intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

47
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện gồm các nội dung chính sau: Kiến thức và kỹ năng cơ bản về lắp đặt điện; Lắp đặt đường dây và thiết bị; Lắp đặt và sữa chữa các thiết bị điện dân dụng và chiếu sáng; Lắp đặt và sửa chữa các loại mạch đèn chiếu sáng; Lắp đặt và sửa chữa mạch điện tổng hợp; Lắp đặt hệ thống nối đất và chống sét. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ĐIỆN NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG (Ban hành theo Quyết định số: 630 /QĐ-CĐN, ngày 05 tháng 04 năm 2022 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang) An Giang, Năm 2022 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện này được biên soạn theo chương trình khung đào tạo mô đun nghề tự chọn chuyên ngành Điện Công Nghiệp ở bậc trung cấp và cao đẳng của Bộ Lao động thương binh và Xã hội. Tài liệu này là loại giáo trình nội bộ dùng trong nhà trường với mục đích làm tài liệu giảng dạy cho giáo viên và học sinh, sinh viên nên các nguồn thông tin có thể được tham khảo. Giáo trình trình bày những vấn đề cốt lõi nhất của mô đun kỹ thuật lắp đặt điện. Các bài học được trình bày ngắn gọn, có nhiều ví dụ và hình ảnh minh hoạ. Giáo trình gồm có 6 bài: Bài 1: Kiến thức và kỹ năng cơ bản về lắp đặt điện Bài 2: Lắp đặt đường dây và thiết bị Bài 3: Lắp đặt và sữa chữa các thiết bị điện dân dụng và chiếu sáng Bài 4: Lắp đặt và sửa chữa các loại mạch đèn chiếu sáng Bài 5: Lắp đặt và sửa chữa mạch điện tổng hợp Bài 6: Lắp đặt hệ thống nối đất và chống sét Cuối mỗi chương đều có câu hỏi ôn tập và bài tập để sinh viên luyện tập. Chúng tôi mong rằng các sinh viên tự tìm hiểu trước mỗi vấn đề và kết hợp với bài giảng trên lớp của giáo viên để việc học môn này đạt hiệu quả. Trong quá trình giảng dạy và biên soạn giáo trình này, chúng tôi đã nhận được sự động viên của quý thầy, cô trong Ban Giám Hiệu nhà trường cũng như những ý kiến của các đồng nghiệp trong khoa Điện. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và hy vọng rằng giáo trình này sẽ giúp cho việc dạy và học mô đun Kỹ thuật lắp đặt điện của trường chúng ta ngày càng tốt hơn. Mặc dù đã rất nỗ lực, song chắc không thể không có thiếu sót. Do dó chúng tôi rất mong nhận được những góp ý sửa đổi bổ sung thêm để giáo trình ngày càng hoàn. An Giang, ngày 05 tháng 04 năm 2022 Chủ biên TRẦN ĐỨC ANH 2
  3. MỤC LỤC Đề mục TRANG 3
  4. 4
  5. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ĐIỆN Mã mô đun: MĐ 15 Thời gian thực hiện mô đun: 160 giờ (Lý thuyết: 30 giờ, thực hành, thí nghiệm, thảo luận: 110 giờ, bài tập: 0 giờ, kiểm tra: 20 giờ). I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 1. Vị trí: Mô đun này được bố trí sau khi học xong môn học An toàn lao động và học song song với môn học Vẽ kĩ thuật, Mạch điện, Vật liệu điện, Khí cụ điện, Thiết bị điện gia dụng và học trước các môn học, mô đun chuyên môn khác. 2. Tính chất: Là mô đun chuyên môn, thuộc các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN 1. Về kiến thức: - Trình bày các kiến thức cơ bản về lắp đặt điện. - Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số loại đèn thông dụng. 2. Về kỹ năng: - Lắp đặt mạch điện chiếu sáng. - Lắp đặt đường dây trên không đúng yêu cầu kỹ thuật. - Lắp đặt hệ thống điện công nghiệp. - Lắp đặt hệ thống nối đất và chống sét. - Xác định nguyên nhân hư hỏng; Sửa chữa hư hỏng theo yêu cầu. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc trong công việc. - Hình thành tính cẩn thận chính xác logic khoa học. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian: SốT Thời gian Nội dung môn học Tổng Lý Thực Kiểm T số thuyết hành tra Bài 1: Kiến thức và kỹ năng cơ bản về lắp 1 8 4 4 đặt điện 2 Bài 2: Lắp đặt đường dây và thiết bị 28 6 18 4 Bài 3: Lắp đặt và sữa chữa các thiết bị điện 3 24 5 15 4 dân dụng và chiếu sáng Bài 4: Lắp đặt và sửa chữa các loại mạch 4 56 11 41 4 đèn chiếu sáng Bài 5: Lắp đặt và sửa chữa mạch điện tổng 5 28 24 4 hợp 6 Bài 6: Lắp đặt hệ thống nối đất và chống sét 16 4 8 4 Tổng số tiết 160 30 110 20 5
  6. 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: kiến thức và kỹ năng cơ bản về lắp đặt điện Thời gian: 8 giờ A. Mục tiêu: Học xong bài học này học sinh có khả năng - Phòng tránh bị tai nạn điện. - Ap dụng các phương pháp sơ cứu để cứu người bị tai nạn điện. - Nhận dạng các loại đồ dùng trong nghề điện. - Làm việc với các dụng cụ trong nghề điện đúng cách và phương pháp. - Đọc đúng những trị số mà các dụng cụ đo chỉ. - Nối dây an toàn và đúng yêu cầu kỹ thuật. - Hàn đúng kỹ thuật theo điều kiện xác định. - Lựa chọn phương pháp nối dây phù hợp cho từng điều kiện. B. Nội dung: I. An toàn điện 1. Nội qui xưởng. 2. Các nguyên tắc an toàn khi làm việc với điện 3. Phương pháp xử lý khi người bị điện giật 4 Sơ cứu người bị điện giật II. Các dụng cụ của nghề điện 1. Dụng cụ thông thường 2. Dụng cụ đo đường kính ngoài 3. Đồng hồ volt kế chỉ thị kim 4. Đồng hồ đo điện trở đất 5. Đồng hồ ampe kế chỉ thị kim Bài 2 : Lắp đặt đường dây và thiết bị Thời gian: 28 giờ A. Mục tiêu: Học xong bài học này học sinh có khả năng - Đi dây trên sứ đúng yêu cầu kỹ thuật. - Lắp đặt dây dẫn đúng phương pháp. - Lựa chọn phương pháp đi dây thích hợp. - Lắp thiết bị đạt yêu cầu kỹ thuật, có tính mỹ thuật B. Nội dung: I. Hàn chì 1. Phương pháp hàn chì mối nối dây dẫn điện. 2. Phương pháp hàn chì đầu nối dây dẫn điện. 3. Phương pháp hàn nối dây dẫn điện bằng điện cực. 4. Phương pháp uốn khuyết đầu dây dẫn điện. 5. Phương pháp bấm coss đầu dây dẫn điện. II. Nối dây 1. Nối dây đơn cứng mạch thẳng. 2. Nối dây cáp mạch thẳng. 3. Nối dây đơn cứng mạch rẽ. 4. Nối dây cáp mạch rẽ. III. Cắt ống, uốn ống 1. Cắt ống 2. Uốn ống 6
  7. VI. Đi dây trong ống tròn 1. Phương pháp đi dây nổi hệ thống điện. 2. Phương pháp đi dây ngầm hệ thống điện V. Buộc và đi dây sứ 1. Buộc dây trên cổ sứ: 2. Phương pháp buộc dây trên đầu sứ : 3. Phương pháp buộc dây trên puly sứ cuối để hãm: 4. Phương pháp đi dây trên sứ hệ thống điện trong nhà: 5. Phương pháp đi dây trên sứ hệ thống điện ngoài trời: VI. Lắp thiết bị lên bảng 1. Bố trí và lắp bảng điện có (2 cầu chì, 1 công tắc, 1 ổ cắm) 2. Bố trí và lắp bảng điện có (2 cầu chì, 2 công tắc, 1 ổ cắm) 3. Bố trí và lắp bảng điện có (1 cầu dao, 2 cầu chì, 2 công tắc, 1 ổ cắm) 4. Bố trí và lắp bảng điện có (1 áptômát, 2 cầu chì, 3 công tắc, 1 ổ cắm) 5. Bố trí và lắp bảng điện có (1 cầu dao chống giật, 3 cầu chì, 1 hộp số quạt trần, 3 công tắc, 2 ổ cắm) Kiểm tra định kỳ lần 1 Bài 3 : Lắp đặt hệ thống điện dân dụng và chiếu sáng Thời gian: 24 giờ A. Mục tiêu: Học xong bài học này học sinh có khả năng - Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại đèn chiếu sáng - Vẽ được sơ đồ, lắp đặt và sửa chữa mạch điện đèn thay đổi ánh sáng dạng độc lập thông dụng. - Lựa chọn các loại đèn. - Nhận dạng các loại đèn chiếu sáng. - Nêu những hư hỏng của đèn và các biện pháp sửa chữa. - Lắp mạch đèn đúng yêu cầu kỹ thuật B. Nội dung: I. Lắp đặt và sửa chữa đèn sợi đốt 1. Thực hành lắp mạch 2. Sửa chữa hư hỏng mạch II. Lắp đặt và sửa chữa đèn huỳnh quang 1. Thực hành lắp mạch 2. Sửa chữa hư hỏng mạch III. Lắp đặt và sửa chữa đèn cao áp 1. Thực hành lắp mạch 2. Sửa chữa hư hỏng mạch VI. Lắp đặt và sửa chữa công tơ điện 1. Thực hành lắp mạch 2. Sửa chữa hư hỏng mạch V. Lắp đặt và sửa chữa chuông điện 1. Thực hành lắp mạch 2. Sửa chữa hư hỏng mạch Kiểm tra định kỳ lần 2 7
  8. Bài 4 : Lắp đặt và sửa chữa các loại mạch đèn chiếu sáng Thời gian: 56 giờ A. Mục tiêu: Học xong bài học này học sinh có khả năng - Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại đèn chiếu sáng - Lựa chọn các loại đèn. - Nhận dạng các loại đèn chiếu sáng. - Nêu những hư hỏng của đèn và các biện pháp sửa chữa. - Lắp mạch đèn đúng yêu cầu kỹ thuật. B. Nội dung: I. Lắp đặt và sữa chữa mạch đèn thay đổi ánh sáng 1. Dụng cụ, thiết bị, vật tư thực hành 2. Trình tự thực hành lắp mạch 3. Sửa chữa hư hỏng II. Lắp đặt và sữa chữa mạch đèn cầu thang 1. Dụng cụ, thiết bị, vật tư thực hành 2. Trình tự thực hành lắp mạch 3. Sửa chữa hư hỏng III. Lắp đặt và sữa chữa mạch đèn hành lang 1. Dụng cụ, thiết bị, vật tư thực hành 2. Trình tự thực hành lắp mạch 3. Sửa chữa hư hỏng IV. Lắp đặt và sữa chữa mạch đèn hầm 1. Dụng cụ, thiết bị, vật tư thực hành 2. Trình tự thực hành lắp mạch 3. Sửa chữa hư hỏng Kiểm tra định kỳ lần 3 Bài 5 : Lắp đặt và sửa chữa mạch điện tổng hợp Thời gian: 28 giờ A. Mục tiêu: Học xong bài học này học sinh có khả năng - Vẽ được sơ đồ, lắp đặt và sửa chữa các mạch điện tổng hợp dùng nguồn 3 pha thông dụng. - Trình bày khái niệm về hệ thống điện công nghiệp. - Nêu các yêu cầu chung khi thực hiện lắp đặt. - Lựa chọn khả năng lắp đặt cho hệ thống điện công nghiệp. - Lắp đặt các hệ thống điện 3 pha. - Tổ chức được nơi thực hành khoa học và an toàn. B. Nội dung: I. Hãy vẽ sơ đồ đơn dây, sau đó lắp đặt và luyện tập phần sửa chữa hư hỏng mạch điện tổng hợp 3 pha, trên bảng điện thực tập theo sơ đồ nguyên lý sau: II. Hãy vẽ sơ đồ nguyên lý, sơ đồ đi dây và lắp đặt mạch điện chiếu sáng và động lực 3 pha 4 dây cho 1 phân xưởng cơ khí gồm các thiết bị và phụ tải sau: Kiểm tra định kỳ lần 4 8
  9. Bài 6 : Lắp đặt hệ thống nối đất và chống sét Thời gian: 16 giờ A. Mục tiêu: Học xong bài học này học sinh có khả năng - Trình bày về hệ thống nối đất. - Nêu các tiêu chuẩn của hệ thống nối đất dùng cho bảo vệ và chống sét. - Đo các thông số của hệ thống nối đất. B. Nội dung: I. Khái niệm về hệ thống nối đất II. Nối đất bảo vệ III. Nối đất chống sét Kiểm tra định kỳ lần 5 IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC:  Vật liệu : - Dây dẫn điện, băng keo, ống nhựa các loại. - Chì hàn, nhựa thông, sứ… - Vít bắt gỗ các loại. - Cọc nối đất, dây nối đất…  Dụng cụ và trang thiết bị : - Bộ đồ nghề thợ điện, cơ khí cầm tay. - Đồng hồ đo điện trở đất. - Các loại đèn chiếu sáng, chuông điện, công tơ một pha, công tơ ba pha.  Nguồn lực khác - Giáo trình kỹ thuật lắp đặt điện. - Giáo trình lắp đặt điện dân dụng - Các loại bản vẽ điện. - Máy chiếu. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: - Ap dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Các nội dung cần kiểm tra chủ yếu là: - Lựa chọn phương pháp đi dây thích hợp. - Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại đèn và thiết bị gia dụng như chuông điện, công tơ điện. - Kỹ năng thao tác lắp đặt đường dây, thiết bị. - Phân tích những hư hỏng, tìm biện pháp sửa chữa. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: - Chương trình này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môđun: - Trước khi giảng dạy giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy. - Nên áp dụng phương pháp đàm thoại để người học ghi nhớ kỹ hơn. - Cần lưu ý về các kỹ năng thực hiện của người học. 3. Những trọng tâm cần chú ý - Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại đèn chiếu sáng. - Lắp đặt các mạch đèn chiếu sáng. - Dò tìm hư hỏng trong mạch điện. 4. Tài liệu tham khảo: - Giáo trình kỹ thuật lắp đặt điện. Bộ ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm. 9
  10. BÀI 1: KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CƠ BẢN VỀ LẮP ĐẶT ĐIỆN Mục tiêu: Phòng tránh bị tai nạn điện, ap dụng được các phương pháp sơ cứu để cứu người bị tai nạn điện. Nhận dạng được các loại đồ dùng trong nghề điện. Làm việc với các dụng cụ trong nghề điện đúng cách và phương pháp. Đọc đúng những trị số mà các dụng cụ đo chỉ, nối dây an toàn và đúng yêu cầu kỹ thuật, hàn đúng kỹ thuật theo điều kiện xác định. Lựa chọn phương pháp nối dây phù hợp cho từng điều kiện. I. AN TOÀN ĐIỆN 1. Nội qui xưởng. Khi thực hành xưởng phải thực hiện đúng nội qui sau: - Điều 1: Vào ca thực tập đúng giờ, trang phục gọn gàng, sạch sẽ đúng qui định, chấp hành nghiêm túc các nguyên tắc an toàn lao động. - Điều 2: Chấp hành sự phân công của giáo viên hướng dẫn, không được tự tiện tháo lắp, di chuyển các thiết bị trong xưởng khi chưa có sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn. - Điều 3: Tổ chức nơi thực tập gọn gàng, khoa học, có tinh thần bảo quản thiết bị, nếu làm mất hoặc hư hỏng phải bồi thường. - Điều 4: Không được tự ý sang các xưởng khác sửa chữa điện khi chưa có sự phân công của giáo viên hướng dẫn. - Điều 5: Không được làm đồ riêng hay mang vật tư, thiết bị ra khỏi xưởng khi chưa có sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn. - Điều 6: Không được mang các thứ không phục vụ thực tập hoặc đưa người lạ vào xưởng. - Điều 7: Không hút thuốc, văng tục, hay nằm trong xưởng. Khi ra khỏi xưởng thực tập phải xin phép giáo viên hướng dẫn. - Điều 8: Hết giờ thực tập phải thu xếp dụng cụ, thiết bị vào nơi qui định, có mất hay hư hỏng phải báo giáo viên hướng dẫn sử lý, sau đó làm vệ sinh xưởng. 2. Các nguyên tắc an toàn khi làm việc với điện Khi học xưởng và tham gia công tác lắp đặt, sửa chữa điện phải chấp hành nghiêm túc các nguyên tắc an toàn điện để tránh xảy ra các tai nạn điện đáng tiếc cho bản thân. 10
  11. Thực hiện theo các nguyên tắc sau: - Khi làm việc với các thiết bị trong mạch điện, cần cắt nguồn điện, nếu cắt bằng công tắc hay rút nắp cầu chì, thì phải thử lại bằng bút thử điện, để xem dây pha (dây lửa) còn hiện diện trong mạch không. - Khi thao tác với các phần mang điện, phải cách điện tốt với đất (như mang dép nhựa, đứng trên ghế gỗ hoặc nhựa khô ráo, thao tác bằng dụng cụ cách điện). Khi đó, không được chạm người vào tường, hay chạm vào người khác đứng trên đất mà không cách điện với đất. - Khi di chuyển các thiết bị mang điện đang làm việc, các dây dẫn bọc đang có điện, cần cắt nguồn điện. - Với các thiết bị mới đưa vào sử dụng, hoặc để lâu mới dùng lại, không được sờ vào vỏ kim loại của thiết bị khi thiết bị đang làm việc, mà phải dùng bút thử điện kiểm tra xem điện có rò ra vỏ kim loại không. - Phải thường xuyên kiểm tra dây nối đất, dây nối trung tính, nhất là vào đầu và cuối mùa mưa. Học sinh quan sát các dụng cụ và thiết bị an toàn điện: Bút thử điện, bộ găng tay cách điện, ủng cao su cách điện, thảm cao su cách điện, sào cách điện… 3. Phương pháp xử lý khi người bị điện giật Người bị điện giật trong nhiều trường hợp bị tê liệt không thể tự dứt ra khỏi mạch điện được, do đó việc đầu tiên là phải nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi mạch điện. Một nguyên tắc quan trọng trong việc cứu nạn nhân bị tai nạn điện giật là đảm bảo an toàn cho người cứu chữa. Cần nhớ rằng nếu không có biện pháp an toàn, người cứu chữa cũng bị điện giật lây khi tiếp xúc với nạn nhân. Để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện, người cứu chữa phải chú ý các điểm sau: a)Trường hợp cắt được mạch điện Phương pháp tốt nhất là tức khắc cắt điện bằng cách cắt cầu dao, công tắc điện liên quan đến nguồn điện giật nạn nhân và ở gần nạn nhân nhất. Khi cắt điện cần chú ý:  Nếu cắt điện vào ban đêm cần phải chuẩn bị ánh sáng khác (đèn pin, đèn dầu) để thay thế.  Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải có phương tiện hứng đỡ khi người đó rơi xuống. 11
  12. b) Trường hợp không cắt được mạch điện Trong trường hợp này cần phân biệt người bị nạn do điện hạ áp hay điện cao áp mà áp dụng các biện pháp sau đây: * Đối với mạch điện hạ áp: Người cứu chữa phải có biện pháp an toàn cá nhân thật tốt như đứng trên bàn ghế bằng gỗ khô, đi dép cao su hoặc đi ủng, mang găng tay cách điện… Dùng tay đeo găng cao su kéo nạn nhân ra khỏi dây điện, hoặc dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện re khỏi nạn nhân hoặc túm lấy áo, quần (nếu khô) của nạn nhân kéo ra. Ngoài ra cũng có thể dùng búa, rìu cán bằng gỗ… để chặt đứt dây điện . * Đối với mạch điện cao áp: Tốt nhất là dùng phương tiện thông tin báo cho điện lực khu vực gần nhất để cắt mạch điện và người cứu chữa bắt buộc phải trang bị an toàn cá nhân đầy đủ: ủng cách điện, găng tay cách điện và dùng sào cách điện lọai cao thế để gạt hoặc đẩy người bị nạn ra khỏi mạch điện. Tóm lại khi tách nạn nhân khỏi mạch điện cần chú ý: - Ở điện áp cao phải chờ cắt điện. - Không được nắm tay không và tiếp xúc với phần để trần của người bị nạn. - Không tiếp xúc với những vật dẫn hay dây dẫn ở gần người bị nạn. Dùng sào tre hoặc cây gỗ khô gạt dây điện Đeo găng tay, đi ủng cách điện, túm quần ra khỏi nạn nhân áo nạn nhân kéo ra 12
  13. Đứng trên bàn (bằng gỗ) túm quần áo Dùng dao búa có cán bằng gỗ chặt đứt dây nhân kéo ra khỏi nguồn điện điện 4 Sơ cứu người bị điện giật a) Phương pháp hô hấp nhân tạo kiểu nằm sấp: Đặt nạn nhân nằm sấp, một tay gối vào đầu, một tay duỗi thẳng, mặt nghiêng về phía tay duỗi, moi nhớt trong miệng và kéo lưỡi ra nếu lưỡi bị thụt vào. Người cứu ngồi trên mông nạn nhân và quỳ hai đầu gối ép vào hai bên sườn nạn nhân, xoè hai bàn tay đặt lên lưng phía dưới xương sườn cụt. Dùng sức nặng toàn thân đưa người về phía trước, ấn hai bàn tay xuống theo nhịp thở đếm 1,2,3… đều đặn, rồi lại từ từ thẳng người lên, tay vẫn để ở lưng và làm lại như lần đầu với nhịp 12 lần trong một phút. Người cứu phải bình tĩnh, kiên trì làm liên tục cho đến khi nào thấy nạn nhân tự thở được hoặc có ý kiến quyết định của y, bác sĩ mới thôi. Phương pháp hô hấp nhân tạo kiểu nằm sấp được trình bày ở hình 13
  14. b) Phương pháp hô hấp nhân tạo kiểu nằm ngửa: Phương pháp hô hấp nhân tạo kiểu nằm ngửa được trình bày ở hình. Phương pháp hô hấp nhân tạo kiểu nằm ngửa Đặt nạn nhân nằm ngửa, lấy quần áo kê dưới lưng để cho đầu hơi ngửa. Một người lấy khăn sạch kéo lưỡi và giữ cho lưỡi khỏi thụt vào. Người cứu quỳ hai đầu gối cách xa đầu nạn nhân khoảng 2030cm, cằm cẳng tay của nạn nhân, từ từ đưa hai tay lên phía trên đầu sao cho hai bàn tay gần chạm vào nhau, giữ ở vị trí này khỏang 23 giây. Rồi đưa hai cánh tay nạn nhân xuống, lấy sức mình ép hai khuỷu tay người bị nạn vào lồng ngực của họ. Cần làm cho thật điều hòa và miệng đếm 1,2,3… cho lúc hít vào (đưa tay lên) và đếm 1,2,3… cho lúc thở ra (đưa tay xuống). Cố gắng làm từ 16  18 lần trong một phút, liên tục làm như vậy cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có ý kiến quyết định của y, bác sĩ mới được thôi. Lưu ý: Những người bị gẫy xương tay không làm bằng phương pháp này. c) Phương pháp hà hơi thổi ngạt Phương pháp hô hấp nhân tạo hà hơi thổi ngạt được trình bày ở hình. 14
  15. Đặt nạn nhân nằm ngửa, nới rộng quần áo, moi nhớt và các vật trong miệng ra nếu có, để đầu nạn nhân hơi ngửa về phía sau, hai tay duổi thẳng. Đặt một miếng “gạc” sạch che lên miệng nạn nhân,người cứu một tay bịt mũi,một tay giữ miệng nạn nhân,hít không khí đầy lồng ngực rồi ghé miệng thổi mạnh vào miệng nạn nhân. Thực hiện động tác này khoảng 14 16 lần trong một phút. Trong khi đó, một người đứng bên cạnh làm động tác xoa tim. Lấy hai bàn tay chồng lên nhau và đặt lên lồng ngực bên trái (phía có tim) của nạn nhân, vừa ấn vừa đẩy nhịp nhàng khoảng 60 80 lần trong một phút. Phối hợp với việc thổi, cứ ấn 5 6 cái lại thổi một lần. Người cứu phải làm liên tục cho đến khi nạn nhân tự thở được hoặc có ý kiến của y, bác sỹ mới thôi. Phương pháp hà hơi thổi ngạt có hiệu quả rất cao, hiện đang được áp dụng phổ biến. II. CÁC DỤNG CỤ CỦA NGHỀ ĐIỆN 1. Dụng cụ thông thường a. Tua Vít dẹp, bake: Tua vít dẹp - Dùng để mở ốc vít dẹp. - Phải lựa chọn cở vít và ốc vít vừa kích cở với nhau để tránh làm tuôn đầu vít và ốc vít. - Khi thao tác với thiết bị còn điện phải kiểm tra thật kỹ cán vít có cách điện an toàn chưa, nếu không thì nên thay vít hoặc quấn một lớp băng keo cách điện vào những chỗ hỏng lớp vỏ cách điện. - Khi thao tác vặn, đầu vít phải thẳng góc với bề mặt của đầu trục vít và vặn vừa tay, không vặn mạnh quá dể làm tuôn đầu vít. Tua vít bake - Dùng để mở ốc vít bake - Phải lựa chọn cở vít và ốc vít vừa kích cở với nhau để tránh làm tuôn đầu vít và ốc vít. - Khi thao tác với thiết bị còn điện phải kiểm tra thật kỹ cán vít có cách điện an toàn chưa, nếu không thì nên thay vít hoặc quấn một lớp băng keo cách điện vào những chỗ hỏng lớp vỏ cách điện. - Khi thao tác vặn, đầu vít phải thẳng góc với bề mặt của đầu trục vít và phải vặn vừa tay, không vặn mạnh quá dể làm tuôn đầu vít. 15
  16. b) Kềm răng, kềm nhọn, kềm cắt: Kềm răng: Dùng để cặp, kẹp, bẻ, cắt dây… Kềm mũi nhọn: Kềm mũi nhọn: dùng để uống dây dẫn hoặc kẹp những vật trong khoảng hẹp. Kềm cắt:Kềm cắt: dùng để cắt dây điện và tuốt dây điện. * Thao tác với kềm: - Khi thao tác với thiết bị còn điện phải kiểm tra thật kỹ cán kềm có cách điện an toàn chưa, nếu không thì nên thay hoặc quấn một lớp băng keo cách điện vào những chỗ hỏng lớp vỏ cách điện. - Khi thao tác cắt vỏ dây điện cần thao tác vừa phải tránh cắt phạm phải lõi đồng, vì cắt phạm phải, lõi đồng sẽ dễ đứt và khả năng dẫn điện sẽ kém. - Không dùng kềm để đóng thay thế cho búa vì tác động này làm cho kềm bị kẹt cứng khi đóng hoặc mở kềm c) Kềm tuốt dây điện: - Dùng để tuốt dây điện. - Khi thao tác tuốt dây ta cần chú ý đến cở dây, đặt đúng vào vị trí những lỗ kích thước có ghi trên kiềm tuốt dây. Vì khi cở dây lớn hơn so với lỗ kích thước của kiềm sẽ làm cho những lõi đồng bị cắt phạm phải và dễ làm hỏng kiềm tuốt. 16
  17. d) Kéo mỏ quạ: - Dùng để cắt ống vuông, giấy cách điện, chỉ đai… - Không sử dụng kéo để cắt, tuốt dây điện. e) Búa: Búa sắt: dùng để đóng và gõ những vật cứng. Búa nhựa: Dùng để đóng và gõ những vật mềm hoặc những vật không cho phép trầy. - Tùy vào trọng lượng của búa mà ta sử dụng vào những việc như sau: đóng đinh, đục lỗ, phá bê tông…… - Khi thao tác tay ta cầm cách cuối cán búa khoảng 15 – 20mm, nắm bốn ngón tay siết chặt vào lòng bàn tay, đặt ngón tay cái lên ngón trỏ và siết chặt lại. Vẫn giữ nguyên các ngón này khi nhắc lên và đóng búa xuống. f) Kiềm bấm đầu coss: Dùng để bấm đầu coss vào đầu dây g) Bút thử điện: Dùng để phân biệt dây pha và dây trung tính. Hay để kiểm tra vị trí đó có điện hay không. Không dùng bút thử điện để vặn ốc vít. 17
  18. 2. Dụng cụ đo đường kính ngoài a) Panme: Dùng để đo đường kính ngoài những vật có kích thước bé hơn 1mm như dây điện từ, … b) Thước cặp: Dùng để đo đường kính ngoài, trong, độ sâu trong giới hạn 10 cm trở lại. 3. Đồng hồ volt kế chỉ thị kim 18
  19. Chức năng các bộ phận điều chỉnh của đồng hồ vạn năng 1). Kim chỉ thị:chỉ thị giá trị của phép đo trên vạch chia. 2). Thang chia độ ( hình1.4): Thang chia độ bao gồm: - (A) Là vạch chia thang đo điện trở : Dùng để thể hiện giá trị điểm kim dừng khi sử dụng thang đo điện trở. Thang đo điện trở được đặt trên cùng là do phạm vi đo lớn hơn so với các đại lượng khác, để dẽ đọc hơn. - (B) Là mặt gương: Dùng để giảm thiểu sai số khi đọc kết quả, khi đọc kết quả hướng nhìn phải vuông góc với mặt gương – tức là kim chỉ thị phải che khuất bóng của nó trong gương - (C và D) Là vạch chia thang đo điện áp một chiều (VDC), và điện áp xoay chiều (VAC): Vạch chia 250V; 50V; 10V: Dùng để thể hiện giá trị điểm kim dừng khi sử dụng đo điện áp một chiều DC, điện áp xoay chiều AC tương ứng. - (D) Là vạch chia thang đo điện áp xoay chiều mức thấp (dưới 10V): Trong trường hợp đo điện áp xoay chiều thấp không đọc giá trị trong thang đo một chiều. Bởi vì thang đo điện áp xoay chiều trở thành phi tuyến sẽ được thực hiên bởi các bộ chỉnh lưu dùng (Diode Gecmani). Hầu hết các đồng hồ độ nhạy cao có phạm vi đo AC lớn nhất là 2,5V có độ nhạy kém hơn so với mức đo 0.12V DC. Do đặc tính chỉnh lưu của Diode Ge, dùng phân cực thuận IF không tồn tại nếu điện áp thuận đặt vào 0,2V chuyển - (E) Là vạch chia thang đo hệ số khuếch đại 1 chiều hfe. - (F) Là vạch chia thang đo kiểm tra dòng điện Iceo(leakage current): - (G) Là vạch chia thang đo kiểm tra dB: 3). Bộ điều chỉnh kim chỉ thị: Dùng để điều chỉnh kim về 0 khi đo điện áp và dòng điện. 4). Dùng để điều chỉnh kim về 0 khi thay đổi các thang đo Ω 5). Chuyển mạch: Dùng để thay đổi chế độ làm việc của đồng hồ. 6). Các thang đo: Thể hiện các chế độ làm việc của đồng hồ, bao gồm có các thang đo: - Thang đo Ôm (Ω): Dùng để đo giá trị điên trở và thông mạch, có đơn vị kèm theo. Trong thang đo Ôm(Ω) chia làm các thang đo: x1Ω; x10Ω; x100Ω; x1kΩ; x10kΩ -Thang đo điện áp xoay chiều (VAC): Dùng để đo điện áp xoay chiều, có đơn vị kèm theo. Trong thang đo điện áp xoay chiều (VAC) Có thang đo: x10v; x50v; x250v; x1000v. 19
  20. -Thang đo điện áp một chiều (VDC): Dùng để đo điện áp một chiều, có đơn vị kèm theo. Trong thang đo điện áp xoay chiều (VAC) Có thang đo: x10v; x50v; x250v; x1000v. -Thang đo dòng điện một chiều (mA): Dùng để đo dùng điện một chiều, có đơn vị kèm theo. Trong thang đo dùng điện một chiều (VAC) Có thang đo: x10v; x50v; x250v; x1000v. 7 và 8) . Đầu vào và dây đo của đồng hồ: Dùng để dẫn tín hiệu cần đo vào đồng hồ thông qua hai dây đo được cắm vào hai đầu vào của đồng hồ (dây đen là âm của đồng hồ được nối vào cực dương của pin trong đồng hồ, chỉnh dây đỏ là dương của đồng hồ được nối vào cực âm của pin trong đồng hồ). 9). Đầu ra của dây đo tín hiệu âm tần:Được nối tiếp với tụ điện dùng để đo tín hiệu âm tần. 4. Đồng hồ ampe kế chỉ thị kim Ampe kế đo cường độ dòng điện - Chức năng đo: dòng và áp xoay chiều, điện trở, tần số, nhiệt độ, kiểm tra dây dẫn. * Cách đo: Các bước thực hiện: - Chọn đại lượng đo dòng điện xoay chiều, có giá trị thang đo thích hợp: Vặn núm chọn đại lượng về vị trí đo dòng điện xoay chiều, có giá trị thang đo phù hợp với giá trị điện áp cần đo. Thí dụ: Muốn đo dòng điện có giá trị 8 Ampe, ta chọn thang đo có giá trị đo 10Ampe. - Chỉnh kim về 0: Dùng vít dẹp vặn nút chỉnh (nằm ở giữa khung kim) để kim về vị trí 0. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2