intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:110

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe" được biên soạn với mục tiêu giúp người học trình bày được khái niệm và các nội dung cơ bản của kỹ năng giao tiếp cơ bản, kỹ năng thuyết trình, thuyết phục, và kỹ năng giao tiếp thông thường; nắm được kiến thức cơ bản về các kỹ năng giao tiếp hiệu quả bằng lời và không lời. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC :KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE NGÀNH: DƯỢC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định19 /QĐ-CĐYT ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng y tế Cà Mau) Cà Mau,năm 2022 Lưu hành nội bộ
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi mục đích khác mang tính chất lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm 2
  3. LỜI GIỚI THỆU Để cập nhật nhật kiến thức về truyền thông giáo dục sức khỏe các tác giả đã cấu trúc lại nội dung của giáo trình, những kĩ năng chính trong chương trình bồi dưỡng và nâng cao truyền thông giáo dục sức khỏe môi trường bệnh viện, trung tâm và phòng khám tư nhân. Trong đó nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe vẫn được thể hiện là một cấu phần quan trọng của chương trình. Những lí thuyết về hành vi được trình bày với mục đích giúp các cán bộ sẽ và đang hoạt động trong lĩnh vực công cộng có thể ứng dụng để phân tích, giải thích và dự đoán hành vi cá nhân góp phần xây dựng các chiến lược can thiệp nâng cao Y đức hiệu quả. Nhằm tạo điều kiện cho người học có một bộ tài liệu tham khảo mang tính tổng hợp . Thống nhất và mang tính thực tiễn sâu hơn. Nhóm người dạy chúng tôi đề xuất và biên soạn giáo trình Pháp luật tổ chức y dành riêng cho người học trình độ cao đẳng. Nội dung giáo trình bao gồm các bài sau: Chương 1:Đại cương tư vấn truyền thông – giáo dục sức khỏe Chương 2: Phương tiện và phương pháp truyền thông Chương 3:Kỹ năng tư vấn Chương 4: Ký năng truyền thông – giiaó dục sức khỏe Chương 5: Hành vi sức khỏe và quá trình thay đổi Chương 6: Khám phá bản thân Chương 7: Hướng dẫn tổ chức một buổi truyền thông – giiaó dục sức khỏe Chương 8: Lập kế hoạch truyền thông – giáo dục sức khỏe Bộ môn Y học Dự phòng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Y và tất cả các thành viên hội đồng đã tạo điều kiện hoặc góp phần để giáo trình sớm đến tay bạn đọc. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi tham khảo. Bên cạnh đó, trong quá trình biên soạn chắc chắn về nội dung và hình thức sẽ không thể hoàn hảo và đầy đủ như mong muốn. Bộ môn rất mong nhận được các ý kiến đóng góp cho giáo trình của các đồng nghiệp và bạn đọc. Cà Mau, ngày tháng năm 202 Tham gia biên soạn ` 1.Chủ biên Nguyễn Thể Tần 2. Nguyễn Hồng Quân 3. Vũ Văn Hưởng 3
  4. MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu Trang 2 2. Mục lục 3 3. Giáo trinh mô đun 4 4. Chương 1:Đại cương tư vấn truyền thông – giáo dục sức 10 khỏe 5. Chương 2: Phương tiện và phương pháp truyền thông 20 6. Chương 3:Kỹ năng tư vấn 32 7. Chương 4: Ký năng truyền thông – giiaó dục sức khỏe 51 8. Chương 5: Hành vi sức khỏe và quá trình thay đổi 63 9. Chương 6: Khám phá bản thân 81 10. Chương 7: Hướng dẫn tổ chức một buổi truyền thông – 89 giiaó dục sức khỏe 11. Chương 8: Lập kế hoạch truyền thông – giáo dục sức 91 khỏe 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1.Tên môn học: TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE 2.Mã môn học :MH 58 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ trung cấp tại trường Cao đẳng Y tế Cà Mau. 3.2 .Tính chất: là môn học bắt buộc 3.3.Ý nghĩa và vai trò : là môn học bắt buộc trong chương trình trung cấp nhằm nâng cao kỹ năng thuyết trình, thuyết phục, và kỹ năng giao tiếp thông thường 4. Mục tiêu môn học : 4.1.Về kiến thức: A1. Trình bày được khái niệm và các nội dung cơ bản của kỹ năng giao tiếp cơ bản, kỹ năng thuyết trình, thuyết phục, và kỹ năng giao tiếp thông thường. A2. Nắm được kiến thức cơ bản về các kỹ năng giao tiếp hiệu quả bằng lời và không lời 4.2.Về kỹ năng: B1.Sử dụng tối ưu các phương tiện giao tiếp,bao gồm phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ khi tiếp xúc với người bệnh, gia đình người bệnh và đồng nghiệp B2. Hình thành các kỹ năng giao tiếp cần thiết, lấy người bệnh làm trung tâm khi phát triển các mối quan hệ giao tiếp 4.3.Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C.1.Có ý thức kỷ luật trong học tập, có tinh thần tự giác trong học tập, có thái độ tích cực đổi mới trong giao tiếp để đạt hiệu quả tốt hơn. Nội dung môn học/mô đun: Chương trình chi tiết môn học TÊN BÀI SỐ GIỜ TT GIẢNG Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra Đại cương tư vấn truyền 1. thông – giáo 5 3 2 0 dục sức khỏe Phương tiện 5 3 2 và phương 2. pháp truyền 0 thông Kỹ năng tư 5 3 2 3. vấn 0 5
  6. Ký năng 5 3 2 truyền thông 4. – giiaó dục 1 sức khỏe Hành vi sức 5 3 2 khỏe và quá 5. trình thay đổi 0 Khám phá 3 2 6. bản thân 5 0 Hướng dẫn tổ chức một buổi truyền 7. thông – giiaó 5 3 2 0 dục sức khỏe Lập kế hoạch truyền thông 8. – giáo dục 5 2 3 1 sức khỏe TỔNG 35 20 15 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác:Người học tìm hiểu thực tế bệnh viện nơi tham gia thực tập, thực tế. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo trung cấp hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 6
  7. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra SSố Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ A1, A2, A3, 1 Sau 20 giờ. Thuyết trình Trắc nghiệm/ B1, B2, B3, Báo cáo C1, C2 Định kỳ Viết/ Tự luận/ A4, B4, C3 1 Sau 40 giờ Thuyết trình Trắc nghiệm/ Báo cáo Kết thúc môn Viết trắc nghiệm A1, A2, A3, A4, A5, 1 Sau 45 giờ học B1, B2, B3, B4, B5, C1, C2, C3, 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng:Đối tượng cao đẳng dược. 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. 7
  8. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: 1. Trung tâm tuyên truyền bảo vệ sức khỏe - Bộ Y tể, 1993. Giáo trình cơ bản về giáo dục sức khỏe, Hà Nội. 2. Trung tâm tnyên truyền bảo vệ sức khỏe - Bộ Y tế, 2000. Giáo trì nh cơ bản về giáo dục sức khỏe. Hà Nội. 3. Khoa y tế công cộng-Trường Đại học y Hà Nội, 2007. Tài liệu truyền thông GDSK, Hà Nội. 4. Bộ Y tế, 1993. Giáo trình cơ bản về giáo dục sức khỏe, Hà Nội. 5. Bộ Y tế, 2010. Giáo trình “Phương pháp sư phạm cơ bản cho giảng viên các cơ sở đào tạo liên tục” của Bộ Y tế, Hà Nội. 6. World Health Organnization, 1998. Education for Health: A Manual on Health Education in Primary Health Care, England. 8
  9. CHƯƠNG 1.ĐẠI CƯƠNG TƯ VẤN TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Chương 1 là chương giới thiệu tổng quan về một số nội dung cơ bản về đại cương tư vấn truyền thông - giáo dục sức khỏe để người học có được kiến thức nền tảng và dễ dàng tiếp cận nội dung môn học ở những chương tiếp theo.  MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Trình bày được được khái niệm về Tư vấn, truyền thông - giáo dục sức khỏe và sự khác nhau. - Trình bày được được mục đích của phương pháp tư vấn, truyền thông - giáo dục sức khỏe trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe trong hoạt động chăm sóc Điều dưỡng - Trình bày được các phương pháp tư vấn, truyền thông - giáo dục sức khỏe, và các yếu tố ảnh hưởng  Về kỹ năng: - Phân tích được những tác động của đại cương tư vấn truyền thông - giáo dục sức khỏe đến đời sống thực tế.  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của đại cương tư vấn truyền thông - giáo dục sức khỏe trong thực tiễn. - Tuân thủ nội quy, quy định nơi thực tập, làm việc.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: phòng học lý thuyết tại trường. 9
  10. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: tự luận)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có  NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1. KHÁI NIỆM TƯ VẤN VÀ TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Sức khỏe là một trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật”. Sức khỏe là vốn quí nhất của con người, là nhân tố cơ bản trong toàn bộ sự phát triển của xã hội. Có nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe của mỗi ngưòi: yếu tố Xã hội, Văn hóa, kinh tế, môi trường và yếu tố sinh học như di truyền thể chất. Muốn có sức khỏe tốt phải tạo ra môi trường sống lành mạnh và đòi hỏi có sự tham gia của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng cho các hoạt động bảo vệ và nâng cao sức khỏe.Đẩy mạnh công tác tư vấn giáo dục sức khỏe (TV- GDSK) là biện pháp quan trọng giúp người dân có kiến thức về sức khỏe, bảo vệ và nâng cao sức khỏe TV- GDSK đã được đề cập đến trong các tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới. Sự tập trung của TV- GDSK là vào lý trí, tình cảm và các hành động: nhằm thay đôi hành vi có hại, thực hiện hành vi có lợi mang lại cuộc sống khỏe mạnh, hữu ích. TV- GDSK cũng là phương tiện nhằm phát triến ý thức con người, phát huy tinh thần tự lực cánh sinh trong giải quyết vấn đề sức khỏe của cá nhân và cộng đồng. TV- GDSK 10
  11. khôngphải chỉ là cung cấp thông tin hay nói với mọi người những gì họ cần làm cho sức khỏe của họ mà là quá trình cung cấp kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường để nâng cao nhận thức, chuyển đổi thái độ về sức khỏe và thực hành hành vi sức khỏe lành mạnh. TV- GDSK là làm cho mọi người từ bỏ các hành vi có hại và thực hành các hành vi có lợi cho sức khỏe, đây là một quá trình lâu dài, cần phải tiến hành theo kế hoạch, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, với sự tham gia của ngành y tế và các ngành khác. Trong TV- GDSK chúng ta quan tâm nhiều đến vấn đề là làm thế nào để mọi người hiểu được các yếu tố có lợi và yếu tố có hại cho sức khỏe, từ đó khuyến khích, hỗ trợ nhân dân thực hành hành vi có lợi cho sức khỏe và từ bỏ các hành vi có hại cho sức khỏe. 1.1.Truyền thông - Giáo dục sức khỏe (TT - GDSK) GDSK là một quá trình truyền thông, bao gồm những tác động tương hỗ thông tin hai chiều giữa người TT - GDSK và đối tượng được TT - GDSK (sơ đồ 1). Sơ đồ 1: Mối liên quan giữa người TT- GDSK và người được TT- GDSK TT- GDSK là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng. Hoạt động TT- GDSK tác động vào 3 lĩnh vực của đối tượng được TT- GDSK: Kiến thức của đối tượng về vấn đề sức khoẻ, thái độ của đối tượng với vấn đề sức khỏe, thực hành hay cách ứng xử của đối tượng để giải quyết vấn đề sức khỏe, nhằm bảo vệ và nâng cao SK Mục đích của TT- GDSK: - Nâng cao kiến thức cho đối tượng được TT- GDSK - Thay đổi thái độ về vấn đề/ nội dung TT- GDSK - Tiến tới thực hiện hành vi sức khỏe lành mạnh Khái niệm tư vấn: Tư vấn là một hình thức giáo dục sức khỏe cá nhân (là chủ yếu), trong đó người tư vấn cung cấp thông tin cho đối tượng (cá nhân và gia đình), động viên đối tượng suy nghĩ về vấn đề của họ, giúp họ hiểu biết được vấn đề, nguyên nhân của vấn đề và chọn 11
  12. cách hành động riêng để giải quyết vấn đề. Tư vấn còn luôn hỗ trợtâm lý cho đối tượng khi họ hoang mang lo sợ về vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc những vấn đề đối tượng cho là nghiêm trọng khi họ chưa hiểu rõ. Trong đa số trường họp, cán bộ tư vấn cần đáp ứng nhu cầu bí mật cho các đối tượng đặc biệt với các đối tượng bị các bệnh xã hội có định kiến như: HIV/AIDS, bệnh lây theo đường tình dục .... Cán bộ tư vấn thường chủ động giúp cho đối tượng quyết định các vấn đề sức khỏe có liên quan đến đời sống, tạo dựng lòng tin, gỡ bỏ các định kiến, trong mối quan hệ bạn bè, gia đình, cộng đồng. Tư vấn giúp cho đối tượng và gia đình cộng đồng có hiểu biết đúng đắn về vấn đề của họ, có thái độ thích hợp và lựa chọn các biện pháp giải quyết phù họp nhất. Như vậy người tư vấn cần đưa ra các thông tin quan trọng, chính xác để đối tượng có thể tự đánh giá, thấy rõ được vấn đề của họ và họ có thể tự suy nghĩ những vấn đề mà họ phải đương đầu, cuối cùng giúp họ đưa ra các quyết định đúng đắn để có thể giải quyết vấn đề của họ một cách tốt nhất. Điều quan trọng là người tư vấn phải tạo ra được niềm tin cho đối tượng để họ có cơ sở cho sự thay đối hành vi phù hợp. Tuỳ theo đối tượng, phong tục, tập quán, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, từng nơi, từng lúc mà chọn phương pháp cho phù hợp. Tư vấn là những buổi tiếp xúc, thảo luận chính thức thường đưa đến kết quả tốt. Tư vấn giúp đối tượng, gia đình họ và cộng đồng thay đổi những hành vi nhất định nào đó trong quá trình mà vấn để của đối tượng đang tồn tại hoặc có những hành vi thay đổi và duy trì trong suốt cả đời họ. Tư vấn giúp giải quyết những vấn đề sức khỏe cá nhân qua đó có thể giúp bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng. Có nhiều khái niệm định nghĩa về tư vấn, song chung nhất có thể hiểu “Tư vấn là một Tiến trình Tương tác giữa nhân viên tư vấn và khách hàng nhằm giúp đỡ và cung cấp thông tin cho khách hàng về mọi mặt để họ có thể phát triển Tiềm năng của bản thân, Tự tìm ra những giải pháp để giải quyết vấn đề và tự tin hơn khi hành động theo những quyết định mà họ đã lựa chọn” Tư vấn là một tiến trình tâm lý có mở đầu, diễn biến và kết thúc + Mở đầu: Tư vấn viên bắt đầu tiếp xúc với khách hàng. Trong giai đoạn này tạo được niềm tin với khách hàng là hết sức quan trọng + Diễn biến: Diễn ra trong suốt quá trình tiếp xúc tâm lý giữa nhân viên tư vấn và khách hàng. Trong giai đoạn này nhân viên tư vấn giúp khách hàng nhận ra được “vấn đề” của họ; Biết được những điểm mạnh của mình và các điểm yếu của mình 12
  13. để từ đó cung cấp thông tin, hỗ trợ khách hàng lựa chọn được giải pháp và tự tin trong việc giải quyết vấn đề của mình + Kết thúc: Khi cuộc tiếp xúc tâm lý giữa khách hàng và nhân viên tư vấn chấm dứt. Thông thường khách hàng ra về đã ý thức được rõ ràng vấn đề của mình và có giải pháp để giải quyết vấn đề đó. Đây là giai đoạn kết thúc song tư vấn viên không quên hẹn gặp lại khách hàng để tiếp tục hỗ trợ khách hàng Như vậy tư vấn là: Một quá trình tương tác, cộng tác và tác động lẫn nhau. Cán bộ tư vấn cần đáp ứng nhu cầu, vấn đề và hoàn cảnh cụ thể của từng cá nhân khách hàng. Phát triển tính tự chủ và trách nhiệm đối với bản thân khách hàng Trong quá trình tư vấn cán bộ tư vấn phải tính đến từng tình huống giao tiếp giữa cá nhân với nhau như: Bối cảnh văn hoá, xã hội và sự sẵn sàng thay đối. Và cán bộ tư vấn cần Nêu ra câu hỏi, khêu gợi thông tin, cân nhắc các phương án và xây dựng các kế hoạch hành động. Mục đích của tư vấn: Thay đổi nhận thức của khách hàng thông qua việc cung cấp thông tin và thay đổi hành vi của khách hàng Giúp KH hiểu rõ hoàn cảnh của mình và lựa chọn được giải pháp phù hợp đế giải quyết vấn đề của họ 1.2. Sự khác nhau giữa tư vấn khác với giáo dục sức khoẻ Tư vấn Giáo dục sức khoẻ - Giao tiếp giữa một nhân viên tư vấn và một - Giao tiếp giữa một hoặc một nhóm giáo khách hàng- Tư vấn mang tính chất riêng tư, dục viên hoặc tuyên truyền viên với một kín đáo, bí mật người nhóm người trong cộng đồng - Hướng tới việc giải toả tâm lý và giúp đỡ - Mang tính chất tuyên truyền cổ động, cho một cá nhân cụ thể giải quyết một vấn đề thường không mang tính bí mật cụ thể của họ - Cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức - Thông tin được đưa ra nhằm thay đổi cho nhiều người trong cộng đồng về một chủ thái độ và thúc đẩy thay đổi hành vi đề (thường mang tính chất khái quát) - Định hướng vào vấn đề - Thông tin đưa ra nhằm nâng cao hiểu - Khách hàng có nhu cầu tư vấn tự tìm biết và để giáo dục Định hướng vào nội đến nhân viên tư vấn (dựatrên nhu cầu dung của khách hàng) - Tuyên truyền viên tự tìm đến cộng đồng (dựa trên nhu cầu sức khỏe cộng đồng) 13
  14. 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TV- GIÁO DỤC SỨC KHỎE Nói chung cả Tư vấn và TT- GDSK đều có thể thực hiện qua hai phương pháp gián tiếpvà trực tiếp. Có 4 hình thức Tư vấn, TT- GDSK, đó là: Nói chuyện sức khỏe; Tư vấn; Thảo luận nhóm lớn và Thăm hộ gia đình. Trong tư vấn sức khỏe đặc biệt là tư vấn HIV/AIDS, cán bộ tư vấn cần dựa vào nội dung của vấn đề để xác định được phương hướng tư vấn cho phù hợp. Các hình thức tư vấn dựa vào nội dung chia làm 5 hình thức: Tư vấn phòng chống khủng hoảng; Tư vấn giải quyết vấn đề; Tư vấn quyết định vấn đề hay tư vấn thay đổi hành vi; Tư vấn điều trị; Tư vấn phòng bệnh. 2.1. Phương pháp TV- GDSK gián tiếp Là phương pháp mà người làm giáo dục không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng giáo dục, các nội dung được chuyển tải tới đối tượng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là phương pháp hiện nay vẫn được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới cũng như ở nước ta. Phương pháp này có tác dụng tốt khi chúng ta cung cấp, truyền bá các kiến thức thông thường về bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân một cách có hệ thống. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải đầu tư ban đầu, người sử dụng có kỹ thuật cao đế vận hành, sử dụng các phương tiện. Phải xây dựng kế hoạch khá chặt chẽ, kết hợp với các ban ngành đoàn thể có liên quan để đưa chương trình TV- GDSK vào thời gian hợp lý. Phương pháp gián tiếp chủ yếu là quá trình thông tin một chiều, do đó thường tác động đến bước một là nhận ra vấn đề mới và bước hai là quan tâm đến hành vi mới trong quá trình thay đổi hành vi sức khoẻ. Các phương tiện thông tin đại chúng thường được sử dụng trong phương pháp giáo dục sức khoẻ gián tiếp là: - Đài phát thanh - Vô tuyến truyền hình - Video - Tài liệu in ấn (Báo, tạp chí; Pano, áp phích; Tranh lật hay sách lật; Tờ rơi) - Bảng tin 2.2. Phương pháp TV-GDSK trực tiếp Cán bộ thực hiện giáo dục sức khoẻ trực tiếp tiếp xúc với đối tượng giáo dục sức khoẻ. Người giáo dục có thể nhanh chóng nhận được các thông tin phản hồi từ đối tượng giáo dục nên tính điều chỉnh cao trong phương pháp này. Thực hiện TT- GDSK 14
  15. trực tiếp luôn có hiệu quả tốt nhất trong việc giúp đỡ đối tượng học kỹ năng và thay đổi hành vi. Đối tượng cần được TV-GDSK là: Mọi thành viên trong cộng đồng, trong xã hội. Người bệnh và người chăm sóc người bệnh trong bệnh viện và cơ sở y tế. Để thực hiện tốt phương pháp này, người làm TV-GDSK cần phải có: - Kiến thức phù hợp với lĩnh vực mình giáo dục. - Phương pháp GDSK phù hợp với đối tượng cần giáo dục. - Lòng kiên trì. - Tính thuyết phục. Phương pháp TV -GDSK trực tiếp có thể phối họp với các phương tiện giáo dục sức khoẻ gián tiếp để nâng cao hiệu quả của buổi TV-GDSK. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến Tư vấn, TT - GDSK 3.1. Người Tư vấn, TT - GDSK: Ngoài việc có kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực khách hàng cần Tư vấn, TT - GDSK, thái độ giao tiếp, các hành vi phi ngôn từ như nét mặt, ánh mắt, cử chỉ... ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình Tư vấn, TT - GDSK 3.2. Thông tin: Tính chính xác, cập nhật của các thông tin nhân viên cung cấp cho khách hàng vai trò quan trọng đến hiệu quả của Tư vấn, TT - GDSK 3.3. Phương pháp Tư vấn, TT - GDSK: * Tư vấn, TT - GDSK: Những yếu tố về ngoại hình của người Tư vấn, TT - GDSK (trang phục, thái độ cử chỉ...) có một phần tác động đến hiệu quả của Tư vấn, TT - GDSK * Tư vấn, TT - GDSK gián tiếp - Tư vấn qua điện thoại: Người Tư vấn, TT - GDSK chỉ nghe thấy tiếng nói chứ không quan sát được tổng thể người được Tư vấn, TT - GDSK, đặc biệt là thái độ. - Tư vấn, TT - GDSK qua thư báo: Thông tin được gửi đi là một chiều, không có phản hồi, không có đối thoại tạo nên sự tương tác giữa người Tư vấn, TT - GDSK và người được Tư vấn, TT - GDSK nên hiệu quả Tư vấn, TT - GDSK thấp 3.4. Đối tượng tư vấn, TT - GDSK: Là người nhận thông tin TT - GDSK. Người nhận tin, nhận thông điệp và giải mã thông điệp, cảm nhận để có thể hiểu được chính xác thông điệp được truyền tới. Như vậy các thông điệp chuyển đi có hiệu quả hay 15
  16. không còn phụ thuộc vào nhận thức, văn hóa, sự sẵn sàng nhận tin... của người nhận tin 3.5. Phản hồi: Là lời nói, thái độ, hành vi của người nhận trong hoặc sau khi nhận được thông tin từ người truyền, người nhận thông tin phải phản hồi. Người truyền thông tin luôn tìm cách để thu thập được thông tin phản hồi từ người nhận và điều chỉnh thông tin sao cho phù họp với người nhận tin 3.6. Các yếu tố nhiễu: Nhiễu là nhũng yểu tố từ môi trường bên ngoài tác động đến tư vấn làm ảnh hưởng đến hiệu quả Tư vấn, TT - GDSK như: Không gian Tư vấn, TT - GDSK ở vị trí không tiện lợi như có nhiều tiếng ồn, nhiều người qua lại, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, âm thanh, ánh sáng...  TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương này, một số nội dung chính được giới thiệu: Đại cương tư vấn truyền thông - giáo dục sức khỏe: khái niệm tư vấn và truyền thông - giáo dục sức khỏe , các phương pháp tv- giáo dục sức khỏe,các yếu tố ảnh hưởng đến Tư vấn, TT – GDSK. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ Điền vào chỗ trống các từ thích hợp trong các câu sau Câu 1. TT- GDSK là quá trình tác động có mục đích, có....................(A).............đến suynghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay ....(B)...........và ...(C)...............để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng. Câu 2. Tư vấn là một tiến trình tương tác giữa nhân viên tư vấn và khách hàng nhằm giúp đỡ và cung cấp thông tin cho khách hàng về mọi mặt để họ có thể phát triển ....(A)............. của bản thân, .........................(B)........để giải quyết vấn đề và ..(C)........................hơn khi hành động theo những quyết định mà họ đã lựa chọn. Câu 3. Mục đích của TT- GDSK: -Nâng cao…….(A)…. cho đối tượng được TT- GDSK - Thay đổi..........(B).. ......... về vấn đề/ nội dung TT- GDSK - Giúp đối tượng được TT- GDSKL.................(C)............ Hãy khoanh tròn vào các chữ đầu câu mà bạn cho là đúng Câu 4. Tư vấn nhằm mục đích: a. Thay đổi về nhận thức của khách hàng. 16
  17. b. Thay đối hành vi của khách hàng. c. Giúp KH hiểu được vấn đề của mình và tìm được giải pháp d. Trả lời tất cả các câu hỏi Câu 5. Nội dung tư vấn cần xác định ưu tiên là: a. Chống khủng hoảng tâm lý b. Giải quyết vấn đề c. Thay đổi hành vi d. Phòng bệnh và Điều trị e. Cả 4 câu trên đều đúng Hãy đánh dấu X vào cột Đúnghoặc Sai cho các ý thích hợp Câu Nội dung Đúng Sai Tư vấn là quá trình thông tin 1 chiều, cán bộ tư vấn cung cấp các 6 thông tin cần thiết cho khách hàng Trong quá trình tư vấn cán bộ tư vấn cần đưa ra quyết định giúp 7 khách hàng giải quyết vấn đề của họ 8 Cán bộ tư vấn cần khuyên bảo khách hàng những điều tốt cho họ Khách hàng phải tự quyết đinh giải pháp để giải quyết vấn đề của 9 họ Tư vấn, giống như TT-GDSK là quá trình giao tiếp 2 chiều giữa 10 cán bộ tư vấn và khách hàng Trước khi kết thúc cuộc tư vấn, cán bộ tư vấn phải kết luận nội 11 dung của cuộc trao đổi và đưa quyết định cho khách hàng Cần diễn đạt một cách đơn giản, ngắn gọn với khách hàng trong 12 quá trình tư vấn, TT-GDSK TT- GDSK là quá trình thông tin 1 chiều, cán bộ tư vấn cung cấp 13 các thông tin cần thiết cho khách hàng Cán bộ GDSK sẽ chủ động cung câp các kiến thức chuyên môn 14 của mình cho khách 15 Cần tương tác với khách hàng trong quá trình GDSK Cần đánh giá vấn đề của khách hàng trước khi quyết định nội 16 dung TT-GDSK 17 Cần kết hợp các kỹ thuật khác nhau trong buổi TT-GDSK 18 Anh chị nghĩ là mình luôn luôn rất hiểu mình 17
  18. CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨCKHỎE  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2 Chương 1 là chương giới thiệu tổng quan về một số nội dung cơ bản về phương tiện và phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe để người học có được kiến thức nền tảng và dễ dàng tiếp cận nội dung môn học ở những chương tiếp theo.  MỤC TIÊU BÀI 2 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Trình bày được các phương tiện truyền thông, giáo dục sức khỏe (TT - GDSK). - Trình bày được ưu, nhược điểm của các phương pháp TT - GDSK. - Mô tả được các kỹ thuật cơ bản được áp dụng trong TT - GDSK trực tiểp. - Thực hiện được việc lựa chọn phương tiện và các kỹ thuật TT - GDSK phù hợp.  Về kỹ năng:  Phân tích được những tác động của phương tiện truyền thông, giáo dục sức khỏe đến đời sống thực tế.  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn phương tiện truyền thông, giáo dục sức khỏe trongthực tiễn. - Tuân thủ nội quy, quy định nơi thực tập, làm việc.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: phòng học lý thuyết tại trường. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 18
  19. - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: tự luận)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có  NỘI DUNG CHƯƠNG 2 1. Khái niệm Phương tiện truyền thông là những phương tiện để giúp người TT - GDSK chuyển các thông điệp sức khỏe tới đối tượng giáo dục sức khỏe. Phương tiện còn được gọi là đường (kênh) mà người TT - GDSK sử dụng để chuyển nội dung thông điệp TT - GDSK đến đối tượng. Có nhiều loại phương tiện khác nhau được dùng để chuyển tải các thông tin trong TT - GDSK như: đài, ti vi; tranh ảnh, pa nô, áp phích... Phương pháp TT - GDSK: là cách thức người TT - GDSK chuyển các thông điệp sức khỏe tới đối tượng TT - GDSK để giúp họ thay đổi kiến thức, thái độ và hành vi. Phân loại theo cách thức chuyển tải thông tin, người ta chia ra làm 2 phương pháp chính là phương pháp TT - GDSK gián tiếp và phương pháp trực tiếp. Trong phương pháp TT - GDSK trực tiếp, tuỳ theo đối tượng, chủ đề, mục tiêu giáo dục sức khỏe và thời gian, cán bộ TT - GDSK có thế áp dụng các kỹ thuật TT - GDSK khác nhau. Các đặc điểm của TT-GDSK trực tiếp và gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng Truyền thông qua Các đặc điểm phương tiện thông tin Truyền thông trực tiếp đại chúng 19
  20.  Tôc độ thông tin và sô  Tốc độ thông tin  Thường chậm, giới hạn người nhận thông tin: nhanh, tới số lượng vê đối tượng  Chính xác và không bị đông  Có thể dễ sai lạc thông sai lạc:  Mức độ chính xác cao tin (chủ quan)  Khả năng lựa chọn đối  Khó khăn khi lựa chọn  Có khả năng lựa chọn tượng đích: đối tượng đích đối tượng đích cao  Hướng:  Một chiều  Hai chiều  Khả năng đáp ứng nhu  Thường chỉ cung cấp  Đáp ứng nhu cầu địa cầu địa phương và các các thông tin chung, phương, cộng đồng. cộng đồng cụ thể: không cụ thể.  Nhận phản hồi trực tiếp  Thông tin phản hồi:  Cung cấp thông tin từ đối tượng.  Ảnh hưởng chính: phản hồi không trực  Thay đổi thái độ, hành tiếp mà phải qua điều vi, kỹ năng giải quyết tra. vấn đề.  Nâng cao kiến thức và nhận biết là chủ yểu 2. Các phương tiện Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Rất khó có một cách phân loại hoàn chỉnh vì các phương tiện TT - GDSK thường được sử dụng phối họp trong các chương trình TT - GDSK. Tuy nhiên người ta có thế chia các phương tiện giáo dục sức khỏe thành 4 loại như sau: 2.1. Phương tiện băng lời nói Trong thực tế lời nói là công cụ được sử dụng rộng rãi và rất có hiệu quả trong TT - GDSK. Lời nói có thể là lời nói trực tiếp khi người làm TT - GDSK nói trực tiếp với đối tượng hoặc có thế là lời nói gián tiếp khi thông tin truyền đến đối tượng qua đài, ti vi v.v... Sử dụng lời nói trực tiếp thường có hiệu quả cao. Sử dụng lời nói có thế chuyển tải các nội dung TT - GDSK một cách linh hoạt, phù họp với đối tượng. Lời nói rất tiện lợi, có thể sử dụng ở mọi nơi, mọi chỗ, cho một người, một gia đình, một nhóm nhỏ hay cho nhiều người. Lời nói thường được dùng cùng với sự hỗ trợ, phối họp với các phương tiện khác như tranh, ảnh, panô, áp phích, mô hình v.v...Tuy nhiên việc sử dụng lời nói còn phụ thuộc vào kỹ năng của người TT - GDSK. Nếu không rèn luyện và chuẩn bị kỹ trước, khi nói dễ trở thành việc cung cấp thông tin một chiều, buồn tẻ, không gây được chú ý, tập trung và cảm 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2