căng bề mặt làm chất lỏng co lại thành những giọt tròn có diện tích tiếp xúc nhỏ nhất với bề mặt vật (h.III.3). Góc thấm ướt nhỏ có khả năng thấm ướt cao và loang rộng. Tuy nhiên cần chú ý tới những điều kiện khác, ví dụ nước thấm ướt tốt trên bề mặt thép có gỉ, nhưng nếu trên bề mặt đó lại có lớp mỡ thì khả năng thấm ướt khác đi rất nhiều. Góc thấm ướt của hầu hết các chất thấm lỏng đều đảm bảo dưới 5o. Hình III.3. Sự tạo thành sức căng bề mặt 15
  17. d. Phân loại kiểm tra bằng thấm mao dẫn: Theo đặc điểm sáng màu của vết chỉ thị khuyết tật, người ta chia làm ba phương pháp kiểm tra khuyết tật bằng thấm mao dẫn: màu, huỳnh quang và huỳnh quang -màu. e. Phân loại kiểm tra bằng thấm mao dẫn: Theo đặc điểm sáng màu của vết chỉ thị khuyết tật, người ta chia làm ba phương pháp kiểm tra khuyết tật bằng thấm mao dẫn: màu, huỳnh quang và huỳnh quang -màu. Theo nguyên lí tạo nên vết chỉ thị khuyết tật, các phương pháp kiểm tra bằng thấm mao dẫn được chia thành ba cách hiện hình: - Hiện do hút - ướt và khô. - Do hòa tan (khuếch tán) bằng việc sử dụng thuốc hiện màu hoặc không màu. - Không hiện: không có bột, tự hiện. 2. Phương pháp kiểm tra thấm mao dẫn: a. Thiết bị và vật liệu: Thiết bị và vật liệu dùng trong kiểm tra thấm mao dẫn đơn giản hơn nhiều so với các phương pháp khác. Do đó phương pháp này thường được tính đến khi kiểm tra liên kết hàn. b. Thiết bị kiểm tra cố định: Các thiết bị cố định dùng trong kiểm tra thấm mao dẫn thường có nhiều loại từ đơn giản đến tự động hoàn toàn. Chúng phụ thuộc vào kích thước, cách bố trí và yêu cầu kiểm tra. Thiết bị kiểm tra gồm các thành phần chính sau (h. III.3): - Trạm tiền làm sạch – cách li - Bể chứa - Trạm làm khô - Trạm gây nhũ tương - Trạm rửa (bể, thường có nguồn sáng đen để kiểm tra độ sạch) - Trạm bôi hoặc phun thuốc hiện - Tủ sấy - Trạm kiểm tra (buồng tối có nguồn sáng đen) - Trạm làm sạch sau kiểm tra – cách li Hình III.3. Thiết bị kiểm tra cố định c. Dụng cụ phụ trợ: - Hệ thống phun tĩnh điện: 16
  18. Cả chất thấm và chất hiện đều có thể đưa vào vật kiểm bằng thiết bị phun tĩnh điện. Hệ thống hoạt động dựa trên định luật cơ bản của trường tĩnh điện: các điện tích chạy về cực trái dấu. Trong thực tế, trường điện từ được tạo ra giữa vật kiểm và súng phun nối với nguồn điện (h.III.4.) Hình III.4. Hệ thống phun tĩnh điện Các hạt chất thấm mang điện tích âm bao quanh vòi phun của súng. Khi có dòng điện, luồng bột chất thấm được phun ra bám vào bề mặt vật kiểm. Chất thấm tạo thành lớp trên bề mặt làm cường độ điện trường giảm đi, lúc đó chất thấm lại tự phủ lên chỗ mới. So với hệ thống bể nhúng, bôi quét, hay dùng bình xịt thông thường, phun tĩnh điện có ưu điểm là tốc độ phun cao, phủ đều và an toàn cho người thao tác. - Nguồn sáng đen: So với hệ thống bể nhúng, bôi quét, hay dùng bình xịt thông thường, phun tĩnh điện có ưu điểm là tốc độ phun cao, phủ đều và an toàn cho người thao tác. - Nguồn sáng đen Là nguồn tạo ra tia cực tím (bước sóng λ= 300 nm - 400 nm) để quan sát các chỉ thị huỳnh quang. Cấu tạo nguồn gồm biến áp điều chỉnh dòng thiết kế riêng, một bóng thuỷ ngân cao áp và bộ màn lọc được lắp vào chao đèn phản xạ (h. III.4.) Khi quan sát cường độ ánh sáng trên bề mặt vật kiểm tối thiểu đạt 0,8 mW/cm2. Màn lọc màu đỏ được thiết kế chỉ để cho các bước sóng cực tím 350 nm – 380 nm đi qua, còn các tia khác bị ngăn lại. Để đảm bảo an toàn, trong khi dùng không được để đèn chiếu trực tiếp vào da hay mắt. Quan sát và giải đoán được thực hiện trong buồng tối. Hình III.4. Nguồn sáng đèn 3. Thiết bị kiểm tra xách tay: 17
  19. Bộ kiểm tra xách tay thường được dùng khi kiểm tra các liên kết hàn tại hiện trường. Các phương pháp kiểm tra màu và huỳnh quang đều hay được dùng, dụng cụ được đựng trong các hộp đồ nghề gọn nhẹ gồm (h.III.5): - Nguồn sáng đen - Dung môi làm sạch (dầu mỡ, sơn, gỉ) - Bình xịt chất thấm (huỳnh quang, màu) - Bình đựng chất hiện ướt - Chất hiện khô dạng bột - Khăn thấm, bàn chải... Hình III.5. Bộ đồ thấm huỳnh quang xách tay 3. Vật liệu: a. Chất thấm chỉ thị: Độ nhạy của chất thấm càng cao thì khả năng phát hiện khuyết tật càng nhỏ. Có các mức độ nhạy: - Mức 4: Độ nhạy cực cao - Mức 3: Độ nhạy cao - Mức 2: Độ nhạy trung bình - Mức 1: Độ nhạy thấp Khi độ nhạy tăng thì các chỉ thị không liên quan cũng tăng, do đó chọn chất thấm sao cho tìm được khuyết tật song không tạo ra quá nhiều chỉ thị ảo. Các chất hiện được chia ra: - Theo trạng thái: dung dịch và huyền phù - Theo tính chất màu: màu và vô sắc, huỳnh quang, màu- huỳnh quang - Theo dấu hiệu công nghệ: loại bỏ chất thấm dư bằng dung môi hữu cơ, rửa bằng nước, rửa nước sau tác động làm sạch (hậu nhũ tương hóa) b. Chất làm sạch: Kết quả kiểm tra không đáng tin cậy nếu bề mặt không sạch. Chất làm sạch giúp chất thấm tăng khả năng thấm ướt bề mặt và điền đầy khoang khuyết tật. Tuỳ theo bề mặt, các chất làm sạch là các chất tẩy rửa, axit, kiềm, hoặc là cát phun... d. Chất hiện hình: Dùng để hút chất thấm chỉ thị từ khuyết tật với mục đích tạo thành dấu vết chỉ thị trên nền. Ngoài ra chất hiện còn làm tăng chiều dày lớp thấm lên trên ngưỡng phát hiện, lan rộng kích thước các chỉ thị. chất hiện còn làm tăng độ tương phản giúp cho phát hiện và giải đoán các khuyết tật dễ hơn. 18
  20. Khi chiếu ánh sáng đen, chất hiện huỳnh quang màu đen còn chất thấm có màu vàng chanh. Trong khi chất hiện khả kiến tạo nền trắng cho các chỉ thị khuyết tật màu đỏ hoặc da cam. Đối với chất hiện vấn đề an toàn cần được chú ý do các hạt có kích thước cực nhỏ có thể gây hại cho đường hô hấp. Chất hiện loại dung môi chứa các độc tố nhẹ, dễ cháy nổ! 4. Kỹ thuật kiểm tra: a. Phương pháp kiểm tra: Các phương pháp chuẩn bị bề mặt kiểm tra, chất thấm, chất hiện... khi kiểm tra liên kết hàn giống như khi kiểm tra chất lượng các quá trình công nghệ khác. Trong thời gian kiểm cần phải tính đến các bề mặt của liên kết (mối hàn, vùng ảnh hưởng nhiệt và lân cận). Không gian phải đủ để tiếp cận tất cả các phía (chân mối hàn, đỉnh mối hàn). Lựa chọn các phương pháp kiểm tra căn cứ vào độ nhạy yêu cầu, khả năng chống ăn mòn của kim loại, chất lượng bề mặt liên kết hàn, điều kiện tiếp cận và chiếu sáng vùng kiểm tra. Nên kiểm tra dưới ánh sáng có cường độ khoảng 500 lx. Vấn đề khó khi kiểm tra thấm mao dẫn là kiểm tra mối hàn có độ bóng bề mặt thấp, nó sẽ tạo nên các chỉ thị giả gây khó khăn cho việc giải đoán. Độ nhạy lớn nhất của các phương pháp thấm mao dẫn đạt được khi kiểm tra bề mặt có độ bóng 5 (Rz=20). Các phương pháp thấm màu có độ nhạy cao khi phát hiện khuyết tật nứt, rỗ bề mặt. Chúng có thể phát hiện các vết nứt chiều rộng 1 – 2 µm, sâu 10 - 15 µm. Khi kiểm tra các liên kết hàn bằng hồ quang tay mà bề mặt không có chuẩn bị đặc biệt, việc sử dụng các chất thấm trên cơ sở dầu hoả- dầu thông có kết quả tích cực nhờ khả năng thẩm thấu tốt từ bề mặt nhám. Việc kiểm tra các liên kết hàn khuếch tán tiếp xúc có khuyết tật dạng phẳng gặp nhiều khó khăn không chỉ đối với phương pháp thấm mao dẫn mà cả các phương pháp chụp ảnh phóng xạ hoặc siêu âm. b. Các chỉ thị và giải đoán - Chỉ thị huỳnh quang Khi được ánh sáng đen chiếu vào, các chỉ thị từ chất thấm huỳnh quang phát ra rất mạnh trong buồng tối. Hình dạng và độ sáng của chỉ thị cho biết loại và mức độ của bất liên tục. Rỗ khí có hình tròn, độ sáng phụ thuộc vào chiều sâu của bất liên tục. Vết nứt biểu thị bằng các vạch sáng liên tục hay đứt đoạn. - Chỉ thị màu Khi thuốc hiện khô thành lớp nền trắng mỏng, các chỉ thị bất liên tục dần dần được hiện ra ở vị trí tương ứng. Màu và độ rộng của chỉ thị phụ thuộc vào chiều sâu và rộng của bất liên tục. - Chỉ thị giả Đó là các chỉ thị không phải do bất liên tục gây nên. Nguyên nhân là do làm sạch không triệt để, vân tay, nhiễm từ... Thường thì các chỉ thị giả dễ nhận biết vì chúng có liên quan chặt chẽ đến nguồn gốc phát sinh như vết chèn, điểm hàn. - Giải đoán 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1