Giáo trình môn học Kế toán ngân sách xã phường: Phần 2
lượt xem 8
download
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 của giáo trình môn học Kế toán ngân sách xã phường cung cấp cho người học những kiến thức về: Kế toán thanh toán và nguồn vốn quỹ của xã, báo cáo kế toán và quyết toán ngân sách. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình môn học Kế toán ngân sách xã phường: Phần 2
- (2) Theo phƣơng thức giao thầu sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán phải nợ số tiền phải trả theo hoá đơn chứng từ của ngƣời nhận thầu sửa chữa TSCĐ, (căn cứ vào giá trị khối lƣợng sửa chữa do bên nhận thầu bàn giao): Nợ TK 241- XDCB dở dang (2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ) Có TK 331- Các khoản phải trả (3) Khi công trình sửa chữa đã hoàn thành kế toán quyết toán số chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc, ghi: Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay) Có TK 241- XDCB dở dang (4) Làm thủ tục thanh toán tạm ứng với Kho bạc, chuyển từ chi ngân sách chƣa qua Kho bạc thành chi ngân sách đã qua Kho bạc, ghi: Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm nay) Có TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay) (5) Đồng thời ghi tăng nguyên giá TSCĐ giá trị khối lƣợng sửa chữa lớn hoàn thành Nợ TK 211 – TSCĐ Có TK 466 - Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ Chương 4: Kế toán thanh toán, nguồn vốn, quỹ của xã 1. Kế toán nợ phải thu 1.1. Nguyên tắc hạch toán Kế toán các khoản phải thu cần tôn trọng một số nguyên tắc sau: - Hạch toán các khoản nợ phải thu phải theo dõi chi tiết cho từng đối tƣợng phải thu, theo từng nội dung và từng lần thanh toán. 78
- - Đối với các khoản khoán thầu của xã cho các đối tƣợng nhận thầu phản ánh số phải thu theo hợp đồng giao khoán, quá trình ngƣời nhận khoán thanh toán đến đâu thì ghi giảm nợ đến đó. - Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả, kiểm tra đôn đốc việc thanh toán nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng hoặc để nợ nần dây dƣa, khê đọng. Nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật thanh toán, kỷ luật thu nộp ngân sách, tiến hành nộp và trả đầy đủ kịp thời các khoản phải nộp, phải trả và thu đầy đủ kịp thời các khoản nợ phải thu. - Những khách nợ, chủ nợ mà xã có quan hệ giao dịch thanh toán thƣờng xuyên, có số dƣ nợ lớn, thì định kỳ kế toán phải lập bảng kê đối chiếu xác nhận nợ và có kế hoạch thu hồi hoặc hoàn trả kịp thời các khoản nợ đó 1.2. Tài khoản chuyên dùng Để hạch toán các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của xã, kế toán sử dụng tài khoản 311 - Các khoản phải thu. Kết cấu của Tài khoản 311- Các khoản phải thu - Phát sinh Bên Nợ + Số tiền đã tạm ứng cho cán bộ xã đi công tác, tạm ứng, chi hội nghị ...; + Số phải thu về nộp khoán, thầu theo hợp đồng; + Tiền nhƣợng bán, thanh lý TSCĐ, vật tƣ hoặc cung cấp dịch vụ chƣa thu tiền; + Các khoản thiếu hụt tài sản, tiền quĩ và các khoản chi sai bị xuất toán phải thu hồi; + Các khoản phải thu khác. - Phát sing Bên Có + Số tiền tạm ứng đã thanh toán; + Số đã thu về khoán thầu do ngƣời nhận khoán nộp; + Số tiền khách hàng mua vật tƣ, tài sản đã thanh toán; + Các khoản thiếu hụt vật tƣ, tiền quĩ đã thu hồi; + Các khoản nợ phải thu khác đã thu đƣợc. Số dƣ bên Nợ: Các khoản nợ còn phải thu. 1.3. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đƣợc định khoản nhƣ sau: a) Hạch toán tiền tạm ứng (1). Xuất quĩ tiền mặt tạm ứng cho cán bộ xã đi công tác, mua vật tƣ, chi hành chính hoặc tạm ứng cho các ban ngành đoàn thể, bộ phận để chi hội nghị hoặc chi cho các công việc thuộc về nghiệp vụ chuyên môn của các bộ phận, căn cứ vào phiếu chi tạm ứng, ghi: 79
- Nợ TK 311 - Các khoản phải thu (chi tiết cho từng đối tƣợng thanh toán) Có TK 111 - Tiền mặt. (2). Sau khi đi công tác về hoặc chi tiêu xong, ngƣời nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng, kèm theo chứng từ, kế toán kiểm tra, chủ tài khoản xét duyệt số chi. Căn cứ vào phê duyệt của chủ tài khoản, kế toán ghi sổ theo từng trƣờng hợp cụ thể: (2.1). Nếu thanh toán tiền công tác phí, chi hành chính, chi hội nghị hoặc mua vật liệu về đƣa sử dụng ngay (số lƣợng ít và giá trị nhỏ), ghi chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc: Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192- Thuộc năm nay) Có TK 311 - Các khoản phải thu (chi tiết cho đối tƣợng thanh toán). (2.2). Nếu thanh toán tiền mua tài sản cố định: - Căn cứ vào hoá đơn và bảng thanh toán tiền tạm ứng, ghi tăng chi đầu tƣ hoặc chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc, ghi giảm tạm ứng: Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (2411- Mua sắm TSCĐ) (Nếu TSCĐ phải qua lắp đặt, chạy thử) Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192- Thuộc năm nay) (Nếu TSCĐ mua về đƣa ngay vào sử dụng) Có TK 311 - Các khoản phải thu (chi tiết tạm ứng). - Căn cứ vào hoá đơn mua tài sản, lập Biên bản giao nhận TSCĐ, ghi tăng tài sản cố định và ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định, ghi: Nợ TK 211- Tài sản cố định Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. (2.3). Số tiền tạm ứng chi không hết nhập lại quĩ, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt Có TK 311 - Các khoản phải thu. (2.4). Số tiền đƣợc thanh toán lớn hơn số đã tạm ứng, kế toán lập phiếu chi bổ sung số tiền còn thiếu, căn cứ vào phiếu chi, ghi: Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (số tạm ứng cho mua TSCĐ phải qua lắp đặt) Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay) (nếu TSCĐ đƣa ngay vào sử dụng) Có TK 111 - Tiền mặt. 80
- (2.5). Lập giấy đề nghị Kho bạc thanh toán số tiền đã tạm ứng của kho bạc, căn cứ vào giấy thanh toán đã đƣợc Kho bạc chấp nhận, kế toán chuyển từ chi ngân sách chƣa qua Kho bạc thành chi ngân sách đã qua kho bạc: Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm nay) Có TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay) b) Hạch toán các khoản phải thu khác Phải thu về các khoản nhận khoán: Đò, chợ, cầu phao, trạm điện, đầm, hồ, bến bãi,.. (theo phƣơng thức khoán gọn mọi chi phí do ngƣời nhận khoán tự lo chỉ nộp cho xã phần khoán đã thoả thuận) (1). Thu tiền ký quĩ của những ngƣời tham gia đấu thầu; căn cứ vào phiếu thu, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt Có TK 331-Các khoản phải trả (ghi chi tiết cho từng đối tƣợng đặt thầu). (2). Sau khi mở thầu, hoàn lại ngay số tiền ký quĩ của những ngƣời không trúng thầu, ghi: Nợ TK 331 - Các khoản phải trả (chi tiết từng đối tƣợng) Có TK 111 - Tiền mặt. (3). Ngƣời trúng thầu phải ký hợp đồng nhận khoán với Uỷ ban nhân dân xã, căn cứ số tiền phải nộp trên hợp đồng, ghi: Nợ TK 311 - Các khoản phải thu Có TK 719 - Thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc(7192- Thuộc năm nay). (4). Chuyển số tiền đã ký quĩ của ngƣời trúng thầu thành số đã nộp khoán, ghi: Nợ TK 331 - Các khoản phải trả Có TK 311 - Các khoản phải thu. (5). Ngƣời nhận khoán nộp tiếp tiền cho Uỷ ban nhân dân xã theo thời gian quy định trong hợp đồng, căn cứ vào phiếu thu ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt 329 Có TK 311 - Các khoản phải thu. ( 6). Khi xã nộp tiền thu về khoán vào Kho bạc và làm thủ tục ghi thu ngân sách xã đã qua Kho bạc: - Nộp tiền vào Kho bạc, căn cứ vào phiếu chi lập giấy nộp tiền mặt vào ngân sách, ghi: Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc) Có TK 111 - Tiền mặt. - Đồng thời, căn cứ vào giấy nộp tiền vào ngân sách đã đƣợc Kho bạc xác nhận, làm thủ tục ghi thu ngân sách xã đã qua Kho bạc, ghi: 81
- Nợ TK 719 - Thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (7192- Thuộc năm nay) Có TK 714 - Thu ngân sách đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm nay) (7). Phải thu về các khoản thiếu hụt quĩ, vật tƣ: (7.1). Căn cứ vào quyết định của Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã bắt bồi thƣờng, ghi: Nợ TK 311 - Các khoản phải thu (chi tiết từng đối tƣợng) Có TK 111 - Tiền mặt (số hụt quĩ). (7.2). Khi thu đƣợc các khoản bắt bồi thƣờng, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt Có TK 311 - Các khoản phải thu. (7.3). Các khoản chi sai mà HĐND xã xuất toán phải thu hồi, căn cứ vào quyết định của HĐND xã, ghi: Nợ TK 311 - Các khoản phải thu (chi tiết ngƣời duyệt chi sai) Có TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8141- Thuộc năm trƣớc). (7.4). Tài sản cố định, dụng cụ lâu bền đang sử dụng, hoặc tài sản đã giao cho các bộ phận quản lý sử dụng bị thiếu phát hiện khi kiểm kê hoặc bị hƣ hỏng. (7.4.1). Dụng cụ lâu bền đang sử dụng bị thiếu, mất, trƣờng hợp đã xác định đƣợc ngƣời chịu trách nhiệm và có quyết định bắt bồi thƣờng, ghi: Nợ TK 311 - Các khoản phải thu Có TK 719 - Thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm nay) - Khi thu đƣợc tiền bồi thƣờng, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt Có TK 311 - Các khoản phải thu. Đối với tài sản cố định thiếu phát hiện khi kiểm kê, đã xác định đƣợc ngƣời chịu trách nhiệm và có quyết định bắt bồi thƣờng - Ghi giảm tài sản cố định bị mất, ghi: Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (số đã hao mòn) Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại) Có TK 211 - Tài sản cố định (nguyên giá). - Phản ánh giá trị phải bồi thƣờng, mức bồi thƣờng có thể bằng hoặc lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ, ghi: Nợ TK 311 - Các khoản phải thu Có TK 719 - Thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm nay) - Khi thu đƣợc tiền, kế toán lập phiếu thu, căn cứ vào phiếu thu, ghi: 82
- Nợ TK 111 - Tiền mặt Có TK 311 - Các khoản phải thu . Nếu tài sản cố định do ngƣời quản lý sử dụng làm hƣ hỏng (nếu không có lý do chính đáng) bắt bồi thƣờng phần chi phí sửa chữa: - Khi phát sinh chi phí sửa chữa, ghi: Nợ TK 311 - Các khoản phải thu Có TK 111 - Tiền mặt Có TK 331 - Các khoản phải trả (thuê ngoài sửa chữa). - Khi thu đƣợc tiền, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt Có TK 311 - Các khoản phải thu. Các trƣờng hợp 7.4.1, 7.4.2, 7.4.3 sau khi thu đƣợc tiền bồi thƣờng, tiến hành nộp tiền vào tài khoản ngân sách tại Kho bạc. - Khi nộp tiền vào Kho bạc, căn cứ vào phiếu chi và giấy nộp tiền vào ngân sách, ghi: Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc) Có TK 111 - Tiền mặt. - Đồng thời làm thủ tục ghi thu ngân sách xã đã qua Kho bạc, ghi: Nợ TK 719 - Thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (7192- Thuộc năm nay) Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm nay). 2. Kế toán nợ phải trả 2.1. Nguyên tắc hạch toán Kế toán các khoản phải trả cần tôn trọng các nguyên tắc sau: - Đối với các khoản nợ phải trả của xã với ngƣời bán vật tƣ, ngƣời cung cấp dịch vụ, ngƣời nhận thầu XDCB cần hạch toán chi tiết cho từng đối tƣợng, theo từng khoản nợ và từng lần thanh toán. - Đối với các khoản chi về tổ chức hội nghị do các ban ngành đoàn thể ở xã đã chi và chứng từ đã đƣợc duyệt nhƣng xã chƣa thanh toán cho ngƣời chi, kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi số phải thanh toán cho từng ngƣời đã ứng tiền ra chi theo từng chứng từ. 2.2. Tài khoản chuyên dùng Toán sử dụng tài khoản 331 - Các khoản phải trả Kết cấu, nội dung của Tài khoản 331 - Các khoản phải trả - Phát sinh Bên Nợ 83
- + Số đã trả, đã ứng trƣớc cho ngƣời bán, ngƣời cung cấp dịch vụ, ngƣời nhận thầu XDCB; + Số tiền đã thanh toán cho các ban ngành trong xã về những chứng từ đã chi hội nghị và đã đƣợc chủ tài khoản duyệt chi từ các tháng trƣớc; + Số đã trả nợ cho quĩ dự trữ tài chính tỉnh; + Số tiền đã thanh toán về các khoản phải trả khác. - Phát sinh Bên Có + Số tiền phải trả cho ngƣời bán vật tƣ, ngƣời cung cấp dịch vụ, ngƣời nhận thầu XDCB; + Số tiền còn nợ của các ban ngành trong xã về những chứng từ đó và đã đƣợc chủ tài khoản duyệt chi nhƣng xã chƣa có tiền thanh toán; + Số tiền đã vay của quĩ dự trữ tài chính tỉnh (nếu đƣợc vay); + Các khoản khác phải trả. - Số dƣ bên Có: Các khoản nợ xã còn phải trả. Cá biệt tài khoản này có thể có số dƣ Nợ. Số dƣ Nợ phản ánh số tiền xã đã ứng trƣớc, trả trƣớc cho ngƣời nhận thầu XDCB lớn hơn số tiền phải trả. 2.3. Phương pháp hạch toán Hạch toán tổng hợp các khoản phải trả đƣợc thực hiện trên Nhật ký - Sổ cái và đƣợc hạch toán nhƣ sau: a) Hạch toán các khoản nợ phải trả cho ngƣời bán liên quan đến ngân sách. (1) Trƣờng hợp xã nhận đƣợc Hoá đơn dịch vụ điện, cƣớc phí bƣu điện,...., xã lập Lệnh chi tiền chuyển trả tiền cho ngƣời cung cấp dịch vụ, căn cứ vào giấy báo Nợ và hoá đơn hạch toán vào chi ngân sách tại Kho bạc, ghi: Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm nay) Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc). - Trƣờng hợp xã đã nhận đƣợc Hoá đơn tiền điện, nƣớc, cƣớc phí bƣu điện, tiền thuê nhà,... nhƣng chƣa chuyển trả tiền, ghi: Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay) Có TK 331 - Các khoản phải trả. - Khi xã có nguồn thu, xã lập Lệnh chi chuyển trả các cơ quan cung cấp dịch vụ, căn cứ vào Giấy báo Nợ (1 liên của Lệnh chi tiền do Kho bạc chuyển trả), ghi: Nợ TK 331- Các khoản phải trả Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền Ngân sách tại Kho bạc) 84
- - Đồng thời chuyển số chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc thành số chi ngân sách đã qua Kho bạc, ghi: Nợ TK 814 - Chi Ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm nay) Có TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay) (2) Khi mua vật tƣ về sử dụng cho công tác chuyên môn (không qua nhập kho), xã chƣa thanh toán tiền cho ngƣời bán, căn cứ vào Hoá đơn mua hàng, ghi: Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay) Có TK 331- Các khoản phải trả. (3) Khi nhận đƣợc Giấy đề nghị thanh toán, kèm theo chứng từ đã chi của các ban, ngành đoàn thể đã đƣợc chủ tài khoản phê duyệt, nhƣng xã chƣa có tiền thanh toán cho các chứng từ đó do số thu chƣa về, kế toán phản ánh số đã chi còn nợ vào chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc, ghi: Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay) Có TK 331 - Các khoản phải trả. (4) Mua tài sản cố định đƣa ngay vào sử dụng nhƣng chƣa thanh toán tiền - Ghi tăng chi ngân sách về đầu tƣ chƣa qua Kho bạc, ghi: Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay) Có TK 331- Các khoản phải trả . - Căn cứ vào hoá đơn mua tài sản, lập Biên bản bàn giao đƣa tài sản vào sử dụng, kế toán ghi tăng TSCĐ: Nợ TK 211 - Tài sản cố định Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (5) Khi thanh toán tiền cho ngƣời bán, ngƣời cung cấp dịch vụ ngƣời nhận thầu XDCB, ghi: - Nếu thanh toán bằng tiền mặt, căn cứ vào Phiếu chi, ghi: Nợ TK 331 - Các khoản phải trả Có TK 111 - Tiền mặt - Nếu thanh toán bằng chuyển khoản, lập Lệnh chi tiền, căn cứ vào liên báo Nợ của lệnh chi tiền do Kho bạc chuyển trả, ghi; Nợ TK 331- Các khoản phải trả Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc). 85
- (6) Căn cứ vào hoá đơn lập giấy đề nghị Kho bạc thanh toán tạm ứng số tiền đã tạm ứng của Kho bạc và làm thủ tục chuyển từ chi ngân sách chƣa qua Kho bạc thành chi ngân sách đã qua Kho bạc số nợ phải trả đã thanh toán, ghi: Nợ TK 814- Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm nay) Có TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay) b) Hạch toán với ngƣời nhận thầu XDCB theo phƣơng thức khoán gọn (thuê xây dựng các công trình nhƣ: Trạm xá, trƣờng học, cầu, cống, điện,...) (1) Khi ứng trƣớc tiền cho ngƣời nhận thầu nếu trong hợp đồng có quy định ứng trƣớc tiền, trên cơ sở Hợp đồng giao thầu, căn cứ vào chứng từ ứng tiền, kế toán hạch toán: (1.1) Xuất quỹ tiền mặt hoặc chuyển tiền ngân sách để ứng trƣớc hoặc thanh toán cho ngƣời nhận thầu, ghi: Nợ TK 331 - Các khoản phải trả (Chi tiết ngƣời nhận thầu) Có TK 111-Tiền mặt Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại kho bạc ) (1.2) Đồng thời ghi chi ngân sách chƣa qua Kho bạc số tiền tạm ứng cho nhà thầu và ghi tăng nguồn vốn đầu tƣ XDCB số tiền ngân sách đã chi, ghi: Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc Có TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tƣ XDCB (2) Khi ngƣời nhận thầu bàn giao công trình đã hoàn thành, căn cứ vào biên bản nghiệm thu công trình, giá trị khối lƣợng công trình phải thanh toán cho ngƣời nhận thầu, kế toán ghi chi đầu tƣ XDCB, ghi: Nợ TK 241 - XDCB dở dang Có TK 331 - Các khoản phải trả (chi tiết ngƣời nhận thầu). (3) Căn cứ vào quyết toán công trình đƣợc phê duyệt, lập Biên bản bàn giao tài sản cố định đƣa vào sử dụng: (3.1) Làm thủ tục thanh toán tạm ứng với Kho bạc, chuyển số chi ngân sách về đầu tƣ chƣa qua Kho bạc vào chi ngân sách đã qua Kho bạc, ghi: Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm nay) Có TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192) (3.2) Khi quyết toán công trình đƣợc phê duyệt, kết chuyển các khoản đƣợc duyệt vào nguồn vốn đầu tƣ, ghi: Nợ TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tƣ XDCB 86
- Có TK 241 - XDCB dở dang (3.3) Căn cứ vào Biên bản bàn giao TSCĐ, ghi tăng tài sản cố định và nguồn kinh phí hình thành TSCĐ, ghi: Nợ TK 211 - Tài sản cố định Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. (4) Trả tiền thanh toán cho ngƣời nhận thầu, ghi: Nợ TK 331 - Các khoản phải trả (chi tiết ngƣời nhận thầu) Có TK 111 - Tiền mặt Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121-Tiền ngân sách tại Kho bạc). c) Hạch toán phải trả nợ vay quĩ dự trữ tài chính tỉnh (1) Khi đƣợc vay tiền từ quĩ dự trữ tài chính của tỉnh để đầu tƣ xây dựng, căn cứ vào giấy báo Có của Kho bạc, ghi: Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác) Có TK 331 - Các khoản phải trả. (2) Khi trả nợ tiền vay, căn cứ vào chứng từ trả tiền, ghi: Nợ TK 331 - Các khoản phải trả Có TK 111 - Tiền mặt (nếu trả nợ bằng tiền mặt) Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121- Tiền ngân sách tại Kho bạc) (chuyển tiền ngân sách trả nợ tiền vay quĩ dự trữ tài chính tỉnh) (3) Chuyển khoản thanh toán lãi tiền vay phải trả (nếu có), ghi: Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142- Thuộc năm nay) Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (TK 1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc) 3. Kế toán thu hộ, chi hộ 3.1. Nguyên tắc hạch toán - Khi UBND xã đứng ra thu các khoản huy động đóng góp của nhân dân hộ các cơ quan cấp trên phải sử dụng biên lai thu tiền do cơ quan tài chính hoặc cơ quan thuế phát hành. Sau khi thu tiền phải giao biên lai cho ngƣời nộp tiền và ghi vào các sổ kế toán liên quan đến các khoản đóng góp của dân. - Phải mở sổ hạch toán chi tiết từng nội dung thu hộ tới từng thôn, xóm, từng ngƣời nộp và phải thanh toán, nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thu hộ lên cấp trên cùng với việc thanh toán biên lai thu. Không phản ánh vào các khoản thu hộ chi hộ những khoản thu 87
- đóng góp của dân theo quy định của pháp luật để hình thành các quỹ công chuyên dùng do UBND xã trực tiếp quản lý. - Đối với các khoản chi hộ phải theo dõi chi tiết từng nội dung chi hộ theo từng khoản chi và đối tƣợng đƣợc chi với đầy đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ. Khi chi tiêu xong phải thanh toán với nơi nhờ chi hộ. - Khoản thù lao về thu hộ, chi hộ (nếu có) đƣợc xử lý theo thoả thuận của cơ quan nhờ thu hộ và hạch toán vào các tài khoản có liên quan. - Đối với các khoản chi thuộc các chƣơng trình, mục tiêu ở xã do các cơ quan tỉnh và huyện thực hiện nhƣng nhờ xã chi hộ một số khoản thì hạch toán nhƣ các khoản chi hộ khác. Nội dung các khoản thu hộ, chi hộ gồm: - Các khoản thu hộ: Các khoản thu hộ là những khoản thu huy động của dân đƣợc cơ quan thu ủy nhiệm cho UBND xã tổ chức thu, quản lý tiền thu và nộp cho cơ quan cấp trên. Các khoản thu hộ gồm các khoản đóng góp của dân theo quy định của luật, các khoản thu đóng góp của dân để hình thành các quỹ chuyên dùng của tỉnh, của huyện theo quy định của Chính phủ hoặc quy định riêng của chính quyền cấp tỉnh, thành phố. Tuỳ theo từng địa phƣơng các khoản thu hộ có thể là: + Các khoản thuế, phí, lệ phí thu bằng biên lai thuế do cơ quan thuế uỷ nhiệm cho UBND xã trực tiếp thu hộ và quản lý qua quỹ tiền mặt của xã; + Thu đóng góp nghĩa vụ lao động công ích; + Thu quỹ phòng chống thiên tai, bão, lụt; + Thu hộ các khoản đóng góp ủng hộ; + Thu hộ tiền thi hành án; + .... - Các khoản chi hộ cấp trên: Các khoản chi hộ cấp trên là những khoản chi của các cơ quan cấp trên nhờ UBND xã trực tiếp nhận tiền, quản lý và chi cho các đối tƣợng, theo mục đích mà cơ quan cấp trên yêu cầu nhƣ các khoản: + Chi hộ các khoản tiền đền bù của Nhà nƣớc khi giải phóng mặt bằng để thi công các công trình của Nhà nƣớc; + Chi cho các đối tƣợng hƣởng chính sách xã hội và ngƣời có công(ngoài phần chi trả trợ cấp đối tƣợng chính sách và ngƣời có công do các đại diện đảm nhiệm chi trả); + Chi hộ cơ quan Bảo hiểm tiền ốm đau thai sản; + Chi thực hiện các chƣơng trình mục tiêu của Nhà nƣớc tại xã. 88
- - Các khoản khác: Là những khoản thu, chi tƣơng tự nhƣ thu hộ, chi hộ mà chƣa phản ánh ở các mục trên. 3.2. Tài khoản chuyên dùng Kế toán sử dụng tài khoản 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ. Nội dung kết cấu TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ - Phát sinh Bên Nợ Các khoản thu hộ: + Số thu hộ đã nộp lên cấp trên. + Số thù lao do thu hộ cấp trên để lại cho xã (nếu có ). Các khoản chi hộ: + Số đã chi hộ cấp trên. + Số tiền chi hộ không hết nộp lại cấp trên. + Thù lao chi hộ đƣợc hƣởng (nếu có) + Phát sinh Bên Có + Các khoản đã thu hộ phải nộp lên cấp trên. + Nhận đƣợc tiền do cấp trên chuyển về nhờ chi hộ Số dƣ bên Có: + Các khoản đã thu hộ chƣa nộp lên cấp trên. + Số tiền chi hộ xã đã nhận nhƣng chƣa chi. Tài khoản 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 3361 "Các khoản thu hộ": Tài khoản này phản ánh các khoản thu hộ nhƣ thu hộ thuế, thu đóng góp của dân theo quy định của Chính phủ và quy định của UBND tỉnh, thành phố và việc thanh toán nộp các khoản thu đó cho cấp trên. - Tài khoản 3362 "Các khoản chi hộ": Tài khoản này phản ánh các khoản UBND xã đứng ra nhận tiền chi hộ cho các cơ quan cấp trên và việc thanh toán các khoản chi đó với cơ quan cấp trên 3.3. Phương pháp hạch toán Việc hạch toán tổng hợp các khoản thu hộ, chi hộ đƣợc thực hiện trên Nhật ký - Sổ Cái và đƣợc định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhƣ: a) Hạch toán thu hộ cấp trên (Quỹ phòng chống thiên tai, bão lụt; Quỹ lao động nghĩa vụ công ích thu bằng Biên lai tài chính và các khoản thuế, phí, thu bằng biên lai thuế,...) (1) Khi thu của dân, căn cứ vào Biên lai thu tiền, lập phiếu thu làm thủ tục nhập quĩ số tiền thu hộ, ghi: 89
- Nợ TK 111 - Tiền mặt Có TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ (3361 - Các khoản thu hộ) (2) Nộp tiền thu hộ lên cấp trên, ghi: Nợ TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ (3361 - Các khoản thu hộ) Có TK 111 - Tiền mặt Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác) (3) Số thù lao thu hộ xã đƣợc hƣởng (nếu có): (3.1) Phản ánh số thù lao thu hộ xã đƣợc hƣởng (nếu phần đƣợc hƣởng đƣợc tính trừ trong tổng số thu), ghi: Nợ TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ (3361 - Các khoản thu hộ) Có TK 111 - Tiền mặt (nếu xuất quĩ chi bồi dƣỡng cho ngƣời đi thu) Có TK 719 - Thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (7192- Thuộc năm nay) (Nếu qui định số thù lao thu hộ đƣa vào ngân sách) (3.2) Làm thủ tục nộp tiền (số thù lao thu hộ xã đƣợc hƣởng) vào tài khoản của ngân sách tại Kho bạc, căn cứ vào phiếu chi và giấy nộp tiền vào ngân sách đã đƣợc Kho bạc xác nhận, ghi: Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121- Tiền ngân sách tại Kho bạc) Có TK 111 - Tiền mặt. Đồng thời ghi thu ngân sách đã qua Kho bạc Nợ TK 719 - Thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (7192- Thuộc năm nay) Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc(7142- Thuộc năm nay) (3.3) Nếu xã nộp toàn bộ số thu hộ lên cấp trên, thì số thù lao thu hộ đƣợc hƣởng đƣợc cơ quan cấp trên chuyển trả cho xã (nếu có): - Khi nộp toàn bộ số tiền thu đƣợc lên cấp trên, ghi: Nợ TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ Có TK 111 - Tiền mặt. - Khi nhận đƣợc số thù lao do cấp trên chuyển vào tài khoản ngân sách của xã, căn cứ vào báo có, ghi: Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc) Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc(7142- Thuộc năm nay) (4) Các khoản thu hộ về thuế, phí, lệ phí (4.1) Khi thu tiền, căn cứ vào số tiền thu đƣợc lập Phiếu thu nhập quĩ, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt 90
- Có TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ. (4.2) Khi nộp toàn bộ số tiền thuế, phí, lệ phí thu hộ vào Kho bạc, căn cứ vào phiếu chi viết giấy nộp tiền vào ngân sách (theo hƣớng dẫn của cơ quan thuế), ghi: Nợ TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ Có TK 111 - Tiền mặt. (4.3) Khi nhận đƣợc giấy báo Có của Kho bạc về số tiền thuế, phí, lệ phí điều tiết cho xã, ghi: Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc) Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm nay) b) Hạch toán các khoản chi hộ (chi hộ tiền đền bù của Nhà nƣớc khi giải phóng mặt bằng hoặc chi cho các đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách xã hội hộ cho cơ quan cấp trên,...) (1) Khi nhận đƣợc số tiền cấp trên chuyển về nhờ chi hộ (theo báo có của Kho bạc), ghi: Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác) Có TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ (3362- Các khoản chi hộ) (Chi tiết theo từng nội dung nhận chi hộ). (2) Rút tiền từ tài khoản tiền gửi tại Kho bạc về quỹ để chi, căn cứ vào giấy báo nợ lập phiếu thu tiền mặt nhập quĩ, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác). (3) Cấp trên chuyển tiền mặt về quỹ của xã để nhờ chi hộ, căn cứ vào phiếu thu, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt Có TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ. (4) Xuất quĩ tiền mặt chi trả cho các đối tƣợng hoặc chi theo các nội dung của cơ quan nhờ chi hộ, căn cứ vào phiếu chi ghi: Nợ TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ (3362 - Các khoản chi hộ) Có TK 111 - Tiền mặt. Sau đó lập bảng kê hoặc lập báo cáo kèm theo chứng từ gốc thanh toán với nơi nhờ chi hộ (tuỳ theo yêu cầu của bên nhờ chi hộ). (5) Số tiền chi hộ sử dụng không hết nộp lại cơ quan nhờ chi hộ, ghi: Nợ TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ (3362 - Các khoản chi hộ) Có TK 111 - Tiền mặt Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác) 4. Kế toán quỹ công chuyên dùng 91
- 4.1. Nguyên tắc hạch toán - Tài khoản này dùng để phản ánh việc trích lập và sử dụng các quỹ của đơn vị sự nghiệp công lập. - Các quỹ đƣợc hình thành từ kết quả thặng dƣ (chênh lệch thu lớn hơn chi) của hoạt động hành chính, sự nghiệp; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; hoạt động tài chính và các khoản chênh lệch thu lớn hơn chi khác theo quy định của chế độ tài chính. - Các quỹ phải đƣợc sử dụng đúng mục đích theo quy định hiện hành, đơn vị phải mở sổ theo dõi chi tiết từng loại quỹ và chi tiết theo nguồn hình thành quỹ (tùy theo yêu cầu quản lý của đơn vị). - Đối với các cơ quan nhà nƣớc, khi kết thúc năm ngân sách, sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc giao mà đơn vị có số kinh phí tiết kiệm đã sử dụng cho các nội dung theo quy định của quy chế quản lý tài chính hiện hành, phần còn lại chƣa sử dụng hết đƣợc trích lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. - Các cơ quan, đơn vị đƣợc hình thành Quỹ khen thƣởng theo quy định của cấp có thẩm quyền từ nguồn NSNN. 4.2. Tài khoản chuyên dùng Tài khoản 431- Các quỹ Bên Nợ: Các khoản chi từ các quỹ. Bên Có: Số trích lập các quỹ từ thặng dƣ (chênh lệch thu lớn hơn chi) của các hoạt động theo quy định của chế độ tài chính. Số dƣ bên Có: Số quỹ hiện còn chƣa sử dụng. Tài khoản 431- Các quỹ, có 5 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 4311- Quỹ khen thưởng: Phản ánh việc hình thành và sử dụng quỹ khen thƣởng của đơn vị. - Tài khoản 4312- Quỹ phúc lợi: Phản ánh việc hình thành và sử dụng quỹ phúc lợi của đơn vị sự nghiệp công lập. - Tài khoản 4313- Quỹ bổ sung thu nhập: Phản ánh việc hình thành và sử dụng quỹ bổ sung thu nhập của đơn vị sự nghiệp công lập. - Tài khoản 4314- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Phản ánh việc hình thành và sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập. - Tài khoản 4315- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: Phản ánh việc hình thành và sử dụng Quỹ dự phòng ổn định thu nhập của cơ quan nhà nƣớc. 92
- 4.3. Phương pháp hạch toán (1)- Trích Quỹ khen thƣởng theo quy định từ nguồn NSNN cấp theo quy định hiện hành, ghi: - Căn cứ quyết định trích lập quỹ, đơn vị làm thủ tục rút dự toán vào TK tiền gửi (quỹ), ghi: Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc Có TK 511- Thu hoạt động do NSNN cấp. Đồng thời, ghi: Có TK 008- Dự toán chi hoạt động (mục trích lập quỹ khen thƣởng). - Đồng thời phản ánh chi phí trích quỹ, ghi: Nợ TK 611- Chi phí hoạt động Có TK 431-Các quỹ (4311). (2)- Trích lập các quỹ từ thặng dƣ của các hoạt động trong năm, ghi: Nợ TK 421- Thặng dƣ (thâm hụt) lũy kế Có TK 431 - Các quỹ. (3)- Quỹ khen thƣởng, phúc lợi tăng do đƣợc các tổ chức bên ngoài thƣởng hoặc hỗ trợ, đóng góp, ghi: Nợ các TK 111, 112 Có TK 431- Các quỹ (43118, 43121). (4)- Các trƣờng hợp khác theo cơ chế tài chính phải bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (kể cả trƣờng hợp thâm hụt), ghi: Nợ TK 421- Thặng dƣ (thâm hụt) lũy kế Có TK 431-Các quỹ (4314). (5)- Lãi tiền gửi của các đơn vị sự nghiệp công lập (nhƣ lãi tiền gửi của hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; lãi tiền gửi của nguồn thu học phí và các khoản thu sự nghiệp khác) nếu theo quy định của cơ chế tài chính đƣợc bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, ghi: Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc Có TK 431- Các quỹ (4314). (6)- Khi chi tiêu các quỹ của đơn vị cho hoạt động phúc lợi, khen thƣởng, ghi: Nợ TK 431- Các quỹ (4311, 4312) Có các TK 111, 112, 331, 334,... 93
- (7)- Nâng cấp các công trình phúc lợi bằng quỹ phúc lợi dùng cho hoạt động văn hóa, phúc lợi hoặc nâng cấp TSCĐ bằng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: - Khi phát sinh chi phí, ghi: Nợ TK 241 - XDCB dở dang Có các TK 111, 112,... - Khi hoàn thành việc nâng cấp, ghi: Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình (nếu thuộc dự án nâng cấp) Có TK 241- XDCB dở dang (2413). Đồng thời, ghi: Nợ TK 431-Các quỹ (43121, 43141) Có TK431- Các quỹ (43122, 43142). (8)- Trƣờng hợp TSCĐ hình thành bằng Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: a) Khi mua TSCĐ, đồng thời với việc ghi tăng TSCĐ, ghi: Nợ TK 431- Các quỹ (43121, 43141) Có TK 431- Các quỹ (43122, 43142). b) Khi phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ hữu hình, ghi: Nợ TK 431- Các quỹ (đối với TSCĐ hình thành bằng Quỹ phúc lợi) Nợ TK 611- Chi phí hoạt động (đối với TSCĐ hình thành bằng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp) Có TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ. Đối với TSCĐ hình thành bằng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nếu sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khi trích khấu hao, ghi: Nợ các TK 154, 642 Có TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ. Cuối năm, đơn vị kết chuyển số hao mòn, khấu hao đã tính (trích) trong năm của TSCĐ hình thành bằng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, ghi: Nợ TK 431- Các quỹ (43142) (số hao mòn và khấu hao đã tính (trích) Có TK 421 - Thặng dƣ (thâm hụt) lũy kế (số hao mòn đã tính) Có TK 431- Các quỹ (43141) (số khấu hao đã trích). c) Khi thanh lý, nhƣợng bán, ghi giảm TSCĐ hữu hình, ghi: Nợ TK 431- Các quỹ (43122, 43142) (giá trị còn lại) 94
- Nợ TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (giá trị hao mòn) Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá). d) Trƣờng hợp TSCĐ hữu hình hình không đủ tiêu chuẩn chuyển thành công cụ, dụng cụ, ghi: Nợ TK 214 - Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (giá trị hao mòn) Nợ TK 431- Các quỹ (43122, 43142) (giá trị còn lại) Có TK 211- TSCĐ hữu hình (nguyên giá). đ) Trƣờng TSCĐ hữu hình phát hiện thiếu khi kiểm kê, khi có quyết định xử lý thu hồi tài sản thiếu, ghi: Nợ TK 431- Các quỹ (43122, 43142) (số đã thu hồi đƣợc) Có TK431- Các quỹ (43121, 43141) (số đã thu hồi đƣợc). (9)- Phải trả lƣơng cho công chức, viên chức và ngƣời lao động khác từ quỹ bổ sung thu nhập, ghi: Nợ TK 431- Các quỹ (4313) Có TK 334 - Phải trả ngƣời lao động. (10)- Trong kỳ đơn vị đã tạm trả bổ sung thu nhập cho ngƣời lao động, cuối kỳ khi xác định đƣợc kết quả của các hoạt động, ghi: Nợ TK 421- Thặng dƣ (thâm hụt) lũy kế Có TK 431- Các quỹ (4313). Đồng thời, ghi: Nợ TK 431- Các quỹ (4313) Có TK 137- Tạm chi (1371). (11)- Đối với các cơ quan nhà nƣớc, khi kết thúc năm ngân sách, sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc giao mà đơn vị có số kinh phí tiết kiệm đã sử dụng cho các nội dung theo quy định của quy chế tài chính hiện hành phần còn lại chƣa sử dụng hết đƣợc trích lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, ghi: Nợ TK 421- Thặng dƣ (thâm hụt) lũy kế Có TK 431- Các quỹ (4315). - Khi sử dụng quỹ dự phòng ổn định thu nhập, ghi: Nợ TK 431- Các quỹ (4315) Có các TK 111, 112. 5. Kế toán nguồn kinh phí hình thành TSCĐ 95
- 5.1. Nguyên tắc hạch toán - Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. Chỉ ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ khi đơn vị mua sắm TSCĐ, đầu tƣ xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo, mở rộng đƣợc ghi tăng nguyên giá TSCĐ bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án đƣợc cấp từ NSNN hoặc nhận viện trợ, tài trợ, đƣa vào sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án. - Ghi giảm nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ khi tính hao mòn TSCĐ hoặc nhƣợng bán, thanh lý, phát hiện thiếu TSCĐ khi kiểm kê, nộp trả Nhà nƣớc hoặc điều chuyển TSCĐ cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, của Nhà nƣớc. 5.2. Tài khoản chuyên dùng TK 466 – Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ Bên Nợ: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ giảm, gồm: - Nộp trả Nhà nƣớc hoặc điều chuyển TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, hoạt động dự án theo quyết định của cơ quan Nhà nƣớc hoặc cấp có thẩm quyền; - Tính hao mòn TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án; - Nhƣợng bán, thanh lý TSCĐ, phát hiện thiếu TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án; - Giá trị còn lại của TSCĐ giảm do đánh giá lại. Bên Có: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ tăng, gồm: - Đầu tƣ, mua sắm TSCĐ hoàn thành đƣa vào sử dụng hoạt động sự nghiệp, dự án: - Đƣợc cấp kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, đƣợc viện trợ không hoàn lại bằng TSCĐ; - Giá trị còn lại của TSCĐ tăng do đánh giá lại. Số dƣ bên Có: - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ hiện có ở đơn vị. Tài khoản 466 - Nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định không có tài khoản cấp 2: 5.3. Phương pháp hạch toán a) Trƣờng hợp đƣợc Ngân sách Nhà nƣớc, đơn vị cấp trên cấp kinh phí bằng TSCĐ hoặc dùng kinh phí sự nghiệp, dự án, viện trợ không hoàn lại để mua sắm TSCĐ, đầu tƣ XDCB, khi việc mua TSCĐ, đầu tƣ XDCB hoàn thành tài sản đƣợc đƣa vào sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, ghi: 96
- Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình Có các TK 111, 112, 241, 331, 461, ... Đồng thời ghi: Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. b) Cuối kỳ kế toán năm tính hao mòn TSCĐ đầu tƣ, mua sắm bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, ghi: Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ. c) Khi nhƣợng bán, thanh lý TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án: - Ghi giảm TSCĐ nhƣợng bán, thanh lý: Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại) Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn) Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá) Có TK 213 - TSCĐ vô hình (nguyên giá). - Số thu, các khoản chi và chênh lệch thu, chi về nhƣợng bán, thanh lý TSCĐ đầu tƣ bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, đƣợc xử lý và hạch toán theo quyết định thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ của cấp có thẩm quyền. d) Kế toán chuyển giao tài sản là các công trình phúc lợi: Đối với tài sản là công trình phúc lợi đƣợc đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc, nếu doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc tiếp tục sử dụng cho mục đích kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Có TK 411 - Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu. Chương 5: Báo cáo kế toán và quyết toán ngân sách 1. Hệ thống báo cáo kế toán và quyết toán ngân sách 1.1. Hệ thống báo cáo kế toán Hệ thống báo cáo kế toán của ngân sách xã phƣơng bao gồm 97
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Nguyên lý kế toán - TS. Đoàn Quang Thiệu
242 p | 1742 | 828
-
Giáo trình môn học Kế toán doanh nghiệp 1 (Nghề: Kế toán doanh nghiệp): Phần 1
44 p | 172 | 24
-
Giáo trình môn học Kế toán doanh nghiệp 1 (Nghề: Kế toán doanh nghiệp): Phần 2
54 p | 79 | 17
-
Giáo trình môn học Kế toán thương mại dịch vụ (Nghề: Kế toán doanh nghiệp): Phần 1
86 p | 79 | 16
-
Giáo trình môn học Kế toán thuế
66 p | 89 | 15
-
Giáo trình môn học Kế toán thương mại dịch vụ (Nghề: Kế toán doanh nghiệp): Phần 2
44 p | 72 | 14
-
Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 1 - ĐH Thái Nguyên
129 p | 66 | 10
-
Giáo trình môn học Tin học kế toán
134 p | 43 | 9
-
Giáo trình môn học Kế toán quản trị (Nghề: Kế toán doanh nghiệp): Phần 1
55 p | 49 | 8
-
Giáo trình môn học Lý thuyết kế toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp): Phần 2
33 p | 49 | 8
-
Giáo trình môn học Kế toán quản trị (Nghề: Kế toán doanh nghiệp): Phần 2
37 p | 42 | 6
-
Giáo trình môn học Kế toán doanh nghiệp 2: Phần 2
141 p | 34 | 6
-
Giáo trình môn học Kế toán quản trị: Phần 1
150 p | 39 | 5
-
Giáo trình môn học Kế toán quản trị: Phần 2
209 p | 46 | 5
-
Giáo trình Tin học kế toán (Nghề: Kế toán - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
45 p | 36 | 4
-
Giáo trình Thực tập kế toán tài chính doanh nghiệp sản xuất (Ngành: Kế toán - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
89 p | 7 | 3
-
Giáo trình Thực tập kế toán tài chính doanh nghiệp 2,3 (Ngành: Kế toán - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
54 p | 3 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn