intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường CĐ Công nghiệp Hải Phòng

Chia sẻ: Cuchoami2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

31
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện cung cấp cho người học những kiến thức như: Các kiến thức và kỹ năng cơ bản về lắp đặt điện; Lắp đặt hệ thống điện trong nhà; Lắp đặt mạng điện công nghiệp; Lắp đặt hệ thống nối đất và chống sét; Lắp đặt đường dây trên không. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường CĐ Công nghiệp Hải Phòng

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HẢI PHÒNG GIÁO TRÌNH Môn học/Mô đun: Kỹ thuật lắp đặt điện NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP Hải Phòng, năm 2019 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Môn học/Module Kỹ thuật lắp đặt điện là một môn học/module chuyên môn chính của nghề Điện Công nghiệp do Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp phê duyệt. Do vậy việc chỉnh sửa, biên soạn giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện nhằm phục vụ cho đào tạo nghề điện Công nghiệp thuộc cấp trình độ Cao đẳng và Trung cấp nghề của Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa. Căn cứ đề cương chương trình khung môn học Kỹ thuật lắp đặt điện trên cơ sở chỉnh sửa, biên soạn lần thứ nhất nội dung môn Kỹ thuật lắp đặt điện đang giảng dạy cho Cao đẳng nghề. Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện được chỉnh sửa, biên soạn phục vụ công tác giảng dạy của giáo viên, đồng thời làm tài liệu đọc, nghiên cứu cho Học sinh – Sinh viên. Nội dung của giáo trình được biên soạn dễ hiểu và tính thực tiễn cao. Người học, đọc có thể dễ dàng vận dụng lý thuyết vào thực hành trong rèn luyện nghề và hành nghề. Nội dung của giáo trình được biên soạn gồm: Bài 1: Các kiến thức và kỹ năng cơ bản về lắp đặt điện. Bài 2: Lắp đặt hệ thống điện trong nhà. Bài 3: Lắp đặt mạng điện công nghiệp. Bài 4: Lắp đặt hệ thống nối đất và chống sét. Bài 5: Lắp đặt đường dây trên không. Mặc dù nhóm tác giả đã có nhiều cố gắng trong công việc chỉnh sửa, biên soạn nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi khiếm khuyết. Nhóm tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của quí Thầy, Cô và bạn đọc để cuốn sánh được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau. Mọi góp ý xin gửi về Khoa Điện – Trường Cao Đẳng Công nghiệp Hải Phòng Hải Phòng, ngày tháng năm 2019 Tổ bộ môn 3
  4. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Tuyên bố bản quyền 1 Lời giới thiệu 2 Mục lục 3 BÀI 1: CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CƠ BẢN 5 1. Khái niệm chung về kỹ thuật lắp đặt điện 5 2. Một số ký hiệu thường dùng 6 3. Các loại sơ đồ cho việc tiến hành lắp đặt một hệ thống điện 8 BÀI 2: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ 11 1. Các phương thức đi dây 11 2. Các kích thước trong lắp đặt điện và lựa chọn dây dẫn 12 3. Kỹ thuật nối dây 13 4. Các loại đèn chiếu sáng cơ bản 17 5. Một số mạch điện cơ bản 21 BÀI 3: LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN CÔNG NGHIỆP 34 1. Khái niệm chung về mạng điện công nghiệp 34 2. Các phương pháp lắp đặt mạng điện công nghiệp 36 3. Lắp đặt tủ phân phối 44 4. Lắp đặt tủ tụ bù 45 5. Lắp đặt máy phát điện 48 BÀI 4: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHỐNG SÉT 50 1. Khái niệm chung 50 2. Lắp đặt hệ thống nối đất 51 3. Lắp đặt hệ thống chống sét. 53 BÀI 5: LẮP ĐẶT ĐƯỜNG DÂY TRÊN KHÔNG 55 1. Các khái niệm và yêu cầu kỹ thuật 55 2. Các phụ kiện của đường dây 57 3. Kỹ thuật an toàn khi lắp đặt đường dây trên không 58 4. Phương pháp lắp đặt đường dây trên không 59 5. Đưa đường dây vào vận hành 63 Tài liệu tham khảo 64 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Kỹ thuật lắp đặt điện Mã số mô đun: MH11 Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun này cần phải học sau khi đã học xong các mô đun/môn học Mạch điện, Vẽ điện, Đo lường điện, Vật liệu - Khí cụ điện, An toàn điện. Cung cấp điện và Máy điện 1. - Tính chất: Là mô đun thuộc chương trình môn học, mô đun tự chọn. - Vai trò: Trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cơ bản về chuyên ngành lắp đặt điện. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Đọc được các bản vẽ công trình điện dân dụng và công nghiệp. + Thiết kế được các mạng cung cấp điện đơn giản. - Kỹ năng: + Lắp đặt được các công trình điện dân dụng và công nghiệp theo bản vẽ + Phát hiện, phân tích được sự cố và có biện pháp khắc phục. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + èn luyện tính c n thận, chính xác, tư duy khoa học và sáng tạo. Nội dung chính của mô đun: Bài 1: Các kiến thức và kỹ năng cơ bản Bài 2: Lắp đặt hệ thống điện trong nhà. Bài 3: Lắp đặt mạng điện công nghiệp. Bài 4: Lắp đặt hệ thống nối đất và chống sét. Bài 5: Lắp đặt đường dây trên không. 5
  6. BÀI 1: CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CƠ BẢN MÃ BÀI: LĐĐ - 01 Mục tiêu - Trình bày được các khái niệm và các yêu cầu kỹ thuật trong lắp đặt điện. - Phân tích được các loại sơ đồ lắp đặt một hệ thống điện theo nội dung bài học. - èn luyện tính tích cực, chủ động, nghiệm t c trong công việc. Nội dung chính 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ĐIỆN 1.1. Tổ chức công việc lắp đặt điện Mục đích nhằm r t ngắn thời gian lắp đặt, nhanh chóng đưa công trình vào vận hành, tiết kệm vật tư, vật liệu, an toàn lao động và nâng cao chất lượng công trình… Nội dung tổ chức công việc bao gồm các hạng mục chính sau: - Kiểm tra và thống kê chính xác các hạng mục công việc cần làm theo thiết kế và các bản vẽ thi công. Lập bảng thống kê tổng hợp các trang thiết bị, vật tư, vật liệu cần thiết cho việc lắp đặt. - Lập biểu đồ tiến độ lắp đặt, bố trí nhân lực phù hợp với trình độ, tay nghề bậc thợ, trình độ chuyên môn theo từng hạng mục, khối lượng và đối tượng công việc. Lập biểu đồ điều động nhân lực, vật tư và các trang thiết bị theo tiến độ lắp đặt. - Sọan thảo các phiếu công nghệ trong đó miêu tả chi tiết công nghệ, công đọan cho tất cả các dạng công việc lắp đặt được đề ra theo thiết kế. - Chọn và dự định lượng máy móc thi công, các dụng cụ phục vụ cho lắp đặt cũng như các phụ kiện cần thiết để tiến hành công việc lắp đặt. - Xác định số lượng các phương tiện vận chuyển cần thiết. - Sọan thảo hình thức thi công mẫu để thực hiện các công việc lắp đặt điện cho các trạm mẫu hoặc các công trình mẫu. - Sọan thảo các biện pháp an tòan về kỹ thuật. Việc áp dụng thiết kế tổ chức công việc lắp đặt điện cho phép tiến hành các hạng mục công việc theo biểu đồ và tiến độ thi công cho phép r t ngắn được thời gian lắp đặt, nhanh chóng đưa công trình vào vận hành. Biểu đồ tiến độ lắp đặt điện được thành lập trên cơ sở biểu đồ tiến độ của các công việc lắp đặt và hoàn thiện. Khi biết được khối lượng, thời gian hoàn thành các công việc lắp đặt và hoàn thiện gi p ta xác định được cường độ công việc theo số giờ - người. Từ đó xác định được số đội, số tổ, số nhóm cần thiết để thực hiện công việc. Tất cả các công việc này được tiến hành theo biểu đồ công nghệ, việc tổ chức được xem xét dựa vào các biện pháp thực hiện công việc lắp đặt. Việc vận chuyển vật tư, vật liệu phải tiến hành theo đ ng kế hoạch và cần phải đặt hàng chế tạo trước các chi tiết về điện đảm bảo sẵn sàng cho việc bắt đầu công việc lắp đặt. Các trang thiết bị vật tư, vật liệu điện phải được tập kết gần công trình cách nơi làm việc không quá 100m. 6
  7. Ở mỗi đối tượng công trình, ngòai các trang thiết bị chuyên dùng cần có thêm máy mài, ê tô, hòm dụng cụ và máy hàn cần thiết cho công việc lắp đặt điện. 1.2. Tổ chức các đội nhóm chuyên môn Khi xây dựng, lắp đặt các công trình điện lớn, hợp lý nhất là tổ chức các đội, tổ, nhóm lắp đặt theo từng lĩnh vực chuyên môn. Việc chuyên môn hóa các cán bộ và công nhân lắp đặt điện theo từng lĩnh vực công việc có thể tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, công việc được tiến hành nhịp nhàng không bị ngưng trệ. Các đội nhóm lắp đặt có thể tổ chức theo cơ cấu sau: - Bộ phận chu n bị tuyến công tác: Khảo sát tuyến, chia khỏang cột, vị trí móng cột theo địa hình cụ thể, đánh dấu, đục lỗ các hộp, tủ điện phân phối, đục rãnh đi dây trên tường, sẻ rãnh đi dây trên nền. - Bộ phận lắp đặt đường trục và các trang thiết bị điện, tủ điện, bảng điện. - Bộ phận điện lắp đặt trong nhà, ngòai trời. - Bộ phận lắp đặt các trang thiết bị điện và mạng điện cho các thiết bị, máy móc cũng như các công trình chuyên dụng… Thành phần, số lượng các đội, tổ, nhóm được phân chia phụ thuộc vào khối lượng và thời hạn hoàn thành công việc. 2. MỘT SỐ KÝ HIỆU THƯỜNG DÙNG Kí hiệu Tên gọi Kí hiệu Tên gọi Dây dẫn ngòai lớp trát Vỏ Dây dẫn trong lớp trát Dây dẫn dưới lớp trát Hai khí cụ điện trong một vỏ Dây dẫn trong ống lắp đặt Cầu chì Cáp nối đất Dây dẫn Dây trung Chuông báo tính N Dây bảo vệ Kẻng PE Cuộn dây Dây trung tính nối đất Tụ điện PEN 7
  8. Kí hiệu Kí hiệu Biểu diễn Biểu diễn Tên gọi Biểu diễn ở Biểu diễn Tên gọi ở dạng ở dạng dạng nhiều ở dạng nhiều cực một cực cực một cực L1/N/PE 3 Đèn có Hộp nối công tắc, 1 cái. 3 N t nhấn Ổ cắm có không đèn bảo vệ, 3 3 cái N t nhấn có đèn Đèn ở hai 4 mạch điện Công tắc riêng hai chấu 1+2 Công tắc ba chấu Đèn Công tắc Hoặc hùynh ba chấu có quang điểm giữa 3 Đèn báo kh n cấp Công tắc nối tiếp Đèn và 4 Công tắc 4 đèn báo chấu kh n cấp (công tắc chữ thập) Máy biến 3 Ổ cắm có áp bảo vệ, 1 cái Công tắc 3 Đèn, một dòng điện cái xung 8
  9. 3. CÁC LOẠI SƠ ĐỒ CHO VIỆC TIẾN HÀNH LẮP ĐẶT Trong việc vẽ sơ đồ thiết kế hệ thống điện, phải nghiên cứu kỹ nơi lắp đặt, yêu cầu thắp sáng, công suất… Trên cơ sở đó thiết kế cho đáp ứng yêu cầu trang bị điện. Khi trình bày bảng vẽ thiết kế có thể dùng các sơ đồ sau: - Sơ đồ xây dựng (sơ đồ lắp đặt) - Sơ đồ đơn tuyến (sơ đồ tổng quát) - Sơ đồ chi tiết - Sơ đồ kí hiệu. Trên các sơ đồ điện cần có việc hướng dẫn ghi ch việc lắp đặt: - Phương thức đi dây cụ thể từng nơi. - Lọai dây, tiết diện, số lượng dây. - Lọai thiết bị điện, lọai đèn và nơi đặt - Vị trí đặt hộp điều khiển, ổ lấy điện, công tắc. - Công suất của điện năng kế. 3.1. Sơ đồ xây dựng Một bản vẽ xây dựng được biểu diễn với các thiết bị điện còn được gọi là sơ đồ lắp đặt. Trên sơ đồ xây dựng đánh dấu vị trí đặt đèn, vị trí đặt các thiết bị điện thực tế …theo đ ng sơ đồ kiến tr c. Các đèn và thiết bị có ghi đường liên hệ với công tắc điều khiển hoặc đơn giản chỉ cần vẽ các kí hiệu của các thiết bị điện ở những vị trí cần lắp đặt mà khômg vẽ các đường dây nối đến các thiết bị. Ví dụ: Trong một căn phòng cần lắp đặt 1 bóng đèn với một công tắc và 1 ổ cắm có dây bảo vệ như hình h1.1 3 Hình 1.1. Sơ đồ xây dựng 3.2. Sơ đồ chi tiết Sơ đồ này trình bày tất cả các chi tiết về đường dây, vẽ rõ từng dây một chỉ sự nối dây giữa đèn và hộp nối, công tắc trong mạch điện theo ký hiệu. Trong sơ đồ chi tiết các thiết bị được biểu diễn dưới dạng ký hiệu nhiều cực. Theo nguyên tắc các công tắc được nối với dây pha. 9
  10. Các thiết bị điện được biểu diễn dưới trạng thái không tác động và mạch điện ở trang thái không có nguồn (hình 1.2). Sơ đồ chi tiết được áp dụng để vẽ chi tiết một mạch đơn giản , ít đường dây , để hướng dẫn đi dây một phần trong chi tiết bản vẽ. Có thể áp dụng cho bản vẽ mạch phân phối điện và kiểm soát. X: Vị trí hộp nối, đô mi nô, ổ cắm, phích cắm. Q: Công tắc công suất, công tắc. E: “Tải”, Đèn, lò sưởi. PE L1 N X1 E1 X2 Q1 Hình 1.2. Sơ đồ chi tiết 3.3. Sơ đồ đơn tuyến (sơ đồ tổng quát) Để đơn giản hóa các bản vẽ nhiều đường dây khó đọc, thấy rõ quan hệ trong mạch, người ta thường sử dụng sơ đồ đơn tuyến. Trong sơ đồ này cũng nêu rõ chi tiết, vị trí thực tế của các đèn, thiết bị điện như sơ đồ chi tiết. Tuy nhiên các đường vẽ chỉ vẽ một nét và có đánh số lượng dây, vì vậy dễ vẽ hơn và tiết kiệm nhiều thời gian vẽ, dễ đọc, dễ hiểu hơn so với sơ đồ chi tiết L1/N/PE 3 3 60 X1 NYM-J 1,5 E1 3 Q1 X2 Hình 1.3. Sơ đồ tổng quát 10
  11. 3.4. Sơ đồ kí hiệu Dùng để vẽ các mạnh điện đơn giản. Trong sơ đồ ký hiệu không cần tên các vị trí đèn, thiết bị điện trong mạch, nhằm thấy rõ sự tương quan giữa các phần tử trong mạch. Hình 1.4 L1 N Hình 1.4. Sơ đồ ký hiệu. CÂU HỎI Câu 1. Mục đích của việc tổ chức công việc lắp đặt là gì? Nêu những hạng mục chính của việc tổ chức công việc lắp đặt. Câu 2. Cho sơ đồ tổng quát như hình vẽ L1/N/PE 3 3 60 X1 NYM-J 1,5 E1 3 Q1 X2 Hãy vẽ sơ đồ chi tiết của mạch điện trên. 11
  12. BÀI 2: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÃ BÀI: LĐĐ - 02 Mục tiêu - Trình bày được các yêu cầu khi thực hiện lắp đặt hệ thống điện trong nhà. - Lắp đặt được mạng điện chiếu sáng theo sơ đồ. - Thực hiện được các mạch điện sinh hoạt đạt yêu cầu kỹ thuật. - èn luyện tính c n thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy khoa học và sáng tạo. Nội dung chính 1. CÁC PHƯƠNG THỨC ĐI DÂY Có hai phương pháp đi dây căn bản: - Phương thức đi dây phân tải bằng cách rẽ nhánh từ đường dây chính. - Phương pháp đi dây phân tải tập trung tại tủ phân phối. 1.1. Phương thức phân tải từ đường dây chính Khi thiết kế theo phương thức này, từ nguồn điện sau điện năng kế (kWh), đi suốt đường dây chính qua các khu vực cần cung cấp điện đến khu vực nào thì rẽ nhánh cấp điện cho khu vực đó và lần lượt cho đến cuối nguồn. Nếu có các tải quan trọng như máy lạnh, máy bơm nước… có thể đi riêng thêm một đường dây lấy từ nguồn chính (hình 2.1). Ở mỗi phòng, mỗi khu vực có một tủ điện gồm các ELCB, CB và các công tắc để bảo vệ và điều khiển thiết bị, đèn trong phòng đó, khu vực đó. Kwh 1 pha Đèn phòng khách I> Máy lạnh Cung cấp điện cho nhà bếp Hình 2.1. Mạch phân phối tải từ đường dây chính. * Ưu điểm: - Đi dây theo phương thức này, mạch đơn giản, dễ thi công, ít tốn dây và thiết bị bảo vệ nên khá thông dụng trang bị điện cho nhà ở Việt Nam. - Chỉ sử dụng chung đường dây trung tính nên ít tốn kém dây. - Việc điều khiển, kiểm soát đèn trong nhà nếu thiết kế đ ng dễ điều khiển. * Nhược điểm: - Không có sự bảo vệ đoạn đường dây từ hộp nối rẽ dây đến bảng điện ở khu vực. Nếu có sự cố chập mạch sẽ mất điện toàn bộ hệ thống. 12
  13. - Việc sửa chữa không thuận tiện. - Nếu mạch ba pha thì khó phân tải đều các pha. - Do phân tán bảng điện đến từng khu vực, nên ảnh đến trang trí mỹ thuật. 1.2. Phương pháp phân tải từ tủ điện chính (tập trung) Khi thiết kế theo phương pháp này, nguồn điện chính sau điện năng kế KWh) được đưa đến tủ điện. Từ đây được phân ra nhiều nhánh, sau khi đi qua CB bảo vệ chính đi trực tiếp đến từng khu vực (tầng lầu, phòng…). Ở từng lầu lại có tủ phân phối, từ đó phân đến từng phòng theo nhiều nhánh (nhánh ổ cắm, nhánh đèn chiếu sáng, nhánh máy nước nóng, nhánh máy lạnh…). Tại nơi sử dụng chỉ bố trí công tắc đèn, ổ cắm, …rất tiện sử dụng. Khi có sự cố ở nhánh đèn hoặc các nhánh khác thì chỉ nhánh đó không có điện do CB bảo vệ nhánh đó đã cắt điện bảo vệ. * Ưu điểm: - Bảo vệ mạch điện khi có sự cố ngắn mạch hoặc quá tải, tránh hỏa hoạn. - Không làm ảnh hương đến mạch khác khi đang sửa chữa. - Dễ phân tải đều các pha. - Dễ điều khiển, kiểm tra và an toàn điện - Có tính kỹ thuật, mỹ thuật. * Nhược điểm: - Đi dây tốn kém, sử dụng nhiều thiết bị bảo vệ. - Thời gian thi công lâu, phức tạp. 2. KÍCH THƯỚC TRONG LẮP ĐẶT ĐIỆN VÀ LỰA CHỌN DÂY DẪN 2.1. Các kích thước hợp lý trong lắp đặt điện Chiều cao lắp đặt thiết bị cách mặt nền được quy định: - Đối với công tắc 1050mm - Đối với ổ cắm 300mm Ví dụ sơ đồ thiết bị và kích thước lắp đặt ở trong bếp (Hình 2.2) Hình 2.2. Sơ đồ thiết bị và kích thước lắp đặt ở trong bếp. 13
  14. 2.2. Lựa chọn dây dẫn Việc chọn tiết diện dây của đường dây tải điện phải lưu ý đến các vấn đề sau: - Độ sụt áp cho phép trên đường dây. - Sự phát nhiệt cho phép trên đường dây. - Tổn hao trên đường dây. - Sức bền về cơ của dây theo qui định. Tiết diện dây dẫn được tính toán, lựa chọn theo phương pháp sau: - Chọn theo phát nóng giới hạn cho phép hay chọn theo dòng điện làm việc lâu dài - Chọn theo mật độ dòng điện cho phép, nếu tiết diện dây dẫn khi tính toán nhỏ hơn tiết diện yêu cầu theo các điều kiện khác như: Dòng điện ngắn mạch, tổn thất điện áp, độ bền cơ học… thì lấy tiết diện lớn hơn thỏa mãn một trong nhưng điều kiện nêu trên. 3. KỸ THUẬT NỐI DÂY Trong quá trình thiết kế hệ thống điện chiếu sáng, luôn phải nối dây tại hộp nối rẻ, bảng phân phối điện, trên đường dây tải hoặc trong máy móc dùng điện... Nếu một mối lỏng lẻo không tốt sẽ dễ xảy ra sự cố làm đứt mạch hoặc bị nóng lên có thể phát tia lửa làm chập mạch gây ra hỏa hoạn. Một mối nối tốt phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Dẫn điện tốt : có diện tích tiếp x c lớn hơn tiết diện dây dẫn, vững chắc, không có chất b n hoặc rỉ tại mối nối, tốt nhất mối nối phải được hàn chì lại. - An toàn điện : được cách điện tốt, không có cạnh bén có thể làm thủng lớp băng cách điện. - Có độ bền về cơ : chịu được sức kéo, cắt và sự rung chuyển. Do yêu cầu trên ta không nên cắt thẳng góc quanh sợi dây điện để tách lớp vỏ cách điện, vì làm như thế dễ gây vết cắt trên dây làm dây dễ bị g y, đứt khi có sức kéo hoặc rung chuyển. Khi dùng dao nên gọt dây với một góc 30 O như cách vuốt viết chì. Đối với dây có tiết diện nhỏ (dưới 2,6 mm2) có thể dùng kìm tuốt dây nhanh hơn và có kĩ thuật. Sau khi tuốt dây song cần phải vệ sinh làm sạch lớp cách điện để đảm bảo tính dẫn điện cho các mối nối. 1) 2) 3) Hình 2.3. Cách tuốt lớp vỏ của dây 1. Gọt dây với một góc 30O; 2. Tuốt dây bằng kìm; 3.Vệ sinh lớp cách điện 14
  15. Căn cứ vào 3 yêu cầu cơ bản của mối nối phải thực hiện nối dây đ ng quy cách kỹ thuật đạt yêu cầu tùy theo vị trí đường dây ngoài trời hay đi trong nhà. 3.1. Nối dây một sợi a. Nối thẳng Được ứng dụng để nối tiếp đường dây tải điện chính. Trường hợp đường kính dây nhỏ hơn 2,6 mm2 chỉ ứng dụng nối tiếp dây khi đi dây trên sứ cách điện hoặc ở những nơi rộng rãi, ngoài trời. Đặc điểm cách nối này chịu được sức kéo và rung chuyển. Khi nối, chập tréo 2 đoạn dây phải nối, rồi xoắn dây vào nhau 2-3 vòng, kế đó tuần tự quấn đầu dây này vào thân dây kia khoản 5-6 vòng rất chặt và đều mối nối phải được quấn băng cách điện lại cho an toàn nếu đi trong nhà. 1) 2) 3) 4) Hình 2.4. Các bước nối thẳng dây đơn có đường kính dây bé hơn 2,6 mm2 Trường hợp đường kính dây lớn hơn 2,6 mm2. Trường hợp này, nếu đi trong nhà, mối nối chịu sức cắt, kéo ít. Muốn thực hiện mối nối phải dùng dây có tiết diện nhỏ để giử chặt hai dây lại. Trường hợp đường kinh của 2 dây dẫn khác nhau : trường hợp này dùng sợ dây nhỏ quấn chặt lên sợi dây to, rồi bẻ gập dây to để kiềm chặt lại và đồng thời tránh cạnh sắc bén làm thủng băng cách điện. b. Nối rẻ nhánh Được ứng dụng tại những nơi cần rẻ nhánh trên đường dây chính.Trường hợp đường kính dây nhỏ hơn 2,6 mm2. Có 2 cách nối rẻ, đối với cách thứ 2 đạt được sự vững chắc chịu về cơ hơn những mối nối to hơn. Hình 2.5. Các bước nối rẽ nhánh dây đơn có đường kính dây bé hơn 2,6 mm2 15
  16. Trường hợp đường kính dây hớn hơn 2,6 mm2. Trong trường hợp này, vì dây có tiết diện to nên rất cứng, khó thực hiện nối dây như trên. Do đó ta phải dùng dây có tiết diện nhỏ quấn chặt 2 dây dẫn lại. c. Nối xoắn dây Trong trường hợp này cần nối dây tại nơi chật hẹp như trong bảng phân phối điện, trong bảng công tắc, cầu chì trong hộp nối ... là nơi không cần mối nối phải vững chắc về cơ lắm . Khi muốn nối các dây lại ta chỉ gọt lớp vỏ cách điện rồi xoắn các đầu dây lại cho chắc, xong bẻ gập đầu mối nối để tránh các cạnh bên có thể làm thủng lớp cách đện băng keo. Cuối cùng, quấn băng keo để được an toàn điện. Hình 2.6. Các bước nối xoắn dây dây đơn 3.2. Nối dây nhiều sợi Do yêu cầu mối nối dẫn điện tốt và chịu lực căng kéo, nên khi nối dây cáp phương pháp nối không giống như các cách nối trên, vì dây cáp có nhiều sợi: 7 sợi 19 sợi... Sau đây là phương pháp nối cáp được trình bày với loại cáp 7 sợi: a. Nối thẳng Trước hết, hai đầu dây cáp định nối được bóc lớp vỏ cách điện, xong tách các sợi dây của cáp ra và cạo thật sạch. Kế đó, cắt bỏ sợi dây ở lỏi một đoạn dài 10 cm. ồi chắp hai đầu cáp lại đan chéo vào nhau. Sau đó lần lượt quấn từng sợi của dây cáp này cuốn chặt vào chung quanh thân dây cáp kia và ngược lại, cho đến khi nào các sợi đã được quấn hết. Kết quả ta được một mối nối hoàn toàn vững chắc và dẫn điện tốt. 16
  17. Hình 2.7. Các bước nối thẳng dây nhiều sợi b. Nối rẻ nhánh Sau khi gọt lớp vỏ cách điện chỗ định nối, kế đó tách dây chính rồi cho dây rẻ nhánh vào giữa. Sau đó quấn các sợi dây rẻ nhánh vào 2 bên thân dây chính theo chiều ngược nhau khoản từ 3 đến 4 vòng. Hình 2.8. Các bước nối rẽ nhánh dây nhiều sợi 17
  18. c. Nối dây với phụ kiện nối Ngày nay do yêu cầu cải tiến kỹ thuật trong trang bị đường dây, tiết kiệm các thao tác nối dây trong những trường hợp không yêu cầu cao về lực căng, kéo tác dụng lên mối nối, người ta thường nối dây với các phụ kiện như đôminô. Connector, siết cáp, ống nối... được dùng nối dây cứng, mềm kể cả dây cáp. 4. CÁC LOẠI ĐÈN CHIẾU SÁNG CƠ BẢN 4.1. Đèn sợi đốt Đèn sợi đốt thường gọi là bóng đèn tròn (vì bóng đèn có dạng tròn) cấu tạo rất đơn giản, biến đổi trực tiếp năng lượng điện thành ánh sáng khi có dòng điện qua sợi dây tóc (dây điện trở). Loại đèn này ứng dụng tác dụng Joule nên phát nhiều nhiệt, chỉ chuyển một phần nhỏ điện năng thành ánh sáng. a. Cấu tạo Đèn sợi đốt thường được cấu tạo bao gồm một bóng thủy tinh, bên trong là sợi dây điện trở rất mảnh bằng kim loại vôn-fram, cuốn xoắn lại nên còn gọi à sợi dây tóc. Dây điện trở được đặt treo trên gá đỡ và hai đầu dây được nối đén hai chấu tiếp điện ở chân đèn, là nơi dẫn dòng điện vào sợi dây tóc. Để tránh cho sợi dây tóc không bị đốt cháy do tác dụng của oxy, bóng được r t chân không và thay vào một ít chất hiếm argon và khí nitơ để tăng áp xuất trong bóng. ` Đèn nung sáng Dây tóc vonfram Hình 2.9. Đèn nung sáng (đèn dây tóc) b. Nguyên lí làm việc Khi có dòng điện qua đèn, do tác dụng nhiệt, sợi dây điện trở bị nung đỏ lên đạt nhiệt độ rất cao 2.6000C nên đèn phát sáng. Áng sang phát ra kèm rât nhiều nhiệt, phần lớn là tia hồng ngoại nên gần giống ánh sáng tự nhiên. Tuy nhiên loại đèn này có hiệu suất thấp, hệ số hiệu dụng chỉ đạt khoảng 10-15lumens/watts, tuổi thọ của dền thấp khoảng 1.000 giờ và dễ hỏng khi rung chuyển. c. Đặc điểm: - Tạo ra ánh sáng gần giống với quang phổ của ánh sáng tự nhiên, độ sáng tương đối bằng phẳng ít nhấp nháy theo tần số của nguồn. - Hiệu suất phát quang thấp vì 40% năng lượng điện chuyển thành nhiệt năng, dễ cháy, hỏng khi điện áp làm việc tăng quá 5% so với điện áp định mức. - Khi điện áp tăng, tuổi thọ của bóng đèn giảm rất nhanh, quang thông của bóng đèn suy giảm trong quá trình sử dụng. 18
  19. 4.2. Đèn huỳnh quang a. Cấu tạo Đèn huỳnh quang thuộc nhóm các nguồn chiếu sáng phóng điện qua chất khí, gồm những bộ phận sau: - Ống đèn (1): Chế tạo bằng thuỷ tinh, hình trụ dài khoảng (60120)cm, đường kính khoảng (2530) mm tuỳ thuộc vào công suất của bóng. Hai đầu ống được nắp kín và có chế tạo 2 điện cực A và B bằng Tungsten giống như sợi đốt của bóng đèn nung sáng. Trong ống được h t chân không và nạp vào đó một lượng khí trơ hay hỗn hợp khí trơ với một lượng nhỏ thuỷ ngân để khi đèn làm việc thuỷ ngân hoá hơi cùng với khí trơ tạo nên áp suất trong ống khoảng (0,81,3) at với áp suất này khả năng phát sáng là lớn nhất. Phía trong thành ống được phủ một lớp bột phát huy là các muối kim loại, lớp này quyết định phổ của ánh sáng. - Chấn lưu (2): Mắc nối tiếp với đèn để hạn chế dòng mồi đèn, tạo điện áp mồi đèn và phân áp khi đèn làm việc. - Stacte (3): Thực chất là một công tắc tự động chỉ hoạt động trong chế độ mồi đèn. Stacte được cấu tạo là một đèn 2 cực với một cực là thanh lưỡng kim, trong bóng stacte được nạp khí nêôn tạo ánh sáng màu hồng khi stacte mồi đèn. Trong stacte có tụ C2 dùng để chống nhiễu adiô. - Tụ bù C1 (4): Dùng để bù công suất cos  cho đèn. 3 C2 A B C1 2 U~ Hình 2.10. Sơ đồ nguyên lý đèn huỳnh quang b. Nguyên lý làm việc Khi đóng điện, ban đầu trong ống chưa có sự phóng điện bởi 2 lý do sau: - Điện áp đặt lên 2 đầu bóng đèn không đủ lớn (chính là điện áp nguồn). - Trong ống chưa có đủ nồng độ điện tích. Khi đó điện áp lên stacte bằng điện áp nguồn. Tại thời điểm đầu các tiếp điểm của stacte mở và trong nó xuất hiện sự phóng điện kèm theo toả nhiệt (do trong ống có khí trơ (nêôn) ở áp suất thấp có tạo ra ánh sáng mờ nhìn thấy), sau khoảng (12) s thì 2 cực của stacte chập lại chấm dứt sự phóng điện toả nhiệt của stacte, xuất hiện dòng chạy trong mạch mồi đèn qua chấn lưu, qua sợi đốt đầu A, qua stacte, qua sợi đốt đầu B, quay lại nguồn. Dòng mồi đèn được hạn chế bởi chấn lưu 19
  20. sao cho Imđ= (1,21,8)Iđm tuỳ theo công suất và loại đèn. Khi đó nhiệt độ trong stacte giảm xuống, sau khoảng thời gian ngắn khoảng 1 giây thì 2 cực của stacte nguội đi sẽ mở ra, làm cắt đứt dòng mồi đèn. Đồng thời dòng mồi đèn chạy qua sợi đốt làm nóng sợi đốt gây bức xạ điện từ đồng thời các giọt thuỷ ngân xẽ hoá hơi làm cho nồng độ điện tích trong bóng đèn tăng lên. Khi dòng mồi đèn cắt đột ngột chấn lưu sẽ sinh ra sức điện động tự cảm xếp chồng với điện áp nguồn làm cho điện áp đặt lên 2 đầu bóng đèn tăng lên khoảng (23)Uđm điện áp này sẽ gây phóng điện trong ống đèn. Khi đèn sáng, chạy qua đèn có dòng điện xác lập bằng dòng làm việc định mức của đèn. Dòng điện này gây nên sự sụt áp trên cuộn cảm, l c này điện áp đặt lên đèn chỉ bằng khoảng 0,5Unguồn. Vì stacte được mắc song song với đèn, nên điện áp đặt lên nó bằng điện áp đặt lên đèn khi cháy sáng, điện áp này không đủ để phóng điện trong stacte, vì vậy các điện cực của stacte ở trạng thái mở khi đèn sáng bình thường. Sự mồi đèn thường xảy ra sau (23) lần tác động của stacte. Thời gian tiếp x c của tiếp điểm trong stacte khoảng (13)s. Sự phóng điện trong bóng đèn sẽ phát ra một dải sóng điện từ sơ cấp không nằm trong dải ánh sáng nhìn thấy nhưng nó tác động lên lớp bột phát huy làm cho lớp bột phát huy bị kích thích và phát ra một dải sóng khác gọi là sóng thứ cấp, loại sóng này nằm trong phổ ánh sáng nhìn thấy nhưng nằm lệch về phía tia cực tím nên có ánh sáng lạnh. Mầu sắc của ánh sáng chủ yếu phụ thuộc vào chất của lớp bột phát huy. Trong chế độ làm việc cũng như mồi đèn stacte phát ra một dải sóng điện từ gây nhiễu radio nên có thể mắc tụ điện C2 để khử nhiễu, C1 có giá trị khoảng (12)nF. Do mạch đèn có chấn lưu là cuộn kháng nên cos  của mạch đèn thấp có thể mắc thêm tụ điện C1 để bù cos , C1 có giá trị khoảng (24)F. c. Đặc điểm Lm - Hiệu suất phát quang lớn, khoảng (40105) . W - Phát sáng không kèm theo nhiệt độ. - Có thể cải thiện được màu sắc của ánh sáng nên chế tạo được nhiều loại đèn màu khác nhau để trang trí. - Tuổi thọ của bóng đèn cao khoảng (20007000) h. - Cos thấp, sơ đồ đấu dây và chế tạo phức tạp, giá thành cao. - Quang thông dao động theo tần số gây cảm giác khó chịu, mỏi mắt. - Khi điện áp giảm nhỏ thì khó khởi động, nếu điện áp giảm quá 30% thì không khởi động được. - Khi đóng điện không sáng ngay trong lần mồi đèn đầu tiên, khi điện áp dao động thì l c tắt l c sáng. - Khi nhiệt độ thấp hơn 50C đèn rất khó khởi động. 4.3. Đèn thuỷ ngân, cao áp a. Cấu tạo Gồm một bầu thuỷ tinh hình quả nhót 5. Mặt bên trong có phủ một lớp phát quang 8. Để cho lớp phát quang bám dính tốt người ta cho vào trong bóng 5 khí CO2. Trong bầu đặt một ống thuỷ tinh thạch anh 3 có chứa hơi thuỷ ngân áp suất cao 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0