intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên

Chia sẻ: Vô Sắc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:472

41
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 cuốn giáo trình "Luật Hình sự Việt Nam" trình bày các nội dung: Các biện pháp tư pháp trong pháp Luật Hình sự Việt Nam; án treo; các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên

  1. Chương 11. Các tộ i xâm phạm quyển tự do, dân chủ cùa công dân Chương 11 CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYÊN T ự DO, DÂN CHỦ CỦA CỒNG DÂN Các tộ i xâm phạm quyền tự do, dân chù cùa công dân là những hành vi nguy hiếm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự gây ra, có lỗi, xâm hại các quyền tự do, dân chủ của công dân được quy định trong Hiến pháp. Quy định về các tộ i xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân tạ i Chương X III Bộ luật Hình sự là một trong những đảm bảo pháp lý cho công dân thực hiện quyền công dân, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi xâm hại. Thực tiễn g iả i quyết vụ án về nhóm tộ i này cũng nảy sinh nhiều vấn đề cần có sự nghiên cứu thấu đáo về mặt lý luận cũng như hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành. Chưcmg 11 của Giáo trình phân tích khái niệm, đặc điểm của các tộ i xâm phạm quyền tự do, dân chủ cùa công dân; dấu hiệu pháp lý của từng tội phạm cụ thể và thực tiễn g iả i quyết các vụ án về nhóm tộ i này. Với những nội dung đó, chắc chắn giáo trình sẽ là tà i liệu hữu ích cho các học viên và những người quan tâm tìm hiểu vê các tộ i xâm phạm quyển tự do, dân chủ cùa công dân. I. K H Á I N IỆ M V À Đ Ặ C Đ IỂ M CỦ A C Á C T Ộ I X Â M P H Ạ M Q U YỀN T ự D O , D ÂN C H Ủ C Ủ A CÔ NG DÂN 1. K h á i niệm Quyền tự do, dân chủ của công dân là một trong những mục tiêu quan trọng cùa mọi cuộc cách mạng xã hội. Việc quy định trong pháp luật và bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của công dân phản ánh rõ nét bản chất dân chù và sự tiến bộ của chế độ xã hội và Nhà nước. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội cùa đất nước, các quyền tự do, dân chủ của công dân ở nước ta ngày càng đươc mở rộng và ghi nhận đầy đủ hơn trong các Hiến pháp năm 1959, 1980 và năm 1992. Hiến pháp năm 1992 quy định cụ thể các quyền về tự do, dân chủ của công dân như: quyền bầu cử (Điều 54); quyền lao động (Điều 55); quyền sáng tác, sáng chế, phát minh (Điều 60); quyền bình đẳng nam nữ (Điều 63); quyền tự do ngôn luận, hội họp, lập hội (Điều 69);... 311
  2. Giảo trìn h Lu ật hình sự Việt Nam Để bảo đảm cho công dân có thể thực hiện đầy đủ các quyền tự do, dân chủ của m ình và tạo điều kiện thuận lợ i để công dân tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Nhà nước ta không chi ghi nhận về mặt pháp lý các quyền này của công dân mà còn bảo vệ các quyền tự do, dân chủ này bằng các chế tài hình sự nhằm xử lý nghiêm m inh, kịp thờ i những hành v i xâm hại. Chương X III Bộ luật Hình sự đã quy định 10 tội phạm xâm phạm đến các quyền tự do, dân chủ cùa công dân. Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân là những hành v i nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự gây ra, có lỗ i, xâm hại các quyền tự do, dân chủ của công dân được quy định trong Hiến pháp. 2. Dấu hiệu pháp lý Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân bao gồm bốn yếu tố cấu thành: Khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm * Khách thể của các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân: Điều 3 Hiến pháp quy định: "Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân..., mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện". V ớ i vị trí, tầm quan trọng của khách thể cần được bảo vệ là các quyền tự do, dân chủ của công dân cho nên các tội xâm phạm các quyền này được xếp thứ 3 trong Phần các tộ i phạm của Bộ luật Hình sự. Khách thể của các tội phạm này là các quyền tự do, dân chủ của công dân, cụ thể là: quyền tự do thân thể; quyền bất khả xâm phạm chỗ ở; quyền bí mật hoặc an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín; quyền bầu cử, ứng cừ; quyền làm việc; quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền bình đẳng của phụ nữ; quyền tác giả; quyền khiếu nại, tố cáo. * Mặt khách quan: M ặt khách quan của các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân phần lớn thể hiện bằng hành động (như: hành vi bắt, giữ hoặc giam người khác; xâm phạm chồ ở của người khác;...). Hành vi phạm tội cũng có thể là không hành động (như: không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố giác của công dân). Hậu quả do các hành v i phạm tội gây ra có thể là thiệt hại vật chất cụ thể (như: một người bị bắt giam; chỗ ở bị lục soát; thư bị bóc xem trộm hoặc bị huỷ hoại; các công trình sáng chế phát minh bị người khác lấy cắp, đứng tên;...). Ngoài ra, các hành v i phạm tội này còn gây ảnh hường xấu về chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm mất uy tín của chính quyền, cơ quan nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật. Hậu quả nghiêm trọng không phải là 312
  3. % C hương 11. Các tộ i xâm phạm quyên tự do, dân chù cùa công dân dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành cùa các tội phạm này. Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ thời điểm các hành vi trên được thực hiện. * Chủ thể: Chủ thể của các tội phạm này là những người có năng lực trách nhiệm hình sự từ đù 16 tuổi trở lên. Ngoài ra, chủ thể của một sổ tội phạm là chủ thể đặc biệt, tức là chì có thể lả những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước, tổ chức xã h ộ i,... liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội. * Mặt chủ quan: Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chù của công dân được thực hiện với lỗ i cố ý. Mục đích, động cơ phạm tội rất khác nhau và không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. 3. H ình phạt Khung hình phạt cao nhất đối với các tội phạm trong Chương này được quy định đến 10 năm tù (tội “ bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” - khoản 3 Điều 123). Trong đó có 8 tội là tội phạm ít nghiêm trọng (có mức hình phạt tối đa là ba năm tù); 2 tội là tộ i phạm nghiêm trọng (có mức hình phạt tối đa là năm năm tù). Ngoài hình phạt chính, có 8 tội còn phạt bổ sung (chủ yếu là cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm những công việc nhất định từ một năm đến năm năm và 2 tội có hình phạt bồ sung là phạt tiền). II. CÁC TỘI PHẠM CỤ THẺ 1. T ộ i bắt, giữ hoặc giam người trá i pháp lu ật (Điều 123 Bộ lu ậ t H ình sự) Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là hành v i nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến quyền tự do thân thể cùa công dân, được thực hiện một cách cố ý do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với bất kỳ động cơ nào trái với các quy định của pháp luật. a. Dấu hiệu pháp lý: * Khách thể của tội phạm Khách thể của tội phạm này là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tự do cá nhân - một trong những quyền cơ bản quan trọng của công dân được ghi nhận tại Điều 71 Hiến pháp. Việc bắt, giữ hoặc giam người liên quan trực tiếp đến thân thể, quyền tự do của công dân, uy tín chính trị, danh dự của họ. V ì vậy, các trường hợp và thẩm quyền bắt, giữ hoặc giam người được quy định hết sức chặt chẽ trong Bộ luật Tố tụng hình sự (như: việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 80); việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp (Đ iều 81);...). M ọi hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trái với những quy định này đều phải bị xừ lý nghiêm minh. 313
  4. G iáo trìn h Luật hình sự Việt Nam * Mặt khách quan của tội phạm Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thể hiện ở m ột trong các hành vi sau: - Bắt người trái pháp luật là hành v i dùng vũ lực buộc công dân phải tuân thủ mệnh lệnh của người bắt và buộc người bị bất phải chịu những hạn chế tối đa về tự do đi lại. Thông thường, bạo lực được sử dụng là tró i, khóa, dẫn giải, canh gác, buộc phải ờ một v ị trí nhất định trái với ý chí của họ. - G iữ người trái pháp luật là hành v i buộc nguời bị giữ chi được hoạt động trong một g ịớ i hạn không gian chật hẹp nhất định, trong khoảng th ờ i gian nhất định trái với ý chí của họ. - Giam người trái pháp luật hành v i buộc người bị giam phải ở trong một nhà gịam, nhà tạm giam hoặc những nơi nào đó được xây dựng để giam, giữ người. Đây là hình thức tước quyền tự do của con người, buộc họ phải chấp nhận chế độ giao tiếp, ăn uống, sinh hoạt cá nhân theo những quy định ngặt nghèo của nhà giam. Hành v i bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật có thể là: - Hành v i của người không có thẩm quyền, không có chức năng hoạt động Nhà nước và cũng không phải trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang có lệnh truy nã nhưng vì lý do cá nhân đã có hành v i bắt, giữ, giam người trái phép. Ví dụ: Khoảng 16h30 ngày 26/8, khi chị Thanh đang ngồi uống nước tạ i pho, b ị Đặng Đình Sơn và Toàn đ i xe máy tớ i túm tóc, tát chị Thanh và lô i ra xe mảy, đưa chị Thanh về văn phỏng cho thuê xe ôtô tạ i 55 phố M. Tại đây, Đặng Đình Sơn dùng dây xích sắt xích cố tay, tró i tay và tát chị Thanh, g iữ chị Thanh đến tố i ngày 28/8 m ới thả. - Hành v i của người tuy có chức năng hoạt động Nhà nước nhưng tiến hành bắt, giữ, giam người khi không đủ tài liệu chứng cứ hoặc tuy có đủ tài liệu chứng cứ về hành vi phạm tội của họ nhưng không đúng thẩm quyền, thủ tục hoặc thời gian theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ được phép bắt người trong 3 trường hợp: bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang có lệnh truy nã. M ọi hành vi bắt người không thuộc một trong 3 trường hợp này đều là trái pháp luật. Tạm giữ người được áp dụng đổi với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang quy định tại Điều 81 và Điều 82 Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong thời hạn 12 giờ, lệnh tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu quá 12 giờ mà 314
  5. Chương 11. Các tộ i xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân không gửi lệnh tạm giữ cho Viện kiểm sát là vi phạm hoặc tuy đã được Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh tạm giữ nhưng giữ quá thời gian phê chuẩn. Tạm giam được quy định tại Điều 87 và Điểu 80 Bộ luật Tố tụng hình sự. Do đó, không chấp hành đúng về thời hạn, tiêu chuẩn, thủ tục tạm giam đều được coi là giam người trái pháp luật. Trong trường hợp việc tạm giữ, tạm giam không đúng hoặc không cần thiết đã không ra quyết định hoặc không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của pháp luật thì không phạm tộ i này mà phạm tộ i lợ i dụng chức vụ, quyền hạn giam , giữ người trả i pháp luật (Đ iều 303). Nếu việc làm trái pháp luật chi có tính chất đơn thuần v i phạm thủ tục hành chính thì không xử lý về hình sự mà bị xử lý về hành chính. * Chù thể cùa tội phạm Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào có đù năng trách nhiệm hình sự và từ đù 16 tuổi trở lên. M ột số trường hợp chủ thể là người trong cơ quan bào vệ pháp luật có chức năng nhiệm vụ về lĩn h vực này. * M ặt chù quan của tộ i phạm Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội phạm. b. Hình phạt: Điều 123 Bộ luật Hình sự quy định ba khung hình phạt - Khoản 1: phạt cảnh cáo, cải tạo khống giam giữ dến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm áp dụng đối với trường hợp phạm tội không có tình tiết định khung tăng nặng. - Khoản 2: phạt tù từ một năm đến năm năm áp dụng đổi với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Có tổ chức là từ 2 người trờ lên khi thực hiện tội phạm có sự phân công vai trò trách nhiệm của từng người trong hành động. + L ợ i dụng chức vụ, quyền hạn: chức vụ là nhiệm vụ tương ứng với chức được giao. Chức vụ gắn liền với quyền năng và nghĩa vụ như chức vụ trong tổ chức Đảng, Nhà nước, các đoàn thể... + Đổi với người thi hành công vụ là trường hợp bắt, giữ, giam người có nhiệm vụ do cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giao cho vì lợ i ích chung của Nhà nước, xã hội như cảnh 315
  6. G iáo trìn h L u ậ t hình sự Việt Nam sát điều tra vụ án, thẩm phán đang xét xử vụ án, cán bộ thuế đang thu thuế, cán bộ kiểm lâm đang bảo vệ rừng... + Phạm tội nhiều lần là từ 2 lần trở lên mà những lần này chưa bị xét xử. + Đối với nhiều người là từ 2 người trở lên. - Khoản 3: phạt tù từ ba năm đến m ười nãm áp dụng trong trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng (như: nạn nhân bị thương tích, b ị tổn hại sức khoẻ hoặc nạn nhân tự sát, gây phẫn nộ trong quần chúng nhân dân, mất lòng tin vào cán cân công lý; bắt giữ người đang trên đường đi chỉ huy chống bão lụ t, vì thiếu người chì huy nên đê đã vỡ,...). - Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm. 2. T ộ i xâm phạm chỗ ở của công dân (Đ iều 124 Bộ lu ậ t H ình sự) a. Dấu hiệu pháp lý * Khách thể của tội phạm Chỗ ờ của công dân là nơi đang có người ờ hợp pháp. Có thể đó là nơi ờ thường xuyên lâu dài hay tạm trú, có thể là nơi ờ cố định hoặc di động, là một toà nhà gồm cà sân và vườn phụ hay chi là một căn phòng hoặc một phần của một phòng, không kể là nhà thuộc sở hữu của họ hay thuê, mượn, hoặc ở nhờ. Chỗ ở hợp pháp được cơ quan hoặc chính quyền địa phương thừa nhận. Điều 73 Hiến pháp quy định: "Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không a i được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đòng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép". Thẩm quyền và thủ tục về khám xét chỗ ở được quy định tại Điều 141, 142 và Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự. T ội phạm xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Ngoài ra, tội phạm còn xâm phạm những quy định của Bộ luật Tổ tụng hình sự về khám xét chỗ ờ, địa điểm; xâm phạm trật tự, an toàn xã hội. * Mặt khách quan của tộ i phạm M ặt khách quan của tội phạm được thể hiện ờ hành v i khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. 316
  7. C hương 11. Các tộ i xâm phạm quyền tự do, dân chù của công dân - Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác là hành vi của người không có thẩm quyền, nhiệm vụ nhưng vì động cơ riêng tư đã tự ý vào lục soát, khám xét chỗ ở của người khác; hoặc hành vi của người có thẩm quvền, nhiệm vụ khám chỗ ở nhưng không chấp hành theo đúng những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về căn cứ, thẩm quyền ra lệnh, tiến hành khám xét... Ví dụ: Nguyễn Ngọc H nợ tiền của bà B và bỏ tron khỏi địa phương, ngày 20/8, bà B nhận được tin H đang trốn tạ i nhà của chị N (chị gái của H ) ở cùng địa phương. Bà B cùng với hai con tra i là anh T và anh c đến nhà chị N tìm H. Tuy nhiên, khi đến nơi chị N khóa cửa ngoài, không cho mẹ con bà B vào nhà đồng th ờ i khẳng định H không ở nhà của chị. Mẹ con bà B không tin đã lấy xà ben phá cửa nhà chị N, xông vào trong nhà lục lọ i khắp các phòng tìm H nhim g không tháy. - Đuổi trái pháp luật người khác khỏi chồ ở của họ là hành v i dùng vũ lực hoặc thủ đoạn bẩt kỳ buộc người khác phải rời chồ ở của họ một cách miễn cưỡng, trái với ý muốn của họ, ngoại trừ trường hợp cưỡng chế để thi hành một quyết định hợp pháp về nhà ở như cưỡng chế để th i hành bản án dân sự chia tài sản thừa kế hoặc quyết định niêm phong của Ngân hàng để yêu cầu thanh toán nợ. Ví dụ: Ông H và bà c tranh chấp về quyền sở hữu căn nhà số 127/45 phố H và khởi kiện ra Tòa án. Theo bản án của Tòa án thì quyền sở hữu căn nhà số 127/45 phổ H là của bà c. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, bà c không làm đơn đề nghị Cơ quan th i hành án th i hành bản án mà thuê K và D cầm cỏn, ẹậv cùng một so thanh niên xông vào đánh ông H và ng irờ i nhà, buộc gia đình ông H p h ả i chuyến đồ đạc ra khỏi nhà. - Hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chồ ở của công dân như lấn chiếm chỗ ở của công dân, lợ i dụng chủ vắng nhà đã phá khoá vào ở không được phép của chủ nhà... * Chù thể của tộ i phạm Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. M ột số trường hợp chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn đã lợ i dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, đây là tinh tiết tăng nặng định khung. * M ặt chủ quan của tộ i phạm Tội phạm được thực hiện do lồi cố ý. Động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc. b. H ình phạt: 317
  8. Giáo trìn h Lu â♦t hình sư • Viềt • Nam - Khung 1: phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến m ột năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. - Khung 2: phạt ĩù từ một năm đến ba năm ảp dụng đối v ớ i m ột trong các trường hợp phạm tội sau đây: + Có tổ chức là từ 2 người trở lên khi thực hiện tội phạm có sự phân công vai trò trách nhiệm của từng người trong hành động; + L ợ i dụng chức vụ, quyền hạn. - Gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp gây phẫn nộ, mất lòng tin của nhân dân vào cơ quan bảo vệ pháp luật hoặc vì nạn nhân bị ép buộc ra khỏi nhà do uất ức đã ốm đau, bị tai nạn giao thông. - Hình phạt bổ sung: người phạm tộ i còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm. 3. T ộ i xâm phạm bí m ật hoặc an toàn th ư tín , điện th o ạ i, điện tín của người khác (Đ iều 125 Bộ lu ậ t H ình sự) a. Dấu hiệu pháp lý * Khách thể của tộ i phạm Điều 73 Hiến pháp quy định: "Thư tín, điện thoại, điện tín của công dần được bảo đảm an toàn và bỉ mật. Việc khảm xét chỗ ở, việc bóc mở, kiếm soát, thư g iữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật". Việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm được quy định tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự. D o vậy, tộ i phạm xâm phạm quyền đảm bảo bí mật và an toàn về thư tín, điện tín của công dân. Đồng thời tộ i phạm xâm phạm những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện. * M ặt khách quan của tộ i phạm Đ ối tượng tác động của tộ i phạm là thứ, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác của cá nhân được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy v i tính. Các hành vi phạm tộ i thể hiện sau đây: - Hành vi chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính là dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác công khai hay bí mật để chiếm lẩy những thứ nêu trên của người khác về cho mình vì động cơ cá nhân. Thư từ, điện tín có thể là để ngỏ hay dán kín; có thể là ở thùng thư, bưu điện hay 318
  9. % Chương 11. Các tộ i xâm phạm quyên íự do, dân chủ cùa công dân ở nhà riêng, đang do mình có trách nhiệm chuyển giao hay lừa người khác nhận chuyển hộ rồi chiếm đoạt. Hành vi xâm phạm an toàn thư tín, điện thoại, điện tín cùa người khác còn thể hiện như tịch thu trái phép thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác... - Hành v i trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là dùng mọi thủ đoạn để biết được nội dung thông tin trong bức thư, điện thoại, điện tín. Các hành vi như bóc xem trộm thư, điện tín, sao chụp lại chúng; nghe trộm , ghi âm các cuộc điện thoại..., trong trường hợp này thư tín, điện thoại, điện tín còn nguyên vẹn mà chi bị lộ các thông tin trong đó. Trường hợp xem một bức thư hay một bức điện bò ngỏ thì không phạm tội. Người có hành v i nêu trên phải là người đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì mới cấu thành tội phạm. * Chủ thể của tội phạm Người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Trường hợp lợ i dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt, phải làm rõ chức vụ, quyền hạn này. * M ặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện do lỗ i cố ý. b. H ỉnh phạt: - Khung 1ะ phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm. - Khung 2: phạt cải tạo không giam giữ từ một năm đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Có tổ chức là từ 2 người trờ lên khi thực hiện tội phạm có sự phân công vai trò trách nhiệm của từng người trong hành động; + L ợ i dụng chức vụ, quyền hạn là trường hợp người phạm tội đã lợ i dụng chức vụ và quyền hạn cùa mình trong các hoạt động liên quan trực tiếp đến thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bàng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc là người có chức trách liên quan đến hoạt động điều tra lợ i dụng thụ lý vụ án đã ra lệnh khám xét trái pháp luật...; + Phạm tộ i nhiều lần là phạm tội từ 2 lần trở lên mà các lần phạm tội chưa bị xét xử; + Gây hậu quả nghiêm trọng như do bị lộ thông tin làm mâu thuẫn trong gia đình dẫn đến ly hôn hoặc do bị mất thông tin điện báo nên bị thiệt hại về kinh tế, bị đối tác cùng làm ăn kinh tế phạt vì không thực hiện đúng yêu cầu...; 319
  10. G iáo trìn h L u ậ t hình sự Việt Nam + Tái phạm là trường hợp người phạm tội đã bị kết án chưa được xoá án tích mà lại phạm tộ i này. - Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm. 4. T ộ i xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân (Đ iều 126 Bộ lu ậ t H ình sự) a. Dấu hiệu pháp lý * Khách thể của tội phạm Hành v i xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cừ của công dân là bằng những hình thức khác nhau làm cho quyền bầu cử, ứng cử của người dân không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng với ý chí của họ. T ội phạm xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử được quy định tại Điều 54 Hiến pháp và Luật Bầu cừ đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cừ đại biểu H ội đồng nhân dân các cấp. * M ặt khách quan của tội phạm M ặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành v i lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cừ của công dân, cụ thể: - Lừa gạt là hành vi dùng thủ đoạn gian dối khiến người khác hiểu lầm về tiêu chuẩn, uy tín, năng lực của các đại biểu nên bầu không đúng với những người mà ban đầu họ nhận thức; giải thích xuyên tạc cách thức ghi trong phiếu khiến cử tri bầu không đúng người mà họ tín nhiệm hay làm cho phiếu của họ không hợp lệ; lợ i dụng người khác nhờ bỏ phiếu (người này bị tật nguyền, bị mù, không biết chữ...) mà ghi sai ý kiến cùa họ. - Mua chuộc tức là đưa tiền, vật chất hoặc lợ i ích khác lôi kéo cử tri làm cho người đi bầu cử bỏ phiếu cho người theo yêu cầu của người phạm tội. Hoặc dùng lợ i ích vật chất để yêu cầu, mua chuộc một người rút khỏi danh sách bầu cử để đưa người khác vào danh sách bầu cử... - Dùng các thủ đoạn khác là dùng các thủ đoạn nhằm cản trở người khác không cho họ ra ứng cử trái với mong muốn cùa họ; doạ nạt có tính chất đe doạ, khổng chế, uy hiếp tinh thần để người khác bỏ phiếu theo ý đồ của họ hoặc không đi bỏ phiếu hoặc không ứng cử, buộc họ phải rút khỏi danh sách bầu cử như: đe doạ sẽ đuổi việc, không cho lên lương, sẽ bị đánh nếu không nghe theo ý kiến của người phạm tộ i; hoặc sửa chữa lý lịch của người này, thêm thành tích vào cho người khác để cử tri hiểu sai về phẩm chất và năng lực của họ. V í dụ, A có trình độ sơ cấp nhưng sửa lại là đại học... * Chủ thể của tội phạm 320
  11. Chương 11. Các tộ i xâm phạm quyên tự do, dân chù cùa công dân Người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đù 16 tuổi trở lên. * Mặt chủ quan cùa tội phạm Tội phạm được thực hiện do lồi cố ý. thông thường vì mục đích cá nhân. b. Hình phạt: - Khung 1: phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. - Khung 2: phạt tù từ một năm đến hai năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Có tồ chức là từ 2 người trờ lên khi thực hiện tội phạm có sự phân công vai trò trách nhiệm của từng người; + L ợ i dụng chức vụ, quyền hạn: như phân tích tại các điểm trên; + Gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp làm cho kết quả bầu cử không chọn được những người có đủ phẩm chất và năng lực; quần chúng nhân dân không tin tưởng vào kết quả bầu cử cũng như sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước... - Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm. 5. T ộ i làm sai lệch kết quả bầu cử (Điều 127 Bộ lu ậ t H ình sự) a. Dấu hiệu pháp lý * Khách thể của tội phạm Hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử là bằng những thủ đoạn khác nhau làm cho kết quả cuối cùng của cuộc bầu cừ không phản ánh đủng với thực tế khách quan, xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân. Tội phạm xâm phạm quyền bầu cừ, ứng cử được quy định tại Điều 54 Hiến pháp, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. * Mặt khách quan cùa tội phạm Hành v i khách quan là: - Giả mạo giấy tờ là sửa chữa các loại giấy tờ có liên quan đến việc bầu cử; làm các loại giấy tờ giả; - Gian lận phiếu là sửa chữa, thay đổi số phiếu đã bầu như bớt của người này, tăng cho người kia, đưa phiếu giả vào... 321
  12. Giáo trìn h L u ậ t hình sự Việt Nam - Dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử như thay thùng phiếu thật bằng thùng phiếu giả; lấy cắp biên bản kiểm phiếu, thay bằng biên bản kiểm phiếu khác theo ý đồ của người phạm tội. * Chủ thể của tội phạm Là người từ đủ 16 tuổi trờ lên có năng lực trách nhiệm hình sự. Đồng thời, chủ thể của tội phạm phải là người có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử. Người khác chi có thể là đồng phạm. * Mặt chủ quan của tộ i phạm Tội phạm được thực hiện do lỗ i cố ý. b. Hình phạt: - Khung 1: phạt cải tạo không giam giừ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm. - Khung 2: phạt tù từ một năm đến ba năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Có tổ chức là từ 2 người trở lên khi thực hiện tội phạm có sự phân công vai trò trách nhiệm của từng người trong hành động; + L ợ i dụng chức vụ, quyền hạn là trường hợp người phạm tộ i đã lợ i dụng chức vụ và quyền hạn của mình liên quan trực tiếp đến công tác bầu cử như Trưởng, Phó ban và các thành viên của ban bầu cử, lãnh đạo tổ chức Đảng, chính quyền, M ặt trận Tổ quốc các cấp v.v...; + Gây hậu quà nghiêm trọng là trường hợp làm cho kết quà bầu cử không chọn được những người có đủ phẩm chất và năng lực; quần chúng nhân dân không tin tường vào kết quả bầu cử cũng như sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước... - Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm. 6. T ộ i buộc người lao động, cán bộ, công chức th ô i việc trá i pháp lu ậ t (Đ iều 128 Bộ lu ậ t H ình sự) a. Dấu hiệu pháp lý * Khách thể của tộ i phạm Điều 55 Hiến pháp năm ỉ 992 quy định: "Lao động là quyền và nghĩa vụ cùa công dán. Nhà nước và xã hội cỏ kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động". Do bản chất ưu việt của chế độ ta, người lao động được phát huy vai trò làm chủ của mình 322
  13. C hương 11. Các tộ i xâm phạm quyên tự do, dân chù cùa công dân nhằm đem lại cuộc sống hạnh phúc cho bản thân và gia đình, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh; đồng thờ i đề cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả công việc. Trong hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức Nhà nước đòi hỏi người cán bộ, nhân viên, người lao động phái không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề. Các cơ quan này không ngừng ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ mới vào ừong sản xuất, quản lý điều hành. Vì vậy, tất yếu phải tiến hành đào tạo lại lao động và xuất hiện thừa lao động, nhưng không vì thế mà tuỳ tiện sa thải cán bộ, công chức và người lao động. Tội phạm xâm phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân được Hiến pháp ghi nhận, đồng thời vi phạm Bộ luật Lao động và Luật Công chức, Luật Viên chức. * Mặt khách quan của tộ i phạm Mặt khách quan của tộ i phạm thể hiện các hành vi buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng. Nhà nước ta thừa nhận và khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các thành phần kinh tế, cho nên người lao động có thể là cán bộ, công chức nhà nước được tuyển dụng trong biên chế hoặc hợp đồng kể cà các xí nghiệp quốc phòng cũng như những người trong các liên doanh hoặc tổ chức tư nhân. Ngoài ra, người lao động còn là nhũng người trong các tổ chức xã hội. Cán bộ, công chức là những người làm công ăn lương trong bộ máy hành chính Nhà nước hoặc những người trong các cơ quan kinh tế nhà nước. Hành vi buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc ở đây là trái phép, ngoài trường hợp pháp luật cho phép. Các thủ đoạn như dùng bạo lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn ra quyết định sai trái như Giám đốc hay Trường phòng tổ chức ký quyết định sa thải một kỹ sư để đưa người nhà cùa mình vào, \ .พ... Trái pháp luật là trái với những quy định của các quy phạm pháp luật về thẩm quyền, lý do, thủ tục cho thôi việc. Tuỳ theo người bị thôi việc là người lao động, cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hay trong doanh nghiệp tư nhân mà đánh giá tính chất, mức độ sai trái. Vỉ dụ: buộc một nhân viên cơ quan nhà nước thôi việc nhúng không cỏ lý do chính đáng 1 không thông qua hội đồng kỷ luật cơ quan, trá i với Luật Công chức và bỏ qua ý kiến tham gia của to chức công đoàn cơ quan, hoặc sa th ả i một người lao động trong to chức tư nhân mà không đúng v ớ i Bộ lu ật Lao động hoặc trá i với điểu khoản trong hợp đồng lao động. Hành vi sa thả i người lao động vì vụ lợ i hoặc động cơ cả nhân khác như vì tiền hoặc lợ i ích vật chất, tinh thần khác như: nhận tiền cá nhân hay để vừa lòng cấp trên, vì người này hay kiện cáo hoặc biết rõ m ối quan hệ tình á i bắt chính của Giám đốc nên đã sa thài họ... 323
  14. J Giáo trìn h L u ậ t hình sự Việt Nam Trường hợp nhận tiền của một người mà tuyển họ vào cơ quan, nên phải cho người khác nghi việc thì người đó không chi chịu trách nhiệm hình sự về tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật, mà còn phải xem xét về tội nhận hối lộ (Đ iều 279), tội đưa hối lộ (Điều 289). Hành vi buộc người lao động thôi việc phải gâv ra hậu quả nghiêm trọng thì mới phạm tội. Hậu quả nghiêm trọng có thể về kinh tế, về tính mạng, sức khoẻ con người, về chính trị (ví dụ: vì mất việc làm nên đau ốm, bị bệnh tâm thần, bị suy giảm nghiêm trọng sức khoẻ đã dẫn đến bị chết; gây ảnh hướng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ quan, đến lòng tin của cán bộ, công nhân viên,...). Trường hợp buộc thôi việc người lao động trái pháp luật, nếu hậu quả không nghiêm trọng thì có thể xử lý theo quy định của Bộ luật Lao động hoặc xử phạt hành chính. Tội phạm hoàn thành khi người lao động, cán bộ, công chức có quyết định thôi việc. * Chủ thể của tội phạm Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và tổ chức tư nhân, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có quyền tuyển dụng và cho thôi việc người lao động như thủ trường cơ quan, phụ trách tổ chức hoặc người chủ tư nhân thuê nhân công. Họ từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. Thực tiễn chủ thể của tội phạm này là người đã thành niên. * M ặt chủ quan của tộ i phạm Tội phạm được thực hiện do lỗ i cố ý, vì vụ lợ i hoặc động cơ cá nhân khác. b. H ĩnh phạt: Đây là tội phạm ít nghiêm trọng nên điều luật chi quy định 1 khung hình phạt nhẹ: cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. 7. T ộ i xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân (Điều 129 Bộ lu ật H ình sự) a. Dấu hiệu pháp lý * Khách thể cùa tội phạm Trong các quyền tự do, dân chù thì quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân là những quyền quan trọng được ghi nhận tại Điều 69, Điều 70 Hiến pháp. Tội phạm xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, các quyền tự do, dân chủ của công dân. * M ặt khách quan của tội phạm 324
  15. Chương 11. Các tộ i xâm phạm quyền tự do, dân chù của công dân Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội hoặc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Hành vi phạm tội có thể là dùng lờ i nói, hành động uy hiếp tinh thần hoặc dùng bạo lực ngân cản người khác tổ chức hoặc tham gia các cuộc họp hợp pháp theo quy định của pháp luật hoặc những cuộc họp có tính gia đình, đồng hương, ngành nghề, cùng g iới... Người phạm tội bằng những hình thức khác nhau ngăn cản không cho người khác thành lập hội như Hội nhà văn V iệt Nam, Hội hoá học V iệt Nam, Hội người mù V iệt Nam,... Việc hội họp và thành lập hội phải phù hợp vớ i lợ i ích của Nhà nước và của nhân dân. Neu những hoạt động này đi ngược lại lợ i ích của Nhà nước và nhân dân thì người có hành v i ngăn cản đó không phạm tội. Hành vi phạm tộ i thể hiện như có lờ i nói, hành động xuyên tạc, nói xấu, miệt th ị tôn . giáo, không cho người khác đi nhà thờ, đi chùa, hoặc tuyên truyền, thổi phồng một cách quá mức nhàm lô i kéo, ép buộc người khác theo tôn giáo mà họ không tin, không muốn theo. Người có những hành v i nêu trên đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn v i phạm thì m ới phạm tội. B ị xử lý kỷ luật là quyết định kỷ luật của chính quyền, cơ quan Nhà nước* tổ chức xã hội như khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc, xỏa tên khỏi tổ chức,... hoặc bị xử phạt hành chính là quyết định xử phạt theo Pháp lệnh Xử lý v i phạm hành chính. * Chù thể của tộ i phạm Là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. Thông thường chủ thể của tộ i phạm là người có trách nhiệm, có chức vụ, quyền hạn đã lợ i dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. * Mặt chủ quan của tội phạm Người phạm tộ i thực hiện hành vi do lỗ i cố ý. b. H ình phạt: Đây là tội ít nghiêm trọng nên điều luật chi quy định 01 khung hình phạt: cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Hình phạt bổ sung: Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 8. T ộ i xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ (Đ iều 130 Bộ lu ậ t H ình sự) a. Dấu hiệu pháp lý * Khách thể của tộ i phạm Điều 63 Hiến pháp cũng quy định rõ: "Công dân nữ và nam cỏ quyền ngang nhau về 325
  16. Giáo trìn h L u ậ t hình sự Việt Nam mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đổi xử vớ i phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ n ữ . . . Quy định này phù hợp với Công ước quốc tế năm 1980 về loại bỏ m ọi hình thức phân biệt đối xừ với phụ nữ mà V iệt Nam đã ký kết tham gia. Tội phạm này xâm phạm đến quyền bình đẳng của phụ nữ * M ặt khách quan của tộ i phạm M ặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở hành vi dùng vũ lực hoặc hành vi khác nhằm cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội. Dùng vũ lực có thể là hành vi đánh đập, tró i tay chân, đe doạ bị trừng phạt nếu người phụ nữ cố tình tham gia. Hành vi khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội (như: bố, mẹ đối với con gái, người chồng đối với vợ bắt người phụ nữ ban đêm không cho ra khỏi nhà, không cho đi hội họp, bắt làm quá nhiều công việc trong gia đình không có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội; đe doạ nếu tham gia các hoạt động xã hội thì sẽ ly dị). Cản trở hoạt động khoa học là cản trở việc tham gia các công trình đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, các cuộc tham quan, hội thảo, học tập để nâng cao trình độ. Cản trở hoạt động văn hoá là cản trở sự tham gia sáng tác, biểu diễn như trong văn học, nghệ thuật, điện ảnh, sân khấu, v.v... Cản trờ hoạt động xã hội là cản trở việc tham gia các hội, các đoàn thể và tổ chức xã hội như H ội phụ nữ, H ội chữ thập đỏ... * Chủ thể của tộ i phạm Là bất kỳ người nào từ đù 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. Thực tiễn thì chủ thể của tội phạm chủ yếu là người có quan hệ nhất định đổi với người phụ nữ về mặt gia đình, tôn giáo; hoặc cỏ quyền hành nhất định đối với người phụ nữ. * M ặt chủ quan của tội phạm T ộ i phạm được thực hiện do lỗ i COJ. Động cơ phạm tội rất đa dạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. b.Hình phạt: Đây là tộ i phạm ít nghiêm trọng nên điều luật chi quy định 1 khung hình phạt: cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. 9. T ộ i xâm phạm quyền khiếu nạ i, tố cáo (Điều 132 Bộ lu ậ t H ình sự) a. Dấu hiệu pháp lý * Khách thể của tội phạm Điều 74 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Công dân có quyền khiếu nại, quyển tố cảo 326.
  17. Chương 11. Các tộ i xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân với cơ quan nhà nước có thấm quyển về những việc làm trá i pháp luật của của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tồ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.... Nghiêm cấm việc trả thù ngirời khiếu nại, tố cảo hoặc lợ i dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cảo làm hại người khác". Tội phạm này xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. * M ặt khách quan của tội phạm M ặt khách quan của tội phạm được thể hiện ở một trong các hành vi sau: - L ợ i dụng chức vụ, quyền hạn cản trờ việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo. L ợ i dụng chức vụ, quyền hạn là những người được giao những thẩm quyền, nhiệm vụ nhất định trong cơ quan nhà nước, đoàn thể, tổ chức xã hội đã lợ i dụng nỏ để cản trở việc khiếu nại như dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực không cho gửi đơn, không nhận đơn; buộc người gửi đơn rút lại đơn khiếu nại, tố cáo hoặc tuy nhận đom nhưng không chỉ đạo giải quyết những nội dung đom nêu ra. Các hành vi như: huỷ đơn, dìm đơn, tiêu huỷ các tài liệu chứng cứ của đương sự, tiết lộ công việc điều tra gây khó khăn cho việc xử lý vụ việc khiếu nại, tố cáo... Hoặc đối tượng bị khiếu nại tổ cáo đã được làm rõ nhưng không xử lý kỷ luật người này. - Cổ ý không chấp hành quyết định cùa cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo. Cơ quan có thẩm quyền xét khiếu nại, tố cáo là các cơ quan Thanh tra, cơ quan bảo vệ pháp luật như Công an, Viện kiểm sát, Toà án; chính quyền các cấp... Không chấp hành quyết định của các cơ quan này nên gây hậu quả thiệt hại cho người khiếu nại, tổ cáo như về vật chất, tinh thần, danh dự, tự do, sức khoẻ... như không chịu trả tự do cho người bị bất giũ, giam oan sai, không cho người bị sa thải trở lại làm việc, không khôi phục Đảng tịch cho người khiếu kiện bị khai trừ Đảng không đúng quy định. - Trả thù người khiếu nại, tổ cáo bằng các hình thức khác nhau tuỳ thuộc vào m ối quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân, chức năng, quyền hạn của người phạm tội... Hành vi trả thù này đã gây thiệt hại về vật chất, thể chất, tinh thần hoặc những quyền lợ i khác đối với người đã có đơn khiếu nại, tố cáo như sa thải khỏi cơ quan, không cho lên lương, hạ chức vụ, khai trừ khỏi Đảng, điều chuyển đi làm những nhiệm vụ trái chuyên môn... * Chủ thể của tội phạm Là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Người phạm tội còn là người có chức vụ, nhiệm vụ được giao trong cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội đã lợ i dụng chức vụ, quyền hạn này để phạm tội. * M ặt chù quan của tội phạm 327
  18. Giáo trìn h L u ậ t hình sự Việt Nam Tội phạm được thực hiện do lỗ i cố ý. Động cơ mục đích phạm tộ i rất đa dạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc. b. Hình phạt: + Khung 1: phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. + Khung 2: phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. > + Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm. III. THỰC TIẺN XÉT XỬ CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYÈN T ự DO, DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN Chương X III của Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân bao gồm 10 tộ i (các điều 123 - 132). Trong đời sống xã hội các hành vi xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân xảy ra tương đổi nhiều như: hành vi bắt, giữ hoặc giam người trải pháp luật; xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác; buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật; xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ; xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân;... Tuy nhiên, ữên thực tế, thì ณyệt đại đa số các v i phạm này chủ yếu được xử lý bằng các biện pháp hành chính, dân sự,... Thực tiễn xét xử cho thấy các vụ án hình sự xâm phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân được truy tố và xét xử chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng sổ các vụ án hình sự mà các Tòa án nhân dân (TAN D ) trên phạm vi cả nước đã thụ lý và giải quyết hàng năm. Theo số liệu thống kê của Toà án nhân dân tối cao các năm 2004 - 2008, các vụ án xâm phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân chỉ chiếm khoảng 1,25 - 1,5% tổng số các vụ án hình sự mà các T A N D xét xử hàng năm, trong đó tập trung chủ yếu là các vụ án về tộ i bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 123). Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, trong đỏ một nguyên nhân chù yếu là do thiệt hại về vật chất mà hành v i xâm phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân gây ra thường không phải là nghiêm trọng. M ặt khác, trình độ nhận thức hạn chế về các quyền tự do, dân chủ của mình và tâm lý của người dân (nhất là phụ nữ) ngại tố giác, khiếu kiện và yêu cầu các cơ quan pháp luật bảo vệ các quyền tự do, dân chủ cùa mình bị xâm phạm này cũng là một nguyên nhân quan trọng. Trong qụá trình xét xử tội bẳt, giữ hoặc giam người trái pháp luật theo Điều 123 Bộ luật Hình sự có một số lưu ý: 328
  19. Chương 11. Các tộ i xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân - Cùng với hành v i bắt, giữ hoặc giam ngưừi trái pháp luật còn có các hành vi dùng sức mạnh về vật chất để tró i, nhốt hoặc giam giữ người bị hại. V ì vậy, tùy từng trường họp có thể xừ lý thêm về tội khác nếu có như tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác... - K hi xem xét hành v i giam, giữ người trái pháp luật cần phân biệt hành vi giam, giữ người trái pháp luật quy định trong Điều 123 với hành vi giam, giữ người trái pháp luật của tội lợ i dụng chức vụ, quyền hạn eiam, giữ người trái pháp luật quy định tại Điều 303 Bộ luật Hình sự. Hành v i ở Điều 303 Bộ luật Hỉnh sự là hành vi không quyết định trà tự do hoặc hành v i không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do. - Trong trường hợp bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cũng có hành vi bắt, giữ người trái pháp luật nhưng đó chi là thủ đoạn để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản nên không xử lý theo Điều 123 mà chi áp dụng Điều 134 Bộ luật Hình sự. Ví dụ: Nguyễn Thị H vay tiền cùa A, mặc dù A đã nhiều lần đòi nhưng H vẫn không trả. Ngày 15/3, A mua một con dao phay đến nhà H và dí dao vào cỗ con g á i của H là M, buộc M lên xe và giao hẹn nếu trong 3 ngày H không trả tiền cho A thì A sẽ giết M. Sau đó, A đưa M đến một chòi sâu tro n g rừng, giáp biên g iớ i và nhốt M ở đỏ. Trong quá trình b ị giam ở chòi, M đã tìm cách chạy tron nhưng m ới chạy được khoảng 5m th ì b ị A bắt lạ i và đánh đến gẫy tay. Sau 3 ngày, khi H đem tiền trả A đầy đủ thì A m ới thả M. 329
  20. Giáo trìn h Lu ật hình sự Việt Nam TÀI LIỆU THAM KHẢO - Trịnh Tiến V iệt, Các tộ i xâm phạm quyền tự do, dân chủ cùa công dân: M ột số khía cạnh pháp lý hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân số 6/2007. - Trần Công Phàn, Chiếm đoạt tà i sản trong các trường hợp có liên quan đến vi phạm hợp đồng, Tạp chí Kiểm sát số 20/2006. - Ngô M inh Ngọc, Thực trạng bạo lực đối vớ i phụ nữ và trẻ em qua hoạt động xét xử tạ i Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2. - TS. Dương Tuyết M iên, Pháp luật hình sự Việt Nam vớ i việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ, Tạp chí Luật học số 3/2006. 330
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2