intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Lựa chọn và thả giống tôm càng xanh - MĐ03: Nuôi tôm càng xanh

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

150
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Lựa chọn và thả giống tôm càng xanh cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giống tôm, phương pháp chọn giống tôm, cách vận chuyển và thả giống tôm theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Tài liệu có giá trị hướng dẫn học viên học tập và tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Lựa chọn và thả giống tôm càng xanh - MĐ03: Nuôi tôm càng xanh

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN LỰA CHỌN VÀ THẢ GIỐNG TÔM CÀNG XANH MÃ SỐ MÔ ĐUN: MĐ 03 NGHỀ: NUÔI TÔM CÀNG XANH Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. -1- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
  3. -2- LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc cả về số lƣợng và chất lƣợng nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của các ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung thì nuôi trồng thủy sản nói riêng đã có những bƣớc phát triển đáng kể, nhất là các đối tƣợng có giá trị xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao nhƣ: cá tra, ba sa, tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh… Đƣợc tạo điều kiện về nguồn lực và phƣơng pháp làm việc từ Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo Trƣờng Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ; chúng tôi đã tiến hành xây dựng chƣơng trình, giáo trình mô đun nghề “Nuôi tôm càng xanh” trên cơ sở phân tích nghề và bộ phiếu phân tích công việc. Giáo trình đã đƣợc phản biện, nghiệm thu của hội đồng nghiệm thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1. Giáo trình mô đun Xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh 2. Giáo trình mô đun Chuẩn bị ao, ruộng nuôi tôm càng xanh 3. Giáo trình mô đun Lựa chọn và thả giống tôm càng xanh 4. Giáo trình mô đun Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi 5. Giáo trình mô đun Phòng trị một số bệnh thƣờng gặp ở tôm càng xanh 6. Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ tôm càng xanh Giáo trình “Lựa chọn và thả giống tôm càng xanh” cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về các tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng giống tôm, phƣơng pháp chọn giống tôm, cách vận chuyển và thả giống tôm theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Tài liệu có giá trị hƣớng dẫn học viên học tập và tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của địa phƣơng. Nội dung của giáo trình gồm 5 bài: Bài 1. Xác định số lƣợng tôm giống thả nuôi Bài 2. Chọn tôm càng xanh giống Bài 3. Vận chuyển tôm giống Bài 4. Thả tôm giống Bài 5. Kiểm tra giống sau khi thả
  4. -3- Trong quá trình biên soạn giáo trình, nhóm biên soạn chúng tôi có tham khảo các tài liệu nuôi tôm càng xanh trên sách, báo, đài, trên mạng intrenet…; chụp hình tại các cơ sở nuôi và sử dụng hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nƣớc… Xin trân trọng cám ơn các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ chúng tôi thực hiện giáo trình này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng không thể tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của đọc giả để giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Nguyễn Kim Nhi 2. Nguyễn Quốc Đạt 3. Nguyễn Thị Tím
  5. -4- MỤC LỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN .................................................................................. 1 LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................. 2 MỤC LỤC ............................................................................................................ 4 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT .................................... 6 MÔ ĐUN LỰA CHỌN VÀ THẢ GIỐNG TÔM CÀNG XANH ....................... 7 Bài 1. XÁC ĐỊNH SỐ LƢỢNG TÔM GIỐNG THẢ NUÔI .............................. 8 1. Xác định thời gian nuôi ............................................................................................................ 8 1.1. Xác định thời gian nuôi trong ao ............................................................... 8 1.2. Xác định thời gian nuôi trong ruộng ......................................................... 8 2. Chọn kích cỡ giống và mật độ nuôi ............................................................... 10 2.1. Chọn kích cỡ giống và mật độ nuôi trong ao .............................................. 11 2.2. Chọn kích cỡ giống và mật độ nuôi trong ruộng ......................................... 11 3. Tính số lƣợng giống thả nuôi ......................................................................... 12 Bài 2. CHỌN TÔM GIỐNG ............................................................................... 13 1. Tìm hiểu một số vấn đề về tôm càng xanh giống .......................................... 13 1.1. Tìm hiểu nguồn giống tự nhiên ................................................................... 13 1.2. Tìm hiểu nguồn giống nhân tạo .................................................................. 13 1.3. Giới thiệu giống toàn đực ........................................................................... 14 2. Chọn cơ sở bán tôm giống .............................................................................. 14 3. Chọn tôm giống .............................................................................................. 14 3.1. Chọn tôm đều cỡ .......................................................................................... 14 3.2. Chọn tôm giống dựa vào ngoại hình và màu sắc ...................................... 15 3.3. Chọn tôm giống dựa vào trạng thái hoạt động ............................................ 16 3.4. Chọn theo phƣơng pháp sốc bằng formol ..................................................... 17 Bài 3. VẬN CHUYỂN TÔM GIỐNG ................................................................ 19 1. Chọn thời điểm vận chuyển ............................................................................ 19 2. Chọn hình thức vận chuyển ............................................................................ 19 2.1. Vận chuyển kín ............................................................................................ 19
  6. -5- 2.2. Vận chuyển hở ............................................................................................. 26 3. Vận chuyển tôm giống ................................................................................... 27 4. Xử lý trong quá trình vận chuyển ................................................................... 28 Bài 4. THẢ TÔM GIỐNG .................................................................................. 29 1. Kiểm tra các yếu tố môi trƣờng ...................................................................... 29 1.1. Đo pH nƣớc ................................................................................................. 29 1.2. Đo oxy hòa tan ............................................................................................. 32 1.3. Đo độ kiềm .................................................................................................. 35 1.4. Đo độ trong .................................................................................................. 36 2. Chọn thời điểm và vị trí thả giống .................................................................. 38 3. Thả giống ........................................................................................................ 38 3.1. Trƣờng hợp không tắm tôm giống ............................................................... 38 3.2. Trƣờng hợp tắm tôm giống .......................................................................... 39 Bài 5. KIỂM TRA GIỐNG SAU KHI THẢ ..................................................... 41 1. Kiểm tra cơ thể tôm ........................................................................................ 41 2. Kiểm tra hoạt động của tôm ........................................................................... 41 3. Đánh giá tỷ lệ tôm sống .................................................................................. 42 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ........................................................... 44 I. Vị trí, tính chất của mô đun ............................................................................. 44 II. Mục tiêu ......................................................................................................... 44 III. Nội dung chính của mô đun .......................................................................... 45 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ................................................ 45 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................. 50 VI. Tài liệu cần tham khảo ................................................................................. 52 Bài đọc thêm 1. Kỹ thuật ƣơng tôm càng xanh từ giai đoạn bột lên giống ........ 53 Bài đọc thêm 2. Sản xuất tôm càng xanh toàn đực .......................................... 56 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH .................................................. 59 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH .................................................. 59
  7. -6- CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT - Tôm post (tôm bột): tôm giống sau khi đã đƣợc chuyển vào ƣơng trong nƣớc ngọt - Phụ bộ: bao gồm râu, chân ngực, chân bụng, đuôi - Giai (vèo): đƣợc may từ các tấm lƣới, thƣờng dùng để ƣơng tôm post - ppm: Đơn vị đo nồng độ phần triệu, 1ppm = 1g/m3 hoặc 1ml/m3
  8. -7- MÔ ĐUN LỰA CHỌN VÀ THẢ GIỐNG TÔM CÀNG XANH Mã mô đun: MĐ-03 Mô đun “Lựa chọn và thả giống tôm càng xanh” là mô đun chuyên môn thuộc chƣơng trình nghề Nuôi tôm càng xanh. Mô đun đƣợc giảng dạy, thực tập sau mô đun Chuẩn bị ao, ruộng nuôi để tiến hành thả giống. Con giống đƣợc xem là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến năng suất, hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi. Nếu con giống kém chất lƣợng nhƣ: kích cỡ không đều, bơi lội yếu, bị xây sát hoặc mất phụ bộ... sẽ dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao ngay từ lúc vận chuyển đến địa điểm thả nuôi. Mô đun này mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. Trong từng nội dung bài đều có các bài tập, các bài thực hành để học viên áp dụng vào trong thực tế xản xuất. Sau khi học xong, học viên có kiến thức và khả năng thực hiện các công việc nhƣ: Tính đƣợc số lƣợng tôm giống thả nuôi trong ao, ruộng; Xác định đƣợc thời điểm và thời gian nuôi trong ao, ruộng hợp lý; Chọn đƣợc tôm giống khỏe mạnh; Đóng bao và vận chuyển tôm giống đúng cách; Kiểm tra đƣợc các yếu tố môi trƣờng nƣớc để thả tôm vào ao, ruộng nuôi; Đánh giá đƣợc tình trạng tôm giống sau khi thả.
  9. -8- Bài 1. XÁC ĐỊNH SỐ LƢỢNG TÔM GIỐNG THẢ NUÔI Mã bài: MĐ03-01 Chi phí cho con giống trong nuôi tôm càng xanh chiếm gần 30% chi phí sản xuất. Vì vậy việc xác định số lƣợng con giống thả nuôi là điều rất quan trọng liên quan đến hiệu quả kinh tế. Tùy theo thời gian, hình thức nuôi, điều kiện sản xuất thực tế mà ngƣời nuôi cần xác định thời điểm, kích cỡ, mật độ thả giống cho phù hợp Mục tiêu: Xác định đƣợc kích cỡ, mật độ tôm giống phù hợp với hình thức nuôi và tính đƣợc số lƣợng con giống thả nuôi. A. Nội dung 1. Xác định thời gian nuôi 1.1. Xác định thời gian nuôi trong ao Nhiệt độ thích hợp cho tôm càng xanh sinh trƣởng và phát triển 26 – 31oC. Ngoài khoảng nhiệt độ này, hoạt động bắt mồi, sinh trƣởng và sinh sản của tôm sẽ bị suy giảm. Nhiệt độ cao thƣờng làm cho tôm sớm thành thục và kích cỡ nhỏ. - Ở miền Bắc nƣớc ta mùa vụ nuôi tôm càng xanh thích hợp nhất là từ tháng 4 đến tháng 11 (dƣơng lịch). Mùa đông ở miền Bắc thƣờng kéo dài 4 - 5 tháng, nhiệt độ xuống thấp (có năm xuống dƣới 10 oC), ảnh hƣởng nhiều đến sự sinh trƣởng, phát triển của tôm càng xanh. - Ở miền Nam, điều kiện nhiệt độ thích hợp có thể nuôi tôm càng xanh quanh năm. Mùa vụ con giống đánh bắt ngoài tự nhiên tập trung vào hai vụ chính trong năm là từ tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 10 đến tháng 12 (dƣơng lịch). Hiện nay, các mô hình nuôi tôm càng xanh chủ yếu sử dụng con giống nhân tạo, nên việc thả nuôi gần nhƣ quanh năm và chủ động hoàn toàn. 1.2. Xác định thời gian nuôi trong ruộng - Mô hình 2 vụ lúa và 1 vụ tôm xen canh Thƣờng tận dụng vụ lúa Hè - Thu để nuôi tôm. Lúc này nƣớc nhiều và thời gian ngập nƣớc trong ruộng kéo dài, tôm có điều kiện ăn đƣợc thức ăn trên
  10. -9- ruộng. Nuôi tôm tốt nhất trên các ruộng cấy lúa vì luá cấy có khoảng trống nên tôm có thể bơi xen giữa lúa ăn đƣợc thức ăn trên ruộng. Nếu nuôi trên lúa sạ thì nên sạ lúa thƣa. Thời gian thả giống là khi cây lúa đƣợc 2 tuần sau khi sạ hay 1 tuần sau khi cấy. Lịch thời vụ 2 vụ lúa + 1 vụ tôm xen canh. (Sơ đồ 3.1.1). Lúa Hè - Thu Lúa Đông - Xuân Tôm càng xanh 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 Thời gian nuôi 7 tháng Sơ đồ 3.1.1. Lịch thời vụ sản xuất lúa và nuôi tôm xen canh - Mô hình 1 vụ lúa và 1 vụ tôm luân canh Một số nơi do sản xuất vụ lúa Hè - Thu không hiệu quả nên nông dân bỏ hẳn vụ này và chỉ nuôi tôm càng xanh. Lịch thời vụ 1 vụ lúa + 1 vụ tôm luân canh. (Sơ đồ 3.1.2). Lúa Đông - Xuân Tôm càng xanh 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 Thời gian nuôi 7 - 8 tháng Sơ đồ 3.1.2. Lịch thời vụ sản xuất lúa và nuôi tôm luân canh - Mô hình 2 vụ lúa và 1 vụ tôm luân canh Mô hình canh tác này có hai vụ lúa Đông - Xuân và Hè - Thu trên ruộng, thay vụ 3 Thu - Đông bằng vụ nuôi tôm càng xanh, thích hợp cho vùng ngập sâu, canh tác vụ 3 hiệu quả thấp. (Sơ đồ 3.1.3). Lúa Hè - Thu Lúa Đông - Xuân Tôm càng xanh 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 Thời gian nuôi tôm 4 - 5 tháng Sơ đồ 3.1.3. Lịch thời vụ sản xuất 2 vụ lúa và 1 vụ tôm luân canh
  11. - 10 - 2. Chọn kích cỡ giống và mật độ nuôi Hình 3.1.1. Tôm post (tôm bột) Hình 3.1.2. Giống cỡ 3-5cm Hình 3.1.3. Giống cỡ 6-8cm
  12. - 11 - 2.1. Chọn kích cỡ giống và mật độ nuôi trong ao Kích cỡ, mật độ giống thả nuôi ban đầu rất quan trọng, ảnh hƣởng đến tỷ lệ sống tôm con sau khi thả nuôi và thời gian nuôi. - Nuôi trong ao thời gian nuôi dài nên chọn tôm giống cỡ 2-3cm (trọng lƣợng 0,3-0,5g/con), cỡ 3-5cm (trọng lƣợng 0,5-1g/con) - Mật độ: Tôm càng xanh giống cỡ 2-3cm thì thả với mật độ từ 15-20 con/m2. Tôm giống cỡ 3-5cm thì mật độ thả khoảng 10-15 con/m2. Tùy thuộc vào điều kiện ao nuôi, mức độ đầu tƣ và kinh nghiệm của ngƣời nuôi mà chọn mật độ nuôi cho phù hợp Bảng 3.1.1. Kích cỡ và mật độ thả tôm giống trong ao Trọng lƣợng Kích cỡ (cm) Mật độ (con/m2) (g/con) post 1-1,2 0,05-0,1 150-200 2-3 0,3-0,5 15-20 3-5 0,5-1 10-15 2.2. Chọn kích cỡ giống và mật độ nuôi trong ruộng - Mô hình nuôi xen canh một vụ lúa và một vụ tôm (sơ đồ 3.1.1): Nuôi tôm đồng thời với canh tác lúa Hè - Thu. Thời điểm thả giống thông thƣờng từ tháng 3-4, thời gian nuôi 7-8 tháng, nên chọn giống cỡ từ 4cm (0,8g/con) trở lên để hạn chế hao hụt và tôm đạt đƣợc trọng lƣợng thƣơng phẩm. Mật độ thả 1-2 con/m2. - Mô hình nuôi luân canh một vụ lúa và một vụ tôm (sơ đồ 3.1.2): Ruộng chỉ canh tác vụ lúa Đông-Xuân, sau khi thu hoạch lúa thì tiến hành thả tôm. Thời điểm thả giống thông thƣờng từ tháng 4, thời gian nuôi 7-8 tháng, nên chọn giống cỡ từ 4cm (0,8 g/con) trở lên để hạn chế hao hụt và tôm đạt đƣợc trọng lƣợng thƣơng phẩm. Mật độ thả 8-10 con/m2. - Mô hình nuôi luân canh hai vụ lúa và một vụ tôm (sơ đồ 3.1.3): thời gian nuôi ngắn khoảng 4-5 tháng, do đó yêu cầu thả giống lớn 6- 8cm (1kg từ 200- 400 con). Mật độ thả từ 2-4 con/m2. * Việc chọn mua tôm giống với các kích cỡ trên thƣờng khó vì các trại giống đa phần là bán tôm post 15 (tôm bột). Vì vậy, ngƣời ta có thể mua tôm post về ƣơng tôm trong giai (vèo) dƣới mƣơng bao cho tôm đạt kích cỡ lớn mới cho tôm ra ruộng. Mật độ ƣơng trong giai 250-300 post/m2. (Xem bài đọc thêm 1, trang 53)
  13. - 12 - Bảng 3.1.2. Kích cỡ và mật độ thả tôm giống thả nuôi trên ruộng Kích cỡ Trọng lƣợng Mật độ Mô hình nuôi ruộng (cm) (g/con) (con/m2) Xen canh 1 vụ lúa +1 ≥4 1-2 1-2 vụ tôm (7-8 tháng) Luân canh 1 vụ lúa + ≥4 1-2 8-10 1 vụ tôm (7-8 tháng) Luân canh 2 vụ lúa + ≥6 2,5-5 2-4 1 vụ tôm (4,5-5 tháng) 3. Tính số lƣợng giống thả nuôi Số lượng giống thả = Diện tích ao (ruộng) x Mật độ thả Ví dụ: Diện tích ao nuôi 5.000m2, mật độ thả 15 con/m2 Thì số lƣợng giống thả là: 5000m2 x 15 con/m2 = 75.000 con. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: Anh (chị) đã nuôi tôm hoặc dự kiến sẽ nuôi tôm với hình thức nuôi nào? Kích cỡ tôm và mật độ thả nuôi là bao nhiêu? 2. Bài tập: Anh (chị) hãy điền số liệu thích hợp vào bảng sau: TT Mô hình nuôi Diện tích Cỡ giống Mật độ Số lƣợng 1 Ao 1.000m2 Ruộng (xen canh 1 1.000m2 2 vụ lúa +1 vụ tôm) Ruộng (luân canh 1 1.000m2 3 vụ lúa + 1 vụ tôm) Ruộng (luân canh 2 1.000m2 4 vụ lúa + 1 vụ tôm) C. Ghi nhớ: - Kích cỡ tôm giống thả nuôi trong ao từ 2m-5cm, nuôi trong ruộng từ 4cm trở lên - Mật độ tôm giống thả nuôi tùy thuộc kích cỡ con giống và mô hình nuôi (theo bảng 3.1.1) - Tính số lƣợng con giống thả nuôi bằng mật độ thả nhân với diện tích ao (ruộng)
  14. - 13 - Bài 2. CHỌN TÔM GIỐNG Mã bài: MĐ03-02 Chất lƣợng tôm giống là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến tỷ lệ hao hụt, năng suất và hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi tôm càng xanh. Nếu con giống tôm càng xanh kém chất lƣợng nhƣ: Kích cỡ không đều, bơi lội yếu, bị xây sát hoặc gãy phụ bộ do đánh bắt, thân có màu trắng đục hoặc có nhiều mầm bệnh, vỏ mềm do mới lột xác... sẽ dẫn đến tỷ lệ hao hụt rất cao ngay từ khi vận chuyển đến địa điểm thả nuôi và sẽ cho năng suất khi thu hoạch kém, mặc dù các yếu tố khác nhƣ: Môi trƣờng nƣớc, thức ăn, phòng bệnh... đều thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi. Mục tiêu: - Hiểu đƣợc một số vấn đề về tôm càng xanh giống; - Chọn đƣợc nơi bán tôm càng xanh giống chất lƣợng; - Chọn đƣợc tôm giống tốt, khỏe mạnh. A. Nội dung 1. Tìm hiểu một số vấn đề về tôm càng xanh giống 1.1. Tìm hiểu nguồn giống tự nhiên - Xuất hiện theo mùa vụ, vụ một vào tháng 4-6 và vụ hai vào tháng 10-12 - Số lƣợng hạn chế nên thời gian thả giống có thể kéo dài - Tôm lớn nhƣng kích cỡ không đều - Tôm thƣờng dễ bị xây sát, sức khỏe yếu do đánh bắt nên hao hụt nhiều khi thả nuôi - Giá thành rẻ Khi thả nuôi, tôm giống tự nhiên cần phân nhóm theo kích cỡ (4-6cm, 6-8cm). Mục đích phân cỡ là giảm hiện tƣợng ăn nhau và tranh giành thức ăn trong quá trình nuôi. 1.2. Tìm hiểu nguồn giống nhân tạo - Có thể chủ động sản xuất quanh năm - Có thể cung cấp đủ con giống với số lƣợng lớn - Kích cỡ đồng đều - Tôm khỏe, nhanh chóng thích nghi với môi trƣờng nuôi - Giá thành cao
  15. - 14 - 1.3. Giới thiệu giống toàn đực Hiện nay, các nhà nghiên cứu thành công tạo ra đƣợc đàn tôm càng xanh toàn đực nuôi lớn nhanh, cho năng suất cao đáp ứng cho nhu cầu ngƣời nuôi. (Xem bài đọc thêm 2, trang 56) 2. Chọn cơ sở bán tôm giống Để chọn đƣợc tôm giống đạt tiêu chuẩn, ta phải tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ của tôm giống và cách lựa chọn nhƣ sau: - Nên chọn tôm giống có lý lịch rõ ràng, đƣợc sản xuất từ tôm bố mẹ sạch bệnh. - Nên chọn tôm giống ở những cơ sở sản xuất có uy tín, có giấy phép thành lập, có giấy chứng nhận kiểm dịch (hình 3.2.1) Hình 3.2.1. Chọn nơi bán giống - Không nên mua tôm giống trôi nổi trên thị trƣờng chƣa rõ nguồn gốc, không chứng minh đƣợc đã qua sự kiểm dịch và đồng ý cho phân phối của cơ quan chuyên môn. 3. Chọn tôm giống 3.1. Chọn tôm đều cỡ Tôm giống phải có chiều dài tƣơng đối đều nhau (hình 3.2.2). Trƣờng hợp trong đàn tôm giống chọn nuôi có một ít tôm lớn hoặc nhỏ hơn so với chiều dài bình quân của đàn thì số lƣợng tôm có kích thƣớc lớn hơn hoặc nhỏ hơn không quá 10%. Hình 3.2.2. Tôm giống đều cỡ
  16. - 15 - 3.2. Chọn tôm giống dựa vào ngoại hình và màu sắc - Tôm khỏe thân thƣờng có màu xanh trong, phần vỏ và phần chân tôm không có những đốm nâu đen hoặc vàng xám, trên thân vỏ và phần đuôi không có chỗ bị ăn mòn hoặc khuyết sâu. - Hình thái cấu tạo ngoài đã hoàn chỉnh nhƣ tôm trƣởng thành, thân và các phụ bộ bên ngoài không bị tổn thƣơng. - Tôm khỏe lúc nào đôi râu cũng xếp song song nhau, tôm yếu đôi râu mở hình chữ V. - Tôm khỏe thì dạ dày (nằm phía trên đầu) có chứa thức ăn và đƣờng ruột vẫn còn thức ăn đƣợc biểu hiện là đƣờng chỉ có màu nâu, liền nhau không bị đứt đoạn chạy dọc theo thân (hình 3.2.3) Hình 3.2.3. Tôm khỏe râu xếp song song, dạ dày và ruột đầy thức ăn Tôm bệnh thƣờng vỏ tối màu, mang, chân có nhiều chấm nhỏ màu nâu đen hoặc xám vàng và bị đóng rong (hình 3.2.4) Hình 3.2.4. Vỏ tôm tối màu, có đốm đen
  17. - 16 - 3.3. Chọn tôm giống dựa vào trạng thái hoạt động Bắt một ít tôm giống (khoảng 80-100 con) cho vào chậu có nƣớc cao 7 - 10cm, dùng tay khuấy nƣớc theo chiều kim đồng hồ. Tôm khỏe sẽ bơi ngƣợc dòng nƣớc, đuôi xòe ra bám vào đáy thau hoặc búng mình lên khỏi mặt nƣớc. Tôm yếu sẽ bị trôi theo chiều nƣớc hoặc tập trung ở lại giữa chậu. Đàn tôm dự tính đƣợc nuôi đƣợc coi là tôm khỏe khi số lƣợng tôm bị trôi theo chiều nƣớc hoặc tập trung ở giữa chậu chiếm ít hơn 5% trên số lƣợng tôm kiểm tra. Hình 3.2.5. Tôm khỏe búng mình lên thành thau Hình 3.2.6. Tôm yếu bị cuốn vào giữa chậu Khi cho tôm ăn, tôm khỏe có biểu hiện hoạt động bắt mồi mạnh Hình 3.2.7. Tôm khỏe bắt mồi mạnh 3.4. Chọn theo phương pháp sốc bằng formol - Pha formol có nồng độ 100ppm (1ml formol trong 10 lít nƣớc)
  18. - 17 - Hình 3.2.8. Dung dịch formol Hình 3.2.9. Ống đong formol + Cho 10 lít nƣớc (sử dụng nƣớc tại bể ƣơng tôm giống) cho vào xô (thau) + Dùng ống đong hay ống tiêm lấy 1ml (1cc) formol cho vào xô nƣớc Hình 3.2.10. Xô đựng dung dịch formol - Kiểm tra tôm giống + Đếm khoảng 100 – 200 tôm giống cho vào xô nƣớc đã pha dung dịch formol. + Sau 2 giờ, đếm số lƣợng tôm giống bị chết Nếu tỷ lệ tôm chết dƣới 5% thì đƣợc xem là đàn tôm giống khỏe, đạt tiêu chuẩn thả nuôi. Hình 3.2.11. Kiểm tra giống bằng phương pháp sốc formol
  19. - 18 - Bảng 3.2.1. Yêu cầu kỹ thuật khi lựa chọn tôm giống Yêu cầu kỹ thuật Chỉ tiêu Tôm post Tôm giống Sạch bệnh - Tôm khoẻ mạnh không có dấu hiệu bị nhiễm bệnh. 1,0 -1,2 > 2cm Chiều dài toàn (Số tôm chiều dài nhỏ và lớn (Số tôm chiều dài nhỏ và thân (cm) hơn qui định không nhiều hơn lớn hơn qui định không 10% tổng số). nhiều hơn 15% tổng số). - Màu hồng, màu cam nhạt - Màu xám xanh trong suốt Màu sắc hoặc màu xám trong. - Hình thái cấu tạo ngoài đã hoàn chỉnh nhƣ tôm trƣởng Ngoại hình thành. Thân và các bộ phân bên ngoài không bị tổn thƣơng. - Khi ngừng sục khí tôm hoạt - Tôm thích sống tầng đáy động mạnh. và bám vào các giá thể. - Tôm thƣờng bơi hƣớng về - Có thể bơi ngƣợc nƣớc, di phía trƣớc, mặt bụng úp xuống. chuyển nhanh bằng cách bò Trạng thái hoạt - Thƣờng bám chắc vào đáy và hoặc búng thân. động thành bể. - Phản ứng nhanh với chƣớng - Phản ứng nhanh với ngại vật và ánh sáng mạnh. chƣớng ngại vật. - Háo ăn và bắt giữ thức ăn tốt. - Háo ăn và bắt giữ thức ăn tốt. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Bài tập: Thảo luận nội dung về chọn nơi bán tôm giống, chọn tôm giống, thời gian nuôi, mật độ thả nuôi 2. Bài thực hành: Kiểm tra chất lƣợng tôm giống 3. Bài kiểm tra: Trắc nghiệm nội dung về chất lƣợng tôm giống, kích cỡ, mật độ giống thả nuôi C. Ghi nhớ - Chọn nơi mua tôm giống có giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận kiểm tra giống - Chọn tôm giống khỏe mạnh, đều cỡ.
  20. - 19 - Bài 3. VẬN CHUYỂN TÔM GIỐNG Mã bài: MĐ03-03 Tôm giống khi đóng bao và vận chuyển về cơ sở nuôi cần phải lƣu ý về mật độ tôm giống, kỹ thuật đóng bao, hình thức, phƣơng pháp vận chuyển...Thực hiện tốt các vấn đề này sẽ hạn chế tỷ lệ hao hụt của tôm giống trong quá trình vận chuyển Mục tiêu: - Chuẩn bị đƣợc các loại dụng cụ vận chuyển; - Xác định đƣợc mật độ tôm đóng bao; - Đóng bao tôm đúng yêu cầu; - Xử lý đƣợc các tình huống xảy ra trong quá trình vận chuyển. A. Nội dung 1. Chọn thời điểm vận chuyển - Sau khi chọn đƣợc nơi bán con giống và chuẩn bị ao, ruộng sẵn sàng, ngƣời nuôi xác định thời điểmvà vận chuyển tôm giống về thả nuôi. - Nên vận chuyển tôm vào lúc sáng sớm hay chiều tối nhằm tránh nhiệt độ môi trƣờng cao ảnh hƣởng xấu đến tôm. Cũng có thể vận chuyển tôm vào ban đêm để đến ao sáng sớm thì thả tôm. 2. Chọn hình thức vận chuyển Có 2 hình thức vận chuyển là vận chuyển kín và vận chuyển hở 2.1. Vận chuyển kín Vận chuyển kín là hình thức chuyển tôm giống trong các bao bì kín với nguồn oxy hòa tan vào nƣớc trong bao bì chủ yếu đƣợc bơm từ các bình oxy áp lực cao sau khi đuổi hết không khí (chứa 20% oxy) ra khỏi bao trƣớc khi vận chuyển. Bao bì chứa tôm giống phổ biến là các bao PE trong với nhiều kích thƣớc khác nhau. Lƣợng nƣớc cho vào bao thƣờng khoảng 1/4-1/3 thể tích bao sau khi bơm căng. Nếu bao tôm giống đƣợc đặt trong thùng mốp hay thùng giấy, có thể cho nƣớc đá vào bao PE nhỏ, cột chặt miệng bao rồi đặt vào trong thùng. Hình thức này thƣờng áp dụng để vận chuyển tôm post, tôm giống có kích cỡ dƣới 4cm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2